Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng CN 09 TN A - Lễ Mừng kính Thiên Chúa Ba Ngôi / Giuse Luca

CHÚA NHẬT   09   TN   A   

ĐỀ TÀI: LỄ MỪNG KÍNH THIÊN CHÚA BA NGÔI.

 

Tung hô Tin Mừng:   x.Kh 1,8

Haleluia. Haleluia. Xin dâng lời tôn vinh chúc tụng Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa đã có, hiện có và đang đến, xin tôn vinh chúc tụng muôn đời. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Ga 3, 16-18

"Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ."

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gio-an.

16 Khi ấy, Đức Giê-su nói với ông Ni-cô-đê-mô rằng: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. 17 Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. 18 Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa.”

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

 

1/ Mầu nhiệm nào là nền tảng của đạo Ki-tô giáo?

2/ Chức năng hoạt động của Ba Ngôi như thế nào ?

3/ Lúc nào thì ngôi Hai Thiên Chúa tỏ mình công khai ?

4/ Chúa Giê-su thường nhắc đến Chúa Cha và Thánh Linh vào lúc nào ?

5/ Khi nào chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi ?

6/ Làm sao có thể tin Thiên Chúa có Ba Ngôi ?

7/ Chúng ta hiểu Ba Ngôi Thiên Chúa như thế nào ?

8/ Vì sao chúng ta nên chúc tụng Thiên Chúa ?

9/ Một ví dụ cụ thể về Chúa Ba Ngôi:

10/ Thái độ của chúng ta đối với mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi

11/ So sánh mặt trời và Thiên Chúa Ba Ngôi:

12/ Vì sao chúng ta không thể hiểu hết về Thiên Chúa ?

13/ Tình yêu của Thiên Chúa có gì khác biệt ?

14/ Chúa Thánh Thần thể hiện tình yêu ấy như thế nào ?

15/ Muốn sống đúng, chúng ta cần làm gì ?

16/ Chúng ta hiểu thế nào về tình yêu Chúa Ba Ngôi ?

17/ Bản chất người Cha của Thiên Chúa như thế nào ?

18/ Chúng ta cần đáp lại tình yêu Thiên Chúa như thế nào ?

19/ Thế nào là một Đức Tin trưởng thành ?

20/ Tình yêu Chúa theo luận chứng của Thánh Gioan

21/ Ai là Đấng đến sau Đức Ki-tô?

=>  Hãy tìm câu trả lời từ bài “Tóm ý”.

 

Bài 1: MẦU NHIỆM TÌNH YÊU

1)  Chúng ta hiểu gì về Mầu Nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi? Mầu Nhiệm này là trung tâm của Đức tin Kitô giáo / Đây là Mầu Nhiệm thâm sâu nhất, cao cả nhất mà lý trí con người dù có tưởng tượng cách nào, cũng không thể hiểu thấu cũng như có thể hình dung ra được. Bởi vì Thiên Chúa Ba Ngôi không phải là một vấn đề / Càng không phải là những con số của một bài toán / cũng không phải là một trò ảo thuật / Cũng không phải là một vấn đề có thể đem ra lý luận hoặc bàn cãi/ càng không phải đưa ra một hình ảnh để ví von như : 3 đốt của một ngón tay / hay là một hình tam giác đều / Làm như thế có khi là chúng ta đang đùa giỡn với Thiên Chúa và còn tệ hơn là chúng ta đang phủ nhận sự hiện diện của Ngài.

2)  Ai đã dạy bảo, ai đã vén bức màn này? Chính Chúa Kitô / Nếu Chúa không dạy bảo thì loài người không thể nào biết được / Trước khi Chúa Kitô đến / chưa có một người nào có ý niệm gì về Ba Ngôi Thiên Chúa / dân Do Thái, dân Riêng của Chúa cũng chẳng biết gì về Mầu Nhiệm này / Cựu Ước chỉ nói về một Thiên Chúa duy nhất, Đấng đã tạo dựng và làm chủ vũ trụ này / Chính Chúa Giê-su, trong đời sống công khai giảng dạy, đã mạc khải dần dần, đã từ từ vén bức màn Mầu Nhiệm này.

3) Lý giải thế nào về Chúa Ba Ngôi? Chúa Cha là Thiên Chúa. Còn Đức Giê-su là Con Một của Chúa Cha / Cho nên Ngài và Chúa Cha là một vì Ngài ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Ngài / Nghĩa là Ngài cũng cùng bản tính và uy quyền như Chúa Cha / nên Ngài cũng là Thiên Chúa / Chúa Cha và Chúa Con yêu mến nhau ,phát sinh tình yêu Thiên Chúa là Chúa Thánh Linh, Ngôi Ba Thiên Chúa / Chúa Thánh Linh cũng là Thiên Chúa / Như vậy một Thiên Chúa duy nhất nhưng có 3 ngôi riêng biệt nhau chứ không phải là Ba Chúa!

4) Một hình ảnh nào có thể tạm minh họa cho Mầu Nhiệm này? Chính vì loài người cần có một hình ảnh khả giác (có thể nhìn thấy) / Ngày xưa dân Do Thái cũng đã phạm sai lầm / chính vì vấn đề hình ảnh này mà họ đã bị phạt, khi đúc con bò vàng và cho rằng: đây là Thiên Chúa của họ / Họ đã lây nhiễm tập quán của người Ai Cập thờ các con thú vật / Người Do Thái không thể thờ một vị thần không có hình ảnh vì chẳng có ai biết và thấy Thiên Chúa có hình ảnh như thế nào! Ở đây tôi xin tạm đưa ra 1 hình ảnh tượng trưng để chúng ta cùng ngẫm nghĩ xem có điều gì đó giúp chúng ta dễ hiểu hơn về Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi / Tôi xin tuyệt đối không bao giờ có ý nghĩ xuyên tạc hoặc bất kính về Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi: Tôi xin đưa ra hình ảnh cây đèn / Cây đèn dầu để bàn mà người Việt chúng ta thường dùng lúc trước khi chưa có đèn điện / Một cây đèn đương nhiên có lửa và có ánh sáng phát ra / Ánh sáng là hình ảnh của Chúa Kitô khi Chúa xưng mình: Ta là ánh sáng thế gian / Lửa là sức nóng ,là hình ảnh của Chúa Thánh Linh mà chúng ta mừng kính hôm Chúa nhật tuần rồi / Cây đèn là biểu tượng cho Thiên Chúa Cha / Nhìn tổng thể, chúng ta chỉ nhìn thấy có một cây đèn, tượng trưng cho hình ảnh một Thiên Chúa / Ba Ngôi trong một Thiên Chúa / Với lối suy luận của một kẻ ít học, tôi chỉ có thể trình bày được như thế thôi / và luôn xác tín rằng: trong lòng tôi rất tôn kính Thiên Chúa!

5)  Tại sao Chúa Giê-su lại mạc khải một Mầu Nhiệm quá cao siêu như thế? Chắc chắn không phải Chúa Giê-su muốn thử thách thiện chí của loài người / hoặc là muốn xây một bức tường chặn đứng sự suy luận và óc tưởng tượng của con người / nhưng Chúa Giê-su chỉ muốn chúng ta hiểu biết một chút về đời sống nội tại của Thiên Chúa, đó là tình yêu Thiên Chúa / Thiên Chúa là tình yêu / Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi nói lên điều đó.

6) Tại sao Thiên Chúa lại là tình yêu? Đặc tính của Thiên Chúa là yêu thương và hiệp nhất / Và nhất là yêu thương con người / Thiên Chúa đã tạo dựng con người giống hình ảnh Chúa và ban cho con người được hưởng hạnh phúc như Chúa / Dù con người bội bạc, phản nghịch, đã đánh mất hạnh phúc ấy / Thiên Chúa vẫn không từ bỏ con người / Ngài sai chính Con Mình là Chúa Giê-su đi giải cứu / Chúa Giê-su vì yêu thương, đã vâng lời xuống trần gian để thực hiện sứ mạng đó / Sau khi về trời, Ngài sai Chúa Thánh Linh tiếp tục công việc của Ngài / Đó là công việc thánh hóa / Nhờ Chúa Thánh Linh mà tình yêu của Thiên Chúa tiếp tục được ban phát cho chúng ta hôm nay và mãi mãi cho đến tận thế !

7) Giáo Hội muốn nhắc ta điều gì? Giáo Hội muốn chúng ta xác tín điều này và còn mời gọi chúng ta hãy sống Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi là sống yêu thương hiệp nhất / Tình yêu của Ba Ngôi không khép kín trong Ba Ngôi ,nhưng đã tràn ra cho mọi loài thụ tạo / Tình yêu của Chúa Kitô cũng vậy / phải ban phát ra cho mọi người / Chúng ta hãy theo gương Chúa Ba Ngôi: Sống yêu thương và hiệp nhất.

8) Mạc khải quan trọng mà Chúa Giê-su ban cho chúng ta là gì? Đó là Thiên Chúa yêu thương chúng ta vô cùng / Tình yêu là một lời mời gọi / Thiên Chúa muốn chúng ta theo gương Con Ngài sống yêu thương nhau vì chúng ta cùng là con một Cha / Chúng ta hãy đi vào sống cuộc sống yêu thương của Thiên Chúa là chúng ta hãy sống hiến thân hy sinh cho anh em / Đừng sống ích kỷ nhưng hãy mở rộng tầm nhìn, mở rộng đôi tay, mở rộng con tim, mở rộng tấm lòng, mở rộng bước chân để đến với mọi người chung quanh.

9) Câu chuyện Thiên Chúa cải trang / Mọi người trong tu viện đều đã phạm tội vô tình nên đạo đức trong tu viện bị sa sút / Vị thiền sư bảo với cha bề trên là trong tu viện có Chúa Giê-su cải trang / Hãy sống cho tốt / từ đó mọi người sống tốt vì không biết ai là người bên cạnh, là Chúa Giê-su cải trang/ Chẳng bao lâu tu viện lại đông đúc, đạo đức như xưa! (tóm tắt)  **R

 

Bài 2: MẦU NHIỆM HIỆP THÔNG

10) Nguồn ơn cứu độ của nhân loại ở đâu? Mùa Phục Sinh đã chấm dứt với Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống / Giáo Hội nhìn lại chương trình cứu độ mà Thiên Chúa đã thực hiện cho nhân loại và nhận ra rằng: nguồn ơn cứu độ chính là Thiên Chúa Ba Ngôi: Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần / Vì thế chúng ta sẽ dễ dàng hiểu vì sao ngày Chúa nhật thường niên tiếp theo ngay sau Lễ Hiện Xuống, luôn được Giáo Hội dành riêng để mừng kính Thiên Chúa Ba Ngôi !

11) Dựa vào đâu chúng ta biết sự hiệp thông của Ba Ngôi Thiên Chúa? Nếu Chúa Giê-su không dạy, chúng ta không thể biết gì về Ba Ngôi Thiên Chúa / Chúa Giê-su đã không giảng bài nào, cũng không dùng hình ảnh nào để giải thích cho chúng ta về đời sống hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa / Nhưng có những hoạt động của Chúa Giê-su bày tỏ cho chúng ta biết có Ba Ngôi, hoạt động của từng Ngôi và đời sống hiệp thông giữa Ba Ngôi, dựa theo diễn tiến của cuộc đời Chúa Giê-su.

12) Đoạn Tin Mừng nào nói về Ba Ngôi Thiên Chúa đầu tiên? Đó là khi Sứ thần Gabriel đến báo tin cho Đức Maria: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ che chở bà/ Vì Hài Nhi sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa (Lc 1,35) / Đoạn văn này nói về Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

13)  Những đoạn Tin Mừng nào tiếp theo nói về Chúa Ba Ngôi? Sau khi Chúa Giê-su chịu phép rửa ở sông Yodan / Thì trời mở ra / Thánh Thần như chim bồ câu đậu xuống trên Ngài và có tiếng từ trời phán: Đây là Con Yêu Dấu của Ta (Mt 3, 16-17) Bồ câu là Chúa Thánh Thần / Tiếng phán là Thiên Chúa Cha / Xác nhận người chịu phép rửa là Con Thiên Chúa / Trong hội đường Nazarét: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, sai tôi đi… (Lc 4,18) tiếng nói là Chúa Cha, Thần Khí là Chúa Thánh Linh / Cả hai vị sai Chúa Giê-su đi loan báo Tin Mừng. Khi 72 môn đệ ra đi và trở về báo cáo kết quả / Chúa Giê-su được Thánh Thần tác động, đã thưa với Chúa Cha rằng: Lạy Cha là Chúa Tể trời đất … (Lc 10,21) có đủ Ba Ngôi / Trong Bữa Tiệc Ly, Chúa Giê-su đã hứa với các Tông đồ: “Thầy sẽ xin với Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng bàu chữa khác, đó là Thần Khí Sự Thật” ( Ga 14,16) đó là Chúa Giê-su đã xin Chúa Cha ban Thánh Thần cho các môn đệ / Trước khi về trời / Chúa Giê-su truyền cho các môn đệ: các con hãy rửa tội cho muôn dân, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (Mt 28, 19). Đó là để hiệp thông sự sống với Chúa Ba Ngôi.

14) Những lần khác mà Tin Mừng có nhắc đến sự hiệp thông của Chúa Giê-su với Chúa Cha trong lời cầu nguyện và khi thi hành thánh ý Cha: “Chúa Giê-su được Thánh Thần dẫn vào trong hoang địa” (Lc 4, 1) / Chúa Giê-su thổi hơi vào các môn đệ: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần (Ga 20, 22).

15) Sứ mệnh và bản tính của Chúa Ba Ngôi có khác nhau không? Chúa Giê-su cho chúng ta biết: Ba Ngôi có cùng một bản tính, một quyền năng như nhau / Mỗi Ngôi có một mối tương giao khác nhau và có sứ mệnh riêng biệt / Nhưng Ba Ngôi không tách rời nhau trong bản tính và trong các hoạt động / Nên Ba Ngôi cũng chỉ là một Chúa!  Ba Ngôi khác biệt nhau chứ không phải chỉ khác biệt về 3 danh hiệu / Chúng ta có thể hiểu: Chúa Cha là Đấng Tạo Dựng, Chúa Con là Đấng Cứu Chuộc / Chúa Thánh Linh là Đấng Thánh Hóa và quy tụ mọi người về với Thiên Chúa Ba Ngôi !

16) Đời sống Kitô hữu liên hệ thế nào với Mầu Nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa? Thiên Chúa Ba Ngôi là sự Mầu Nhiệm về bản tính Thiên Chúa và chính là tâm điểm của Đức tin Kitô giáo / Mọi hành động sống đạo của chúng ta đều nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa! Chúng ta Rửa Tội, được nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa / Chúng ta được tha tội cũng nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa / Vợ chồng kết hôn cũng do Ba Ngôi Thiên Chúa chúc phúc / Chúng ta Rước Lễ là rước Ba Ngôi Thiên Chúa / Chúng ta đón nhận sức mạnh của Ba Ngôi Thiên Chúa khi chịu Phép Thêm Sức / Linh mục ban phép lành cũng nhân danh Chúa Ba Ngôi / Hấp hối trên giường bệnh, đợi chết, Linh mục cũng phó linh hồn ta cho Ba Ngôi Thiên Chúa / Giáo Hội cũng dạy chúng ta trước và sau khi làm điều gì cũng đều phải làm vì vinh danh Ba Ngôi Thiên Chúa  để chúc tụng và cảm tạ Ngài / Khi Giáo Hội tập họp chúng ta, cũng nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa / Khi khởi đầu và kết thúc buổi cầu nguyện, Giáo Hội cũng nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa / Chúng ta bắt đầu làm sự gì, hãy làm dấu Thánh giá nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa/ Vì dấu Thánh giá biểu hiện Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi!

17) Niềm tin của Kitô hữu đối với Mầu Nhiệm? Sự gì gọi là Mầu Nhiệm: là khó hiểu, khó suy, khó biết/ Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi lại càng khó hiểu hơn / khó hiểu nhưng chúng ta tin, tin vững chắc vì chính Chúa Giê-su đã dạy, đã làm chứng bằng chính mạng sống của Ngài / Chính nhờ tin vào Thiên Chúa mà chúng ta sống tốt và làm cho cuộc sống đời này luôn có ý nghĩa và đáng sống / Chúng ta hãy xin Chúa cho chúng ta luôn tin vững chắc vào các điều Chúa dạy và Hội Thánh truyền hôm nay. **R

 

Bài 3: MẦU NHIỆM VÀ TRÁCH NHIỆM

18) Mầu Nhiệm nào là nền tảng của Đạo công giáo? Còn có những Mầu Nhiệm nào khác đi kèm? Mầu Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi là Mầu Nhiệm cao cả nhất của đạo chúng ta / các Mầu Nhiệm tiếp theo là: Nhập Thể, Cứu Chuộc, Sống Lại, Lên Trời và Hiện Xuống.

19) Chức năng hoạt động của Ba Ngôi Thiên Chúa như thế nào? Chúa Cha sai Con Mình xuống trần gian để cứu thế / Chúa Con đã vâng lời và Giáng Sinh làm người để hoàn tất ý định của Thiên Chúa / Chúa Thánh Thần được gởi đến để trợ giúp và thánh hóa con người / Khi Thiên Chúa cho chúng ta biết chương trình cứu chuộc của Ngài / Thiên Chúa cũng đồng thời tỏ cho chúng ta biết về Ba Ngôi nơi Thiên Chúa / Điều này do chính Thiên Chúa trực tiếp mạc khải.

20) Lúc nào Thiên Chúa tỏ mình ra công khai và long trọng nhất? Khi Chúa Giê-su chịu phép rửa ở sông Yodan / Khi đó Thánh Thần ngự xuống như hình chim bồ câu / Chúa Cha lên tiếng xác nhận: “Con yêu quý” của Ngài / rất  vừa ý Ngài.

21) Chúa Giê-su thường nhắc đến Chúa Cha và Chúa Thánh Thần vào lúc nào? Ngài nói: Ngài được Chúa Cha sai đến, Ngài cầu khẩn cùng Chúa Cha / Ngài luôn làm theo ý Chúa Cha / Chúa Giê-su cũng nói đến Chúa Thánh Thần: là Thần Linh của Ngài / Ngài hứa ban Thánh Thần / Ngài phát họa những việc mà Thánh Thần sẽ thực hiện / Sau cùng Chúa Giê-su cũng sai các môn đệ đi khắp nơi loan báo Tin Mừng, làm phép rửa nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi!

22) Khi nào chúng ta tuyên xưng Ba Ngôi Thiên Chúa? Mỗi lần làm dấu Thánh giá, chúng ta lại tuyên xưng Ba Ngôi Thiên Chúa và xác nhận mình đang thuộc về Thiên Chúa.

23) Ai tin vào Thiên Chúa có Ba Ngôi? Ai không tin? Những điều nói ở trên đây cho chúng ta biết có Ba Ngôi nơi Thiên Chúa / Vậy Ba Ngôi có cùng là một Thiên Chúa không? Nói chung: ai đã tin vào Thiên Chúa thì cũng công nhận dễ dàng Chúa Cha là Thiên Chúa / Trái lại, có một số người tin vào Thiên Chúa nhưng không nhìn nhận Chúa Con và Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa thật / Điển hình: ở thế kỷ thứ 4, có Ariô không công nhận Chúa Giê-su là Thiên Chúa thật / và Ma-kê-đô-niô không nhận Thánh Thần là Thiên Chúa thật / Đối với chúng ta, chúng ta tin Chúa Giê-su là Ngôi Hai và là Thiên Chúa thật vì Ngài cùng hiện hữu muôn thuở như Thiên Chúa Cha / Mọi sự được tạo dựng bởi Ngài, cũng như bởi Thiên Chúa Cha / Ngài làm được mọi việc mà Chúa Cha làm / Mọi sự thuộc về Chúa Cha cũng là của Ngài / Ngài ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Ngài / Chúa Thánh Thần cũng là Thiên Chúa như Chúa Cha và Chúa Con / Vì Ngài là Thần Vĩnh Cửu / Ngài ngự trong chúng ta là đền thờ của Ngài / Chúng ta được Rửa Tội nhân danh Ba Ngôi Thiên chúa / Vì cả Ba Ngôi cùng là Thiên Chúa ngang nhau / nên hết mọi lời ca tụng và vinh quang nào dâng lên Chúa Cha thì cũng được dâng lên Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

24) Chúng ta hiểu Ba Ngôi như thế nào? Giữa Ba Ngôi có sự đồng nhất / Cùng chung một sự sống, một sự hiểu biết, một ý muốn, một bản chất nên chỉ có một Thiên Chúa duy nhất chứ không phải có 3 Thiên Chúa / Tuy nhiên chúng ta thường quy ra một hoạt động cho mỗi Ngôi / Để trí óc loài người dễ hiểu / như là: Chúa Cha là Đấng Sáng Tạo, Chúa Con là Đấng Cứu Thế, Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh Hóa / Thực ra cả Ba Ngôi có cùng một bản chất và một hoạt động chung / để cho công việc đó thích hợp hơn với đặc tính của mỗi Ngôi / Trong đời sống hiện tại, chúng ta đang bước đi trong đức tin / Chúng ta không thể hiểu nhiều, hiểu hết về Mầu Nhiệm cao cả thâm sâu này / Trí tuệ của con người có hạn chế / Chúng ta chỉ có thể mượn những hình ảnh hạn chế, bất toàn nơi thế giới loài người để cắt nghĩa về sự vô song của Thiên Chúa.

25) Đàng sau bức màn đức tin của chúng ta là những thứ gì? Khi tấm màn đức tin được vén lên, chúng ta sẽ được đối diện cùng Thiên Chúa, sẽ được chiêm ngắm ánh vinh quang muôn thuở / Chúng ta sẽ đời đời chúc tụng, thờ lạy, cảm tạ Thiên Chúa duy nhất, cao cả, mầu nhiệm / Sau đó Đấng Cứu Chuộc sẽ cho chúng ta thông hiệp vào sự sống vô tận của Ngài.

26) Hôm nay chúng ta cần ghi nhớ điều gì? Từ nay chúng ta hãy bắt đầu chúc tụng, thờ lạy, cảm tạ Thiên Chúa đang ngự trong lòng chúng ta / Chúng ta hãy sống trong tâm tình của người con thảo đối với Ba Ngôi Thiên Chúa / Chúng ta hãy mãi mãi chúc tụng ngợi khen Thánh Danh Ngài.

27) Khi nào chúng ta nên chúc tụng Chúa? Mở miệng ca tụng Chúa là một hồng ân mà chúng ta luôn phải làm trong bất cứ vào hoàn cảnh nào / Dù đứng trước tương lai đen tối, hay đang trong cảnh khốn khó, dù đang trong cơn hãi hùng / Dù là đang bình an, vui vẻ, hạnh phúc / Chúng ta vẫn luôn ca ngợi Chúa không thôi! Vì sao? Vì Thiên Chúa đã ban biết bao ơn lành / đã cho ta bao nhiêu cơ hội / đã cho gặp bao điều may mắn / Hãy an tâm với số phận của mình / vì không ai hạnh phúc hoàn toàn / cũng chẳng ai đau khổ hoàn toàn / Điều cần thiết là chúng ta phải biết cảm ơn cho xứng đáng!

28) Lý do nào chúng ta chưa chúc tụng Chúa? Nhiều khi chúng ta cho rằng mình đang bận rộn quá nên không có giờ để ca tụng Chúa / Hay vì chúng ta đang quá lo âu nên không còn tâm trí để ca tụng Chúa / Dù chúng ta có cố biện minh cho bất kỳ hoàn cảnh nào / Thiên Chúa đã quan phòng, yêu thương, an ủi, bao bọc chỡ che như mẹ hiền ấp ủ con thơ / Hãy cất tiếng ngợi khen Chúa mọi lúc mọi nơi / đó mới là người tôi ngay, người con thảo! **R

=> Mỗi người khi đọc xong ,hãy đóng góp 1 kinh kính mừng và cầu nguyện cho việc truyền giáo.

 

Bài 4: ĐỘC THẦN VÀ ĐA THẦN

29) Mầu Nhiệm đặc biệt là gì? Là Mầu nhiệm cao cả mà các tôn giáo khác không thể nào biết hoặc có khả năng nghĩ đến / cho đến khi con người nhận ra và muốn tìm cách giải thích những hoạt động đa dạng của Thiên Chúa trong xã hội loài người cũng như trong vũ trụ vạn vật.

30) Công việc của Thiên Chúa là gì? Là tạo dựng nên muôn loài muôn vật / nào là tìm cách giải thoát con người khỏi khổ đau và chết chóc / Nào là làm cho con người biết suy tư, mỗi ngày mỗi hiểu biết thêm hơn, yêu thương nhau hơn / Nhất là muốn đẹp mãi, trẻ mãi, sống mãi, hạnh phúc mãi / Và sau cùng là muốn được quyền năng như những thần linh, hay như chính Con Thiên Chúa.

31) Độc thần là gì ? Một vài tôn giáo lại muốn giải thích mọi hoạt động của con người và trong vũ trụ đều quy về một vị thần tối cao, duy nhất, là nguồn gốc của mọi sự hiện hữu / Đó là câu trả lời có thể lý giải cho người Do Thái có một vị độc thần là Đức Yaveh hay đạo hồi giáo với Đức Alah.

32) Đa thần là gì? Là có nhiều vị thần linh, mỗi vị cai quản một lãnh vực riêng / Đó cũng là cách giải thích của những tôn giáo đa thần trong lịch sử văn minh của loài người: như là Ấn Độ giáo, Phật giáo / Thần giáo của Nhật Bản / Đạo B’hai ở Ba Tư / hay các thần thoại Hy Lạp, Rôma / Vì có nhiều thần / cho nên các vị thần có thể tranh chấp, ghen tuông vì có nhiều lĩnh vực trộn lẫn và liên kết với nhau / Ví dụ con người có thể học làm thơ ở thần Minerva, nhưng lại phải học ngôn ngữ ở vị thần khác / thế là có cuộc chiến tranh giữa các thần xảy ra / Câu chuyện con ngựa thành Troa và cuộc chiến giữa thần Hercules và thần Mars / Hay các vị thần thánh đánh nhau trong truyện Tây du ký / Sau cùng vì con người yếu đuối nên thường trở thành trò chơi cho các vị thần bất tử .

33) So sánh những bất tiện giữa độc thần và Thiên Chúa Ba Ngôi của Kitô giáo? Cuộc sống nội tại của Thiên Chúa Ba Ngôi của Kitô giáo thật khó lý giải: làm sao có một vị thần linh Đấng Sáng Tạo Vũ Trụ, đang ngồi trên ngai tòa vừa có thể giáng trần trở thành người phàm để đền tội cho muôn loài, vừa là Đấng luôn hiện diện nơi trần thế để thánh hóa mọi loài mọi vật / Chúng ta không thể tưởng tượng được một Thiên Chúa bất tử, vĩnh hằng, cao cả tuyệt đối, quyền năng vô biên, lại vừa làm một con người hữu hạn, có thể chịu đau khổ và chết đi để đền tội cho muôn loài, và nhờ đó chúng sinh được hòa giải với Thiên Chúa! Suy từ những điều trên, chúng ta càng thấy rõ rằng: Thiên Chúa làm việc gì cũng quá tốt đẹp mà trí óc con người không sao tưởng tượng nỗi / Chúng ta chỉ biết mở miệng ca tụng Chúa mà thôi! Thiên Chúa thật là Đấng Thượng Trí vô song.

34) Ba Ngôi Thiên Chúa cho chúng ta mẫu gương nào? Chính nhờ tình yêu liên kết của Ba Ngôi Thiên Chúa mà mỗi chúng ta cảm nghiệm được sự sống Thần Linh kỳ diệu của Thiên Chúa trong mình / Phát huy sự sống đó ra ngoài, để trở thành sự sáng tạo, sự cứu độ, ơn chữa lành và đem hạnh phúc cho người khác. Ở nơi Ba Ngôi, không có sự xung đột, tranh chấp như giữa các vị thần của các tôn giáo khác mà chỉ có sự hài hòa, cộng tác và kết hợp, dù mỗi ngôi có một đặc tính và sắc thái khác nhau.

35) Loài người hay ganh tỵ và ghen ghét là do đâu? Mỗi người chúng ta đều khác nhau về giới tính, tuổi tác, già trẻ, trình độ học vấn, điều kiện kinh tế, chọn lựa chính trị, ước mơ, cá tính / Nhiều người quá chú tâm vào những khác biệt đó để mà ghen tỵ, buồn chán, giận mình, thù người / Họ cứ hỏi sao mình không đẹp như người này, tài giỏi như người kia, sang giàu như người nọ / Họ chỉ dùng thời giờ và sức lực của mình để suy nghĩ về những cái có của người khác mà lại quên đi cái có của mình / Họ luôn quên rằng mỗi người là một  sinh vật độc đáo, khác lạ trong hơn 7 tỷ người đang sống trên mặt đất mà không có ai giống họ / Nếu họ khám phá ra tình yêu và ơn Chúa dư dật dành cho họ cách độc đáo thì họ sẽ biết phát huy ơn sủng đó cách kỳ diệu để trở thành con người phi thường trước mặt Thiên Chúa cũng như trước mặt mọi người / Ba Ngôi khác biệt nhưng là mẫu gương cho chúng ta vì Ba Ngôi luôn kết hợp với nhau, cùng hành động, cùng mang lại hạnh phúc cho nhân loại.

36) Bản sắc của người Việt Nam là gì? Chúng ta thuộc dòng Bách Việt với hàng trăm bộ lạc khác nhau, nhưng biết đoàn kết lại với nhau để dựng nước dưới thời vua Hùng / nhưng trong suốt 11 thế kỷ bị Tàu đô hộ / Họ luôn tìm cách gây chia rẽ giữa các bộ tộc chúng ta với nhau, giữa cá nhân này với cá nhân khác khiến cho chúng ta không thể nào đoàn kết lại để có thể lật đổ cái ách thống trị của họ / Vì thế người Việt bị ảnh hưởng của sự nghi ngờ đó nên chỉ thích sống đơn độc và luôn lo sợ từ thế hệ này sang thế hệ khác, vì thế nó đã trở thành một bản sắc tâm lý bất lợi cho xã hội của người Việt Nam / Một người Việt Nam thì học rất giỏi / nhưng khi có 2-3 người họp lại thì họ lại nghi ngờ, ngại ngùng nhau, khó cộng tác với nhau / Nhưng nếu có hơn năm người Việt họp lại với nhau thì việc gì cũng hỏng bét. Người khác nhận xét chúng ta như vậy có quá đúng không? Mỗi người hãy tự suy nghĩ coi !

37) Muốn sống như Ba Ngôi Thiên Chúa chúng ta cần làm gì? Người Việt Nam sống trong nền văn hóa nông nghiệp nên mọi sinh hoạt chỉ quanh quẩn ở lũy tre làng vì thế mà người Việt Nam rất nặng tình đồng hương / Ngay trong sinh hoạt Giáo Hội, họ thường chỉ thân cận với người cùng giáo xứ, Giáo phận chứ ít chịu mở rộng tấm lòng để lo cho công việc chung cho cả dân tộc, cho cả Giáo Hội ! Tình yêu Chúa Ba Ngôi mời gọi chúng ta giữ gìn tình đồng hương, quý trọng sự khác biệt nhưng phải biết mở rộng tấm lòng cho công việc đại sự, dám hy sinh tình riêng, để quảng đại lo cho công việc chung của Giáo Hội, lo cho việc mở mang Nước Chúa  ! **R

 

TÓM Ý

1/Mầu nhiệm nào là nền tảng của đạo Ki-tô giáo? Là mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, đây là mầu nhiệm cao cả nhất, các mầu nhiệm tiếp theo là : Nhập thể, cứu độ, sống lại, lên trời, hiện xuống.

2/Chức năng hoạt động của Ba Ngôi như thế nào ? Chúa Cha sai Con mình giáng trần làm người. Chúa Con vâng lời và hoàn tất ý định của Cha mình. Sau đó Thánh Thần được sai đến để triển khai ơn cứu độ, giúp cho con người hiểu biết về Thiên Chúa, về trách nhiệm với Thiên Chúa và với anh em của mình.

3/Lúc nào thì ngôi Hai Thiên Chúa tỏ mình công khai ? Khi Chúa Giê-su chịu phép rửa ở sông Yodan. Chính lúc đó Thánh Thần Ngôi Ba hiện xuống với hình Chim Bồ Câu và có tiếng Chúa Cha xác nhận : Đây là con ta yêu dấu !

4/Chúa Giê-su thường nhắc đến Chúa Cha và Thánh Linh vào lúc nào ? Chúa Giê-su luôn nói : Ngài được Chúa Cha sai đến, Ngài cầu nguyện cùng Cha và luôn làm theo ý Chúa Cha. Chúa Giê-su cũng hứa ban Thánh Thần ,sau cùng Ngài cũng phát hoạ những công việc mà Chúa Thánh Thần sẽ thực hiện. Sau đó Ngài sai các môn đệ đi rao giảng, làm phép rửa Nhân Danh Ba Ngôi Thiên Chúa.

5/Khi nào chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi ? Mỗi lần làm dấu Thánh Giá, chúng ta lại tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi và xác nhận mình đang thuộc về Thiên Chúa.

6/Làm sao có thể tin Thiên Chúa có Ba Ngôi ? Nhờ vào lời Mạc khải và những dấu chứng mà chúng ta lãnh nhận từ Chúa Giê-su. Nói chung : Ai tin có Thiên Chúa thì cũng dễ dàng công nhận Chúa Cha. Cũng có một số không công nhận Chúa Giê-su và Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa như Ari-o ở thế kỷ thứ 4 và Makedoni-o. Đối với chúng ta: Chúng ta tin Chúa Giê-su cũng hằng hữu như Thiên Chúa Cha. Mọi sự được tạo dựng nhờ Ngài cũng như bởi Thiên Chúa Cha. Ngài làm được mọi sự mà Chúa Cha làm, mọi sự thuộc về Chúa Cha cũng là của Ngài. Ngài ở trong Cha và Cha ở trong Ngài. Thánh Linh là tình yêu vĩnh cửu phát sinh giữa Chúa Cha và Chúa con. Thánh Linh cũng là đền thờ nơi đó có Thiên Chúa ngự trị . Vì thế khi chịu phép rửa, chúng ta được tuyên xưng bằng dấu ấn của Ba Ngôi Thiên Chúa.

7/Chúng ta hiểu Ba Ngôi Thiên Chúa như thế nào ? Giữa Ba Ngôi có sự đồng nhất, cùng chung sự sống, sự hiểu biết, ý muốn, bản chất, quyền năng nên chúng ta chỉ có một Thiên Chúa duy nhất. Tuy nhiên chính vì trí óc loài người thấp hèn, tăm tối nên chúng ta thường chia hoạt động ra cho mỗi ngôi như là : Chúa Cha sáng tạo, Chúa Con cứu độ, Chúa Thánh Linh đổi mới và phát triển ơn cứu độ. Chúng ta không thể hiểu nhiều, hiểu hết  mầu nhiệm cao cả thâm sâu này. Vì trí óc con người có hạn chế, chúng ta chỉ mượn những hình ảnh hạn chế. Những ví von hạn chế nơi thế giới bất toàn của chúng ta để cắt nghĩa về sự vô hạn ,cao cả của Thiên Chúa và cố hiểu một chút mà thôi.

8/Vì sao chúng ta nên chúc tụng Thiên Chúa ? Mở miệng ra ca tụng Hồng Ân của Thiên Chúa là một việc mà chúng ta phải làm trong bất cứ hoàn cảnh nào. Dù khốn khó, dù hãi hùng, dù đen tối hay đang bình an, vui vẻ, hạnh phúc. Chúng ta cũng hay ca ngợi với biết bao ơn lành, cơ hội may mắn mà Chúa đã dành cho ta. Hãy an tâm với số phận kiếp người của mình bởi vì không có ai may mắn , rủi ro hay bất hạnh hoàn toàn / điều cần là chúng ta phải biết cảm ơn Chúa cho xứng đáng.

9/Một ví dụ cụ thể về Chúa Ba Ngôi: Cây đèn/ ánh sáng mặt trời. Cây đèn có ánh sáng và sức nóng. Mặt trời cũng có ánh sáng và sức nóng. Chúa Cha là mặt trời; Chúa Con là ánh sáng chiếu soi / ánh sáng đi tới đâu, sức nóng của Thánh Linh lan toả đến đó. Muôn loài vật trên địa cầu nếu không có ánh sáng mặt trời thì cũng không có sự sống tồn tại.

10/Thái độ của chúng ta đối với mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi: Chúng ta nhìn ngắm ánh vinh quang của Thiên Chúa trong vũ trụ và trên các vạn vật , từ đó chúng ta mới chúc tụng và tôn vinh Chúa Ba Ngôi. Vì đây là một mầu  nhiệm, một chân lý cao siêu nên không ai có thể hiểu hết và giải thích được. Nhưng chúng ta biết được sự thật đó qua lời mạc khải của Chúa Giê-su nhiều lần trong kinh thánh và nhất là trong bài Tin Mừng hôm nay: Chúng ta hãy đón nhận và sẵn sàng tin, vì Chúa Giê-su đã dạy: Thiên Chúa Ba Ngôi là nguồn mạch mọi sự thiện hảo.

11/So sánh mặt trời và Thiên Chúa Ba Ngôi: Mặt trời là nguồn năng lượng vật lý. Thiên Chúa là nguồn sống thiêng liêng. Mặt trời chiếu sáng vũ trụ. Thiên Chúa chiếu sáng cõi lòng mỗi người. Mặt trời toả sức nóng, Thiên Chúa tuôn đổ tình yêu cho con người. Thiên Chúa không phải là nguồn năng lượng vô hồn như mặt trời. Nhưng Ngài là Thiên Chúa sống động, thông biết, quảng đại, yêu thương.

12/Vì sao chúng ta không thể hiểu hết về Thiên Chúa ? Thiên Chúa thông ban muôn ơn lành cho mỗi người, và mỗi người chỉ có thể hiểu biết một chút ở một khía cạnh nào đó, không ai trong chúng ta có thể hiểu đầy đủ về Ngài, muôn loài muôn vật ở trần gian là những thực thể chúng ta có thể mắt thấy tay sờ mà chúng ta còn chưa hiểu hết được , thì làm sao chúng ta có thể hiểu hết những chuyện trên trời là những thực tại vô hình, mầu nhiệm, cao siêu. Chúng ta chỉ có thể hiểu một chút chân lý về Chúa nhờ đức Tin, ngoài ra những thứ khác đều vượt xa tầm hiểu biết của chúng ta.

13/Tình yêu của Thiên Chúa có gì khác biệt ? Đó là tình yêu hiệp thông. Ba Ngôi Thiên Chúa liên kết với nhau trong một tình yêu. Tình yêu đó đã khiến cho Ba Ngôi trở nên một. Nên Chúa Giê-su khẳng định: Ta và Cha là một.

14/Chúa Thánh Thần thể hiện tình yêu ấy như thế nào ? Chúa Giê-su thực thi ý muốn của Chúa Cha, Chúa Thánh Thần thực thi ý muốn của Chúa Giê-su mà Chúa Thánh Thần chính là tình yêu phát sinh giữa Chúa Cha và Chúa Con. Sự hiệp thông giữa Ba Ngôi cách hoàn hảo nên Chúa Giê-su cho biết : Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Mà khi thấy Chúa Cha thì cũng sẽ thấy Thánh Linh vì Thánh Linh chính là tình yêu Thiên Chúa.

15/Muốn sống đúng, chúng ta cần làm gì ? Chúng ta cần từ bỏ ý riêng, sống đúng theo Thánh Ý Chúa. Nếu chúng ta dám từ bỏ mình, chúng ta sẽ giống hình ảnh Chúa khi chúng ta dám quên mình để chỉ sống cho tình yêu Thiên Chúa. Chúng ta sẽ nhận được phúc thiên đàng.

16/Chúng ta hiểu thế nào về tình yêu Chúa Ba Ngôi ? Thiên Chúa là nguồn mạch mọi ơn phúc. Chúng ta muốn có hạnh phúc, chúng ta cần hiệp thông với Chúa. Tuy đây là mầu nhiệm cao siêu, khó hiểu. Nhưng chúng ta chỉ cần yêu nhiều như Phê-rô / Phê-rô cũng đầy khiếm khuyết. Chúa chỉ thích ta yêu mến Ngài, mọi thứ khác Ngài sẽ bổ túc cho chúng ta. Bởi khi chúng ta yêu Chúa thì chúng ta ở trong Chúa, khi ấy chúng ta sẽ có tất cả, không còn cần thêm điều gì nữa.

17/Bản chất người Cha của Thiên Chúa như thế nào ? Trong tất cả các tôn giáo khác : Không có vị thần linh nào lại mạc khải về mình như thế. Hẳn chúng ta cũng rất hãnh diện và vui mừng vì có một Thiên Chúa gần gũi như vậy. Một người Cha mà chúng ta đang có lại là người Cha toàn năng, đầy yêu thương.

18/Chúng ta cần đáp lại tình yêu Thiên Chúa như thế nào ? Trước hết chúng ta cần tin rằng : Thiên Chúa là tình yêu. Ngài luôn muốn biểu lộ tình yêu ấy trên người lành kẻ dữ. Nhưng sẽ tới một lúc nào đó sự công bằng của Thiên Chúa sẽ được tỏ hiện và Thiên Chúa sẽ xét xử mỗi người tuỳ theo công trạng. Ý Chúa muốn chúng ta luôn vững lòng cậy trông. Chúa chỉ muốn thử thách xem chúng ta có tận trung, có vâng phục hay không? Và Chúa cũng muốn xem đức Tin của chúng ta đã trưởng thành chưa.

19/Thế nào là một Đức Tin trưởng thành ? Đức Tin trưởng thành sẽ không nao núng trước mọi nghịch cảnh. Một người cha thương con đúng nghĩa phải biết uốn nắn con cái chứ không nên nuông chiều, dễ làm cho chúng hư đi. Yêu cho roi cho vọt. Chúng ta cũng cần nhớ lại câu chuyện ông Gióp. Hãy bắt chước ông / mọi nơi mọi lúc chúng ta hãy vững tin vào Chúa.

20/Tình yêu Chúa theo luận chứng của Thánh Gioan: Thánh Gioan nói: Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại đến nỗi đã ban chính Con Một của mình. Ngài đã chịu chết như tội nhân để cứu chuộc chúng ta. Điều này minh chứng rằng : Tình yêu của Ngài thật cao cả, tuyệt vời, một tình yêu dám chết vì bạn hữu.

21/Ai là Đấng đến sau Đức Ki-tô? Đó là Thiên Chúa Ngôi Ba, Đấng  ban lửa yêu mến, thánh hoá và  an ủi. Trong cuộc sống, không thiếu những lúc chúng ta chán nản, muốn bỏ cuộc. Không biết phải cầu xin với Chúa thế nào! Gặp vào hoàn cảnh bế tắc này, chúng ta hãy chạy đến cầu xin cùng Chúa Thánh Thần. Ngài sẽ ban ơn soi sáng, thêm sức, chỉ dẫn chúng ta cách thức cầu nguyện, van xin. Chính Ngài là Đấng tha tội, ban bình an và đổi mới, sau đó giúp chúng ta biết vâng phục thánh ý Chúa.**R

 

Giuse Luca Kinh Thánh Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 1638
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  13
 Hôm nay:  1410
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11406819
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top