Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng CN 3 Phục Sinh - A / Giuse Luca

CHÚA NHẬT   3  PHỤC SINH   A    

ĐỀ TÀI:  CUỘC GẶP GỠ TRÊN ĐƯỜNG VỀ EMMAUS

 

 

Tung hô Tin Mừng :  Lc 24, 32

Haleluia, Haleluia! Lạy Chúa  Giê-su , xin mở trí cho chúng con hiểu lời Kinh Thánh. Và khi Chúa phán dạy, xin đốt lòng chúng con cháy lửa nồng nàn. - Haleluia.

PHÚC ÂM:  Lc 24, 13-35

« Họ đã nhận ra Chúa khi Người bẻ bánh. »

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Lu-ca.

13 Vào ngày ngày thứ nhất trong tuần, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Em-maus, cách Giê-ru-sa-lem chừng mười một cây số. 14 Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra. 15 Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giê-su tiến đến gần và cùng đi với họ. 16 Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người. 17 Người hỏi họ: “Các anh vừa đi vừa trao đổi với nhau về chuyện gì vậy?” Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu.

18 Một trong hai người tên là Cơ-lê-ô-pát trả lời: “Chắc ông là người duy nhất trú ngụ tại Giê-ru-sa-lem mà không hay biết những chuyện đã xảy ra trong thành mấy bữa nay.” 19 Đức Giê-su hỏi: “Chuyện gì vậy?” Họ thưa: “Chuyện ông Giê-su Na-za-rét. Người là một ngôn sứ đầy uy thế trong việc làm cũng như lời nói trước mặt Thiên Chúa và toàn dân. 20 Thế mà các thượng tế và thủ lãnh của chúng ta đã nộp Người để Người bị án tử hình, và đã đóng đinh Người vào thập giá. 21 Phần chúng tôi, trước đây vẫn hy vọng rằng chính Người là Đấng sẽ cứu chuộc Ít-ra-en. Hơn nữa, những việc ấy xảy ra đến nay là ngày thứ ba rồi. 22 Thật ra, cũng có mấy người đàn bà trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy ra mộ hồi sáng sớm, 23 không thấy xác Người đâu cả, về còn nói là đã thấy Thiên Thần hiện ra bảo rằng Người vẫn sống. 24 Vài người trong nhóm chúng tôi đã ra mộ, và thấy sự việc y như các bà ấy nói; còn chính Người thì họ không thấy.”

25 Bấy giờ Đức Giê-su nói với hai ông rằng: “Các anh chẳng hiểu gì cả! Lòng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! 26 Nào Đấng Kitô lại chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? 27 Rồi bắt đầu từ ông Môsê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh.

28 Khi gần tới làng họ muốn đến, Đức Giê-su làm như còn phải đi xa hơn nữa. 29 Họ nài ép Người rằng: “Mời ông ở lại với chúng tôi, vì trời đã xế chiều, và ngày sắp tàn.” Bấy giờ Người mới vào và ở lại với họ. 30 Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. 31 Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất. 32 Họ mới bảo nhau: “Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?”

33 Ngay lúc ấy, họ đứng dậy, quay trở lại Giê-ru-sa-lem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó. 34 Những người này bảo hai ông: “Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với ông Simôn.” 35 Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình đã nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.    

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/ Tinh thần của các môn đệ khi Thầy mình gặp nạn ra sao?

2/ Nguyên nhân nào gây nên sự đổ vỡ này?

3/ Tinh thần các môn đệ lúc này ra sao?

4/ Tại sao hôm nay gặp Chúa, nhưng họ nhận không ra?

5/ Người bạn đồng hành đã nói những gì với họ?

6/ Chúa Giê-su đã kiên trì như thế nào?

7/ Thái độ của hai môn đệ lúc đó như thế nào?

8/ Tâm trạng của hai ông lúc này ra sao?

9/ Vì sao tâm hồn hai ông lại bình an?

10/  Hãy so sánh tâm trạng của hai ông, và của chúng ta hôm nay như thế nào?

11/  Người Ki-tô hữu hôm nay phải đối diện với những gì?

12/  Tại sao chúng ta không có sức chống cưỡng?

13/  Thực tế Chúa Phục Sinh có bỏ chúng ta không?

14/  Chúa vẫn ở cạnh nhưng sao ta không gặp?

15/  Có Chúa ở cạnh sao ta không thấy?

16/  Làm sao chúng ta có thể  đón nhận Chúa phục sinh?

17/  Làm sao chúng ta có thể hiểu được Lời Chúa?

=>  Hãy tìm câu trả lời từ bài “Tóm ý”.

 

Bài 1: TIA SÁNG GIỮA  MÀN ĐÊM  U TỐI

1/ Bài tin mừng hôm nay chất chứa điều gì? Bài tin mừng hôm nay rất đẹp, rất hay vì nó chất chứa một niềm hy vọng trong sáng, như luồng ánh sáng xưa tan mọi bóng tối thất vọng não nề.

2/ Dấu hiệu nào cho thấy hai môn đệ này đã sa sút niềm tin? Hai môn rời Giê-ru-sa-lem trở về làng cũ, Giê-ru-sa-lem là trung tâm tôn giáo, rời bỏ Giê-ru-sa-lem là dấu hiệu của sự chán nản, bất cần, buông xuôi. Trước kia hai ông bỏ mọi sự mà theo Chúa, nay hai ông tháo lui, trở về như kẻ thua cuộc / ngày ra đi mang theo giấc mộng thành đạt / ngày trở về mang nặng mối u sầu / sầu vì mất người Thầy yêu quý / sầu vì vỡ mộng / hai tâm hồn đang cất bước đi trong não nề.

3/ Giữa lúc buồn tủi nhất thì việc gì đã xảy ra? Giữa lúc tuyệt vọng nhất thì Chúa Giê-su đã xuất hiện, như luồng sáng rực lên giữa đêm đen / niềm vui xóa tan u sầu, ngọn lửa bừng lên sưởi ấm hai trái tim lạnh giá / nơi nào có Chúa ngự đến, nơi đó nhập tràn niềm  an vui và hy vọng.

4/ Các luồng ánh sáng hy vọng đến từ đâu? Luồng sáng đức tin => hai môn đệ có mặt trong cuộc sống của Chúa Giê-su và chứng kiến cái chết của Ngài từ đầu đến cuối, Các ông đã thấy bao nhiêu phép lạ, các ông đã nghe bao nhiêu lời giáo huấn, các ông đã công nhận Ngài là một ngôn sứ cao cả / các ông luôn mong Người là Đấng giải thoát cho dân tộc Israel. Nhưng những việc oái ăm xảy ra trong những ngày vừa qua khiến các ông quá chán nản thất vọng, thất vọng đến nỗi các phụ nữ báo tin Chúa đã phục sinh nhưng các ông nào dám tin.

5/ Chúa Giê-su quở trách thế nào? Lòng trí các anh sao mà chậm tin? Chúa Giê-su kêu gọi đức tin trở về, Chúa khơi dậy niềm tin đã lụi tàn nơi con người các ông / nhưng khi có đức tin, các ông hiểu hết. Đức tin như nguồn sáng giúp chúng ta hiểu hết ý nghĩa của các biến cố trong đời / đức tin là đóm lửa trong đêm đen hy vọng.

6/ Lời Chúa mang đến điều gì? Các môn đệ đọc vanh vách các sách lề luật của Moisen, ngôn sứ, Thánh vịnh, nhưng các ông vẫn thất vọng, các ông đọc thuộc nhưng không hiểu Kinh Thánh, Các ông đọc kinh thánh và thuộc bài, các ông chỉ thuộc những bản văn, những nét chữ vô hồn.

7/ Nhờ đâu các ông hiểu được lời Chúa? Nhờ Chúa Giê-su như người bạn đồng hành giải thích Kinh Thánh, từ sách lề luật, đến sách ngôn sứ, thánh vịnh / nghe Chúa giải thích đến đâu, con tim các ông rộn ràng đến đó, trí các ông bừng sáng như thể ai đốt lửa trong đầu các ông / Chúa đã dạy các ông một cách đọc kinh thánh kiểu mới, phải đọc giữa hàng chữ để thấy ý nghĩa nhiệm mầu, phải đọc phía sau hàng chữ để thấy ý định kỳ diệu của Thiên Chúa, phải đọc Kinh Thánh với Chúa và phải đọc với trái tim yêu mến.

8/ Cách nào để các ông đón nhận lời Chúa? Phải đọc lời Chúa với trái tim rộng mở và tràn đầy tình yêu mến, lời Chúa sẽ gieo vào tâm hồn ta niềm hy vọng, từ đó chúng ta có thể tìm lại được niềm vui cho cuộc đời.

9/ Chúa luôn hiện diện bên chúng ta bằng cách nào? Chúa vẫn đến với chúng ta qua từng Thánh lễ/ Ngài cũng đích thân giảng giải các bài tin mừng và bẻ bánh trao cho chúng ta.

10/ Tại sao chúng ta cần có Chúa? Khi ngắm nhìn Chúa Giê-su đến với hai môn đệ đi Emmaus, chúng ta cũng cần bắt chước hai ông xin mời Chúa ở lại, vì chúng ta cần có Chúa hiện diện, nếu mất Chúa chúng ta lại phải đi tìm/ chúng con quá yếu đuối nên cần Chúa nâng đỡ để ta khỏi ngã quỵ/ không có Chúa, chúng ta mất đi sự nồng nhiệt hăng say.

11/ Sống như chúa phục sinh, chúng ta phải làm gì? Chúng ta phải tập đến với tha nhân, tập đồng hành, tập gợi ý, tập lắng nghe, tập giải thích, tập nhắc nhở và nhất là luôn tìm cách quay lại tìm Chúa và nói với mọi người về Chúa phục sinh.

12/ Nhờ thứ gì nuôi dưỡng niềm hy vọng? Niềm hy vọng trở thành hiện thực khi hai môn đệ thấy Chúa bẻ bánh, chính lúc bẻ bánh mà hai môn đệ nhận ra Chúa phục sinh. Niềm hy vọng đã trở thành hiện thực, chẳng thể nào bán tín bán nghi / hết hoang mang lo lắng, hết còn thấp thỏm lo âu, hết còn hy vọng vì các ông đã gặp chính sự thật.

13/ Nhờ đâu các ông lấy lại sức sống? Cuộc gặp gỡ chỉ thoáng qua sao các ông thấy quá mãn nguyện, Chúa bẻ bánh giúp các ông nhớ lại khi Chúa lập phép Thánh Thể, nhờ Thánh Thể mà con người các ông ra khỏe mạnh, đổi mới / một thân xác mệt nhọc rã rời đã trở nên mạnh mẽ, tươi trẻ, các ông lập tức lên đường trở lại Giê-ru-sa-lem.

14/ Hai ông đã làm gì khi lấy lại sức sống? Khi thất vọng thì trở về quê, khi lấy lại hy vọng thì trở về tìm Thầy, tìm anh em. Đường đi ban ngày mà còn thấy xa xôi ngại ngùng, nhưng giờ thì đường đi tăm tối nhưng sao thấy vui tươi gần gủi / lúc đi cho dù có Chúa bên cạnh nhưng vì con mắt đức tin mù tối nên họ vẫn cảm thấy quá buồn sầu, lúc về tuy không có Thầy nhưng vẫn an tâm vì con mắt đức tin đã sáng / bởi vì Thánh Thể là nguồn lương thực nuôi sống niềm hy vọng.

15/ Khi đã có Chúa, các ông cảm thấy thế nào? Nhờ có Thánh Thể đang ở trong lòng nên đường xa trở nên gần, đường buồn trở nên vui, ở với Thánh Thể là ở với Chúa.

16/ Chúng ta nhìn thấy biến cố Emmaus như thế nào? Đời sống không thiếu những giây phút khó khăn tuyệt vọng / qua biến cố này, Chúa dạy ta rằng: Hãy nhìn các biến cố trong đời bằng con mắt đức tin, dưới ánh sáng đức tin, mọi đau khổ sẽ xuất hiện mang một ý nghĩa tốt đẹp cho cuộc đời. Ánh sáng đức tin thắp sáng niềm hy vọng, hãy biết lắng nghe, đọc và suy gẫm lời Chúa, đừng đọc Kinh Thánh như đọc tiểu thuyết, hãy mở rộng tâm hồn đón nhận lời Chúa rồi hãy đến với bí tích Thánh Thể để lời Chúa đơm hoa kết trái. Lời Chúa và Thánh Thể cũng là lương thực nuôi dưỡng cuộc đời Kitô hữu chúng ta.**R

 

Bài 2: NHẬN RA CHÚA CÁCH NÀO

17/ Vì sao hai môn đệ đi về làng Emmaus? Hai môn đệ này có lẽ đã quá thất vọng, không còn tin tưởng, bèn quyết định quay trở về với những người thân yêu nơi quê quán của mình/ vì đã tới ngày thứ ba mà họ không có được một nguồn tin nào khác chắc chắn.

18/ Vì sao họ không nhận ra Chúa? Bởi vì cặp mắt họ đã bị che phủ bởi những nỗi cay đắng thất vọng / cho dù Chúa vừa đi vừa cắt nghĩa Kinh Thánh nhưng đối với hai ông, Chúa vẫn là một người xa lạ, cho tới khi họ mời Ngài ở lại với họ.

19/ Hai ông đã gặp được Chúa vào lúc nào? Qua câu chuyện chúng ta có thể đi đến một nhận định cụ thể như sau: Hai ông đã được soi sáng và nhận biết Chúa không phải do việc nghe cắt nghĩa Kinh Thánh, nhưng là do một việc làm, một hành động mang tính cách yêu thương, một hành động thực hành lời Chúa /thì mới gặp được Chúa.

20/ Thánh Phaolô đã dạy gì? Thánh Phaolô viết: Không phải những kẻ nghe lề luật mà là những kẻ tuân giữ lề luật thì mới trở nên Công Chính. Bởi đó, khi nghe Lời Chúa, chúng ta phải quyết tâm đem ra thực hành, thì lúc bấy giờ Lời Chúa mới thực sự đem lại lợi ích cho chúng ta. Các ông đã không nhận ra Chúa khi nghe Chúa cắt nghĩa Kinh Thánh, nhưng các ông nhận ra Chúa khi mời Chúa lưu lại nhà mình. Chính vì thế chúng ta cần cố gắng thực hiện những việc bác ái.

21/ Hãy tả về hoạt cảnh của ngày phán xét: Thánh Phaolô khuyên nhủ chúng ta hãy kiên trì trong đức ái. Thánh Phêrô thì dạy: Hãy rộng lượng đón nhận người khác chứ đừng lẩm bẩm kêu trách, còn Chúa Yesus thì mô tả hoạt động phán xét: “vì khi Ta đói, các con đã cho Ta ăn, Ta khát các con đã cho Ta uống, Ta mình trần các con đã cho Ta mặc, khi Ta đau yếu ,tù đày các con đã viếng thăm, Ta là khách bộ hành các con đã cho Ta ở trọ”.

22/ Một câu chuyện về người khách lạ: Câu chuyện kể lại rằng: một người cha trong gia đình rất có lòng hiếu khách, ông thường mời những người lạ, thường là những người nghèo đói, túng thiếu đến nhà ăn cơm. Một ngày kia đang lúc ông rửa tay cho một người khách lạ và đang lúc dẫn vị khách ấy lại bàn ăn, thì vị khách ấy lại biến mất khiến ông vô cùng ngạc nhiên. Thế nhưng đêm đó, Chúa Yesus hiện ra với ông trong giấc ngủ và phán rằng: Những ngày khác con đã đón nhận các chi thể của Ta, còn hôm nay thì con đã đón nhận chính Ta !

23/ Ngày phán xét, Chúa đã nói gì? Đến ngày phán xét, chúng ta sẽ nghe Chúa nói: Những gì chúng con đã làm cho một kẻ hèn mọn nhất, chính là các con đã làm cho Ta / Vì Chúa Yesus luôn hiện diện nơi những người đau khổ, bất hạnh / thế nhưng liệu chúng ta có nhận biết và giúp đỡ cho Ngài không ?

24/ Chúa Phục Sinh đến với hai môn đệ vào thời điểm nào? Chúa đến với hai ông dưới dáng dấp của một người khách lạ / Ngài đến đúng vào lúc hai ông đã quá thất vọng và đang bỏ cuộc, hai ông đang quay quắt và ray rức vì chuyện đã qua / Ngài đi bên cạnh họ, Ngài khiêm tốn để trở nên bạn đồng hành, Ngài muốn gợi chuyện, Ngài muốn tham gia vào câu chuyện đang dở dang của họ.

25/ Cách Chúa Yesus thể hiện sự nhẫn nại: Họ trả lời lạnh nhạt nhưng Chúa không nản lòng, họ cười cợt vì sự thiếu hiểu biết của Chúa: “Chắc chỉ có ông….”.nhưng Chúa Yesus vẫn nhẫn nại, giả vờ như không biết gì: Chuyện gì vậy? Chúa giả vờ như không biết gì để lắng nghe họ nói cho vơi đi nổi niềm, nhưng Chúa cũng chợt nhận ra nổi niềm hy vọng của họ trước kia, giờ đây chỉ còn là quá khứ, niềm tin của các ông đã trở nên chai lì, bởi vì họ đâu có tin vào lời của các bà ra thăm mộ rồi chạy về thuật lại.

26/ Khi đang thất vọng nhất thì họ đã nghĩ Chúa là ai? Khi lắng nghe họ nói, Chúa nhận ra mấu chốt của vấn đề, nhưng câu hỏi mà họ chưa thể tìm ra lời giải đáp: một người như Chúa Yesus, Người mà họ luôn tin là Đức Kitô, lại đang bị đóng đinh như một kẻ tội đồ, như một kẻ bị Thiên Chúa chúc dữ ?

27/ Đau khổ đóng vai trò gì trong chương trình cứu độ ? Chúa Yesus đã dùng Kinh Thánh để giải thích cho các ông, Chúa cũng đã vén mở ý nghĩa của màu nhiệm đau khổ, đau khổ là nhịp cầu mà Đức Kitô phải vượt qua vì bên kia bờ là niềm vinh quang bất diệt. Đau khổ không phải là chuyện đau khổ, rủi ro. Nhưng nó có chỗ đứng, nó là nấc thang trong chương trình cứu độ / thánh giá đối với loài người là nỗi ô nhục, đối với Chúa là niềm vinh quang phục sinh.

28/ Do đâu họ nhận ra Chúa? Họ cố nài ép, mời Chúa ở lại dùng bữa ăn chiều, và cũng chính lúc Ngài cầm bánh bẻ ra trao cho họ, thì họ nhận ra vị khách lạ chính là Thầy Yesus.

29/ Rút kinh nghiệm từ hai môn đệ Emmaus là gì? Kinh nghiệm từ hai môn đệ cũng là kinh nghiệm dành cho chúng ta, chính lúc ta tưởng rằng mất Chúa thì Ngài lại đang ở gần bên, lúc ta nhận ra Ngài đang ở gần bên thì Ngài lại biến đi mất rồi. Nhưng chính lúc Ngài biến mất thì ta lại cảm nghiệm sâu xa hơn sự hiện diện của Ngài.

30/ Đấng phục sinh hôm nay sẽ mang hình hài như thế nào? Đấng phục sinh đến với ta qua một người lạ, người quen mà ta gặp tình cờ, nói chuyện với Ngài và qua Ngài ta có được niềm tin yêu, hy vọng / muốn sống như Chúa phục sinh, ta phải tập đến với tha nhân, tập đồng hành, tập gợi ý, tập lắng nghe, tập chia sẻ với họ.

31/ Tại sao vẫn có nhiều người lê gót đi về Emmaus? Hai môn đệ đi theo Chúa nhưng lại hiểu sai về đường lối của Chúa. Họ chỉ tin Chúa nửa vời nên khi nhìn thấy Chúa bị bắt, bị giết chết, họ đâm ra ngã lòng / người Kitô hữu của chúng ta cũng tin Chúa kiểu này, khi thịnh vượng thì phấn khởi, hồ hỡi theo Chúa, nhưng khi gặp điều trái ý, thất bại, khổ đau thì ngã lòng trông cậy. Vì quá buồn phiền, quá thất vọng nên chẳng còn thấy Chúa đâu nữa cả, cho dù Chúa đang đi bên cạnh.**R

 

Bài 3: CÓ CHÚA CÙNG ĐỒNG HÀNH .

32/Vì sao Thánh Luca lại đưa câu chuyện này vào ngày phục sinh? Hai người, một người được nêu tên là Cle-opat, cả hai cùng rời bỏ Giê-ru-sa-lem sau hai ngày mà tấn thảm kịch thập giá đã xảy ra, và Thánh Luca đã đưa câu chuyện này vào cùng thời điểm với Chúa Ki-tô phục sinh.

33/Vì sao họ lại rời thánh đô ? Điều này minh chứng rõ ràng: Cộng đoàn nhỏ bé ngày trước đã đi theo Thầy Giê-su. Hôm nay thầy ấy chết rồi, cho nên họ cũng rã đám phiền muộn, thất vọng, không ai còn hy vọng điều gì nữa. Mỗi người chán nản, mong muốn trở lại với nghề cũ mà mình từng sinh sống trước đây.

34/Vì sao Chúa lại đồng hành với họ? Chúa Giê-su cảm nhận được tình bằng hữu của họ đối với Ngài. Họ đã khóc thương cái chết của Chúa và tiếc nuối giấc mơ không thành của chính mình. Chúa muốn đồng hành với họ mang một ý nghĩa phàm trần. Nhưng lộ trình như thế này còn mang một ý nghĩa tâm linh.

35/Thứ gì đã che mắt họ? Sự gặp gỡ của họ với Đấng Phục Sinh cũng chưa có gì khác biệt so với trước đây cho nên họ cũng chưa nhận được ra Ngài. Cũng như bà Maria Madala khi gặp Ngài bên ngôi mộ trống, bà cũng chưa thể nhận ra Ngài. Cho đến khi Ngài làm dấu để tỏ mình.

36/Chúa Giê-su đã mở lòng họ như thế nào? Từng bước một, Chúa soi trí mở lòng để cho hai ông có thể tự mình phân tách được các biến cố và hiểu ra. Chúa đích thân giải thích về sự sống và cái chết của Chúa.

37/Chúa đã soi trí mở lòng như thế nào? Đối với những kẻ tin Ngài là một ngôn sứ thì Chúa đã giải thích và minh chứng cho họ thấy: Ngài là Đấng Messia. Còn đối với những ai đang chờ đợi vị cứu tinh, thì Ngài giúp họ khám phá ra mầu nhiệm vượt qua / cho họ thấy con đường mà Đức Ki-tô phải đi, giúp cho bình minh cứu độ hé dần lên trong tâm trí họ. Chúa đã đem ngọn lửa sưởi ấm tâm hồn họ, để rồi sau này họ sẽ tự mình thốt lên : Dọc đường khi Ngài nói chuyện và giải thích…lòng chúng ta đã chẳng rạo rực đó sao?

38/Chúa làm thế nào để mắt họ có thể sáng ra? Chúa Giê-su muốn thắp sáng lại niềm tin trong lòng họ. Chúa phải giả vờ như còn phải tiếp tục cuộc hành trình của mình. Chúa không muốn gợi ý nhưng là chờ đợi lời mời từ chính miệng họ và Chúa đã chấp nhận lời mời / Chúa đã đáp trả tấm thịnh tình của họ một cách tuyệt vời. Trong khi họ bày tỏ lòng hiếu khách và mời Ngài một bữa ăn thì Chúa đã đáp lại bằng việc bẻ bánh và mặc khải cho họ về con người thật của mình.

39/Làm sao họ có thể nhận ra Thầy mình? Chúa Giêsu đã dùng đúng những cử chỉ và từ ngữ lúc Ngài thiết lập bàn tiệc thánh thể : “ Ngài cầm lấy bánh (Lc 22,19) lập tức hai ông nhận ra đây là cử chỉ tái diễn bữa tiệc ly trước đây và sau đó phụng vụ đã dựa trên sự kiện bẻ bánh này để biện minh cho việc giáo dân rước lễ dưới hình bánh.

40/Người Tín hữu có thể gặp gỡ Đấng phục sinh ở đâu? Từ xa xưa cho đến hôm nay, nhiều nhà chú giải không đồng nhất ý kiến về điều này, cũng có người bác bỏ cử chỉ bẻ bánh của Chúa Giê-su hôm nay. Họ biện luận như sau : Hai môn đệ hôm nay không phải là Tông đồ. Cho nên họ không được tham dự vào bữa tiệc ly trước đó, thì làm sao họ có thể nhận ra bí tích thánh thể nơi cử chỉ bẻ bánh của Chúa Giê-su. Nhưng có một xác định đáng chú ý: Đức Giê-su đã cử hành bí tích thánh thể vào buổi chiều tiệc ly. Trước cuộc tử nạn và phục sinh của Ngài. Cho nên Ngài đã hiện diện hữu hình với các Tông đồ của Ngài. Trong khi ở Emmaus: Ngài biến mất trước mắt các ông. Kể từ đó bí tích thánh thể nói lên điều này: Chỉ duy có hình bánh nói lên sự hiện diện của Đấng Phục Sinh, và cũng kể từ đây : Hình bánh chính là nơi gặp gỡ của các tín hữu với Đấng phục sinh ở nơi bàn tiệc thánh thể.

41/Câu chuyên Emmaus hôm nay mang ý nghĩa nào? Ở nơi câu chuyện hôm nay, chúng ta có thể tìm thấy đủ phụng vụ thánh thể. Vừa được đọc và suy niệm lời Chúa (dọc đường). Sau đó, là cử chỉ dâng hiến cho Thiên Chúa và chia sẻ cho nhau trong việc bẻ bánh.

42/Cuộc gặp gỡ hôm nay được củng cố thêm bởi điều gì? Trong khi 2 môn đệ này quay trở lại Giê-ru-sa-lem ngay tức khắc sau đó họ cũng gặp lại các Tông đồ. Các ông kia  cũng đang tụ họp ở nơi đó, cuộc gặp của hai người với Đấng phục sinh ở Emmaus đã được củng cố thêm chứng cứ và kinh nghiệm của Thánh Phê-rô “ Chúa đã sống lại thật rồi và đã hiện ra với ông Simon”

43/Đặc điểm của Luca trong câu chuyện Emmaus này là gì? Ông là người duy nhất nêu lên việc Đấng phục sinh đã hiện ra với một mình Thánh Phê-rô. Mục đích của lời kết thúc này nói lên rằng : Giáo hội được lãnh đạo dưới uy quyền tối cao của Thánh Phê-rô. **R

 

Bài 4: CÁCH NHẬN RA CHÚA PHỤC SINH 

44/ Tinh thần của các môn đệ ra sao khi Thầy mình gặp nạn? Cuộc thương khó của Chúa Giêsu đã ảnh hưởng nặng nề trong tâm hồn các môn đệ. Trước kia các ông phấn khởi bao nhiêu thì giờ đây các ông chán nản, thất vọng bấy nhiêu. Mọi dự tính cho tương lai đã tan biến, mọi ảo ảnh cho vinh quang đều không còn. Tất cả đã đổ vỡ và mất hết.

45/ Nguyên nhân nào đã gây nên sự tan vỡ này? Đang yên đang lành tự nhiên Thầy mình lại bị bắt, bị hành hình, bị giết chết đau thương trên thập giá. Mọi ước mơ đều đã bị chôn vùi cùng với thi hài của Thầy trong mộ đá.

46/ Tinh thần của các môn đệ lúc này ra sao? Họ đã mất tinh thần, hết hi vọng, họ đang than thân trách phận, buồn rầu khóc lóc thương tiếc cho Thầy mình. Chẳng còn ai có thể đủ uy tín để dẫn dắt, để củng cố niềm tin cho họ / với một tâm trạng như vậy nên đã có nhiều người rủ nhau đi về nhà ,mà điển hình như là hai môn đệ hôm nay đi về Emmaus.

47/ Tuy được gặp thầy, nhưng sao họ lại không nhận ra? phần thì chán nản hoang mang,  phần thì nặng nề chua xót, giữa lúc như vậy thì Chúa đến. Nhưng mắt các ông như có đám mây mù che, nên các ông không thể nhận ra cũng là điều dễ hiểu. Bởi vì giờ đây xác của Thầy đang nằm trong mộ đá với mình mẩy đầy thương tích tan nát.

48/  Người bạn đồng hành đã chia sẻ điều gì với họ? Chúa Giêsu đã khéo léo gợi ý để hai ông bộc lộ cõi lòng tuôn hết mọi nỗi buồn rầu ra ngoài. Sau đó Chúa mới làm chủ câu chuyện. Chúa trách 2 môn đệ sao không tin vào lời các ngôn sứ / bởi vì đấng Kitô phải chịu như vậy rồi mới bước vào Vinh Quang của Cha Ngài.

49/ Chúa Giêsu đã thuyết phục họ như thế nào? Trong suốt cuộc hành trình dài 3 giờ đồng hồ (11 cây số) Chúa phục sinh đã phải nói liên tục. Chúa nhắc lại toàn bộ những gì có liên quan đến Đấng Cứu Thế đã có ghi chép trong Cựu Ước. Chúa giải thích tường tận từng điểm để cho hai ông hiểu .

50/ Thái độ của hai ông lúc này như thế nào? Kinh Thánh không diễn tả về thái độ của hai ông vào lúc đó khi nghe Chúa Giải thích. Nhưng chúng ta có thể đoán chắc rằng: hai ông nghe rất chăm chú và thích thú, say mê là đằng khác. Bởi vì các ông chưa bao giờ gặp một ông thầy lỗi lạc về Kinh Thánh như thế, cũng chưa bao giờ các ông hiểu được rõ ràng và sâu xa như vậy, cũng chưa bao giờ lòng các ông bừng cháy lên như vậy .

51/ Tâm trạng các ông bây giờ ra sao? không biết là mọi nỗi buồn sầu đã tan biến đi khi nào hai ông không chán nản buông xuôi nữa; trái lại lòng các ông lúc này lại tràn ngập niềm vui và hai ông đang có một thứ bình an dịu dàng trong tâm hồn mình.

52/ Thứ bình an nào mà hai ông đang có? Các ông vui vì thầy mình đã chiến thắng, là thứ bình an của Chúa Phục Sinh. Dù các ông chưa cảm nhận được niềm vui sâu xa ấy. Nhưng sự thanh thản vui sướng đang đi vào cõi lòng hai ông. Tâm hồn hai ông đang bừng sáng, đang ngập tràn hy vọng, lòng hai ông đã ngập tràn niềm tin yêu vào thầy mình

53/ Chúng ta nên so sánh thế nào với tâm tình của hai môn đệ hôm nay? Cuộc hành trình của hai môn đệ hôm nay từ Giêrusalem đi về Emmaus.  Đối với họ lúc này => Giêrusalem là biểu tượng của đau thương, mất mát, chán chường; từ trong đống đổ vỡ đó hai môn đệ đã ra đi. Cuộc sống của Kitô hữu hôm nay cũng đâu sáng sủa gì hơn 2 môn đệ này. Cũng có nhiều lo toan cho cuộc đời mà nặng nề nhất chính là kế sinh nhai, lại còn phải chạy theo tiện nghi vật chất và những đòi hỏi của thời đại. Mỗi ngày mỗi nhiều ,mỗi đa dạng / biết bao nghịch cảnh đau khổ không thể thiếu trong đời sống của mỗi người.

54/ Đời sống Kitô Hữu đang phải đối diện với những điều gì? nào là lo đủ chuyện cho gia đình, xã hội, bà con bạn bè, giao tiếp trong làm ăn. Thân xác thì mệt nhọc tâm hồn thì bực bội bệnh tật, nắng mưa thất thường. Đôi khi tai nạn thình lình ập tới, bên cạnh đó còn có biết bao nhiêu nỗi thống khổ trong việc sống đạo. Vật chất níu kéo làm mất đi lửa nhiệt tình và những gì là linh thánh trong đạo. Có khi còn có thói quen sống đạo cho có lệ, chỉ sống hình thức và còn phải chịu nhiều áp lực của tiền bạc, của thú vui dù biết những thứ đó đi ngược lại với luật lệ tôn giáo

55/ Tại sao chúng ta không chống cưỡng nổi? Dù biết là sai, dù biết sống như thế sẽ làm Chúa buồn lòng. Nhưng những cám dỗ kia lại quá ngọt ngào, quá thân thiết, quá gần gũi, quá cần thiết và lại đang ở trong tầm tay. Lương tâm luôn bị giằng co, buông xuôi thì không dám mà dứt khoát thì không đành lòng, đời sống người Kitô Hữu luôn phũ phàng là như vậy.

56/ Nhưng thực tế thì ra sao? các môn đệ đang quá chán nản nhưng Chúa lại luôn ở cận kề một bên. Người Kitô Hữu luôn cảm nhận Chúa Kitô phục sinh lại luôn có mặt, luôn đồng hành ,luôn cắt nghĩa, luôn giảng giải cho chúng ta trong suốt đoạn đường trần gian đi về quê trời.

57/ Có Chúa ở cạnh nhưng sao ta lại không gặp? Thực ra mỗi người Kitô Hữu đều nhớ tới Chúa phục sinh, đều ý thức rằng Chúa đang đồng hành với mình trong từng công việc. từng hy sinh cố gắng, từng niềm vui nỗi buồn, từng phút từng giây ở mọi nơi mọi lúc/  nhưng chỉ vì mắt ta bị che, trí ta bị mù tối.

58/ Một câu hỏi cần được trả lời: có Chúa Nhưng tại sao ta không thấy. 2 môn đệ hôm nay dù chính mắt họ trông thấy, dù tai họ đang nghe Chúa phục sinh nhưng họ đâu có nhận ra Chúa. Cho nên việc thấy Chúa là không cần thiết vì chính Chúa Giêsu đã :nói phúc cho ai không thấy mà tin.

59/ Như vậy điều cần thiết chúng ta phải làm là gì? Người tín hữu cần phải nhờ Đức tin mà nhận ra Chúa Phục Sinh luôn ở với mình và đang ở trong đời mình. Cách thức Chúa đã làm với hai môn đệ hôm nay đó là giải thích Kinh Thánh minh chứng và Mặc Khải những điều mà hai môn đệ chưa hiểu để hai ông có thể lấy lại niềm tin mà nhận ra ngài. Ngày nay, Chúa cũng vẫn dùng một cách như thế là dùng Lời Ngài trong Kinh Thánh để giải thích mầu nhiệm của ngài cụ thể nhất chính là Mầu nhiệm vượt qua.

60/ Chúa Giêsu làm điều này bằng cách nào? khi nói lời Chúa và giải thích Kinh Thánh Chúa Kitô phục sinh sẽ thông ban Thánh thần cho những ai khao khát Lời ngài qua việc chuyên cần lắng nghe. Chúa thánh thần sẽ từng bước dẫn dắt chúng ta đến với Chúa Phục Sinh và được đồng hành cùng với Chúa phục sinh mỗi ngày một gần gũi và sâu xa hơn.

61/ Làm sao để chúng ta có thể hiểu được lời Chúa? chúng ta phải đọc và nghe Kinh Thánh mỗi ngày. Cho dù là riêng tư hay trong phụng vụ Cộng đoàn. Khi ấy tôi phải tin chắc rằng: Chính Đức Kitô đích thân chứ không phải ai khác nói và giải thích lời Chúa, và lời sách thánh cho chúng ta nghe, khi đó tôi tin Chúa ở mức độ nào thì Chúa cũng yêu thương tôi ở mức độ ấy. Chỉ khi nào tôi hiểu Chúa, tôi mới tin Chúa mới đi theo Chúa và Chúa sẽ dẫn tôi đến phúc Trường Sinh. **R

 

TÓM Ý

1/Tinh thần của các môn đệ khi Thầy mình gặp nạn ra sao? Cuộc khổ nạn của Chúa Giê-su đã ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần của các môn đệ. Lúc trước các ông phấn khởi bao nhiêu thì lúc này các ông thất vọng bấy nhiêu.

2/Nguyên nhân nào gây nên sự đổ vỡ này? Đang yên lành, tự nhiên thấy Thầy mình bị bắt, bị giết như một tên tội phạm. Mọi dự tính, mọi ước mơ đều bị đem chôn trong mồ cùng với Thầy.

3/Tinh thần các môn đệ lúc này ra sao? Họ mất tinh thần, họ thất vọng, họ buồn rầu khóc lóc, thương tiếc cho Thầy mình. Chẳng còn có ai đủ khả năng để an ủi, dẫn dắt nên có nhiều người thất vọng, rủ nhau đi về quê.

4/Tại sao hôm nay gặp Chúa, nhưng họ nhận không ra? Vì họ đang chán nản, hoang mang, nặng nề, chua xót. Đầu óc các ông lúc này như bị đám mây mù che khuất. Các ông cứ nghĩ là xác Thầy mình đang nằm trong mộ đá với mình mẩy đầy thương tích. Nên làm sao có thể nhận ra người đang đi bên cạnh lại là chính là Thầy mình.

5/Người bạn đồng hành đã nói những gì với họ? Chúa làm bộ gợi ý để họ bộc lộ cõi lòng. Sau đó, Chúa mới trách móc các ông, rồi Chúa cắt nghĩa từng lời tiên báo của các ngôn sứ và kết luận : Đức Ki-tô phải trải qua đau khổ rồi mới bước vào nơi vinh quang.

6/Chúa Giê-su đã kiên trì như thế nào? Trong suốt 3 giờ đi bộ, Chúa đã liên tục cắt nghĩa kinh thánh, những gì có liên quan đến cuộc đời và sứ vụ của Chúa cứu thế, Chúa giải thích thật rõ ràng để cho hai ông hiểu.

7/Thái độ của hai môn đệ lúc đó như thế nào? Kinh Thánh không diễn tả điều này, nhưng bằng thái độ lắng nghe chăm chú của hai ông. Chúng ta có thể đoán biết rằng : các ông rất say mê, đã hiểu thấu, lòng các ông đang phấn khởi và bừng cháy tia lửa tin yêu, hy vọng.

8/Tâm trạng của hai ông lúc này ra sao? Hai ông không còn chán nản, buông xuôi nhưng là phấn khởi vui mừng. Mọi nỗi buồn rầu đã tan biến. Trong lòng hai ông lúc này đang tràn ngập sự bình an .

9/Vì sao tâm hồn hai ông lại bình an? Các ông vui mừng vì Thầy mình đã chiến thắng như Lời Ngài đã hứa. Sự thích thú vui sướng đang đi vào cõi lòng hai ông. Hai ông đang tràn ngập niềm tin yêu vào Thầy mình.

10/Hãy so sánh tâm trạng của hai ông, và của chúng ta hôm nay như thế nào? Hai ông đã coi Giê-ru-sa-lem như biểu tượng của đau thương và mất mát. Từ đống đổ vỡ đó các ông đã thất vọng đi ra. Cuộc sống người tín hữu hôm nay cũng đâu hơn gì hai môn đệ này. Chúng ta sống đạo nhưng lại quá nặng về lo toan vật chất, ai cũng chạy theo nhu cầu của thời đại. Mỗi ngày nỗi lo về vật chất, tiện nghi càng lớn hơn. Làm cho Đức Tin của chúng ta càng thêm thui chột hơn.

11/Người Ki-tô hữu hôm nay phải đối diện với những gì? Đủ thứ mối lo cho gia đình, lo cơm áo gạo tiền, lo học phí cho con, kinh phí khám chữa bệnh, sinh hoạt, giao lưu với bà con bạn bè. Thân xác mỏi mệt, bệnh tật, tâm hồn thì âu lo sầu khổ. Nỗi lo vật chất đã làm mỏi mòn ngọn lửa nhiệt tình, cho nên con người hôm nay chỉ muốn sống đạo cho có lệ. Chỉ sống hình thức, bên cạnh việc thờ Chúa. Nhiều người còn thờ ông thần tài cho chắc ăn.

12/Tại sao chúng ta không có sức chống cưỡng? Dù biết sống thế là sai .Dù biết làm vậy là Chúa sẽ buồn. Nhưng những cơn cám dỗ lại quá ngọt ngào, những niềm an ủi quá thực dụng cho nên ai cũng sống trong tâm trạng giằng co ,không dám dứt khoát / Sống Đức tin phũ phàng là như vậy đấy.

13/Thực tế Chúa Phục Sinh có bỏ chúng ta không? Thưa không; Chúa vẫn luôn đồng hành, Chúa vẫn đi bên cạnh, Chúa vẫn giảng dạy, giải thích, quan tâm, giúp đỡ từng người trên suốt chặng đường trần gian về quê trời. Nhưng chúng ta có nhìn ra, có đón nhận  Ngài không / đó là quyền tự do của mỗi người.

14/Chúa vẫn ở cạnh nhưng sao ta không gặp? Thật ra ai cũng tin Chúa ,cũng biết Chúa đang ở cạnh / thế nhưng vì cám dỗ tiện nghi vật chất, thú vui danh vọng nó ở quá gần và quá ngọt ngào, nó làm cho tai ta bị điếc, mắt ra mù, chân ra què , tay bị liệt /nên ta không thể đồng hành / không thể nghe Chúa, không thể thấy Chúa, không thể đi theo Chúa.

15/Có Chúa ở cạnh sao ta không thấy? Hai môn đệ hôm nay vẫn thấy, vẫn nghe nhưng chưa nhận ra / họ đợi mãi đến khi được cùng chung bàn, cùng bẻ bánh với Chúa thì lúc đó mắt họ mới sáng ra. Nhưng việc thấy Chúa bằng con mắt thể lý là không cần thiết. Vì dân Do Thái đã thấy Chúa tỏ tường, nhưng họ đâu có tin. Vì vậy Chúa mới nói cùng Toma:” Phúc Cho ai không thấy mà tin.

16/Làm sao chúng ta có thể  đón nhận Chúa phục sinh? Những gì Chúa Ki-tô đã làm cho hai môn đệ trên đường đi Emmaus, Chúa cũng đang làm với mỗi người chúng ta. Chúa vẫn hiện diện trong Lời Chúa, trong bí tích Thánh Thể, Trong các Đấng bề trên, và trong những người anh em chúng ta. Chúng ta có lắng nghe có tham dự, có đón nhận, có vâng phục, có chia sẻ hay không là do quyền tự do của mỗi người. Chúng ta hãy cầu xin Thánh Linh dẫn dắt chúng ta.

17/Làm sao chúng ta có thể hiểu được Lời Chúa? Dù ngày xưa hay cho dù là hôm nay. Lúc nào Chúa Ki-tô cũng đích thân dạy dỗ chúng ta. Nhưng tôi tin Chúa ở mức độ nào / là cách  tôi sống niềm tin như thế nào với Chúa, với giáo hội và với anh em. Chỉ có những điều này mới là những chứng minh cụ thể nhất .  **R

 

Giuse Luca / Kinh Thánh Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 1342
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  20
 Hôm nay:  2182
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11420016
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top