Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Bài chia sẻ Tin mừng Lễ Giáng Sinh (Yuse Luca)

LỄ GIÁNG SINH  năm B  -  25/12/2014        

ĐỀ TÀI: THIÊN CHÚA ĐẾN Ở VỚI CON NGƯỜI

TUNG HÔ TIN MỪNG:  Lc 2, 14

Halêluia. Halêluia. Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương. Halêluia.

PHÚC ÂM:  Lc 2, 15-20

“Các người chăn chiên gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se và Hài Nhi.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca:

15 Khi các thiên sứ rời những người chăn chiên để về trời, những người này bảo nhau: “Nào ta sang Bê-lem, để xem sự việc đã xảy ra, như Chúa đã tỏ cho ta biết.” 16 Họ liền hối hả ra đi và gặp bà Ma-ri-a, ông Giu-se, cùng với Hài Nhi đặt nằm trong máng cỏ. 17 Thấy thế, họ kể lại điều họ đã được nghe nói về Hài Nhi này. 18 Tất cả những ai nghe đều ngạc nhiên về những gì các người chăn chiên nói cho biết. 19 Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng. 20 Rồi các người chăn chiên ra về, vừa đi vừa tôn vinh ca tụng Thiên Chúa, vì mọi điều họ đã được tai nghe mắt thấy theo như họ đã được loan báo.

 Đó là lời Chúa.

 

Bài 1: HÃY THỜ LẠY THIÊN CHÚA

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Ngày nay con người thường mơ ước điều gì? Ngày nay con người là đối tượng được chú ý nhiều nhất. Càng ngày người ta càng muốn tìm hiểu sâu hơn về chính mình, về tâm sinh lý. Cho nên những công trình bác ái càng được phát huy sâu rộng hơn, càng ngày người ta càng chú trọng đến hạnh phúc và sức khỏe của con người. Con người càng thăng tiến thì xã hội càng văn minh, càng giúp cho dân mau giàu, nước mau mạnh. Từ đó “lý tưởng” mà con người luôn theo đuổi mỗi ngày mỗi cao hơn, đẹp hơn, thú vị hơn, cũng từ đó chúng ta lại muốn đi dần vào nguồn hạnh phúc ,đó là mầu nhiệm con Chúa Giáng Sinh.***

2/ Ý nghĩa của mầu nhiệm Giáng Sinh: Đối với mầu nhiệm Giáng Sinh thì yếu tố mang lại hạnh phúc cho con người luôn là nỗi ưu tư hàng đầu. Hãy nhìn cái giá mà Con Thiên Chúa phải trả để giải quyết vấn đề của con người, chứng tỏ rằng con người thật là quan trọng trước con mắt của Thiên Chúa. Trong kinh Tin Kính chúng ta vẫn tuyên xưng: “Vì loài người nên Ngôi Hai đã từ trời xuống thế!”.

3/ Thánh Yoan diễn tả ngôi Lời như thế nào? Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể, Thiên Chúa đã giáng trần mặc lấy thân phận con người, hòa mình vào trong những khổ đau của kiếp người, để chia sẻ  kiếp sống trong thân phận con người. Ngài đã nên giống chúng ta mọi bề ,ngoại trừ tội lỗi. Thiên Chúa đã bước xuống để dìu con người bước lên sống bên cạnh mình.

4/ Chúa Yesus muốn làm những gì? Chúa muốn kêu gọi những con người thành tâm thiện chí cùng với Ngài đẩy lùi những gì là xấu xa và phát huy những gì là tốt đẹp và giúp con người sống xứng đáng với phẩm giá của mình.

5/ Tại sao Chúa Yesus phải đến? Loài người chính là đối tượng của mầu nhiệm Giáng Sinh. Chính vì chúng ta mà Chúa phải đến, đến để giúp chúng ta tìm được hạnh phúc đời này và đời sau. Cũng chính vì chúng ta mà Chúa Yesus phải đổ đến giọt máu cuối cùng để cứu chúng ta. Để  trả lại cho chúng ta địa vị làm con cái Chúa, giúp chúng ta chừa bỏ đàng tội và được thừa hưởng hạnh phúc Nước Trời.

6/ Chúng ta cần cộng tác với Chúa cách nào? Mỗi khi chúng ta gặp những con người nghèo túng khổ đau, khi chúng ta giúp đỡ họ chính là chúng ta đã giúp đỡ chính Chúa, điều này rất đẹp lòng Chúa ,khiến cho Chúa vui lòng.

7/ Vấn đề mà chúng ta cần giải quyết hôm nay là gì? Nếu chúng ta có cái nhìn đầy tin tưởng và lạc quan, phấn khởi thì chúng ta sẽ tích cực giải quyết những vấn đề khúc mắc của con người hôm nay. Nhất là những con người đã bị thế giới ruồng bỏ. Đây chính là vấn đề khiến cho Thiên Chúa phải dấn thân, đã phải nhập cuộc để giải quyết, thì bất cứ người nào có thiện chí góp phần nào đều đáng được kể là đã cộng tác với Thiên Chúa cho dù kẻ đó khác quan điểm, không có cùng niềm tin với chúng ta.****

8/ Mở đầu tin mừng Thánh Yoan mời gọi chúng ta điều gì? Thánh Yoan khuyên chúng ta hãy nhận rõ tầm mức quan trọng của Lễ Giáng Sinh : Con trẻ Yesus là ngôi Lời nhập thể đến cư ngụ giữa chúng ta. Thánh Yoan cũng mời gọi chúng ta hãy đến thờ lạy, kẻ đến thờ lạy thì phải nhận thức rằng : Khi được tới gần bên Thiên Chúa thì chúng ta phải cảm nhận rằng mình là kẻ tùy thuộc, là tôi tớ thấp hèn, tội lỗi, vô giá trị nữa.

9/ Lễ Giáng Sinh mời gọi chúng ta làm gì? Khi ta đến để kính thờ Thiên Chúa ta sẽ mang một tâm hồn thinh lặng, cảm tạ và vui sướng. Đó là cách chúng ta tuyên xưng Chúa là nguồn mạch mọi ơn lành. Tóm lại, Lễ Giáng Sinh mời gọi chúng ta đến thờ lạy con trẻ Yesus. Trong hài nhi này có sự sung mãn của Thiên Chúa, chúng ta cũng mang tâm tình tạ ơn vì nhờ Ngài mà chúng ta có mặt và đang sống trên thế gian để hiểu biết Thiên Chúa và để yêu thương anh em.

10/ Não trạng của nhân loại ngày hôm nay như thế nào? Nhờ Chúa Yesus chúng ta nhận ra và thờ lạy đấng tạo hóa. Con người chỉ muốn coi những gì mình có là do sức mình tạo ra. Con người chỉ dùng một số tiến bộ khoa học kỹ thuật, những cải tiến về vấn đề vật chất, y khoa như là một chước cám dỗ xui con người nghĩ rằng mình có quyền được sinh ra theo ý mình và có quyền lèo lái cuộc đời mình. Con người đã quên mất nguồn gốc của mình, quên mất rằng bởi đâu mà mình có được thân xác này, bởi đâu mà mình có sự sống.

11/ Chúa Yesus chỉ dạy cho chúng ta ta điều gì? Con người chỉ muốn suy tư và hành động như thể mình không hề bị tùy thuộc vào Đấng tạo hóa đã làm ra mình. Trong Đức Yesus, Ngài dạy chúng ta thờ lạy Đấng đang có, trước đây vốn có và đã đến trong thế gian. Nghĩa là Thiên Chúa là Đấng hiện hữu, Ngài vượt ra ngoài thời gian, Ngài đã có trước hết mọi khởi đầu, do Ngài mà muôn vật được tạo thành.

12/ Vì sao Chúa Yesus phải tự hạ? Lễ Giáng Sinh tức là mầu nhiệm nhập thể, cho thấy Thiên Chúa tự hạ mình. Chúa muốn làm nổi bật sự tương phản giữa sự hằng có và sự hư vô. Chúa Yesus mời gọi chúng ta hãy nhìn lại mình và ý thức về thân phận thụ tạo của mình để rồi chúng ta phải thờ lạy Thiên Chúa là Đấng đã tạo thành nên chúng ta.

13/ Chúng ta cần ý thức điều gì? Thiên Chúa là Đấng tự hữu, Người không phải được ai tạo thành. Phần chúng ta, chúng ta được Ngài tạo dựng. Vì thế chúng ta phải suy tư và hành động theo chiều hướng đúng : Nhờ Thiên Chúa mà chúng ta có được mọi sự.

14/ Vì sao con người thích thờ Ngẫu tượng? Nhờ có Đức Yesus, chúng ta biết thờ Chúa trong tâm trí và trong sự thật. Một trong những bi kịch của nhân loại là con người thường bị lầm lạc trong đối tượng mình cần thờ phượng. Con người luôn bị cám dỗ thờ ngẫu tượng, tại sao? Bởi vì nếu không có Đức Kitô thì nhân loại chỉ biết mò mẫm trong đêm tối. Bởi vì trí tuệ con người u ám, trái tim dễ chán nản, lòng trí quá khù khờ ,mất sinh động. ****

 

Bài 2: Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

15/ Cảm nghiệm về Đức Kitô: Đức Kitô là ánh sáng thế gian. Ngài là sự sống, là ánh sáng của nhân loại. Ngài soi dẫn chúng ta tiến bước đến cùng Thiên Chúa, phải có ánh sáng mới khỏi bị lạc đường. Đức Kitô là ánh sáng soi sáng trí tuệ của con người và chỉ cho con người thấy đường mình cần phải đi.

16/ Ánh sáng soi dẫn, bóng tối ngẫu tượng: Ánh sáng luôn liên kết với sự sống, kẻ thờ ngẫu tượng thì ham khoái lạc, danh vọng, tiền của, vui thú thế gian. Kẻ ấy như người dò dẫm trong đêm tối linh hồn, và hiến mình cho các cám dỗ của sự chết. Thật là bất hạnh, kẻ ấy chỉ muốn liên kết tâm hồn mình với bóng tối và sự chết. Trái lại ai, người nào chịu tiếp nhận ánh sáng, chịu sống theo những quy tắc của chân lý do niềm tin và sự chỉ dẫn của Đức Kitô, người ấy liên kết tâm hồn mình với ánh sáng mang lại sự sống.

17/ Nhìn ánh sáng ở các cây thông, chúng ta liên tưởng tới điều gì? Ngày xưa, ngày 25 tháng 12, dân ngoại mừng Thần Mặt Trời. Ngày nay chúng ta mừng Lễ Giáng Sinh là mừng ánh sáng Chúa Kitô. Trong khi ngắm những ánh đèn giăng mắc ngoài đường phố, ở tư gia, nơi các máng cỏ, chúng ta hãy nhớ đến tầm quan trọng là làm thế nào để ánh sáng Chúa Kitô soi sáng lòng trí chúng ta vì Ngôi lời là ánh sáng phải đến trong thế gian.

18/ Ý nghĩa của máng cỏ: Đứng trước máng cỏ, người có tâm tình yêu Chúa luôn cảm thấy xúc động. Vì khi đứng trước máng cỏ là lúc ta đối diện với một tình yêu, một tình yêu bao quát. Chúa Cha mở ra bằng cách sai Con xuống thế làm người. Chúa Con mở ra bằng cách vâng phục Thánh ý Chúa Cha, Thành Thần mở ra bằng cách tác động nơi lòng Đức Trinh nữ.

19/ Chúng ta đến Bêlem để làm gì? Đến máng cỏ chúng ta gặp được tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa. Đến Bêlem chúng ta bắt gặp một tình yêu khiêm tốn, Thiên Chúa đã cúi xuống để trao tặng tình yêu cho con người. Con Thiên Chúa làm người thì sinh ta nơi chuồng súc vật, không một chút hào quang. Ngài sinh ra trong đêm tối, không có chút quyền lực. Đấng tuyệt đối lại đang mang một thân xác hữu hạn.

20/ Chúa Yesus đến thế gian để làm gì? Thiên Chúa giàu sang đã trở nên nghèo khó để cho chúng ta được giàu có/ 2 Cor 8,9. Hơn hai ngàn năm trôi qua kể từ khi Ngôi Lời đặt chân trên trái đất. Ngài đã thắp lên ánh sáng trong bóng đêm. Ngài chính là ánh sáng chiếu soi mọi người (Yn 1,9) tiếc thay nhiều người đã chọn bóng tối, vì bóng tối dễ chịu hơn, dễ đồng lõa hơn (Yn 3,19). Bóng tối có cả ở bên ngoài, có cả bên trong tôi.

21/ Công cuộc nhập thể Chúa Yesus đã chấm dứt chưa? Ngôi Lời đã đến nhà Ngài, nhưng người nhà đã chẳng chịu đón nhận (Yn 1,11). Nên Chúa Yesus còn phải nhập thể cho đến tận thế.

22/ Thế nào là sống mầu nhiệm nhập thể? Sống mầu nhiệm nhập thể là trở nên một Maria khác, sẽ đón nhận Đức Yesus vào đời, sẽ cưu mang Ngài, sẽ sinh Ngài ra cho thế giới.

23/ Sứ điệp từ trời: Hôm nay, các nhà thờ trên khắp thế giới vang lên bài ca của các thiên thần trong đêm giáng sinh năm xưa: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho người Chúa thương”. Đây chính là sứ điệp từ trời cao gởi xuống. Lời kết : Nối kết Đất với Trời, lời hát này cũng ràng buộc Thiên Chúa với con người.

24/ Vì sao lại có sự ràng buộc giữa 2 câu với nhau? Thưa! Vì Chúa yêu thương con người nên Thiên Chúa tự ràng buộc với con  người.

25/ Vì sao Chúa phải Giáng Sinh làm người? Vì yêu nhân loại nên Thiên Chúa đã xuống thế làm người. Vì yêu chúng ta nên Chúa phải trở nên trẻ thơ yếu ớt. Vì yêu nhân loại nên Ngài tự nguyện làm con của loài người. Chịu sinh ra bởi một người phụ nữ. Vì yêu nên Ngài muốn trở nên một thành viên của gia đình nhân loại, Ngài cũng có một gia đình như mọi người.

26/ Vì sao Thiên Chúa chịu đồng hóa? Thiên Chúa đã tự nguyện làm người như chúng ta Thiên Chúa chấp nhận đồng hóa với con người đến nỗi từ nay ai dám khinh miệt con người là khinh miệt chính Chúa. Ai bạc đãi anh em là bạc đãi Chúa. Ai dám hà hiếp anh em là hà hiếp chính Chúa. Ai dám xúc phạm anh em là xúc phạm đến Chúa!

27/ Chúa hài nhi mời gọi chúng ta làm điều gì? Hang đá Bêlem là lời mời gọi tha thiết cho tương lai nhân loại. Thiên Chúa đã hóa thân làm một trẻ sơ sinh để mời gọi chúng ta phải biết tôn trọng sự sống. Thiên Chúa sinh ra làm một em bé nhỏ để mời gọi chúng ta biết yêu thương những người bé nhỏ, yếu hèn. Thiên Chúa sinh ra trong cảnh nghèo hèn để mời gọi chúng ta hãy biết yêu thương những con người nghèo khổ. Thiên Chúa sinh ra làm con mẹ Maria để mời gọi chúng ta hãy biết kính trọng phụ nữ. Thiên Chúa sinh ra trong một gia đình để mời gọi chúng ta hãy biết bảo vệ hạnh phúc gia đình.

28/ Ý nghĩa lời mời gọi: Lời mời gọi này  mang tính chất quyết định cho hạnh phúc chóng qua đời này mà còn cho hạnh phúc vĩnh cửu đời sau nữa. Vì ai tôn trọng con người là tôn trọng Chúa. Ai phục vụ con người là phục vụ Chúa. Đúng như lời Chúa dạy : Mỗi lần ta cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới mặc, viếng kẻ đau ốm, tù rạc là ta đã làm cho chính Chúa (Mt 25).

29/ ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh: Lễ Chúa Giáng Sinh là lễ mừng phẩm giá con người. Chúa giáng trần để nâng phẩm giá con người lên. Chúa làm người để con người được kính trọng. Như thế con người cao quý vì đã được Chúa yêu thương!.

30/ Mừng Chúa Giáng Sinh đúng nghĩa: Giáng sinh là lễ của niềm vui, vui vì con người được Thiên Chúa xót thương cứu vớt, vui vì con người được trở nên cao trọng và được Thiên Chúa yêu thương.

 

 

Bài 3: MỪNG SINH NHẬT CHÚA YESUS

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Ngày 11/3/2011 Nhật Bản bị rúng động bởi thảm họa kép, vừa động đất vừa sóng thần, khiến cho cả nước Nhật khoảng 30.000 người thiệt mạng. Cả thế giới đã đau xót hướng về nước Nhật như muốn san sẻ bớt niềm đau to lớn ấy!

2/ Việt Nam mỗi năm có đến 300.000 ca nạo phá thai, số người chết vì tai họa này lên gấp 10 lần hơn cả Nhật Bản, được xếp hạng thứ 5 trên thế giới. Thế nhưng sao mọi người vẫn dửng dưng?

3/ Hôm nay cả thế giới hân hoàn mừng Lễ Chúa Giáng Sinh, kỷ niệm biến cố hơn hai ngàn năm con Thiên Chúa giáng trần, Ngài thật sự trở nên người phàm và đang cự ngụ giữa chúng ta.

4/ Mỗi lần cử hành biến cố này, chúng ta được Chúa Yesus nhắc nhở là phải biết trân trọng mạng sống và nhân phẩm của chính chúng ta cũng như của biết bao người khác.

5/ Đức Giáo Hoàng Yoan Phao-lô II trong thông điệp Tin Mừng về sự sống, Ngài đã thẳng thắn lên án: Phá thai là một tội ác quá sức nghiêm trọng.

6/ Vì sao Giáo Hội nhận ngày 25/12 làm ngày sinh nhật Chúa? Trước hết các tác giả sách Tin Mừng hoàn toàn không hề đề cập đến vấn đề này, các sử gia và các nhà văn Công giáo cũng không để lại dấu vết nào có thể giúp chúng ta khám phá ra ngày con Thiên Chúa ra đời.

7/ Giáo hội chọn ngày 25/12 để mừng lễ sinh nhật Chúa Yesus. Các nhà giải thích phụng vụ nêu lên 2 giả thuyết có thể chấp nhận được như sau:

a) Việc chọn ngày 25/12 là để thay thế lễ mừng mặt trời mà người ngoại giáo chọn và cử hành vào ngày này, bởi vì lúc đầu đạo công giáo chúng ta chưa được chính thức và trải qua hơn 300 năm bắt đạo tại Roma, cho nên người công giáo mừng chung vào ngày này để khỏi bị chú ý và bại lộ.

b) Khi chọn ngày 25/12, Giáo hội dựa theo quan niệm của một số người có uy tín ở đầu thế kỷ thứ 3 cho rằng: Đấng Cứu Thế chết nhằm ngày 25/03 và sinh vào ngày 25/12.

8/ Từ thế kỷ thứ 4 trở đi, có nhiều nơi đã tổ chức mừng sinh nhật Chúa Yesus, nhưng chưa thể thống nhất trong việc qui định ngày nào tháng nào cho lễ ấy.

9/ Trong lúc Roma mừng vào ngày 25/12 thì Ai Cập chọn 20/5. Nơi khác chọn 20/4 hoặc ngày 6/1, hoặc 17/11, cũng có nơi cử hành vào ngày 28/3. Mãi cho đến thế kỷ thứ 5, toàn thể giáo hội công giáo mới thống nhất mừng ngày sinh nhật Chúa vào 25/12.

10/ Một đặc điểm của lễ Giáng Sinh là Giáo hội cử hành trọng thể 3 thánh lễ: Lễ nửa đêm, lễ rạng đông và lễ ban ngày. Suốt 10 thế kỷ đầu chỉ có Đức Giáo Hoàng tại Roma được cử hành 3 lễ này mà thôi.

11/ Theo tài liệu phụng vụ cho biết: Ngay chiều hôm trước, Đức Giáo Hoàng cùng toàn thể giáo dân tụ họp trong đền thờ Thánh Phê-rô và hát kinh nguyện, đoạn hàng giáo sĩ hát kinh đêm và sau giờ thứ ba, tức khoảng 11 giờ, Đức Giáo hoàng long trọng cử hành Thánh lễ nửa đêm, trong lễ này chỉ có một mình Đức giáo hoàng được rước mình Thánh Chúa mà thôi.

12/ Sau lễ thứ nhất, mọi người ra ngoài đền thờ và nghỉ đến rạng đông, rồi cùng với Đức Giáo Hoàng trong phẩm phục đại triều tiến về nhà thờ Thánh Anathasio để hát lễ nhì.

13/ Xong lễ nhì, Đức Giáo Hoàng và mọi người trở về đền thờ thánh Phê-rô để long trọng cử hành thánh lễ thứ ba. Lễ này là lễ long trọng nhất trong 3 lễ, Giáo sĩ và giáo dân rước lễ trong lễ này.

14/ Khoảng giữa thế kỷ thứ 10, người ta thấy vài nơi ở ngoại ô thành Roma, cử hành 3 Thánh lễ trong ngày Giáng Sinh, nhưng lại do 3 Linh Mục khác nhau. Đến thế kỷ thứ 13, mọi Linh Mục mới được cử hành 3 Thánh Lễ trong ngày trọng đại này.

15/ Đây là ý nghĩa thiêng liêng của ngày Lễ Giáng Sinh, người ta nhắc đến 3 sự sinh ra của Chúa Yesus.Thứ nhất: Là sinh ra trong thời gian bài Kinh Thánh Lễ nửa đêm đã diễn tả: Thưở ấy, Hoàng đế Césare Augustino ra chiếu chỉ ban hành lệnh kiểm tra dân số, ông Yuse thuộc Giáo xứ Galile đã bỏ thành Nazaret để lên Giudea, đến thành Davit gọi là Belem… Đang khi ông bà đến đó thì ngày tháng đã đầy, đã đến ngày sinh, bà sinh con đầu lòng. Trong vùng có những người chăn chiên, Thiên thần đến bảo họ…. : “Đừng sợ, này Ta loan báo Tin mừng vĩ đại, một vị cứu tinh đã sinh ra đời cho các ngươi”, tức là Chúa Yesus.

16/ Thứ hai: Chúa sinh ra thiêng liêng trong lòng người công chính. Các người chăn chiên tiêu biểu cho hạng người này, bài Tin mừng của lễ nhì cho thấy: Khi ấy các mục đồng bảo nhau, “Chúng ta hãy đến Belem xem điều gì đã xảy ra và Chúa đã tỏ ra cho chúng ta”. Họ liền hối hả đi, đến nơi họ gặp Maria, Yuse và Hài Nhi Yesus nằm trong máng cỏ. Thấy rồi, họ kể lại các điều họ đã nghe nói về con trẻ.

17/ Thứ ba:Chúa sinh ra từ thuở đời đời trong ánh sáng rực rỡ huy hoàng của Đức Chúa Cha, và Ngài sẽ tái Giáng để phán xét chung toàn thể nhân loại. Bài Tin mừng diễn tả như sau: Lúc khởi nguyên đã có Ngôi Lời, ngôi lời ở nơi Thiên Chúa và ngôi lời là Thiên Chúa, Ngài đã có ngay lúc khởi nguyên.

18/ Tóm lại: Với con mắt đức tin, chúng ta thấy Hài Nhi bé nhỏ nằm trong hang đá, chính là con Thiên Chúa đồng bản tính với Đức Chúa Cha. Cũng vì yêu thương chúng ta, Ngài đã mặc lấy xác phàm để sinh xuống trần gian.

19/ Chúa Yesus giáng sinh, đem đến một niềm hy vọng bất diệt cho chúng ta, và ơn cứu độ cho nhân loại đã từ trời đến với chúng ta bằng cách con Thiên Chúa nhập thể, Ngài đến và cư ngụ giữa chúng ta.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, Chúa là sự sống của chúng con là những người tin Chúa. Xin Chúa cho anh em lương dân cũng nhận ra Chúa là đầu mối và nguyên thủy mọi loài, và chính Ngài cũng là Đấng ban sự sống cho muôn loài chúng con. Amen.

Bài viết của Yuse Luca Trương Đình Nghi 

Trưởng Nhóm Kinh Thánh Emmaus 

GX. Tân Thái Sơn


Trở lại      In      Số lần xem: 3293
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  11
 Hôm nay:  5
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11350309
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top