Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN 6 Phục Sinh A / GIUSE LUCA .

CHÚA NHẬT 6 / PS / A 

Đề tài: Lời Thầy trăn trối

 

TUNG HÔ TIN MỪNG: Ga14, 23

Haleluia, Haleluia. Chúa nói: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến với người ấy.”. - Haleluia.

PHÚC ÂM:  Ga14,15-21

Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ đến cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác.”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gio-an.

15 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “ Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. 16 Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. 17 Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em. 18 Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em. 19 Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng sẽ được sống. 20 Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy, anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. 21 Ai có và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra cho người ấy.”

 Đó là lời Chúa.

Bài 1: BÍ QUYẾT ĐỂ GẶP ĐƯỢC CHÚA

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Truyền giáo theo kế hoạch nhỏ: Có một Giáo dân kia rất hăng say trong công tác tông đồ/ nhà anh ở gần một trại huấn luyện tân binh/ anh muốn giới thiệu Chúa cho hàng ngàn người lính mới này, nhưng chưa tìm được cách nào/ bởi vì chỉ huy doanh trại này lại không cho phép anh tiếp cận/ Cuối cùng, sau bao nhiêu thời gian suy tư, cầu nguyện anh đã nghĩ ra một sáng kiến truyền giáo thật hay/ Anh đi đặt hàng ngàn chiếc gương soi mặt tròn, nhỏ và bán với một giá thật rẻ không cần lấy lời/ phía sau mặt gương, thay vì là một hình mỹ nhân hay là một bông hoa,… thì anh lại in một câu Lời Chúa vào đó, chẳng hạn: Thiên Chúa là tình yêu/ Thiên Chúa yêu thương mọi người/ Trời đất đầy vinh quang Thiên Chúa/ Nếu muốn biết: “Thiên Chúa yêu mình thế nào, thì hãy nhìn vào mặt bên kia/ ta sẽ thấy được gương mặt Thiên Chúa yêu”/ hoặc là câu: “Ai yêu mến Thầy, thì tuân giữ lời Thầy”/ Đương nhiên mọi người khi soi gương, sẽ tự nhắc nhở mình tuân giữ giới răn của Chúa / thật là một kế hoạch nhỏ nhưng thật hoàn hảo/

2/ Chúng ta sẽ yêu Chúa như thế nào? Tình yêu Chúa cần được minh chứng bằng việc tuân giữ các giới răn Chúa truyền dạy/ bởi lề luật của Chúa là những chỉ dẫn cách sống yêu thương một cách tuyệt hảo/ vì chúng ta biết được chính xác những điều Thiên Chúa muốn hoặc không muốn, đồng thời khi tuân giữ các giới luật đó sẽ mang lại hiệu quả tốt đẹp cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội/

3/ Phải thờ phượng kính mến Chúa như thế nào? Điều răn thứ nhất dạy chúng ta phải kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự/ điều này giúp chúng ta chu toàn bổn phận đối với Thiên Chúa mà còn giúp chúng ta tránh được kiểu tin quơ thờ quấy, tránh cả những thói tục mê tín dị đoan, thờ phượng nhảm nhí, làm giảm giá trị tâm linh của con người như là thờ con bò, con rắn, những hình tượng của lạc thú, danh vọng, tiền tài./

4/ Điều lợi thứ 2 là gì? Ví dụ như ở điều răn thứ 4, dạy ta thảo kính cha mẹ. Điều này giúp ta chu toàn bồn phận làm con đối với cha mẹ, giúp chúng ta đền đáp được công ơn sinh thành dưỡng dục/ lại còn đem đến cho gia đình chúng ta nguồn êm ấm, an vui, hạnh phúc/

5/ Một điều lợi thứ 3: Như trong điều răn thứ 5, là tôn trọng mạng sống của mình cũng như của kẻ khác/ như điều răn thứ 7 và thứ 10 tôn trọng của cải của người khác, không được chiếm giữ trái phép/ Tất cả các giới răn đều đem lại cho mọi người một cuộc sống bảo đảm, an toàn mà còn đem lại cho xã hội một sự ổn định, trật tự và hòa bình/

6/ Lợi ích từ việc tuân giữ luật Chúa? Bên cạnh việc đem lại lợi ích cho các cá nhân, gia đình và xã hội/ việc tuân giữ giới răn Chúa lại là một phương thế giúp ta biểu lộ tình gắn bó, yêu mến Chúa/ Bởi tình yêu chỉ nói bằng lời thì trước sau gì tình yêu đó cũng chết / nên Chúa Yesus đã nhấn mạnh: Ai yêu mến Thầy thì tuân giữ lời Thầy/

7/ Phúc âm Thánh Yoan muốn dạy chúng ta điều gì? Thánh Yoan giới thiệu và mời gọi chúng ta đi vào tình yêu Chúa Ki-tô/ Thánh Yoan là con người sâu sắc, lại sống lâu nên Ngài có rất nhiều thời gian để nghiền ngẫm cả cuộc đời và tất cả lời Chúa Yesus dạy/ Thánh nhân nghiệm ra bổn phận của người môn đệ khi đi theo Chúa là tìm cách thâm nhập, kết hiệp và sống với tình yêu chúa Ki-tô, là sống trong tình yêu của Thiên Chúa/

8/ Thánh Yoan đã dành cho Thiên Chúa thứ tình yêu nào?  Không  phải là thứ tình yêu trai gái, mơ mộng, lãng mạn nhưng là một thứ tình yêu sáng suốt của lý trí/ không phải là thứ tình yêu đuổi bướm, hái hoa, rung động, xúc cảm của thể xác/ nhưng là thứ tình yêu với những việc làm cụ thể, đó là việc tuân giữ giới răn Chúa truyền dạy/

9/ Muốn gặp gỡ Chúa, chúng ta cần có thứ gì? Trước khi từ giã các môn đệ, Chúa Yesus đưa ra một bí quyết nếu các ông muốn đi vào đời sống đức tin/ kể từ nay nếu các ông muốn gặp gỡ Chúa, để sống, để yêu mến Chúa, các ông cần phải có đức tin và tình yêu/

10/ Một thực tế chúng ta dùng để so sánh: Tin và yêu như đôi mắt giúp ta thấy được những thực tại siêu nhiên/ người không tin, không yêu sẽ không nhìn thấy Chúa/ Trong tin mừng, Chúa nói: Thầy ban Thần Chân Lý cho anh em, Đấng ấy thế gian không thể đón nhận vì họ không thấy, không biết Người/

11/ Điều gì giúp chúng ta nhận ra Chúa? Cũng giống như một bác sĩ y khoa, họ biết dùng kiến thức và khả năng chuyên môn để nhận dạng các loại bệnh tật do chủng loại vi trùng nào gây ra , đúng với bệnh trạng của bệnh nhân, cũng như kiến thức của một Đông y sĩ sẽ giúp họ phân loại và nhận dạng các dược tính của từng loại thảo mộc để chữa bệnh/ Đức tin và tình yêu cũng có khả năng chuyên môn giúp người môn đệ nhận ra những thực tại siêu nhiên như là nhìn thấy và đón nhận Thiên Chúa!

Bài 2: CÁCH THỂ HIỆN TÌNH MẾN CHÚA

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

12/ Chúng ta sẽ gặp được Chúa ở đâu?  Nhờ có đức tin và tình yêu, ta sẽ gặp được Chúa Yesus trong bí tích thánh thể, trong sách Thánh, trong các giáo huấn của giáo hội và trong những con người anh em sống chung quanh ta/

13/ Sự hiệp thông với Thiên Chúa giúp ta nhận được điều gì/  Tin và yêu giúp ta cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa Thánh Thần/ Ngài sẽ đốt lên trong ta ngọn lửa mến, thúc đẩy ta nhiệt tâm phục vụ và soi sáng cho ta những cách hoạt động mới/ Tin và yêu là cánh cửa mở đưa chúng ta vào sự sống Thần linh, cánh cửa này còn giúp ta gặp được Chúa, tham dự vào sự sống của Chúa/ Đây đúng là sự hiệp thông như lời Chúa Yesus nói: Ai yêu mến Thầy thì sẽ giữ giới răn của Thầy và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy!

14/ Chúng ta cần làm gì để lãnh nhận được ơn sự sống?  Chúa Yesus nói: Ta và Cha là một/ Điều kỳ diệu nhất chính là Ba ngôi đến ở trong ta/ như thế ta được ở trong sự mầu nhiệm của Thiên Chúa Ba ngôi/ Tin và yêu là cách mở lòng ra để đón nhận sự sống mới từ nơi Thiên Chúa/

15/ Hậu quả từ việc nhắm mắt, đóng cửa lòng mình:  Chúa nói: Thầy không để các con mồ côi/ ai nhắm mắt đức tin sẽ không thể nhìn thấy Chúa/ ai đóng cửa tình yêu thì sẽ không gặp được Chúa/ người đó sẽ mồ côi và cô độc/ Người môn đệ Chúa nhờ có đức tin và tình yêu, sẽ gặp được Thiên Chúa/ nên việc Chúa Yesu ra đi sẽ không gây thiệt hại mà còn dẫn ta đến với sự kết hợp cùng Thiên Chúa/

16/ Chúa Yesus căn dặn điều gì?  Muốn đạt được điều Chúa hứa/ chúng ta phải nhớ lời Ngài căn dặn: Nếu anh em yêu mến Thầy, anh em hãy giữ giới răn của Thầy/ có tình yêu mới thể hiện được đức tin/ Đức tin và tình yêu phải được chứng minh qua hành động/

17/ Tình yêu của Chúa Yesus có thể giúp gì cho chúng ta?  Chúa Yesus là tình yêu, là sức sống trong lòng các Ki-tô hữu/ Hằng ngày qua các Thánh lễ/ chúng ta luôn xin Chúa bổ sức cho/ để chúng ta có thể tiếp tục sống, và cũng để chứng minh cho mọi người rằng: Ngài chính là lẽ sống mang lại ý nghĩa cho cuộc sống của chúng ta/ là sức mạnh giúp ta chiến đấu, là niềm hy vọng cho bước tiến của chúng ta/

18/ Mạch văn của đoạn phúc âm Chúa muốn nhắn gửi đến các môn đệ điều gì?Chúa Yesus muốn báo cho các môn đệ biết: Ngài sẽ không còn hiện diện với các ông trong một hình thể khả giác (thấy được) như những ngày cùng các ông chung sống/ Dù vậy, Ngài cũng không bỏ các ông lẽ loi/ nhưng Ngài vẫn sẽ luôn hiện diện một cách sâu kín hơn, nhiệm mầu hơn bằng Thần Khí của Ngài/ Thần Khí sẽ bảo vệ, trợ lực/ Cả với chúng ta hôm nay cũng thế, cho dù chúng ta chưa hề thấy Chúa/ nhưng Chúa Thánh Thần cũng vẫn trợ lực, gìn giữ chúng ta/ chúng ta phải tin rằng: lời Chúa phán năm xưa với các môn đệ, vẫn còn một giá trị tuyệt đối cho tất cả chúng ta hôm nay/

19/ Thế gian không nhận lãnh, nghĩa là gì? Thế gian mà Chúa đề cập ở đây có nghĩa là: các thế lực thù địch, phản nghịch với Thiên Chúa và với Đấng Ki-tô của Ngài/ Tinh thần thế gian là một tinh thần bất ổn/ một bầu khí nhiễm độc/ sai lầm và kiêu ngạo, tự mãn, khép kín/ Bởi thế gian luôn dối trá và không tin cho dù là Đức Ki-tô đến hay Chúa Thánh Thần đến/ bởi thế Chúa Yesus đã xin Cha gìn giữ các môn đệ khởi sự nguy hiểm và sai lầm của thế gian/

20/ Mối tương quan của chúng ta với Chúa Yesus và Chúa Cha:  Những chân lý căn bản được diễn tả trong Tân ước/ được trình bày một cách thật dễ dàng, chúng ta có thể chú ý: tuân giữ giới răn của Chúa Yesus tức là tuân theo Thánh ý Chúa Cha/ cầu khẩn với Chúa Yesus là cầu khẩn với Chúa Cha/ ca tụng tôn vinh Chúa Yesus, tức là ca tụng tôn vinh Chúa Cha/ tin tưởng Chúa Yesus là tin tưởng nơi Chúa Cha (Yn 16,33)/

21/ Câu chuyện giữa Thánh Phanxico, và người bạn với người hành khất:  Chúa ban cho bạn rất nhiều ơn mà bạn không mến Chúa/ trong khi nếu tôi chỉ chữa cho người hành khất này được sáng mắt mà anh ta sẵn sàng theo hầu hạ tôi suốt đời/ trong khi anh lại không chịu tỏ ra một chút nào lòng biết ơn Ngài  .

22/ Tuân giữ là gì?  Yêu Chúa là bổn phận của mỗi chúng ta/ thế nhưng, thế nào là yêu Chúa? Qua bài tin mừng, Chúa bảo: Ai tuân giữ …/ tuân giữ đâu phải là đem chôn giấu, nhưng có nghĩa là ta phải có sáng kiến đem luật Chúa ra mà thi hành trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống/ đó là nghĩa tích cực/

23/ Thế nào là yêu Chúa? Ai đi đạo cũng biết đạo Chúa có mười giới răn/ nhưng đặc biệt là mười giới răn ấy được tóm rất gọn, chỉ trong một chữ thôi, đó là chữ “yêu”/ yêu Chúa với tình con thảo/ yêu người như Chúa đã yêu ta/ ngắn gọn hơn, Chúa  đảo ngược câu hỏi: Nếu muốn biết chúng ta yêu Chúa không và yêu Chúa như thế nào, thì chỉ cần xem chúng ta có yêu người hay không? Và yêu ra sao? Tình yêu phải thể hiện bằng việc làm/ chứ không phải là lời nói suông mà thôi/***

Bài 3: YÊU NGƯỜI CÁCH CỤ THỂ

Chia sẻ cho nhau kinh nghiệm sống tin mừng:

24/ Tình yêu của cha mẹ được thể hiện như thế nào?  Ngôn ngữ của tình yêu phải thể hiện bằng hành động cụ thể: ánh mắt trìu mến, đôi bàn tay vuốt ve của người mẹ đối với đứa con có giá trị hơn bất cứ một quyển sách nào muốn diễn tả về tình yêu, những giọt mồ hôi/ nước mắt của người cha, những hy sinh từng ngày giúp cho con cái hiểu được thế nào là yêu thương hơn bất cứ cách giảng giải nào về tình yêu thương/ Khi hai con người đang yêu nhau thì sự thinh lặng và cử chỉ âu yếm mới đáng kể/  lại có sức thuyết phục hơn là những lời nói hoa mỹ nhưng trống rỗng/

25/ Thiên Chúa bộc lộ tình yêu như thế nào?  Thiên Chúa là tình yêu/ Ngài tỏ tình, Ngài bộc lộ tình yêu với con người, không chỉ bằng lời nói suông/ mà bằng cả một chuỗi dài lịch sử/ Những can thiệp, những bênh đỡ, những thể hiện cụ thể/ nếu tình yêu không có gì cụ thể, thì không thể thuyết phục được tha nhân / thứ tình yêu đó chỉ là giả hình, gian dối/

26/ Tình yêu phải cụ thể ra sao?  Đạo Ki-tô giáo là đạo tình yêu/ nếu Ki-tô hữu không viết lên chữ tình yêu bằng hành động cụ thể/ thì đó là Ki-tô giả hiệu/

27/ Hoa trái của đức tin là gì?  Một đức tin không việc làm là một đức tin chết/ lòng mến không thể hiện bằng hoa trái của lòng mến thì đó cũng là lòng mến giả tạo.

28/ Tình yêu thực tế phải phát sinh từ đâu?  Mẹ Thánh Tê-rê-xa nói” Tình yêu thương ấy cần được thể hiện với những người thân của chúng ta trước tiên/ đừng nên mơ mộng thực hiện những việc xem ra anh hùng nơi chân trời xa xăm nào đó/ Trong khi  mình lại bỏ quên những cơ hội ở ngay trước mắt/ tình yêu đó chẳng thực tế chút nào/

29/ Hiệu quả của việc yêu mến Chúa là gì?  Nếu chúng ta thật sự yêu Chúa/ hãy chiếu giải tình yêu đó trong gia đình, trong thôn xóm của mình trước nhất/ hãy dùng tình yêu nồng thắm trong trái tim để sưởi ấm cho cha mẹ, anh chị em trong gia đình và mọi người chung quanh// Trong một xã hội đầy những hành động ích kỷ/ thì hai chữ tình yêu vẫn còn rất mù mờ trong lòng nhiều người/

30/ Người Ki-tô hữu cần phải chứng tỏ tình yêu Chúa thế nào?  Sứ mệnh của chúng ta là phải viết lên thật rõ ràng hai chữ tình yêu/ chúng ta không viết lên bằng lời nói suông/ mà phải bằng những cử chỉ, hành động cụ thể của lòng bác ái/

31/ Thiên Chúa mong muốn điều gì nơi chúng ta?  Thiên Chúa thắp lên trong chúng ta tình yêu của Ngài/ Ngài luôn mong muốn chúng ta chiếu tỏa tình yêu ấy với hết mọi người/ như bài hát chúng ta vẫn thường hay hát:

“Thắp sáng lên trong con tình yêu Chúa,…

Để con hân hoan đem tình yêu đi về muôn lối, …”

32/ Ước muốn của Chúa Yesus khi đến thế gian? Ngài đến thế gian là để nhen nhúm lửa tình yêu trên mặt đất/ và Ngài cũng rất mong cho lửa ấy cháy lên/ Chúa không muốn ngọn lửa yêu thương mà Ngài đã nhọc công nhen nhúm lại quá hắt hiu như ngọn đèn mờ trước gió/ rất dễ dàng bị lòng tham lam, ích kỷ, hận thù dập tắt đi/

33/ Lời nhắn nhủ tâm huyết:  Khi Chúa Yesus biết Ngài sắp sửa lìa xa các môn đệ để đi về cùng Chúa Cha/ Ngài đã nhắn nhủ họ: Hỡi anh em ,… Thầy ban cho anh em một điều răn mới, là anh em hãy yêu thương nhau/ mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy/ nếu anh em có lòng yêu thương nhau (Yn 13,33-35)/

34/ Cái khó của tình yêu là gì?  Con người cũng có bản chất ích kỷ, nên nếu muốn vun đắp tình yêu thương giữa người với người là điều rất khó/ Anh em ruột trong nhà mà chưa thể thương nhau, huống chi là yêu thương người ngoài hay kẻ thù địch! May ra chỉ vì lòng yêu Chúa là Đấng tạo dựng, là Đấng chết thay cho họ/ họ mới có thể đáp đền tình yêu thương cao vời ấy bằng cách vâng lời Chúa/ và vì Chúa nên họ mới yêu mến tha nhân/ cần phải nại lòng Chúa yêu thương con người thì may ra mới có thể khuyến dụ con người phải vì Chúa mà yêu thương nhau.

35/ Điều kiện để thể hiện lòng yêu mến:  Qua những lời giải thích ở trên/ Chúa muốn nhấn mạnh với chúng ta rằng: nếu chúng ta thực tình yêu Chúa thì hãy thực hành lời Chúa truyền dạy là hãy yêu tha nhân/ chỉ những ai giữ luật yêu tha nhân mới thật sự là kẻ yêu mến Ngài/ cho dù chúng ta không thể yêu người khác vì họ khó thương quá/ thì chúng ta cũng hãy vì lòng yêu mến Chúa mà đón nhận tha nhân như lệnh Chúa truyền/

36/ Chúng ta hãy cùng đọc chậm rãi Kinh Kính Mến/ và hãy suy gẫm lời Kinh này: Lạy Chúa, con kính mến Chúa hết lòng …

Lại vì Chúa, thì con thương yêu người ta như mình con vậy. Amen   

TÓM Ý

1/Truyền giáo là gì? Truyền giáo là tìm mọi cáchđể cho mọi người biết Thiên Chúa làai, Ngài tốt lành như thế nào, Ngài yêu thương con người ra sao, Ngài muốn con người làm gì?

2/Làm thế nào để minh chứng tình chúng ta yêu Chúa? Minh chứng lòng chúng ta yêu Chúa bằng việc tuân giữ các giới răn của Ngài. Bởi vì luật Chúa chỉ cho chúng ta cách sống trọn hảo, giúp chúng ta đạt được hạnh phúc đời này, đời sau!

3/ Điều răn thứ nhất dạy chúng ta kính mến một mình Thiên Chúa, không được tin quơ thờ quấy, loại bỏ mọi thói tục mê tín dị đoan, sẽ làm giảm đi giá trị tâm linh của con người/ (thờ con bò, con rắn, con thú) .

4/ Điều răn thứ 4 dạy ta thảo kính cha mẹ, giúp ta chu toàn bổn phận làm con, giúp ta đền đáp công ơn sinh thành dưỡng dục, giúp chúng ta hiểu biết về nguồn cội và đem đến cho gia đình nguồn êm ấm, hạnh phúc.

5/ Điều răn thứ 5 dạy ta quý trọng mạng sống của kẻ khác, giúp ta ăn ở hiền hòa, tha thứ./ Điều răn thứ 7 dạy tôn trọng của cải của kẻ khác, không được chiếm giữ cách bất công, trái phép. Tất cả các giới răn đều đem lại cho mọi người một cuộc sống an toàn, ổn định, trật tự và hòa bình.

6/ Giữ các giới răn của Chúa ngoài việc giúp chúng ta xây dựng gia đình và xã hội cách tốt đẹp, còn biểu lộ tình chúng ta gắn bó với Thiên Chúa. Bởi vì tình yêu không thể nói suông mà phải được minh chứng bằng hành động cụ thể.

7/ Phúc âm Thánh Yoan muốn chúng ta kết hiệp, thâm nhập vào tình yêu của Chúa Kitô và cách sống trong tình yêu của Thiên Chúa, một thứ tình yêu cụ thể qua việc tuân giữ các giới răn của Chúa.

8/ Muốn gặp gỡ Thiên Chúa chúng ta cần có đức tin và tình yêu, nó như hai con mắt để nhìn thấy Thiên Chúa. Cũng như Bác sĩ có thể dùng khả năng chuyên môn để nhận dạng các loại vi khuẩn, các loại bệnh và chữa trị đúng cho bệnh nhân. Đức tin và tình yêu giúp các môn đệ đón nhận tình yêu của Thiên Chúa.

9/ Chúng ta sẽ gặp được Chúa qua bí tích Thánh Thể, trong sách Thánh, trong các giáo huấn của Giáo hội, trong những người anh em hoạn nạn đau khổ chung quanh chúng ta.

10/ Sự hiệp thông với Thiên Chúa giúp ta cảm nghiệm được sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, Ngài sẽ đốt lên ngọn lửa mến, giúp chúng ta nhiệt tâm phục vụ, và tham dự vào sự sống của Thiên Chúa.

11/ Tin và yêu là cách để mở lòng ra để đón nhận sự sống từ nơi Thiên Chúa.

12/ Ai nhắm mắt và đóng cửa lòng mình thì sẽ không thể nhìn thấy Chúa.

13/ Lời Chúa căn dặn: Ai yêu mến Thầy thì hãy tuân giữ lời Thầy, hoa trái của đức tin là lòng mến, hoa trái của lòng mến là việc bác ái, ai nói mà không làm như cây không sinh trái, sẽ bị chủ chặt đi.

14/ Tình yêu của Chúa Yesus chính là sức sống thần linh từ nơi Thiên Chúa, người tín hữu tìm được sức sống ấy qua bí tích Thánh thể, là sức mạnh giúp chúng ta chiến đấu, là lẽ sống, là niềm hy vọng cho cuộc đời của chúng ta.

15/ Bài tin mừng Chúa Yesus muốn nhấn mạnh: Ngài không còn hiện diện bằng hình ảnh khả giác bên cạnh các môn đệ như lúc trước, nhưng Ngài sẽ hiện diện bằng Thần linh của Ngài trong cung lòng các ông, Thần Khí sẽ trợ lực, gìn giữ và dạy bảo các ông.

16/ Thế gian là thế lực thù địch, chống đối, là sức mạnh của dục vọng trong lòng mỗi con người chúng ta, là thứ tinh thần bất ổn, là thứ bầu khí nhiễm độc, là sai lầm, kiêu căng, tự mãn, ích kỷ, khép kín. Bởi thế gian dối trá nên Chúa Yesus xin Chúa Cha gìn giữ tất cả chúng ta.

17/ Mối tương quan giữa Chúa Yesus với Chúa Cha thật mật thiết ,đã được Thánh Yoan trình bày cách thật dễ hiểu: Yêu Chúa Yesus là yêu Chúa Cha, tôn vinh Chúa Yesus là tôn vinh Chúa Cha, tin tưởng Chúa Yesus là tin tưởng Chúa Cha (Yn16,33).

18/ Câu chuyện của Thánh Phanxicô với người bạn và người hành khất.

19/ Tuân giữ là tìm mọi cách để thi hành luật Chúa cho thật hiệu quả trong mọi hoàn cảnh sống, đó là yêu Chúa tích cực.

20/ Yêu Chúa là yêu tha nhân, thước đo để biết ta có yêu Chúa không, bằng cách xét xem chúng ta có yêu tha nhân không!

21/ Tình yêu của cha mẹ được thể hiện bằng hành động cụ thể với con mình // hai con người yêu nhau, tuy không nói ra, nhưng những cử chỉ âu yếm nhau còn có ý nghĩa  hơn ngàn lời hoa mỹ.

22/ Thiên Chúa yêu con người không phải bằng lời nói suông mà được thể hiện bằng một chuỗi dài lịch sử, tình yêu Ngài luôn cụ thể, không có chút nào giả dối.

23/ Đức tin không có việc làm là đức tin chết, lòng mến không có hoa trái là lòng mến giả tạo// bác ái phải có trật tự, từ trong gia đình, ra đến bên ngoài xã hội, từ người thân ra đến bạn bè, lối xóm rồi mới đến người ở xa. Mẹ Thánh không thể cứu giúp hết mọi người, nhưng mẹ không bỏsót bất cứ ai mà Mẹ thấy hoặc gặp gỡ trên đường đi. Tình yêu phải được chiếu tỏa từ trong gia đình mình trước, cha mẹ, anh em rồi mới đến tha nhân.

24/ Trong xã hội đầy những kẻ ích kỷ hại người, thì hai chữ tình yêu chỉ được định nghĩa một cách mù mờ, sứ mệnh của chúng ta là phải viết lên hai chữ ấy một cách rõ ràng, không chỉ viết lên những lời nói, mà phải bằng hành động cụ thể của lòng bác ái.

25/ Ước muốn của Chúa Yesus khi đến thế gian là để nhen nhúm lên thứ lửa tình yêu ấy, Ngài luôn mong cho lửa ấy cháy lên, vì ngọn lửa ấy quá hắt hiu nên Chúa sợ bị dập tắt bởi thứ gió tham lam, ích kỷ, hận thù.

26/ Điều Chúa tha thiết nhất là mong muốn các môn đệ hãy yêu thương nhau và mọi người sẽ nhận biết họ là môn đệ của Chúa, khi họ thể hiện điều đó.

27/ Cái khó khi phải thể hiện tình yêu, bởi vì con người với bản chất ích kỷ, nên dù là anh em trong nhà mà chưa thể thương nhau, huống chi là người ngoài hay kẻ thù địch, chỉ may ra vì lòng ta yêu Chúa là Đấng tạo dựng nên ta, là Đấng chết thay cho ta thì ta mới vâng lời Chúa mà yêu thương họ thôi/ Đây cũng chỉ vì lệnh truyền, gần như là yêu bất đắc dĩ.

28/ Chúa nhấn mạnh: chỉ những ai thực sự yêu tha nhân thì người đó mới thật sự có lòng mến Chúa, nên chúng ta hãy yêu tha nhân vì Chúa.

29/ Hãy đọc chậm rãi Kinh Kính Mến:

Lạy Chúa, con kính mến Chúa hết lòng …

Lại vì Chúa thì … con yêu thương người ta …

 GiuseLuca, CỘNG ĐOÀN KT Emmaus

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1552
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  6
 Hôm nay:  984
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11418818
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top