CHÚA NHẬT 4 MÙA CHAY A
ĐỀ TÀI: CHÚA CHỮA ANH MÙ BẨM SINH
Tung hô Tin Mừng: Ga 8, 12
Chúa nói: Tôi là ánh sáng thế gian. Ai theo tôi, sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống.
PHÚC ÂM: Ga 9, 1-41
Anh mù đến rửa ở hồ Si-lô-ác và khi về thì nhìn thấy được.
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gio-an.
1 Khi ra khỏi Đền Thờ, Đức Giê-su nhìn thấy một người mù từ thuở mới sinh. 2 Các môn đệ hỏi Người: "Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta?" 3 Đức Giê-su trả lời: "Không phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta đã phạm tội. Nhưng sở dĩ như thế là để thiên hạ nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh. 4 Chúng ta phải thực hiện công trình của Đấng đã sai Thầy, khi trời còn sáng; đêm đến, không ai có thể làm việc được. 5 Bao lâu Thầy còn ở thế gian, Thầy là ánh sáng thế gian."
6 Nói xong, Đức Giê-su nhổ nước miếng xuống đất, trộn thành bùn và xức vào mắt người mù, 7 rồi bảo anh ta: "Anh hãy đến hồ Si-lô-ác mà rửa" (Si-lô-ác có nghĩa là: người được sai phái). Vậy anh ta đến rửa ở hồ, và khi về thì nhìn thấy được.
8 Các người láng giềng và những kẻ trước kia thường thấy anh ta ăn xin mới nói: "Hắn không phải là người vẫn ngồi ăn xin đó sao?" 9 Có người nói: "Chính hắn đó!" Kẻ khác lại rằng: "Không phải đâu! Nhưng là một đứa nào giống hắn đó thôi!" Còn anh ta thì quả quyết: "Chính tôi đây!" 10 Người ta liền hỏi anh: "Vậy, làm sao mắt anh lại mở ra được như thế?" 11 Anh ta trả lời: "Người tên là Giê-su đã trộn một chút bùn, xức vào mắt tôi, rồi bảo: "Anh hãy đến hồ Si-lô-ác mà rửa. Tôi đã đi, đã rửa và tôi nhìn thấy." 12 Họ lại hỏi anh: "Ông ấy ở đâu?" Anh ta đáp: "Tôi không biết."
13 Họ dẫn kẻ trước đây bị mù đến với những người Pha-ri-sêu. 14 Nhưng ngày Đức Giê-su trộn chút bùn và làm cho mắt anh ta mở ra lại là ngày sa-bát. 15 Vậy, các người Pha-ri-sêu hỏi thêm một lần nữa làm sao anh nhìn thấy được. Anh trả lời: "Ông ấy lấy bùn thoa vào mắt tôi, tôi rửa và tôi nhìn thấy." 16 Trong nhóm Pha-ri-sêu, người thì nói: "Ông ta không thể là người của Thiên Chúa được, vì không giữ ngày sa-bát"; kẻ thì bảo: "Một người tội lỗi sao có thể làm được những dấu lạ như vậy? " Thế là họ đâm ra chia rẽ. 17 Họ lại hỏi người mù: "Còn anh, anh nghĩ gì về người đã mở mắt cho anh? " Anh đáp: "Người là một vị ngôn sứ! "
18 Người Do-thái không tin là trước đây anh bị mù mà nay nhìn thấy được, nên đã gọi cha mẹ anh ta đến. 19 Họ hỏi: "Anh này có phải là con ông bà không? Ông bà nói là anh bị mù từ khi mới sinh, vậy sao bây giờ anh lại nhìn thấy được?" 20 Cha mẹ anh đáp: "Chúng tôi biết nó là con chúng tôi, nó bị mù từ khi mới sinh. 21 Còn bây giờ làm sao nó thấy được, chúng tôi không biết, hoặc có ai đã mở mắt cho nó, chúng tôi cũng chẳng hay. Xin các ông cứ hỏi nó; nó đã khôn lớn rồi, nó có thể tự khai được." 22 Cha mẹ anh nói thế vì sợ người Do-thái. Thật vậy, người Do-thái đã đồng lòng trục xuất khỏi hội đường kẻ nào dám tuyên xưng Đức Giê-su là Đấng Ki-tô. 23 Vì thế, cha mẹ anh mới nói: "Nó đã khôn lớn rồi, xin các ông cứ hỏi nó."
24 Một lần nữa, họ gọi người trước đây bị mù đến và bảo: "Anh hãy tôn vinh Thiên Chúa. Chúng ta đây, chúng ta biết ông ấy là người tội lỗi." 25 Anh ta đáp: "Ông ấy có phải là người tội lỗi hay không, tôi không biết. Tôi chỉ biết một điều: trước đây tôi bị mù mà nay tôi nhìn thấy được!" 26 Họ mới nói với anh: "Ông ấy đã làm gì cho anh? Ông ấy đã mở mắt cho anh thế nào?" 27 Anh trả lời: "Tôi đã nói với các ông rồi mà các ông vẫn không chịu nghe. Tại sao các ông còn muốn nghe lại chuyện đó nữa? Hay các ông cũng muốn làm môn đệ ông ấy chăng?" 28 Họ liền mắng nhiếc anh: "Có mày mới là môn đệ của ông ấy; còn chúng ta, chúng ta là môn đệ của ông Mô-sê. 29 Chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã nói với ông Mô-sê; nhưng chúng ta không biết ông Giê-su ấy bởi đâu mà đến." 30 Anh đáp: "Kể cũng lạ thật! Các ông không biết ông ấy bởi đâu mà đến, thế mà ông ấy lại là người đã mở mắt tôi! 31 Chúng ta biết: Thiên Chúa không nhậm lời những kẻ tội lỗi; còn ai kính sợ Thiên Chúa và làm theo ý của Người, thì Người nhậm lời kẻ ấy. 32 Xưa nay chưa hề nghe nói có ai đã mở mắt cho người mù từ lúc mới sinh. 33 Nếu không phải là người bởi Thiên Chúa mà đến, thì ông ta đã chẳng làm được gì." 34 Họ đối lại: "Mày sinh ra tội lỗi ngập đầu, thế mà mày lại muốn làm thầy chúng ta ư? " Rồi họ trục xuất anh.
35 Đức Giê-su nghe nói họ đã trục xuất anh. Khi gặp lại anh, Người hỏi: "Anh có tin vào Con Người không?" 36 Anh đáp: "Thưa Ngài, Đấng ấy là ai để tôi tin?" 37 Đức Giê-su trả lời: "Anh đã thấy Người. Chính Người đang nói với anh đây." 38 Anh nói: "Thưa Ngài, tôi tin." Rồi anh sấp mình xuống trước mặt Người.
39 Đức Giê-su nói: "Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù!"
40 Những người Pha-ri-sêu đang ở đó với Đức Giê-su nghe vậy, liền lên tiếng: "Thế ra cả chúng tôi cũng đui mù hay sao?" 41 Đức Giê-su bảo họ: "Nếu các ông đui mù, thì các ông đã chẳng có tội. Nhưng giờ đây các ông nói rằng: "Chúng tôi thấy", nên tội các ông vẫn còn! "
Đó là lời Chúa.
CÂU HỎI GỢI Ý GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG
1/ Người mù bất hạnh như thế nào ?
2/ Thế nào là có mắt như mù ?
3/ Tinh thần luật phải như thế nào ?
4/ Thế nào là kẻ mù quáng ?
5/ Tại sao kẻ cố chấp lại mù ?
6/ Kẻ cố chấp là gì ?
7/ Thế nào là đôi mắt sáng ?
8/ Có mấy thứ đêm tối ?
9/ Tin là gì ?
10/ Tin thì phải thế nào ?
11/ Đức tin anh mù tiến triển như thế nào ?
12/ Khi nào thì có Chúa đến ?
13/ Đức tin phải chịu thử thách như thế nào ?
14/ Tại sao đức tin cần mài dũa ?
15/ Muốn bảo vệ đức tin, ta cần làm gì ?
16/ Thứ gì có thể dập tắt đức tin ?
17/ Biệt phái lý luận thế nào ?
18/ Vì sao Biệt Phái không dám thay đổi ?
19/ Người bị mù do tội của ai ?
20/ Biệt phái giống với ai ?
21/ Thứ gì làm chúng ta mù ?
22/ Làm sao chúng ta có thể gặp chân lý ?
23/ Vì sao Biệt Phái lại bị mù ?
24/ Khước từ là gì ?
25/ Tội cố tình không muốn thấy là gì ?
=> Xem gợi ý trả lời ở phần "Tóm Ý"
Bài 1: PHẢN ỨNG CỦA DÂN CHÚNG VÀ THÁI ĐỘ CỦA CHÚA GIÊ-SU
1/Vì sao việc Chúa làm lại gây nhiều tranh luận? Việc Chúa làm xem ra rất tốt đẹp nhưng lại gây ra nhiều bàn luận, tranh cãi trong dân chúng. Nhất là đối với cấp lãnh đạo Do Thái tại đền thờ. Một việc làm tốt nhưng bị hiểu sai vì Chúa đã thực hiện điều đó trong ngày Sabat và chính Chúa Giê-su lại trở thành tâm điểm của sự chống đối này.
2/Dấu lạ nào đưa tới dấu lạ nào? Theo Tin Mừng Gioan thì những phép lạ Chúa Giê-su làm. Không chỉ là những sự lạ thuần tuý, nhưng theo tác giả Tin Mừng thứ tư ,thì những dấu lạ nhỏ này đưa tới dấu lạ lớn hơn. Đó chính là Chúa Giê-su, đấng rõ ràng là được Thiên Chúa sai đến.
3/Những người láng giềng đã phản ứng như thế nào? Đây là những người từng quen biết gia đình anh mù và họ cũng biết rõ anh mù vì anh là người đi xin ăn thường xuyên. Họ ngạc nhiên vì anh mù này hôm nay đã được nhìn thấy. Họ đã hỏi anh mù về người đã chữa anh. Những người này được nghe dấu lạ khơi dậy niềm tin, nhưng họ chưa sẵn sàng đáp lại niềm tin. Họ cũng chưa tin vào Chúa Giê-su ,nên họ chỉ là đang tin nửa vời.
4/Phản ứng của cha mẹ anh mù ra sao? Đương nhiên là cha mẹ biết rõ con mình đã bị mù từ thuở mới sinh và giờ đây đã được sáng mắt, nhờ Chúa Giê-su chữa lành. Nhưng họ lại sợ bị người Do Thái trục xuất dẫn đến việc mất những quyền lợi trong tôn giáo ,đâm ra họ dè dặt. Họ không dám tiến tới để tìm hiểm thêm nữa, nên họ cũng chỉ có Đức Tin nửa vời.
5/Giới chức trách tôn giáo tại đền thờ đã phản ứng thế nào? Đại diện cho thành phần chức trách Do Thái là người Phariseu. Lúc đầu họ có vẻ chia rẽ về việc Chúa Giê-su chữa lành trong ngày Sabat. Nhưng sau đó họ đều nhất trí lên án và từ chối tin vào Chúa Giê-su.
6/Thái độ của người Phariseu như thế nào trong cách giữ luật? Họ giữ luật cách tỉ mỉ, máy móc, nô lệ cho lề luật. Họ không cần suy nghĩ đến tinh thần luật và suy nghĩ xem Thiên Chúa muốn điều gì khi ra điều luật đó, và theo thời gian họ đã bày đặt thêm những điều không cần thiết. Để rồi họ dựa vào những chi tiết mà họ đặt ra để phê phán Chúa Giê-su.
7/Họ đã nhận định về Chúa Giê-su như thế nào? Ngay từ đầu, đám lãnh đạo Do Thái đã coi Chúa Giê-su như một địch thủ cần phải tranh cãi, bắt bẻ, gài bẫy, loại trừ. Cho nên dù Chúa có chữa bệnh vào ngày thường, không phải là ngày Sabat thì họ vẫn từ chối, không tin vào Chúa.
8/Lý do nào mà họ phải làm như vậy? Lý do thật dễ hiểu và quá rõ ràng là Chúa không thuộc nhóm của họ. Không cùng học như họ, không hoạt động theo đường lối của họ, và không có cùng lập trường như họ.
9/Vì sao Chúa Giê-su lại cố tình làm như vậy? Chúa vẫn cố tình thực hiện những phép lạ trong ngày Sabat là vì Chúa cố tình làm cho họ phải bộc lộ thật rõ ràng những ý nghĩ bất chính, những mưu đồ thâm độc của họ. Tâm trí tự cao tự đại và lối sống giả hình của họ.
10/Chúa Giê-su muốn chứng tỏ điều gì? Chúa muốn cho họ thấy là Người không bị lệ thuộc vào lề luật. Ngài làm chủ lề luật và ở trên mọi lề luật.
11/Người Do Thái sai ở chỗ nào? Chúng ta thấy thái độ dứt khoát không tin vào Chúa Giê-su cho dù họ vẫn chứng kiến những dấu lạ không thể chối cãi. Họ đã từ chối tin vào Chúa Giê-su là Đấng Thiên sai đã đến. Thì họ không thể được cứu thoát vì họ vẫn cố tình ở lì trong tội của họ. Họ ở trong mù tối, khi họ thấy dấu lạ nhưng lại không tin vào Chúa thì chứng tỏ rằng : họ đã trở nên đui mù.
12/Hôm nay chúng ta đã phản ứng thế nào? Chúng ta vẫn biết, vẫn thấy Chúa qua kinh thánh, qua bí tích thánh thể, bí tích hoà giải, đây là những dấu lạ mà Chúa vẫn tiếp tục làm cho chúng ta thấy trong thời đại hôm nay. Nhưng chúng ta đã thể hiện niềm tin như thế nào mỗi khi ta nghe công bố lời Chúa, mỗi khi đi xưng tội, mỗi khi ta đi dâng thánh lễ.
13/Đức tin của anh mù bị thử thách như thế nào? Chúa đã chữa cho anh ở cả hai phần : phần hồn/phần xác; Phần xác anh đã bị làm khó dễ với những người xung quanh và bị giới tôn giáo hạch hỏi. Nhờ bị thử thách nên Đức Tin anh mù đã lớn mạnh. Chúng ta quá bất ngờ trước những lời đối đáp thông minh, và đầy khôn ngoan của anh.
14/Người Phariseu thua anh mù ở chỗ nào? Giới chức Phariseu đã không thể dùng lý luận để khuất phục anh, nên họ đã mắng nhiếc anh và dùng tới những biện pháp của kẻ có quyền để che lấp sự yếu kém của họ. Họ trục xuất anh bắng cách ấy .
15/Chúa Giê-su đã giải cứu anh mù như thế nào? Khi thử thách của anh muù đã chạm mốc thì Chúa Giê-su xuất hiện để kiện toàn đức tin cho anh. Chúa đã hỏi và anh đã tin, rồi anh bái lạy Ngài.
16/Mục đích cuối cùng của dấu lạ hôm nay là gì? Chúa chữa anh ta như là cách Chúa dẫn lối để anh tin vào Chúa Giê-su, Chúa giúp chuẩn bị cho anh ta khỏi bị đui mù tâm hồn. Khi tin vào Chúa, Chúa đã giúp anh khỏi bị đui mù tâm hồn : Người mù được thấy, đây là mục đích cuối cùng của Chúa Giê-su. Nếu không có đức tin thì nhân loại vẫn cứ ở trong cảnh mù tối, tội lỗi còn ,thì đui mù vẫn còn.
17/Đức tin của chúng ta đang sáng nhiều hay ít? Hãy kiểm tra xem đức tin của chúng ta có còn sáng không, sáng nhiều hay sáng ít, có mờ mịt, có đen tối không? Ngày xưa khi Moisen đối diện với Thiên Chúa, mặt ông đã sáng lên. Ngày nay Đức Tin của chúng ta sáng nhiều hay ít còn tuỳ thuộc vào mức độ chúng ta kết hiệp với Chúa. Vì Chúa là ánh sáng đích thực chiếu soi mọi người. Chúng ta tiếp xúc với Chúa hệ tại ở việc lắng nghe lời Chúa, cũng như khi dâng lễ và lúc đọc kinh cầu nguyện. **R
Bài 2: ĐẤNG VỪA THỰC THI, VỪA KIỆN TOÀN
18/Anh này bị mù là do tội của ai? Chính các môn đệ đưa ra câu hỏi này : Thưa thầy, điều gì đã khiến cho anh này bị mù. Nguyên do chính là vì tổ tông phạm tội nên họ bị Thiên Chúa phạt. Sau đó là đến lụt đại hồng thủy, rắn hổ lửa cắn nhiều người chết trong sa mạc. Những điều đó bắt nguồn từ tội nên bị phạt, cho nên người Do Thái vẫn luôn có quan niệm như vậy.
19/Tại sao Chúa nói: Đui mù thì không có tội? Là vì họ không thấy, là vì họ không cố tình/ vô tình phạm tội thì hình phạt sẽ nhẹ. Nếu sáng mắt mà phạm tội thì tội càng nặng nề (Ga9,41).
20/Người Do Thái quan niệm thế nào? Những thắc mắc mà các môn đệ nêu lên chỉ là dịp để Chúa làm dấu lạ với những giáo huấn đi kèm. Người Do Thái vẫn tin rằng : Tai ương, hoạn nạn là do tội, kể cả tội trước khi sinh ra và cả khi còn nằm trong bào thai.
21/Những bất hạnh của người mù là do đâu? Họ cho rằng án phạt của người mù bẩm sinh là do tội của cha mẹ mình. Tuy nhiên sách Gióp lại cho rằng : Người công chính phải chịu đau khổ là do ý định khôn ngoan của Thiên Chúa. Còn sách Tobia thì cho rằng : Ông bị mù loà là do Thiên Chúa muốn thử thách ông (Tb 12,13).*
22/Chúa Giê-su quan niệm như thế nào? Chúa Giê-su bác bỏ quan niệm về nhân quả của tội và cho rằng điều bất hạnh không giống với sự trừng phạt, sự đau khổ khác với tội lỗi.
23/Sự mù loà của anh mù nói lên điều gì? Mù không do tội của anh hay do tội của cha mẹ anh. Nhưng là cơ hội để Thiên Chúa bày tỏ quyền năng qua việc làm phép lạ cho anh được sáng mắt.
24/Vậy thì sự mù loà nào đã cấu thành tội ? Chỉ có một sự mù loà duy nhất có thể cấu thành tội trước mặt Chúa ,chính là sự mù loà trong đức tin/ là tội cố chấp, không chịu tin. Chính vì Chúa Giê-su có thể chữa bệnh mù nên Ngài công bố rằng : ta là ánh sáng thế gian.
25/Chúa Giê-su sánh ví thân Ngài với điều gì? Chúa ví sứ vụ của Ngài như một ngày ( ban ngày có ánh sáng) và sứ vụ của Ngài sắp sửa kết thúc khi nói : Đêm đến! Nghĩa là giờ của bóng tối tử thần, giờ của những kẻ thù địch của Ngài. Vì vậy bao lâu trời còn sáng thì Chúa Giê-su vẫn là ánh sáng thế gian. Chúa sẽ cho người mù được thấy, Chúa chữa cả mù thể lý, lẫn mù tâm linh (Is 42,6-7)
26/Công dụng của nước miếng như thế nào? Vào thời xa xưa, dân gian vẫn tin rằng: Nước miếng có hiệu lực chữa bệnh. Trước đấy Chúa cũng dùng nước miếng để chữa người câm điếc (Mc 7,32), rồi người mù ở Betsaida (Mc 8,23).
27/Tại sao Chúa lại trộn nước miếng với bùn đất? Chúa có thể chữa bệnh từ xa, có thể nói một lời và còn nhiều cách khác mà không phải động đến bệnh nhân. Nhưng ở đây Chúa làm như vậy là để hoạ lại cử chỉ sáng tạo và Chúa muốn nói với tất cả mọi người rằng : Chúa đã làm cho anh mù thành một con người mới. Bên cạnh đó, anh ta phải đi rửa mắt ở hồ Silo-ac ,lại là một hành động đức tin, mà tin thì mới xứng đáng lãnh nhận phép lạ và hiệu quả chỉ xảy ra sau khi anh đi rửa mắt ở hồ Silo-ac. **R
28/Nước hồ Silo-ac biểu tượng cho điều gì? Nước của hồ này vẫn được xem là thánh thiêng, vì vào dịp lễ lạc các tư tế đến đây múc nước về để cử hành các nghi thức thanh tẩy. Ngay cả tên của hồ cũng mang một ý nghĩa biểu tượng : người được sai đi.
29/Tên hồ Silo-ac muốn nhắc nhớ điều gì? Thánh ký muốn quy chiếu tác giả đích thực của việc chữa lành, chính là Đức Giê-su, đấng đã được Chúa Cha sai đi và trong Tin Mừng Gioan, Chúa Giê-su luôn dùng tước hiệu đấng được sai đi, để nói về chính mình.
30/Người ta phản ứng với Chúa như thế nào? Mặc dù ở giai đoạn này, Chúa Giê-su không có mặt nhưng Chúa Giê-su vẫn là lý do chính khiến cho mọi người đưa ra thái độ phản ứng, đó là : vì có Thiên Chúa đang hiện diện giữa họ nên buộc họ phải đưa ra sự lựa chọn.
31/Bản chất của anh mù như thế nào? anh là người trung thực, ngay thẳng, thuộc típ người có lương tri. Nhưng anh cũng biết cách châm biếm và phỉ báng những ý tưởng sai lầm của đám người Phariseu (Ga 9,31-32) Cuối cùng anh cũng biết bày tỏ tâm trí đang rộng mở trước ánh sáng đức tin.
32/Sự hiểu biết của anh mù về Chúa Giê-su như thế nào? Khởi đầu anh bày tỏ một sự hiểu biết rất mơ hồ về Chúa Giê-su. Nhưng càng về sau anh càng tỏ ra hiểu biết hơn về Chúa Giê-su. Đức tin của anh tiến triển từ từ, căn cứ vào những lời tra hỏi của những người láng giềng. Cho đến những lời chất vấn của đám người Phariseu.
33/Đức tin của anh mù tiến triển như thế nào? Lúc đầu anh chỉ nói là : Một người tên là Giê-su (câu 11). Sau đó anh bắt đầu nhận ra ở nơi người ấy là một ngôn sứ (câu 17) và tiếp đó là : Đấng được Thiên Chúa sai đến (câu 33). Cuối cùng khi đối diện với Đức Giê-su một lần nữa, anh đã tuyên xưng đức tin : Thưa Ngài, tôi tin và thờ lạy Ngài (câu 38).
34/So sánh thái độ của người biệt phái, chúng ta cảm nhận điều gì? Trong khi sự kiện Chúa chữa cho anh mù ngày càng được tỏ hiện qua những người láng giềng, cha mẹ của anh mù và chính bản thân anh mù, thì thái độ của đám biệt phái lại càng bày tỏ thái độ cố chấp, tà tâm. Họ cố tình từ chối sánh sáng và để lộ ra bản chất của họ lại là những người mù đích thực.
35/Chúa Giê-su đã gây bất đồng như thế nào trong cộng đồng Phariseu? Chúng ta có thể tìm ra hai chi tiết đáng chú ý. Vì Chúa Giê-su mà đám người Phariseu có sự chia rẽ. Theo sách Công Vụ Tông Đồ thì trong số họ có vài người có tư tưởng rộng mở cho nên họ âm thầm gắn bó với Đức Giê-su. Bên cạnh đó là một thành phần đông đảo cố chấp/ họ nhất định nhắm mắt trước sự thật. Đám người ngoan cố này cho rằng: Đức Giê-su vi phạm luật Sabat. Như vậy ông ta là con người tội lỗi, nên không thể làm phép lạ được. Vì thế họ từ chối phép lạ cũng là nguyên do để họ từ chối căn tính của Đức Giê-su.
36/Đám Phariseu đã buộc anh mù làm điều gì? Họ buộc anh mù phải thú nhận sự sai lầm của mình khi anh ta dám tuyên xưng Đức Giê-su là một ngôn sứ.
37/Thái độ cố chấp ấy đã dẫn họ đi đến đâu? Chính vì cố chấp nên họ đòi Đức Giê-su phải thực thi đúng như những lời loan báo trong Cựu Ước mà họ không thấy rằng : Ngài đến không phải để thực thi, mà còn đến để kiện toàn Cựu Ước.
Việc anh mù bị trục xuất đã ảnh hưởng về sau này như thế nào? Việc anh mù bị trục xuất ra khỏi hội đường đã ảnh hưởng đến thế hệ thứ nhất của ki-tô giáo khi các Ngài ủng hộ việc Giáo hội sẽ phát triển bên ngoài Do Thái giáo và những người Do Thái tin vào Đức Ki-tô đã trở thành những phần tử quấy nhiễu và gây rối. Việc họ bị trục xuất ra khỏi hội đường là một biện pháp chính thức và việc anh mù hôm nay bị trục xuất cũng đã báo trước hoàn cảnh của giáo hội sau này.
Bài 3: ĐÔI MẮT VÀ ÁNH SÁNG
39/Mù là gì? Mù là không thấy chút gì .Mù là một nổi bất hạnh/ thà chết còn hơn bị mù/ nhất là bị mù từ thuở mới sinh/ không phải chỉ thiệt thòi cho đôi mắt mà còn thiệt thòi cho toàn thân con người và cuộc đời./ Thế giới xinh đẹp này đã chết đi trong lòng họ./ Họ không biết gì về màu sắc, về hình dáng của những người thân yêu/ ánh sáng hay bóng tối, văn minh hay tiến bộ cũng như không. Đã vậy, họ còn mang nặng mặc cảm tự ty, bất an, bị lệ thuộc, bị bỏ rơi./
40/Vì sao có mắt mà lại như mù ? Có những người tuy mắt sáng, nhưng lại cứ muốn nhìn sự vật qua lăng kính của những tư tưởng sai lầm, do đó họ đã trở thành mù/ sự mù quáng này còn tai hại trầm trọng hơn là cái mù nơi con mắt thể xác/ vì nó khép kín tâm hồn mình trước tình thương và ân sủng của Thiên Chúa./ Đó là bệnh mù của bọn biệt phái trong tin mừng hôm nay.
41/Lý luận của bọn biệt phái về Chúa Yesus: Đầu đuôi câu chuyện hôm nay cũng chỉ vì Chúa Yesus đã chữa lành cho một người mù vào đúng ngày lễ nghỉ./ Luật về ngày lễ nghỉ do bọn biệt phái chủ trương cấm làm những việc mà Chúa Yesus đã làm./ Họ cho rằng ai làm điều cấm vào ngày lễ nghỉ, là kẻ tội lỗi/ mà người tội lỗi thì không thể là người bởi Thiên Chúa/ Do đó không thể làm được phép lạ./
42/Lý luận mù lòa của bọn biệt phái là gì? Cái lý sự thấp hèn ấy đã che mắt họ, không cho họ nhận biết điều lạ lùng đang xảy ra/ mặt dù việc đang xảy ra là sự thật/ nhưng họ vẫn luôn tìm cách chối bỏ: Họ cho rằng kẻ vừa được chữa lành không phải là người mù mà họ thường thấy/ nhưng chỉ là một người mù giống na ná như hắn./ Họ muốn phủ nhận ngay việc có người mới được chữa lành./ Họ hạch hỏi và làm khó dễ cả cha mẹ của bệnh nhân. Bản thân anh mù cũng bị tra hỏi/ bọn họ muốn anh ta chối bỏ các ân huệ mà anh ta vừa lãnh nhận/ muốn anh chối bỏ các thực tế đang xảy ra nơi con người anh ta./
43/Kết quả của cuộc hạch hỏi này là gì? Cuộc hạch hỏi này cho chúng ta thấy: Người sáng suốt lại chính là anh mù/ còn kẻ mù lòa lại là bọn biệt phái/ những kẻ luôn tự cho mình là người thông suốt đạo lý và lề luật./ Anh mù muốn đi từ những việc làm thực tế, để tìm hiểu về con người mới làm phép lạ cho mình / để rồi cuối cùng anh được chữa con mắt phần xác, mà anh còn được Ngài mở con mắt đức tin, anh nhìn nhận Chúa Yesus là Đấng từ trời xuống, để thông chia sự sống của Thiên Chúa cho mọi người./
44/Cách hiểu luật của biệt phái như thế nào? Biệt phái muốn đem cách hiểu sai luật về đạo giáo của họ ,để đi phán xét một sự thật/ rõ ràng họ đã sai lầm trong cách hiểu và cách lý luận của mình./ Họ đã muốn bưng bít, không muốn nhận ra sự thật và cũng không muốn cho người khác hiểu đầy đủ ý nghĩa của sự thật ấy !
45/Cách đánh giá của chúa Yesus về hai đối tượng này: Chúa Yesus đã đảo ngược hai hoàn cảnh: Khi người mù tin ở Ngài thì được khỏi bệnh phần xác và được mở mắt tinh thần / lúc đó anh mới ta nhận ra ý nghĩa mạc khải của Chúa./ Trái lại, nhóm biệt phái vẫn tự khoe mình là thông thái và sáng mắt thì lại không thấy được Đấng đem ánh sáng cứu rỗi đến cho con người./ Bọn họ muốn bưng bít sự thật/ muốn giam mình trong tối tăm của sự chết./
46/Kẻ thủ cựu, cố chấp là những ai? Trong hoàn cảnh sống của chúng ta, một lực cản không nhỏ trên con đường tiến đức của mỗi người. Đó là cứ muốn bám víu vào chút kiến thức và tự mãn với những điều họ biết bằng một kiểu rập khuôn và đầu óc câu nệ/ đây là một thứ hàng rào ngăn cản chúng ta tiếp cận được với sự thật để được ơn cứu rỗi./ Kẻ thủ cựu cố chấp giống như hạng người luôn mang một cặp kính màu đen /nên khi nhìn vào thứ gì cũng cảm thấy u ám./ Họ giống như 5 anh mù sờ con voi/ những kẻ ấy luôn phùng mang, trơn mắt để bảo vệ lập trường của mình, nhưng chẳng có ai trong bọn họ nắm bắt được sự thật.
47/Nhờ đâu chúng ta nhận ra Chúa? Biệt phái luôn căm thù Chúa, cuối cùng họ tìm cách thủ tiêu Ngài, chỉ vì họ không chấp nhận để cho Chúa phá đổ hàng rào này của họ./ Chúng ta cũng chỉ có ánh sáng của lòng tin khi nhìn thấy Chúa Yesus chính là Đấng đem ơn cứu độ cho chúng ta mà thôi! *
48/Chúng ta thấy được mọi thứ, nhờ vào thứ gì? Ta thấy được mọi vật nhờ có ánh sáng./ Đôi mắt là điểm nhận ánh sáng của thân thể/ nếu mắt ta hư hỏng thì dù ngoài trời có sáng trưng, ta vẫn không thấy gì hết./ Người có đôi mắt hư thì sống hoàn toàn trong đêm tối./
49/Có mấy thứ đêm tối? Có 3 thứ: a) Dốt nát; b) Phàm phu tục tử; c) Đêm tối đức tin.
50/Đêm tối dốt nát là gì? Cho dù có ánh sáng văn hóa, cho dù sách vở chữ nghĩa có đó, nhưng ta bị mù chữ/ trí tuệ ta không có mắt, ta sẽ bị chìm trong đêm tối dốt nát ,u mê./
51/Đêm tối phàm phu tục tử là gì? Thiên nhiên có biết bao cảnh đẹp , người họa sĩ có thể vẽ cảm xúc của mình trở nên bức tranh tuyệt tác/ nghe chim hót, nhìn lá rụng, thi sĩ có thể viết nên bài thơ hay./ Ta không có đôi tay của họa sĩ, ta không có tâm hồn của nhà thơ, ta không biết được sứ điệp của chim, không cảm được nổi buồn của lá/ nên ta không thể thưởng thức được vẻ đẹp của thiên nhiên/
52/Đêm tối của đức tin là gì? Cuộc sống thần linh có đó/ Thiên Chúa vẫn hiện hữu trong mọi sinh vật/ nhưng ta không thể thấy được Ngài nếu ta không có đức tin/ Đức tin chiếu soi vào thế giới vô hình, làm cho ta thấy được những điều mà kẻ khác không thấy. **R
Bài 4: NIỀM TIN VÀ NHỮNG THỬ THÁCH
53/Thái độ tin của anh mù: Tin là thái độ dấn thân => anh mù đi ra hồ Si-lô-ác rửa mắt theo lời dạy của Chúa Yesus, bởi vì anh tin/ anh có thể nghi ngờ bởi vì ra rửa ở giếng nước thì có gì tốt đâu/ anh đã đi vì tin vào lời Chúa dạy/ Tin rồi thì anh không ngồi lì một chổ nhưng anh dấn thân, anh lên đường, anh hành động theo lời Chúa dạy/
54/Tin là đi theo một hành trình ngày càng gian khổ/ Đức tin cần có thử thách/ thử thách giống như những bài học ngày càng khó khăn, cao hơn, bắt người tin phải có thái độ lựa chọn dứt khoát hơn.
55/Chúng ta cùng theo dõi hành trình của anh mù: Thoạt đầu, việc dấn thân của anh xem ra dễ dàng, anh chỉ việc đi ra hồ nước để rửa mắt/ kế tiếp anh phải đối phó với tình hình phức tạp hơn khi người ta nghi ngờ anh, xoi mói anh/ nhưng anh đã vững vàng vuợt qua những thử thách đó khi anh dám tuyên bố: “Chính tôi là người mù ngồi ăn xin tại cổng thành”/
56/Điều thử thách đau lòng hơn là gì? Tình hình phức tạp hơn khi gia đình tỏ ra thờ ơ lãnh đạm/ anh rất đau lòng và cảm thấy cô đơn/ anh vừa được sáng mắt, vừa có được niềm tin, đây là một biến cố quan trọng đã làm thay đổi đời anh/ Lẽ ra Cha mẹ và những người thân của anh phải mở tiệc ăn mừng mới phải / đàng này họ lại quá thờ ơ ,như muốn chối bỏ anh , bỡi vì họ sợ bọn biệt phái ./
57/Khi tin vào Chúa, lãnh nhận một ơn trọng đại, anh đã chấp nhận điều gì? Để vững tin vào Chúa, anh đành chấp nhận phải hành động đơn độc/ vì tin vào Chúa, anh cam chịu sự thờ ơ lãnh đạm của người thân/ Để được trung thành với niềm tin, trái tim anh đã phải rướm máu./
58/Khi tin, anh phải đối đầu với những thử thách lớn hơn: Sự căng thẳng tột độ khi anh phải đối đầu với quyền lực tôn giáo => Họ mạc sát anh là kẻ sinh ra trong đống tội./ Họ tố cáo Chúa Yesus phạm luật ngày Sabát / cuối cùng họ khai trừ anh ra khỏi đạo giáo vĩnh viễn./ Đây là hình phạt năng nề và nhục nhã nhất của một người Do Thái./
59/Một sự lựa chọn sáng suốt và can đảm: Bị gia đình từ bỏ, giờ đây lại bị xã hội loại trừ/ anh trở thành người cô đơn nhất/ đây quả là một thử thách lớn lao, nhưng anh đã vững vàng vượt qua, giờ đây anh đã lựa chọn dứt khoát/ anh chấp nhận mất tất cả chỉ để trung tín với niềm tin của mình./
60/Niềm tin của anh được đền bù như thế nào? Khi ta được một ơn an ủi, là ta đang mắc nợ Chúa/ khi ta can đảm vác Thánh giá, là Chúa đang mắc nợ ta/ cuộc sống của chúng ta là những ơn an ủi và những Thánh giá kế tiếp nhau / chúng ta hãy yên tâm và bình tĩnh chờ đợi./ Chính lúc anh mù đau đớn nhất thì Chúa Yesus lại xuất hiện/ Chúa Yesus khen thưởng đức tin kiên vững của anh ,nên Chúa tỏ cho anh biết: Ngài là Đấng cứu thế, là con Thiên Chúa/ anh lập tức sấp mình xuống thờ lạy/ hành trình đức tin gian khổ đã chấm dứt vì anh đã gặp được Đức Kitô./
61/Nhờ đâu anh mù nhận ra Chúa Yesus? Đức tin sẽ tăng dần theo thử thách/ thử thách càng cao, Đức tin càng mạnh/ thoạt đầu anh mù đã coi Chúa Yesus như một con người/ một người nào đó trong hàng vạn con người/ “Một người tên Yesus đã xức bùn vào mắt tôi”./ Nhờ những câu hỏi của đám đông, những tra vấn của Pharisêu, khiến anh suy nghĩ sâu xa hơn và anh nhận ra rằng: “Ngài thật là vị tiên tri”/ qua các khó khăn bắt bẻ của tôn giáo thời đó khiến anh dễ dàng xác định: “Người từ Thiên Chúa mà đến”/ Sau cùng anh nhận ra: Ngài là con Thiên Chúa./
62/Đức tin và những thử thách: Đức tin giống như hạt ngọc bị bụi đất che phủ, khó khăn thử thách giống như chiếc dũa, dũa sạch bụi đất/ càng được dũa, ngọc càng sáng/ Đức tin giống như ngọn đèn, thử thách là dầu/ càng trải qua nhiều gian khổ, đức tin càng cháy sáng, càng tỏa sức nóng./
63/Bài học cho chúng ta như thế nào? Hành trình Đức tin của anh mù chính là bài học cho chúng ta / anh mù đã chiến đấu với bóng tối đang vây phủ Đức tin của anh. Anh đã kiên trì và chiến thắng, anh đã ra khỏi nơi tối tăm và đã được gặp Đức Kitô.
64/Những bóng tối nào đáng sợ nhất? Chúng ta phải chiến đấu thế nào với những bóng tối đe dọa Đức tin của chúng ta? Đó là bóng tối nghi kỵ, bóng tối thù hận, bóng tối độc ác, bóng tối tự mãn, kiêu căng, bóng tối dục vọng tội lỗi./ Muốn phá tan những thứ đó, chúng ta phải can đảm chiến đấu./
65/Chúng ta phải làm gì để giữ sáng cho ngọn đền Đức tin của mình?Anh mù đã quyết giữ ngọn đèn Đức tin của mình khỏi mọi cơn gió bão./ Anh lại còn đổ dầu đầy bình, anh đã giữ nó sáng cho đến khi gặp được Đức Kitô./ Ngày rửa tội Chúa cũng trao cho chúng ta một ngọn đèn./ Biết bao ngọn gió đã thổi ngang đời tôi, muốn dập tắt Đức tin của tôi, liệu tôi có giữ sáng cho đến lúc gặp được Chúa không./
66/Mùa chay chúng ta cần làm gì? Chúng ta cần phải khêu ngọn đèn Đức tin cho sáng/ đổ đầy dầu cho ngọn đèn ấy cháy mãi/ Dầu chính là: sự ăn chay, cầu nguyện, là thống hối, là hoà giải, là chia sẻ của cải cho người túng thiếu./ **R
Bài 5 : CẦN CHẤP NHẬN MỘT SỰ THẬT
67/Sau khi được chữa lành, anh mù đã thấy được gì? Đức Yesus chữa cho anh mù bẩm sinh, anh là người đã lớn lên trong bóng đêm dày đặc/ Chúa Yesus đã cho anh thấy ánh sáng mặt trời lần đầu tiên/ thấy khuôn mặt những người thân thuộc/ Anh đã thấy Chúa Yesus và tin Ngài là ánh sáng của thế gian./
68/Anh mù đã biết Chúa như thế nào? Lúc đầu, Chúa Yesus chỉ là một người mà anh không rõ/ sau đó anh dám khẳng định trước mặt mọi người: Ngài là một ngôn sứ, là Đấng bởi Thiên Chúa mà đến/ cuối cùng, anh sấp mình để bày tỏ lòng tin vào Ngài/ Đức tin của anh đã lớn lên trong các mối hiểm nguy và đe dọa./
69/Thái độ của giới lãnh đạo Do Thái ra sao? Anh mù có thái độ bình an , còn đám lãnh đạo Do Thái thì bất an/ họ cứ hỏi đi hỏi lại về cách thức mà Ngài đã chữa lành./ Họ cũng điều tra cha mẹ anh cẩn thận/ thấy anh quá bình tĩnh và vững vàng thì họ lại chê anh là dốt nát và tội lỗi/ Họ luôn giữ thái độ hẹp hòi khi khẳng định Chúa Yesus đã phạm tội khi chữa bệnh./ Tuy vậy, họ vẫn không thể nào hiểu nổi tại sao một con người tội lỗi lại có thể mở mắt cho người mù !
70/Vì sao giới lãnh đạo Do Thái không muốn tin nhận Đức Yesus? Họ không muốn coi Đức Yesus là người của Thiên Chúa ,vì điều đó đòi buộc họ phải thay đổi lối nghĩ và lối sống đạo, là thay đổi bộ mặt tôn giáo của Cha ông họ và còn đòi buộc họ phải tin vào Ngài/ và còn một điều quan trọng nữa: => Họ luôn tự hào mình hiểu biết và đạo đức/ chính điều này đã khiến lòng họ phải khép lại, không có can đảm chấp nhận mình sai lầm/ và cố chấp ở lại trong u tối./
71/Vì sao anh ta bị mù? Mù không phải là một tội, người có mắt mà cố tình không muốn thấy đó mới là một tội đáng kể./ Chúng ta ai cũng sợ bị mù/ nhưng lắm khi chúng ta tự làm cho mình mù lòa, đó là khi không chấp nhận một thực tế về bản thân/ khi né tránh một sự thật/ khi cố tình không muốn nghe lời ai./
72/Thực tế giá trị của bọn biệt phái là gì ? Bọn chúng như những người mù xem voi, mỗi người trong bọn họ chỉ thấy một phần của thực tại/ một phần nhỏ của chân lý./ Họ cần phải khiêm tốn nhận mình mù/ mù về chính mình/ mù về lãnh vực mình tự cho là thông thạo/ vì điều mình biết là phần nổi của tảng băng/ vì con voi chẳng thể nào giống như một cái cột nhà, một cái quạt, hay là một cây chổi! Thay vì cãi nhau/ do có những cái nhìn khác nhau/ chúng ta chỉ cần bổ túc cho nhau ,để sau đó chúng ta sẽ đến gần chân lý trọn vẹn hơn /
73/Chúng ta có bị mù lòa về chính mình không? Những nết xấu như tự ái, tự hào, tự cao, tự mãn làm cho chúng ta bị mù lòa về chính mình/ nếu muốn thoát khỏi tai họa này, chúng ta cần phải nghiêm túc đón nhận những góp ý của người khác , để thấy rõ những khiếm khuyết của mình và nhanh nhẹn sửa sai !
74/Nếu muốn tìm gặp chân lý, chúng ta cần phải làm gì? Cho dù có con mắt sáng, nhưng muốn thấy mọi thứ/ chúng ta cần có ánh sáng chiếu soi/ vì con mắt sáng cũng không thấy được gì khi đang ở trong bóng tối./ Nếu muốn ánh sáng của Chúa xóa tan bóng tối/ chúng ta cần phải hoán cải và đừng cố chấp ở lại trong bóng tối chỉ vì chút tự ái cỏn con./ Nếu sống khiêm tốn, chúng ta có thể đón nhận những tia sáng mà Chúa gửi đến cho chúng ta mỗi ngày./
75/Vì sao bọn biệt phái bị Chúa Yesus cho là mù? Đây là một sự mù quáng tinh thần./ Lòng thù ghét có sức tạo nên một trạng thái tâm lý làm cho con người trở nên đui mù/ khi tâm hồn họ bị đóng kín lại./ Họ không còn có thể thấy điều hiển nhiên nữa/ đến nổi một sự thật bên ngoài hết sức hiển nhiên là người mù vừa được chữa lành, ai ai cũng biết hết, thế mà người Pharisêu vẫn từ chối, vẫn bài bác/ đã có lần Chúa Yesus nói: Cho dù có một sự thật, một phép lạ xảy ra trên trời, thì cũng khó lòng làm cho họ nhìn nhận/
76/Thế nào là thái độ từ khước ánh sáng? Chúng ta cần lưu ý đặc điểm sau đây: Họ lấy một khía cạnh của sự thật, cô lập nó, bóp méo nó, cắt xén bớt làm cho ý nghĩa của nó khác hẳn đi và cho rằng hiểu theo hướng này là đúng, ví dụ: Kiêng việc xác vào ngày lễ nghỉ là một điều luật/ giữ được luật ấy là tốt/ nhưng luật ấy lại bị lệ thuộc vào luật bác ái và luật bác ái lại cao trọng hơn/ Vậy mà người Do Thái lại xem đó là một điều luật tuyệt đốià nhân danh ngày lễ nghỉ, họ từ khước lòng bác ái./ Một con bò bị rơi xuống giếng, hôm nay không cứu được vì là ngày lễ nghỉ, đến ngày mai thì con bò chết mất rồi/ Nếu giữ luật kiểu này thì chúng ta quá độc ác, thay vì phải yêu thương/ lối lập luận này chính là đầu dây mối nhợ của bao nhiêu cuộc tranh luận, cãi cọ mà họ muốn lôi kéo Chúa Yesus vào tròng / (ví dụ thứ hai-> của nuôi Cha mẹ….)
77/Trong đời sống hiện tại, chúng ta có gặp phải những hiện tượng như thế này không? Trong giáo hội hiện nay cũng có những hiện tượng thuộc loại này, vì dụ: Họ tách riêng một vài câu trong phúc âm, coi đó là tuyệt đối, rồi sau đó họ dùng để biện minh cho bạo lực nhân danh tin mừng./ Họ cho rằng làm thế là sáng danh Chúa./ Họ đã hiểu sai lời Chúa/ bởi vì đường lối cứu độ của Chúa là phải đi qua thập giá mới đến được vinh quang/ Phêrô đã bị Chúa quở trách khi ông rút gươm chém đứt tai tên đày tớ của thầy cả thượng phẩm. **R
TÓM Ý
1/ Người mù bất hạnh như thế nào ?Mù bẩn sinh là một nổi khổ, vì họ không thấy gì từ khi mới sinh ra cho đến lúc chết/ người mù bị thiệt thòi cho toàn thân, không biết gì về thế giới xinh đẹp, không biết được hình dáng của người thân, luôn sống trong bóng tối, tự ti, mặc cảm mình bị bỏ rơi, bị sống lệ thuộc vào người khác/ cuộc đời họ quá buồn thảm./
2/ Thế nào là có mắt như mù ? Người có mắt nhưng mù, là sự mù quáng trong những sai lầm của mình/ một con người sống khép kín, không nhận ra tình thương của mọi người, càng không thể nhận ra tình thương của Thiên Chúa/ họ luôn cho mình là đúng./
3/ Tinh thần luật phải như thế nào ?Ai cũng phải tuân giữ lề luật, giữ luật là điều tốt, thế nhưng trong luật phải có chữ tình./ Nếu giữ luật mà thiếu tình thương thì con người đã trở thành độc ác./ Người tội lỗi mà làm được điều tốt, thì không phải là người xấu./
4/ Thế nào là kẻ mù quáng ?Người mù quáng luôn muốn chối bỏ sự thật, họ tìm đủ cách để bớt xén, bóp méo lời Chúa và họ muốn giải thích sao có lợi về phía họ./ Trong bài tin mừng hôm nay họ cố tình chối bỏ một sự thật hiển nhiên = là người mù vừa được Chúa chữa lành./
5/ Tại sao kẻ cố chấp lại mù ?Người cố chấp lại chính là người mù/ nhưng họ lại luôn cho mình là thông minh sáng suốt, rành đạo lý, rành lề luật./ Anh mù đã nhận ra Chúa, tin Chúa nên anh đã được sáng mắt/ anh rất vui lòng vì đã được sáng con mắt đức tin, cho dù anh phải trả một giá khá đắc , anh đã mất tất cả./
6/ Kẻ cố chấp là gì ?Kẻ cố chấp là kẻ chỉ muốn bám víu vào mớ kiến thức mà mình đang có, cho dù nó đã sai lệch, không còn hợp thời./ Họ mang cặp kính màu đen/ hoặc nói rõ hơn: Họ là những anh mù xem voi /
7/ Thế nào là đôi mắt sáng ?Chúng ta có đôi mắt sáng, nhưng muốn nhìn thấy mọi vật, ta cần phải có ánh sáng/ khi con mắt đã hư hỏng, thì dù trời có sáng cở nào thì ta vẫn không thấy gì hết/ đôi mắt đã hư thì nhìn đâu cũng thấy đêm tối./
8/ Có mấy thứ đêm tối ?Chúng ta có 3 thứ đêm tối: a) Dốt nát; b) Phàm phu tục tử; c) Đêm tối đức tin./ Dốt nát là nếu văn hóa có đó nhưng vì ta không biết chữ giống như trí tuệ không có mắt thì đời ta bị chìm trong thế giới u mê/ phàm phu tục tử là không có khiếu thi họa nên không thưởng thức được vẻ đẹp thiên nhiên./ Đêm tối đức tin là Thiên Chúa vẫn hiện diện trong mọi sinh vật nhưng ta không thể thấy được Ngài nếu ta không có con mắt đức tin/ đức tin có thể soi chiếu vào thế giới vô hình, giúp cho ta thấy được những thứ mà người khác không thể thấy./
9/ Tin là gì ?Tin là thái độ dấn thân/ nếu anh nghi ngờ thì đã không ra hồ Si-lô-ác để rửa mắt/ tin là lên đường/ tin là hành động/ tin thì không ngồi lỳ một chổ./
10/ Tin thì phải thế nào ?Tin là một hành trình đầy gian khổ, thử thách, tin cũng giống như bài học ngày càng khó hơn/ cũng cần phải có thái độ lựa chọn dứt khoát hơn./
11/ Đức tin anh mù tiến triển như thế nào ?Tình hình của anh mù xem ra lúc đầu dễ dàng/ về sau càng lúc càng khó hơn/ Cha mẹ thờ ơ, xã hội ruồng bỏ/ khi tin Chúa, anh chấp nhận hành trình đơn độc/ anh phải chấp nhận một con tim rướm máu/ anh chấp nhận mất tất cả/ chỉ vì trung tín với niềm tin của mình./
12/ Khi nào thì có Chúa đến ?Chính lúc anh đau đớn nhất thì cũng là lúc Chúa Yesus xuất hiện/ Chúa Yesus đã ban thưởng cho anh bằng cách tỏ cho anh biết: Ngài là con Thiên Chúa/ hành trình đức tin của anh chấm dứt khi anh gặp được Đức Kitô./
13/ Đức tin phải chịu thử thách như thế nào ?Đức tin tăng dần theo thử thách, thử thách càng cao, đức tin càng mạnh/ thoạt đầu anh chỉ coi Chúa là một con người/ Sau đó anh coi Ngài là một tiên tri/ Sau cùng, anh nhận ra Ngài là Đấng Messia/ là con Thiên Chúa từ trời mà đến./***
14/ Tại sao đức tin cần mài dũa ?Đức tin như hạt ngọc, càng mài dũa, càng sáng./
15/ Muốn bảo vệ đức tin ,ta cần làm gì ?Chúng ta phải kiên trì chiến đấu với các loại bóng tối: Thù hận, độc ác, tự mãn, kiêu căng, dục vọng./
16/ Thứ gì có thể dập tắt đức tin ?Có biết bao ngọn gió muốn dập tắt ngọn đèn đức tin của chúng ta/ mùa chay chúng ta cần phải khêu ngọn đèn đức tin cho cháy sáng và phải đổ đầy dầu/ dầu là ăn chay, cầu nguyện, thống hối, hòa giải/ chia sẻ của cải cho người nghèo./
17/ Biệt phái lý luận thế nào ? Biệt phái cho rằng: anh mù là kẻ tội lỗi nên mới bị mù / Họ cũng cho rằng Chúa phạm tội khi chữa bệnh trong ngày Sabát/ thế nhưng kẻ có tội thì làm sao có thể chữa cho anh mù sáng mắt được/ đó là một thắc mắc mà biệt phái không thể lý giải được/ nhưng họ vẫn cố chấp và không chịu tin./
18/ Vì sao Biệt phái không dám thay đổi ? Biệt phái không dám thay đổi lối nghĩ, bởi nếu họ thay đổi lối nghĩ thì buộc họ phải tin nhận Chúa Yesus là Thiên Chúa./ Họ luôn tự hào mình là người đạo đức, thông luật, giữ truyền thống của Cha ông/ nên họ cố chấp và ở lại trong bóng tối./
19/ Người bị mù do tội của ai ?Người mù không thấy đường thì không phải là họ có tội/ chỉ những ai có mắt mà cố chấp, không chịu thấy mới là có tội/ ai trong chúng ta cũng sợ bị mù/ nhưng nhiều khi chúng ta tự làm cho mình mù/ vì né tránh sự thật./
20/ Biệt phái giống với ai ?Biệt phái như 5 người mù xem voi/ họ không chịu bổ túc cho nhau, chỉ muốn cãi nhau/ thế thì làm sao đến gần chân lý được ?
21/ Thứ gì làm chúng ta mù ?Chúng ta tự làm mình mù do = tự ái, Tự cao, tự mãn, nóng nảy/ nếu muốn thoát khỏi cảnh mù này, chúng ta cần nghiêm túc đón nhận những góp ý để thấy rõ những khiếm khuyết của bản thân và nhanh chóng sửa mình./
22/ Làm sao chúng ta có thể gặp chân lý ? Chúng ta cần phải có con mắt sáng, nhưng muốn thấy mọi thứ, chúng ta cần phải có ánh sáng chiếu soi, bởi vì chúng ta không thể nhìn thấy gì trong bóng tối/ Chúa là ánh sáng/ ma quỷ là bóng tối/ nếu chúng ta cần ánh sáng, chúng ta phải đi tìm Chúa/ Nếu muốn xóa tan bóng tối, chúng ta cần hối cải, cần sống khiêm tốn, cần loại bỏ những tự ái nóng giận/ những thứ này làm cho lý trí chúng ta mù tối./
23/ Vì sao biệt phái lại bị mù ?Biệt phái mù vì thù ghét Chúa nên đầu óc họ đen tối/ như căn phòng đóng kín cửa, chẳng còn thấy được sự vật bên ngoài/ không thấy được sự thật hiển nhiên/ chuyện anh mù được sáng mắt, đó là một sự thật hiển nhiên ai cũng thấy/ chỉ có biệt phái là không mưốn thấy./
24/ Khước từ là gì ?Một ví dụ về từ khước ánh sáng: Ví dụ 1: Kiêng việc ngày Sabát là tốt nhưng luật này bị chi phối bởi luật bác ái/ luật bác ái cao trọng hơn/ biệt phái đã nhân danh ngày lễ nghỉ để từ khước lòng bác ái/ Ví dụ 2: Bổn phận con cái phải dành số tiền để nuôi Cha mẹ, nhưng nếu lấy tiền dâng cúng cho đền thờ, thì không cần phải nuôi Cha mẹ nữa/ họ có thể bỏ đói cha mẹ / họ đã hiểu quá sai/ họ đã quá độc ác, thay vì phải sống yêu thương , tôn kính cha mẹ ./
25/ Tội cố tình không muốn thấy là gì ?Xã hội hiện nay cũng không thiếu những thành phần lấy lời Chúa ra, cắt xén bớt, và cắt nghĩa theo hướng có lợi cho mình, rồi đem ra áp dụng sai lệch / nhưng họ cứ nghĩ rằng: Làm như thế là làm vinh danh Chúa/ bởi vì con đường cứu độ của Chúa là phải qua khổ giá mới tới vinh quang/ Phêrô đã làm sai khi rút gươm chém đức tai tên đầy tớ của thầy cả thượng phẩm/ việc nào lỗi đức bác ái thì không thể làm sáng danh Chúa/ Chúa Yesus đã chẳng căn dặn chúng ta: Hãy để của lễ tại bàn thờ và đi làm hòa với người anh em trước/ rồi hãy trở lại dâng của lễ./ **R
Giuse Luca / Kinh Thánh Emmaus