Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN VI PHỤC SINH B / GIUSE LUCA

CHÚA NHẬT   VI   PHỤC SINH  - B 

ĐỀ TÀI:    MỘT TÌNH YÊU CAO CẢ

 

Lời Chúa      

TUNG HÔ TIN MỪNG:  Ga 14, 23

Halêluia. Halêluia. Chúa nói: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến với người ấy.” Halêluia.

PHÚC ÂM:  Ga 15, 9-17

“Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của Người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an:

9 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy ở lại trong tình thương của Thầy. 10 Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người. 11 Các điều ấy, Thầy đã nói với anh em để anh em được hưởng niềm vui của Thầy, và niềm vui của anh em được nên trọn vẹn.

12 Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em. 13 Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình. 14 Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy. 15 Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết.

16 Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em, và cắt cử anh em để anh em ra đi, sinh được hoa trái, và hoa trái của anh em tồn tại, hầu tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh em. 17 Điều Thầy truyền dạy anh em là hãy yêu thương nhau. /  Đó là lời Chúa.

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

---//---

1/ Tại sao chúng ta phải yêu thương nhau  ?

2/ Tiêu chuẩn hướng dẫn cách chúng ta sống.

3/ Chúa Yesus đã yêu thương chúng ta như thế nào ?

4/ Chúa Yesus đã diễn tả thế nào về cách Ngài yêu thương chúng ta ?

5/ Chúng ta hãy nhìn vào một số gương sáng.

6/ Lề Luật của Chúa được tóm gọn trong 2 điều nào ?

7/ Định nghĩa chữ yêu là gì ?

8/ Khuôn mẫu của tình yêu.

9/ Cội nguồn của tình yêu.                                       

10/ Phân biệt tình yêu phổ quát và tình yêu vị kỷ ?

11/ Tình yêu lan tỏa là gì?

12/ Tình yêu hy sinh là gì?

13/ Tình yêu mãnh liệt là gì?

14/ Tình yêu tha thứ là gì?

15/ Chúa Yesus muốn chúng ta làm gì ?

16/ Một lời mời gọi tha thiết.

 

17/ Sự hiệp thông là gì?

18/ Thước đo của tình yêu.

19/ Chết cho, hay sống cho người khác ?

20/ Lợi dụng những cái chết nho nhỏ.

21/ Tội lỗi bắt nguồn từ đâu?

22/ Làm sao để thoát ra khỏi nổi bực tức ?

23/ Bài học từ cái chết của Cha Kolbe.

24/ Trước khi chia tay các Môn Đệ, Chúa Yesus đã căn dặn điều gì ?

25/ Mối bận tâm lớn nhất của Chúa Yesus.

26/ Tấm thẻ căn cước cho các Môn Đệ của Chúa.

27/ Cách Chúa Yesus yêu thương chúng ta?

28/ Tình yêu của Chúa Yesus.

29/ Chúng ta cần đáp trả tình yêu ấy như thế nào  ?

30/ Yêu như Chúa yêu là gì?

31/ Yêu người như Chúa yêu là gì  ?

32/ Cách thực hành luật yêu thương.

33/ Chúng ta có thể tìm thấy tình thương cứu độ ở đâu  ?****

 

Bài 1: CỘI NGUỒN CỦA TÌNH YÊU

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Tại sao chúng ta phải yêu thương nhau?: Cùng sống với nhau trong một cuộc đời, chúng ta phải yêu thương nhau. Bởi vì nếu không yêu thương nhau thì xã hội sẽ bất ổn, bản thân chúng ta cứ phải lo sợ trước những mối hận thù chồng chất. Thế nhưng phải yêu thương nhau như thế nào mới đúng?.

2/ Tiêu chuẩn hướng dẫn cách chúng ta sống: Qua đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Yesus đã đưa ra một gương mẫu để chúng ta noi theo và bắt chước. Chúa nói: Các con hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương các con. Thế nhưng Chúa đã yêu thương như thế nào để chúng ta nhìn vào và đặt làm tiêu chuẩn hướng dẫn cho mọi hành động, làm khuôn vàng thước ngọc để chúng ta sống theo.

3/ Chúa Yesus đã yêu chúng ta như thế nào? Không cần nói ra, chúng ta cũng đã rõ: Vì yêu chúng ta, Chúa đã xuống thế làm người, sinh ra nơi máng cỏ Bêlem, lớn lên trong xưởng thợ Nazaret. Vì yêu ,Chúa đã sống một cuộc sống vất vả nghèo túng, khi ở nhà thì phải lao động cực nhọc, khi đi giảng đạo thì sống vất vưởng rày đây mai đó. Không có lấy một chỗ để tựa đầu, để nghỉ ngơi, khi chết thì chết cách ê chề nhục nhã.

4/ Chúa Yesus đã diễn tả thế nào về cách Ngài yêu thương ta: Chúa Yesus nói: “Không ai yêu hơn người dám hiến mạng sống mình vì bạn hữu”. Liệu chúng ta có dám biểu lộ tình yêu thương của chúng ta bằng hành động cụ thể như vậy không? Liệu chúng ta có dám chấp nhận hy sinh và dám chết cho người mình thương mến hay không?

5/ Chúng ta có thể nhìn vào một số gương sáng: Thánh Maximiliano Kolbe đã chết thay cho một người bạn tù ở trại tập trung của Đức Quốc xã trong thế chiến thứ hai. Chắc chúng ta cũng còn nhớ một Đa miêng, vị tông đồ của người hủi đã đến đảo MoloKai, đã sống giữa họ và chết giữa họ để nâng đỡ và xoa dịu những đớn đau mà họ phải chịu do chứng bệnh phong hủi gây ra. Và còn có biết bao tu sĩ nam nữ khác đã âm thầm hy sinh cuộc sống của mình để chăm sóc cho những người già cả, neo đơn, đau yếu, bất hạnh.

6/ Lề luật của Chúa được tóm gọn trong 2 điều nào?: Đó là mến Chúa- yêu người, chúng ta hãy cố gắng thực thi 2 điều này với niềm xác tín rằng: Qua những cử chỉ yêu thương nho nhỏ như là: ánh mắt dịu hiền, nụ cười cảm thông, một lời nói an ủi, một việc làm giúp đỡ… Chúng ta sẽ trở nên người môn đệ đích thực của Chúa, đúng như lời Chúa Yesus quả quyết : “Người ta cứ nhìn dấu này mà nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là các con hãy yêu thương nhau”.

7/ Định nghĩa chữ yêu: Yêu là từ ngữ được sử dụng nhiều và cũng dễ gây hiểu lầm vì người ta hiểu chữ này theo nhiều cách khác nhau, có người hiểu yêu là mối quan hệ thân xác, có người hiểu yêu là quản lý chặt chẽ như nuôi chim trong lồng, có người hiểu như là một cảm tính , thích thì yêu ,không thích thì thôi . Để tránh có sự hiểu sai, Chúa Yesus đã đưa ra một khuôn mẫu của tình yêu, đó là yêu như Chúa đã yêu.

8/ Khuôn mẫu của tình yêu: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” Không còn có chỗ nào có thể nhầm lẫn nếu muốn làm môn đệ Chúa, không phải là có thể yêu lung tung, nhưng là phải yêu như Chúa đã yêu.

9/ Cội nguồn của tình yêu: Tình yêu của Chúa Yesus không phải tự mình Ngài nghĩ ra, nhưng tình yêu ấy phát xuất từ Chúa Cha: Như Cha đã yêu mến Thầy, thì Thầy cũng yêu mến anh em như thế. Tất cả đều bắt nguồn từ một tình yêu mà Chúa Cha là nguồn cội. Từ nguồn cội đó, tình yêu tràn ra và lan tỏa đến mọi người, vậy thì mọi tình yêu muốn chân thực đều phải quy chiếu về Chúa Cha.

10/ Tình yêu phổ quát và tình yêu vị kỷ: tình yêu vị kỷ là tình cảm bình thường của con người: yêu những người mình yêu, thù ghét những kẻ ghét mình, chỉ yêu những kẻ dễ yêu, ghét những người dễ ghét. Chỉ ban phát tình yêu cho một số người thân quen. Tình yêu của Chúa là tình yêu phổ quát, tình yêu ấy lan rộng tới tất cả mọi người không phân biệt tốt xấu, tình yêu ấy không loại trừ người lành hay kẻ dữ.

11/ Tình yêu lan tỏa trên mọi tạo vật: Người cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ dữ, người lành và cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ gian ác (Mt 5,45). Tình yêu ấy lan tỏa tới mọi tạo vật , cỏ cây: hãy xem chim trời, hãy xem hoa huệ ngoài đồng... (Lc 12,24-27).

12/ Tình yêu hy sinh: Vì yêu thương nên Chúa Cha dựng nên con người, vì yêu thương nên Thiên Chúa đã nhận con người làm con và cho hưởng hạnh phúc với Người. Nhưng loài người đã vô tình tệ bạc, thay vì phải yêu mến Ngài thì loài người lại muốn chống lại Thiên Chúa! Vì thế nên loài người bị phạt, nhưng Chúa Cha vẫn yêu thương nên đã lên kế hoạch cứu độ.

13/ Tình yêu mãnh liệt: Chính ở điểm này mà chúng ta có thể nhận ra tình yêu vô cùng tha thiết của Chúa Cha. Không phải Ngài không biết giận ghét loài người, không biết tự ái khi bị con người xúc phạm mà còn bày tỏ một tình yêu mãnh liệt ít có ai dám ngờ tới -> Đó là: Việc Ngài hy sinh Người Con Một để cứu chuộc loài người. Bởi vì yêu nên Thiên Chúa đã hy sinh tất cả.

14/ Tình yêu tha thứ: Tha thứ là dấu hiệu của tình yêu quảng đại. Khi yêu thật, người ta sẵn sàng tha thứ. Trong Tin Mừng, Chúa Yesus đã nói nhiều về tình yêu tha thứ của Chúa Cha. Cảm động nhất là dụ ngôn về Người Cha Nhân Hậu, người Cha ấy là hình ảnh của Thiên Chúa Cha. Thật là một tình yêu kỳ diệu, Người quên hết lỗi lầm của ta, Người yêu ta trước khi ta yêu Người. Người tha thứ cho ta trước khi ta xin lỗi Người.

15/ Đức Yesus muốn chúng ta làm điều gì? Đức Yesus muốn chúng ta noi theo tình yêu của Chúa Cha. Biết đối xử với nhau như Chúa đã đối xử với chúng ta. Hãy yêu thương hết mọi người không loại trừ ai, nhất là hãy yêu thương những kẻ bé nhỏ, cùng khổ , bất hạnh / hãy tha thứ mọi lỗi lầm của người khác. Không chỉ tha thứ một lần mà là rất nhiều lần. Dám hy sinh chấp nhận chịu thiệt vì yêu, yêu như Chúa yêu mới là tình yêu đích thực! Tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa mới mong đem lại hạnh phúc cho nhân loại.

Cầu nguyện: Lạy Cha! Xin cho con hiểu được tình yêu của Cha, xin cho con trở nên giống Cha, biết yêu thương mọi người bằng tình yêu của Cha. Amen   ****

 

Bài 2: TÀI SẢN CHÚA TRỐI LẠI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

16/ Một lời mời gọi tha thiết: hãy ở lại trong tình yêu của Thầy. Đây không phải là một câu nói lãng mạn của kẻ đang yêu. Cũng không phải là một câu thần chú của một đạo sĩ thần bí. Nhưng đây là cách Chúa Yesus dạy ta sống : ai muốn ở lại trong tình yêu của Chúa thì phải tuân giữ các giới răn (câu 10). Mà điều răn quan trọng nhất là “Hãy yêu như Thầy đã yêu thương anh em” Căn cứ vào điều này, chúng ta có thể đưa ra một câu kết luận: Muốn ở lại trong Thầy thì phải ở lại trong nhau. Đây là một sự hiệp thông của tình yêu.

17/ Sự hiệp thông là gì? Cành nào muốn hiệp thông với cây thì cũng phải hiệp thông với những cành khác. Có một dòng nhựa sống từ cây luân chuyển để đi nuôi các cành, chúng ta là những cành cây cùng được nuôi bằng cùng một dòng nhựa .

18/ Thước đo của tình yêu: Khi ta gắn bó thân thiết với Chúa, chúng ta cũng phải gắn bó với nhau, yêu anh em là thước đo chuẩn để đo được tình yêu của ta đối với Thiên Chúa. Chúng ta chỉ có một dòng tình yêu duy nhất luân chuyển: Như Cha đã yêu Thầy, thì Thầy cũng yêu thương anh em, vậy anh em hãy yêu thương nhau.

19/ Chết cho hay sống cho người khác ?: Một dòng tình yêu phát xuất từ Chúa Cha và lan đi khắp thế giới. Đừng biến dòng tình yêu đang luân chuyển thành một thứ tình yêu ao tù, ích kỷ. Thế giới hôm nay đang đói khát tình yêu đích thực, môn đệ của Chúa phải là chứng nhân của tình yêu, yêu như Chúa yêu và phải yêu bằng thứ tình yêu tha thiết nhất. Chúng ta không có dịp cũng không dám chết như Cha Kolbe, nhưng mỗi ngày chúng ta có rất nhiều dịp để sống cho người khác.

20/ Lợi dụng những cái chết nho nhỏ: Sống cho tha nhân đòi hỏi những hy sinh nho nhỏ, những cái chết nho nhỏ. Những cái chết nhỏ để chuẩn bị cho những cái chết lớn hơn khi cần. Mỗi khi trái tim ta bị khô héo, bị chai cứng, hãy trở lại với Chúa Yesus để Ngài tưới đẫm nguồn yêu thương.

21/ Tội lỗi bắt nguồn từ đâu? Mọi sự xấu xa tội lỗi đều bắt nguồn từ sự thiếu tình yêu thương. Nếu trong gia đình, trong khu xóm, trong giáo xứ, trong các nơi làm việc của chúng ta đều thiếu tình thương thì sẽ gây nên sự chia rẽ bất hòa. Người Ki-tô hữu chỉ biết nói về tình yêu thương chứ không dám làm chứng minh cho điều mình vừa nói.

22/ Làm sao có thể thoát ra khỏi nỗi bực tức người khác?: Chúng ta luôn cảm thấy yêu thương người khác là điều quá khó làm. Chúng ta chỉ có thói quen yêu thương những người thân quen, những người mà chúng ta ưa thích và luôn có thành kiến xấu với những người ta ghét họ. Khi ta có điều bực tức với ai đó, ta hãy nhớ lại mình cũng là con người yếu đuối, đầy những lỗi lầm, có khi chúng ta chỉ thấy họ xấu hôm nay. Nhưng bắt đầu ngày mai ơn Chúa ban giúp cho họ sửa và trở nên tốt. Chúng ta cũng tội lỗi không khác gì họ. Hãy cảm thông, cầu nguyện và yêu thương họ. Hãy nhìn Chúa đang hiện diện trong con người của họ, từ đó chúng ta sẽ không nỡ lòng nào để ghét bỏ họ. Vì nếu làm như thế là chúng ta đang ghét chính Chúa. Có khi họ còn là dịp để chúng ta nên Thánh .

23/ Bài học từ cái chết của Cha Kolbe: Ngày 10.10.1982 Đức Thánh Cha Yoan Paul II đã tôn phong Cha Kolbe lên bậc hiển Thánh vì Cha đã thực hiện đúng lệnh truyền của Chúa Yesus: “anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em”. Chính giữa những thử thách bi đát nhất mà chúng ta đang gặp trong thời đại của mình khiến cho rất nhiều người phải đổ máu. Thánh M.Kolbe đã tự nguyện chịu chết để cứu một người anh em mà Ngài chẳng hề thân thuộc hay quen biết. Ông Francis G,một con người vô tội bị kết án tử hình thay ,để trả thù cho một người tù vừa vược ngục.

24/ Trước khi chia tay các môn đệ, Chúa Yesus đã để lại điều gì?: trước khi chia tay để ra đi nộp mình chịu chết, Chúa Yesus đã chẳng để lại một tài sản gì có thể liệt kê, cũng chẳng phải là một kho tàng có thể hóa giá, mà Chúa chỉ để lại một tâm sự được gửi gắm như một bí mật quý giá nhất của tâm hồn Ngài: Đó là lệnh truyền: “Anh em hãy yêu thương nhau”.

25/ Mối bận tâm lớn nhất của Chúa Yesus: Trước đây Chúa Yesus đã đề cập nhiều lần về giới luật yêu thương. Nhưng chỉ trong giờ phút chia tay này, Chúa Yesus mới cho ta thấy mối bận tâm lớn nhất của Ngài, yêu thương chính là dấu hiệu rõ nhất để mọi người nhận ra ai là kẻ thuộc về Ngài. Người ta cứ nhìn dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con hãy yêu thương nhau.

26/ Tấm căn cước cho các môn đệ của Chúa: Chúa yesus muốn cảnh giác các môn đệ mối nguy cơ chính yếu đang rình rập các môn đệ đó là sự thiếu lòng yêu thương nhau. Vì vậy đây là trăn trở lớn nhất mà Ngài cần phải nói ra thay cho tất cả, đây là lời trăn trở một mình đã biến thành lời trăn trối cho các môn đệ trong giờ phút ly biệt. Như một tâm sự cần ghi nhớ, như một di chúc thiêng liêng tuyệt đối, như một tấm căn cước cho các môn đệ: “Ai yêu thương thì đều bởi Thiên Chúa mà ra”.

27/Cội nguồn của tình yêu: Lệnh truyền của Chúa Yesus là: Hãy yêu thương nhau /lệnh truyền này không phải muốn thực hiện thế nào cũng được nhưng phải được quy chiếu vào chính tình yêu của Chúa Yesus, một tình yêu vốn phát xuất từ Thiên Chúa Cha. Bây giờ nó đã nên kiểu mẫu, nên cội nguồn của tình yêu cho những kẻ đang thuộc về Ngài.

28/ Cách Chúa Yesus yêu thương: Chúa yêu ta bằng một tình yêu san bằng mọi hố sâu ngăn cách, dẹp bỏ mọi rào cản để mọi người gần gũi nhau hơn, tình yêu đó chủ động đi bước trước : cho tôi tớ trở thành bạn hữu, cho kẻ xa lạ trở thành thân quen, cho sự riêng tư trở thành niềm tâm sự, cho môn đệ trở thành người cộng sự.*

29/ Tình yêu của Chúa Yesus dành cho những kẻ thuộc về Ngài: Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người dám thí mạng sống mình vì bạn hữu. Thật ra Chúa Yesus đã yêu những kẻ thuộc về Ngài bằng chính tình yêu lớn nhất trong suốt cuộc đời công khai của Ngài, nhưng qua cuộc tử nạn rồi phục sinh, chúng ta nhận ra tình yêu lớn nhất khi Ngài để lại bí tích Thánh thể làm bảo chứng và cuộc tử nạn trên thánh giá làm Hy lễ cứu độ để rồi mở ra niềm tin yêu hy vọng cho hết mọi loài.

30/ Chúng ta cần đáp trả như thế nào?: Tình yêu cần đáp lại tình yêu / nhận ra mình là kẻ được Chúa yêu. Chúng ta phải biết đáp trả bằng một tình yêu trung tín với Chúa và một tình yêu chân thành với mọi người anh em / Phải biết yêu như Chúa yêu và yêu người như yêu Chúa.

31/ Yêu như Chúa yêu là gì?: Nghĩa là yêu không giới hạn, không kéo bè kết cánh, cũng không chọn lựa thành phần này để loại trừ thành phần khác mà trái lại, phải biết đến với hết thảy mọi người. Tình yêu phá tan mọi thứ hàng rào cản trở, nhất là hàng rào của sự oán thù.

32/ Yêu người như Chúa: Nghĩa là không chỉ nhận ra trong những con người chúng ta phải yêu mến là khuôn mặt của những người anh em mà còn phải nhận ra đó là khuôn mặt của chính Đấng đã yêu chúng ta bằng một tình yêu lớn nhất của Ngài, yêu như thế là yêu mạo hiểm / nếu nhìn bên ngoài là cuộc tử nạn phục sinh, nhưng ở bên trong lại là niềm vinh quang bất tận.

33/ Thực hành luật yêu thương: Nói nghe thì dễ, nhưng khi thực hành thì chúng ta mới thấy hết sự quyết liệt của nó, chỉ cần nghĩ đến trong lĩnh vực gia đình, chúng ta đã thấy nhiều va chạm đưa đến sứt mẻ. Còn ở quy mô rộng hơn như là giáo xứ , chúng ta lại thấy những va chạm có thể đưa đến nguy cơ đổ vỡ / cũng chỉ vì tính nết ích kỷ, đầu óc hẹp hòi, suy nghĩ bị giới hạn. Tầm nhìn phe cánh rồi vì quyền lợi hay quyền lực và ta đành nhắm mắt bước qua giới luật.

34/ Chúng ta có thể tìm thấy tình thương cứu độ ở đâu?: Lệnh truyền yêu thương có còn là một trăn trở đối với chúng ta hay không? Biết đến bao giờ chúng ta mới hết đối xử lang sói với nhau, nhiều câu hỏi được đặt ra mà không có câu trả lời, nếu ngày nào mà con người vẫn không chịu tôn trọng lệnh truyền của Chúa Yesus. Nếu chúng ta muốn có được niềm vui đích thực và nhận lãnh được ơn cứu độ, chúng ta phải bắt đầu sống quyết tâm với một tình yêu thương “chan hòa” lẫn nhau. Có như thế thì tình yêu Chúa mới có được trong ta và tình yêu của ta mới đến được với anh em.****

 

TÓM Ý

1/ Tại sao chúng ta phải yêu thương nhau?: Vì cùng sống với nhau trong cuộc đời nên chúng ta phải yêu thương nhau. Nếu không thì xã hội luôn bất an và sự hận thù luôn chồng chất.

2/ Tiêu chuẩn nào hướng dẫn cách chúng ta sống?: Qua đoạn Tin Mừng, Chúa Yesus đưa ra một mẫu gương để chúng ta sống noi theo đó là: “Các con hãy yêu thương nhau như chính Thầy đã yêu thương các con”.

3/ Chúa Yesus đã yêu thương chúng ta như thế nào?: Chúa vì yêu ta nên đã xuống thế làm người, chịu sinh ra nghèo hèn trong máng cỏ Bê-lem. Lớn lên khổ cực trong xưởng thợ ở Nazaret. Vì yêu chúng ta nên Chúa đã sống một cuộc đời cực nhọc vất vả, nghèo túng, khi đi giảng đạo thì sống vất vưởng rày đây mai đó, khi chết thì phải nhục nhã ê chề.

4/ Chúa diễn tả thế nào về cách Ngài thương ta? Chúa nói: “Không ai yêu hơn người dám liều mạng sống mình vì bạn hữu” Liệu chúng ta có dám hy sinh, có dám chết cho người mình thương mến hay không?

5/ Hãy nhìn vào một số gương sáng: Thánh Maximiliano Kolbe đã chết thay cho một người tử tù có vợ đông con. Thánh Đa miêng chết trong trại cùi vì muốn phục vụ cho các bệnh nhân cùi hủi.

6/ Lề luật của Chúa được tóm gọn trong 2 điều: Mến Chúa hết lòng và yêu thương anh em như chính mình. Chúng ta có thể minh chứng giới răn yêu thương bằng những việc làm nho nhỏ: Ánh mắt dịu hiền, nụ cười cảm thông, lời nói an ủi… Chúng ta sẽ trở nên môn đệ đích thực của Chúa và đây cũng chính là dấu chỉ để mọi người nhận ra.

7/ Định nghĩa chữ yêu là gì? Yêu không phải là chỉ quan hệ để thỏa mãn cho thân xác, yêu cũng không phải là quản lý chặt như nuôi chim trong lồng, cũng không phải yêu bằng cảm tính: Thích thì yêu, không thích thì không yêu! Nhưng yêu như Chúa yêu!

8/ Khuôn mẫu nào cho tình yêu?: Chúng ta không nên nhầm lẫn, không thể yêu lung tung, nhưng yêu phải có nguyên tắc, khuôn mẫu, đó là: Yêu như Chúa đã yêu.

9/ Cội nguồn của tình yêu: Tình yêu phát xuất từ Chúa Cha, Như Cha đã yêu mến Thầy thế nào, thì Thầy cũng yêu mến anh em như thế. Tình yêu có nguồn cội từ Chúa Cha lan tỏa ra tới mọi người vì thế chúng ta phải yêu nhau như Chúa yêu.

10/ Tình yêu phổ quát và tình yêu vị kỷ: Tình yêu vị kỷ là tình yêu thường tình : yêu kẻ yêu mình và ghét kẻ ghét mình. Chỉ yêu những kẻ dễ yêu và ghét những kẻ dễ ghét, chỉ yêu một số bạn bè thân quen. Tình yêu phổ quát là tình yêu lan rộng tới mọi người, không phân biệt kẻ tốt, xấu, người lành dữ, bạn hay thù.

11/ Tình yêu lan tỏa: Chúa yêu tất cả mọi tạo vật, không phân biệt người lành kẻ dữ, người công chính hay kẻ gian ác, cây cối hay súc vật. Chúa yêu tất cả dù là tạo vật, cỏ cây hay chim chóc (Lc 12, 24-27).

12/ Thế nào là tình yêu hy sinh?: Vì yêu thương nên Chúa tạo nên con người, vì yêu nên Chúa nhận con người làm con và cho hưởng chung hạnh phúc. Cho dù con người có bội bạc chống lại Thiên Chúa nhưng Chúa vẫn lên kế hoạch để cứu con người khỏi phải chết.

13/ Tình yêu Thiên Chúa mãnh liệt như thế nào?: Chính ở những điểm này mà chúng ta có thể nhận ra tình yêu vô cùng tha thiết của Thiên Chúa: Ngài không biết giận ghét loài người, không biết tự ái khi bị con người xúc phạm mà Ngài còn dám hy sinh Người Con Một để cứu chuộc chúng ta! Tóm lại, Thiên Chúa vì yêu nên đã hy sinh tất cả.

14/ Tình yêu tha thứ như thế nào?: Có yêu thương quảng đại mới tha thứ. Khi yêu thật sự thì người ta sẵn sàng tha thứ. Trong Tin Mừng Chúa Yesus nói nhiều về tình yêu của Chúa Cha. Cảm động nhất là dụ ngôn Người Cha Nhân Hậu. Thiên Chúa đã yêu ta trước khi ta yêu Ngài, Thiên Chúa đã tha thứ cho ta trước khi ta xin lỗi Người.

15/ Chúa Yesus muốn chúng ta làm gì?: Chúa Yesus muốn chúng ta noi theo gương tình yêu của Chúa Cha. Biết đối xử quảng đại với nhau như Chúa đã đối xử với chúng ta. Hãy yêu thương không loại trừ ai, nhất là hãy yêu thương những kẻ bất hạnh, hãy tha thứ mọi lỗi lầm của kẻ khác, hãy chịu thiệt vì yêu. Khi tình yêu bắt nguồn từ Thiên Chúa thì mới mong đem lại hạnh phúc cho nhân loại.

16/ Một lời mời gọi tha thiết: “Hãy ở lại trong Thầy” Đây là câu nói Chúa dạy ta cách sống là hãy ở lại trong nhau. Nếu ai yêu Chúa thì phải tuân giữ các giới răn mà điều quan trọng là hãy yêu như Thầy đã yêu. Muốn ở lại trong Thầy thì cũng phải ở lại trong nhau, vì đây là sự hiệp thông trong tình yêu.

17/ Sự hiệp thông là gì? Cành nào muốn hiệp thông với thân cây thì cũng phải hiệp thông với những cành khác. Vì các cành đều được nuôi sống bằng một dòng nhựa do cây cung cấp nên các cành không thể sống tách biệt nhau.

18/ Thước đo của tình yêu : Chúng ta gắn bó với Chúa thì chúng ta cũng phải gắn bó với nhau, yêu anh em là thước để đo tình yêu của ta đối với Chúa. Chúng ta chỉ sống bằng một dòng nhựa luân chuyển : Như Cha đã yêu Thầy, Thầy cũng yêu thương anh em, vậy nên anh em cũng phải yêu thương nhau.

19/ Chết cho hay sống cho : Một dòng nhựa tình yêu phát xuất từ Chúa Cha và lan tỏa ra khắp thế giới, đừng biến dòng tình yêu này thành một thứ tình yêu lao tù, ích kỷ. Thế giới hôm nay đang khao khát tình yêu đích thực, chúng ta phải yêu bằng thứ tình yêu đích thực. Tuy chúng ta không dám chết cho người khác như Cha Kolbe nhưng chúng ta không thiếu những dịp để sống cho người khác.

20/ hãy lợi dụng những cái chết nho nhỏ : Những cái chết nho nhỏ là những sự hy sinh nho nhỏ. Cái chết nhỏ như để chuẩn bị cho những cái chết lớn hơn. Cần nhất là đừng để trái tim bị chai cứng, nhưng hãy đến với Chúa để được Ngài tưới đẫm nguồn yêu thương.

21/ Tội lỗi bắt nguồn từ đâu : Mọi sự xấu xa, tội lỗi đều bắt nguồn từ sự thiếu tình yêu thương. Ở đâu thiếu tình yêu thương thì ở đó sẽ tràn ngập sự chia rẽ oán thù, người Ki-tô hữu nếu dám nói về tình yêu thì cũng phải dám thực thi tình yêu đối với tha nhân.

22/ Làm sao để khỏi bực tức người khác ? yêu thương người khác là điều quá khó, ta chỉ có thói quen yêu những người thân quen và ghét những kẻ ta có thành kiến xấu. Khi có điều bực tức với ai đó ta hãy nhớ lại mình cũng là con người yếu đuối, phạm đầy lỗi lầm có khi chúng ta thấy họ xấu hôm nay, nhưng mai kia nhờ ơn Chúa trợ giúp họ trở nên tốt mà ta đâu có biết. Chúng ta cũng tội lỗi không khác gì họ. Hãy cảm thông, tha thứ, yêu thương và cầu nguyện cho họ. Vì Chúa đang ở trong họ, Chúa cũng thương họ như chúng ta.

23/ Bài học từ Cha M.Kolbe : Thánh M.Kolbe đã tự nguyện chịu chết để cứu một người mà Ngài chẳng hề quen biết. Ông Francis chỉ là một con người vô tội có vợ con bị kết án tử hình bị chết thay cho một người tù nào đó mới vượt ngục.

24/ Trước khi chia tay Chúa Yesus đã trối lại cho các môn đệ điều gì ? Chúa Yesus chẳng để lại thứ tài sản nào quý giá mà Ngài chỉ gởi gắm lại một tâm sự , một lời trăn trối, một lệnh truyền : Anh em hãy yêu thương nhau.

25/ Mối bận tâm lớn nhất của Chúa Yesus : Mối bận tâm lớn nhất chính là thực thi giới luật yêu thương, đây là dấu hiệu rõ nhất để mọi người nhận ra ai là những kẻ thuộc về Ngài qua lời căn dặn : Các con hãy yêu thương nhau

26/ Tấm căn cước cho các môn đệ của Chúa : Chúa Yesus luôn cảnh giác các môn đệ về mối nguy đang rình rập các môn đệ do các ông thiếu tình yêu thương. Đây là một di chúc thiêng liêng tuyệt đối. Một tấm căn cước cho các ông chính là : Ai có lòng yêu thương thì đều bởi Thiên Chúa mà ra.

27/ Cách Chúa Yesus yêu thương : Tình yêu của Chúa Yesus không có hố sâu ngăn cách, cũng không có rào cản, nên mọi người dễ dàng gần gũi nhau hơn, tình yêu này chủ động đi bước trước : Cho tôi tớ trở thành bạn hữu, cho người xa lạ trở thành thân quen, cho  môn đệ trở thành cộng sự, cho tạo vật trở thành con Thiên Chúa.

28/ Tình yêu mà Chúa Yesus dành cho những kẻ thuộc về Ngài : Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người dám thí mạng sống của mình vì bạn hữu. Chúng ta nhận ra tình yêu lớn nhất mà Chúa Yesus để lại là Bí tích Thánh Thể và cũng là bảo chứng của tình yêu.

29/ Chúng ta cần đáp trả tình yêu Chúa như thế nào ? Khi chúng ta nhận ra mình là kẻ được Chúa yêu, chúng ta cần đáp trả bằng cách sống trung tín với Chúa.

30/ Yêu như Chúa yêu là gì ?Là tình yêu không giới hạn, không kéo bè kết cánh, không chọn lực thành phần này để loại trừ thành phần khác. Phải biết đến với mọi người, tình yêu phải phá tan mọi rào cản, mọi mối oán thù.

31/ Yêu người như Chúa yêu : Phải biết nhận ra mọi khuôn mặt ta gặp gỡ đều là anh em, mà còn phải nhận ra khuôn mặt chính Đấng đã yêu chúng ta bằng một tình yêu mà khi nhìn vẻ bề ngoài là cuộc tử nạn phục sinh, nhưng khi nhìn kỹ bên trong thì lại là một niềm vui bất tận.

32/ Làm sao để thực hành luật yêu thương : Nói thì quá dễ nhưng khi thực hành thì quá khó. Khi đó chúng ta mới nhận ra sự quyết liệt của nó. Khi ta nghĩ đến tình yêu trong lĩnh vực gia đình, với biết bao va chạm gây sứt mẻ, hay khi nhìn vào phạm vi giáo xứ chúng ta thấy những va chạm lớn hơn, có thể đưa đến nguy cơ gây đổ vỡ chỉ vì tính ích kỷ, đầu óc hẹp hòi, suy nghĩ bị giới hạn, tầm nhìn phe cánh, rồi có khi vì quyền lợi quyền lực mà ta đành nhắm mắt làm liều.

33/ Chúng ta có thể tìm thấy tình thương cứu độ ở đâu ? lệnh truyền xem ra luôn là một trăn trở, một rào cản khó vượt qua chỉ vì chúng ta luôn muốn đối xử với nhau bằng hành động lang sói. Ngày nào con người không chịu tuân giữ lệnh truyền của Chúa Yesus thì chúng ta cũng chẳng có thể có được niềm vui của ơn cứu độ. Chúng ta phải luôn sống quyết tâm, có như thế thì tình yêu thương mới có thể đến được với anh em chung quanh mình.****

Giuse Luca Trương Đình Nghi / Kinh Thánh Emmaus 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 2651
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  10
 Hôm nay:  86
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11350390
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top