Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN 4 TN A / THÁNH GIA DÂNG CON TRẺ VÀO ĐỀN THỜ / GIUSE LUCA .

CHÚA NHẬT 4 / MÙA THƯỜNG NIÊN  A 

ĐỀ TÀI:  LỄ NẾN 

THÁNH GIA DÂNG CON TRẺ VÀO ĐỀN THỜ 

 

Tung hô Tin Mừng: Lc 2, 32

 

 

Haleluia. Haleluia. Đức Kitô là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Israel Dân Chúa. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Lc 2, 22-40

"Chính mắt con được thấy ơn cứu độ."

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

22  Khi đã đủ thời gian, đến ngày các ngài phải được thanh tẩy theo luật Môsê, bà Maria và ông Yuse đem con mình lên Yerusalem, để tiến dâng cho Chúa, 23  như đã chép trong Luật Chúa rằng: “Mọi con trai đầu lòng phải được thánh hiến, dành riêng cho Chúa”. 24  Ông bà cũng lên để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non. 25  Hồi ấy ở Yerusalem, có một người tên là Si-mê-ôn. Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Israel, và Thánh Thần hằng ngự trên ông. 26  Ông đã được Thánh Thần linh báo là ông sẽ không được thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Kitô của Đức Chúa. 27  Được Thần Khí thúc đẩy, ông lên Đền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Yesus đem con tới để làm điều người ta quen làm theo luật dạy, 28  thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng: 29  “Muôn lạy Chúa, giờ đây theo lời Ngài đã hứa, xin để tôi tớ này được an bình ra đi. 30  Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ  31  Chúa đã ban sẵn cho muôn dân: 32  Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại, là vinh quang của Israel Dân Ngài.” 33  Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những điều người ta nói về Người. 34  Ông Si-mê-ôn chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Maria, mẹ của Hài Nhi: “Cháu bé này được đặt làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu bị người đời chống báng. 35  Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà. Như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra.” 36  Lại cũng có một nữ ngôn sứ là bà An-na, con ông Pơ-nu-ên, thuộc chi tộc A-se. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được 7 năm, 37  rồi ở góa, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, đêm ngày thờ phượng Thiên Chúa. 38  Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết thảy những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Yerusalem. 39  Khi hai ông bà đã hoàn tất mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về thành của mình là Nazareth, miền Galilê. 40  Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.                 

Đó là lời Chúa.

Ý NGHĨA NGÀY LỄ NẾN

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Nguồn gốc của Lễ dâng Chúa Yesus vào đền thờ: bắt nguồn từ thời cựu ước khi Đức Chúa phán với ông Moisen, hãy Thánh hiến cho ta mọi con so, con đầu lòng trong số con cái Israel, dù người hay thú vật vì nó thuộc về ta (Xh 13,1-2).

2/ Ai có thể nhận ra Thiên Chúa trong vóc dáng bé nhỏ, nghèo hèn? Sự kiện dâng Chúa diễn ra cách hết sức bình thường theo đúng luật dạy/ xét theo chương trình cứu độ thì việc này đã ứng nghiệm lời tiên báo của tiên tri Malakhi (Ml 3,1) => “Này ta sai sứ giả của ta … vị sứ giả mà các ngươi đợi trông, đang đến”, nhiều người trông chờ biến cố này, nhưng không phải ai cũng nhận ra/ chỉ những ai được Thánh thần soi sáng/ Simé-on và Anna được hưởng đặc ân này/

3/ Ý nghĩa của Lễ nến: Hôm nay giáo hội làm phép nến và phát cho giáo dân, mọi người cầm nến sáng trong tay, tiến vào giáo đường và hát bài Thánh ca mà ông Simé-on đã hát khi Đức Maria và Thánh Yuse dâng Chúa Yesus vào đền thờ/ Chúa Yesus là ánh sáng muôn dân, soi chiếu cho mọi người trong cuộc lữ hành Đức tin trên trần gian này.

4/ Muốn được Chúa soi sáng hướng dẫn, chúng ta cần phải làm gì? Chúng ta cần có đời sống công chính, tâm hồn đạo đức, thánh thiện như ông Simé-on và nữ ngôn sứ Anna

5/ Ý nghĩa phụng vụ:  Thánh lễ này cử hành cách 40 ngày sau lễ Giáng sinh đã có từ đầu thế kỷ thứ 5 tại Yerusalem/ Giáo hội Đông Phương hiểu Thành lễ này như lễ gặp gỡ Chúa/ Đấng cứu thế tiến vào nhà thờ và tiên tri Simé-on và Anna là đại diện cho Israel là Dân Chúa thời cựu ước.

6/ Giáo hội Công giáo Tây phương ban đầu hiểu đây là Thánh lễ mừng kính Mẹ Maria => Thanh tẩy Đức Maria theo luật Do Thái (Lv 12,1-8)/ khi lễ này du nhập vào Phụng vụ Rôma, Đức Thánh Cha Sergio I (687-701) thêm vào nghi thức rước nến/ từ thế kỷ thứ 18, Thánh lễ này được gọi là Lễ nến/

7/ Trong cuộc rước nến đầu tiên này, Đức Thánh Cha và đoàn đồng tế, tất cả điều mặc phẩm phục màu tím, mang ý nghĩa Đức Maria chưa được thanh tẩy khi lên Yerusalem/ đi đoàn đồng tế đến nhà thờ Đức Bà Cả, các Ngài liền thay phẩm phục màu trắng/ chỉ Đức Maria đã được tinh tuyền sau khi sinh con từ cuộc canh tân phụng vụ 1960, Thánh lễ này được hiểu là quy hướng về Chúa Yesus hơn là Đức Mẹ dâng con vào Đền thờ/

8/ Chúa muốn dạy chúng ta điều gì qua Thánh lễ này? Đức Mẹ và Thánh Yuse đã thành tâm dâng Chúa Yesus vào đền thờ theo đúng luật định/ Bắt chước Thánh gia, chúng ta cũng thành tâm dâng đời mình cho Chúa/ dâng đời mình là từ bỏ lối sống theo ý riêng của con người/ xã hội đang tục hóa, nền đạo sút kém/ họ đề cao cá nhân chủ nghĩa/ nhiều người muốn biến đời mình thành một ốc đảo giữa cộng đồng xã hội, giữa giáo hội/

9/ Ý Thiên Chúa muốn chúng ta sống thế nào? Người sống khép kín không muốn ai đụng chạm đến mình/ và mình có quyền làm những điều mình thích/ mà cuộc sống không thể như thế/ bởi vì con người là động vật xã hội/ con người hiện diện ở trần gian là để sống cùng, sống với và một bậc cao hơn nữa là sống theo Thánh ý Thiên Chúa và bổn phận con người là làm sao cho ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời/

10/ Hôm nay Thiên Chúa tiến vào đền Thánh để làm gì? Điều này cho thấy cho dù Israel có tội lỗi ngập tràn thì Chúa vẫn yêu thương họ, Thiên Chúa luôn thành tín và không bao giờ thất hứa hay bỏ rơi họ/

11/ Chúa Thánh Thần đã làm điều bất ngờ nào? Chúa Thánh Thần luôn hiện diện và làm những điều mà con người không thể ngờ tới, luôn vượt khả năng hiểu biết của con người/ Sự kiện có hai tiên tri nhận ra Chúa trong khi có biết bao kẻ khác cũng nhìn thấy nhưng không hề nhận ra Chúa là Đấng muôn dân trông đợi.

12/ Nếu chúng ta ở trong ơn nghĩa của Chúa Thánh Thần/ Thì có nghĩa là chúng ta luôn sống trong ơn nghĩa của Thiên Chúa/ chúng ta sẽ mạnh dạng đi theo những gợi ý, những kêu gọi của Người qua lương tâm chúng ta/ khi đó Chúa Thánh Thần sẽ là ánh sáng chiếu soi và ban cho chúng ta niềm tin vào Chúa Yesus, lúc đó chúng ta sẽ hiểu bổn phận của chúng ta cách đúng đắn hơn là để cho chúng ta chọn lựa và quyết định/ Chúa Thánh Thần là nguồn sức mạnh thiêng liêng giúp cho chúng ta chọn lựa và quyết định và can đảm sống đời môn đệ/ đồng thời chính ơn Chúa là nguồn cảm hứng trong khi chúng ta cầu nguyện và chu toàn bổn phận hằng ngày.

13/  Chúa Yesus đã lớn lên như thế nào? Chúa Yesus vẫn lớn lên bình thường như mọi trẻ em khác giữa tình yêu thương của Mẹ Maria và Thánh Yuse/ chính trong ơn nghĩa của Đức Yesus mà Thánh gia sống trong bầu khí hiệp nhất, êm đềm và đầy yêu thương/ Bí quyết ở đây chính là sự hiện diện của Chúa Yesus/ đây chính là sự hoàn hảo điển hình cho mọi gia đình Ki-tô hữu/ chính nhờ sự hiện diện của Chúa Yesus nên cho dù gia đình cho trải qua bao thử thách của cuộc đời, thì chúng ta cũng nhận ra nguồn hạnh phúc chính là yêu thương người khác và được người khác yêu thương đáp trả lại theo đúng sự yêu cầu của Thiên Chúa.

 

TẤT NIÊN VÀ TẤM LÒNG CẢM TẠ

Chia sẻ kinh nghiệm sống Tin Mừng:

1/ Những cảm nghĩ về cuộc đời mình sau khi trải qua 365 ngày sống: Một năm hay một trăm năm cũng thế, cuộc đời này mau qua như bóng ngựa qua cửa sổ / Chúng ta mỗi người nên tự hiểu rằng: mình còn sống ở trần gian này là do được sức mạnh thiêng liêng nâng đỡ, đã thúc đẩy mình sống, đã can đảm sống cho tới giây phút này / Sức mạnh ấy chính là do từ Thiên Chúa.

2/ Thiên Chúa là ai và chúng ta cần phải thưa gì cùng Ngài? Ngài là Đấng tạo dựng trời đất, Đấng tác tạo ra loài người, do đó những ngày cuối năm chúng ta cần phải nói lên lời cảm tạ tri ân Thiên Chúa / như lời tạ ơn của Đức Mẹ Maria qua Kinh Magnificat”, như lời Thánh Phaolô đã viết : hãy đàn hát lên, nhờ Thánh Thần linh ứng, hãy dâng lên Chúa Cha trót tâm tình, hãy cảm tạ Người nhân danh Thánh Tử / Vì Người đã ban muôn phúc lộc chan hòa cho chúng ta trong một năm qua.

3/ Tiên tri Isai-a đã tung hô Thiên Chúa như thế nào? Trong một thị kiến, ông đã nhìn thấy các Thần sốt mến tung hô Thiên Chúa rằng: “Thánh, Thánh, Thánh, Chúa là Thiên Chúa các đạo binh, toàn thể địa cầu đầy vinh quang Chúa.”

4/ Thánh Phaolô đã viết gì về điều này cho giáo đoàn Corinto? Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em, về ân huệ của Người đã ban cho anh em nơi Đức Yesus Kitô (1Cor 1, 4) / Thánh vịnh đáp ca trong Thánh lễ Tất Niên cũng nói lên những kỳ công, những hồng ân mà chỉ mình Chúa mới ban cho nhân loại, ban cho các con của Người: “Hãy cảm tạ Chúa vì Chúa nhân từ, muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương”.

5/ Đức Cố Giáo Hoàng  Yoan Phao lô I đã có một câu chuyện dí dỏm về vấn đề tri ân: Ngài là vị Giáo Hoàng của nụ cười, đã kể ra một câu chuyện vui về sự vất vả và công lao của một bà vợ trong gia đình mà không ai chịu hiểu, cho dù đó là ông chồng, đó là các con => vì không ai biết động viên, cảm ơn, khen ngợi / Một ngày kia, khi ông chồng và các con đi chơi xa về, họ chỉ nhận được một bàn ăn được bày biện toàn cỏ khô, thay vì là các món ăn ngon… / Sau đó họ mới nhận ra lỗi của mình đã không hiểu gì về lòng yêu thương bao la của người vợ hiền / Cũng từ lúc đó họ động viên nhau, cố giúp nhau, biết nói lời cảm ơn nhau và gia đình sau đó đã trở nên hạnh phúc / Chúng ta cũng rất cần phải làm thế đối với Thiên Chúa, với các Đấng bề trên, với cha mẹ, thầy cô và các ân nhân của mình.

6/ Tin Mừng Luca cho ta thấy điều gì ở Kinh Magnificat (Lc 1, 39-45)? Trước những hồng ân hết sức lớn lao, trước những ân huệ vô biên của Thiên Chúa, Mẹ Maria chỉ biết thốt lên lời ca tụng tri ân: Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, Danh Người thật Chí Thánh Chí tôn (Lc 1, 49) / Mẹ Maria chỉ biết nói lên tâm tình của mình, nói lên cõi lòng của mình, nói lên tất cả con người và cuộc đời của mình trước tình thương cao cả và vô biên của Thiên Chúa: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng trong Thiên Chúa – Đấng Cứu Độ tôi”.

7/ Thiên Chúa đáp lại lời gì? Thật ra, “Cha không cần chúng con ca tụng, nhưng biết tạ ơn Cha lại là một hồng ân cao cả, bởi vì những lời ca tụng của chúng con chẳng thêm gì cho Cha, nhưng đem lại cho chúng con ơn cứu độ muôn đời trong Đức Yesus Kitô – Chúa chúng con.”

8/ Vì sao chúng ta phải cảm tạ Chúa? Cảm tạ Chúa bởi biết bao ơn lành Ngài đã đổ xuống trên chúng ta, trên gia đình, trên bản thân, trên Giáo Hội và trên cả thế giới này / Thánh vịnh 115, câu 12-13 đã viết: “Biết lấy chi đáp đền Chúa bây giờ vì mọi ơn lành Ngài đã ban cho? Tôi xin nâng chén mừng ơn cứu độ và luôn kêu cầu Thánh Danh Đức Chúa”.

9/ Chúa Yesus đã làm gương như thế nào trong cuộc đời tại thế? Khi Chúa ra giảng đạo: dù khi công bố Lời Chúa, dù khi chữa bệnh, khi làm phép lạ, khi xua trừ ma quỷ / Chúa Yesus luôn cảm tạ Chúa Cha / Cụ thể là lần làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều để nuôi 5.000 người ăn no, không kể đàn bà và con nít / Chúa Yesus đã ngước mắt lên trời tạ ơn Thiên Chúa Cha của Ngài, sau đó mới truyền cho các môn đệ đi phân phát thức ăn / Khi lập phép Thánh Thể, Chúa Yesus cũng tạ ơn Thiên Chúa Cha và truyền cho các môn đệ hãy làm việc này mà nhớ đến Ngài.

10/ Trong bài ca Nhập Lễ của Thánh Lễ Tất Niên, chúng ta đọc thấy lời gì? “Lạy Thiên Chúa Toàn Năng Hằng Hữu, trong suốt cả năm nay, Chúa đã thương ban ơn phù trợ cho hồn xác chúng con an toàn, giờ đây năm cũ sắp qua / chúng con cùng họp nhau dâng lên Chúa lời cảm tạ tri ân, và xin Chúa thứ tha tội lỗi, để chúng con được thư thái bình an trước thềm năm mới”.

11/ Trong lời nguyện hiệp lễ, Giáo Hội đã nhắc chúng ta điều gì? “Lạy Chúa trong Thánh Lễ Tất Niên này, Chúa đã cho chúng con được no thỏa Lời Chúa và Bánh Thánh / Xin cho chúng con được đầy lòng tin yêu, để sang năm mới, chúng con thêm phấn khởi, sẵn sàng phục vụ Chúa và tất cả mọi người.”

12/ Lạy Chúa Yesus, chúng con xin cảm tạ tri ân vì muôn hồng ân Chúa đã tuôn đổ xuống trên chúng con, xin Chúa tiếp tục củng cố lòng tin của chúng con, để chúng con luôn sẵn sàng giới thiệu Chúa cho những anh em khác. Amen.

13/ Khi nào thì Nước Chúa trị đến? Khi tất cả mọi người cùng đưa cao đôi tay lên trời, tạ ơn Thiên Chúa / Đồng nghĩa với việc họ nhận ra Chúa là Thiên Chúa và cũng nhận ra muôn phúc lành Chúa đã ban cho họ / Hiện tại đa số người không công nhận những gì Thiên Chúa ban tặng cho con người / Họ chỉ luôn đề cao sức riêng của mình và gạt bỏ mọi ân huệ của Thiên Chúa / nên họ không công nhận có Thiên Chúa hiện hữu.

 

LỜI CHÚC ĐẦU NĂM

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Alpha và omega nghĩa là gì? Là hai mẫu tự đầu và cuối của tiếng Hy Lạp cổ đại: dùng để chỉ sự khởi đầu và là cùng tận của Thiên Chúa / Là chúa tể của vũ trụ muôn loài / Thiên Chúa đã sáng tạo thời gian và không gian / Chính Ngài ấn định năm, tháng, ngày, giờ và thiết lập ra các chu kỳ đại lễ.

2/ Năm mới là gì? Là một khoảng thời gian nữa được ban cho chúng ta / Thời gian là một ơn rất quý, chúng ta có thêm thời gian để sống, cũng có thêm thời giờ để chuẩn bị cho cuộc sống mai sau, cuộc sống vĩnh cửu!

3/ Niềm vui của thế gian và niềm vui của Chúa có khác nhau không? Niềm vui của con người thì tùy thuộc vào yếu tố vật chất bên ngoài / còn niềm vui của Chúa thì nhẹ nhàng thanh thoát, tùy thuộc vào điều kiện bên trong tâm hồn nhiều hơn, như là: hiền hòa, quảng đại và luôn cầu nguyện / Có được những điều kiện này, chúng ta có thể vui luôn trong Chúa!

4/ Bài Tin Mừng mời gọi chúng ta sống thế nào? Lời Chúa mời gọi chúng ta hãy an tâm bước vào năm mới với một niềm tin tưởng phó thác cho Chúa / Cái gì đáng cho chúng ta lo? Đó là lo sống công chính, lo xây dựng Nước Chúa / xây dựng Nước Chúa là lo sống công bình bác ái, kiến tạo hòa bình và xây dựng hạnh phúc cho con người.

5/ Thứ nào cần thiết nhất? Làm sao có được Nước Trời đó chính là cái đáng lo nhất / Thế thì cần gì phải lo cho vấn đề cơm ăn áo mặc? Tất cả những thứ gì mà người đời cho là thiết yếu nhất, thật ra chỉ là những cái được “cho thêm” mà thôi!

6/ Tính cách của mùa xuân là gì? Vì quả đất tròn nên xuân đến, xuân đi, rồi xuân lại đến / cho dù ai có yêu, ai có ghét thì xuân vẫn đến / Xuân không phụ thuộc vào già trẻ, lớn bé, đẹp xấu, giàu nghèo, thông minh hay dốt nát, xuân vẫn đến nhẹ nhàng và đều đặn.

7/ Hãy trở lại một chút với sách Sáng Thế: Thiên chúa tạo dựng trời đất muôn vật / Ngài đã tách bóng tối ra khỏi ánh sáng để làm ra ngày và đêm, ngày đêm thay đổi để làm nên chu kỳ năm tháng / Thay đổi 365 lần sẽ làm nên một năm (St 1, 14-18) / Hết 365 ngày lại có 365 ngày khác mà chúng ta quen gọi là năm mới.

8/ Năm mới có thật sự mới không? Ai trong chúng ta cũng gọi là năm mới nhưng nó có thật sự mới không? Vì có nhiều người cho rằng nó chẳng có gì là mới cả / năm nào cũng vậy thôi, có khi nó còn cũ hơn năm ngoái.

9/ Xét theo cảnh vật, xét theo con người thì nó cũ hay mới? Xét theo cảnh vật thì nó cũ / Khi tôi 70 tuổi, đương nhiên tôi cũ hơn là lúc tôi 20 tuổi / Nhưng chúng ta xét theo tâm hồn tức là xuân ơn thánh, thì có thể gọi là xuân mới / xuân mới trong tâm hồn là đời sống đổi mới, đời sống sạch tội, đời sống giàu ân sủng.

10/ Với cái nhìn sâu sắc giúp con người nhận ra điều gì? Con người thời nay đã già cỗi, cần phải trở lại thời thanh xuân của con người nguyên thủy / Khi mới sinh ra, chúng ta sạch tội, rất ít nết xấu / Con người phải trở lại thời sạch tội thì mới được vào Nước Trời / Chúa Yesus nói: phải trở nên như trẻ  nhỏ mới vào được Nước Trời.

11/ Tin Mừng Matthe-ô đã nói gì về vấn đề này? Con người trẻ trung ngày xưa đã bị vật dục làm hư hỏng, đã trở nên già khọm đi / phải làm sao canh tân con người già cả của chúng ta, để trở nên con người trẻ trung tươi mát / phải trở nên trẻ thơ sạch tội (Mt 19, 13-15).

12/ Năm mới người ta chúc nhau những gì? Người ta thường chúc nhau một năm mới tốt đẹp / Một câu chúc ngắn gọn thời xa xưa nhất là: phúc, lộc, thọ / Có người chúc nhau nhiều hơn: phú, quý, thọ, khang, ninh / Nhưng điều cần nhất có lẽ là chữ phúc phải đứng hàng đầu vì nếu có tất cả mà thiếu hạnh phúc thì đời thật vô nghĩa, nếu không nói đúng hơn đó là bất hạnh.

13/ Sống lâu có phải là hạnh phúc không? Sống lâu và hạnh phúc là 2 điều quan trọng của lời chúc, thế nhưng cũng có người cho rằng: đa thọ, đa nhục / cũng có câu khác: trẻ khôn qua, già lú lại / đã lú lại thì sẽ bị trẻ con chê bai / Đã lú lại thì tất phải bị chê cười / không trốn đâu được cái nhục đó.

14/ Mặt trái của sống lâu là gì? Không thiếu các cụ già bị bỏ rơi, đang sống tủi nhục trong các viện dưỡng lão / đang sống côi cút trong các gia đình bị con cháu hất hủi / Ít có ai nghe được người già nói: tôi được hạnh phúc trong tuổi già!

15/ Một câu thơ nói lên sự thật của cảnh tượng này:

“Còn duyên như tượng tô vàng/ Hết duyên như ổ ong tàn ngày mưa / Còn duyên kẻ đón người đưa / Hết duyên đi sớm, về trưa một mình.”

16/ Người ta chúc nhau giàu có, nhưng đâu là đáy của chiếc túi tham? Chẳng bao giờ người ta thỏa mãn, nên chẳng bao giờ đạt được sự giàu có như lòng mong ước, người ta vẫn khát khao sự giàu có / Người ta tôn vinh tiền bạc / tôn nó lên hàng thần thánh / sẵn sàng làm nô lệ cho nó / tiền bạc là ông chủ khắc nghiệt / tiền bạc thường đi liền kề với nỗi bất hạnh / cho nên nhiều người nhận ra tiền bạc không mang lại hạnh phúc / Người khôn ngoan phải biết dùng tiền của để mua nước Thiên đàng.

17/ Đặc ân mà Thiên Chúa ban cho con người là gì? Đó là sự tự do, thời gian và ơn tha thứ / Hãy nhớ lấy câu: Mỗi ngày trôi qua là một bước đi tới nấm mồ, hãy sống cẩn thận để khỏi phải hối tiếc / Ai đi sớm, tới sớm / ai đi trễ, tới trễ / Hãy sống sao cho xứng đáng một người con cái Chúa.

 

KÍNH NHỚ TỔ TIÊN

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Nguồn gốc lễ Vu Lan và ý nghĩa: Lễ Vu Lan là ngày báo hiếu cha mẹ / Câu chuyện được kể lại như sau: Mục Kiều Liên là một người theo hầu Đức Phật, ông tu luyện đã lâu, đã học được nhiều phép thần thông / Một hôm, ông cảm thấy nhớ mẹ nên dùng đôi mắt thần nhìn xuống địa ngục, thấy mẹ mình là bà Thanh Đề bị Diêm vương đọa đày cho làm quỷ đói vì kiếp trước bà đã gây ra nhiều tội ác / Vì quá thương mẹ nên Mục Kiều Liên đã dùng phép thuật để xuống địa ngục dâng cơm cho mẹ / Bà Thanh Đề do lâu ngày bị nhịn đói, nên khi ăn, bà dùng tay che bát cơm của mình vì sợ các cô hồn khác đến tranh giành / Chính vì bà còn tánh tham sân si nên khi đưa bát cơm lên miệng, thức ăn đã hóa thành lửa đỏ, bà không thể ăn được / Chứng kiến cảnh này, Mục Kiều Liên đau xót vô cùng bèn xin Đức Phật cứu mẹ mình / Đức Phật dạy rằng: Mục Kiều Liên dù thần thông quảng đại nhưng vì một mình nên cũng không thể cứu mẹ mình do ác nghiệp của bà quá nặng / chỉ còn cách hợp lực với các chư thần thánh khắp mười phương mới mong thành công / Vào rằm tháng 7, hãy sửa lễ vật đặt trong một chiếc chậu để dâng cúng và thành khẩn cầu xin mới có thể cứu rỗi vong nhân khỏi địa ngục tăm tối / Mục Kiều Liên đã thành tâm làm theo lời Phật dạy, ông đã cứu được mẹ và còn giải thoát cho tất cả các vong hồn bị giam trong chốn âm cung / Cho nên Phật giáo gọi tháng bảy là mùa hiếu hạnh, cũng gọi là tháng xá tội vong nhân/ là thời gian các vong hồn được thả tự do.

2/ Người công giáo Việt Nam dùng ngày mồng hai tết để kính nhớ ai? Ngày tết là ngày con cháu ở xa về xum họp cùng gia đình để chúc tuổi năm mới cho ông bà, cha mẹ / Đồng thời cũng nói lên lòng yêu mến, biết ơn của con cháu đối với các bậc tiền bối.

3/ Giáo Hội Việt Nam đã làm gì vào ngày tết? Cũng đồng hành với dân tộc, cũng muốn đề cao 3 ngày tết, giúp giáo dân thánh hóa ngày tết / Giáo Hội cũng muốn giáo dân dùng ngày mồng hai tết để tỏ lòng hiếu thảo đối với ông bà, tổ tiên bằng cách dâng Thánh Lễ đặc biệt cầu cho các ngài còn sống hay đã qua đời / Chúng ta phải hiếu thảo ngay cả khi cha mẹ đã qua đời / vì tuy các ngài đã khuất, nhưng vẫn còn ở bên chúng ta.

4/ Người Á Đông coi trọng chữ hiếu như thế nào? Đề cao chữ hiếu, coi như cội rễ của mọi đức / Người con bất hiếu là đồ bỏ đi / Tội nặng nhất là tội bất hiếu / Những người thờ cúng tổ tiên có vẻ như họ sống gần gũi với người đã khuất / người ta coi việc phụng dưỡng người sống cũng như người đã chết / do đó khi khấn vái, nói chuyện với người đã chết giống như nói chuyện với người còn sống / họ dâng cho cha mẹ hoa quả, nén hương, với mâm cơm để tỏ lòng thành với các ngài.

5/ Cội nguồn là gì? Ca dao có câu: Người ta có cố, có ông, như cây có cội, như sông có nguồn / Không có tổ tiên, ông bà, thì không có ta / Tất cả những cái ta đang có là do ông bà để lại / Đừng ai được phép quên công ơn lớn lao đó.

6/ Câu chuyện người con kiện mẹ (Bang New Jersey Hoa Kỳ): Bà mẹ 78 tuổi bị người con kiện vì bà không trả tiền công cho anh ta, vì anh ta đã sửa xe tải cho bà / Bà đã tố ngược lại => bà đòi anh ta phải trả công cho bà trong 40 năm phục vụ / Bà xin tòa án cho phép bà đánh đòn đứa con, nếu không được thì xin tòa án đánh đòn dùm / Vì bà đã không áp dụng câu: thương cho roi cho vọt để dạy nó.

7/ Một câu thành ngữ dùng để biểu lộ sự tha thiết, trách móc: Cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày / Muốn lấp hố sau chia cách giữa 2 thế hệ, giới trẻ phải luôn ghi nhớ công ơn của cha mẹ và giữ trọn chữ hiếu / Đây là bài học được giữ mãi trong xã hội Á Đông của chúng ta và cũng là một nét rất đặc thù mà xã hội Âu – Mỹ đã đánh mất từ rất lâu!

8/ Công cha như núi ngất trời/ Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông / Núi cao biển rộng mênh mông / Cù lao 9 chữ ghi lòng con ơi.

9/ Chín chữ cù lao là gì? Là 9 điều khó nhọc của cha mẹ khi sinh dưỡng con cái: Sinh: sinh đẻ / Cúc: nâng đỡ / Dục: dạy dỗ / Phủ: vuốt ve trìu mết / Xúc: cho bú sữa / Trưởng: nuôi cho khôn lớn / Cố: trông nom / Phục: ôm ấp / Phúc: bảo vệ.

10/ Hôm nay kính nhớ ông bà tổ tiên, chúng ta phải làm gì?

a. Sốt sắng hiệp dâng Thánh Lễ để cầu nguyện cho các ngài vì Thánh Lễ là phương thế hiệu nghiệm nhất mà chúng ta có thể kéo ơn Chúa xuống cho ông bà cha mẹ khi còn sống cũng như đã qua đời.

b. Khơi lại lòng hiếu thảo của chúng ta đối với các ngài bằng những việc làm cụ thể, nhất là trong những ngày tết này / Hãy nhớ lại điều răn Chúa dạy chúng ta trong kinh Mười Điều Răn: Thứ bốn: thảo kính cha mẹ.

11/ Thảo hiếu với cha mẹ là gì? Là yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ cha mẹ khi còn sống cũng như lúc qua đời.

12/ Câu chuyện về đôi đũa thứ năm trong bữa cơm của gia đình bác Ba.

 

VINH QUANG NƠI TRẦN THẾ

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Người Việt Nam chia công việc 3 ngày tết như thế nào? Công việc 3 ngày tết được chia ra như sau: mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy / vì muốn 3 ngày tết có đầy đủ ý nghĩa nên người xưa đã chia ra như vậy / nhà cha là bên nội / nhà mẹ là bên ngoại / người dạy dỗ cho ta nên người hữu dụng chính là thầy.

2/ Tập tục Việt Nam như thế nào? Do tập tục xã giao và chúc tụng được tập trung trong 3 ngày tết, nếu để ra ngoài ngày, sẽ mất đi ý nghĩa nhất là về mặt tình cảm, tôn kính, quý trọng / chính vì thế bạn bè muốn đến chơi trong 3 này đều phải nên hẹn trước / Hơn nữa, gia đình nếu có đi vắng, cũng phải sắp xếp người trực ở nhà để tình cảm không bị rơi vào cảnh trống vắng, lạnh lẽo.

3/ Mồng ba ra mắt mang ý nghĩa gì? Mồng ba tết thầy, cũng là ngày ra mắt tổ sư của nghề nghiệp mình làm / Sáng sớm ai có nghề gì thì đem đồ nghề ấy ra khởi động cho lấy lệ, như là hình thức / Nhà nông thì đem liềm ra cắt một ôm cỏ đem về cho bò ăn (nhưng chưa làm động thổ), người buôn bán thì mang hàng ra bán tượng trưng lấy ngày / thợ thầy thì mang búa, kéo ra đập ít cái để gọi là / Nói chung mọi công việc đều làm với tính cách tượng trưng => gọi là ra mắt tổ nghề / Mong ông tổ sư hộ độ suốt năm làm ăn tấn phát / tất nhiên trong ngày này bàn thờ các ông thần tài, thổ địa, tổ nghề đều rất tươm tất, hương đèn không tắt, hoa trái đầy ắp (phần này chỉ dành cho người lương dân).

4/ Thánh hóa công ăn việc làm: Hội Thánh Công giáo luôn đồng hành cùng dân tộc / Hội Thánh Việt Nam cũng muốn dành ngày mồng ba tết để thánh hóa công việc làm ăn / Chúng ta hãy trình lên Chúa công việc làm ăn trong năm / Để Thiên Chúa chúc lành và ban ơn phù giúp / để cho công việc làm ăn của chúng ta phù hợp với Thánh Ý Chúa.

5/ Đọc chương đầu của Sáng Thế ký, chúng ta nghiệm ra điều gì? Thiên Chúa dựng nên loài người giống hình ảnh Ngài (St 1, 26) / Các nhà chú giải cho rằng: loài người giống Thiên Chúa nhờ sự thông minh và tự do / Giống Thiên Chúa vì loài người được làm bá chủ vạn vật (St 1,26).

6/ Biết như vậy thì lao động mang ý nghĩa gì? Dù lao động tinh thần hay vật chất đều mang ý nghĩa trọng đại: cộng tác vào việc sáng tạo của Thiên Chúa / giữa ý nghĩa của lao động và giáo thuyết về sáng tạo có mang một sợi dây liên quan.

7/ Tại sao Thiên Chúa muốn con người cộng tác? Vì mọi sự trên thế gian này là của Chúa, nhưng Ngài lại giao phó cho con người quản trị, đổi mới và làm phong phú thêm / Sự quan phòng hằng ngày của Thiên Chúa trên vạn vật cũng là một cuộc sáng tạo không ngừng / Chúng ta chỉ có thể góp một phần nhỏ.

8/ Công Đồng Vatican II đã xác quyết điều gì? Công Đồng quả quyết rằng: làm việc là góp phần sáng tạo và hoàn thành ý định của Thiên Chúa trong lịch sử loài người / khi tìm kế mưu sinh cho mình và cho gia đình / Tất tả những ai hoạt động để phục vụ xã hội một cách hữu hiệu đều có thể tin rằng nhờ công lao của mình, họ đang tiếp nối công trình của Thiên Chúa, phục vụ anh em, đóng góp công lao của mình vào việc hoàn thành ý định của Thiên Chúa.

9/ Con người được vinh dự như thế nào? Nếu lao động là đem sức mình để cộng tác vào chương trình sáng tạo của Thiên Chúa / thì đây quả là một vinh dự lớn lao của con người/ Chúng ta cứ theo ý nghĩa đó mà kết luận rằng: lao động sẽ đem lại sự vinh quang.

10/ Ngày mồng ba tết, chúng ta sẽ xin gì cùng Thiên Chúa? Chúng ta xin Chúa thánh hóa công việc làm ăn của chúng ta / đặc biệt trong Thánh Lễ này / bài Tin Mừng hôm nay dạy chúng ta phải biết cảm tạ Chúa đã ban cho chúng ta những nén bạc cơ bản làm vốn, đó là: Sự sống, sức khỏe, trí khôn, thiên hướng, sự tự do, những kinh nghiệm cộng đồng, những tri thức của người đi trước, những nhu cầu phát triển thuận lợi của thời đại.

11/ Những điều gì cần làm sau đó? Xin Chúa giúp chúng ta luôn ý thức công việc làm ăn của bản thân như là thước đo về sự công bằng, bác ái và phát triển xã hội / Xin Chúa cũng ban ơn nâng đỡ tinh thần và nghị lực để chu toàn các trách nhiệm có liên quan đến công việc đang làm .

12/ Một chút quyền gì được Chúa trợ giúp? Mọi người đều được có quyền làm việc và quyền được chuẩn bị chu đáo để có một việc phù hợp với nguyện vọng và khả năng của mình, để ai cũng được sống xứng đáng với nhân phẩm của mình là một con Thiên Chúa.

13/ Tóm kết: khi ước nguyện công ăn việc làm của mình sẽ được Thiên Chúa thánh hóa và chúc phúc, người Kitô hữu cũng khao khát diễn tả hình ảnh một Thiên Chúa luôn hoạt động qua việc mỗi người đang thể hiện công việc lao động của mình / để minh chứng rằng: Thiên Chúa đã trao cho con người quyền được làm cho cuộc sống thêm văn minh và giàu đẹp / Càng văn minh, giàu đẹp, hạnh phúc, con người càng làm vinh danh Chúa/ Đó là mục đích cuối cùng của lao động trần thế

Giuse Luca / KINH THÁNH Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 1772
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  5
 Hôm nay:  27
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11405436
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top