Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tim hiểu Tin Mừng CN I Phục Sinh – B / GIUSE LUCA

CHÚA NHẬT I PHỤC SINH – B

ĐỀ TÀI: CHÚA YESUS SỐNG LẠI

       

 

TUNG HÔ TIN MỪNG: x.1 Cr 5,7b-8a

Halêluia. Halêluia. Đức Ki-tô đã chịu hiến tế, làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta. Nào ta hãy hỷ hoan trong Chúa mà ăn mừng đại lễ. HalêluiaPHÚC ÂM:  Yn 20, 1-9

“Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an:

 1 Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Ma-ri-a Mác-đa-la đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ.2 Bà liền chạy về gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói: "Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu."

3 Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. 4 Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. 5 Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. 6 Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, 7 và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. 8 Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin. 9 Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giê-su phải trỗi dậy từ cõi chết.

Đó là lời Chúa.

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

---//---

1/ Vì sao các nướcToàn Tòng lại bỏ Chúa quá nhiều? (1 )

2/ Điều gì người Ki-tô hữu cần làm ngay ? (2)

3/ Biến cố Phục Sinh quan trọng như thế nào đối với Ki-tô giáo? (3)

4/ Những khám phá về sự kiện Phục Sinh sao quá giản đơn (4)

5/ Ý nghĩa của những dấu chỉ từ ngôi mộ trống (5)

6/ Sự quan trọng của biến cố Phục Sinh (6)

7/ Mầu nhiệm Phục Sinh là gì? (7)

8/ Phục Sinh theo nghĩa thông thường (8)

9/ So sánh từ 2 sự kiện Phục Sinh (9)

10/ Hiểu đúng nghĩa như thế nào về sự phục sinh của Chúa Yesus (10)

11/ Ảnh hưởng của sự phục sinh trên đời sống đức tin của chúng ta (11)

12/ Sự Phục Sinh của Chúa đã biến đổi chúng ta như thế nào? (12)

13/ Cách đón nhận  biến cố Phục sinh (13)

14/ Quyền năng của Đức Ki-tô biểu lộ như thế nào qua sự kiện Phục sinh (14)

15/ Cách Thiên Chúa theo đuổi con người (15)

16/ Chúa Kyto đã sống lại thật rồi (16)

17/ Niềm tin của người Ki-tô hữu (17)

18/ Vì thứ gì mà sự sống sẽ trở nên vô nghĩa (18)

19/ Thánh Phaolo đã nói gì về sự sống lại (19)

20/ Phục sinh của Chúa Ki-tô mang lại điều gì? (20)

 

21/ Thập  giá là một dấu hiệu gì? (21)

22/ Kết quả chung cuộc của chương trình cứu độ (22)

23/ Vì sao chúng ta dám đón nhận những đau khổ (23)

24/ Hiệu quả từ việc tin vào Chúa Phục sinh (24)

25/ Ý nghĩa từ cây nến Phục sinh (25)

26/ Khi nào thì chúng ta thuộc trọn về Chúa (26)

27/ Liệt kê những thứ bóng tối (27)

28/ Hậu quả của bóng tối (28)

29/ Muốn được ánh sáng phục sinh soi chiếu, ta cần phải làm gì? (29)

30/ Chúng ta cần phấn đấu như thế nào? (30) ***

(Tìm lời giải đáp ở bài tóm ý )

 

Bài 1: NIỀM TIN TỪ NGÔI MỘ TRỐNG

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Niềm tin đang mai một của một nước Toàn Tòng: Một cuộc điều tra mới đây tại Pháp cho thấy 84% người Pháp cho rằng mình là người công giáo, có chịu phép rửa tội. Nhưng chỉ có 32% là còn tin vào sự sống lại, người ta đã phỏng đoán đến 2020 thì số người còn tin vào sự sống lại sẽ giảm xuống 10%, thế thì tình trạng niềm tin vào Chúa phục sinh ngày nay thật quá bi đát.

2/ Ảnh hưởng của khoa học trên bình diện tôn giáo: Ngày nay người ta thường dùng khoa học kỹ thuật để kiểm chứng mọi thứ nên họ đã không còn nhạy cảm với những điều cần phải tin vốn dĩ không cần phải thực nghiệm. Sau đó, họ mới tin hay nói theo cách của Thánh Phao-lô : Vì con người quá mải mê với những chuyện dưới đất nên họ không còn tha thiết với những chuyện trên trời.

3/ Điều mà người Ki-tô hữu cần làm hôm nay là gì? : Chúng ta cần đào sâu, cần khám phá lại niềm tin vào Đức Ki-tô phục sinh mà điều này lại là nền tảng cho cuộc sống của người tín hữu trong cuộc sống đạo hôm nay.

4/ Chúng ta cần khám phá điều gì nơi biến cố phục sinh?: Chúng ta cần xác tín rằng: Phục sinh là biến cố quan trọng, bởi vì nếu không có nó thì niềm tin Ki-tô giáo của chúng ta sẽ trở thành một chuỗi những công việc uổng công vô ích! Cũng vì nó quá quan trọng nhưng chỉ được ghi nhận lại bằng một sự kiện thật đơn giản. Ngôi mộ trống! Thế nhưng điều xem ra là đơn giản ấy lại là một dấu chứng quan trọng mang tính cách lịch sử, lại mở ra cho một thực tại khác qua các khám phá khác về niềm tin phục sinh.

5/ Những khám phá giản đơn trong biến cố phục sinh: Từ khám phá đầu tiên về  cửa mộ mở toang khiến cho bà Maria hốt hoảng, tới các khám phá tiếp theo về băng dây còn nguyên và chiếc khăn liệm được cuộn lại khiến cho Phe-rô quá kinh ngạc mà không thốt nên lời để rồi sự kiện này được kết thúc với các khám phá khá bất ngờ của Yoan, khi ông nối kết được những dấu chỉ này với các lời tiên tri trong kinh thánh làm bùng lên trong lòng ông và trong tất cả chúng ta bằng một cảm nghiệm mới hết sức lạ lùng: Ông đã có được niềm tin.

6/ Ngôi mộ trống và những dấu chỉ: Mồ trống và những khăn liệm còn đó có nghĩa là gì? Nếu không phải là những dấu chỉ về sự phục sinh theo đúng kinh thánh. Điều quá đúng khi Đức Ki-tô là Thiên Chúa hằng sống nên Ngài không thể chôn vùi mình trong cõi chết. Là Đấng quyền năng nên Ngài không thể bị giam hãm trong ngục của tử thần. Là Đấng vĩnh cửu nên Ngài không thể bị giới hạn trong khoảng thời gian, là ánh sáng nên Ngài không thể nào bị bao vây bởi bóng tối. Là Đấng tạo dựng thì lẽ nào Ngài lại bị cầm chân trong thân phận con người. Vì thế không còn có cách nào khác hơn là Ngài phải phục sinh.

7/ Một biến cố đã làm nên lịch sử: Kể từ đó, ngày phục sinh được gọi là ngày Chúa nhật, là ngày của Chúa. Biến cố phục sinh không chỉ là một biến cố có tính cách lịch sử mà còn là một biến cố làm nên lịch sử. Bởi vì biến cố ấy không ngừng được củng cố, được công bố và ngày nay nó đã trở thành nền tảng đức tin cho cả Giáo hội. Bởi vì nếu Đức Ki-tô là đầu, đã sống lại, thì chúng ta là chi thể, một ngày kia chúng ta cũng sẽ sống lại, nếu như chúng ta luôn gắn bó với Ngài.

8/ Mầu nhiệm phục sinh là gì? Bất chấp những lời tuyên bố, lời tung hô, lời ca hát là gì thì sự phục sinh cũng luôn luôn là một mầu nhiệm và đối với chúng ta nó vẫn mãi mãi là mầu nhiệm cho đến tận cùng/ cho đến khi nào chúng ta được hưởng kiến dung nhan Thiên Chúa cùng với Chúa Ki-tô phục sinh. Vì vậy bài Tin  Mừng chúng ta mới vừa nghe đọc mang một tầm quan trọng đặc biệt. Bài Tin Mừng này cho thấy nỗi bàng hoàng của các môn đệ đàng sau cái chết của Chúa Yesus : Người ta đã lấy Chúa ra khỏi mồ… Nó mời gọi chúng ta cần có thái độ đúng đắn. Thái độ mà Chúa Yesus luôn chờ mong ở mỗi người chúng ta, đó là Đức Tin -> Ông đã thấy và đã tin.

9/ Phục sinh theo quan niệm thông thường của con người : Chúng ta thường hay nghe người khác nói về sự phục sinh trong nhiều trường hợp trong tự nhiên sống lại -> Như là có ai đó trong tình trạng cấp cứu, được đưa đến bệnh viện, sau đó đã hoàn sinh và trở về nhà hoặc người ta muốn làm sống lại những truyền thống dân gian, những thói quen tốt bị mai một hoặc tất cả những tác phẩm, những gì đã bị thời gian làm cho mục nát biến dạng mà người ta thường gọi là phục chế.

10/ So sánh với sự phục sinh của Chúa Yesus : Tất cả những điều vừa được đề cập trên đây chẳng liên quan gì đến sự phục sinh của Chúa Yesus. Trong những thí dụ trên đây chỉ là trở lui về gốc quá khứ, tìm lại những cái đã mất mà thôi. Chúa Yesus không bắt đầu lại cuộc sống của Ngài đã có trước kia, không thể nào có ai nghĩ rằng : Chúa Yesus lại đi tìm những con đường cũ của xứ Palestina,tìm những đóm lửa ven hồ, những cuộc gặp gỡ trên đường, hoặc là Ngài tiếp tục sứ vụ Ngài đã làm trước đây. Như thể là cuộc tử nạn chỉ tạm thời cắt đứt nỗi bất hạnh mà thôi.

11/ Sự phục sinh của Chúa Yesus không phải là bước nối tiếp : Chúa Ki-tô đã chết thật sự, không có nghĩa là kết thúc mọi mối tương quan, mọi công việc dự tính như là cái chết của mọi con người. Chúa Ki-tô phục sinh cũng không có nghĩa là Ngài tìm lại được cuộc sống sinh học và những hoạt động của Ngài trước đây. Nhưng là Thiên Chúa ban cho Ngài một cuộc sống hoàn toàn mới mẻ, cách Chúa phục sinh là hiệp thông hoàn toàn với chính cuộc sống của Thiên Chúa với đầy đủ ánh sáng và quyền năng của Thiên Chúa và thân xác Ngài đã trở nên Thần Thiêng cộng với những mối dây thân ái, cũng như mọi thứ kinh nghiệm mà Ngài có được từ cuộc đời, từ những thử thách, những mối tương quan, cả về ký ức.

12/ Chúng ta được phục sinh với Chúa : Khi chúng ta tuyên xưng : Chúa đã phục sinh, chúng ta cũng khẳng định rằng : Chúa Ki-tô đang tràn đầy sự sống của Thiên Chúa và tất cả những gì đã liên kết Ngài với chúng ta thay vì kết thúc thì lại được thể hiện cách sung mãn hơn. Vì vậy, chúng ta cũng cần tuyên bố rằng : Chúng ta cũng đang thuộc về Đức Ki-tô nên chúng ta cũng sẽ phục sinh với Ngài và được dự phần vào trong vinh quang với Ngài.

13/ Cuộc biến đổi từ sự phục sinh : Phục sinh không phải là một kỷ niệm, nhưng là một biến cố luôn hiện tại và hiệu quả của nó luôn được thấy rõ trên toàn thế giới này, nhất là trong việc thông ban Thánh thần, Đấng mà Chúa Cha và Chúa Con luôn ban cho các môn đệ để biến đổi các ông và biến đổi cả thế giới này.

14/ Phục sinh là một biến cố phải được biết đến, được đón nhận và được biểu lộ bằng đời sống Đức Tin. Đức Tin không phải là một việc mà miệng thì nói là đúng thế, còn trong lòng thì không hiểu gì hết, nhưng là hết sức tin tưởng vào Thiên Chúa là Đấng thực hiện biến cố này và khẳng định nó nhờ ơn soi sáng của Thần khí.

15/ Quyền năng của Chúa Ki-tô luôn biểu lộ : Khi ta đón nhận niềm tin từ biến cố phục sinh, là ta hết lòng tin tưởng vào Thiên Chúa, Đấng đã mạc khải biến cố này cho các tông đồ và sau đó cho chúng ta. Nếu đối với các Ngài : Ngày ấy là ngôi mộ trống, thì từ ngày ấy đến giờ, nó còn trống hơn nữa. Bởi vì từ hơn hai ngàn năm qua, không người nào đã được nhìn thấy Chúa Ki-tô phục sinh trên trần gian này. Nhưng quyền năng của Chúa Ki-tô vẫn sống và không ngớt biểu lộ qua cách sống của Giáo hội trên khắp thế giới và càng ngày càng có đông người tin vào Chúa hơn, mặc cho ai đó vẫn bịt tai nhắm mắt và luôn coi niềm tin ấy như một sự điên rồ.*****

 

Bài 2: CỐT LÕI CỦA NIỀM TIN KI-TÔ GIÁO

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài tin mừng:

16/ Cách mà Thiên Chúa theo đuổi con người: Thiên Chúa đã cho Đức Ki-tô sống lại từ cõi chết để mở lối cho con người vào được nơi vĩnh cửu với Ngài. Con người có thể chối bỏ hoặc khước từ Thiên Chúa, nhưng với muôn ngàn cách thế mà con người không tài nào hiểu được là Thiên Chúa vẫn tiếp tục đuổi theo con người. Con người cứ nghĩ có thể lẩn tránh được Thiên Chúa, nhưng khi một hạt giống tình yêu bé nhỏ của Ngài len lỏi vào được trong tâm hồn con người và vì Chúa là Thiên Chúa của sự sống nên niềm vui của Ngài chính là con người được sống, cho dù con người luôn muốn loại bỏ Thiên Chúa, nhưng Ngài vẫn luôn theo đuổi và chờ đợi.****

17/ Chúa đã sống lại thật rồi: Cuối cùng thì Chúa Yesus cũng đi vào cõi chết. Người ta đã chôn Ngài trong mộ đá. Nhưng rồi sang ngày thứ nhất trong tuần, ngôi mộ đã trống, người ta không còn thấy xác Ngài ở đó nữa. Bà Maria Madelena đã hốt hoảng kêu lên : Người ta đã lấy mất xác Thầy. Hai môn đệ Phê-rô và Yoan chạy ra kiểm chứng, hai ông thấy cửa mộ đã mở toang, nhìn vào thì thấy khăn liệm còn đó, nhưng xác Ngài thì đã biến mất. Phê-rô im lặng suy nghĩ, còn Yoan thì đã thấy và đã tin.

18/ Niềm tin của người ki-tô hữu là gì?: Nếu sự kiện chỉ là ngôi mộ trống mà thôi thì chẳng có gì làm nên chuyện. Câu chuyện chỉ thật sự có ý nghĩa khi có nội dung quan trọng hơn đó là: Xác Ngài không còn ở đó nữa, bởi vì Ngài đã sống lại như lời Ngài đã báo trước. Từ ngôi mộ đã bật lên sự sống, đó mới chính là niềm tin của chúng ta. Cả cuộc đời Ki-tô hữu là những mai táng liên tục, chúng ta đừng sợ những ngôi mộ, đừng sợ chôn đi điều phải chôn, đừng sợ mất đi điều phải mất. Đừng sợ bị thối rữa, đừng sợ tảng đá to che cuộc đời mình. Điều chúng ta cần là ngôi mộ của chúng ta phải bị mở tung ra như ngôi mộ của Chúa để chúng ta cùng bừng sống dậy như Chúa.

19/ Sự sống vô nghĩa : Nếu Đức Ki-tô không sống lại thì mọi việc vẫn y như cũ và sự sống của loài người cũng chẳng nghĩa lý gì. Nếu sự chết của con người cũng giống như cái chết của bao động vật khác thì cái chết của con người thật vô nghĩa. Bởi vì cái chết của con người chỉ làm cho môi trường thêm ô nhiễm, nhưng cái chết của những con thú khác thì có ích hơn vì nó trở thành thực phẩm ngon.

20/ Tình yêu và cái chết của con người: Tình yêu chẳng có nghĩa lý gì nếu như tiếng sét ái tình lại nằm trên nấm mộ phân ly. Sống mà cố quên đi sự chết đang hiện diện khắp nơi, phải chăng con người đang đối diện với một trò chơi không cân xứng. Trò chơi này sẽ gây nên bao nỗi thất vọng nếu như Đức Ki-tô không sống lại.

21/ Thánh Phao-lô đã nói gì về điều này?: Nếu Chúa Ki-tô không sống lại thì những Ki-tô hữu chúng ta vô phúc nhất, ngu đần nhất, bởi vì chúng ta đang đặt tin tưởng vào một chuyện hão huyền. Nếu Chúa Ki-tô không sống lại thì tội lỗi của chúng  ta vẫn còn và không ai có thể cứu được chúng ta, không ai đem chúng ta đến gặp Thiên Chúa được.

22/ Nếu Chúa Ki-tô không sống lại, thì thập giá chỉ là dấu hiệu của sự nhục nhã, đau khổ của con người, và cái chết của con người sẽ là đường cùng, là ngõ hẹp không lối thoát  (1Cor 15,12).

23/ Sự sống lại của Chúa Ki-tô mang lại cho ta điều gì? Chúa Ki-tô đã sống lại thật rồi, Ngài đã đem theo những đau khổ của chúng ta mà ném qua bên kia bờ tuyệt vọng. Ngài đã làm cho cuộc sống trần gian không còn là một ảo tưởng , nhưng là chiếu sáng một con đường đưa ta tới cuộc sống vĩnh cửu.

24/ Thập giá là dấu hiệu của sự vinh quang => Thập giá không còn là dấu hiệu của nhục nhã bởi vì Đức Ki-tô đã sống lại. Cái chết không còn là đường cùng, ánh sáng của Chúa Ki-tô đã chiếu sáng ở cuối con đường hầm. Chúa Yesus sẽ điều khiển dòng lịch sử khi Ngài xuất hiện trong vinh quang.

25/ Kết quả chung cuộc: Đức Ki-tô là Đấng cứu độ duy nhất của nhân loại, Ngài là người chiến thắng chung quyết trên đau khổ, tội lỗi và sự chết. Trong sự phục sinh của Ngài, cả nhân loại đều đã chết và sống lại. Không còn ai nằm ngoài ơn cứu độ mà Chúa Ki-tô đã vĩnh viễn hoàn thành ,chỉ có điều là chúng ta có muốn đón nhận hay không?

26/ Vì sao chúng ta dám đón nhận đau khổ ở đời này?: Chính vì chúng ta tin rằng chúng ta được phục sinh trong Đức Ki-tô, nên sau này chúng ta sẽ được phục sinh như Ngài nên chúng ta mới dám đón nhận cuộc đời bằng đau khổ và cái chết một cách tích cực, chủ động và vui tươi, nên đau khổ không còn là điều phi lý nữa. Bởi vì từ cái chết, Thiên Chúa đã làm phát sinh sự sống trong Đức Ki-tô.

27/ Nếu chúng ta tin vào sự phục sinh: Nếu chúng ta tin vào sự phục sinh của Chúa Ki-tô, chúng ta sẽ không còn lo âu, buồn phiền. Không còn muốn sống ích kỷ hẹp hòi / mà dám từ bỏ, hy sinh, xả kỷ, dấn thân vì hạnh phúc của mọi người. Phục sinh không còn nhằm vào những lời hứa hão huyền, nhưng là kết quả của cuộc sống cụ thể của chúng ta ngày hôm nay.

28/ Sự tương phản giữa bóng tối và ánh sáng: Mở đầu phần nghi thức là nhà thờ chìm trong bóng tối. Bóng tối tượng trưng cho sự dữ, sự ác. Khi Chúa Yesus chưa phục sinh là sự dữ vẫn còn thống trị, nhân loại còn chìm trong bóng tối của sự chết.

29/ ý nghĩa từ cây nến phục sinh : Cây nến phục sinh tượng trưng cho Đức Ki-tô. Đức Ki-tô phục sinh chiếu lên nguồn sáng mới và xua đi bóng đêm. Đức Ki-tô phục sinh là sự sống mới đã chiến thắng sự chết.

30/ Chúng ta chưa thuộc trọn vẹn về Chúa: Cây nến muốn chiếu sáng, phải tiêu hao chính mình. Đức Ki-tô phải chịu tiêu hao trong đau đớn, khổ cực, tủi nhục và cả cái chết. mới đem lại ánh sáng và sự sống cho chúng ta.

31/ Những thứ bóng tối: Chúng ta là con cái sự sáng, nhưng lại có nhiều phần trong ta không thuộc trọn về Chúa, nhiều phần trong tâm hồn ta còn thuộc về bóng tối. Như là bóng tối tội lỗi, bóng tối đam mê dục vọng nhấn chìm linh hồn ta trong cơn mê ngủ miệt mài. Có thứ bóng tối tham lam, ích kỷ làm lu mờ tâm trí khiến ta coi tiền bạc trọng hơn tình nghĩa, vì tiền mà ta dám phạm tội ác, vì lợi nhuận mà ta dám làm hại anh em mình. Có thứ bóng tối ghen ghét làm cho tâm hồn ta mất bình an và chìm ngập trong hận thù dai dẳng. Có thứ bóng tối kiêu căng khiến ta không thể tìm thấy niềm vui trong sự khiêm nhường, tha thứ.

32/ Hậu quả của bóng tối: Những thứ bóng tối đó khiến linh hồn ta suy yếu và chết dần chết mòn. Những thứ bóng tối đó ngăn chặn dòng suối ơn lành của Chúa Kyto đổ vào tâm hồn ta.

33/ Muốn được ánh sáng phục sinh soi chiếu ta cần làm  gì? : Ta cần phải quét sạch mọi thứ bóng tối còn ẩn nấp trong linh hồn ta, cũng như cây nến chịu tiêu hao mới nuôi được ánh sáng để chiếu soi. Ta cũng cần phấn đấu với chính bản thân mình, quên mình và chết cho tội lỗi, để ta có được một đời sống mới.

34/ Ta cần phải phấn đấu như thế nào? : Ta phải phấn đấu đẩy lùi bóng tối, ta phải tìm cách thoát được ách của ma quỷ để được sống trong ánh sáng của Chúa và trở nên con cái của sự sáng.

35/ Lời cầu nguyện: Lạy Đức Ki-tô phục sinh, Chúa đã chiến thắng ma quỷ và chiến thắng sự chết, xin giúp con hăng say chiến đấu để có được một đời sống mới và xứng đáng là con cái của Đấng Phục Sinh- Amen.****

 

Bài 3: TIN VÀO CHÚA KITÔ PHỤC SINH

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

36/ Người ta có quay một cuốn phim nhan đề: “Đức Yesus Kitô” / Đây là cuốn phim nhạc nổi tiếng về cuộc đời Chúa Yesus Kitô bằng ngôn ngữ của âm nhạc / Tác giả đã cố gắng diễn tả cuộc đời Chúa Yesus theo ý tưởng của con người thời nay / Ông muốn giúp cho người xem có thể hiểu thêm về Chúa Yesus / nhưng có một thiếu sót lớn của cuốn nhạc phim này là không đề cập đến việc Chúa Yesus đã sống lại / Vì cuống phim kết thúc bằng việc Chúa Yesus chết treo trênThập Giá.

37/Cuộc đời Chúa Yesus chết là hết chăng? Những người ngoại đạo khi xem cuốn phim này cũng có kết luận như thế / Chết là hết, đó là ý nghĩ thông thường của loài người / Đó cũng là tâm trạng của các môn đệ khi xưa, sau khi chứng kiến cái chết nhục nhã của Chúa / Mọi hy vọng đều tan theo mây khói.

38/ Thế nhưng một biến cố vĩ đại đã xảy ra: đúng như nhiều lần Chúa đã nói: “Ngày thứ 3 sau khi chết, Ngài sẽ sống lại”.

* Một câu chuyện minh họa: trong một buổi tọa đàm (nói chuyện) về lễ Phục Sinh, có một thanh niên tên là Linh, anh không tin Chúa Kitô Phục Sinh / Anh nói: “Này các bạn, tin tôi đi, chẳng có Đức Kitô nào sống lại hết, đó chỉ là sản phẩm tưởng tượng mà thôi / Chúng ta tranh cãi làm gì cho mất công? Mất giờ vô ích. Các bạn sẽ thấy, ngay bây giờ, tôi cho Đức Kitô 2 phút, nếu có Ngài, thì Ngài cứ việc đánh chết tôi.” / Nói xong anh đắc chí ễnh ngực chờ đợi / Hai phút trôi qua mà chẳng có điều gì xảy ra / Anh Linh đắc thắng nói: Đó, các bạn thấy rõ rồi nhé, Đức Kitô có đâu nào?

- Mọi người đều im lặng, không ai nói gì hết / có nhiều tiếng thở dài.

- Một lúc sau, có một người lên tiếng: anh Linh này, tôi là một người cha, tôi có 4 đứa con / Ba trai, một gái/ thằng con cả của tôi, hiện đang đi học / từ lúc gặp anh tới giờ, tôi cứ nghĩ tới nó hoài / Anh giống nó ghê vậy đó.

- Xin chịu khó tưởng tượng một chút nhé! Giả như bây giờ có nó ở đây, và nó cầm dao đưa cho tôi vào bảo: tôi không chắc ông có phải là cha của tôi không / Người ta nói sao thì tôi biết vậy thôi / Nếu thật sự đúng như vậy, thì dao đây, ông hãy cầm lấy và đâm tôi đi, nếu không, chính tôi sẽ đâm lại ông!

- Tôi thú thật, tôi không đủ khả năng cho nó thấy tôi là cha của nó theo cách mà nó vừa đòi hỏi / Nhưng có phải vì việc tôi không dám đâm nó chết mà anh có thể đưa ra kết luận là tôi không thật sự là cha của nó? Linh trả lời: không / Người đàn ông kia lại nói tiếp: vì thương nó nên tôi không đâm nó chết, vì là cha nó nên tôi thà để mình bị đâm, hơn là cầm dao đâm chết con mình / Nếu tôi chết về tay nó / Tôi sẽ chứng tỏ cho nó thấy: Tôi chính là cha nó / dù nó đòi hỏi, nhưng tôi không làm theo cách mà nó mong muốn, mặc dầu tôi có thể đâm nó chết, anh hiểu không? Anh Linh ấp úng: tôi hiểu / Người đàn ông nói tiếp: anh cũng vừa phỉ báng Thiên Chúa như thế đấy / Nếu Đức Kitô không dùng sấm sét đánh chết anh như lời anh thách thức, thì không phải vì không có Ngài / mà vì Ngài thương anh hơn bất cứ ai trên đời này.

- Bởi vì tình yêu bao giờ cũng có một điểm yếu vô lý (tha thứ), anh hãy suy nghĩ lại, và luôn cẩn thận khi phát biểu.

- Linh nghẹn ngào nói: cảm ơn bác.

- Người kia lại nói tiếp: Đức Kitô yêu anh lắm, anh cũng phải yêu lại Ngài nhé.

- Linh nhỏ nhẹ: Dạ, tôi sẽ luôn cố gắng!

39/ Việc Chúa chịu Tử Nạn, chết, sống lại vì yêu thương, muốn cứu chuộc chúng ta / Đây không phải là một cảm nghiệm, một lý thuyết mà chúng ta có thể học hỏi và tìm thấy từ nơi sách vở / Nhưng chúng ta phải dùng đức tin để hướng dẫn lý trí / có như thế chúng ta mới có thể quyết tâm sống tốt, chết và phục sinh như Chúa Kitô đã Phục Sinh.

Câu hỏi:

Tin là gì? Tin là lý trí chấp nhận một điều gì mà con mắt giác quan không thể nhìn thấy, chúng ta có thể tin một điều gì đó khi có người có thế giá, dám lấy mạng sống của mình để minh chứng lời họ rao giảng.

Chúng ta dựa vào đâu để tin vào Chúa Kitô phục sinh? Chúng ta dựa vào Kinh Thánh, dựa vào giáo huấn của giáo hội, dựa vào các chứng nhân tử đạo anh hùng, dựa vào lời dạy dỗ của các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ, thầy cô và lối sống gương sáng, mẫu mực của họ.  ****

 

Bài 4: NHỮNG NGƯỜI LÀM CHỨNG

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

40/ Niềm tin của các tín hữu thường có chỉ có một chiều hướng: tin có Thiên Chúa / Tin Chúa tạo dựng muôn loài / Tin Chúa thông biết mọi sự / tin Chúa có thể làm mọi sự một cách hết sức tốt đẹp.

41/ Đức tin ấy cũng hướng về đời sau: Tin rằng sau khi chúng ta chết, chúng ta sẽ gặp được Thiên Chúa và chung hưởng phúc cùng Ngài.

42/ Lời Chúa hôm nay có chút điều chỉnh hướng đức tin của chúng ta: không chỉ chúng ta tin bằng trí óc mà còn phải tin bằng cuộc sống nữa! Không phải chỉ nhắm tới cuộc sống mai sau, mà còn phải điều chỉnh cho đúng cuộc sống hiện tại.

43/ Thánh Phaolô dạy: cuộc sống mới của anh em hiện đang tiềm ẩn hình ảnh Đức Kitô Phục sinh.

44/ Chỉ có các tông đồ mới là những chứng nhân đúng nghĩa / vì các Ngài đã cùng sống với Đức Kitô, đã thấy Chúa chết / sống lại / việc các Ngài làm chứng cho Chúa dựa trên điều các Ngài đã thấy.

45/ Chúng ta cũng là những người làm chứng / chúng ta không phải là những người đã thấy, nhưng xuất phát từ niềm tin của chúng ta qua việc cảm nghiệm / và như vậy niềm tin ấy cũng có giá trị thuyết phục.

46/ Chúng ta có thể làm chứng cho Chúa theo cách thứ 2 / chúng ta sống làm sao để người khác nhận ra chúng ta đang sống một cuộc đời mới, chúng ta đang hạnh phúc, chúng ta đang tự do, chúng ta đang vui mừng với cuộc sống đó và chúng ta đang tràn trề hy vọng dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào!

47/ Nhiều người chê trách người Công giáo có tâm thức kiêu căng vì quá tự hào, vì luôn nghĩ là mình chiến thắng, mình là kẻ mạnh, mình là người giỏi, mình là người đi đúng đường.

48/ Chúng ta đang tin rằng chúng ta đang có một chỗ dựa vững chắc là Chúa Kitô Phục Sinh / và cũng đang xác tín rằng: vì có Ngài phù trợ nên chúng ta sẽ vượt thắng tất cả / Bài đáp ca hôm nay ở Thánh Vịnh 117 cũng tuyên bố xác tín niềm tin ấy: “Tay hữu Chúa ra oai thần lực, tay hữu Chúa thật cao cả vô song / Tôi không phải chết nhưng sẽ còn sống mãi để tường thuật những kỳ công Chúa làm”.

49/ Tuy thế, chúng ta không nên kiêu căng, không được khinh chê kẻ khác vì họ không có niềm tin được xác tín như chúng ta / Đúng hơn, chúng ta cần làm chứng cho họ, chia sẻ niềm xác tín ấy với họ / giúp họ cũng lạc quan cũng hy vọng như chúng ta, dù họ có đang ở giữa bao khổ đau, thất bại, bệnh tật, thậm chí họ đang sắp chết / Chúng ta hãy gieo vào lòng họ mọi hy vọng về cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu mai sau của chúng ta.

50/ Cửa mộ đã mở toang / Yoan cúi xuống, ông đã thấy gì? Ông không thấy gì, ông chỉ thấy thẳm sâu một màu trắng mênh mông dâng đầy mầm sống / màu trắng ấy đã biến thành y phục sáng láng / dù ông không thấy gì ở đôi mắt thường, nhưng tâm hồn ông lại đang dâng lên một lòng tin yêu dạt dào.

51/ Ngôi mộ trống hôm nay không nói lên sự chết chóc nhưng đang nói lên một sự hiện diện vĩ đại, một phép lạ nhiệm mầu / Ngôi mộ đâu có trống / Yoan đang thấy chân dung thật sự của Đức Yesus, Người mà ông luôn trân trọng và yêu mến!

52/ Qua cách sắp xếp các khăn tang trong mộ, Yoan hiểu rằng xác Thầy không bị mất. Ông nhớ lại lời Thầy luôn dặn dò / Thay vì ngôi mộ bao trùm sự tang tóc thì lại đang tràn ngập niềm hân hoan về niềm tin Thầy mình đã sống lại.

53/ Dưới nhãn quan và não trạng của con người hiện tại / từ lâu đã thấm nhiễm vào trong tiềm thức mọi người: “Chết là hết” / Chết rồi chẳng còn gì ngoài đêm đen / chẳng còn gì ngoài sự trống rỗng, hư vô, lạnh lẽo / Cái chết khép lại tất cả / cái chết chôn kín đời ta.

54/ Nhưng hôm nay cái chết đã mở ra / ngôi mộ đã mở ra / mở ra một mầu nhiệm lớn lao / Mầu nhiệm của sự sống / Mầu nhiệm mang tên: chỗi dậy / mầu nhiệm mang tên Phục Sinh.

55/ Ngôi mộ đã mở ra / mở lòng trí ta ra / ký ức đã sống lại / niềm tin đã chỗi dậy / Sau cùng chúng ta hiểu rằng: Đức Yesus đã vượt qua bức tường sự chết / đã nâng phiến đá che cửa mộ / Đã hoàn thành mầu nhiệm Phục Sinh đã được loan báo trước.

56/ Tại sao tìm người sống nơi chỗ kẻ chết? Đó là câu chuyện người đàn bà vừa mất chồng vì ông ta gặp nạn trong chính ngôi vườn nhà mình / Bà rất sợ, thậm chí không dám ra vườn / không dám nhìn ra hướng đó. Rồi tới lễ Phục Sinh, có 2 bà bạn đến rủ bà ra vườn, bà rất sợ, nhưng nhờ họ khuyến khích … / sau đó tất cả cùng ra vườn, chính nơi xảy ra tại nạn / Người vợ muốn quay lưng bỏ chạy vào nhà / Nhưng đúng lúc đó một câu Tin Mừng đang lóe lên trong đầu bà: “Sao lại tìm người sống nơi chỗ kẻ chết? Ngài không còn ở đây nữa, Ngài đã sống lại rồi”. Bà nghĩ lời nói đó đang nói về chính người chồng của bà / Thế là nỗi buồn từ bao lâu nay đã chắp cánh bay mất / Bà đã tìm lại được niềm vui.*****

 

TÓM Ý

1/ Vì sao người ta bỏ Chúa?: Ngày nay khoa học kỹ thuật tiến quá xa, con người muốn kiểm chứng mọi thứ bằng khoa học nên họ không còn nhạy cảm với những điều mà họ không thấy. Thánh Phao-lô đã nói: “Con người vì quá mải mê với những chuyện dưới đất, nên không còn tha thiết với những chuyện xa vời ở trên trời”. Vì thế nên niềm tin vào Chúa Phục Sinh không còn là một đề tài hấp dẫn để giới trẻ ngày nay có thể quan tâm. Chính vì thế mà các nước toàn tòng đã bỏ Chúa rất nhiều.

2/ Điều gì Ki-tô hữu cần làm hôm nay?: Chúng ta cần khám phá, cần đào sâu lại Đức Tin. Nhất là việc tin vào Đức Ki-tô phục sinh vì chính điều này là nền tảng cho cuộc sống Đức Tin ngày hôm nay.

3/ Biến cố phục sinh quan trọng như thế nào đối với Ki-tô giáo?: Phục sinh là một biến cố thật quan trọng, bởi vì nếu không có nó thì niềm tin Ki-tô giáo trở thành một chuỗi những công việc uổng công vô ích. Nhưng sự kiện “Ngôi  mộ trống” lại là một dấu chứng quan trọng mở ra một thực tại khác , giúp chúng ta khám phá thêm về niềm tin phục sinh.

4/ Từ những khám phá giản đơn của sự kiện phục sinh: Từ khám phá đầu tiên về ngôi mộ trống, đến khám phá tiếp theo là băng dây còn nguyên và chiếc khăn liệm được cuộn lại, rồi sự kiện này được kết thúc bằng một khám phá thật bất ngờ của Yoan khi ông kết nối giữa các dấu chỉ này với các lời tiên tri trong kinh thánh làm bùng lên trong lòng ông bằng một cảm nghiệm hết sức lạ lùng: Ông đã có được niềm tin.

5/ Ý nghĩa của các dấu chỉ từ ngôi mộ trống: Ngôi mộ trống, những chiếc khăn liệm, và những băng quấn nghĩa là gì nếu không phải là những dấu chỉ về sự phục sinh của Đức Ki-tô theo đúng với kinh thánh. Điều quá đúng khi Đức Ki-tô là Thiên Chúa nên Ngài không thể bị chôn vùi trong cõi chết. Chúa Yesus là Thiên Chúa, là Đấng tạo dựng thì lẽ nào Ngài lại bị cầm chân trong thân phận một thụ tạo ?, vì thế nên không còn cách nào là Ngài phải tự mình phục sinh.

6/ Sự quan trọng của biến cố phục sinh: Một biến cố này đã làm nên lịch sử, nên kể từ lúc đó, ngày Chúa phục sinh được gọi là ngày Chúa nhật, là ngày của Chúa. Biến cố phục sinh không chỉ có tính cách lịch sử mà còn là một biến cố làm nên lịch sử. Vì thế nó trở thành nền tảng Đức Tin cho cả Giáo Hội.

7/ Mầu nhiệm phục sinh là gì?: Cho dù ai tuyên bố, ai tung hô, ai muốn ca hát thế nào thì sự kiện phục sinh luôn luôn là một mầu nhiệm. Và mầu nhiệm này sẽ được kéo dài cho đến khi chúng ta được hưởng kiến dung nhan Thiên Chúa cùng với Chúa Ki-tô phục sinh đang ngự bên tay hữu. Chúa Ki-tô cũng mời gọi chúng ta phải có thái độ đúng đắn, đó là thái độ tin cũng như Yoan : Ông đã thấy và ông đã tin.

8/ Phục sinh theo nghĩa thông thường là gì? Phục sinh theo lẽ tự nhiên mà người ta thường gọi là được cải tử hoàn sinh như trong trường hợp tự nhiên sống lại. Như có ai đó trong tình trạng cấp cứu, được đưa đến bệnh viện, rồi sau đó được trở về nhà / hoặc là có người làm sống lại truyền thống dân gian, hoặc xây dựng lại những thói quen tốt bị mai một hoặc phục chế lại những danh tác đã bị biến dạng .

9/ So sánh từ hai sự kiện phục sinh: tất cả những điều vừa được đề cập trên đây chẳng có liên quan gì đến sự phục sinh của Chúa Yesus, Trong những thí dụ trên đây chỉ là lui về quá khứ, tìm lại những thứ đã mất mà thôi. Chúa Yesus sống lại không phải là Ngài bắt đầu lại cuộc sống mà Ngài đã có trước kia, hoặc là Ngài lại tiếp tục sứ vụ đang bị bỏ lỡ.

10/ Cần hiểu đúng nghĩa về sự phục sinh của Chúa Yesus: Sự phục sinh không phải là bước nối tiếp, là Ngài đi tìm lại cuộc sống sinh học đã bị đứt đoạn vì cái chết, nhưng là Thiên Chúa ban cho Ngài một cuộc sống hoàn toàn mới mẻ. Cách Chúa Yesus phục sinh là sự hiệp thông hoàn toàn với Thiên Chúa Cha với đầy đủ ánh sáng và quyền năng của một vị Thiên Chúa, qua đó thì thân xác Ngài cũng trở nên thần thiêng.

11/ Ảnh hường từ sự phục sinh trên đời sống Đức Tin của chúng ta : Khi chúng ta khẳng định Chúa Ki-tô đã phục sinh, chúng ta cũng khẳng định rằng: Chúa Ki-tô tràn đầy sự sống và quyền năng của Thiên Chúa. Vì vậy chúng ta cũng cần tuyên bố rằng: Chúng ta đang thuộc về Đức Ki-tô nên chúng ta cũng sẽ được phục sinh với Ngài.

12/ Cuộc biến đổi từ sự phục sinh: Phục sinh không phải là một kỷ niệm nhưng là một biến cố luôn hiện tại hóa và hiệu quả của nó là chúng ta được thông ban Thánh thần. Đấng mà Thiên Chúa khi xưa đã ban cho các Môn đệ để biến đổi các ông và biến đổi thế giới này trong đó có tất cả chúng ta.

13/ Cách ta đón nhận sự kiện phục sinh: Phục sinh phải được đón nhận bằng đời sống Đức Tin. Đức Tin không phải là điều mà miệng nói nhưng lòng thì không hiểu. Nhưng là phải hết sức tin tưởng vào Thiên Chúa qua ơn soi sáng của bảy Thần khí.

14/ Quyền năng của Đức Ki-tô biểu lộ thế nào qua biến cố phục sinh?: Khi ta đón nhận niềm tin này, là ta hết lòng tin tưởng ở Thiên Chúa, Đấng đã mạc khải biến cố này cho các tông đồ, sau đó đến chúng ta. Đối với các tông đồ thì ngày ấy là ngôi mộ trống / thì từ đó đến giờ cũng đâu có ai được nhìn thấy Đức Ki-tô phục sinh trên trần gian này. Nhưng quyền năng của Thiên Chúa luôn biểu lộ qua cách sống của Giáo Hội. Mặc cho ai không tin, mặc cho ai cười nhạo chúng ta như  những kẻ điên rồ.

15/ Thiên Chúa vẫn theo đuổi con người: Thiên Chúa đã cho Đức Ki-tô sống lại để mở lối cho con người có thể được vào nơi vĩnh cửu, con người có quyền tự do hoặc là chấp nhận hay chối bỏ Thiên Chúa. Nhưng Ngài có muôn ngàn cách thế để tiếp tục theo đuổi con người cho dù con người luôn muốn loại bỏ Thiên Chúa nhưng Thiên Chúa vẫn luôn theo đuổi, ban ơn và chờ đợi.

16/ Đức Ki-tô đã sống lại thật rồi: Cuối cùng thì cuộc đời trần thế của Chúa Yesus cũng kết thúc, Ngài đã chết và người ta đã chôn Ngài vào trong huyệt đá. Nhưng sau 3 ngày, là ngày đầu tuần, ngôi mộ trống, khăn liệm còn đó nhưng xác Ngài đã biến mất. Phê-rô im lặng, kinh ngạc suy nghĩ nhưng Yoan đã thấy ,đã hiểu và đã tin.

17/ Niềm tin của người Ki-tô hữu là gì? : Câu chuyện phục sinh chỉ thật sự có ý nghĩa không chỉ là ngôi mộ trống, nhưng điều quan trọng hơn đó là : “Xác Ngài không còn đó nữa” Chúa đã sống lại như lời Ngài đã báo trước. Từ ngôi mộ ấy đã bật lên sự sống. Ngôi mộ của chúng ta phải bị mở tung ra như ngôi mộ của Chúa. Đó mới chính là niềm tin của chúng ta, để chúng ta cũng bừng sống dậy như Chúa Kyto phục sinh .

18/ Vì sao sự sống trở nên vô nghĩa?: Nếu Đức Ki-tô không sống lại, thì mọi việc cũng y như cũ vì thế sự sống của loài người cũng chẳng có ý nghĩa gì, không khác gì các động vật khác. Riêng xác chết của con người chỉ làm cho môi trường thêm ô nhiễm, xác của động vật khác lại có thể trở thành món thực phẩm ngon, bổ dưỡng .

19/ Thánh Phao-lô đã nói gì về sự sống lại?: Nếu Chúa Ki-tô không sống lại ,thì người Ki-tô hữu chúng ta là những kẻ vô phúc nhất, ngu đần nhất. Bởi vì chúng ta đi tin vào một chuyện hão huyền. Nếu Chúa Ki-tô không sống lại, không hoàn tất ơn cứu độ thì tội lỗi chúng vẫn còn và không ai có thể cứu được chúng ta khỏi sự chết đời đời .

20/ Sự phục sinh của Chúa Ki-tô mang lại điều gì?: Khi Chúa chết, Chúa mang hết những khổ đau của chúng ta và ném qua bên kia bờ tuyệt vọng. Ngài làm cho cuộc sống trần gian không còn là ảo tưởng, là vô vọng, là vô ích nữa , Nhưng khi Ngài sống lại Ngài trở nên ánh sáng đưa ta đến cuộc sống vĩnh cửu.

21/ Thập giá là dấu hiệu của điều gì?: Thập giá là dấu hiệu của chiến thắng đưa chúng ta tới vinh quang, không còn là biểu tượng của sự nhục nhã, của đường cùng, của thất bại, Ngài sống lại như nguồn sáng chiếu soi dẫn lối , đưa chúng ta đến vinh quang.

22/ Kết quả chung cuộc của chương trình cứu độ: Đức Ki-tô là Đấng cứu độ duy nhất của nhân loại. Ngài đã là người chiến thắng trên đau khổ, tội lỗi và sự chết. Với sự phục sinh của Ngài mà cả nhân loại dù đã chết , cũng sẽ được sống lại. Chỉ có điều chúng ta có muốn đón nhận hay không mà thôi.

23/ Vì sao chúng ta dám đón nhận đau khổ?: Chính vì chúng ta tin rằng: Chúng ta sẽ được phục sinh cùng với Đức Ki-tô, nên chúng ta mới dám đón nhận những thứ đó một cách tích cực, chủ động và vui tươi. Nên việc chịu đau khổ vì Chúa và anh em không còn là điều phi lý nữa nhưng từ cái chết của Đức Ki-tô mà phát sinh sự sống.

24/ Hiệu quả từ việc tin vào Chúa Phục sinh: Nếu chúng ta tin vào sự phục sinh cùa Chúa Ki-tô, chúng ta sẽ không phải lo âu buồn phiền, không muốn sống kiểu ích kỷ hẹp hòi mà dám hy sinh, từ bỏ mọi sự vì Chúa, vì anh em và dám dấn thân vì hạnh phúc của mọi người.

25/ Ý nghĩa từ cây nến phục sinh: Cây nến phục sinh tượng trưng cho Đức Ki-tô . Đức Ki-tô phục sinh chiếu lên nguồn sáng mới có sức xua tan mọi bóng đêm. Ngài là nguồn sống mới đã chiến thắng sự chết.

26/ Khi nào thì chúng ta thuộc trọn về Chúa?: Khi cây nến muốn chiếu sáng nó phải tiêu hao chính mình. Đức Ki-tô phải tiêu hao trong đau đớn, khổ cực, tủi nhục và cả cái chết, sau đó mới đem lại ánh sáng sự sống cho chúng ta.

27/ Liệt kê những thứ bóng tối : Chúng ta là con cái sự sáng nhưng có nhiều phần trong ta lại không thuộc trọn về Chúa. Nhiều phần trong ta còn thuộc về bóng tối như là: bóng tối tội lỗi, bóng tối tham lam, ích kỷ, coi trọng tiền bạc, lợi nhuận để làm khổ anh em. Bóng tối của giận ghét, hận thù dai dẳng, bóng tối kiêu căng và không tha thứ.

28/ Hậu quả của bóng tối: Bóng tối khiến cho tâm hồn ta suy yếu, tối tăm, chết dần chết mòn, nó ngăn chặn dòng ơn thánh tuôn đổ xuống trên chúng ta.

29/ Muốn được ánh sáng phục sinh soi chiếu, ta cần làm gì? Ta cần quét sạch mọi thứ bóng tối, cũng như cây nến muốn chiếu soi thì phải tự tiêu hao năng lượng, ta cần phải phấn đấu với chính bản thân mình. Hy sinh thân mình, chết cho tội lỗi để chúng ta có được một đời sống mới.

30/ Chúng ta cần phấn đấu như thế nào? Chúng ta phải cố gắng đẩy lùi bóng tối, phải tìm cách thoát khỏi xích xiềng của ma quỷ để được sống trong ánh sáng phục sinh của Chúa và trở nên con cái sự sáng. ****

Giuse Luca Trương Đình Nghi / Kinh Thánh Emmaus 

 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 4381
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  10
 Hôm nay:  104
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11350408
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top