Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng CN 6 Thường Niên - A- Giuse Luca

Chúa Nhật  6 TN A /  

ĐỀ TÀI :  CHÚA GIÊ-SU KIỆN TOÀN LỀ LUẬT 

 

Tung hô Tin Mừng: x. Mt 11, 25

Haleluia. Haleluia. Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã mặc khải mầu nhiệm Nước Trời cho những người bé mọn. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Mt 5, 17-37

"Anh em đã nghe luật dạy người xưa. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết."

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh  Matthêu.

17  Hôm ấy, Đức Giê-su nói với  các môn đệ rằng: “Anh em đừng tưởng Thầy đến để bãi bỏ Luật Mô-sê hoặc lời các ngôn sứ. Thầy đến không phải là để bãi bỏ, nhưng là để kiện toàn. 18 Vì, Thầy bảo thật anh em, trước khi trời đất qua đi, thì một chấm một phết trong Lề Luật cũng sẽ không qua đi, cho đến khi mọi sự được hoàn thành. 19  Vậy ai bãi bỏ dù chỉ là một trong những điều răn nhỏ nhất ấy, và dạy người ta làm như thế, thì sẽ bị gọi là kẻ nhỏ nhất trong Nước Trời. Còn ai tuân hành và dạy làm như thế, thì sẽ được gọi là lớn trong Nước Trời.”

20  “Vậy, Thầy bảo cho anh em biết, nếu anh em không ăn ở công chính hơn các kinh sư và người Pharisieu, thì sẽ chẳng được vào Nước Trời.”

21  “Anh em đã nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ giết người; ai giết người thì đáng bị đưa ra tòa. 22  Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Bất cứ ai giận anh em mình, thì đáng bị đưa ra tòa. Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hỏa ngục thiêu đốt. 23 Vậy, nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ, mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, 24  thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đi, rồi trở lại dâng lễ vật của mình. 25  Anh hãy mau mau dàn xếp với đối phương, khi còn đang trên đường đi với người ấy tới cửa công, kẻo người ấy nộp anh cho quan tòa, quan tòa lại giao anh cho thuộc hạ, và anh sẽ bị tống ngục. 26  Thầy bảo thật cho anh biết: anh sẽ không ra khỏi đó, trước khi trả hết đồng xu cuối cùng.”

27  “Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Chớ ngoại tình. 28  Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: Bất cứ ai nhìn người phụ nữ mà thèm muốn, thì trong lòng đã ngoại tình với người ấy rồi. 29  Nếu mắt phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy móc mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân bị ném vào hỏa ngục. 30  Nếu tay phải của anh làm cớ cho anh sa ngã, thì hãy chặt mà ném đi; vì thà mất một phần thân thể, còn hơn là toàn thân phải sa hỏa ngục.”

31  “Luật còn dạy rằng: Ai rẫy vợ, thì phải cho vợ chứng thư ly dị. 32  Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, bất cứ ai rẫy vợ là đẩy vợ đến chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình.”

33  “Anh em còn nghe Luật dạy người xưa rằng: Chớ bội thề, nhưng hãy trọn lời thề với Đức Chúa. 34  Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết: đừng thề chi cả. Đừng chỉ trời mà thề, vì trời là ngai Thiên Chúa. 35  Đừng chỉ đất mà thề, vì đất là bệ dưới chân Người. Đừng chỉ Gierusalem mà thề, vì đó là thành của Đức Vua cao cả. 36  Đừng chỉ lên đầu mà thề, vì anh không thể làm cho một sợi tóc hóa trắng hay đen được. 37  Nhưng hễ “có” thì phải nói “có”, “không” thì phải nói “không”; thêm thắt điều gì là do ác quỷ”    

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/  Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta những món quà quý nào ?

2/  Chúng ta nên đến với Chúa bằng tâm tình nào ?

3/  Cách Thiên Chúa thể hiện lòng nhân từ ra sao ?

4/  Khi đối diện với Thiên Chúa, chúng ta có mấy thứ để lựa chọn ?

5/  Vận mệnh của chúng ta đang nằm ở đâu ?

6/  Chúa kiện toàn lề luật như thế nào ?

7/  Tại sao chúng ta muốn giết người ?

8/  Chúa dạy gì về tội ngoại tình ?

9/  Chúa dứt khoát với dịp tội như thế nào ?

10/  Hãy so sánh các loại luật từ trước tới nay ?

11/  Cách Chúa kiện toàn lề luật như thế nào?

12/  Có mấy cơ quan du nhập tội ?

13/  Dịp tội nào từ miệng ?

14/  Thánh Yacobe nói gì ?

15/  Mắt du nhập tội như thế nào ?

16/  Những phương tiện nào thường quảng bá sự đồi trụy ?

17/  Thế nào là tình yêu dục thú ?

18/  Chúng ta nên nhìn phụ nữ như thế nào ?

19/  Vì sao thế giới trụy lạc ?

20/  Tại sao chúng ta phải tín thác vào Chúa ?

21/  Tại sao ta phải làm hòa ?

22/  Chúa dạy chúng ta phải sống đạo thế nào ?

23/  Tại sao 2 giới răn phải là một ?

24/  Chúa kiện toàn lề luật thế nào ?

25/  Tại sao chúng ta phải can đảm khi sống đạo ?

26/  Vì sao Phari-sêu và luật sĩ giữ luật sai ?

27/  Chúa muốn chúng ta sống đạo thế nào ?

28/  Cốt lõi của đạo Chúa là gì ?

=>  Hãy tìm câu trả lời từ bài “Tóm ý”.

 

Bài 1: TỰ DO TRONG KHUÔN KHỔ

1/  Thiên Chúa ban cho ta thứ quà tặng nào quý giá nhất? Đó là sự tự do, nếu chúng ta biết sử dụng đúng, nó sẽ nâng chúng ta lên tận trời cao / bằng không ,nó sẽ nhận chìm chúng ta xuống đáy Hỏa ngục.

2/  So sánh sự tự do và bị ép buộc: Thiên Chúa muốn chúng ta tìm đến với Ngài một cách tự do, không bị ép buộc / Bởi vì hành động của một kẻ làm nô lệ hay của một người máy thì làm sao tạo ra được công nghiệp? Sự tự do là phương tiện đưa ta đến Chúa , đồng thời nó cũng có thể dẫn chúng ta đến với bao tội ác !

3/  Thiên Chúa có ép buộc hay cưỡng bức chúng ta? Thiên Chúa không buộc chúng ta phải phụng thờ Ngài / Ngài cũng chẳng bao giờ làm cho bàn tay của kẻ ác bị bại liệt.

4/  Bài đọc 1 nói gì? Chúa nói với chúng ta như sau: nếu ngươi muốn, ngươi hãy tuân giữ những giới luật của Ta / Việc trung thành hay không là tùy thuộc vào ngươi / trước mặt ngươi luôn có 2 thứ: sự sống, sự chết, ngươi có thể tùy nghi mà lựa chọn!

5/  Thiên Chúa có thể giúp gì cho chúng ta? Nhiều người cho rằng: sự gì phải đến, ắt sẽ đến/ con người có số / Chúng ta đừng nghĩ thế, bởi vì mỗi người chúng ta phải làm chủ vận mệnh của mình / bởi vì việc làm của chúng ta có thể đem lại hạnh phúc hay khổ đau cho bản thân chúng ta / Thiên Chúa có thể giúp đỡ, có thể ban ơn phù trợ / Tuy nhiên, Ngài không bắt buộc chúng ta phải bước theo Ngài.

6/  Ơn trợ giúp có xung khắc với sự tự do không? Suy luận theo chiều hướng này nên triết gia Pé-guy đã viết: Nếu Thiên Chúa quá nâng đỡ, con người sẽ mất hết sự tự do / trái lại, nếu Thiên Chúa không nâng đỡ kịp thời, thì con người lại sẽ sa ngã / Cả hai ơn cùng do Ngài trao ban nên không có ơn nào  hủy diệt ơn nào!

7/  Chúa Giê-su đến thế gian để làm gì? Chính vì tôn trọng sự tự do mà chúng ta phải bước vào lĩnh vực lề luật / Khi đem ra so sánh giữa luật Cựu Ước và luật Tân Ước / Chúa Giê-su giải thích luật Tân Ước là luật tình yêu / Chúa đến không phải xóa bỏ nhưng để kiện toàn / và Ngài đã đưa ra nhiều trường hợp cụ thể để chúng ta dễ nắm bắt, dễ hiểu!

8/  Trường hợp thứ nhất, Cựu Ước dạy gì? => Chớ giết người, nhưng Chúa Giê-su bảo chúng ta không được ghét bỏ anh em / Ngài còn đi xa hơn khi đòi chúng ta phải yêu mến kẻ thù và làm ơn cho kẻ chống đối chúng ta !

9/  Trường hợp thứ hai, Cựu Ước dạy: chớ ngoại tình: trong khi Chúa Yesu bảo chúng ta phải gìn giữ sự trong sạch cho thân xác mà còn phải có một tâm hồn trong sạch / Cụ thể Chúa bảo: “Ai nhìn xem phụ nữ mà có lòng ước ao thì đã phạm tội rồi!”

10/ Chúa Giê-su muốn dạy chúng ta điều gì? Chúa muốn chúng ta tấn công tội ác ngay tại cội nguồn, truy tận căn nguyên => truy tới trái tim, truy tới nơi lòng muốn, là hai nơi sinh sản ra những điều tốt, những điều xấu.

11/ Trực giác bén nhạy của Cha Thánh Gioan Vianney về những hậu quả không tốt do những cuộc khiêu vũ gây nên! Bởi thế ngài đã thẳng thắn chỉ trích / Một ngày kia ngài gặp một bác nông dân cùng với đứa con gái đang bước đi trên đường / Hôm đó là Chúa nhật, hai bố con đang dắt nhau đi tham dự một buổi khiêu vũ ở làng bên cạnh / Thấy cha, bác nhà quê mau miệng chống chế: - Thưa cha, nó không đi nhảy mà chỉ đi xem / thế nhưng Cha Thánh trả lời: tay chân nó không nhảy nhưng tim nó nhảy / tay chân nó không múa may quay cuồng nhưng lòng nó múa may quay cuồng!

12/ Thái độ xa lánh dịp tội: Chúng ta phải cương quyết lánh xa dịp tội để giữ sự trong trắng cho tâm hồn / bởi đúng như lời Chúa phán => thà mất một chi thể còn hơn là toàn thân bị đày đọa trong Hỏa ngục!

13/ Chúa Giê-su đòi hỏi chúng ta phải làm gì? Chúa Giê-su là một ông thầy giáo nhiều kinh nghiệm, đòi hỏi chúng ta phải cố gắng vươn lên, vươn lên cao mãi, nhưng lại không đòi phải vượt quá khả năng của chúng ta!

14/ So sánh luật bộ lạc và luật Moisen: Luật rừng là:nếu một người bị giết, họ có thể trả thù bằng cách giết lại cả bộ lạc /còn luật Moisen là một mạng đền một mạng, xem ra tiến bộ hơn nhiều, nhưng vẫn còn là luật công bình /  bộ luật yêu thương của Chúa Giê-su  = má phải bị đánh, đưa ra luôn má trái /  yêu thương kẻ thù / mới là luật bác ái .

15/ Luật mới của Chúa Giê-su bảo chúng ta hành xử ra sao? Luật mới không phá bỏ luật cũ, nhưng để kiện toàn, làm cho nó hoàn hảo hơn / Kitô hữu không chỉ xét mình theo Mười Điều Răn, mà còn phải xét mình theo tinh thần luật mới => là bài giảng trên núi, là Tám Mối Phúc Thật / là Hiến Chương Mới / chúng ta phải dùng Lời Chúa làm thước đo để xét mình!

16/ Cơ quan nào phạm tội nhiều nhất? Chúa chỉ cho chúng ta hai lối ra , vào của tội => miệng và mắt là 2 cơ quan được dùng để phạm tội, một bên nhập tội vào, một bên thì sản xuất ra tội / cả hai cùng làm thỏa mãn cái tôi ích kỷ / cùng lấp đầy những dục vọng đê hèn của con người.  **R

 

Bài 2: DÙNG LỀ LUẬT ĐỂ SOI XÉT LƯƠNG TÂM

17/Những tội từ nơi cửa miệng: Miệng là nơi xuất phát những lời lăng mạ, dối trá ,độc ác / Lời nói biểu lộ tâm hồn con người / “lòng có đầy thì miệng mới nói ra” (Mt 12, 34) / Khi đêm về, lúc xét mình, nhớ lại những gì mình đã nói / chúng ta thấy mình ít nói được những lời lẽ yêu thương, ít nói sự thật / nhưng ta chỉ thường nói những lời ích kỷ, lọc lừa.

18/Thánh Yacobe kết luận như thế nào? “Ai không vấp ngã về lời nói, ấy là con người hoàn hảo vì đã làm chủ được bản thân  ./ (gương Chúa Gie-su) / (Yc 3, 2b).**

19/Những tội bắt nguồn từ con mắt: mắt là cơ quan tiếp thu mọi động tĩnh của thế giới bên ngoài / mắt là cửa sổ, cũng là cửa chính của tâm hồn / Mắt thích nhìn những cái lạ, cái đẹp / Evà nhìn trái cấm / Đavít nhìn phụ nữ tắm khỏa thân / Cái nhìn đem lại sự khoái lạc, bùng lên ngọn lửa thèm muốn khiến người ta dám làm những chuyện trái luân thường, nghịch đạo lý / Chúng ta luôn bị cám dỗ bởi tivi, phim ảnh, sách báo đồi trụy / thời trang, quảng cáo hở hang / Tất cả những thứ đó lôi cuốn, kích thích từ con mắt đến thân xác.

20/Ranh giới mong manh giữa sự tốt lành và sa đọa là gì ? Những điều cao quý, thiêng liêng, thầm kín trong đời sống vợ chồng, lại trở thành tầm thường, trơ trẽn, dung tục / tình yêu không còn nét cao thượng nữa, chỉ còn lại thứ tình yêu vội vã, mong nhanh chóng chiếm đoạt thân xác nhau thật nhanh trong cơn say mê nhất thời / chứ không còn mang ý nghĩa trân trọng, hiến dâng chính mình bằng một quyết định chín chắn và đầy trách nhiệm.

21/Làm sao chúng ta có thể làm chủ đôi mắt? Trước hết không được coi phụ nữ như một công cụ giải trí ,mà lúc nào cũng phải có thái độ kính trọng / Chúa Giê-su nói đến thứ ngoại tình do cái nhìn thèm muốn / làm sao chúng ta có thể giữ được đôi mắt trong suốt của trẻ thơ / làm sao để trí tưởng tượng và trí nhớ không bị ám ảnh bỡi những ước muốn đê hèn /làm sao để khi nhìn phụ nữ khác như là nhìn chị em của mình / Người phụ nữ cũng đừng biến mình thành những đồ chơi lộ liễu để cho phái nam ngắm nghía, ước muốn!

22/Do đâu giới trẻ trụy lạc, sa đọa / do đâu thế giới lọc lừa, gian dối? Do con người không còn tôn trọng phẩm giá của nhau / do con người muốn biến mình thành con thú vật / do con người muốn biến mình thành thứ đồ chơi rẻ tiền, hạ cấp, mất nhân phẩm >< nếu một khi  con người đối xử với nhau bằng sự trung thực, thành thật / thì xã hội đâu còn phải thề gian nói dối nữa làm gì?

23/Chúa Giê-su đến thế gian để làm gì? Chúa đến không phải để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn lề luật / những người đến tranh luận với Chúa, họ xem lề luật như một thứ mệnh lệnh có thể điều khiển trật tự lối sống của họ / nhưng đối với Chúa Giê-su, Chúa muốn đi thẳng vào cội nguồn, vào tận đáy lòng, vào chính lương tâm, nơi xảy ra mối tương quan giữa con người và Thiên Chúa / luật lệ nhằm lập lại trật tự xã hội đời thường hoặc trong lĩnh vực luân lý / Song Chúa Giê-su cho rằng như thế thì chưa đủ / Chúa bảo chúng ta đánh giá hành động ngay từ ngọn nguồn của nó / Bởi vì hành động đúng sai đều phát xuất tự cõi lòng sâu kín của mình .

24/Chúa Yesu khẳng định điều này như thế nào? Chúa khẳng định: khi một ước muốn được chấp nhận một cách có ý thức, thì đã đủ để thẩm định là ta tốt hay xấu, cho dù ý tưởng ấy chưa được diễn ra bằng hành động cũng thế / Chúa Giê-su kiện toàn lề luật có nghĩa rằng: Chúa nới rộng luật ra tận đến lương tâm chúng ta / và một khi lòng ta đã có ý hướng chấp nhận , thì đương nhiên nội tâm của chúng ta đã phải chịu trách nhiệm trước mặt Thiên Chúa.

25/Tại sao người ta muốn giết kẻ khác? Muốn giết là vì thù oán, căm hờn / Chúa Giê-su quả quyết: điều xấu đó đã làm cho Thiên Chúa oán ghét và Ngài không bao giờ chấp nhận / Chúa muốn loại bỏ lòng thù oán, loại bỏ cả những tâm tình phát sinh lòng thù oán như là: nóng giận, luôn giữ mối ác cảm, mắng nhiếc, hiềm khích, thù hằn / Đây là những đầu dây mối nhợ của tội giết người / những tâm tình bên trong này sẽ bị Thiên Chúa thẩm xét.

26/Ngoại tình là điều xấu như thế nào? Điều cấm này nhằm bảo vệ phẩm giá hôn nhân và gia đình / song ý nghĩa của nó lại sâu xa hơn nhiều / Chúa muốn đặt nó vào một khía cạnh của một ước muốn xấu đã được chấp nhận một cách có ý thức và được nuôi dưỡng rõ ràng / Nếu xét trên khía cạnh mà mọi vật đều thuộc về Thiên Chúa thì việc ngoại tình như một hành động ăn trộm của Chúa hay của kẻ khác / Tự đáy lòng, ta phải tôn trọng quyền tư hữu của Chúa cũng như của kẻ khác / thì việc ngoại tình diễn tả một hành động thiếu tôn trong với kẻ khác / và đó cũng là ăn trộm điều thuộc về Thiên Chúa.

27/Sai phạm trong lời thề gian: Chúa Giê-su nói: không được thề thốt gì cả / có lẽ ở thời đại chúng ta, không còn tục lệ lấy danh Chúa mà thề / song lời Chúa dạy hôm nay vẫn còn đầy đủ ý nghĩa / Nếu ta không còn phải cầu xin Chúa đứng ra bảo đảm sự thật cho ta / thì ta vẫn có thể xin Chúa soi sáng cho lòng chân thành của mình / Điều này buộc ta phải tự vấn về chính mình và phải xem xét kỹ những điều ta quả quyết và những điều ta phủ quyết, có được Chúa nhìn thấy là đúng hay không. **R

 

Bài 3: LÀM TẤT CẢ VÌ LÒNG MẾN CHÚA

28/Các kinh sư và Phariseu là những ai? Là những người có thế giá và quyền lực trong đạo Do Thái. Các kinh sư đa số thuộc nhóm Phariseu, mà nhóm này có ảnh hưởng rất lớn trong dân chúng.

29/Quyền hạn của họ là gì? Chính họ lập thêm luật lệ và giải thích luật, người Phariseu là những người tuân thủ cẩn thận mọi luật lệ. Họ giữ luật rất tỉ mỉ và chi tiết nên không bị ai chê trách. Họ được dân chúng coi là người công chính, đạo đức.

30/Chúa Giê-su nghĩ gì về hạng người này? Chúa Giê-su vẫn tố giác họ là bọn giả hình và kết án họ là hạng đạo đức giả / giả hình là giả bộ ,sống đạo chỉ bằng hình thức bề ngoài mà bên trong thì không có chút thực chất nào!

31/Như thế nào là đạo đức giả? Là chỉ tỏ vẻ đạo đức trước mặt người đời mà trước mặt Thiên Chúa thì không có chút gì. Họ đánh lừa được mọi người nhưng không qua mặt được Thiên Chúa. Tóm lại, sự đạo đức của kinh sư và Phariseu chỉ có ở bề ngoài mà không có bề trong. Họ có việc làm đạo đức mà không có chút tâm tình đạo đức nào. Họ làm để được tiếng khen mà thôi, không làm vì Chúa.

32/Chúa Giê-su đánh giá họ như thế nào? Những việc làm của họ có thể được người đời chấp nhận, nhưng không bao giờ được Thiên Chúa đoái hoài. Vì kiểu sống đạo của họ không được Thiên Chúa chấp nhận, cho nên Chúa Giê-su tuyên bố: Kiểu đạo đức đó không được chấp nhận vào Nước Trời. Chúa bảo các môn đệ cần phòng tránh và lánh xa thứ men giả hình đó.

33/Tại sao Chúa Giê-su đòi các môn đệ phải sống công chính hơn đám Phariseu? Vì đó là những điều tiêu cực mà người Ki-tô hữu cần phải loại bỏ và vượt lên để đạt đến điểm tích cực. Chúa đòi phải sống công chính hơn đám người Phariseu đó.

34/Vì sao Thiên Chúa lại ban ra các luật lệ? Luật lệ trong đạo phát sinh là do ý muốn tốt lành của Thiên Chúa. Thiên Chúa vì yêu thương nên muốn chỉ dạy con người những con đường, những cách thế để đạt tới ơn cứu độ, tức là có được sự sống đời đời.

35/Thiên Chúa đòi hỏi gì nơi con người? Nếu vì yêu thương mà Chúa ban luật lệ để hướng dẫn con người đến được với Chúa, thì con người cũng phải vì yêu mến mà bước đi theo các điều răn và thánh chỉ của Thiên Chúa.

36/Yếu tố căn bản của việc giữ luật là gì? Yếu tố căn bản là tình yêu mến, là tấm lòng. Nếu không có tình yêu mến thì các việc làm kia chẳng có giá trị gì trước mặt Chúa, người ta giữ luật ,cử hành các việc đạo đức mà không có tấm lòng, không vì lòng mến Chúa, thì đó là những kẻ công chính theo kiểu kinh sư.

37/Thiên Chúa yêu thương chúng ta như thế nào? Thiên Chúa là tình yêu, Ngài yêu chúng ta bằng cả tấm lòng. Ai yêu Chúa bằng cả tấm lòng thì mới gặp được Chúa ,mới đẹp lòng Chúa, mới được Chúa chấp nhận. Tất cả những việc đạo mà chỉ làm bằng hình thức bề ngoài, mà trong tâm hồn không hướng về Chúa, không làm vì yêu Chúa, thì đều vô nghĩa, vô giá trị trước mặt Chúa.

38/Người Ki-tô hữu cần làm gì vào lúc này ? Mỗi người hãy nhìn lại chính mình ,hãy thật lòng xem lại cách sống đạo, cùng các việc làm đạo đức của mình. Tôi đi dâng lễ biết bao lần. Nhưng có khi nào tôi ý thức được rằng : tôi đi vì lòng yêu mến Chúa không? Có được mấy lần tôi hiểu rằng : tôi đến để gặp gỡ Chúa, để được sống thân tình với Chúa ?

39/Chúng ta thường cử hành các phụng vụ như thế nào? Biết bao lần tôi đi lễ nhưng lại lo ra chia trí, đi cho xong việc, làm cho có lệ. Rất nhiều lần tôi rước lễ theo thói quen, đợi tới lúc thì lên rước lễ. Thấy người ta đi thì tôi cũng đi rước lễ ,xong là xong, về chỗ quỳ, tôi chẳng biết làm gì, chẳng có tâm tình gì, tôi cũng cung kính, nghiêm trang. Nhưng sau khi đã nuốt bánh rồi thì mọi sự đã kết thúc, không còn gì khiến tôi phải bận tâm.

40/Tâm tình của chúng ta lúc đó như thế nào? Tôi đã rước Chúa đàng hoàng như mọi người. Tôi đã có tinh thần đạo đức giống như các kinh sư và Phariseu, không ai trách tôi được, tôi cũng nghĩ đây là tiệc thánh, ăn mình máu thánh Chúa là đã xong.

41/Thật ra, tôi cần phải ý thức như thế nào? Tại sao tôi không ý thức đây là cuộc gặp gỡ thân mật giữa Chúa Giê-su và tôi? Chúa vì yêu tôi nên muốn đến với tôi, gặp tôi và trở nên một với tôi. Còn tôi thì tại sao lại hoàn toàn hững hờ, vô tâm, vô tình với Chúa, không dành cho Chúa nhiều tình ý mà chỉ là những câu kinh cho có lệ.

42/Tại sao tôi lại quá tệ như thế? Tại sao tôi chưa bao giờ đối xử như thế với người hàng xóm. Nhưng sao đối với Chúa thì tôi lại quá vô tình, vô tình một cách đáng trách? Chúa đến với tôi bằng tất cả tình yêu, với tràn đầy ơn huệ mà tôi không tiếp đón, lại chẳng chút quan tâm.

43/Tôi đã cảm nhận được điều gì từ nơi lòng mình? Giá như có ai bảo tôi là đạo đức giả, là sống đạo như Phariseu, thì tôi khó chịu, bực tức, giận giữ, có khi lại chửi bới, la ó. Giờ đây, khi đối diện với Lời Chúa, với chính Thánh Thể Chúa, tôi phải nhận ra rằng : tôi là Phariseu chính hiệu, thường làm bộ đạo đức, sống đạo hình thức, tôi đã phải thú nhận rằng : tôi chẳng có lòng yêu Chúa chút nào .

44/Chúa mời gọi và đòi hỏi chúng ta phải sống đạo như thế nào? Chúa bảo tôi Phải giữ tất cả những điều lớn, nhỏ bằng cả tâm tình. Chúng ta có thể phân biệt điều lớn, điều nhỏ, nhưng khi thực thi thì không được coi thường những điều nhỏ , đừng lỗi phạm những điều  nhỏ , rồi lại cho rằng không đáng kể.

45/Qua lời dạy của Chúa Giê-su hôm nay, ta phải hiểu như thế nào? Chúng ta nên hiểu rõ rằng : Thiên Chúa là Đấng vô cùng cao cả, nghìn trùng chí thánh. Những gì liên quan hay đụng chạm tới Chúa đều đáng kể, đáng để chúng ta lưu tâm, trân trọng. Đúng ra ở đây không có điều luật nào là nhỏ, mà chỉ là những tấm lòng hạn hẹp  ,do lòng chúng ta thích so đo tính toán.

46/Khi đến với Chúa thì điều nào là quan trọng nhất? Trong tình yêu, mọi thứ đều lớn lao. Ngược lại -> khi đã không yêu mến, thì chẳng có gì là quan trọng cả.

47/Hôm nay Chúa mời gọi chúng ta nên sống như thế nào? Chúa muốn chúng ta phải dùng tình yêu mà đo lường mọi sự, đánh giá tất cả. Chúa bảo chúng ta hãy nhìn lên Chúa, yêu Chúa như Chúa yêu, làm như Chúa muốn. Hãy sống bằng tình yêu mến vô bờ bến. Lòng mến phải hướng dẫn mọi hành động, lòng yêu mến phải chan hoà với mọi người, ở mọi nơi, mọi lúc và hãy nhớ -> Đức mến sẽ không bao giờ mất được (1 Cor 13,7-8).**R

 

Bài 4: HÃY ĐI TRONG ĐƯỜNG LỐI THIÊN CHÚA 

48/Lề luật dẫn chúng ta đi đâu?  Lề luật dẫn chúng ta đi trong đường lối của Thiên Chúa. Chọn lề luật là ta chọn sự sống, Thiên Chúa tôn vinh Chúa Ki-tô sau khi Ngài chịu đóng đinh, để chúng ta có thể thông phần vinh hiển với Ngài.

49/Vậy, kiện toàn lề luật là gì? Là giúp chúng ta sống trọn vẹn hơn ý muốn của Thiên Chúa, để được thông phần sự sống với Người, nhờ lề luật, chúng ta sẽ không đi sai đường lối của Thiên Chúa.

50/Sau khi tạo dựng xong, Thiên Chúa ban thứ gì quý giá nhất ? Thiên Chúa để cho mỗi người tự chịu trách nhiệm về số phận của mình. Vì khi tạo dựng, Thiên Chúa đã ban cho con người sự tự do, và con người tự chịu trách nhiệm về sự tự do của mình.

51/Ở bài đọc I, sách Huấn Ca đã dạy thế nào? Từ nguyên thuỷ, chính Thiên Chúa đã làm nên mỗi con người và để cho nó tự quyết định lấy ( Hc 15,14). Thiên Chúa để ra 3 điều cho con người lựa chọn: Nước và lửa, sự sống sự chết, sự lành sự dữ. Nếu con người chọn lửa, lửa sẽ thiêu đốt nó. Nếu con người chọn nước, nước sẽ cho con người sự sống. Vì thế, nếu con người chọn sự sống, thì con người phải tuân phục Thiên Chúa và phải sống trong đường lối của Người.

52/Thiên Chúa sẽ đối xử thế nào với những kẻ kính sợ người? Người luôn nhìn đến những kẻ kính sợ Người. Người biết đó là những ai, và Người sẽ thi ân cho họ / kẻ kính sợ Thiên Chúa thì đi theo đường lối của Người, và họ thường làm những điều mà Chúa ưa thích và những ai kính mến Người thì luôn no thoả lề luật ( Hc 2,15-16).

53/Người khôn ngoan thì sẽ làm gì? Những ai kính sợ Thiên Chúa thì làm những điều khôn ngoan. Vì thế, kính sợ là viên mãn của sự khôn ngoan và cũng là tuyệt đỉnh của sự khôn ngoan (Hc 1,14-16). Bằng chứng là sau khi Moisen đưa dân Israel ra khỏi Ai cập, ông đã nói với dân chúng rằng : Tôi đã dạy cho anh em những thánh chỉ, như Thiên Chúa của tôi đã truyền cho tôi. Anh em hãy tuân giữ, thực hành ,nhờ đó mọi dân tộc khác sẽ coi anh em là một dân tộc khôn ngoan và thông minh (Đnl 4,5-6).

54/Ý nghĩa của sự khôn ngoan ở đây là gì? Người khôn ngoan thì tuân giữ luật Thiên Chúa, là yêu mến Thiên Chúa, để được khôn ngoan và được sống muôn đời.

55/Sự khôn ngoan mà Thánh Phao-lô nói đến là gì? Sự khôn ngoan của Thiên Chúa là Đấng Ki-tô chịu đóng đinh. Sự khôn ngoan này lại đối nghịch với sự khôn ngoan của thế gian, mà thế gian lại không biết đến sự không ngoan này. Sự khôn ngoan của Thiên Chúa là mầu nhiệm, nên được giấu kín, mà kế hoạch này đã có từ đời đời.

56/Điều gì làm nên sự công chính? Lòng mến và tuân giữ lề luật sẽ làm nên sự công chính và thánh thiện cho dân tộc Israel. Vì trong lề luật và lời của các tiên tri đã tỏ bày ý muốn của Thiên Chúa. Cho nên vào thời sau cùng, Thiên Chúa nói với chúng ta qua người Con là Đức Ki-tô (Dt 1, 1-2).

57/Như vậy, Đức Ki-tô là gì của Thiên Chúa? Đức Ki-tô là Con Một, là một mạc khải hoàn hảo của Thiên Chúa. Vì vậy Ngài có uy thế trên cả lề luật và lời các tiên tri. Nhưng sứ vụ của Ngài khi đến không phải là để huỷ bỏ nhưng là để kiện toàn.

58/Chúa Giê-su kiện toàn lề luật như thế nào? Có 2 điều Chúa Giê-su cần kiện toàn nơi mình Ngài trước tiên. Thứ nhất : Hoàn tất công việc cứu độ bao gồm hạ sinh, chịu phép rửa, giảng dạy, chịu thương khó và phục sinh ( Lc 24,44). Thứ hai, Chúa làm cho lề luật và lời các tiên tri trở thành sự diễn tả hoàn hảo ý muốn của Thiên Chúa .

59/Từ việc kiện toàn lề luật, sẽ phát sinh ra điều gì? Hai điều trên đây được Chúa Giê-su đơn giản hoá và tóm lược trong khuôn vàng thước ngọc của Chúa  : Tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em hãy làm cho người ta ( Mt 7,12), và cuối cùng được Chúa tóm kết lại trong giới răn yêu thương của Chúa đối với người khác (Mt 22,37-39).

60/Cốt lõi giáo huấn của Chúa Giê-su là gì? Chúa luôn nêu bật lòng yêu thương, nhân từ thương xót và làm điều tốt cho tha nhân. Vì vậy, trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giê-su quan tâm 3 điều và Ngài muốn các môn đệ phải sống yêu thương triệt để khi đối diện với các vấn đề này ( Giết người, ngoại tình, ly dị, dối trá ).

61/Xung đột lợi ích thường dẫn đưa con người đến đâu? Xung dột có khuynh hướng đưa con người đến việc loại trừ, huỷ diệt nhau. Tuy luật có cấm giết người cũng còn có khối cách làm tổn hại đến sự sống của kẻ khác như : bỏ tù, mắng nhiếc, chửi rủa, nói lời ác độc, vu vạ cáo gian, …./

62/Chúa Giê-su xử lý vấn đề này như thế nào? Khi kể ra những hình thức hại người này, Chúa Giê-su cũng kể ra các hình phạt mà cấp độ ngày càng nặng hơn, mà nặng nhất chính là hình phạt hoả ngục.

63/Ý Chúa Giê-su muốn đào sâu vấn đề này để làm gì? Không phải Chúa muốn đưa thêm những chi tiết và những hình phạt nặng nề hơn cho những ai làm những điều này, mà Chúa muốn cho thấy bản chất đáng ghê tởm của các hình thức mà con người muốn làm tổn thương nhau, để đừng ai làm cho người khác như thế.

64/Chúa muốn hoá giải vấn đề này như thế nào? Sự nóng giận đi kèm với những câu nói độc ác, chửi rủa…. Là bước khởi đầu đưa con người đến hành động giết người, mà đúng lý ra chúng ta phải tránh ngay từ đầu. Cho nên làm hoà là cách giải quyết tích cực nhất trong đó bao gồm sự tha thứ, khoan dung và chấp nhận nhau.

65/Chúa Giê-su có thái độ với phụ nữ như thế nào? Chúa bảo: Phải tránh mọi xúc phạm không chỉ bằng hành động mà ngay cả trong ước muốn, tư tưởng. Nghĩa là người nam phải tôn trọng nữ giới dưới mọi hình thức. Phải chặn ngay từ gốc của nó như là móc mắt, chặt tay ,chặt chân -> chặn ngay những dịp đưa đến phạm tội.

66/Chúa tỏ thái độ khi bảo người chồng phải hành xử thế nào? Chúa không cho phép ly dị, không được ngoại tình, không được có hôn nhân bất hợp pháp ( huyết thống) và cuối cùng là không được rẫy vợ (bỏ).

67/Chúa Giê-su tỏ thái độ thế nào về sự gian dối? Thiên Chúa không cùng phe với người gian dối cho nên đừng ai lấy Thiên Chúa để làm chứng cho lời nói của mình và Ngài quả quyết là không được thề. Vì thế Chúa đòi hỏi người môn đệ của Ngài phải chân thật và có sự thống nhất trong tâm hồn của mình: Tư tưởng, lời nói, việc làm (Gn 5,12). Từ đó người môn đệ sẽ chân thật như chính Thiên Chúa của họ (Gn 5,48) .

68/Từ bài Tin Mừng trên đây, Chúa Giê-su cho ta thấy điều gì? Chúa muốn cho ta thấy : Tà dâm, giết người, ngoại tình và tham lam đều xuất phát từ trong tâm hồn mình. Nếu chúng ta tẩy xoá chúng ngay từ trong đầu mình thì đương nhiên bên ngoài ,các hành động cũng phải sạch (Mc 7, 20-23).

69/Dụng ý của Chúa Giê-su qua bài Tin Mừng này là gì? Khi Chúa bảo các môn đệ phải sống công chính hơn bọn Phariseu thì Chúa đã ban cho họ những cách sống mới để họ thi hành giới răn yêu thương mà Thiên Chúa muốn họ dành cho người khác một cách triệt để ngay từ trong tâm hồn mình, trong trí khôn, trong linh hồn mình. **R

 

TÓM Ý

1/ Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta những món quà quý nào ? Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta 3 món quà: a) Thời gian/ b) Sự tự do/ c) Ơn tha thứ (cứu độ) => Nhưng cao quý nhất chính là sự tự do.

2/ Chúng ta nên đến với Chúa bằng tâm tình nào ?Thiên Chúa muốn chúng ta chạy đến với Ngài bằng sự tự do chứ không phải bị ép buộc/ Hành động của chiếc máy hay của người nô lệ thì chẳng có công phúc gì. Sự tự do có thể dẫn ta đến hạnh phúc hoặc là tội ác.

3/ Cách Thiên Chúa thể hiện lòng nhân từ ra sao ?Thiên Chúa không ép buộc chúng ta phải phụng thờ Ngài, cũng chẳng bao giờ bẻ gãy bàn tay của kẻ ác.

4/ Khi đối diện với Thiên Chúa, chúng ta có mấy thứ để lựa chọn ?Thiên Chúa bảo có hai thứ để chúng ta lựa chọn: Sự sống hoặc sự chết.

5/ Vận mệnh của chúng ta đang nằm ở đâu ? Đừng tin vào số mệnh bởi vì chúng ta có tự do, nên vận mệnh mai sau của mỗi người đều tùy thuộc vào các việc làm hôm nay. Thiên Chúa có thể ban ơn trợ giúp nhưng Ngài không lấy mất sự tự do của chúng ta => không có ơn nào hủy diệt ơn nào !

6/ Chúa kiện toàn lề luật như thế nào ? Chúa không đến để bãi bỏ lề luật, nhưng Ngài muốn giúp chúng ta hiểu rõ hơn.

7/ Tại sao chúng ta muốn giết người ? Tội giết người chỉ xảy ra khi lòng chúng ta giận hờn, ghét bỏ anh em/ muốn làm điều gì đó để hả cơn hận/ sau đó khi bình tâm lại, chúng ta mới hối hận/ Chúa bảo chúng ta phải yêu mến kẻ thù /

8/ Chúa dạy gì về tội ngoại tình ?Tội ngoại tình chỉ xảy ra khi chúng ta nhìn thấy những điều không được phép thấy, rồi ước ao và biến những ước muốn ấy thành hiện thực/ Chúa bảo hãy giữ tâm hồn trong sạch và đừng gây bất công cho kẻ khác/ Chúa muốn chúng ta tiêu diệt tội lỗi ngay từ nguồn gốc / từ căn nguyên /

9/ Chúa dứt khoát với dịp tội như thế nào ? Chúa bảo chúng ta phải lánh xa những dịp tội / Chúa Yesus nói => thà mất một chi thể còn hơn là cả thân mình bị thiêu đốt /

10/ Hãy so sánh các loại luật từ trước tới nay: Luật rừng (bộ lạc) / Luật Moisen (công bình )/ luật bác ái( yêu thương) => hãy so sánh?

11/ Cách Chúa kiện toàn lề luật: Luật mới không phá bỏ luật cũ/ Chúa bảo chúng ta hãy dùng Lời Chúa để  suy xét mình/ làm thước đo cho sự công chính/ phải xét mình theo mười điều răn và còn phải xét theo tám mối phúc thật/

12/ Có mấy cơ quan du nhập tội ? Chúa bảo có 2 cơ quan nhập tội và xuất tội ở mỗi con người => đó là mắt và miệng/ cả 2 nơi cùng muốn thỏa mãn cái tôi ích kỷ và muốn lấp đầy dục vọng đê hèn của mỗi người/

13/ Dịp tội nào từ miệng ? Miệng là nơi xuất phát ra những lời lăng mạ, độc ác, dối trá / lời nói biểu lộ tâm hồn/ lòng có đầy thì miệng mới nói ra/ lưỡi người độc như lưỡi con rắn.

14/ Thánh Yacobe nói gì ? Thánh Yacobe nói => ai không vấp ngã trong lời nói ấy là người hoàn hảo (Gc 3,2b)

15/ Mắt du nhập tội như thế nào ? Mắt là cửa sổ của tâm hồn/ mắt là cơ quan tiếp nhận mọi hình ảnh tốt xấu/ Eva nhìn trái cấm/ Đavit nhìn người phụ nữ tắm khỏa thân/ cái nhìn đem lại sự khoái lạc rồi bùng lên ngọn lửa thèm muốn, làm mờ con mắt lương tâm/ sau đó sẵn sàng làm những việc thương luân bại lý/

16/ Những phương tiện nào thường quảng bá sự đồi trụy ? Tivi, phim ảnh, internet , sách báo đồi trụy, quảng cáo hở hang, những thứ đó đập vào mắt, kích thích sự thèm muốn.

17/ Thế nào là tình yêu dục thú ? Những điều cao quý, thiêng liêng, thầm kín lại biến thành những hành động tầm thường, trơ trẽn, thú tính / nam nữ yêu nhau chỉ mong chiến đoạt nhau cách vội vã/ chứ không còn mang tính trân trọng, hiến dâng, cao quý nữa /

18/ Chúng ta nên nhìn phụ nữ như thế nào ? Phải giữ gìn đôi mắt ngay chính, trong sạch/ đừng xem phụ nữ như một công cụ giải trí thấp hèn/ làm sao khi nhìn phụ nữ mà lòng kính trọng, xem đó như chị, như em, như người thân của mình/ người phụ nữ cũng đừng biến mình thành thứ đồ chơi lộ liễu, rẽ tiền / bằng những cách ăn mặc khiêu gợi /

19/ Vì sao thế giới trụy lạc ? Thế giới trụy lạc do con người chẳng còn tôn trọng nhau/ con người tự biến mình thành con thú/ do con người đối xử với nhau thiếu trung thực, chỉ biết ăn gian nói dối, sinh ra bất công chống đối/ từ đó nảy sinh ra tội ác giết người, chiếm đoạt/

20/ Tại sao chúng ta phải tín thác vào Chúa ? Cậu bé leo thang gỡ con diều / ý Chúa muốn dạy chúng ta hãy tín thác vào Chúa/ muốn sống công chính phải xin ơn trợ giúp, muốn làm được việc lành thì phải có ơn can đảm/ muốn lên với Chúa phải leo thang, phải cố gắng/ các Thánh đã làm được điều đó, nên các Ngài đã trở nên gương mẫu cho chúng ta.

21/ Tại sao ta phải làm hòa ? Để của lễ lại bàn thờ và đi làm hòa / đi làm hòa là đi tìm sự tha thứ/ khi ta tha cho anh em ,thì Chúa sẽ tha cho ta .*

22/ Chúa dạy chúng ta phải sống đạo thế nào ? Chúa bảo đừng thóa mạ nhau trong lúc cãi cọ / đừng nhìn những cảnh ái ân lộ liễu thú tính để rồi lòng chúng ta phát sinh ra những ước muốn xấu / nghịch lại những điều Chúa luôn mong đợi nơi chúng ta.

23/ Tại sao 2 giới răn phải là một ? Chúa bảo chúng ta không được tách biệt tình yêu Chúa ra khỏi tình yêu tha nhân / thật sai lầm khi chúng ta chỉ yêu Chúa mà lại ghét con cái của Chúa

24/ Chúa kiện toàn lề luật thế nào ?Luật Chúa đưa ra không phải là luật mới, nhưng Chúa dạy chúng ta cách hiểu mới/nhưng luật mà chúng ta tuân giữ rất sâu sắc, chi tiết và rõ ràng.

25/ Tại sao chúng ta phải can đảm khi sống đạo ? Nếu còn sợ hãi, chúng ta không dám làm điều lành/ chúng ta chẳng khác nào một em bé sợ phải leo lên thang/ nên khi giữ luật Chúa, chúng ta cần có ơn can đảm.

26/ Vì sao Phari-sêu và luật sĩ giữ luật sai ? Phari-sêu và luật sĩ đã hiểu sai luật, lại cố chấp, nên đã thực hành sai. Họ sai vì làm không phải vì Chúa, nhưng làm là vì bản thân họ /

27/ Chúa muốn chúng ta sống đạo thế nào ?Chúa Yesus không đòi hỏi chúng ta giữ luật tới đâu, nhưng Chúa muôn hỏi khả năng chúng ta yêu thương nhau tới mức nào !

28/ Cốt lõi của đạo Chúa là gì ?Nếu giữ luật vì luật, thì khi luật cấm đoán không được giết người/ người ta còn có biết bao nhiêu cách để làm hại kẻ khác/ cho nên trước tiên chúng ta phải làm sạch tâm hồn/ xua đuổi những ước muốn làm hại người khác/ làm sao để trái tim chúng ta luôn khỏe mạnh, luôn đập nhịp sống yêu thương như Lời Chúa dạy.  **R

 

GDBX / Giuse Luca /  Kinh Thánh Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 1822
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  15
 Hôm nay:  2200
 Hôm qua:  1986
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11405016
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top