Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng CN 4 Thường Niên - A / Giuse Luca

CHÚA NHẬT 4 THƯỜNG NIÊN   A  

ĐỀ TÀI:  TÁM MỐI PHÚC

 

Tung hô Tin Mừng: Mt 5,12a

Haleluia. Haleluia. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Mt  5,1-12a

"Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó."

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mattheu.

1 Một hôm, thấy đám đông, Đức Giê-su lên núi. Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần bên. 2 Người lên tiếng dạy họ rằng: 3 "Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ. 4 Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp. 5 Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an. 6 Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng. 7 Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương. 8 Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa. 9 Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. 10 Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. 11 Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. 12a Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.

Đó là lời Chúa.

 

 NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/  Ai là người thật sự có phúc?

2/  Thế nào là người có tâm hồn nghèo khó?

3/  Chúa Giê-su quả quyết điều này như thế nào?

4/  Hạnh phúc đích thực là gì ?

5/  Thế nào là đi theo Chúa?

6/  Không lẽ những ơn huệ Chúa ban lại xấu ?

7/  Tại sao chúng ta không thể làm tôi hai chủ?

8/  Hạnh phúc đích thực của người Kito hữu là gì?

9/  Vậy điều kiện tiên quyết là gì?

10/ Con dao hai lưỡi mà chúng ta luôn gặp là gì?

11/ Não trạng chung của con người hôm nay là gì ?

12/ Giữa đám mây mù, chúng ta còn có một tia sáng, là tia sáng nào?

13/ Tâm hồn chúng ta hiện tại có nghèo khó không?

14/ Điều gì cứ luôn ám ảnh tôi ?

15/ Lúc nào thì tôi nhớ Chúa?

16/ Vì sao tôi lại như thế ?

17/ Như vậy lòng tôi đang hướng về đâu ?

18/ Thái độ sống lời Chúa của tôi ra sao?

19/ Cách tôi hiểu lời này như thế nào?

20/ Giờ đây con phải làm gì?

=>  Hãy tìm câu trả lời từ bài “Tóm ý”.

 

Bài 1: BÍ QUYẾT SỐNG HẠNH PHÚC 

1/Làm cách nào để đạt được hạnh phúc? Có một thanh niên kia, không bằng lòng với cuộc sống của mình, anh có ước vọng tìm và đạt được hạnh phúc cao nhất, nhưng tìm mãi không thấy / anh bèn tìm đến một nhà hiền triết để hỏi cách / Người này cho anh một lời khuyên: hãy đi tìm chiếc áo của người nào có hạnh phúc mà mặc thì anh sẽ có được hạnh phúc / Suy nghĩ thấy lời khuyên cũng có lý, nên anh bắt đầu thực hiện.

2/Nhà vua có hạnh phúc không? Anh cho rằng chắc chắn nhà vua có hạnh phúc vì ông ta có đủ tất cả mọi điều kiện, anh ta tìm cách làm quen với người phục vụ nhà vua và mượn chiếc áo mà vua vẫn hay mặc / Khi mặc chiếc áo ấy vào, anh chẳng thấy có gì thay đổi nhưng lại thêm buồn phiền lo lắng / Tìm hiểu thêm, anh thấy rằng nhà vua luôn lo lắng cho đất nước , nên chẳng có giờ lo cho bản thân.

3/Một triết gia có hạnh phúc không ? Anh đã tìm đến một triết gia giỏi nhất nước và xin được làm môn đệ, sau một thời gian, anh có dịp mặc chiếc áo của thầy mình / nhưng anh vẫn không cảm thấy hạnh phúc / Anh tâm sự với vị triết gia và ông ta giảng giải như sau: Con đã lầm khi tưởng rằng ta có hạnh phúc / Ta đã đọc kỹ các cuốn sách hay nhất, ta đã nắm vững mọi lý lẽ khôn ngoan về mọi sự trên đời, ta đã đạt đến đỉnh khôn ngoan, nhưng điều đó đã dạy rằng: không có hạnh phúc trên cõi đời này.

4/Anh họa sĩ có hạnh phúc không? Anh ta tìm đến một họa sĩ nổi tiếng, với dụng ý mua tranh và mua luôn chiếc áo của họa sĩ / nhưng khi mặc áo đó vào anh vẫn không tìm thấy hạnh phúc / Sau đó, anh ta mới khám phá ra rằng: cho dù là giàu có, nổi tiếng, có danh vọng, cũng vẫn không có hạnh phúc / Riêng ông họa sĩ nổi tiếng thì vẫn luôn phải đối đầu với những âm mưu hằn thù, ghen tỵ của những ông họa sĩ khác.

5/Hạnh phúc đây rồi: Đang khi quay về nhà, lòng tràn ngập thất vọng, bỗng nhiên anh nghe thấy từ xa vọng lại tiếng hát ,tiếng cười, đúng là tiếng hát của một người đang có hạnh phúc / Tiến lại gần hơn, anh thấy một người nông dân đang cưỡi trâu, đang vui vẻ ca hát , Anh hỏi: “Tại sao bác lại vui vẻ ca hát như thế, có phải bác đang hạnh phúc không?” Người nông dân chất phát trả ời: “Đúng, tôi là người hạnh phúc, tôi có hạnh phúc trong cuộc sống của tôi” / Chàng thanh niên liền hỏi mượn chiếc áo, người nông dân liền mĩm cười trả lời: “Anh không thấy tôi đang cởi trần sao? Tôi có hạnh phúc vì tôi bằng lòng với cuộc sống hiện tại của mình” / Từ đó chàng thanh niên mới hiểu đâu là bí quyết hạnh phúc!

6/Con đường nào đưa đến hạnh phúc đích thực? Hạnh phúc không hệ tại ở yếu tố bên ngoài, mặc áo này áo nọ cũng không ảnh hưởng gì hết / Hạnh phúc chỉ hệ tại ở yếu tố bên trong tâm hồn / Tự bằng lòng với số phận cuộc sống của mình / Chúa Giêsu đã sống như thế / Ngài đã làm người và đã sống trọn kiếp người và đưa dẫn mọi người về với hạnh phúc đích thực / Như vậy sống hạnh phúc đích thực là sống như Chúa Giêsu / Chúa Giêsu đã chỉ cho chúng ta con đường đưa đến hạnh phúc đích thực, đó là con đường tình yêu.

7/Con đường tình yêu như thế nào? Yêu là sẵn sàng bỏ tất cả những gì mình có / yêu nhiều đến nỗi chấp nhận những thua thiệt mất mát / yêu đến nỗi có thể tha thứ cho kẻ đóng đinh mình / Chúa Giêsu đã sống và đã chết như thế.

8/Những ai đã đi theo con đường của Chúa? Biết bao vị Thánh, biết bao Kitô hữu sống trước chúng ta hay là đang sống như chúng ta, đã đi theo con đường ấy! Nếu là Kitô hữu, chúng ta phải xác tín rằng: chúng ta đang vất vả vì miếng cơm manh áo, chúng ta tin rằng chúng ta đang đi đúng đường, con đường đưa tới hạnh phúc / Chúng ta đang cố gắng để tha thứ cho những kẻ làm khổ mình / Chúng ta đang khổ sở với biết bao nhiêu sự chèn ép, phân biệt đối xử / chúng ta vui vì chúng ta đang bước theo từng bước của Đức Kitô, đi theo từng bước của các Thánh là những người đã đạt đến hạnh phúc trong kiếp con người như chúng ta!

9/Những phương pháp nào đem lại hạnh phúc? Phương thế mà Chúa Giêsu đưa ra để con người đạt được hạnh phúc đích thực xem ra đối nghịch lại với những cách mà con người mong ước hay cố gắng chiếm đoạt / Phương thế đó là tinh thần nghèo khó, hiền lành, biết khóc than tội lỗi, biết từ bỏ tính mê tật xấu, biết ao ước sống chính trực, biết thương xót, biết xây dựng hòa bình, chấp nhận bị ngược đãi vì Chúa / Đây là những điểm tóm tắt trong bộ luật mới của Đức Kitô ,bổ túc cho Mười Điều Răn thời Cựu Ước.

10/Cuộc sống của người Kitô hữu luôn là một dấu hỏi, tại sao? Nếu chúng ta sống đúng những điều mà chúng ta vừa nêu ra ở trên đây, thì cuộc sống của chúng ta luôn là một dấu hỏi cho người chung quanh / Cho dù chúng ta có sống ẩn dật, nhỏ bé đến đâu nhưng nếu chúng ta sống tinh thần khó nghèo và vui chịu thua thiệt hơn là bán đứng lương tâm để đổi lấy những lợi lộc trần thế, làm điều phi pháp / Có biết bao kẻ lấy hận thù làm luật sống / Người Kitô hữu sẽ mãi mãi là một dấu chấm hỏi nếu chúng ta sống yêu thương mọi người và theo Chúa đến cùng!

11/Điều gì khiến xã hội hiện tại coi như là một thứ xa xỉ phẩm? Xã hội đang sống buông xuôi, thất vọng / Nếu chúng ta luôn sống lạc quan, tin tưởng vào Chúa / xã hội ngày nay đang coi sự lịch sự, thành thật, yêu thương như những thứ xa xỉ phẩm, sống tốt đẹp với tất cả mọi người và yêu cả kẻ thù, thì quả thật đây là một đòi hỏi đầy cam go / Việc này không thể đáp ứng bằng những cố gắng suông mà cần phải có niềm tin cao độ và ơn trợ giúp của Chúa nữa . **R

 

Bài 2: MỘT PHƯƠNG TIỆN TỐT 

12/Làm sao để có được hạnh phúc? Hạnh phúc là niềm khao khát của con người / Ở mọi nơi, bất kỳ ai cũng đều mong ước có được hạnh phúc / Pascal, một văn sĩ nổi tiếng của Pháp đã nói: Ai cũng lấy hạnh phúc làm mục đích, tuy dùng phương tiện khác nhau nhưng mục đích thì chỉ có một.

13/Tiền bạc có mua được hạnh phúc không? Nhiều người cho rằng: có tiền mua tiên cũng được, tiền bạc là con đường đưa tới hạnh phúc / tiền bạc sẽ hóa giải được hết mọi thứ / Tục ngữ Anh có câu: Tiền là chìa khóa vàng mở được mọi cánh cửa!

14/Tiền bạc là phương tiện tốt nhất: Có tiền thì có nhà lầu xe hơi / có tiền thì có đủ mặt bạn bè / có tiền thì có người bênh đỡ, phục vụ / Nếu chỉ suy nghĩ một chiều thì họ rất có lý / nhưng họ đâu có ngờ: hoàng kim hắc thế tâm / Tiền vàng làm lòng con người ra đen tối.

15/Mặt trái của đồng tiền: Tìm hạnh phúc dựa trên tiền bạc chỉ là trò chơi cút bắt, chẳng bao giờ nó làm cho ta thỏa mãn / có một triệu thì chúng ta ước 2 triệu / có 3 triệu thì chúng ta ước có 4 triệu, cuộc săn đuổi cứ tiếp tục leo thang, muốn thỏa mãn nó là một điều xa vời / Tiền bạc còn là một thứ quý giá, nhưng tiền bạc còn là bạc tình bạc nghĩa / vì tiền mà mất cha mất mẹ, mất anh, mất em / mất vợ chồng, mất bạn hữu / Nguyễn Du đã than thở: trong tay đã sẵn đồng tiền, dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì.

16/Danh vọng có mang lại hạnh phúc không? Trong thực tế, ai cũng muốn được kẻ khác yêu mến, quý trọng, kính nể / và từ đó con người đâm ra ham chức quyền, danh vọng / Theo một nghĩa rất tương đối, thì chức quyền danh vọng cũng góp phần vào hạnh phúc của con người / Nhưng chức quyền danh vọng không thật sự mang lại hạnh phúc, bởi vì à “càng cao danh vọng, càng dày gian truân” / Có biết bao nhiêu người ở trên cao cực điểm của danh vọng, mà hạnh phúc cũng chẳng ở trong tầm tay / như công nương Diana / có nhiều người ở ngôi cao cực điểm, nhưng khi bị rơi xuống thì thân bại danh liệt / như ông Nixon / một nguyên thủ quốc gia bậc nhất ,mà đã phải tủi nhục từ chức / về vườn không kèn trống.

17/Hạnh phúc có tìm thấy trong các lạc thú không? Gọi đúng hơn là nhục dục hay là thú vui xác thịt, nghĩa là coi thú vui xác thịt như là con đường đến hạnh phúc / Lịch sử nhân loại đã minh chứng :đã có biết bao người đi vào con đường đó mà chẳng có hạnh phúc chút nào.

18/Hậu quả của lạc thú là gì? Nhìn vào thực tế xã hội , căn cứ vào kinh nghiệm sống của những người đạo đức, thì chúng ta có thể nói rằng: lạc thú thay vì đem lại hạnh phúc thì nó lại gây nên những đau khổ khôn lường.

19/Thực tế trong cuộc sống hôn nhân: Những lời cầu chúc cho đôi tân hôn: “bách niên giai lão / trăm năm hạnh phúc / sắc cầm hòa hợp” / cũng chẳng mấy khi được thực hiện, hay chỉ thực hiện một phần nào thôi, còn thường thì ta hay gặp cảnh: anh đi đường anh, tôi đi đường tôi, hay suốt đời lủng củng, cũng chẳng hiếm!

20/Nhìn bức tranh chung như thế nào? Nếu hạnh phúc không ở tiền bạc, không có ở danh vọng, không có ở lạc thú, thế thì nó ở đâu? Tiền bạc, danh vọng, sức khỏe, sắc đẹp, vợ chồng, con cái, nhà cửa, xe cộ, sống lâu,… đó là những nội dung của các câu chúc phúc lộc thọ mà chúng ta thường trao cho nhau trong dịp tết.

21/Khác vọng hạnh phúc của con người: Bấy nhiêu điều kể trên cũng chưa thể thỏa mãn khát vọng sâu xa về hạnh phúc của lòng người / Tận thâm tâm con người luôn muốn có thứ hạnh phúc vĩnh cửu như là => tài sản không tiêu tan, hạnh phúc không phai tàn và cuộc sống vô tận, đó chính là điều đáng mơ ước!

22/Thứ hạnh phúc không phai tàn, thứ hạnh phúc vĩnh cửu chúng ta tìm thấy ở đâu? Chúng ta chỉ có thể tìm thấy thứ hạnh phúc này ở nơi Thiên Chúa / Vì Ngài là cội nguồn của sự sống chân thiện mỹ / Vì thế khi công khai rao giảng, Chúa Giêsu đã nói rõ => hạnh phúc thật mà con người cần là hạnh phúc Nước Trời / nghĩa là Chúa Giêsu không hứa ban thứ hạnh phúc ăn ngon, mặc đẹp, thứ hạnh phúc của tiền tài, danh vọng, lạc thú.

23/Chúa Giêsu muốn ban thứ hạnh phúc nào? Hạnh phúc Chúa Giêsu hứa ban không phải là vật chất tạm bợ ngay ở trần thế này, nhưng là thứ hạnh phúc tâm linh, vĩnh cửu / chỉ xuất hiện ở bên kia thế giới hữu hình, đó là thứ hạnh phúc Nước Trời.

24/Lý tưởng mà con người cần đạt tới là gì? Chúa Giêsu chỉ dạy những cách thế, những bí quyết để đạt được hạnh phúc, đó là hãy sống siêu thoát đối với tiền tạc, vật chất / Hãy sống hiền lành, trong sạch, thuận hòa, yêu thương, vui lòng chấp nhận mọi gian khổ.

25/Chúng ta cần phải sống ở trần gian như thế nào? Hãy coi trần gian như quán trọ, và là hành trình đi về Nước Trời / Chúng ta hãy cố gắng thực hiện những cách thế mà Chúa đã chỉ dạy, để đạt tới đích hạnh phúc đó. **R

 

Bài 3: ĐỪNG LO LẮNG THÁI QUÁ

26/Lo lắng là gì?  Là làm nô lệ thực sự cho tiền tài, phú quý / là khắc khoải, lo toan / Lo toan thì không cấm ( Tt3, 8) nhưng lo lắng về của cải thì không được / Cụ thể là Chúa Giêsu nói về chuyện lo lắng và mong muốn cho tương lai được bảo đảm, luôn là nỗi ám ảnh  của mỗi người / Chúng ta không nên quá lo lắng về mạng sống, cùng các thứ nhu yếu phẩm / của cải, nước uống , áo quần…/

27/Chúng ta nên hiểu sao cho đúng? Điều này có nghĩa là: các Kitô hữu không nên bỏ mặc chuyện ăn uống hay các nhu cầu thiết yếu trong gia đình / Kinh Thánh dạy rằng: ai không làm việc, hoặc phục vụ thì đừng ăn / Kinh Thánh cũng dạy: kẻ tin mà không chịu lo lắng cho gia đình thì còn tệ hơn là kẻ không tin ( 2 Tx 3, 10) / Dù lo lắng hay có của cải dư dật thì cũng chẳng giúp con người ta sống lâu hơn /lụa là gấm vóc cũng chẳng giúp người ta sống thoải mái hơn / Kẻ ngốc là kẻ không chịu lo cho chính cuộc sống đời sau của mình.

28/Kết cuộc của kẻ ngốc là gì ? Kẻ chỉ lo tìm tiện nghi của cuộc sống vật chất thì không bao giờ nếm được hương vị cuộc sống / Họ chẳng được hưởng nhan Chúa và những gì Ngài sẽ ban tặng, sau cùng họ phải kết thúc cuộc đời trong chốn trầm luân.

29/Lý do căn bản của Chúa Giêsu mời gọi là gì? Chúa bảo của ăn áo mặc không quan trọng, những thứ đó cũng chẳng bảo đảm cho mạng sống / Bởi vì mạng sống của chúng ta phụ thuộc vào Thiên Chúa và vào Lời của Ngài.

30/Thiên Chúa dùng hình ảnh nào để minh chứng tình thương? Chúa dùng hình ảnh chim trời như là bằng chứng tình thương và lòng thành tín của Đấng Sáng Tạo / Đây là bằng chứng tình yêu vì loài chim mà còn được Cha trên trời lo liệu huống chi con người thì Thiên Chúa lại càng chăm sóc chu đáo hơn.

31/Cựu Ước có đề cập đến điều gì? Cựu Ước bảo con người nên học hỏi ở loài dã thú: “Nhưng anh cứ hỏi súc vật, chúng sẽ chỉ giáo cho anh, cứ hỏi chim trời, chúng sẽ cho anh biết” (Giop 12, 7) / Đối với Thiên Chúa thì con người có giá trị  quan trọng nhất, chính vì thế Thiên Chúa đã sai Con của Người đến và chết trên thập giá vì tội lỗi con người và chuộc về những giá trị mà Thiên Chúa đã đặt để nơi con người khi dựng nên họ theo hình ảnh của Người ( Rm 5, 6-10).

32/Tại sao lo lắng lại chỉ phí công? Bởi vì chẳng thay đổi được gì, chỉ phí công vô ích thôi / Nếu chỉ quan tâm đến thể hình bên ngoài cộng với việc kéo dài tuổi thọ thì cũng chẳng giải quyết được gì / Một đứa trẻ đâu chỉ nhờ lo lắng mà trong phút chốc có thể trở nên người lớn / hay có ai đó nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình / bởi vì Thiên Chúa là Đấng định đoạt vòng đời của mỗi người / cách tốt nhất là nên cậy trông vào Chúa.

33/Thiên Chúa lập lại đề tài tình thương nơi một loài thụ tạo khác => Là bông hoa / Thiên Chúa là Đấng Sáng Tạo muôn loài nên lo liệu cho cả hoa cỏ ngoài đồng, Ngài cho chúng mặc đẹp hơn cả áo của Vua Salomon, thì chắc chắn Ngài sẽ chăm lo cho con cái Ngài hết mực / Chúa so sánh bản chất phù du của hoa huệ ngoài đồng, sẽ tương phản với vòng đời dài lâu của con người.

34/Hoa huệ là danh từ chung chỉ các loài hoa nơi đồng cỏ vùng Palestine như là: Uất kim hương, huệ tây, dã quỳ, dạ lan hương cùng nhiều loại hoa dại khác / như hồng quỳ, anh túc đỏ ,vẫn phủ khắp các đồng cỏ Palestine.*

35/Vinh hoa của Salomon là sự giàu có và khôn ngoan của nhà Vua / Tuy nhiên những thứ tầm thường trong thiên nhiên còn trỗi vượt hơn cả vinh hoa ấy nữa.

36/Ở Palestine khó tìm được các thứ dùng để nhúm lửa / nên người ta thường dùng rơm rạ để đun, bếp của họ thường là cái chậu bằng đất nung, dưới đáy chậu có cỏ khô, rơm hay cây gai khô để đun / Hình ảnh này nói lên sự quan phòng kỳ diệu của Thiên Chúa.

37/“Ôi kẻ kém lòng tin”: Cụm từ này xuất hiện bốn lần trong Tin Mừng Matthêô và một lần trong Tin Mừng Luca (Lc12, 28) / Chúa dùng cụm từ này để nhắc nhở các môn đệ phải trưởng thành hơn trong đức tin, Chúa vừa động viên họ, là họ sẽ làm được điều đó.

38/Chúa Giêsu dạy: Vẻ đẹp đơn sơ của hoa đồng cỏ nội đã in đậm trong cuộc sống bình dị của Chúa tại trần thế / Chúa muốn nhắc rằng, các môn đệ phải cắt đứt mọi quyến luyến với thế trần để có thể hưởng nếm muôn vẻ tươi đẹp của hạnh phúc Thiên đàng

39/Câu 31 Chúa nhắc nhở chống lại sự lo lắng một lần nữa là đừng băn khoăn lo lắng những nhu cầu cá nhân.

40/Chúa Giêsu đưa ra 2 lý do để quẳng gánh lo đi: Sự lo lắng về của cải vật chất và sự bảo đảm cá nhân là do ta không tín thác vào Chúa / Vì họ đã quá tập trung chú trọng vào những thứ này / Những lo lắng của kẻ tin Chúa cũng như vậy, nhưng đây lại là thói quen của dân ngoại / khi đã ăn ở theo thói của dân ngoại thì sẽ thờ ơ với Thiên Chúa / đó là điều nghiêm trọng / Cha của họ biết trước những thứ họ sẽ cầu xin, nên họ cũng nhận ra rằng Người vẫn luôn săn sóc họ.

41/Lệnh truyền: “Hãy tìm” nghĩa là: tìm kiếm bền bỉ, cũng có nghĩa là: cố dành cho bằng được, đồng nghĩa với khao khát sự công chính / sự công chính là yếu tính của vương quốc Thiên Chúa / Đây là điều cần thiết nhất / Chúa bảo người theo Chúa phải tìm cho được ân phúc thiêng liêng, chứ không phải tìm lợi lộc trần thế , vì đó chỉ là mục tiêu của dân ngoại.

42/Còn những vật chất kia => Chúa không có ý nói chúng ta không phải lo lắng trước những bấp bênh kia, nhưng muốn nói rằng: Chúng ta hãy tin rằng mọi sự sẽ diễn ra dưới sự định liệu, quan phòng của Thiên Chúa / Vì thế điều mà chúng ta cần bận tâm nhất là phải thực thi huấn lệnh của Thiên Chúa và hãy thuộc trọn về Người.

43/Câu 34: “Anh em đừng lo lắng về ngày mai” => Thật là ngớ ngẩn khi phải lo lắng cho một ngày mai chưa đến / Nếu ta lo lắng quá đáng cho ngày mai, sẽ khiến cho chúng ta đi từ mối bận tâm này đến mối bận tâm khác, và làm cho ta mất tập trung vào một vấn đề hệ trọng vào lúc này / Việc này dễ làm cho người ta thay đổi từ việc tin vào Thiên Chúa sang chuyện phải giáp mặt với nhu cầu hiện tại, rồi nó cũng làm cho họ rời bỏ việc tìm kiếm và đón nhận sự hướng dẫn của Thần Khí và Lời Chúa ngay trong giây phút hiện tại / làm cho họ xao lãng mục đích cuối cùng. **R

 

Bài 4: KINH NGHIỆM SỐNG HẠNH PHÚC 

44/Ngọn núi mà bài Tin Mừng đề cập đến, nó nằm ở đâu? Có hai bài Tin Mừng Chúa Giêsu giảng dạy về đề tài này, nằm ở hai nơi khác nhau / Thánh Matthêô cho biết bài giảng được công bố trên núi, là một ngọn đồi bên kia biển Galilê, cách Capharna-um khoảng 5km / Nơi khác là một mỏm đá Hat-tin, là một ngọn đồi có hai đỉnh nằm trên đường đến Nazareth, cách Capharna-um  khoảng 16km về hướng Tây Nam / Còn Luca thì cho rằng Chúa Giêsu  giảng bài này ở nơi đất bằng ( Lc 6, 17).

45/Bài giảng trên núi phát họa điều gì  ? Bài giảng trên núi phát họa những nguyên tắc căn bản của đời sống trong Nước Trời / Có thể nói: bài giảng trên núi là bản Hiến Chương Nước Trời trong tân ước .

46/Người nghèo khó là gì ? Là người nghèo túng đến độ phải hành khất để mưu sinh, tuy nhiên, ý nghĩa nghèo ở đây không phải là nghèo vật chất cho bằng nghèo khó tinh thần, tức là người bé nhỏ, khiêm tốn / Phần thưởng mà họ nhận lãnh là được chúc phúc / Có nghĩa là họ được chia sẻ vương quyền của Đấng Messia trong Nước Trời.

47/Sầu khổ là buồn sầu cực độ là gì  ? họ than khóc vì nhận ra thân phận tội lỗi và tình trạng thiếu thốn tinh thần của mình / hoặc mất mát vì có người thân bị chết / Người sầu khổ thiếu thốn tinh thần và mong được Thiên Chúa đến ủi an.

48/Hiền lành hay là khiêm nhường là gì  ?là nhũn nhặn, trái ngược với dễ cáu giận, ngạo mạn, kiêu căng / Người hiền lành thì phó thác mọi sự cho Chúa và để Người sắp đặt, định liệu, người hiền lành là người nhẫn nhịn chứ không lẩm bẩm ,kêu ca.

49/Đói là khao khát cực độ sự công chính , là lệnh Chúa truyền và Luật Thánh. Đây là sự khác biệt trong thời đại của Đấng Messia (Is 11, 1-5).

50/Chữ “thương xót”là gì  ? có nghĩa là lòng trắc ẩn, lòng thương cảm hay là sự quan tâm thương mến giúp đỡ / Lòng thương xót không có nghĩa là thương hời hợt bên ngoài, nhưng là thương toàn tâm toàn ý với hoàn cảnh của kẻ khác, nhờ đó họ sẽ được Thiên Chúa xót thương trong hiện tại và ngay cả trong ngày chung thẩm !

51/Kẻ có tâm hồn trong sạch là gì  ?  không có nghĩa là người ấy không có tội, nhưng họ là người công bình chính trực (Tv 24, 4) / là kẻ không cùng một lúc có thể làm tôi hai chủ: thế gian lẫn Thiên Chúa / Họ là người đã ký thác tâm hồn mình cho Thiên Chúa.

52/Theo Kinh Thánh giải thích: tâm hồn là gì  ? là thẳm cung của một con người, là nơi phát sinh nhân cách (Cn 4, 23) / sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa: hàm ý một sự tiếp xúc đối diện với Thiên Chúa Hằng Sống (1 Cor 13, 12 / 1 Yn 3, 2 / Kh 22, 4).

53/Một nhiệm vụ đặc trưng của con cái Thiên Chúa là gì  ?  là người đóng vai trò kiến tạo hòa bình trên trần gian / Vai trò này thể hiện một nổ lực tích cực mang lại hòa bình và ơn cứu độ cho thế giới.

54/Câu “Họ sẽ được gọi…là gì  ? có nghĩa là họ đón nhận danh nghĩa hay bản tính của con cái Thiên Chúa.

55/Chữ “bách hại”là gì  ? là những người bị trục xuất, bị xua đuổi / Qua câu 10 - 12, Chúa Giêsu bắt đầu báo cho các môn đệ biết: những người tin Chúa sẽ bị bách hại vì đã khao khát sự công chính    (1_Pr_3, _14).

56/Phật Thích Ca đã xác quyết bài thuyết pháp đầu tiên ở Bênarét bằng câu: “Vạn sự vô thường, vạn sự khổ” / Nghĩa là mọi sự thay đổi không ngừng, nên mọi sự chỉ là khổ đau / Sinh – lão - bệnh  - tử, con người sinh ra để rồi già lão, ốm yếu và cuối cùng là chết chóc / Cho nên đời là bể khổ và mỗi người là một cánh bèo trôi dạt.

57/Nhận xét thế nào về Đức Phật và Chúa Giêsu? Một người bị mang tiếng là bi quan, yếm thế /  Một người thì bị coi là không tưởng, lạc quan thái quá / Một bên coi đời là bể khổ / một bên lại thấy màu hồng trong cái thanh bạch, trống trơn  .

58/Người ta đã tốn khá nhiều giấy mực, thời giờ, sức lực để nghiên cứu, suy tư, bàn cãi về hai bài giảng đầu tiên của Đức Phật và Chúa Giêsu / đã có những luận án so sánh về hai bài giảng ấy / Tuy nhiên chẳng ai hiểu được chính xác nội dung ý nghĩa của 2 bài giảng có tính cách tiên tri ấy / Thật ra cả Đức Phật và Chúa Giêsu không chủ ý đề ra một lý thuyết về vấn đề hạnh phúc hay đau khổ / mà cả hai cùng muốn chia sẻ cho nhân loại về kinh nghiệm sống của mình.

59/So sánh về 2 kinh nghiệm này: Kinh nghiệm của Đức Phật là người đã đạt tới chân nhu, vượt ra ngoài thế giới vô thường của những đam mê, mù quáng / của sự phân chia, đối kháng / Còn kinh nghiệm của Chúa Giêsu là kinh nghiệm của một người thấy được sự tồn tại trong cái mất và sự sống trong cái chết / Đức Phật chỉ đưa ra cái lý do, cái nguyên nhân làm cho người ta khổ, nhưng Ngài không lên án cuộc đời, chỉ cho nó là bể khổ / Chúa Giêsu cũng không bảo rằng muốn hạnh phúc thì phải sống như kẻ khố rách áo ôm / Do đó, Thánh Matthêô mới thêm vào 3 chữ: “có tâm hồn” vào trong các câu nói của Chúa, để xác định rõ cái nghèo nào mới thực sự đem lại hạnh phúc cho con người.

60/Điều nào xem ra nghịch lý? Trong cuộc đời, xưa cũng như nay, dù là thời ăn lông ở lỗ hay thời ở trong khách sạn năm sao, vẫn luôn có những cảnh trái ngược: Người giàu có, dư điều kiện để đạt được hạnh phúc, nhưng lại đau khổ khôn lường / còn những kẻ xem ra bần cùng, tăm tối, lại tràn đầy hạnh phúc.

61/Thực ra ai cũng biết rằng nghèo không đương nhiên là khổ, đã đành nghèo và khổ thường đi đôi với nhau / Trái lại giàu có không tất nhiên có được hạnh phúc / Vấn đề hạnh phúc chủ yếu ở chỗ tại cái tâm, cho nên bài học Chúa Giêsu dạy trong Tám Mối Phúc thật cho ta thấy hạnh phúc của chúng ta tùy thuộc vào mối tương quan ba chiều: giữa chúng ta với Thiên Chúa và giữa chúng ta với anh em với nhau   **R.

 

Bài 5: ĐIỀU KIỆN ĐỂ HƯỞNG PHÚC 

62/Giải thích: Tám Mối Phúc là những điều được Thiên Chúa chúc phúc / là thái độ sống mang lại hạnh phúc cho kiếp người / Là những điều mà người Kitô hữu luôn mơ ước đạt được / Thiên Chúa muốn con người tìm thấy ý nghĩa của sự bình an hạnh phúc giữa những khổ đau, nghèo túng, bất hạnh của kiếp người / Là sống tinh thần khiêm nhường, hiền hòa, vị tha, nhân ái / kiến tạo hòa bình và đặt niềm cậy trông vào sự yêu thương quan phòng của Thiên Chúa.

63/Sống cái tôi: là chỉ biết sống cho chính mình: ích kỷ.
Sống thánh: là chỉ biết sống cho người khác: quảng đại.

64/Thánh: là những người từ những đau khổ lớn lao mà đến, họ đã giặt áo mình trong Máu Con Chiên (Kh 7, 14).

65/Tám Mối Phúc => không phải chúng ta thực hành rồi sẽ hưởng nó ở đời sau, hay ở trên trời, trên mây / nhưng chúng ta sẽ đạt được hạnh phúc ngay tại đời này, ngay tại trần gian này / nếu chúng ta biết sống phục vụ người khác.

66/Cho thì có phúc hơn là nhận / Người khác ăn thì còn, con ăn thì hết / Câu chuyện người đàn bà nhờ mua hoa cắm ở mộ con bà và ý tưởng của anh bảo vệ nghĩa trang => đóa hoa cắm ở nghĩa trang xem ra thật lãng phí / nhưng nếu dùng tiền đó để giúp cho những người neo đơn, bệnh tật, già yếu / thì xem ra ý nghĩa có nó thật lớn lao / Thêm vào đó, người giúp đỡ kẻ khác sẽ hưởng được một niềm vui hạnh phúc biết bao! Sự vui vẻ đó còn giúp cho chúng ta khỏe mạnh nữa.

67/Bài Tin Mừng 8 Mối Phúc này của ai? Của Thánh Matthe-ô / Riêng Luca có 4 Mối Phúc và 4 Mối Họa / Luca còn kể thêm 2 Mối Phúc nữa:
* Phúc cho ai tin rằng: Lời Chúa sẽ được thực hiện (Lc 1, 45) (truyền tin).
*  Phúc cho ai lắng nghe và tuân giữ Lời Chúa (Lc 11, 28) / (Ai là mẹ và là anh em của Chúa).
Riêng Yoan thì chỉ có 1: Phúc cho ai không thấy mà tin (Yn 20, 29) (Toma cứng lòng tin).

68/Các quan niệm về Mối Phúc trong 3 thời kỳ: như sau:

a) Thời cổ đại => Phúc cho ai bị bách hại (các thánh tử đạo).

b) Thời trung cổ => Phúc cho ai khiêm nhường và khó nghèo (Đaminh, Phanxicô)

c) Thời cận kim => Phúc cho ai xây dựng công lý và hòa bình (Thánh Terexa Calcutta- /   lãnh giải Nobel hòa bình .

69/Thánh Matthe-ô đi  từ tư tưởng công chính của Do Thái đến tư tưởng hoàn thiện của Thiên Chúa:
* Nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và Pharisieu thì chẳng được vào Nước Trời.
* Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng Hoàn Thiện.

70/Con người chỉ có thể tìm thấy sự hoàn thiện từ nơi Thiên Chúa / Muốn sống thánh, chúng ta phải sống như là đang ở trước mặt Thiên Chúa.

71/Nghèo khó: là không dính bén của cải / ngoài ra còn phải sống khiêm tốn trước mặt Thiên Chúa (Is 66, 2) / Hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa là Đấng nuôi cả chim trời / Sau khi làm mọi việc, chúng ta hãy nghĩ mình là tên đầy tớ vô dụng, đáng làm những việc phải làm /  Ông chủ không phải biết ơn tên đầy tớ ấy.

72/Đói khát sự công chính => là đói khát kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa / Đói ý định của Thiên Chúa / Chúa Yesus đã dâng hiến cuộc đời mình để thực thi Thánh Ý Chúa Cha / Chúng ta hãy đưa tay ra cho Chúa cứu / và xin vâng như Đức Mẹ.

73/Tâm hồn trong sạch => không phải chỉ là sự dâm ô / nhưng là phải sống ngay thẳng trước mặt Thiên Chúa / không sống giả hình / làm mọi việc chỉ cốt tìm vinh quang cho Thiên Chúa / là dành trọn con tim cho Chúa / không chiếm một chút tư lợi nào / Không làm chút việc thiện để được khen  / nhiều người không phạm tội dâm ô, nhưng lại không làm thánh được .

74/Hiền lành: là không chấp nhất, kết tội người khác, không khó chịu vì không hợp ý với người khác / Hiền lành thì phải luôn có khiêm nhường.

75/Khóc lóc => Thế gian là thung lũng nước mắt / Hãy hiệp những đau khổ của mình với những đau khổ của Chúa để được cứu độ / Một khi đã dâng trót con tim cho Chúa thì mối tương giao giữa mình với tha nhân cũng sẽ được biến đổi.

76/Xót thương => là lòng lân tuất của Thiên Chúa vô biên / Thiên Chúa chậm giận, giàu tình thương và lòng thánh tín (Xh 34, 6 / Tv 86, 15 / Tv 103, 8 / Tv 111, 4 / Tv 145, 8).

77/Bách hại =>Tha thứ cho kẻ bách hại / Chúa không tính đến sự bội bạc của ta, Chúa luôn thi ân giáng phúc / Chúa dạy chúng ta tha thứ như trong kinh Lạy Cha.  **R

 

TÓM Ý

1/Ai là người thật sự có phúc? Là những người nghèo khó nói chung, mà còn là những người có tâm hồn nghèo khó.

2/Thế nào là người có tâm hồn nghèo khó? Là người không để lòng mình dình bén của cải vật chất và những gì thuộc về thế gian này, là người không để lòng mình bị ràng buộc,bị cầm giữ bởi những đam mê trần trục, bị lệ thuộc vào tội lỗi và những thú vui dục thú ở đời này, không ích kỷ, nhỏ nhen tự phụ, tham lam, đố kỵ, ghen ghét.

3/Chúa Giê-su quả quyết điều này như thế nào? Hễ ai phạm tội thì làm nô lệ cho tội (Gn 8,34). Đã là nô lệ cho tật xấu, cho đam mê khi bị lệ thuộc vào bất cứ ai / người đó không còn tinh thần tự do, không còn tâm hồn nghèo khó. Để có thể thanh thoát và hưởng hạnh phúc đích thực.

4/Hạnh phúc đích thực là gì ? Là được hưởng Nước Trời, mà Nước Trời lại chính là Chúa Giê-su, là con Thiên Chúa đã đến trần gian. Ai tin vào Chúa Giê-su, đi theo Chúa, gắn bó với Chúa, thì có hạnh phúc Nước Trời.

5/Thế nào là đi theo Chúa? Là gắn bó với Chúa, là trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa. Chúng ta hãy nghe Chúa nói : Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình. Muốn theo Chúa thì phải từ bỏ chính mình. Từ bỏ mình là từ bỏ lòng tham, sự dính bén , lòng quyến luyến, tính lệ thuộc.

6/Không lẽ những ơn huệ Chúa ban lại xấu ? Những của Chúa ban làm sao xấu được. Nhưng một khi người môn đệ đi theo Chúa thì không được để lòng mình bám víu hay lệ thuộc vào bất cứ thứ gì hay người nào ở đời này. Như vậy họ mới có thể tự do đi theo một mình Chúa. Chỉ sống cho  một mình Chúa mà thôi.

7/Tại sao chúng ta không thể làm tôi hai chủ? Tâm hồn người tín hữu không thể chia năm xẻ bảy, không thể làm tôi hai chủ, không có chuyện thỏa hiệp với Chúa và với Satan, không thể dung hòa Nước Trời và trần gian. Như vậy việc đi hai hàng hay bắt cá hai  tay là không ổn với người Kito hữu và không thích hợp với Nước Trời.

8/Hạnh phúc đích thực của người Kito hữu là gì? Là chính Thiên Chúa hằng sống, vì ngoài Chúa ra, tất cả mọi thứ khác chỉ là ảo tưởng, là mau qua, là bất hạnh, là sai lầm. Vậy cho nên không có gì quý hơn Chúa Ki-tô. Cho nên phải đặt Chúa là mục đích trước hết và trên hết, và hãy lấy Nước Trời  làm gia nghiệp , làm cùng đích .

9/Vậy điều kiện tiên quyết là gì? Điều kiện quan trọng hàng đầu chính là từ bỏ, tinh thần từ bỏ tinh thần là tinh thần nghèo khó. Đa số chúng ta không ai muốn nói đến chuyện từ bỏ, càng không ai muốn sống tinh thần từ bỏ, kể cả một số các linh mục, tu sĩ.

10/Con dao hai lưỡi mà chúng ta luôn gặp là gì? Nếp sống văn minh, tiện nghi vật chất. Kinh tế thị trường với chủ trương tiêu thụ càng nhiều thì càng kích thích sản xuất, thì càng có lối sống hưởng thụ cao. Nó như cơn cuồng phong lôi kéo mọi người vào trong cơn lốc vật chất, từ thị hiếu thời trang, tiện nghi tối đa và chạy đua sản xuất.

11/Não trạng chung của con người hôm nay là gì ? Loài người hôm nay ai cũng đặt hạnh phúc nơi vật chất. Tiền bạc có thể thỏa mãn mọi thứ nhu cầu, kể cả nhu cầu quyền lực. Nói chung nó có thể giải quyết mọi vấn đề. Chẳng ai còn nghĩ đến những giá trị tinh thần. Họ bị vật chất lôi cuốn chứ không còn muốn để cho Thần khí hướng dẫn nữa.

12/Giữa đám mây mù, chúng ta còn có một tia sáng, là tia sáng nào? Giữa một thế giới đang hỗn loạn. Giá trị cuộc sống đang bị đám mây mù của đam mê đang che chắn dưới mọi hình thức.Nhưng lời Chúa lại bỗng nhiên vang lên : “Phúc ai có tâm hồn nghèo khó…/ Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch….”

13/Tâm hồn chúng ta hiện tại có nghèo khó không? Chúng ta cần để cho tâm hồn mình tĩnh lặng, lắng đọng để cho một mình Lời Chúa vang lên. Chúng ta hãy nhìn vào tận đáy lòng mình và tự hỏi xem : Hiện tại, mối bận tâm của tôi là gì ? Là tiền bạc, là công việc làm ăn, là sự hưởng thụ hay là những mối tình bốc đồng, chốc lát ?

14/Điều gì cứ luôn ám ảnh tôi ? Tôi đã quan niệm hạnh phúc như thế nào ? Những lần tôi đi dâng lễ, cầu nguyện, đọc kinh, nguyện gắm, tôi có tập trung tâm trí không ? Có để hết tâm hồn mình vào đó hay không? Hay tôi chỉ làm chiếu lệ, không muốn chú tâm vì tôi còn nhiều mối lo quan trọng hơn, có thể còn cấp bách hơn .

15/Lúc nào thì tôi nhớ Chúa? Tôi có nhớ Chúa mọi nơi, mọi lúc không? Có khi nào tôi làm việc vì lòng mến Chúa hay không? Nếu không thì rõ ràng thì tôi còn quá nhiều mối bận tâm trần thế, còn quá nhiều mối lo lắng trần tục, tôi còn bị lệ thuộc ,bị trói buộc vào trong công việc nên không còn thời giờ để chú tâm vào Chúa.

16/Vì sao tôi lại như thế ? Vì lòng tôi mơ ước nhiều quá, đam mê nhiều quá. Vì thế lòng tôi không còn ham muốn Chúa, không ham mê hạnh phúc Nước Trời. Cuối cùng là vì tôi không có tâm hồn nghèo khó vì : “Kho tàng anh ở đâu thì lòng anh cũng ở đó”        (Mt 6,21).

17/Như vậy lòng tôi đang hướng về đâu ? Cuộc sống của tôi xem ra là chỉ lo củng cố vun xới cho hiện tại mà ít khi quan tâm đến đời sau. Tôi vẫn cứ bằng lòng với cuộc sống đạo khô khan của tôi. Còn bao nhiêu sức lực và thời gian còn lại, tôi đều dồn hết cho hạnh phúc trần thế.

18/Thái độ sống lời Chúa của tôi ra sao? Hạnh phúc vĩnh cửu xem ra xa xôi quá. Nước Trời có vẻ như không thực tế, của cải đời này xem ra quá cụ thể, nên tôi cần phải lo toan. Thành ra khi nghe Chúa Giê-su công bố Tám Mối Phúc. Tôi cũng lắng nghe, không có ý kiến phản biện hay phản đối. Vì thế là lời Chúa nói, nhưng tôi chẳng thấy có gì ích lợi cho bản thân tôi.

19/Cách tôi hiểu lời này như thế nào? Tám Mối Phúc này, tôi đã biết, đã thuộc lòng, đã hiểu từ  ngày xưa. Nhưng có được những phúc đó hay không, đó lại là một chuyện khác. Chúa nói thì nói vậy, nhưng thực tế lại khác đi, tôi vẫn nghe lời Chúa dạy, tôi vẫn giữ đạo, tôi đâu có bỏ Chúa. Thế nhưng xét cho cùng : Muốn có tâm hồn nghèo khó thì tôi phải chịu thiếu thốn, sầu khổ, khát khao sống công chính, giữ lòng sạch tội. Dù tôi rất muốn có được Phúc Chúa ban, nhưng tôi không đủ can đảm, không thể bền chí !!!

20/Giờ đây con phải làm gì? Con phải dừng lại, phải nhìn lại chính mình, coi lại quan niệm và cách sống đạo của con . Lời Chúa vẫn vang vọng, Chúa vẫn cứ chờ đợi, Ai đón nhận lời Chúa cho mình. Ai quyết tâm đáp lại Lời mời gọi để từ bỏ mọi sự mà đi theo Chúa ? **R

Giuse Luca / Kinh Thánh Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 1203
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  5
 Hôm nay:  1598
 Hôm qua:  7763
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11350088
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top