Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN Lễ CTT Hiện Xuống B (Ga 20,19-23) GIUSE LUCA

CHÚA NHẬT / SAU LỄ THĂNG THIÊN / B

ĐỀ TÀI: LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG

 

TUNG HÔ TIN MỪNG: 

Halêluia. Halêluia. Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến, cho tâm hồn tín hữu được nhuần thấm muôn ơn, và cháy lửa yêu mến Ngài. Halêluia.

PHÚC ÂM:  Ga 20, 19-23

“Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em, anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an:

19 Vào chiều ngày ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em! "20 Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa.21 Người lại nói với các ông: "Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em."22 Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: "Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần.23 Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ."

Đó là lời Chúa.

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/ Ý nghĩa lịch sử của ngày lễ Hiện Xuống

2/ Ý nghĩa phụng vụ của ngày lễ Hiện Xuống.

3/ Ý Nghĩa Tôn giáo của ngày lễ Hiện Xuống.

4/ Giáo hội trưởng thành vào lúc nào?

5/ Công việc của Chúa Thánh Thần là gì?

6/ Nhiệm vụ của Chúa Thánh Thần.

7/ Ai là linh hồn của Giáo Hội.

8/ Tâm tình cần có trong ngày lễ Hiện Xuống.

9/ Một quan niệm sai lầm về 7 nguồn ơn.

10/ Sức mạnh của Chúa Thánh Thần.

11/ Sứ mạng từ nơi Chúa Thánh Thần.

 

12/ Trở ngại từ những tâm hồn không có Chúa Thánh Thần.

13/ Chúa Thánh Thần muốn chúng ta làm điều gì?

14/ Chúa Thánh Thần làm điều gì cho chúng ta?

15/ Chúa Thánh Thần thanh tẩy Giáo Hội.

16/ Biến cố Hiện Xuống giúp ta thấu suốt điều gì?

17/ Chúa Thánh Thần mang lại trật tự như thế nào ?.

18/ Chúa Thánh Thần đổi mới chúng ta thế nào?

19/ Cách chúng ta đón nhận Chúa Thánh Thần.

20/ Sợi dây liên kết giữa Ba Ngôi Thiên Chúa.

21/ Nhời ai tình yêu Thiên Chúa được lan tỏa?

22/ Chúa Thánh Thần và hôn nhân gia đình.

23/ Sức biến đổi của ơn Chúa Thánh Thần.  ****

 

Bài 1: SỨC  MẠNH  CỦA 7 NGUỒN ƠN

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Lịch sử Cựu Ước của ngày lễ hiện xuống: Lễ hiện xuống chính là ngày lễ 50/ lễ ngũ tuần của Cựu Ước. Đó là cao điểm kết thúc mùa mừng lễ vượt qua, ngoài ra đó cũng là ngày lễ tạ ơn vì Chúa đã cho mùa màng tốt tươi. Cũng là ngày kỷ niệm Chúa công bố lề luật qua Moisen trên đỉnh núi Sinai.

2/ Ý nghĩa phụng vụ của ngày Lễ Hiện Xuống: Đối với Ki-tô giáo thì ngày Lễ hiện xuống cũng chính là cao điểm kết thúc mầu nhiệm mùa Phục sinh. Ngày này của mùa Phục sinh cũng giống như lễ Hiển linh kết thúc mùa giáng sinh.

3/ Ý nghĩa tôn giáo của ngày Lễ Hiện Xuống: Trong ngày lễ phục sinh. Đức Ki-tô như mặt trời vừa hừng đông ló dạng. Còn trong ngày Lễ Hiện Xuống thì mặt trời ấy đã đứng bóng, nóng ấm, chói lòa, đem lại muôn sức sống. Trong ngày lễ phục sinh, trong thửa vườn của Giáo hội, các tín hữu chỉ mới được lãnh nhận bí tích rửa tội, cũng giống như các loại cây đang đâm chồi nẩy lộc. Còn trong ngày Lễ hiện xuống, những cây ấy đã đơm bông kết trái, chín vàng trên cành cây.

4/ Giáo hội trưởng thành vào lúc nào? Đức Ki-tô là người làm vườn, Ngài đã ươm trồng những mầm non mới. Còn mặt trời làm cho trỗ sinh hoa trái chín vàng là Chúa Thánh Linh. Trong ngày Lễ phục sinh, chúng ta mới chỉ là những em bé nhỏ của Thiên Chúa. Chúng ta cần đến nguồn sữa mẹ là Chúa Thánh Thần. Chúng ta lớn lên trong nhà Giáo hội mẹ như các em nhỏ. Nhưng khi chúng ta trưởng thành, người mẹ hiền bảo với chúng ta là thời gian thơ ấu vô tư đã đi qua, đây là lúc chúng ta trưởng thành, trở thành những lữ khách thực thụ. Chúng ta sẽ phải đối diện với những đau khổ buồn phiền, trái ý. Với Lễ Hiện Xuống, chúng ta sẽ trở nên những con người trưởng thành.

5/ Công việc của Chúa Thánh thần là gì? Trước khi về trời, Chúa Yesus hứa sẽ không để chúng ta mồ côi, Chúa sẽ gởi đến cho chúng ta một đấng an ủi, để nhắc cho chúng ta nhớ lại những lời thầy mình đã dạy. Hôm nay, Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động trong lòng Giáo Hội cũng như trong tâm hồn mỗi người chúng ta. Ngài ngự trị trong tâm hồn chúng ta và biến thân xác chúng ta trở nên đền thờ cho Thiên Chúa ngự.

6/ Nhiệm vụ của Chúa Thánh Thần trong Giáo Hội và trong mỗi người chúng ta: Đối với Giáo hội, Chúa Thánh Thần luôn thánh hóa và hoạt động qua các bí tích. Qua lời các tông đồ khuyên nhủ chúng ta: Thân xác anh em là đền thờ Chúa Thánh Thần. Chúa Yesus đã về trời và trở nên vị trung gian bầu cử cho chúng ta trước tòa Đức Chúa Cha. Còn Giáo hội ở trần gian hằng được Chúa Thánh Thần giúp đỡ ,soi dẫn. Trong bí tích Thánh thể, Chúa Yesus luôn hiện diện, nhưng Chúa Yesu không thể tiếp nối những việc Ngài đã làm xưa tại sứ Palestin. Giờ đây Ngài chỉ còn là của lễ , là lương thực cho chúng ta ăn. Nhưng bí tích Thánh Thể lại là dụng cụ để Chúa Thánh Thần thánh hóa chúng ta.

7/ Chúa Thánh Thần là linh hồn của Giáo Hội: Và Giáo Hội là nhiệm thể của Đức Ki-tô. Có thân xác, nhưng nếu muốn sống thì cần phải có linh hồn. Linh hồn thật quan trọng vì nó là nguyên lý sống. Nếu linh hồn lìa đi thì thân xác phải chết. Cũng vậy, Chúa Thánh Thần là linh hồn của Giáo Hội, nhờ Ngài chúng ta có thể cầu nguyện và làm nhiều việc tốt lành.

8/ Tâm tình chúng ta cần có trong ngày lễ Chúa Thánh Thần: Chúng ta cần mặc lấy những tâm tình sau đây:

a/ Tâm tình vui mừng: Trong niềm hân hoan, toàn thể vũ trụ hãy nhảy mừng (kinh tiền tụng).

b/ Tin tưởng vào sự hiện diện và quyền năng của Chúa Thánh Thần trong giáo hội và trong tâm hồn ta.

c/ Chúng ta hãy cầu mong xin Ngài ngự đến qua lời nguyện cầu: Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đổ tràn đầy tâm hồn các tín hữu những hồng ân của Thiên Chúa….

9/ Một quan niệm về bảy nguồn ơn: Khi nói về Chúa Thánh Thần, người ta thường nghĩ đến bảy ơn của Người qua bí tích thêm sức. Chúng ta như người lãnh nhận cách thụ động vì thế những ơn Người ban chẳng có ảnh hưởng gì đến đời sống chúng ta. Đây quả là một quan niệm sai lầm tai hại.

10/ Sức mạnh của ơn Chúa Thánh Thần: Thật ra Chúa Thánh Thần là nguồn sức sống mãnh liệt, là sự trẻ trung của Giáo hội, là năng lực mới của thế giới. Ở bài đọc 1 Người như luồng giómạnh mẽ . Người như ngọn lửa cháy bừng bừng, luồng gió và ngọn lửa ấy như đã khơi dậy nguồn năng lực tiềm ẩn nơi các bác thuyền chài thất học. Biến họ thành những con người có thể thay đổi thế giới, nhận lãnh Chúa Thánh Thần là nhận lãnh sứ mạng hành động.

11/ Sứ mạng đầu tiên là: Ra đi. Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con. Chúa Thánh Thần là sức mạnh hành động. Kẻ nhận lãnh Thánh Thần thì không thể bị giam hãm trong căn phòng đóng kín cửa. Chúa Thánh Thần không ưa thích những tâm hồn khép kín, ủ rũ, tàn tạ . Ngài đến đâu thì các cánh cửa mở tung ra đến đấy, mở cửa để đón lấy ngọn gió tươi mát.

12/ Trở ngại cho những tâm hồn không có Chúa Thánh Thần: Mở cửa ra để đón nhận mọi người đến với mình và nhất là mở ra để mình đến với mọi người. Cuộc sống mà khép kín, không chịu giao tiếp , sẽ trở nên nghèo nàn và mau tàn lụi. Một tâm hồn chỉ muốn quy hướng về bản thân thì không khác gì một vũng nước ao tù , ô nhiễm .

13/ Chúa Thánh Thần muốn ta làm điều gì? Chúa muốn ta ra đi để trở nên phong phú mạnh mẽ, ra đi nhưng không phải là lang thang vô định. Nhưng là đi đến những địa chỉ mà Chúa Thánh Thần muốn gởi đến / nơi mà Chúa muốn chúng ta đến là để : Loan báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù được sáng mắt, trả tự do cho người bị áp bức. Công bố một năm hồng ân của Thiên Chúa (Lc 4,18-19). ****

 

Bài 2: LÀM THẾ NÀO ĐỂ TA TRỞ NÊN CON THIÊN CHÚA?

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

14/ Chúa Thánh Thần muốn làm gì cho ta? Chúa Thánh Thần sẽ mở toang cánh cửa ích kỷ, Người sẽ phá tan cánh cửa hẹp hòi, Người sẽ củng cố những tâm hồn nhút nhát, Người sẽ quét sạch mọi lớp bụi bặm, Người sẽ đổ tràn nguồn nhựa sống, giúp ta hăng hái lên đường.

15/ Nhiệm vụ nào Chúa trao cho các môn đệ?: Nhiệm vụ đầu tiên Chúa Yesus trao cho các môn đệ khi ban Thánh Thần đó là ơn tha thứ. Chúa Yesus nói : Anh em tha tội cho ai thì người ấy được tha. Tha thứ và hòa giải luôn là một vấn đề lớn lao và cần thiết cho thế giới. Thế giới luôn có những cuộc chiến tranh, xung khắc, chia rẽ xảy ra hầu như hằng giờ, hằng ngày. Con người luôn bất toàn nên khi sống với nhau sẽ xảy ra nhiều thứ bất đồng, bất bình ,bất hòa /.

16/ Hậu quả của những bất đồng nếu không được giải quyết bằng sự tha thứ: Nếu cứ mỗi lần có xung khắc, ta phải loại trừ đi một người bạn thì có lẽ cuối cùng rồi ta chẳng còn người bạn nào. Nhưng không ai có thể sống một mình, mỗi người đều cần đến người khác. Con người là một động vật xã hội. Vì thế sống chung với nhau là một nhu cầu, cho nên việc tha thứ và hòa giải xem ra vô cùng cần thiết.

17/ Động tác của tha thứ là gì? Hòa giải hệ tại ở hai động tác: Xin lỗi và tha lỗi, hai việc này đều khó làm. Vì con người ai cũng đầy tự ái. Dù biết mình lỡ lầm, nhưng ít ai có đủ cam đảm nhận lỗi và xin lỗi. Xin lỗi đã khó, tha lỗi còn khó hơn. Chính vì thế, việc hòa giải rất cần có nhiều ơn Chúa Thánh Thần.

18/ Nhìn vào tấm gương sáng của Đức Jean Paul II: Ngài là tấm gương sáng về sự ra đi. Cuộc đời của Ngài là sự ra đi không biết mệt mỏi. Dù tuổi cao, sức yếu nhưng Ngài vẫn lên đường, vẫn ra đi đến với các dân tộc, mọi đất nước. Ngài tiếp xúc với tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo, chính kiến, màu gia, chủng tộc, ngôn ngữ. Ngài đi đến với những kẻ chống đối, bất hòa, thù nghịch với Ngài. Để chuẩn bị đón mừng năm Thánh: Ngài đã làm một cử chỉ ngoạn mục chưa từng có trong lịch sử giáo hội, đó là công khai nhìn nhận những lỗi lầm của Giáo hội, và sau đó xin mọi người tha thứ.

19/ Chúa Thánh Thần thanh tẩy Giáo hội: Đây chính là một hoạt động của Chúa Thánh Thần nhằm thanh tẩy Giáo hội. Đức Thánh Cha đã được ơn Chúa Thánh Thần nên đã ra đi làm hòa với mọi người. Chính cử chỉ khiêm nhường ấy đã giúp đổi mới Giáo hội, đem đến cho Giáo hội một khuôn mặt mới, trẻ trung hơn, dồi dào sức sống hơn, phong cách hiện diện dễ thương, dễ mến hơn.

20/ Ra đi là gì, hành hương là gì? Chúng ta hãy noi gương Đức Thánh Cha, hãy biết  ra đi. Hành hương là viếng nhà thờ ,chỉ để lãnh ơn toàn xá. Nhưng ra đi là đến với những người bé nhỏ, nghèo hèn, khốn khó, bệnh tật, người bị bỏ rơi, người kém may mắn ở đời, những người bị ghét bỏ, những người chống đối ta và cả những người làm hại ta nữa. Nhất là hãy đi gieo rắc sự tha thứ.

21/ Làm thế nào để ta trở thành con Thiên Chúa ? Tha thứ cho anh em, để anh em cũng tha thứ cho ta. Làm được như thế ta sẽ xứng đáng trở thành con Thiên Chúa. Đức Thánh Cha muốn đổi mới Giáo Hội nhưng việc đổi mới phải được bắt đầu ở mỗi tâm hồn. Mỗi người hãy mở rộng tâm hồn đón nhận Chúa Thánh Thần và phải hăng hái cộng tác với chương trình của Người.

22/ Chúa Thánh Thần đem đến cho ta điều gì ? Ơn huệ đầu tiên mà Chúa đem lại cho chúng ta đó là ơn Đức Tin. Chính Đức Tin tạo nên cho chúng ta một cái nhìn mới, khi ta có được ơn Chúa Thánh Thần, ta không còn cúi mặt nhìn xuống đất mà luôn ngước mắt nhìn lên trời. Chúng ta có thể nhìn từ thực tại trần gian để có thể hiểu ra những giá trị siêu nhiên. Chúa Thánh Thần sẽ mở ra cho chúng ta một chân trời mới và hướng dẫn chúng ta bước vào cõi sống đời đời .

23/ Một câu hỏi cần để chúng ta suy tư : Con người là ai ? Tại sao con người sống trên mặt đất nầy ? Rồi con người sẽ đi về đâu ? Mục đích sống của con người là gì ? Ý nghĩa cuộc sống của con người là gì ? Có rất nhiều câu trả lời : Con họa mi thì cho rằng đó là tiếng hót véo von. Con chuột chù thì cho rằng : Đây là một cuộc chiến đấu không ngừng với bóng tối. Nhưng com bướm lạ cho rằng đời là sự hưởng thụ những vui thú. Chú ong lại cho rằng : Đời là một cuộc lao động không mệt mỏi. Con đại bàng thì lại cho rằng : Đời là sự tự do, được tung cánh bay đi khắp nơi, nhưng cây tùng bách thì lắc đầu bảo : Đời là một cố gắng để vươn lên thật cao. Nhưng cô hồng nhung thì lại quả quyết : Đời là những tháng ngày trau chuốt cho vẻ đẹp thêm duyên dáng. Nhưng anh chàng mây lang thang thì lại thở dài : Đời chỉ là những cuộc chia ly trong khổ đau, cay đắng và nước mắt. Còn bà sóng thần thì ồm ồm bảo : Đời là cuộc đổi thay không ngừng. Còn chúng ta trả lời sao ? Có phải nếu không có ơn Chúa Thánh Thần thì cuộc đời chỉ là những bế tắc không thể nào giải quyết ?. Chúng ta hãy nhìn vào thế giới hiện tại thì sẽ biết.

24/ Đâu là ý nghĩa cuộc sống ? Qua biến cố hiện xuống, các môn đệ đều nhìn rõ vấn đề, các ông đã thấu suốt những chân lý mà Chúa Yesus đã truyền dạy. Với ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta cũng sẽ nếm thử được niềm an bình và nỗi mừng vui. Bởi vì chúng ta xác tín rằng quê hương của chúng ta không có ở trên mặt đất nầy, nhưng ở chốn trời cao. Cuộc sống phù du này sẽ sớm kết thúc để rồi sau đó mở ra một chân trời hạnh phúc vĩnh cửu. Nhờ Đức tin chúng ta vừa mới lãnh nhận, chúng ta sẽ có cái nhìn mới và biết đánh giá đúng mức những gì đang có ở trần gian để rồi chúng ta biết sử dụng chúng để xây dựng cuộc sống mai sau.

25/ Chúa Thánh Thần giúp ta điều gì ? Thánh Cyrillo đã làm một cuộc so sánh : Chúa Thánh Thần tác động vào chúng ta như ánh sáng mặt trời tác động vào đôi mắt. Nếu đi từ bóng tối ra ánh sáng chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều vật trước kia ta không thấy. Cũng vậy, với ơn Chúa Thánh Thần chúng ta sẽ nhìn xem tất cả bằng cặp mắt siêu nhiên, chúng ta sẽ khám phá ra những giá trị siêu nhiên từ cuộc sống tạm bợ này, để rồi chúng ta sẽ không dừng lại, sẽ không đầu tư cho những thú vui chóng qua nhưng chỉ tìm cách đầu tư cho những gì mang lại hạnh phúc vĩnh cửu.****

 

Bài 3: SỨC MẠNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

26/ Chúa Thánh Thần mang lại trật tự: Ngày xưa Chúa Thánh Thần bay lượn trên nước, Ngài đã biến cái đám hỗn mang thành một vũ trụ có trật tự. Thì hôm nay Ngài cũng bay lượn, cũng hiện diện trong tâm hồn mọi người, để biến những tâm hồn tội lỗi, vô trật tự, thành những Ki-tô hữu đích thực. Chúa Thánh Thần sẽ cởi bỏ con người cũ và biến chúng ta thành những tạo vật mới, con người mới.

27/ Chúa Thánh Thần đổi mới chúng ta như thế nào? Chắc chắn bề ngoài của chúng ta cũng y như trước, vẫn giống với mọi người là có đầu, mắt, mũi, tay… Thế nhưng cách chúng ta nhìn ngắm, suy nghĩ, cách chúng ta yêu mến thì lại hoàn toàn thay đổi. Đúng như lời tiên tri Ezekiel đã diễn tả: Ta sẽ rảy nước tinh tuyền trên các ngươi và các ngươi sẽ được trong sạch. Ta sẽ cất khỏi các ngươi trái tim bằng đá, nhưng sẽ ban cho các ngươi trái tim bằng thịt. Ta sẽ ban cho các ngươi một trái tim mới và một thần khí mới.

28/ Hãy nhìn thế giới qua lăng kính Chúa Thánh Thần: Khi có Chúa Thánh Thần ngự trong tâm hồn mình, chúng ta sẽ nhìn thế giới, nhìn anh em, nhìn những biến cố lịch sử với một ánh mắt khác. Chúng ta cũng sẽ nhìn những đau khổ, thử thách, đắng cay một cách khác và qua đó chúng ta tìm thấy được giá trị siêu nhiên của chúng.

29/ Cách chúng ta đón nhận Chúa Thánh Thần: Hãy mở lòng ra đón nhận Chúa Thánh Thần, hãy bước đi dưới ánh sáng của Ngài, hãy sống theo những gì Ngài dạy bảo. Đừng dập tắt ơn của Ngài, nhờ đó Ngài sẽ củng cố đức Tin và lòng mến cho chúng ta, giúp chúng ta biết đánh giá đúng những thứ thuộc trần thế.

30/ Chúa Thánh Thần là Đấng nào? Muốn trả lời câu hỏi này. Chúng ta cần đi sâu vào bản tính của Thiên Chúa. Nhưng chỉ có đức Tin mới trả lời được cho chúng ta mà thôi. Thánh Toma nói: Hiện tại chúng ta không thể nào hiểu thấu vì mầu nhiệm này vượt quá sự hạn hẹp của trí khôn con người.

31/ Nhờ ai chúng ta biết được mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi: Trong Cựu Ước, chúng ta chỉ nhận được vài hình ảnh mù mờ về mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi. Chúng ta phải chờ đến lúc Chúa Ki-tô đến. Ngài là người con duy nhất của Thiên Chúa đã đến để mạc khải thì chúng ta mới biết được đặc tính cốt yếu của Thiên Chúa đó là tình yêu! Còn về Chúa Thánh Thần như chúng ta đã tuyên xưng trong Kinh Tin Kính: Ngài là Thiên Chúa Ngôi ba, Đấng ban sự sống… Ngài đã dùng các lời Tiên tri mà phán dạy.

32/ Sợi dây liên kết giữa Ba Ngôi Thiên Chúa: Qua người Con, Thiên Chúa đã tỏ lộ tình yêu của Ngài cho chúng ta như lời Thánh Yoan đã xác quyết: Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Người Con Một của Ngài, để những ai tin vào người Con thì sẽ có được sự sống vĩnh cửu. Từ thuở đời đời, Chúa Cha đã sinh ra người Con và sự liện hệ yêu thương thắm thiết giữa 2 cha con chính là Chúa Thánh Thần.

33/ Nhờ ai chúng ta biết được tình yêu của Thiên Chúa? Chúa Thánh Thần chính là sợi dây yêu thương kết nối giữa Chúa Cha và Chúa con. Tình yêu này chi phối đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa. Sau đó lan tỏa cho tất cả chúng ta, như thế nhờ Chúa Thánh Thần chúng ta mới hiểu được bản chất tình yêu của Thiên Chúa. Đồng thời Chúa Thánh Thần cũng là Đấng trực tiếp cộng tác vào chương trình cứu độ. Một công trình của tình yêu thương mà Thiên chúa hoạch định từ muôn kiếp trước.

34/ Nhờ ai mà tình yêu Thiên Chúa được lan tỏa? Đức Ki-tô đã vâng lời Chúa Cha cùng với sự cộng tác của Chúa Thánh Thần. Chúa Yesus đã chết đi để đem lại sự sống cho trần gian. Kể từ khi chúng ta được diễm phúc làm con Thiên Chúa, chúng ta đã được Ngài yêu thương. Như lời Thánh Phaolo đã quả quyết: Nhờ Chúa Thánh Thần mà tình yêu Thiên Chúa được lan tỏa khắp nơi trong tâm hồn chúng ta. Để rồi từ đó tất cả tình yêu trong sáng của chúng ta như những tia sáng phản chiếu sự trung thực của tình yêu Thiên Chúa. Bởi vì Thiên Chúa chính là nguồn tình yêu.

35/ Chúa Thánh Thần và hôn nhân gia đình: Chúa Thánh Thần luôn ngự giữa những cặp vợ chồng để họ biết trung thành và hy sinh cho nhau. Ngài cũng ở giữa những đứa con để chúng biết thưa ba, thưa má, với tất cả tấm lòng chân thành của mình. Chúa cũng ở giữa những đôi bạn để họ biết tâm đầu ý hợp với nhau.

36/ Sức mạnh của Chúa Thánh Thần: Hôm nay Giáo hội mừng kính Chúa Thánh Thần cũng là mừng kính tình yêu Thiên Chúa. Được ký hiệu bằng những lưỡi lửa trên đầu các tông đồ. Giáo hội luôn muốn chúng ta thành khẩn kêu xin Chúa: Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đến, xin hãy đốt lửa tình yêu trong tâm hồn các tín hữu Chúa. Ngài không muốn mình trở thành một vị Thiên Chúa vô danh và hay bị quên lãng. Ngài luôn ở giữa những hoạt động của chúng ta , chumg1 ta hãy chạy đến cùng Người /

37/ Một điều ước: Ước gì mỗi người chúng ta hãy cộng tác với Ngài bằng việc thắp lên ngọn lửa yêu thương, bởi vì chỉ có tình yêu được Thiên Chúa thánh hóa, mới làm tiêu tan những thứ ích kỷ, hận thù, thất vọng và tăm tối. Xin cho chúng con luôn ở trong tình yêu nồng nàn của Chúa. ****

 

TÓM Ý

1/ Ý nghĩa lịch sử của ngày Lễ Hiện Xuống: Là Lễ 50, là ngày Lễ Ngũ Tuần, là cao điểm kết thúc cho mùa mừng Lễ Vượt Qua. Đó cũng là ngày lễ tạ ơn cho mùa màng tươi tốt. Cũng là ngày Thiên Chúa công bố lề luật cho ông Moisen.

2/ Ý nghĩa phụng vụ của ngày Lễ Hiện Xuống: Đối với Ki-tô giáo, Lễ Hiện Xuống chính là cao điểm kết thúc cho mầu nhiệm mùa phục sinh.

3/ Ý nghĩa tôn giáo cho ngày Lễ Hiện Xuống: Trong ngày phục sinh, Đức Ki-tô như mặt trời vừa lúc hừng đông ló dạng. Trong ngày Lễ Hiện Xuống thì mặt trời ấy đã đứng bóng, nóng ấm, chói lòa, đem lại nhiều sức sống. Trong ngày phục sinh, các Ki-tô hữu như một thửa vườn mới đâm chồi nẩy lộc / vì mới chịu phép rửa tội, thì các loại cây mới đâm chồi nẩy lộc. Còn trong Lễ Hiện xuống, những cây ấy đã đơm bông kết trái chín vàng trên cành cây.

4/ Giáo hội trưởng thành vào lúc nào? Đức Ki-tô như người làm vườn, Ngài vừa ươm trồng những mầm non mới, còn Chúa Thánh Linh là mặt trời làm cho trái chín vàng / Trong ngày lễ Phục sinh, chúng ta chỉ mới là những em bé , nhưng khi Chúa Thánh Thần đến, giống như  thời thơ ấu đã đi qua, thì chúng ta đã trở thành những lữ khách thực thụ. Lễ Hiện Xuống giúp chúng ta trở nên những người con đã trưởng thành.

5/ Công việc của Chúa Thánh Thần là gì? Trước khi Chúa Yesus về trời, Ngài hứa sẽ không để chúng ta mồ côi. Ngài sẽ sai một đấng an ủi đến với chúng ta. Hôm nay Chúa Thánh Thần đến với Giáo hội, đến với mỗi người chúng ta, Ngài biến chúng ta thành Đền thờ cho Thiên Chúa ngự.

6/ Nhiệm vụ của Chúa Thánh Thần: Chúa Thánh Thần là đấng thánh hóa, Ngài hoạt động qua các bí tích, qua kinh thánh, qua lời giáo huấn của các tông đồ. Giờ đây Chúa Yesus chỉ còn là của ăn nuôi sống chúng ta. Nhưng Chúa Thánh Thần thánh hóa chúng ta qua các bí tích.

7/ Chúa Thánh Thần là linh hồn của Giáo hội: Giáo hội là nhiệm thể của Đức Ki-tô,chúng ta có thân xác , Nhưng nếu muốn sống thì phải có linh hồn. Nếu linh hồn lìa khỏi thì thân xác phải chết. Vì thế Chúa Thánh Linh là Linh hồn của Giáo hội.

8/ Tâm tình cần có trong ngày Lễ Chúa Hiện Xuống: Chúng ta cần mặc lấy 3 tâm tình sau đây:

a/ Tâm tình hân hoan vui mừng vì toàn thể vũ trụ đều nhảy mừng.

b/ Tin tưởng vào sự hiện diện quyền năng của Chúa Thánh Thần.

c/ Chúng ta cầu mong xin Ngài hãy đến.

9/ Một quan niệm sai lầm về bảy nguồn ơn: Khi nói về Chúa Thánh Thần, người ta thường nghĩ đến bảy ơn qua bí tích thêm sức. Vì chúng ta lãnh nhận cách thụ động và coi những ơn người ban chẳng có ảnh hưởng gì đến đời sống chúng ta. Đây là một quan niệm tai hại, sai lầm.

10/ Sức mạnh của ơn Chúa Thánh Thần: Chúa Thánh Thần là nguồn sức sống mãnh liệt, là sự trẻ trung của Giáo Hội, là nguồn năng lực mới của thế giới. Nguồn năng lực của Chúa Thánh Thần có thể biến các ông thuyền chài trở thành những con người có thể thay đổi cả thế giới. Nhận lãnh Chúa Thánh Thần là nhận lãnh sứ mạng hành động.

11/ Lãnh sứ mạng từ nơi Chúa Thánh Thần: Sứ mạng đầu tiên là sứ mạng ra đi. Như Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai các con. Khi đã nhận lãnh Thánh Thần thì không thể bị giam hãm trong căn phòng đóng kín cửa. Ngài không ưa những tâm hồn kép kín, Ngài đến thì các cánh cửa phải mở tung ra.

12/ Trở ngại cho những tâm hồn không có Chúa Thánh Thần: Mở cũng là đón nhận, mọi người đến với mình và nhất là để mình đến với mọi người. Cuộc sống không giao tiếp, khép kín, sẽ trở nên nghèo nàn và mau chóng tàn lụi. Một tâm hồn luôn khép kín thì chẳng khác gì một vũng nước ao tù , ô nhiễm.***

13/ Chúa Thánh Thần muốn ta làm điều gì? Chúa muốn ta ra đi, đến những nơi là Chúa Thánh Thần muốn gởi đến, là nơi mà Chúa muốn ta: Loan báo tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, công bố cho kẻ giam cầm biết họ được tha, cho người mù được sáng mắt, trả tự do cho người bị áp bức, công bố 1 năm Hồng Ân (Lc 4,18-19).

14/ Chúa Thánh Thần muốn làm gì cho ta? Chúa Thánh Thần mở toang cánh cửa ích kỷ, phá tan cánh cửa hẹp hòi, quét sạch mọi lớp bụi bặm. Đổ vào linh hồn ta tràn đầy nhựa sống, giúp ta mau hăng hái lên đường.

15/ Chúa Thánh Thần thanh tẩy Giáo hội: Đây chính là hoạt động của Chúa Thánh Thần nhằm thanh tẩy Giáo hội. Chính Đức Thánh Cha đã đi làm hòa với mọi người, mang lại cho Giáo hội một phong cách dễ thương, dễ mến hơn.

16/ Biến cố Hiện Xuống giúp chúng ta thấu suốt được điều gì? Nếu ta đi từ bóng tối ra ánh sáng, chúng ta sẽ nhìn thấy nhiều vật trước kia ta không thấy. Cũng vậy, với ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ nhìn xem tất cả bằng cặp mắt siêu nhiên. Chúng ta sẽ khám phá ra những giá trị siêu nhiên từ cuộc sống tạm bợ này. Để chúng ta không dừng lại, không mất thời giờ để đầu tư cho những thứ chóng qua, nhưng là đầu tư vào những thứ mang lại hạnh phúc vĩnh cửu.

17/ Chúa Thánh Thần mang lại trật tự: Ngày xưa, lúc Chúa Thánh Thần bay lượn trên mặt nước. Ngài đã biến cái đám hỗn mang thành một vũ trụ có trật tự. Thì hôm nay, Ngài cũng  bay lượn trên Giáo Hội, cũng tìm cách hiện diện trong tâm hồn mọi người để biến những con người tội lỗi trở thành những Ki-tô hữu đích thực. Chúa Thánh Thần sẽ cởi bỏ con người cũ và biến chúng ta thành những tạo vật mới.

18/ Chúa Thánh Thần đổi  mới chúng ta như thế nào? Chắc chắn khi nhìn bề ngoài thì chúng ta cũng vẫn y như trước, vẫn giống mọi người với đầu, mắt, tay chân. Thế nhưng với cách chúng ta nhìn ngắm, suy nghĩ, hành động cũng như cách chúng ta tỏ lòng yêu mến thì lại hoàn toàn thay đổi. Đúng như lời tiên tri Ezekiel nói: Ta sẽ rảy nước tinh tuyền trên các ngươi và các ngươi sẽ được sạch …

19/ Cách chúng ta đón nhận Chúa Thánh Thần: Hãy mở lòng ra đón nhận Chúa Thánh Thần, hãy bước đi dưới ánh sáng của Ngài, hãy sống những điều Ngài dạy. Đừng dập tắt ơn Ngài, nhờ đó Ngài sẽ củng cố Đức Tin và lòng yêu mến cho ta, giúp chúng ta đánh giá đúng những thứ thuộc trần thế.

20/ Sợi dây liên kết giữa Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Thánh Thần chính là sợi dây liên kết giữa Chúa Cha và Chúa Con. Tình yêu này chi phối tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa. Sau đó lan tỏa ra cho tất cả chúng ta, nhờ Ngài chúng ta mới hiểu được tình yêu của Thiên Chúa. Đồng thời chính Ngài trực tiếp cộng tác vào chương trình cứu độ.

21/ Nhờ ai tình yêu Thiên Chúa được lan tỏa? Như lời Thánh Phao-lo quả quyết: Nhờ Chúa Thánh Thần mà tình yêu Thiên Chúa lan tỏa khắp nơi trong mọi tâm hồn chúng ta. Để rồi tình yêu ấy như tia sáng phản chiếu trung thực của tình yêu Thiên Chúa. Bởi vì Thiên Chúa là tình yêu.

22/ Chúa Thánh Thần và hôn nhân gia đình: Chúa Thánh Thần luôn ngự giữa những cặp vợ chồng để họ biết trung thành và sống hy sinh cho nhau. Ngài ở giữa những đứa con để chúng biết lễ phép, tôn kính và hiếu thảo với cha mẹ. Chúa cũng ở giữa những đôi bạn trẻ để giúp họ biết sống tâm đầu ý hợp với nhau.

23/ Sức mạnh của Chúa Thánh Thần: Hôm nay Giáo hội mừng kính Chúa Thánh Thần cũng là dịp để chúng ta mừng kính tình yêu Thiên Chúa được ký hiệu bằng những lưỡi lửa trên đầu các tông đồ. Giáo hội luôn muốn chúng ta thành khẩn kêu xin Chúa: Lạy Chúa! Xin hãy đến để canh tân Giáo hội và đổi mới tâm hồn chúng con, xin thắp lên ngọn lửa yêu thương trong tâm  hồn chúng con. Và nhờ ngọn lửa này làm tiêu tan mọi thứ ích kỷ, hận thù, dối trá, gian ác trong tâm hồn chúng con và xin cho chúng con luôn ở trong tình yêu thương của Chúa . Amen.**

Giuse Luca Trương Đình Nghi / Kinh Thánh Emmaus

 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 2717
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  10
 Hôm nay:  2569
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11352873
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top