Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN Lễ Lá / Mùa Chay năm A

CHÚA NHẬT LỄ LÁ / MC  A

Đề tài: Rước Chúa Giesus vào Thành

 

 

TIN MỪNG: Mt 21, 1-11

“Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa."

Tin mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo Thánh Mát-thêu.

 1 Mấy ngày trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su và các môn đệ đến gần thành Yerusalem và tới làng Bết-pha-ghê, phía núi Ôliu. Bấy giờ, Đức Giê-su sai hai môn đệ và 2 bảo: “Các anh đi vào làng trước mặt kia, và sẽ thấy ngay một con lừa mẹ đang cột sẵn đó, có con lừa con bên cạnh. Các anh cởi dây ra và dắt về cho Thầy. 3 Nếu có ai nói gì với các anh, thì trả lời là Chúa cần đến chúng, Người sẽ gởi lại ngay.” 4 Sự việc đó xảy ra như thế để ứng nghiệm lời ngôn sứ: 5 Hãy bảo thiếu nữ Xi-on: Kìa Đức vua của ngươi đang đến với ngươi, hiền hậu ngồi trên lưng lừa. lưng lừa con, là con của một con vật chở đồ.

6 Các môn đệ ra đi và làm theo lời Đức Giê-su đã truyền. 7 Các ông dắt lừa mẹ và lừa con về, trải áo choàng của mình trên lưng chúng, và Đức Giê-su cỡi lên. 8 Một đám người rất đông cũng lấy áo choàng trải xuống mặt đường, một số khác lại chặt nhành, chặt lá mà rải lên lối đi. 9 Dân chúng, người đi trước kẻ theo sau, reo hò vang dậy: Hoan hô con vua Đa-vít! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Hoan hô trên các tầng trời.

10 Khi Đức Giê-su vào Yerusalem, cả thành náo động, và thiên hạ hỏi nhau: “Ông này là ai vậy?” 11 Dân chúng trả lời: “Ngôn sứ Giêsu, người Na-da-rét, xứ Ga-li-lê đấy.”

  Ðó là lời Chúa.

 PHẦN TÌM HIỂU 

ĐỀ TÀI: XÉT XỬ VÀ THI HÀNH ÁN CHÚA YESUS

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Bản cáo trạng của Chúa Yesus không có/ người ta chỉ căn cứ vào lời tra hỏi của quan Philatô/ Chúa Yesus thì quả quyết Ngài là Đấng Messia/ còn dân Do Thái thì cố diễn tả bằng từ ngữ: Vua dân Do Thái/ họ cho Ngài là một tên phản loạn./

2/ Hội đồng Do Thái muốn cho Philatô có một ý niệm xấu về Chúa Yesus/ còn Chúa Yesus xác nhận Ngài là vua/ nhưng không dính líu đến trần gian/ làm cho Philatô băn khoăn./

3/ Philatô luôn lo lắng cho sự an nguy của Hoàng đế Césarê, nên nếu Chúa không phải là tên phản tặc/thì ông đã an tâm khi thấy bị cáo của mình vô tội.

4/ Philatô đã tỏ ra nhu nhược, dù biết rằng Chúa Yesus không dính líu đến chính trị và ông có thể dễ dàng dùng quyền của mình để ngăn cản không cho thi hành bản án như ý muốn của hội đồng Do Thái./

5/ Philatô muốn Chúa Giesus tự bào chữa mình, nhưng Ngài chấp nhận câm nín như chiên bị đem đi làm thịt,/ Ngài không hề mở miệng./

6/ Việc phóng thích tù nhân là do quyền của Philatô, nhưng ông lại muốn lấy lòng dân, nên đã để cho dân chúng tự quyết định chọn lựa Baraba thay cho Chúa Yesus. Dù rằng ông tỏ ra có chút thiện chí khi đưa ra hai hình ảnh tương phản giữa Chúa Yesus, một con người vô tội /và Baraba, một tên cướp khét tiếng/ nhưng rõ ràng ông đã thất bại/ khi dân chúng đã mù quán chọn lựa một tên côn đồ máu lạnh và tha chết cho hắn.

7/ Philatô được bà vợ mách bảo rằng: Chúa Yesus vô tội, đây không phải là một thông điệp biện hộ cho Chúa Yesus/ nhưng là một lời cảnh báo cho chính chồng bà./

8/ Chúng ta tạm chia dân chúng ra làm 2 nhóm/ một nhóm khách hành hương đang lưu trú ở ngoại thành và nhóm các môn đệ Chúa, lại không có mặt hôm nay/ nhóm này tuần vừa rồi đã hoan hô Chúa/ còn nhóm ủng hộ cho Baraba không phải vì họ cần phóng thích hắn ta, nhưng là do tác động của thượng hội đồng/ và bị các kinh sư mê hoặc khi vẽ lên cho Baraba một cái mác anh hùng dân dã, từng chống lại quân La Mã, khiến cho dân chúng lầm tưởng hắn ta là một anh hùng cứu nước./

9/ Vì bị tác động bởi kinh sư và biệt phái nên đám đông thay vì phải chọn một con người liêm khiết, vô tội,là con Thiên Chúa / họ lại chọn một tên đồ tể khát máu ./

10/ Philatô đã lầm khi muốn lấy lòng lãnh đạo Do Thái nên đã thử đặt cán cân công lý vào tay đám đông/ ông đã thử một lần nữa, nhưng ông đã lầm/ ông đã thất bại vì tính khí nhu nhược của ông./ Họ đã gào thét và không còn nghe lời ông nữa/

11/ Một câu hỏi được đưa ra, Chúa Yesus đã phạm tội gì/ không ai có thể đưa ra lý do buộc tội Ngài/ rõ ràng Ngài là Đấng vô tội/ ngay cả người ăn trộm lành cũng xác nhận điều đó: Ông này đâu có làm điều gì trái (Lc 23,41) thậm chí viên sĩ quan còn lấy làm cảm kích  (Lc 23,47)/ Đây quả là một bản án bôi bác công lý từ xưa cho đến nay và mãi mãi về sau này cũng không có một lần thứ hai./

12/ Cuối cùng, khi Philatô thất bại hoàn toàn, ông mới làm theo lời vợ dặn: Ông rửa tay để chối bỏ tất cả/ và đẩy mọi trách nhiệm về cho lãnh đạo Do Thái giáo./

13/ Trong cơn ngu muội, dân chúng đã chấp nhận nhúng tay vào tội ác, bất chấp hậu quả, họ và con cháu họ phải chịu/ do họ đã hợp tác với các lãnh đạo tôn giáo, để phản ứng ngược lại với đường lối của Chúa Yesus và làm ngược lại với sứ điệp mà Chúa Yesus phải chu toàn./ Họ đã chuốc lấy án phạt mà Chúa Yesus đã dành riêng cho các kinh sư ,biệt phái ./

14/ Chiếc roi da mà quân dữ dùng để đánh đòn Chúa, nó có gắn các mẫu xương và các miếng kim loại ở đầu roi./ Người La Mã có thói quen đánh đòn các tội nhân trước khi đem đi xử tử./

15/ Quân lính hành hạ Chúa Yesus không do lệnh Philatô, nhưng do lệnh của lãnh đạo Do Thái./

16/ Loại áo đỏ mà quân dữ cho Chúa Yesus mặc là loại áo rẻ tiền của lính La Mã, mua ở đâu cũng có/ đây là một sự nhạo báng Chúa Yesus./

17/ Áo đỏ, vòng gai, cây sậy nhằm chế nhạo vương quyền của Chúa Yesus/ những thứ tượng trưng cho vương quyền này đã có từ thời Macabêô (1 Mcb10,20) /nếu nó làm bằng vàng /

18/ Kính chào vua dân Do Thái là câu mà quân lính giễu cợt./ Họ có quá nhiều điều bực bội với người Do Thái, điển hình như Baraba và những người Do Thái quá khích chỉ muốn lật đổ chính quyền La Mã./ Đây cũng là dịp để họ trút sự khinh miệt vào dân Do Thái./

19/ Quân lính dùng gậy sậy đập vào đầu Chúa, đây là một sự chế nhạo gây đau đớn như một cuộc tra tấn, vì khi đập vào vòng gai thì gai nhọn càng lún sâu vào đầu, thế nhưng Chúa thể hiện tình yêu tràn trề đối với con cái loài người, khi Ngài chẳng tỏ ra chút dấu hiệu oán hận nào/ chẳng còn có ngòi bút nào có thể diễn tả tình yêu dài rộng, sâu xa của Chúa Yesus dành cho nhân loại (Ep3,17-19)./

20/ Đau đớn nhất là lúc mặc áo vào và cởi áo ra, mặc lại chúng ta hãy tưởng tượng xem./

21/ Hình ảnh thập giá mà các họa sĩ công giáo vẽ lại là đúng nhất/ đinh được đóng vào cổ tay/ hai chân đóng chặt vào chân Thánh giá, cách mặt đất khoảng 6 tất./

22/ Việc đóng đinh Chúa Yesus diễn ra bên ngoài thành, trên đồi sọ/ vì thấy Chúa quá kiệt sức nên quân lính bắt Simon vác đỡ cánh Thánh giá cho Chúa./

23/ Giấm chua, mật đắng như một thứ thuốc làm giảm đau/ Chúa Yesus có nếm thử nhưng sau đó từ chối/ vì Ngài muốn chịu sự đau đớn trong tình trạng hoàn toàn tỉnh táo./

24/ Khi nạn nhân chịu đóng đinh, toàn bộ sức nặng của thân thể được đôi chân chịu lại, nhưng khi muốn nạn nhân mau chết/ thì quân lính đánh đập gãy ống chân, khiến cho thân xác không còn gì chống đỡ/ từ đó ngực nạn nhân xẹp lại/ phổi không thể thở được, tim đập rất khó khăn/ khiến cho nạn nhân rất mau chết./

25/ Bản án gắn trên đầu Chúa Yesus không nói lên tội của Chúa Yesus / cũng không nhằm nhạo báng Chúa Yesus/ nhưng nhằm diễu cợt dân Do Thái

26/ Hai tên cướp bị đóng đinh vào cùng thời điểm với Chúa Yesus chỉ là sự ngẫu nhiên/ nhưng ý ở đây là :Chúa Yesus bị liệt vào cùng hàng với bọn gian ác/

27/ Satan vẫn còn cám dỗ Chúa Yesus, hãy làm theo ý riêng mình cũng đừng tuân theo lời mời gọi chịu đau khổ (câu 39+40)

28/ Dân chúng ,Xem ra đại đa số dân chúng đều xem Chúa như thù địch ( C.41)

29/Chưa bao giờ giới lãnh đạo chối bỏ phép lạ Chúa làm, nhưng họ lại gán cho quyền lực của Satan/ bởi họ không nhận Chúa Yesus đến từ Thiên Chúa/ nên cho dù Chúa có xuống khỏi thập giá thì chúng cũng chẳng tin/

30/ Câu 43 cũng là câu cám dỗ của Satan/ các thánh tử đạo khi bị kết án và thi hành án thì cũng bị bọn lính tráng hỏi “Thiên Chúa của ngươi ở đâu?”/

31/ Bóng tối bao trùm mặt đất, đây không phải là nhật thực thông thường, nhưng là do sự can thiệp lạ lùng của Thiên Chúa/ bởi vì khi bóng tối xuất hiện giữa ban ngày, được coi như là Thiên Chúa đang nổi cơn lôi đình (Am 8,9)

32/ Lạy Thiên Chúa tôi ... không phải là câu ta thán chỉ nổi thất vọng/ nhưng là nói về người vô tội, đang chịu đau khổ, nhưng lòng vẫn tin tưởng vào Thiên Chúa và trông chờ Thiên Chúa đến cứu giúp.

33/ Dân chúng cho rằng Chúa Yesus là người tội lỗi/  ông Elia khi về trời không chết, ông chỉ đến giúp khi người công chính gặp nạn/ Họ chỉ muốn chế diễu thôi vì Chúa Yesus đâu phải là người công chính nên không trông mong gì Elia có thể đến cứu giúp ./

34/ Việc một người lính nhúng dấm chua mật đắng vào miếng bọt biển và đưa lên cho Chúa uống, đây có thể là một hành động nhân đạo, nhưng đúng là họ đang tiếp tục chế diễu Chúa/ cũng như hỗn hợp này làm cho các vết thương thêm đau đớn hơn/

35/ Một tiếng kêu của Chúa Yesus trong lúc hấp hối báo trước sứ vụ mà Chúa Yesus lãnh nhận, đã nên trọn/

36/ Bức màn đền thờ xé ra, là một dấu chỉ cho một con đường mới được mở ra để mọi người đến gặp Thiên Chúa/ đây không còn là đặc ân dành riêng cho hàng tư tế nữa/

37/ Mồ mã bật tung ra, coi như một sự kiện kinh hoàng, một trận động đất xảy ra trên đồi Golgotha, Đây là dấu chỉ sự phục sinh của những người tin Chúa, những người công chính trong thời sau hết sẽ được sống lại , đã được tiên báo (ĐN 12,2).

38/ Câu 53 không nhất thiết phải hiểu là sự phục sinh của các Thánh/ nhưng muốn hướng mọi người đến sự kiện không thể tách rời giữa cái chết và sự phục sinh của Chúa Yesus/ câu này cũng đề cập đến sự sống lại của những người tin nơi thân xác vinh hiển của họ/ họ đã hiện ra với nhiều người ở Yerusalem như Chúa đã làm sau khi phục sinh/ nhưng họ  không đến sống với dân trong Thành, họ cũng không chết nữa như trường hợp của Lazaro hay của con gái ông Giai-A/ hai người này tuy được sống lại, nhưng sau đó lại phải chết, bởi vì họ chưa được phục sinh với Chúa Yesus.

39/ Viên sĩ quan và các binh lính tuy đã chứng kiến các cuộc xử tử nhiều lần rồi/ nhưng không có những sự kiện xảy ra như lần này/ họ đã sợ hãi khi chứng kiến các việc vừa xảy ra/ họ đã tin lời Chúa Yesus nói là thật và họ đã tuyên xưng niềm tin -> “quả thật, ông này là con Thiên Chúa”/ hàm ý họ nhận ra Chúa Yesus là người siêu phàm./

40/ Đến như tên trộm lành còn có thể tìm thấy ơn cứu độ, thì lẽ nào Viên Đại đội trưởng lại không trở thành môn đệ Chúa Kitô/ tin mừng cũng thuật lại có nhiều viên đại đội trưởng có niềm tin/ những người La Mã này chắc đã hiểu được điều gì đó nơi niềm tin của người Do Thái/ và tất cả các viên đại đội trưởng trong tân ước đều được trình bày cách tốt đẹp. 

 

TÓM Ý 

ĐỀ TÀI: RƯỚC CHÚA VÀO THÀNH

1/ Biến cố rước lá: là giờ Chúa bước vào cái chết để hoàn tất ơn cứu độ/ như hạt lúa mì rơi xuống đất, thối nát ra và sinh nhiều bông hạt mới/

2/ Lần đầu tiên Chúa đồng ý cho dân chúng tung hô vạn tuế -> Ngài là vua.

3/ Giá trị của đau khổ: Chúng ta vác Thánh giá là chia sẽ nổi đau đớn với Chúa/ bởi đức Kitô + Thập giá + Phục sinh không thể tách rời nhau/ yêu Chúa là chấp nhận đau khổ nhưng không tuyệt vọng -> luôn hy vọng.

4/ Chúa gom hết mọi sự đau khổ của nhân loại vào thân thể Chúa/ sau đó Chúa dùng Thánh giá như chìa khóa vàng mở cửa Thiên đàng cho mọi người tin Chúa được vào.

5/ Chúa vào Thành Yerusalem như một vị vua, nhưng khi lên đồi Canvê thì như một kẻ tội đồ.

6/ Con người thay đổi nhanh chóng: hôm trước thì họ hoan hô/ nhưng hôm sau thì họ kết án.

7/ Hôm trước, đám đông ấy reo hò mừng rỡ, nhưng hôm sau họ hò hét buộc tội Chúa/

8/ Hôm trước đám đông ấy, cởi áo lót đường, hôm sau họ xúm nhau lột áo Chúa và quấn vòng gai lên đầu/

9/ Hãy lựa cho mình một con đường: đường vào Thành Yerusalem thì thênh thang, đông vui/ nhưng đường lên núi Sọ lại chật hẹp, ít người/

10/ Đường vào Thành Yerusalem mọi người đều theo Chúa, đều muốn làm môn đệ Chúa/ nhưng đường lên núi Sọ thì có ít người theo/ bởi họ phải bận tâm xem phải phản bội cách nào/ phải trốn chạy đi đâu/ phải chối bỏ Thầy mấy lần mới đủ.

11/ Đường vào Thành Yerusalem thì Chúa cưỡi lừa/ đường lên núi Sọ thì Chúa lại bị Thánh giá đè ngã/

12/ Nếu tôi có mặt ở đó lúc này, tôi cũng sẽ hòa nhập với đám rước/ rồi tôi sẽ chọn sang ngả rẽ của kẻ phản bội Yuda/ tôi sẽ núp vào con hẽm chối Chúa của Phêrô/ hay tôi tránh ánh mắt của Thầy để trốn chạy/ tôi có phải là một trong số người kết án Chúa/ tôi là quân dữ đánh đòn Chúa/ hay tôi là tên lính đâm cạnh sườn Chúa/

13/ Khi bước vào tuần Thánh, tôi phải chọn cho mình một con đường/ con đường tiến bước theo Chúa đó là con đường lên núi Sọ, là con đường Thánh giá / Amen!

 GiuseLuca, nhóm Emmaus

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1696
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  12
 Hôm nay:  548
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11426813
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top