Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng CN 2 Phục Sinh - A / Giuse Luca

CHÚA NHẬT   2  PHỤC SINH   A    

ĐỀ TÀI:  KÍNH LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA

 

Tung hô Tin Mừng:   x. Ga 20,29

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : “ Này anh Tô-ma, vì đã thấy Thầy nên anh mới tin, Phúc thay những người không thấy mà tin”. Ha-lê-lui-a..

PHÚC ÂM:  Ga 20, 19-31

Tám ngày sau, Đức Giê-su đến.

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gio-an.

19 Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em!" 20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. 21 Người lại nói với các ông: "Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em." 22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. 23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."

24 Một người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các ông khi Đức Giê-su đến. 25 Các môn đệ khác nói với ông: "Chúng tôi đã được thấy Chúa!" Ông Tô-ma đáp: "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người, tôi chẳng có tin." 26 Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em." 27 Rồi Người bảo ông Tô-ma: "Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin." 28 Ông Tô-ma thưa Người: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!" 29 Đức Giê-su bảo: "Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin! "

30 Đức Giê-su đã làm nhiều dấu lạ khác nữa trước mặt các môn đệ; nhưng những dấu lạ đó không được ghi chép trong sách này. 31 Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người.

Đó là lời Chúa.

 

 NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

 

1/ Mục đích của Chúa Ki-tô Phục Sinh hiện ra là gì? (1)

2/ Chúa Ki-tô đã thông ban điều gì cho các Môn đệ? (2)

3/ Vì sao lại gọi là một khuyết điểm may mắn? (3)

4/ Đặc điểm của Phúc thứ 9? (4)+(5)

5/ Chúng ta hãy so sánh giữa đức tin và khoa học (7) + (8)

6/ Cách tin của người tín hữu (9)

7/ Cách tin của Gioan Tông đồ (10)

8/ Chúa Ki-tô Phục Sinh với không gian vật lý  ? (11)

9/ Chúa Ki-tô Phục Sinh đem điều gì đến cho các Môn đệ ? (12)

10/ Hiệu quả từ việc Chúa Phục Sinh ban Thánh Thần ? (13)

11/ Hiệu quả từ việc gặp được Chúa Phục Sinh ? (14) + (15)

12/ Lệnh truyền từ Chúa Phục Sinh ? (16)

13/ Chúa Phục Sinh đã nói gì với các Môn đệ ? (17)

14/ Làm sao để chúng ta có thể gặp được Chúa Phục Sinh ? (19)

15/ Chúng ta có cảm nghĩ gì khi nghe đến tên Toma ? (20)

16/ Nhờ Toma chúng ta có được điều gì ? (21)

17/ Bài học từ sự cứng tin của Toma ? (22+23)

18/ Yếu tố nào giúp ta có được đức tin ? (24)

19/ Điều nào giúp ta nhận ra Chúa Phục Sinh ? (25+(27)

20/ Toma phản ứng thế nào khi thấy 5 dấu Thánh ? (26)

21/ Dấu chỉ nào giúp ta nhận ra Đấng Messia ? (28)

22/ Ý nghĩa của ngày Chúa Nhật II Phục Sinh ?(29)

23/ Bài học từ ngày Chúa Nhật II Phục Sinh  ? (30) ****

=>  Hãy tìm câu trả lời từ bài “Tóm ý”.

 

Bài 1: HAI CÁCH KIỂM CHỨNG VỀ SỰ PHỤC SINH

1/ Mục đích của Chúa phục sinh hiện ra với các môn đệ: Tin Mừng hôm nay cho thấy Chúa Giê-su hiện ra với các môn đệ trong một căn phòng đóng kín vì sợ người Do Thái. Để củng cố niềm tin, Chúa Giê-su cho các ông xem những vết thương trên tay chân Ngài, làm  cho các ông hết sức vui mừng. Rồi Chúa Giê-su cũng nói với các ông về ý của Chúa Cha và ý của Ngài là muốn cho các ông ra đi đem ánh sáng Tin Mừng cho muôn dân.

2/ Chúa Giê-su muốn thông ban điều gì cho các môn đệ?: Chúa Giê-su thổi hơi và thông ban Thần khí cho các ông : Các con hãy nhận lấy Thánh thần, và ban cho các ông quyền tháo cởi và cầm buộc nếu các tội nhân chưa được xứng đáng .

3/ Toma đã gây ra điều gì?: Ngày mà Chúa Giê-su hiện ra lần đầu thì Toma vắng mặt. Ông đã tỏ ra cứng lòng khi nghe các môn đệ kể lại sự việc. Chúng ta ai cũng nghĩ rằng sự cứng lòng của Toma là sai. Nhưng đây lại là một khuyết điểm may mắn vì nhờ việc này mà chúng ta có bằng chứng về sự sống lại của Đức Ki-tô bởi vì các môn đệ đâu phải ai cũng cả tin và dễ nghe theo những lời đồn thổi nhưng các ông lại đòi phải có bằng chứng hiển nhiên.

4/ Từ đâu chúng ta có được phúc thứ chín: Cũng chính nhờ sự sai lỗi và khuyết điểm này mà chúng ta mới nhận được một câu nói đầy an ủi của Chúa Giê-su: Vì con đã thấy nên con mới tin, phúc cho những ai không thấy mà tin. Khi nói lời này Chúa Giê-su đã nghĩ tới hàng triệu triệu con người qua dòng thời gian. Họ luôn tin tưởng ở nơi Ngài, mặc dầu họ chưa bao giờ nhìn thấy dung nhan Ngài.

5/ Điều nào khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc? Chúng ta cũng cảm thấy thật hạnh phúc bởi vì chúng ta chưa nhìn thấy Chúa, chưa được sờ vào gấu áo, chưa được nghe tiếng Chúa nói, chưa được chứng kiến những phép lạ Chúa làm, cũng chưa được ăn uống với Ngài. Nhưng chúng ta vẫn luôn tin tưởng nơi Ngài dựa vào các chứng cớ của các tông đồ là những người đã dám chết để làm chứng cho Đức Ki-tô phục sinh.

6/ Chúng ta cần xin điều gì?: Có một số phép lạ được viết lại để cho chúng ta tin rằng Chúa Giê-su là Đấng cứu thế, đồng thời nhờ niềm tin này mà chúng ta có được sự sống. Chúng ta hãy xin Chúa củng cố niềm tin để một khi chúng ta đã xác tín việc Chúa sống lại, chúng ta cũng sẽ mạnh dạn làm chứng cho Chúa.

7/ Một cuộc phản biện ngắn về tôn giáo: Trong một cuộc hội thảo về tôn giáo, một viên kỹ sư thao thao bất tuyệt, ông muốn chứng minh rằng: tôn giáo chỉ là một thứ thuốc phiện làm mê hoặc dân chúng. Thế nhưng khi cùng nhau bàn bạc thì một cụ già đứng lên trao đổi như sau: Theo tôi thì khoa học chỉ là chuyện bịa đặt và láo toét / viên kỹ sư tròn mắt ngạc nhiên hỏi cụ già tại sao lại nói thế? Thì cụ già trả lời: Ngài chẳng biết gì về tôn giáo nhưng lại dám lên tiếng chỉ trích tôn giáo. Thì tôi đây, tôi chả biết gì về khoa học, thì liệu tôi có quyền phê bình khoa học như tôi vừa mới phát biểu hay không?//// Khoa học và Đức Tin là hai thái cực luôn đối nghịch. Cũng có thể ví như 2 đường rầy xe lửa không thể nào gặp nhau. Vậy làm thế nào để dung hòa giữa Đức Tin và khoa học?

8/ Cách tin của nhà khoa học: Các nhà khoa học chỉ tin, chỉ công nhận là thật những gì mình đã có thể kiểm chứng được, cho nên trước khi tin, các nhà khoa học thường ghi ngờ / cái đó gọi là óc phê bình.

9/ Một chút lý luận về Đức Tin và khoa học: Phương pháp của nhà khoa học là phương pháp thực nghiệm, đi từ những sự việc cụ thể, để rồi dần dần tiến đến cùng Thiên Chúa, mà Thiên Chúa mới chính là tác giả của những sự việc cụ thể ấy. Trong khi đó Đức Tin thì xuất phát từ Thiên Chúa dựa vào những điều Ngài mạc khải cho . Ngài tỏ lộ để mọi người tìm biết về Ngài, việc của các nhà chuyên môn là làm sao cho lý trí hiểu để tin và nhất là làm cho lòng tin trở nên có lý .

10/ Cách tin của một người tín hữu: Còn đối với chúng ta là những người tín hữu, bình thường thì không ai biết cách đặt vấn đề như thế nên chúng ta thường nói: tin thì yêu, càng yêu mến nhiều thì càng tin tưởng vững chắc và những người có lòng kính mến Chúa thì thường không cần phải tin, vì họ đã thấy Chúa cách nào đó .

11/ Cách tỏ lòng tin của Gioan tông đồ: Từ ý nghĩ trên đây, chúng ta liên tưởng tới trường hợp của Gioan tông đồ: Khi ông nhìn thấy bóng thầy đi trên mặt biển, những ông khác thì bảo là ma. Riêng Gioan thì lại kêu lên: Thầy đấy! Rồi trong ngôi mộ trống, với những dây băng và khăn liệm được xếp gọn ghẽ, thì Gioan đã tin rằng Chúa đã sống lại. Sở dĩ Gioan đã thấy, đã tin, chỉ vì ông có lòng yêu mến thầy mình. Bởi đó chúng ta hãy xin Chúa thắp lên ngọn lửa yêu mến trong lòng chúng ta, nhờ đó đức Tin của chúng ta dù có nhỏ bé, cũng sẽ trở nên vững vàng .

12/ Cảm nghiệm của các tông đồ là có Chúa đang đồng hành: Chúa Ki-tô đã phục sinh nên Ngài không còn bị giới hạn bởi không gian, Ngài có thể cùng một lúc xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau: Trong vườn gần ngôi mộ, ở bờ hồ nơi các môn đệ đang chài lưới, Người xuất hiện ở làng Emmaus. Ngài xuất hiện ở trong phòng cửa đóng kín, sau này Ngài còn xuất hiện ở tận Đamas, nước Syria, nơi mà Phao-lô đang lùng bắt đạo Chúa. Dù không gian có khép kín cũng không ngăn được bước chân Ngài. Vì thế Đức Ki-tô phục sinh khi ra khỏi mồ thì Ngài có  mặt trên khắp mọi nẻo đường .

13/ Chúa Ki-tô không giới hạn bởi thời gian: Chúa Ki-tô không bị gới hạn bởi thời gian, Chúa xuất hiện với Maria khi trời còn sương sớm. Chúa xuất hiện với các môn đệ bên bờ hồ khi mới bình minh. Chúa xuất hiện trong phòng tiệc ly giữa ban ngày, Chúa xuất hiện ở Emmaus khi trời sập tối. Lúc nào trong cuộc đời, Chúa Ki-tô cũng có thể có mặt, Ngài luôn ở bên cạnh chúng ta .

14/ Chúa Giê-su có thể xuất hiện trong mọi cảnh ngộ: Chúa có thể xuất hiện như người làm vườn. Bên những người chài lưới, Ngài xuất hiện như một bạn chài chuyên nghiệp, rành rẽ đường đi của cá. Trên đường về Emmaus Chúa xuất hiện như một khác hành hương, Người đồng hành cùng với 2 môn đệ đang buồn bã. Chúa xuất hiện để khuyến khích 2 môn đệ đang thất vọng, Người xuất hiện để củng cố niềm tin cho những con người nghi ngờ, tăm tối như Toma.

15/ Chúa Ki-tô luôn mang lại sự bình an: Biết các môn đệ đang u sầu, bấn loạn sau cái chết của Thầy nên lần nào xuất hiện Chúa Ki-tô cũng chúc bình an. Chúa còn thổi hơi vào các ông và nói : Các con hãy nhận lấy Thánh thần. Cử chỉ thổi hơi là lúc Chúa sáng tạo khi vũ trụ đang còn là một khối hỗn mang chưa định hình. Rồi Thần Linh Chúa bay là là trên mặt nước, nhờ đó mọi vật liền có hình hài, vóc dáng và đi vào trật tự, ổn định. **

 

Bài 2: TỪ ĐÂU TA CÓ ĐƯỢC ĐỨC TIN

16/ Hiệu quả từ việc Chúa phục sinh trên các môn đệ: Sau cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su, tâm hồn các môn đệ cũng đang tan nát như một khối hỗn mang chưa định hình, Chúa Ki-tô thổi hơi ban Thánh Thần như trong một cuộc tạo dựng mới, đem lại một trật tự ổn định, uốn nắn các môn đệ thành những con người mới, tràn đầy ân sủng và bình an của Chúa Thánh Thần.

17/ Niềm tin yêu, hy vọng phát sinh từ đâu? Sau khi Đức Ki-tô chịu hành hình, cả một bầu trời như sụp đổ, các môn đệ đều tuyệt vọng. Họ đang sống trong lo sợ, buồn bã, chán chường. Họ không còn muốn sống nữa vì cuộc sống chẳng còn ý nghĩa nên họ cũng muốn chết với Thầy. Đức Ki-tô là linh hồn của họ, linh hồn đã ra đi thì thân xác làm sao mà sống được. Thế nhưng sau khi gặp Đức Ki-tô phục sinh: Maria trở nên vui tươi. Hai môn đệ trở về từ Emmaus trở nên phấn khởi, các môn đệ chài lưới đang rã rời mỏi mệt được hồi phục sức lực. Các môn đệ sợ sệt đang ẩn núp trong phòng, đã được bình an. Toma đang bối rối ghi nan đã được vững niềm tin . Đức Ki-tô phục sinh đã mang bình an đến cho các ông .

18/ Ý nghĩa từ việc Chúa Ki-tô phục sinh: Khi Đức Ki-tô phục sinh, những xác chết bỗng được hồi sinh, những bộ xương khô bỗng trỗi dậy, mặc lấy da thịt, trở lại kiếp người. Những trái tim khô có lại nhịp đập, nhiều ánh mắt nụ cười được rạng rỡ vui tươi. Vì thế cuộc sống của mỗi người từ nay có một linh hồn, cuộc sống của mọi người từ nay có ý nghĩa.

19/ Chúa Ki-tô phục sinh như là một lệnh truyền được sai đi: Chúa Ki-tô phục sinh đã biến đổi cuộc đời các môn đệ. Chúa Ki-tô phục sinh là Tin Mừng lớn lao trọng đại đem lại một ý nghĩa tích cực cho đời, nên các môn đệ không thể không loan báo tin mừng đó. Maria lập tức chạy về nhà báo tin, Phe-rô và Gioan đến xem ngôi mộ trống. Hai môn đệ đi Emmaus lập tức trở về nhà dù trời đang tối đen. Phê-rô đã chạy bay ra mộ dù trời mới sáng sớm và còn đang bị nỗi sợ hãi ám ảnh, và sau này với Phao-lô : Sau khi ngã ngựa, ông lại trở thành người loan báo Tin Mừng không biết mệt mỏi .

20/ Hiệu quả từ việc thấy Chúa phục sinh: Hôm nay chính Chúa phục sinh đã nói với các ông: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Tất cả những ai được thấy Chúa phục sinh đều trở thành những sứ giả loan báo tin mừng phục sinh. Tất cả các môn đệ đều đã lấy máu mình làm chứng cho lời mình rao giảng. Vì Đức Ki-tô phục sinh là một tin mừng không thể nào không chia sẻ, vì lệnh truyền của Chúa phục sinh là một tin mừng không thể chống cưỡng, như thánh Phao-lô sau này đã nói: Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng tin mừng.

21/ Chúa Ki-tô phục sinh luôn hiện diện bên cạnh ta: Ngài luôn ở bên ta trong mọi thời gian, từ khi mới chào đời cho đến lúc mặt trời chói lọi ở tuổi thanh xuân. Từ lúc về chiều cho đến lúc bóng đêm của tuổi già phủ xuống đời ta.

22/ Chúa Ki-tô phục sinh luôn ở bên ta trong mọi cảnh ngộ: Chúa ở bên ta trong mọi cảnh ngộ của cuộc đời. Người ở bên em bé mồ côi đang khóc vì thèm sữa mẹ. Người ở bên em học sinh đang miệt mài đèn sách, Người đang ở cạnh cô thiếu nữ đang buồn vì bị tình phụ, Người ở bên anh thanh niên đang lạc hướng sai đường. Chúa vẫn luôn ở bên những cuộc đời đang bế tắc, không lối thoát.

23/ Chúng ta đang mong chờ điều gì ở Chúa phục sinh: Chúng ta chỉ cần dừng bước, quay đầu lại là chúng ta có thể gặp được Người. Hãy khao khát đón chờ, hãy tỉnh thức lắng nghe bước chân của Ngài. Bước chân nhẹ nhàng, không ồn ào, đừng bỏ lỡ cơ hội gặp được Ngài. Gặp được Ngài ta sẽ bình an, linh hồn ta sẽ được hồi sinh, cuộc đời ta sẽ có sức sống mãnh liệt, phong phú và dồi dào.

24/ Phân tích thái độ của Toma: Phần đông các tín hữu Việt Nam, khi nghe danh xưng Toma, thì ai cũng gợi nhớ lại một thái độ rất riêng tư mà cũng rất điển hình. Chẳng những rất tiêu cực mà còn mang nhiều tai tiếng. Khi gặp một tâm hồn nào có biểu cảm cứng cỏi trước niềm tin, người ta liền ví von ngay: Cứng lòng như Toma. Thấy ai biểu lộ sự nghi ngờ trước điều nào của tôn giáo, người ta vội đưa kẻ ấy vào danh sách gia phả của Toma, nếu không muốn nói là oan uổng .

25/ Bà học từ sự kiện Toma: Danh xưng Toma là một bài học dẫn đến niềm tin và cũng là lời mời gọi sống sao cho có được phúc thứ 9. Và cũng để cho đúng với câu nói của Chúa Giê-su khi kết thúc bài Tin mừng hôm nay: Phúc cho ai không thấy mà tin. Ước gì lời này trở thành hiện thực trong đời sống của mỗi Ki- tô hữu chúng ta.

26/ Thế nào là Đức tin của cộng đoàn?: Toma có được niềm tin vào Đấng phục Sinh là cả một chặng đường dài. Trong đó có yếu tố cộng đoàn được tính đến trước hết: Chúng tôi đã thấy Chúa . Chính vì lời chứng của cộng đoàn mà Toma đã tự vấn lòng mình để rồi sau đó  mới có được đức Tin, Trong bối cảnh các tông đồ hội họp vào ngày thứ nhất trong tuần, cùng với lời chúc bình an của Đấng Phục Sinh, làm bối cảnh hình thành cho câu chuyện đức tin của Toma. Từ đây chúng ta có thể thấy vai trò quan trọng của cộng đoàn trong việc khai sinh đức Tin cho một con người.

27/ Một bài học về sự trăn trở của Đức Tin: Chúng ta có thể tìm thấy một yếu tố chủ động trong cá nhân của Toma qua câu nói :“Nếu tôi không thấy .. thì tôi không tin”. Câu nói bộc phát này thật sự đã trở thành tai tiếng khiến cho ai cũng nghĩ rằng : Toma là kẻ cứng đầu, cứng cổ, luôn đòi hỏi và luôn nghi ngờ. Nhưng thực ra Toma là con người thực tiễn, lòng nghĩ sao miệng nói vậy. Chính nhờ ông lên tiếng mà chúng ta có thể thấy rõ hơn thế nào là vấn đề trăn trở của đức tin Kito giáo của thưở ban đầu. Và đây cũng là nỗ lực của cá nhân ông để làm cho niềm tin của ông mang một bản sắc riêng không thể lẫn lộn với người khác được.

28/ Đỉnh cao của lời tuyên xưng Toma là gì? : Nếu hôm trước Toma đòi thấy mới tin, thì tám ngày sau, sau khi được tiếp xúc với Đấng Phục Sinh, ông đã tuyên xưng không phải bằng một công thức chung, hay một công thức vay mượn mà bằng một tấm lòng rất riêng khi ông chân thành thờ lạy và tuyên xưng niềm tin vào Đấng Phục Sinh : “Lạy Thiên Chúa tôi, Lạy Thiên Chúa của tôi”

29/ Một nhận thức mới mẻ về niềm tin: Có được niềm tin trước hết là do kết quả của sự cố gắng của chính mình sau đó mới kể đến yếu tố quyết định đó là sự trợ giúp của Hồng ân Thiên Chúa được bao trùm từ khởi sự cho đến khi hoàn thành. Nguyện vọng của Toma khi muốn có được Đức Tin xem ra hơi ngược ngạo, nhưng đã được ơn Chúa thanh luyện để rồi cuối cùng khi dâng lên Thiên Chúa lời mình tuyên xưng, cũng chính là lúc ông được dẫn vào một nhận thức mới mẻ hoàn toàn, đó là: “Thay vì phải thấy mới tin, thì hôm nay, lúc này đây ông nhận ra rằng phải tin mới thấy được Đấng Phục Sinh”. Khi niềm tin vượt lên trên tất cả, lúc ấy nó mới thật sự trở thành niềm hạnh phúc.

30/ Đức tin là một tổng hợp: Nguyện vọng riêng của Toma năm xưa cũng là nguyện vọng chung của người tín hữu hôm nay. Từ nỗi oan của Toma, ngày nay người ta cũng hiểu rằng : Niềm tin không phải là một yếu tố đơn thuần mà là một tổng hợp của ơn Thánh sủng cùng nghị lực con người trong đó có sự cố gắng của cộng đoàn và của mỗi cá nhân.

31/ Nếu Đức Tin chỉ dựa vào ơn thánh, người ta có nguy cơ rơi vào thái độ coi mọi sự là bởi Chúa nên không cần phải đào sâu, tìm hiểu nữa. Chúng ta có biết đâu tin như thế là không còn tin, nên nếu nói theo cách khác là cả tin và vì cả tin nên tin tất cả và vì chỉ dựa vào lý trí nên họ có thái độ giới hạn tri thức. Tin như thế là không còn tin nữa mà xem ra như là sự bất tín, nếu đức Tin chỉ dựa vào cộng đoàn thôi thì đây được gọi là thái độ tiêu cực. Bên ngoài xem ra là rất ngoan ngùy nhưng thực chất đây là dấu hiệu của một niềm tin hời hợt. Khi đạo giáo hưng thịnh thì sẽ không có vấn đề gì, nhưng khi sự sống đạo phải bước vào giai đoạn khó khăn ,thầm lặng thì biết đâu thái độ dễ tin ấy cũng trở nên dễ bỏ niềm tin trước bất cứ ai.

32/ Phân tích trường hợp của Toma: Chúng ta cần xem trường hợp của Toma như một kinh nghiệm và cần phải xem chặng đường đức Tin của ông như một điển hình đang dẫn bước chúng ta trong cuộc sống. Câu Chúa nói: Đừng cứng lòng, phải chăng là lời mời gọi hãy lánh xa những thái độ không phù hợp, để mong tránh được cơn khủng hoảng và Chúa Giê-su cũng muốn chúng ta hãy ân cần nghe lại lời mời gọi mà đã một lần Chúa nói với Toma: Nhưng hãy tin.

33/ So sánh Đức Tin của Toma và các tín hữu: Cũng từ nỗi oan của Toma người tín hữu hôm nay cần cảm nhận niềm vui trong đức Tin của mình. Niềm vui của Toma là được thấy Chúa nên tin, còn niềm vui của Tín hữu là tin để được thấy Chúa. Tin như thế là để được hạnh phúc.

34/ Bổn phận của những kẻ tin hôm nay: Bổn phận của chúng ta là phải khổ công vun đắp niềm tin của mình sao cho thắm đượm hồng ân của Thiên Chúa mà vẫn không quên nỗ lực đóng góp của con người vào nhịp sống đức Tin của cộng đoàn, và với niềm tin kia thì trách nhiệm đó đã trở thành bổn phận chúng ta phải loan báo hạnh phúc cho những con người đang sống chung quanh chúng ta.

35/ Đức Ki-tô phục sinh là một Tin Mừng rất khó tin, vì sao?: Là một tin mừng không dễ tin đối với những người theo Chúa như các tông đồ, chỉ nguyên một sự kiện mộ trống thì không đủ bằng chứng để họ tin. Cần phải có những lần hiện ra thì Chúa Giê-su mới củng cố được lòng tin của các ông. Thánh Gioan ghi lại câu chuyện Chúa hiện ra cho các tông đồ và cho Toma để chúng ta tin, Thế nhưng trong  những lần hiện ra đó, cái gì đã giúp cho những người thân của Chúa Giê-su nhận ra Ngài ?

36/ Điều nào giúp chúng ta nhận ra Chúa Giê-su là Đấng Ki-tô phục sinh: Có thể là tiếng Chúa gọi Maria, một cử chỉ bẻ bánh với hai môn đệ ở làng Emmaus, cũng có thể là mẻ cá lạ nơi biển hồ Tiberia. Nhưng đặc biệt là các thương tích nơi chân tay và cạnh sườn của Chúa.

37/ Ông Toma đã kêu lên thế nào?: Khi Chúa Giê-su cho ông thấy những dấu tích của cuộc khổ nạn trên thân thể Chúa và nói với ông những lời mà ông không ngờ được : Đặt ngón tay vào đây và hãy nhìn xem tay thầy, đưa bàn tay ra và đặt vào cạnh sườn thầy, đừng cừng lòng nữa, nhưng hãy tin. Khi ấy Toma mới thưa: Lạy Chúa tôi, Lạy Thiên Chúa của tôi!

38/ Vậy thì nhờ dấu chỉ nào để chúng ta có thể nhận ra Chúa phục sinh?: Như vậy dấu chỉ để người ta nhận ra Chúa Phục Sinh không phải là vinh quang chói lọi hay cái gì khác mà chính là dấu đinh và dấu cạnh sườn Chúa. Như vậy, Thánh giá mới thật sự là biểu hiện của vinh quang và dấu đinh mới là dấu chỉ của Chúa phục sinh. Hãy nhận ra Chúa nơi năm dấu thánh chứ không phải trong ánh hào quang .

39/ Dấu chỉ để nhận ra Đấng Messia: Chúa Ki-tô thật sự là Đấng Messia khi đầu đội vòng gai, mình mặc áo đỏ (Ga 19,5), nghĩa là khi Ngài bị đánh đập, sỉ vả, Ngài mới thật sự là Chúa khi bị đóng đinh trên thập giá. Ngày nay, Ngài cũng đang hiện diện giữa chúng ta như là “người là “Chúa”” trong  những anh em chịu đau khổ, bị ngược đãi, bị tù đày, tra tấn, đói khát, trần truồng, bị chối bỏ, bị giết vì tình yêu Thiên Chúa và tình yêu nhân loại.

40/ Vì sao Chúa nhật thứ hai lại tôn vinh lòng thương xót Chúa?: Cho dù, con người chối Chúa, bán Chúa, bỏ Chúa, giết Chúa, thế nhưng khi Chúa trở lại trong vinh quang, Ngài đã xét xử chúng ta bằng những bản án được viết trên cát. Như thế chỉ cần một cơn gió nhẹ thì cát bay đi và bản án đã bị xóa nhòa. Khi Chúa phục sinh trở lại gặp các môn đệ, Ngài không có bất cứ lời trách móc, kể tội nào, nhưng Chúa quên hết tội của các môn đệ của chúng ta bằng một câu chúc: Bình an cho anh em. Câu đó còn có nghĩa rằng: Thầy không hề biết, không hề ghi nhớ, không hề trách phạt tội ai, nhưng Chúa chỉ một lòng thương yêu tha thứ, chính điều này là sự bình an mà Chúa mang đến cho chúng ta nhân ngày Chúa phục sinh. Điều này Chúa cũng nhắc chúng ta hãy mau mau đem bình an đến cho anh em mình .**

 

Bài 3: LÀM SAO CÓ THỂ THẤY VÀ TIN

41/ Đức tin của chúng ta hôm nay dựa trên điều gì? Đức tin của chúng ta hôm nay dựa trên đức tin của những người đã thấy, đã tin, đã dám hy sinh mạng sống để làm chứng rằng Chúa đã sống lại.

42/ Đòi hỏi như Tôma có chính đáng không? Trên đời có quá nhiều thứ giả dối, không thể tin được, nên quanh chúng ta vẫn có rất nhiều người giống Toma. Họ vẫn luôn đòi: “Thấy và chạm đến”, những thực tại vốn vô hình như là Thiên Chúa, linh hồn, đời sau. Nếu thấy và chạm, có nghĩa là có cảm nghiệm, thì đòi hỏi trên thật là chính đáng. Đức Giê-su đã cho Tôma được thấy, được chạm đến Ngài, nên ông đã tin. Ông đã rất hăng say trong việc chuộc lại lỗi lầm, ông là vị tử đạo đầu tiên trong số các Tông đồ.

43/ Làm sao chúng ta thấy được những thứ không thể thấy? Tình yêu ai cũng công nhận nó có, nhưng đâu có ai có thể thấy? Ta có thể thấy nó được qua hành động của hai con người yêu nhau. Đức tin và chân lý cũng vô hình, chúng ta sẽ thấy cách nào? Khi đức tin và chân lý đi qua một con người, từ con người ấy phát ra  hành động, nhờ những hành động ấy mà chúng ta nhận ra con người đó có đức tin, hiểu được chân lý. Làm sao chúng ta thấy được Thiên Chúa, vì Thiên Chúa vô hình? Khi ta nhìn Chúa Giê-su, ta chưa thấy Ngài là Thiên Chúa, mà chỉ thấy Ngài là một anh thợ mộc. Nhưng khi Chúa rao giảng, dạy dỗ, chữa lành, thì ta nhận và tin rằng Ngài là Thiên Chúa. Bọn lãnh đạo Do Thái quá cố chấp, bọn chúng vẫn chứng kiến các phép lạ Chúa làm, cũng công nhận đó là do quyền năng, nhưng lại cho rằng quyền năng đó là do ma quỷ. Đây là lý luận của những con người tội lỗi, cứng lòng và cố chấp mà ta vẫn thường gặp trong cuộc sống thường ngày.

44/ Làm sao chúng ta có thể giúp người khác thấy Chúa? Chúng ta cũng phải  giúp người khác thấy và chạm đến những điều vô hình nhưng có thật. Chúng ta phải sống như một con người đang thấy Chúa, cần để cho mình thanh thoát như một con người đã đụng đến trời cao, chúng ta cần bay lên khỏi các thân xác nặng nề, như một con người đã cảm được cái nhẹ bổng của tâm hồn. Chúng ta cần sống như một con người có lòng tin, chúng ta cần thực thi những gì mình tin, cần minh chứng lòng tin của mình qua lời nói, việc làm, có như thế người khác mới nhận ra ta là một môn đệ của Chúa, mà lệnh truyền của Chúa là gì? Là hãy sống “yêu thương nhau”.

45/ Vậy truyền giáo là gì? Là làm cho người ta tin, làm cho người ta thấy, làm cho người ta có thể chạm đến Thiên Chúa. Nhưng trước hết, mỗi người chúng ta phải nói được rằng: Tôi đã thấy Chúa (Ga 20,18), và tất cả cộng đoàn chúng ta cũng phải nói được rằng: Chúng tôi đã thấy Chúa (Ga 20,25).

46/ Muốn đến được với Chúa phục sinh, chúng ta cần vượt qua những thứ gì? Dân Do Thái muốn ra khỏi đất Ai Cập thì họ phải vượt qua biển đỏ, chúng ta muốn ra khỏi ách nô lệ của tội lỗi thì phải vượt qua sự chết, muốn vượt qua sự chết thì phải vượt qua tính nhỏ mọn, ích kỷ, vượt qua những đam mê làm chúng ta chìm xuống, vượt qua nổi lo sợ khổ đau, nhục nhã, vượt qua những phút giây tăm tối nơi vườn cây dầu, vượt qua những thử thách của niềm tin, vượt qua những thành kiến mà mình luôn có về người khác, vượt qua những mất mát, thua thiệt, vượt qua những tiếc nuối về cuộc sống tạm bợ đời này.

47/ Hậu quả sau những lần té ngã, đã để lại điều gì? Những lần té ngã, gây thương tích nơi thân xác đều để lại những vết sẹo, mỗi một vết sẹo có thể là một chiến tích, một thời kỷ niệm. Dù chuyện vui hay chuyện buồn thì nó cũng qua rồi, tuy vết sẹo có làm mất đẹp, nhưng nó không làm cho ta đau nữa. Khi Chúa Giê-su hiện ra với các môn đệ, họ nhận ra được Ngài là nhờ các vết sẹo. Ngài đã cho họ xem các vết sẹo, những vết sẹo giúp các môn đệ xác minh nhanh chóng: Ngài là Đấng vừa chịu đóng đinh, vừa mới bị đâm thâu, đã chết, nhưng Ngài đã chiến thắng sự chết.

48/ Những vết sẹo của Chúa nói lên điều gì? Chúng ta thấy Chúa phục sinh hiện ra có sẹo, sẹo có thể làm mất vẻ đẹp, nhưng nó là những chiến tích, chiến tích đó sẽ theo Chúa lên Thiên Quốc. Chiến tích từ những vết sẹo đã gợi ra biết bao nỗi buồn phiền, thất bại, đau đớn, nhục nhã. Nhưng vinh quang mà không có chiến tích thì chỉ là vinh quang giả tạo, là vinh quang tự phong. Vinh quang có chiến tích là vinh quang đích thực, chính là vinh quang của Chúa phục sinh.

49/ Tin mừng phục sinh được ví như những thứ gì? Tin mừng phục sinh nói về chiến thắng sự chết của Đức Ki-tô, nói rõ hơn là tin mừng về các vết thương đã lành. Chúng ta thường có những vết thương không thể thành sẹo, những vết thương không thể lành, chúng ta có dám cho người khác coi những vết sẹo của mình không? Những vết sẹo cũ của chúng ta thường nói lên những lầm lỡ của dĩ vãng nên không thể coi nó là chiến tích mà nó chỉ nói lên sự lầm lỡ yếu đuối của một con người.

50/ Tâm tình của Tôma: Tôma đã nhìn thật lâu vào dấu đinh, lòng ông tràn ngập hối hận, chính lúc đó ông đã khám phá ra một tình yêu hy sinh, Chúa đã hy sinh mạng sống và có đủ sức mạnh để lấy mạng sống ấy lại. Tình yêu khiêm hạ khi Chúa cúi xuống đáp lại lời cầu mong của ông Toma . Ông đâu dám mong Thầy sẽ đích thân hiện đến để thõa mãn những đòi hỏi quá đáng của mình, nhờ đó ông luôn tràn ngập niềm tri ân.

 

Bài 4: NHÂN CHỨNG ĐỨC TIN

51/Chúng ta thử đi lùi lại để tìm lại cội nguồn đức tin của mình: Chúng ta chưa thể dừng lại từ niềm tin của các Thánh Tử Đạo Việt Nam, mà chúng ta cứ phải lùi lại mãi cho đến lúc gặp lại cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi tại Giêrusa-lem / hay lại tìm gặp chính các Thánh Tông Đồ thời xưa, nhờ thế chúng ta biết rằng: Đức tin của chúng ta đang dựa vào lời rao giảng và sự làm chứng bằng mạng sống của các ngài.

52/Trong đời sống thường ngày, có điều nào chúng ta không thấy, không biết, mà lại vẫn tin không? Thưa có đấy! Có vô số điều mà bản thân ta không tự tìm ra, không trực tiếp có kinh nghiệm nhưng chỉ dựa vào lời kể của kẻ khác / Dĩ nhiên khi gặp những điều thật quan trọng liên quan tới mình, hay bà con thân thuộc của mình, thì chúng ta cũng tỏ ra rất thận trọng, chúng ta cũng tự hỏi: liệu người đang thuật lại kia có đáng cho ta tin cậy hay không ? Họ có thành thật trong những điều họ nói, họ có trực tiếp chứng kiến hay là chỉ nghe nói lại / Họ sẽ có lợi lộc gì trong chuyện này / Tóm rằng: không phải nghe thứ gì cũng đều tin và tin như nhau cả đâu !

53/Chúng ta có cần tìm hiểu về vấn đề hệ trọng này không ? Vấn đề đức tin tôn giáo là rất hệ trọng vì nó liên quan đến ý nghĩa và hạnh phúc của cuộc đời mình / Mà đức tin chúng ta đang có là đức tin Tông truyền, nghĩa là do các Tông Đồ truyền lại / Như vậy các ngài có đáng tin không ?

54/Tin là gì ? Là lý trí chấp nhận những điều mình cho là đúng mà mắt thường không thể thấy / Đức tin cũng không phải là một cảm nghĩ, một cảm xúc, mà phải dựa trên những sự kiện lịch sử / mà nền tảng của niềm tin Kitô giáo lại chính là việc Đức Giê-su đã sống, sau khi đã chịu khổ nạn và Phục Sinh.

55/Hãy nói về ý nghĩa phụng vụ Lễ Phục Sinh qua các bài đọc: Lễ Phục Sinh hôm nay tràn ngập ánh sáng, hoa hương, đèn nến và tiếng đàn hát ca mừng chiến thắng đang làm nức lòng người tín hữu / nhưng các bài Lời Chúa lại diễn tả khác: Sách Công Vụ Tông Đồ thì thuật lại các hoạt động mạnh dạng làm chứng cho Chúa Phục Sinh / Còn sách Tin Mừng thì cho thấy tâm trạng buồn rầu lo âu, sợ hãi / làm như các Tông Đồ vẫn còn nghi ngờ về sự Phục Sinh của Thầy mình.

56/Có bao nhiêu người chết được Chúa cho sống lại, có ghi trong Tin Mừng ? Thưa có 3 người: a) Con gái vị thủ lãnh (trưởng hội đường ) (Mt 9, 23-25) / b) Con trai bà góa thành Na-im (Lc 7, 11-17) / c) Lazarô chết chôn đã bốn ngày (Ga 11, 1-44).

57/Những người này tuy được Chúa cứu sống nhưng họ có sống mãi không ? Chúa Giê-su chỉ cứu nhất thời để tạo lòng tin nơi mọi người / rồi cả 3 cũng phải chết để chịu phán xét riêng và phán xét chung vào thời Cánh Chung.

58/Dựa vào đâu mà Toma đã mạnh miệng khi muốn cùng Thầy mình lên Giêrusa-lem để cùng chết (Ga 11, 16)? Sau khi Toma chứng kiến Thầy mình cho Lazarô chết đã chôn 4 ngày được sống lại / Ông đã rất tin tưởng vào quyền năng của Thầy mình / Nhưng khi thấy Thầy mình cũng chết như mọi người nên lòng ông cảm thấy khó hiểu nên đâm ra hoài nghi / đòi phải xỏ tay vào các vết thương nơi mình Thầy / Sau đó khi đã tận mắt chứng kiến các lỗ đinh từ thân thể Thầy mình / ông đã mạnh mẽ tuyên xưng Thầy mình là Thiên Chúa và sau đó quyết tâm sống chết vì Thầy mình trên con đường truyền đạo như để chuộc lại lỗi lầm của mình!

59/Bằng chứng nào có sức thuyết phục nhất (sau khi Thầy mình Phục Sinh) của các Tông Đồ ? Đó là sự thay đổi triệt để và quá lạ lùng nơi các Tông Đồ trước và sau khi Chúa Phục Sinh / Niềm tin ấy đã biến đổi các ngài thành những con người hoàn toàn mới / Do đã tin vì nhiều lần được chứng kiến phép lạ/ tận mắt thấy chính Đức Giê-su đã chết, nay vẫn sống / các ngài không biết làm gì hơn là làm chứng bằng mạng sống cho Chúa Kitô.

60/Hội Đồng Do Thái đã ngăn chặn, cấm đoán các ngài ra sao ? Dù bị ngăm đe, cấm đoán, bị điệu ra trước tòa, bị tra tấn, bị giam cầm / Các Tông Đồ vẫn khẳng khái chu toàn nhiệm vụ của mình => là chứng nhân ưu tuyển của Chúa Phục Sinh.

61/Các Tông Đồ đã làm chứng bằng cách nào ? Chẳng ai điên dại, dám phiêu lưu cả mạng sống của mình vì một chuyện vu vơ, không có thật / Đối với các Tông Đồ, sự Phục Sinh của Đức Kitô đã trở thành máu thịt, là lẽ sống / Các ngài còn coi đó là điều liên quan đến hạnh phúc mọi người / Khi đã xác tín điều đó, khiến các ngài dám hy sinh tất cả, chấp nhận tất cả mọi gian truân thử thách, kể cả cái chết khi đổ máu đào làm chứng cho Chúa Phục Sinh.**R 

 

TÓM Ý

1/ Mục đích của Chúa Ki-tô Phục sinh hiện ra: Là để củng cố niềm tin cho các ông, bằng cách cho các ông xem các vết thương trên chân tay và cạnh sườn của Chúa. Rồi Chúa cũng cho các ông biết ý muốn của Chúa Cha là các ông phải đem ánh sáng Tin Mừng cho muôn dân.

2/ Chúa Giê-su muốn thông ban thần khí cho các ông để các ông trở nên những con người mới và ban cho các ông quyền tháo cởi cầm buộc như là bí tích giải tội.

3/ Khi Chúa hiện ra lần đầu tiên thì Toma không có mặt. Ông đã tỏ ra cứng lòng khi nghe các ông khác thuật lại sự việc. Nhưng đây được coi như một khuyết điểm may mắn vì nhờ đó mà các ông có bằng chứng về sự sống lại của Đức Ki-tô để khỏi mang tiếng là những con  người cả nể, dễ tin.

4/ Nhờ sai lỗi, xem ra như khuyết điểm của Toma nên chúng ta được Chúa ban cho một ân phúc thứ chín: Phúc cho ai không thấy mà tin, khi nói lời này Chúa đã nghĩ đến hàng triệu con người về sau này chưa bao giờ nhìn thấy dung nhan nhưng họ vẫn tin.

5/ Chúng ta luôn cảm thấy hạnh phúc vì tuy chúng ta chưa bao giờ thấy Chúa. Nghe Chúa giảng, được ăn uống với Chúa, nhưng chúng ta tin Chúa qua lời giảng của các tông đồ, là những người dám chết để làm chứng cho Chúa Ki-tô phục sinh.

6/ Cho dù chúng ta chỉ nghe thuật lại một số phép lạ Chúa làm, mà chúng ta tin, cũng nhờ niềm tin này mà chúng ta sẽ được sống. Xin Chúa hãy củng cố niềm tin để chúng ta có thể  mạnh dạn làm chứng cho Chúa.

7/ Đức tin và khoa học là hai thái cực đối nghịch: Chúng ta cần đào sâu Đức Tin, đừng quá ỷ lại, cũng đừng quá lười biếng khiến cho đức Tin của chúng ta ngày càng lụn bại để rồi khi có ai đó đem khoa học ra để minh chứng thì chúng ta chẳng biết gì nên khó lòng đối đáp.

8/ Khoa học chỉ tin những điều họ có thể kiểm chứng: Còn điều chúng ta tin là do lý trí suy xét, do ơn trên từ Thiên Chúa mạc khải mà Thiên Chúa chính là chủ tể của những tạo vật mà khoa học có thể minh chứng để rồi từ chính những tạo vật đó lại dẫn dắt chúng ta đến với Thiên Chúa.

9/ Cách của người tín hữu tin là: Càng yêu mến nhiều khi thì càng tin yêu nhiều, những người có lòng kính mến Chúa nhiều thì không cần phải tin, vì họ đã có cách thấy Chúa.

10/ Gioan tông đồ yêu Chúa nhiều nên ông không cần phải tin, khi thấy bóng thầy trên mặt biển, các ông khác bảo là ma, nhưng Gioan lại bảo: Thầy đấy. Khi thấy ngôi mộ trống, những người khác thì cho là xác thầy bị mất. Nhưng với Gioan thì ông tin là Chúa đã sống lại vì nó phù hợp với những lời kinh thánh đã chép.

11/ Chúa Ki-tô phục sinh nên Ngài không còn bị giới hạn bởi không gian, Chúa có thể cùng lúc xuất hiện ở nhiều nơi. Dù không gian có đóng kín cũng không ngăn được bước chân của Chúa, nên Ngài có mặt trên khắp mọi nẻo đường.

12/ Chúa Giê-su biết các môn đệ đang lo lắng, bất an sau cái chết của Thầy mình, nên lần nào hiện ra Chúa cũng chúc bình an. Chúa còn thổi hơi ban Thánh thần để biến đổi các ông. Ban bình an cũng đồng nghĩa với việc tha thứ mọi lỗi lầm bằng một tấm lòng luôn yêu thương.

13/ Tâm hồn các môn đệ đang tan nát, Chúa ban Thánh thần, Chúa thổi hơi như là một cuộc tạo dựng mới,Ngài đem đến một trật tự ổn định, biến đổi các ông thành những con người mới tràn đầy ơn sủng của Chúa Thánh thần.

14/ Sau khi Chúa Giê-su chịu hành hình, các môn đệ đều tuyệt vọng. Họ đang lo âu buồn bã, chán chường. Họ không muốn sống nữa. Thế nhưng sau khi họ gặp được Đức Ki-tô phục sinh , Maria trở nên vui tươi. Hai  môn đệ trên đường đi Emmaus trở nên phấn khởi. Các môn đệ khác không còn sợ sệt, ẩn núp, nhưng tất cả đều được bình an. Toma bối rối ghi nan nhưng sau đó ông đã vững tin.

15/ Chúa Ki-tô phục sinh, giúp cuộc sống của con người chứa chan niềm hy vọng, và từ nay có ý nghĩa.

16/ Chúa Ki-tô phục sinh như một lệnh truyền được sai đi, Chúa Ki-tô phục sinh là một Tin Mừng lớn lao đem lại bao ý nghĩa cho cuộc đời. Nên các ông đã lập tức đi báo tin, Maria vội chạy về báo tin. Phê-rô và Gioan vội đến xem . Hai môn đệ đi Emmaus lập tức trở về, các ông không còn bị nỗi sợ hãi ám ảnh. Phao-lô sau khi ngã ngựa, ông đã trở thành sứ giả của Tin Mừng không biết mệt mỏi.

17/ Hôm nay Chúa phục sinh đã nói với các ông: Như Cha đã sai Thầy… tất cả những ai được thấy Chúa phục sinh, đều trở thành sứ giả loan báo  tin mừng. Tất cả các môn đệ đều đã lấy máu mình làm chứng cho lời mình rao giảng. Đây là một Tin Mừng không thể nào chống cưỡng , mà phải đi chia sẻ, như thánh Phao-lô đã nói: Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng tin mừng.

18/ Chúa Ki-tô phục sinh luôn ở bên cạnh ta, Ngài ở bên ta trong mọi nơi, mọi lúc, từ tuổi thơ cho đến tới già xế bóng. Chúa ở bên ta trong mọi cảnh ngộ, mọi hoàn cảnh của cuộc đời, Chúa thông lối, Chúa dẫn đường, Chúa an ủi trợ giúp ta.

19/ Chúng ta muốn gặp Ngài, thì cần phải biết lắng nghe, dừng bước, quay đầu lại là chúng ta sẽ gặp được Ngài, gặp được Ngài linh hồn ta sẽ hồi sinh, sẽ được bình an.

20/ Khi nghe đến tên Toma, ai cũng nhớ lại hành động tiêu cực và tai tiếng. Khi ta gặp một tâm hồn nghi ngờ, chai cứng, ta liền nghĩ ngay đến Toma, thế nhưng sao chúng ta chỉ nghĩ đến khía cạnh tiêu cực mà thôi. Sao không suy đến khía cạnh tích cực, nhờ Toma mà chúng ta hôm nay có thể xác tín vững vàng điều mình tin.

21/ Cũng nhờ Toma nên Chúa Giê-su mới ban cho chúng ta phúc thứ chín. Từ sau khi Chúa Giê-su chết, phục sinh và lên trời, chẳng có ai trong chúng ta thấy được Chúa, nhưng nhờ có Toma mà chúng ta hôm nay có được Đức Tin vững chắc, rõ ràng.

22/ Nhờ có yếu tố chủ động đầy tự tin của Toma: Nếu tôi không thấy, không sờ .. thì tôi không tin . Một câu  nói đầy tai tiếng khiến cho ai cũng nghĩ rằng Toma cứng đầu, cứng cổ, luôn nghi ngờ. Nhờ sự trăn trở của ông mà đức Tin thuở ban đầu của các tín hữu trở nên vững chắc.

23/ Nếu hôm trước Toma đòi thấy mới tin, thì 8 ngày sau ông đã có một kiểu tuyên xưng đức Tin rất riêng. Ông rất chân thành khi vừa thờ lạy vừa tuyên xưng : Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi.

24/ Một yếu tố căn bản để có được Đức Tin: Muốn có được Đức Tin thì trước hết là do sự cố gắng của chính mình, sau đó mới kể đến một yếu tố quyết định, đó là sự trợ giúp của Hồng ân Thiên Chúa. Trong trường hợp của Tôma thì hơi ngược ngạo một chút, đó là bản thân ông cho rằng: Phải thấy mới tin, thì hôm nay vào lúc này đây, ông lại cho rằng: Phải tin mới thấy. Bởi vì Chúa Giê-su đã ban phúc thứ 9-> Phúc cho ai không thấy mà tin, bởi vì từ sau các Tông đồ thì chẳng còn có ai có thể thấy Chúa nữa, nhưng có biết bao nhiêu người dám chết để tuyên xưng điều này, có nghĩa là chỉ tin thì đã có được hạnh phúc mà không cần phải thấy!

25/ Điều nào giúp chúng ta nhận ra Chúa Kitô phục sinh? Có thể nào là tiếng Chúa gọi Maria, có phải là cử chỉ Chúa bẻ bánh với 2 môn đệ ở làng Emmaus, có phải là mẻ cá lạ ở Biển Hồ Tibêria. Không phải những sự kiện trên đây mà là bốn dấu đinh nơi chân tay Chúa và một dấu đâm nơi cạnh sườn Chúa, đã làm nên 5 dấu Thánh, có nghĩa là ai có 5 dấu Thánh người đó chính là Đức Kitô phục sinh.

26/ Khi Tôma thấy 5 dấu Thánh này, ông đã kêu to và thờ lạy: Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi! Chúa đã bảo ông: Chớ cứng lòng, nhưng hãy tin!

27/ Như vậy dấu chỉ mà chúng ta nhận ra Chúa Kitô phục sinh không phải là vinh quang chói lọi hay bất cứ một hình ảnh nào khác mà chính là 5 dấu Thánh.

28/ Dấu chỉ để chúng ta nhận ra Đấng Messia: Ngài thật sự là Đấng Messia khi đầu đội vòng gai, mình mặc áo đỏ, sau đó chịu đóng đinh trần truồng trên Thập giá. Ngày nay Đấng Messia còn hiện diện bên trong những anh em đang chịu đau khổ, ngược đãi, tù đày, tra tấn, đói khát, bị chối bỏ, bị giết chỉ vì yêu Chúa, chỉ vì yêu anh em.

29/ Giáo hội dùng Chúa nhật II phục sinh để tôn vinh lòng thương xót Chúa, bởi vì khi các môn đệ bội bạc, bỏ Chúa, chối Chúa, bán Chúa, thì khi Chúa sống lại, ngự giữa các ông, Chúa không hề nhớ đến tội các ông, Chúa tha hết mọi thứ, và chỉ ban bình an cho họ mà thôi, có nghĩa là Chúa chẳng những không chấp tội mà còn ban ơn, chỉ vì lòng Chúa đầy tình thương xót.

30/ Chúng ta noi gương Chúa, đừng bao giờ kết tội anh em, nhưng hãy làm điều tốt cho anh em nếu chúng ta là môn đệ của Chúa phục sinh.  ****

 

Giuse LucaKinh Thánh Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 1305
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  7
 Hôm nay:  114
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11426379
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top