Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng CN 1 Phục Sinh - Giuse Luca

CHÚA NHẬT  1  PHỤC SINH   A  /  

ĐỀ TÀI:  CHÚA KY-TO ĐÃ SỐNG LẠI THẬT .

 

Tung hô Tin Mừng:   x. 1 Cr 5, 7b-8a

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Đức Kitô đã chịu hiến tế, làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta. Nào ta hãy hỷ hoan trong Chúa mà ăn mừng đại lễ, Ha-lê-lui-a..

PHÚC ÂM:  Ga 20, 1-9

Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết.

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gio-an.

1 Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. 2 Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói: "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu."

3 Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. 4 Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. 5 Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. 6 Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, 7 và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. 8 Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. 9 Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết.

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/ Tục ướp xác của người Do Thái như thế nào ?

2/ Diễn biến của việc táng xác như thế nào?

3/ Tâm trạng của Bà Madalena thế nào ?

4/ Tâm trạng của Phê-rô ra sao ?

5/ Phê-rô đang lo lắng điều gì ?

6/ Thái độ của Gioan như thế nào ?

7/ Tình yêu dẫn đến điều gì ?

8/ Sau ngày Chúa chết, tâm trạng của các môn đệ như thế nào ?

9/ Tại sao các ông lại có cảm nghĩ đen tối như vậy ?

10/ Giữa lúc thê thảm nhất thì điều gì đã xảy ra ?

11/ Cảm nghiệm của các Tông đồ như thế nào?

12/ Ơn phục sinh đã tác động các ông thế nào ?

13/ Chúa Phục Sinh muốn chúng ta làm gì ?

14/ Ai cần ơn Phục Sinh nhất ?

15/ Tại sao chúng ta cũng cần ơn Phục Sinh ?

16/ Ơn Phục Sinh giúp gì cho chúng ta ?

17/ Muốn lãnh nhận được nhiều từ ơn Phục sinh ta cần làm gì ?

18/ Ở trong chúng ta có mầm móng của sự chết không ?

19/ Chúng ta cần sống mầu nhiệm Phục Sinh như thế nào ?

20/ Luật công bình đòi chúng ta phải làm gì ?

=>  Hãy tìm câu trả lời từ bài “Tóm ý”.

 

Bài 1: Ý NGHĨA CỦA BIẾN CỐ PHỤC SINH

1/ Suy luận của một em bé: Một cậu bé hỏi mẹ mình về đứa em mới chết hiện đang ở đâu./ Em con đang ở trên Thiên Đàng với Chúa Giê-su, bà đáp/ mấy ngày sau, khi trò chuyện với bạn bè, bà tỏ vẻ đau khổ khi nhắc đến đứa con đã mất./ Em bé ngạc nhiên hỏi mẹ: Khi mẹ mất vật gì, mẹ không biết nó đang ở đâu phải không? Bà mẹ đáp: Phải / Em bé nói tiếp: Mẹ biết em con đang ở với Chúa, sao mẹ nói em con đã mất? Bà mẹ chợt tỉnh, bà không đau buồn nữa/ mà bà ý thức là con mình đang ở trên Thiên Đàng./

2/ Thánh Phao lô đã quả quyết thế nào về việc Chúa sống lại? Nếu Chúa Kitô không sống lại thì chúng ta là những kẻ khờ dại, và niềm tin của chúng ta là vô ích, hão huyền./ Chúng ta biết rằng: Có rất nhiều bậc vĩ nhân trên thế giới, đã từng cống hiến cuộc đời mình cho văn minh tiến bộ, cho khoa học kỹ thuật, cho hòa bình thế giới, nên khi họ chết đi, để lại những mẫu gương, những giáo thuyết, những kinh nghiệm về khoa học kỹ thuật và người đời luôn rất ngưỡng mộ họ./

3/ Ai là người có thể sống lại? Trong lịch sử nhân loại, chưa từng có ai là vĩ nhân hay là thánh hiền dám tuyên xưng mình đã sống lại/ chỉ có một mình Đức Giê-su được các tín hữu tin nhận và tuyên xưng là nguồn sống, là sự phục sinh cho con người./ Nếu Chúa Kitô không sống lại, thì cho dù cuộc sống Ngài có cao cả đến đâu, giáo thuyết của Ngài có giá trị đến đâu, thì cái chết của Ngài cũng giống như bao cái chết khác, có nghĩa là cái chết đó không hề có giá trị cứu rỗi ai cả!/

4/ Ý nghĩa của biến cố phục sinh: Phục sinh không có nghĩa là được hồi sinh, được trở về với nếp sống cũ/ như trường hợp của Lazarô, con trai bà góa thành Na-im, hay như cô con gái 12 tuổi con của ông Giai-a/ cả 3 con người này tuy được sống lại, nhưng chỉ là trở lại với đời sống cũ, rồi họ cũng lại chết/ bởi Chúa Kitô chưa phục sinh./ Họ vẫn còn chung số phận với loài người , là lại trở về với bụi đất./

5/ Ý nghĩa từ sự sống lại của Đức Kitô: Trường hợp của Chúa Giê-su thì hoàn toàn khác hẳn/ Ngài đã chết, nhưng khi Ngài sống lại thì có nghĩa là Ngài hoàn toàn chiến thắng tử thần, chiến thắng sự chết/ Ngài không sống lại một thời gian ngắn rồi lại chết/ Ngài là Thiên Chúa nên không còn bị định luật vật lý tự nhiên chi phối, Ngài mặc lấy sự sung mãn vốn có của Ngài/ nên sự chết không còn chi phối nữa/ Ngài có thể xuyên tường, vượt đại dương/ Ngài chuyện vãn với các môn đệ và ăn uống bình thường như một con người đang sống, chứ không phải là bóng ma./ Điều này các môn đệ đã cảm nghiệm được và làm chứng sau nhiều lần được tiếp xúc./

6/ Các chứng nhân của Đấng phục sinh đã nói gì? Các môn đệ của Chúa đã đi khắp nơi để rao giảng tin mừng của Ngài./ Tin mừng ấy nhấn mạnh rằng: Ai tin nhận Đức Giê-su là con Thiên Chúa và thực hành theo lời giáo huấn của Ngài, thì người đó sẽ được phục sinh với Ngài./ Họ không thể là nhóm người lừa bịp, vì không có một kẻ lừa bịp nào chịu lấy mạng sống của mình ra để làm chứng cho điều mình không hề biết rõ./

7/ Các Tông đồ đã dùng thứ gì để minh chứng điều mình rao giảng? Các Ngài đã dùng chính mạng sống của mình để minh chứng lời rao giảng./ Suốt 2.000 năm qua, một sợi dây liên kết bằng máu, bằng một đời sống phi thường của các chứng nhân Kitô giáo ở mọi nơi, mọi lúc./ Ngày nay tất cả các tín hữu trên khắp thế giới đều liên kết với nhau trong một niềm tin, đó là tin Đức Kitô phục sinh.

8/ Đức tin và khoa học thực nghiệm: Nói đến Đức tin là nói đến một điều mà khoa học không thể kiểm chứng được/ sự kiện phục sinh của Đức Kitô không thuộc phạm vi khả giác/ người ta cũng không thể dùng một tiêu chuẩn khoa học để đo lường, để kiểm chứng cho niềm tin ấy/ Suốt 2.000 năm qua giáo hội đã hứng chịu biết bao nhiêu sóng gió./ Nếu Thiên Chúa không hiện diện giữa giáo hội của Ngài, thì giáo hội không thể tồn tại đến hôm nay./

9/ Niềm tin vào Chúa phục sinh đã giúp gì cho các tín hữu? Nếu giờ đây các tín hữu cố gắng sống Thánh thiện, vui chịu mọi thử thách, bởi vì họ luôn có Đấng phục sinh ở cùng./ Nếu giữa những đau thương mất mát mà họ vẫn đứng vững được là vì họ tin vào sự phục sinh/ chính niềm tin ấy mang lại niềm hy vọng và hướng dẫn họ vượt qua những tháng ngày tăm tối, giúp họ sống vui tươi và can đảm, bền đỗ trong mọi nghịch cảnh./

10/ Tập tục chôn xác của người Do Thái ra sao? Tập tục này bao gồm: Rửa xác, ướp thuốc thơm, gói lại bằng tấm vải trắng, lấy dây băng cuộn quấn lại từ đầu đến chân, sau đó đem đặt xác vào trong huyệt đá đã đục sẵn và lấy một tảng đá to lấp miệng hang.

11/ Madalena đã lo lắng điều gì? Vì khi liệm xác quá hối hả, hơn nữa ngày Sabát lại bắt đầu lúc 18g00, nên khi cập rập như vậy, Madalena mới nhận ra rằng mình không cẩn thận đủ đối với người Thầy thân yêu./ Bà nóng ruột chờ đến sau ngày thứ bảy, tức là ngày thứ nhất trong tuần./

12/ Việc gì đã xảy ra vào lúc sáng sớm? Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, đối với chúng ta hiện nay đó là sáng Chúa nhật/ Bà mang thuốc thơm đến để ướp xác lại/ khi đến nơi bà thấy ngôi một trống trơn./ Tảng đá đã được đẩy qua một bên, và xác Chúa Giê-su không còn ở đó nữa/ vì thế bà vội chạy về báo tin cho Phê-rô và Gio-an/ rồi cả hai ông đều chạy đến mồ./**R

 

Bài 2: CHÚA KYTO ĐÃ SỐNG LẠI

13/ Bà Madalena đi tìm gì? Bà Madalena đến chỉ để ướp lại xác cho chu đáo hơn/ hay nói thực tế hơn: Bà đến chỉ để tìm lại một xác chết/ với tâm trạng này, khi nhìn thấy ngôi mộ trống trơn./ Bà khó lòng có thể tin được là Chúa Giê-su đã sống lại./

14/ Tâm trạng của Phê-rô thế nào? Vừa rồi ông đã chối Chúa vì sợ bị liên lụy, giờ Chúa đã chết và nghỉ yên trong mồ./ Bây giờ thì ông đang sợ hãi nên mong muốn là đừng có gì rắc rối xảy ra nữa/ ông chỉ muốn xin hai chữ bình an/ nhưng sao lại có chuyện mất xác Chúa/ ông chạy đến mồ với một tâm trạng lo sợ, ông sợ một nhóm nào đó sau khi giết Chúa  lại còn tìm cách phá rối ông ,để kết án và xử tử ông luôn./

15/ Tại sao Phê-rô khó lòng nhận ra Chúa sống lại? Là trưởng nhóm, ông chạy vội đến mồ, quan sát những gì vừa xảy ra và tìm cách lý giải, biện minh: Tại sao thế này, thế nọ?  với một tâm trạng như thế thì làm sao ông có thể nhận ra Chúa đã sống lại?

16/ Thái độ Gio-an thế nào? Gio-an rất yêu mến Chúa Giê-su và cũng biết rằng Chúa cũng rất yêu thương ông./ Tình yêu của ông được biểu lộ tràn đầy nhất trong những giờ phút cuối đời của Chúa Giê-su./ Ông đã theo Chúa và ở dưới chân Thánh giá cho đến phút cuối cùng./ Ông chỉ trở về với mẹ Maria sau khi đã chôn cất Chúa./

17/ Vì sao Gio-an có thể nhận ra? Khi yêu thương ai, lòng chúng ta luôn nghĩ đến người đó, luôn cảm thấy người đó hiện diện trong cuộc đời mình/ cho dù phải xa cách vì hoàn cảnh bắt buộc/ với cái nhìn, cái cảm nghĩ ấy/ ông đã dễ dàng nhận ra sự kiện Chúa sống lại./Ông đã thấy và ông đã tin./

18/ Từ những suy nghĩ trên, chúng ta đi đến kết luận thế nào? Có tình yêu sẽ có được mọi thứ/ tình yêu dẫn đến đức tin/ những lo lắng của trần thế, như Madalena đi tìm xác chết thì không nhận ra được./ Những lý luận chữa mình của Phê-rô chẳng đưa ta tới đâu/ chỉ có tình yêu mới dẫn đưa Gio-an mau chóng đến với tình yêu Chúa phục sinh./

19/ Làm sao chúng ta có thể nhận ra Chúa? Trong hành trình đức tin, chúng ta cần noi gương Gio-an, hãy để lòng trí của mình đến với tình yêu Chúa, chúng ta mới có thể cảm nhận được sự hiện diện của Chúa và hiểu được các biến cố trong đời mình như một cách quan phòng kỳ diệu của Ngài.

20/ Tâm trạng của các môn đệ thế nào? Sau ngày Chúa nhật, các môn đệ rơi vào tình trạng thê thảm, sợ hải, chán nản, lo âu, buồn rầu thất vọng/ mất Thầy rồi thì đâu còn niềm vui, còn đâu niềm an ủi khi thấy dân chúng đói khát được ăn no, người bệnh được chữa lành, kẻ có tội được ơn tha thứ, người chết được sống lại? Còn đâu niềm hy vọng tràn trề khi mọi người chứng kiến cảnh ma quỷ bị xua đuổi./

21/ Có phải sự dữ đang thắng thế không? Tất cả những niềm an ủi kia đã chìm vào quá khứ./ Giờ thì Chúa chết nên sự ác đã chiến thắng, sự dữ đã thống trị/ cả một bầu trời tang tóc cho những người tin Chúa./ Niềm hy vọng của họ như đã chết, đã chôn táng trong mộ với Thầy mình./

22/ Những điều kỳ diệu đã xảy ra: Giữa lúc niềm tin của các ông đang u ám thì Chúa Giê-su đã sống lại khải hoàn/ điều này đã khiến cho cuộc đời của các ông thay đổi tận gốc rễ./ Tảng đá đã được kéo ra/ cũng là lúc mà niềm tin của các ông thoát khỏi đám mây mù che phủ,/ khi gặp được Đấng phục sinh, tâm hồn các ông đã bừng sáng, hạnh phúc, vui tươi tràn trề sức sống mới.

23/ Hiệu quả của niềm tin: Các ngài vui như người chết được sống lại/ Chúa Kitô đã phục sinh tâm hồn các ngài/ các ngài đã được ban ơn phục sinh / trước đây sợ hải, nay đã mạnh dạn, trước đây yếu đuối, nay đã mạnh mẽ./ Trước đây thất vọng nhưng hôm nay đã tràn trề hy vọng/ nổi sầu khổ đã biến thành niềm vui./

24/ Tác động của ơn phục sinh như thế nào? Các Tông đồ không còn sợ hải ngồi trong phòng đóng kín cửa nữa./ Các ngài đã mở tung cửa để ra đi đem tin mừng phục sinh chia sẻ cho mọi người./ Các ngài muốn đem hy vọng cho những mảnh đời đang chết mòn/ mang xanh tươi cho những tâm hồn đang héo úa./ Các ngài muốn biến đổi thế giới/ sao cho mọi người cùng vui tươi, ấm no, hạnh phúc./

25/ Vì sao nhân loại cần ơn phục sinh? Hôm nay Chúa muốn tất cả chúng ta cùng noi gương các Tông đồ, tiếp nối công việc truyền giảng và đem ơn phục sinh đến cho mọi người/ biết bao người đang chết dần mòn vì không đủ cơm ăn, áo mặc, thận chí nước sạch để uống./ Có những cuộc đời tàn lụi đi vì mới sinh ra đã chịu bệnh hoạn tật nguyền./ Có những con người gầy mòn vì lao động quá sức/ có những cuộc đời trẻ thơ bị giam hãm trong tối tăm thất học, nghèo đói./ Tất cả những lớp người đó đang chờ ơn phục sinh./

26/ Vì sao nhân loại buồn phiền? Có nhiều tâm hồn đang buồn phiền, ủ rũ./ Có những người đang chết dần mòn vì khổ đau bệnh tật,/ có những trái tim tan nát vì bị phản bội,/ có những cuộc đời cay đắng vì thất bại,/ có những tương lai đen tối bị chôn vùi trong bốn bức tường vây kín không lối thoát/ tất cả cũng đang chờ ơn phục sinh./**R

 

Bài 3: NIỀM TIN TỪ NGÔI MỘ TRỐNG 

27/ Niềm tin đang mai một của một nước toàn tòng: Một cuộc điều tra mới đây tại Pháp cho thấy 84% người Pháp cho rằng mình là người công giáo, có chịu phép rửa tội. Nhưng chỉ có 32% là còn tin vào sự sống lại, người ta đã phỏng đoán đến 2020 thì số người còn tin vào sự sống lại sẽ giảm xuống 10%, thế thì tình trạng niềm tin vào Chúa phục sinh ngày nay thật quá bi đát.

28/  Ảnh hưởng của khoa học trên bình diện tôn giáo: Ngày nay người ta thường dùng khoa học kỹ thuật để kiểm chứng mọi thứ nên họ đã không còn nhạy cảm với những điều cần phải tin vốn dĩ không cần phải thực nghiệm. Sau đó, họ mới tin hay nói theo cách của Thánh Phao-lô : Vì con người quá mải mê với những chuyện dưới đất nên họ không còn tha thiết với những chuyện trên trời.

29/  Điều mà người Ki-tô hữu cần làm hôm nay là gì? : Chúng ta cần đào sâu, cần khám phá lại niềm tin vào Đức Ki-tô phục sinh mà điều này lại là nền tảng cho cuộc sống của người tín hữu trong cách sống đạo hôm nay.

30/  Chúng ta cần khám phá điều gì nơi biến cố phục sinh?: Chúng ta cần xác tín rằng: Phục sinh là biến cố quan trọng, bởi vì nếu không có nó thì niềm tin Ki-tô giáo của chúng ta sẽ trở thành một chuỗi những công việc uổng công vô ích! Cũng vì nó quá quan trọng nhưng chỉ được ghi nhận lại bằng một sự kiện thật đơn giản. Ngôi mộ trống! Thế nhưng điều xem ra là đơn giản ấy lại là một dấu chứng quan trọng mang tính cách lịch sử, lại mở ra cho một thực tại khác qua các khám phá khác về niềm tin phục sinh.

31/  Những khám phá giản đơn trong biến cố phục sinh: Từ khám phá đầu tiên về  cửa mộ mở toang khiến cho bà Maria hốt hoảng, tới các khám phá tiếp theo về băng dây còn nguyên và chiếc khăn liệm được cuộn lại khiến cho Phe-rô quá kinh ngạc mà không thốt nên lời ,để rồi sự kiện này được kết thúc với các khám phá khá bất ngờ của Gio-an, khi ông nối kết được những dấu chỉ này với các lời tiên tri trong kinh thánh làm bùng lên trong lòng ông và trong tất cả chúng ta bằng một cảm nghiệm mới hết sức lạ lùng: Ông đã có được niềm tin.

32/ Ngôi mộ trống và những dấu chỉ: Mồ trống và những khăn liệm còn đó có nghĩa là gì? Nếu không phải là những dấu chỉ về sự phục sinh theo đúng kinh thánh. Điều quá đúng khi Đức Ki-tô là Thiên Chúa hằng sống nên Ngài không thể chôn vùi mình trong cõi chết. Là Đấng quyền năng nên Ngài không thể bị giam hãm trong ngục của tử thần. Là Đấng vĩnh cửu nên Ngài không thể bị giới hạn trong khoảng thời gian, là ánh sáng nên Ngài không thể nào bị bao vây bởi bóng tối. Là Đấng tạo dựng thì lẽ nào Ngài lại bị cầm chân trong thân phận con người. Vì thế không còn có cách nào khác hơn là Ngài phải phục sinh.

33/ Một biến cố đã làm nên lịch sử: Kể từ đó, ngày phục sinh được gọi là ngày Chúa nhật, là ngày của Chúa. Biến cố phục sinh không chỉ là một biến cố có tính cách lịch sử mà còn là một biến cố làm nên lịch sử. Bởi vì biến cố ấy không ngừng được củng cố, được công bố và ngày nay nó đã trở thành nền tảng đức tin cho cả Giáo hội. Bởi vì nếu Đức Ki-tô là đầu, đã sống lại, thì chúng ta là chi thể, một ngày kia chúng ta cũng sẽ sống lại, nếu như chúng ta luôn gắn bó với Ngài.

34/ Mầu nhiệm phục sinh là gì? Bất chấp những lời tuyên bố, lời tung hô, lời ca hát là gì thì sự phục sinh cũng luôn luôn là một mầu nhiệm và đối với chúng ta nó vẫn mãi mãi là mầu nhiệm cho đến tận cùng/ cho đến khi nào chúng ta được hưởng kiến dung nhan Thiên Chúa cùng với Chúa Ki-tô phục sinh. Vì vậy bài Tin  Mừng chúng ta mới vừa nghe đọc mang một tầm quan trọng đặc biệt. Bài Tin Mừng này cho thấy nỗi bàng hoàng của các môn đệ đàng sau cái chết của Chúa Giê-su : Người ta đã lấy Chúa ra khỏi mồ… Nó mời gọi chúng ta cần có thái độ đúng đắn. Thái độ mà Chúa Giê-su luôn chờ mong ở mỗi người chúng ta, đó là đức Tin -> Ông đã thấy và đã tin.

35/  Phục sinh theo quan niệm thông thường của con người : Chúng ta thường hay nghe người khác nói về sự phục sinh trong nhiều trường hợp trong tự nhiên sống lại -> Như là có ai đó trong tình trạng cấp cứu, được đưa đến bệnh viện, sau đó đã hoàn sinh và trở về nhà hoặc người ta muốn làm sống lại những truyền thống dân gian, những thói quen tốt bị mai một hoặc tất cả những tác phẩm, những gì đã bị thời gian làm cho mục nát biến dạng mà người ta thường gọi là phục chế.

36/ So sánh với sự phục sinh của Chúa Giê-su : Tất cả những điều vừa được đề cập trên đây chẳng liên quan gì đến sự phục sinh của Chúa Giê-su. Trong những thí dụ trên đây chỉ là trở lui về gốc quá khứ, tìm lại những cái đã mất mà thôi. Chúa Giê-su không bắt đầu lại cuộc sống của Ngài đã có trước kia, không thể nào có ai nghĩ rằng : Chúa Giê-su lại đi tìm những con đường cũ của xứ Palestina,tìm những đóm lửa ven hồ, những cuộc gặp gỡ trên đường, hoặc là Ngài tiếp tục sứ vụ Ngài đã làm trước đây. Như thể là cuộc tử nạn chỉ tạm thời cắt đứt nỗi bất hạnh mà thôi.

37/ Sự phục sinh của Chúa Giê-su không phải là bước nối tiếp : Chúa Ki-tô đã chết thật sự, không có nghĩa là kết thúc mọi mối tương quan, mọi công việc dự tính như là cái chết của mọi con người. Chúa Ki-tô phục sinh cũng không có nghĩa là Ngài tìm lại được cuộc sống sinh học và những hoạt động của Ngài trước đây. Nhưng là Thiên Chúa ban cho Ngài một cuộc sống hoàn toàn mới mẻ, cách Chúa phục sinh là hiệp thông hoàn toàn với chính cuộc sống của Thiên Chúa với đầy đủ ánh sáng và quyền năng của Thiên Chúa và thân xác Ngài đã trở nên Thần Thiêng cộng với những mối dây thân ái, cũng như mọi thứ kinh nghiệm mà Ngài có được từ cuộc đời, từ những thử thách, những mối tương quan, cả về ký ức.

38/ Chúng ta được phục sinh với Chúa : Khi chúng ta tuyên xưng : Chúa đã phục sinh, chúng ta cũng khẳng định rằng : Chúa Ki-tô đang tràn đầy sự sống của Thiên Chúa và tất cả những gì đã liên kết Ngài với chúng ta thay vì kết thúc thì lại được thể hiện cách sung mãn hơn. Vì vậy, chúng ta cũng cần tuyên bố rằng : Chúng ta cũng đang thuộc về Đức Ki-tô nên chúng ta cũng sẽ phục sinh với Ngài và được dự phần vào trong vinh quang với Ngài.

39/ Cuộc biến đổi từ sự phục sinh : Phục sinh không phải là một kỷ niệm, nhưng là một biến cố luôn hiện tại và hiệu quả của nó luôn được thấy rõ trên toàn thế giới này, nhất là trong việc thông ban Thánh thần, Đấng mà Chúa Cha và Chúa Con luôn ban cho các môn đệ để biến đổi các ông và biến đổi cả thế giới này.

40/ Phục sinh là một biến cố phải được biết đến, được đón nhận và được biểu lộ bằng đời sống Đức Tin. Đức Tin không phải là một việc mà miệng thì nói là đúng thế, còn trong lòng thì không hiểu gì hết, nhưng là hết sức tin tưởng vào Thiên Chúa là Đấng thực hiện biến cố này và khẳng định nó nhờ có ơn soi sáng của Thần khí.

41/ Quyền năng của Chúa Ki-tô luôn biểu lộ : Khi ta đón nhận niềm tin từ biến cố phục sinh, là ta hết lòng tin tưởng vào Thiên Chúa, Đấng đã mạc khải biến cố này cho các tông đồ và sau đó cho chúng ta. Nếu đối với các Ngài : Ngày ấy là ngôi mộ trống, thì từ ngày ấy đến giờ, nó còn trống hơn nữa. Bởi vì từ hơn hai ngàn năm qua, không người nào đã được nhìn thấy Chúa Ki-tô phục sinh trên trần gian này. Nhưng quyền năng của Chúa Ki-tô vẫn sống và không ngớt biểu lộ qua cách sống của Giáo hội trên khắp thế giới và càng ngày càng có đông người tin vào Chúa hơn, mặc cho ai đó vẫn bịt tai nhắm mắt và luôn coi niềm tin ấy như một sự điên rồ.**R

 

Bài 4: CỐT LÕI CỦA NIỀM TIN KI-TÔ GIÁO 

42/ Cách mà Thiên Chúa theo đuổi con người: Thiên Chúa đã cho Đức Ki-tô sống lại từ cõi chết để mở lối cho con người vào được nơi vĩnh cửu với Ngài. Con người có thể chối bỏ hoặc khước từ Thiên Chúa, nhưng với muôn ngàn cách thế mà con người không tài nào hiểu được là Thiên Chúa vẫn tiếp tục đuổi theo con người. Con người cứ nghĩ có thể lẩn tránh được Thiên Chúa, nhưng khi một hạt giống tình yêu bé nhỏ của Ngài len lỏi vào được trong tâm hồn con người và vì Chúa là Thiên Chúa của sự sống nên niềm vui của Ngài chính là con người được sống, cho dù con người luôn muốn loại bỏ Thiên Chúa, nhưng Ngài vẫn luôn theo đuổi và chờ đợi.*

43/ Chúa đã sống lại thật rồi: Cuối cùng thì Chúa Giê-su cũng đi vào cõi chết. Người ta đã chôn Ngài trong mộ đá. Nhưng rồi sang ngày thứ nhất trong tuần, ngôi mộ đã trống, người ta không còn thấy xác Ngài ở đó nữa. Bà Maria Madelena đã hốt hoảng kêu lên : Người ta đã lấy mất xác Thầy. Hai môn đệ Phê-rô và Gio-an chạy ra kiểm chứng, hai ông thấy cửa mộ đã mở toang, nhìn vào thì thấy khăn liệm còn đó, nhưng xác Ngài thì đã biến mất. Phê-rô im lặng suy nghĩ, còn Gio-an thì đã thấy và đã tin.

44/ Niềm tin của người ki-tô hữu là gì?: Nếu sự kiện chỉ là ngôi mộ trống mà thôi thì chẳng có gì làm nên chuyện. Câu chuyện chỉ thật sự có ý nghĩa khi có nội dung quan trọng hơn đó là: Xác Ngài không còn ở đó nữa, bởi vì Ngài đã sống lại như lời Ngài đã báo trước. Từ ngôi mộ đã bật lên sự sống, đó mới chính là niềm tin của chúng ta. Cả cuộc đời Ki-tô hữu là những mai táng liên tục, chúng ta đừng sợ những ngôi mộ, đừng sợ chôn đi điều phải chôn, đừng sợ mất đi điều phải mất. Đừng sợ bị thối rữa, đừng sợ tảng đá to che cuộc đời mình. Điều chúng ta cần là ngôi mộ của chúng ta phải bị mở tung ra như ngôi mộ của Chúa để chúng ta cùng bừng sống dậy như Chúa.

45/ Sự sống vô nghĩa : Nếu Đức Ki-tô không sống lại thì mọi việc vẫn y như cũ và sự sống của loài người cũng chẳng nghĩa lý gì. Nếu sự chết của con người cũng giống như cái chết của bao động vật khác thì cái chết của con người thật vô nghĩa. Bởi vì cái chết của con người chỉ làm cho môi trường thêm ô nhiễm, nhưng cái chết của những con thú khác thì có ích hơn vì nó trở thành thực phẩm thơm ngon.

46/ Tình yêu và cái chết của con người: Tình yêu chẳng có nghĩa lý gì nếu như tiếng sét ái tình lại nằm trên nấm mộ phân ly. Sống mà cố quên đi sự chết đang hiện diện khắp nơi, phải chăng con người đang đối diện với một trò chơi không cân xứng. Trò chơi này sẽ gây nên bao nỗi thất vọng nếu như Đức Ki-tô không sống lại.

47/ Thánh Phao-lô đã nói gì về điều này?: Nếu Chúa Ki-tô không sống lại thì những Ki-tô hữu chúng ta vô phúc nhất, ngu đần nhất, bởi vì chúng ta đang đặt tin tưởng vào một chuyện hão huyền. Nếu Chúa Ki-tô không sống lại thì tội lỗi của chúng  ta vẫn còn và không ai có thể cứu được chúng ta, không ai đem chúng ta đến gặp Thiên Chúa được.  

48/ Nếu Chúa Ki-tô không sống lại, thì thập giá chỉ là dấu hiệu của sự nhục nhã, đau khổ của con người, và cái chết của con người sẽ là đường cùng, là ngõ hẹp không lối thoát

     (1Cor 15,12).

49/ Sự sống lại của Chúa Ki-tô mang lại cho ta điều gì? Chúa Ki-tô đã sống lại thật rồi, Ngài đã đem theo những đau khổ của chúng ta mà ném qua bên kia bờ tuyệt vọng. Ngài đã làm cho cuộc sống trần gian không còn là một ảo tưởng , nhưng là chiếu sáng một con đường đưa ta tới cuộc sống vĩnh cửu.

50/ Thập giá là dấu hiệu của sự vinh quang=> Thập giá không còn là dấu hiệu của nhục nhã bởi vì Đức Ki-tô đã sống lại. Cái chết không còn là đường cùng, ánh sáng của Chúa Ki-tô đã chiếu sáng ở cuối con đường hầm. Chúa Giê-su sẽ điều khiển dòng lịch sử khi Ngài xuất hiện trong vinh quang.

51/ Kết quả chung cuộc: Đức Ki-tô là Đấng cứu độ duy nhất của nhân loại, Ngài là người chiến thắng chung cuộc trên đau khổ, tội lỗi và sự chết. Trong sự phục sinh của Ngài, cả nhân loại đều đã chết và sống lại. Không còn ai nằm ngoài ơn cứu độ mà Chúa Ki-tô đã vĩnh viễn hoàn thành / chỉ có điều là chúng ta có muốn đón nhận hay không ?

52/ Vì sao chúng ta dám đón nhận đau khổ ở đời này?: Chính vì chúng ta tin rằng chúng ta được phục sinh trong Đức Ki-tô, nên sau này chúng ta sẽ được phục sinh như Ngài nên chúng ta mới dám đón nhận cuộc đời bằng đau khổ và cái chết một cách tích cực, chủ động và vui tươi, nên đau khổ không còn là điều phi lý nữa. Bởi vì từ cái chết, Thiên Chúa đã làm phát sinh sự sống trong Đức Ki-tô.

53/ Nếu chúng ta tin vào sự phục sinh: Nếu chúng ta tin vào sự phục sinh của Chúa Ki-tô, chúng ta sẽ không còn lo âu, buồn phiền. Không còn muốn sống ích kỷ hẹp hòi / mà dám từ bỏ, hy sinh, xả kỷ, dấn thân vì hạnh phúc của mọi người. Phục sinh không còn nhằm vào những lời hứa hão huyền, nhưng là kết quả của cuộc sống cụ thể của chúng ta ngày hôm nay.

54/ Sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng: Mở đầu phần nghi thức là nhà thờ chìm trong bóng tối. Bóng tối tượng trưng cho sự dữ, sự ác. Khi Chúa Giê-su chưa phục sinh là sự dữ vẫn còn thống trị, nhân loại còn chìm trong bóng tối của sự chết.

55/ Ý nghĩa từ cây nến phục sinh : Cây nến phục sinh tượng trưng cho Đức Ki-tô. Đức Ki-tô phục sinh chiếu lên nguồn sáng mới và xua đi bóng đêm. Đức Ki-tô phục sinh là sự sống mới đã chiến thắng sự chết.

56/ Chúng ta chưa thuộc trọn vẹn về Chúa: Cây nến muốn chiếu sáng, phải tiêu hao chính mình. Đức Ki-tô phải chịu tiêu hao trong đau đớn, khổ cực, tủi nhục và cả cái chết. mới đem lại ánh sáng và sự sống cho chúng ta.

57/ Những thứ bóng tối: Chúng ta là con cái sự sáng, nhưng lại có nhiều phần trong ta không thuộc trọn về Chúa, nhiều phần trong tâm hồn ta còn thuộc về bóng tối. Như là bóng tối tội lỗi, bóng tối đam mê dục vọng nhấn chìm linh hồn ta trong cơn mê ngủ miệt mài. Có thứ bóng tối tham lam, ích kỷ làm lu mờ tâm trí khiến ta coi tiền bạc trọng hơn tình nghĩa, vì tiền mà ta dám phạm tội ác, vì lợi nhuận mà ta dám làm hại anh em mình. Có thứ bóng tối ghen ghét làm cho tâm hồn ta mất bình an và chìm ngập trong hận thù dai dẳng. Có thứ bóng tối kiêu căng khiến ta không thể tìm thấy niềm vui trong sự khiêm nhường, tha thứ.

58/ Hậu quả của bóng tối: Những thứ bóng tối đó khiến linh hồn ta suy yếu và chết dần chết mòn. Những thứ bóng tối đó ngăn chặn dòng suối ơn lành của Chúa Kyto đổ vào tâm hồn ta.

59/ Muốn được ánh sáng phục sinh soi chiếu ta cần làm gì? : Ta cần phải quét sạch mọi thứ bóng tối còn ẩn nấp trong linh hồn ta, cũng như cây nến chịu tiêu hao mới nuôi được ánh sáng để chiếu soi. Ta cũng cần phấn đấu với chính bản thân mình, quên mình và chết cho tội lỗi, để ta có được một đời sống mới.

60/ Ta cần phải phấn đấu như thế nào? : Ta phải phấn đấu đẩy lùi bóng tối, ta phải tìm cách thoát được ách của ma quỷ để được sống trong ánh sáng của Chúa và trở nên con cái của sự sáng.

61/ Lời cầu nguyện: Lạy Đức Ki-tô phục sinh, Chúa đã chiến thắng ma quỷ và chiến thắng sự chết / xin giúp con hăng say chiến đấu để có được một đời sống mới và xứng đáng là con cái của Đấng Phục Sinh- Amen.    **R

 

Bài 5: CÂU CHUYỆN HAI LỮ KHÁCH ĐI VỀ LÀNG EM-MAUS

62/ Chỉ có tin mừng Luca ghi lại câu chuyện này/ trong những ngày xảy ra cuộc khổ hình thập giá của Đức Giê-su, hai người khách bộ hành này phải lưu lại Giê-ru-sa-lem, bởi họ không thể đi về nhà vì vướng ngày Sabát./ Ngày Sabát họ chỉ được đi 1 km, trong khi quãng đường này dài 11 km./

63/ Hai môn đệ này không thuộc nhóm 12/ ông Clé-ô-pát được nêu đích danh, còn môn đệ kia thì không./ Họ nhận được tin tức từ các phụ nữ, họ cũng được Chúa Giê-su tiên báo “sau 3 ngày” sẽ có điều gì đó xảy ra./ Nhưng xem ra họ đã mất hy vọng nên quyết định không phiêu lưu   mà tìm đường trở về Em-maus./ Vì ngày sắp tàn nên họ muốn trở về nhà trước khi trời tối./

64/ Chẳng có điều gì cho thấy hai môn đệ này hy vọng Đức Giê-su sẽ chỗi dậy từ cõi chết./ Việc họ dứt khoát không chịu ở lại Giê-ru-sa-lem thêm một ngày nào nữa cho thấy: Họ không hiểu và cũng chẳng tin vào lời Đức Giê-su đã tiên báo về cuộc phục sinh của Người./ Họ đã từng xem Người là một ngôn sứ và cũng trông chờ Người cứu chuộc Israel (câu 21)./

65/ Đoạn 24, câu 15+16: Câu chuyện trên đường Em-maus chứa đầy những tình tiết trớ trêu và ngạc nhiên, diễn tả tình yêu vô bờ mà Chúa Giê-su đã dành cho các môn đệ./ Dù các môn đệ đã bỏ mặc Chúa Giê-su suốt 3 ngày qua./ nhưng Chúa Giê-su cũng đã tiến lại gần, bất chấp sự sợ hải, ngờ vực, bối rối của họ./ Bất chấp những điều đáng buồn đó, Chúa Giê-su cũng tiếp tục hiện diện với những người mà Chúa vẫn sẵn sàng chết vì họ./

66/ Cụm từ “tiến lại gần”: Ý nghĩa là triều đại Thiên Chúa đã đến gần/ ý nghĩa việc Chúa tiến lên Giê-ru-sa-lem là nơi Người chịu chết/ từ này cũng diễn tả việc Chúa Giê-su đến lại lần thứ 2./

67/ Chúa Giê-su không chỉ đến gần, mà còn cùng đi với họ/ có nghĩa là Chúa Giê-su vẫn hiện diện với họ trước cuộc tử nạn và còn sau cuộc tử nạn nữa./ Cho dù khi Chúa cần được nâng đỡ thì tất cả những người quen, những môn đệ đều đứng đằng xa (Yn23,49)./ Thế nhưng Chúa không bỏ mặc những ai cần đến Người./ Hôm qua, hôm nay và mãi mãi/ hễ ai cần đến Người thì đều được Người nâng đỡ./

68/ Họ không nhận ra: Có nghĩa là mắt họ bị ngăn cản, ý nghĩa là Thiên Chúa là Đấng siêu vượt, còn cái nhìn của con người luôn bị giới hạn, bản chất nước Thiên Chúa vốn là điều bị che khuất khiến mắt Giê-ru-sa-lem không thấy được (Yn19,42)/ mắt ấy đã không biết giờ mà Thiên Chúa đến viếng thăm./

69/ Đoạn 24 câu 17: Sự thiếu hiểu biết của hai môn đệ này khiến cho họ không nhận ra Đức Giê-su, vị Thầy mà họ đang thương tiếc/ tin mừng không nói vì sao./

70/ Đoạn 24 câu 18: Clé-ô-pát được nêu đích danh, câu này có vẻ như là đang châm biếm, nhưng chỉ có Chúa Giê-su mới thật sự biết những gì đang xảy ra/ rõ ràng cho đến lúc này, các ông còn hồ nghi, mù mờ cũng giống như tất cả các môn đệ khác./

71/ Đoạn 24 câu 19+20: Chúa Giê-su dùng câu “chuyện gì vậy” để nghe họ trình bày quan điểm về những sự kiện xảy ra trong mấy ngày qua./ Họ đã hăng say trả lời Người./

72/ Hai người lữ khách tuyên bố Chúa Giê-su là một ngôn sứ/ điều này rất có ý nghĩa/ bởi vì tính đến khi Yoan Tẩy Giả xuất hiện thì dân Israel trải qua 400 không có ngôn sứ./ Sứ vụ của Yoan Tẩy Giả trở thành sứ vụ đi trước Chúa./

73/ Điều quan trọng nhất là gì? Đức Giê-su không chỉ là ngôn sứ/ nhiều tôn giáo khác cũng công nhận  Đức Giê-su là ngôn sứ/ nhưng ngôn sứ thì không có quyền tha tội/ Yn4  đã chứng minh điều đó/ lúc đầu chị phụ nữ Samari, chị nói Đức Giê-su là một ngôn sứ (Yn4,19)./ Cuối cùng khi chị kể cho những Người trong thành rằng chị đã thấy Đức Kitô (Yn4,29)/ nhưng khi kết thúc câu chuyện thì chị và người dân trong thành đã tin và tuyên xưng: Ngài là Đấng cứu độ trần gian (Yn4,42)./

74/ Tương tự như ở trên, Chúa Giê-su đã khơi dậy nhận thức của hai môn đệ về Người để các ông hiểu rõ rằng : Người không chỉ là ngôn sứ, nhờ đó các ông đã mạnh dạng loan báo: Chúa đã chỗi dậy thật rồi (Yn24,34)./

75/ Clé-ô-pát cho biết Chúa Giê-su «đầy uy thế trong việc làm » như sau: Ông vẫn nhớ các phép lạ Thầy mình làm :  a) cho kẻ chết sống lại  b) Ngài ban lời tha tội/ Mt9,2/   c) Thầy ban bình an cho anh em Yn14,27  d) Ai sạch tội thì cứ việc lấy đá mà ném chị này trước đi Yn8,7/ người ta cũng đã nói về Chúa Giê-su như sau: Xưa nay chưa hề có ai nói năng như người ấy (Yn7,46)./

76/ Đoạn 24 câu 21 : Có nghĩa là Đấng giải thoát cho Israel/ ý Thiên Chúa không phải chỉ là giải cứu cho mỗi dân tộc Israel, nhưng là cho toàn thể  loài người ./

77/ Họ cũng  hình dung được cách thức mà Chúa Giê-su mang lại ơn cứu độ bằng vinh quang trần thế chứ không phải là sự đau khổ, sự chết, sự phục sinh của con Thiên Chúa./

78/ Vấn đề Chúa chết nằm trong mồ 3 ngày, đã gây ra không ít tranh cãi./ Họ đã hiểu lời tiên báo đó theo nghĩa đen là 3 ngày + 3 đêm/ nhưng thật sự chỉ là đêm thứ sáu + ngày thứ 7 và rạng sáng ngày Chúa nhật/ như vậy chúng ta có thể hiểu Chúa đã ở trong nơi chôn cất 3 ngày : Thứ sáu  + thứ bảy + Chúa nhật và 3 đêm là: đêm thứ sáu, đêm thứ bảy, đêm Chúa nhật./

79/ Đoạn 24 câu 22 : Clé-ô-pát tiếp tục giải thích về những lời chứng của các bà/ Những gì các bà kể lại, chẳng gợi thêm chút gì về niềm tin, hay đáng tin, mà làm cho họ còn bối rối thêm, sửng sờ về những lời chứng ấy/ Lc2,47/ Cv2,7.8.9)./

80/ Đoạn 24 câu 23+24: Nhắc lại việc các bà không thấy thi hài của Người đâu cả, nhiều người trong nhóm của Phêrô quyết định kiểm chứng lại câu chuyện của các bà, họ đã chứng kiến ngôi mộ trống/ nhưng nếu chỉ mỗi chuyện ngôi mộ trống thì chưa đáng tin./

81/ Đoạn 24 câu 25: Niềm tin vào Chúa Giê-su phục sinh không phải có được từ việc xem thấy ngôi mộ trống, nhưng là từ việc tin vào sách Thánh và lời Chúa Giê-su tiên báo về sứ vụ của Người./ Đây là bài học quan trọng mà Chúa Giê-su muốn truyền đạt trong thời gian tại thế/ lòng tin không phải là một vấn đề có thể nhận thấy./ Nếu đã là một con người tội lỗi, luôn hoài nghi thì cũng chẳng thể tìm được lý chứng nào để thuyết phục họ./ Để hiểu thì không cần đôi mắt thể lý/ nhưng là cần con mắt đức tin./ Bao nhiêu người đã chứng kiến các phép lạ Chúa làm, nhưng họ chỉ xem bằng con mắt thường chứ đâu có xem bằng con mắt đức tin/ thế nên họ vẫn không tin./ Chúa muốn chúng ta thấy và nghe bằng niềm tin, nên Chúa vẫn bảo: Ai có tai thì hãy nghe (Yn8,8)./

82/ Chúa Giê-su phê bình các môn đệ : Chúa đã phê bình thật chính xác khi các môn đệ đã đọc những đoạn sách Thánh có liên quan đến Đấng Messia cùng lúc họ còn được chứng kiến các việc Chúa làm/ thế nhưng vì họ ngờ nghệch, chậm hiểu nên không sẵn sàng để tin tất cả các lời ngôn sứ nói./

83/ Chúa chê là phải, vì sao ? Chúa nói tất cả, là bao gồm cả dân Do Thái và các môn đệ =>Họ chỉ chú trọng đến phần Cựu Ước là lời hứa khi Đấng Messia xuất hiện, sẽ mở ra một thời kỳ an bình, thịnh vượng, được giải thoát , mà không cần màng đến phần sách Thánh nói về : “ Người tôi trung đau khổ ”, sẽ phải hy sinh mạng sống để chuộc lấy điều tốt lành cho chúng ta./ Sách Isaia từ chương 42-53 đã nói về Người tôi trung này, sẽ phải chịu đau khổ bởi thù địch để đem lại ơn cứu độ cho chúng ta./

84/ Khi câu trả lời đã được ứng nghiệm, các môn đệ thường hỏi : Người là ai/ Các ông chẳng thể chối tội bởi Chúa Giê-su đã thường xuyên dạy họ rằng : Người phải lên Giê-ru-sa-lem để chịu đau khổ/ chịu chết và ngày thứ 3 sẽ chỗi dậy Yn9,22-27/ Tác giả thư gửi tín hữu Hipri đã cảnh báo những người gia nhập Kitô giáo rằng : Họ sẽ không tránh khỏi bị xét xử vì những gì Chúa Giê-su đã nói với họ và đã làm cho họ./

85/ Đoạn 24 câu 26 : Những biến cố : chịu đau khổ và chết, không phải vì điều đó đã được tiền định, nhưng vì Chúa Giê-su đã làm theo ý Chúa Cha/ cái chết trên thập gía không phải là cái chết không thể tránh, nhưng là cái chết mà Chúa Giê-su đã chọn/ ngay từ nhỏ khi Chúa Giê-su đã ở lại trong đền thờ 3 ngày và cho biết Ngài cón có bổn phận với Cha Ngài Yn2,49/ Nơi vườn cây dầu, Người cũng cầu nguyện và xin được thể hiện theo ý Chúa Cha (Yn22,42)./

86/ Đường vinh quang mà Chúa Giê-su đạt được, chính là con đường thập giá./

87/ Đoạn 24 câu 28 : Các Sách Thánh đều chứng thực về lời hứa ban ơn cứu độ mà Đức Giê-su là nhân vật chính của tin mừng/ nhưng điều đáng ngạc nhiên ở chỗ các môn đệ cũng vẫn không nhận ra Đức Giê-su, cho dù Người đã giải nghĩa các sách Thánh một cách tỉ mỉ./

88/ Khi về gần đến làng, Chúa Giê-su không có ý muốn đánh lừa 2 ông là Người còn muốn đi xa hơn nữa./ Ý Chúa ở đây là thay vì giải đáp những thắc mắc của các môn đệ, mà là muốn minh chứng cho họ thấy những điều sách Thánh đã viết về Người./

89/ Đoạn 24 Câu 29 : Hai môn đệ cố thuyết phục Chúa Giê-su ở lại, vì họ bị Chúa Giê-su lôi cuốn./ Đây là thời điểm căng thẳng của sự chờ đợi vì lúc này đã gần hết ngày thứ 3, là ngày mà Ngài đã tiên báo là sẽ chỗi dậy (Lc9,22 / Lc18,33)./

90/ Đoạn 24 câu 30 :  Lúc này hai môn đệ đang cảm nhận tình bằng hữu ấy tại nhà họ./

91/ Đoạn 24 câu 31 : Mắt họ mở ra, họ cảm nhận được Chúa, họ trông thấy Người thật sự/ Người không còn bị giới hạn bởi điều kiện thể lý thuộc về xác loài người mà Người đã mặc lấy trong cuộc nhập thể./

92/ Đoạn 24 câu 32 : Giờ đây họ mới nhớ lại cảm giác kỳ lạ mà họ đã cảm nghiệm những gì Chúa Giê-su đã nói với họ trong suốt cuộc hành trình/ tâm hồn chai cứng của họ đã bị tan chảy/ việc bẻ bánh đã mở mắt các môn đệ, cho họ thấy được bản chất đích thực của Chúa Giê-su/ Giê-ru-sa-lem đã mù lòa nên không thấy được sự bình an mà Cháu Giê-su ban tặng./ Họ không nhận ra giờ mà Thiên Chúa đến viếng thăm họ./

93/ Đoạn 24 câu 33 : Câu này cho thấy sự cấp bách và tình trạng quá phấn chấn của 2 môn đệ./ Lúc trước họ lấy lý do ngày sắp tàn để mời người khách ở lại, nay thì họ lại muốn đi ngay lên Giê-ru-sa-lem vào ban đêm ở quãng đường xa 11 km./

94/ Đoạn 24 câu 34 : Giờ đây mọi người đang tụ họp và cùng hiện diện, họ có sẵn những tin vui để nói cho hai môn đệ nghe./ Từ những chứng cứ rõ ràng nên họ có thể quả quyết : Chúa đã trỗi dậy rồi./

95/ Đoạn 24 câu 35 : Giờ đây, hai môn đệ vừa trở về từ Em-maus đã có cơ hội để khẳng định sự phục sinh, họ kể sách Thánh đã tỏ lộ thế nào, mắt họ đã mở ra sao/ bầu khí sôi nổi đã nhanh chóng lan tỏa khi họ chia sẻ với nhau về tin mừng Chúa Giê-su đã phục sinh từ cõi chết./**R

 

TÓM Ý

1/Tục ướp xác của người Do Thái như thế nào ? Rửa xác, ướp thuốc thơm, gói xác lại bằng vải trắng, dùng dây băng cuộn lại từ đầu đến chân. Xong rồi đem đặt xác vào trong huyệt đá làm sẵn , lấy tảng đá to lấp cửa hang lại.

2/Diễn biến của việc táng xác như thế nào? Giờ bắt đầu ngày Sa bát là từ 18 giờ 00 chiều ngày hôm trước ( tối thứ 6) lúc trời sắp tối. Vì quá hối hả nên bà Madalena khi về nhà mới nhận ra mình đã không đủ cẩn thận với xác Chúa Giê-su. Nên sáng sớm Chúa nhật bà lại đem thuốc thơm ra mồ, dự định sẽ ướp xác lại kỹ hơn . Khi bà đến nơi thì thấy huyệt trống nên vội vã chạy về báo tin.

3/Tâm trạng của Bà Madalena thế nào ? Bà chỉ mong chạy ra mộ để ướp lại cho chu đáo. Nói rõ hơn, bà chạy ra để tìm cái xác chết của Thầy mình. Nhưng khi thấy ngôi mộ trống trơn, bà khó lòng có thể nhận ra là Chúa đã sống lại.

4/Tâm trạng của Phê-rô ra sao ? Vì ông đã chối Chúa do sợ bị liên luỵ. Chúa đã chết và đang nghỉ yên trong mồ. Điều ông lo nghĩ trong lòng là đừng có thứ gì rắc rối thêm. Ông chỉ xin hai chữ bình yên, nhưng sao lại có chuyện mất xác. Ông đang lo sợ lại có chuyện gì xui xẻo xảy đến nữa hay không ?

5/Phê-rô đang lo lắng điều gì ? Ông chạy thật nhanh ra mồ, quan sát thật kỹ để tìm cách biện minh. Chính vì đang lo lắng nên làm sao ông có thể tin là Chúa đã sống lại ?

6/Thái độ của Yoan như thế nào ? Yoan yêu Chúa và cũng biết Chúa rất yêu ông, tình yêu biểu lộ rõ nét nhất chính là khi ông theo Chúa đến cùng và chỉ trở về sau khi ông đã chôn cất xong thầy mình .

7/Tình yêu dẫn đến điều gì ? Tình yêu dẫn đến đức Tin, Madalena vì quá lo nên không thể hiểu được. Phê-rô đang lo sợ nên cũng chẳng đi tới đâu. Chỉ có tình yêu của Yoan mới có thể gặp được Chúa và tin vào các biến cố đang xảy ra.

8/Sau ngày Chúa chết, tâm trạng của các môn đệ như thế nào ? Các ông cảm thấy hụt hẫng, thê thảm, buồn rầu, sợ hãi, thất vọng, tương lai mù mịt như trời sắp sập.

9/Tại sao các ông lại có cảm nghĩ đen tối như vậy ? Các ông hết được ở bên Thầy. Các ông không còn thấy phép lạ, không còn thấy kẻ có tội được thứ tha, không còn thấy người chết được cứu sống. Không còn chứng kiến cảnh quỷ ma bị xua đuổi. Rõ ràng cái ác đã chiến thắng, sự dữ đã thống trị. Một bầu trời đầy tang tóc đang bao trùm những kẻ tin theo Chúa. Niềm tin đã bị chôn trong mồ cùng với cái xác của thầy mình .

10/Giữa lúc thê thảm nhất thì điều gì đã xảy ra ? Sự kiện Chúa sống lại đã khiến cho cuộc đời các ông thay đổi. Tảng đá đã bị xô lệch sang một bên, tâm hồn các ông đã thoát khỏi màn đêm u tối, máu chảy nhanh, tim loạn nhịp, mắt các ông sáng, miệng đã cười tươi. Tâm hồn các ông đã rạng rỡ. Quả thật, đây là phép mầu.

11/Cảm nghiệm của các Tông đồ như thế nào? Các ông như người chết vừa được sống lại, tâm hồn các ông đã hồi sinh, sự sống của Chúa đã tràn ngập tâm hồn các ông, sự sợ hãi đã được thay bằng sự mạnh dạn. Các ông đã trở nên mạnh mẽ, nỗi thất vọng đã biến thành hy vọng tràn trề. Nỗi sầu đã biến thành niềm hạnh phúc.

12/Ơn phục sinh đã tác động các ông thế nào ? Các ông không còn ngồi trong phòng đóng kín cửa, các ông đã mở tung cánh cửa và đem Tin mừng Chúa Phục Sinh đến cho mọi người.

13/Chúa Phục Sinh muốn chúng ta làm gì ? Chúa muốn chúng ta noi gương các Tông đồ, đem ơn Phục Sinh đến với mọi người. Con người đang chết dần chết mòn vì thiếu cơm ăn, áo mặc. Thân xác họ tiều tuỵ vì bệnh tật, gầy còm vì quá vất vả. Con trẻ thì tối tăm thất học, mọi người ai cũng trông chờ ơn phục sinh.

14/Ai cần ơn Phục Sinh nhất ? Cần nhất vẫn là những người đang ngụp lặn trong hố sâu tội lỗi. Linh hồn họ đang bị huỷ hoại vì ham mê danh-lợi-thú. Họ đang sầu khổ vì niềm tin chệch hướng, cộng đoàn dân Chúa đang rỉ máu vì những mối chia rẽ bất hoà. Niềm tin họ bị chao đảo vì khó khăn thử thách.

15/Tại sao chúng ta cũng cần ơn Phục Sinh ? Vì chúng ta đang mang trong mình mầm móng sự chết. Do chúng ta đang chìm đắm trong đam mê dục vọng, bản thân chúng ta cũng đang mang những khối thuốc C4  tàn phá như là : ích kỷ, chia rẽ, bất công, lòng tin đang héo úa, lòng mến đang nguội lạnh, niềm hy vọng đang lụi tàn.

16/Ơn Phục Sinh giúp gì cho chúng ta ? Giúp chúng ta thoát khỏi bế tắc, giúp cho niềm tin vào Chúa được vững chắc hơn, giúp con người sống cao thượng hơn, bình an hơn hy vọng hơn vào cuộc đời mai sau.*

17/Muốn lãnh nhận được nhiều từ ơn Phục sinh ta cần làm gì ? Ta cần sám hối chừa bỏ tội lỗi, tẩy trừ sự chết ra khỏi tâm hồn ta. Sau đó Chúa cần chúng ta cộng tác với ơn Chúa. Chúa Phục Sinh sẽ giúp chúng ta chiến thắng bản thân mình. Chúng ta phải vững tin mới có thể chiến thắng.

18/Ở trong chúng ta có mầm móng của sự chết không ? Tội là nọc độc của sự chết, khi ta phạm tội là ta xa lìa Thiên Chúa, là ta đoạn tuyệt với Ân sủng của Chúa ban. Khi ta phạm tội là ta cắt đứt sợi dây hiệp thông với Chúa. Vì phạm tội là loại trừ Thiên Chúa, nên tội lỗi đã làm cho chúng ta phải chết.

19/Chúng ta cần sống mầu nhiệm Phục Sinh như thế nào ? Mỗi ngày chúng ta hãy dành nhiều giờ để suy gẫm sự thương khó Chúa. Khi chúng ta nhìn ngắm thánh giá là chúng ta nhận ra tình thương vô bờ của Chúa dành cho ta. Chúng ta nhìn thương tích của Chúa để nhận ra lằn roi nào của ta, chiếc đinh nào của ta, mũi gai nhọn nào của ta, vết đòng nào của ta. Sự sỉ nhục nào mà ta dành cho Chúa, sự khốn khó nào do chúng ta gây ra.

20/Luật công bình đòi chúng ta phải làm gì ? Chúng ta vay, chúng ta phải trả. Chúng ta làm khốn cho Chúa, chúng ta phải đền bù. Tội chúng ta gây ra, chúng ta phải đền trả, phải dốc lòng chừa, phải đóng đinh nết xấu vào thánh giá Chúa. Để khi chúng ta chết với Chúa thì chúng ta sẽ được Phục Sinh với Ngài. Sau đó, chúng ta mới hiểu được và có thể nói cho người khác nghe về ơn Phục sinh.     **R

 

Giuse Luca / Kinh Thánh Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 1519
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  4
 Hôm nay:  1945
 Hôm qua:  3790
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11415568
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top