Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tim hiểu Tin Mừng CN X TN B - Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô - GIUSE LUCA

CHÚA NHẬT 10 TN B 

ĐỀ TÀI: LỄ KÍNH MÌNH MÁU CHÚA KITÔ

 

TUNG HÔ TIN MỪNG:  Ga 6,51

Halêluia. Halêluia. Chúa nói: Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Halêluia.

PHÚC ÂM:  Mc 14, 12-16. 22-26

“Đây là mình Thầy. Đây là máu Thầy.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:

12 Hôm ấy, nhằm ngày thứ nhất trong tuần Bánh Không Men, là ngày sát tế chiên Vượt Qua, các môn đệ thưa với Đức Giê-su: "Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn lễ Vượt Qua ở đâu? " 13 Người sai hai môn đệ đi, và dặn họ: "Các anh đi vào thành, và sẽ có một người mang vò nước đón gặp các anh. Cứ đi theo người đó. 14 Người đó vào nhà nào, các anh hãy thưa với chủ nhà: Thầy nhắn: "Thầy sẽ ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ ở phòng nào? 15 Và ông ấy sẽ chỉ cho các anh một phòng rộng rãi trên lầu, đã được chuẩn bị sẵn sàng: và ở đó, các anh hãy dọn tiệc cho chúng ta." 16 Hai môn đệ ra đi. Vào đến thành, các ông thấy mọi sự y như Người đã nói. Và các ông dọn tiệc Vượt Qua.

22 Đang bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy." 23 Và Người cầm chén rượu, dâng lời tạ ơn, rồi trao cho các ông, và tất cả đều uống chén này. 24 Người bảo các ông: "Đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người. 25 Thầy bảo thật anh em: Chẳng bao giờ Thầy còn uống sản phẩm của cây nho nữa, cho đến ngày Thầy uống thứ rượu mới trong Nước Thiên Chúa." 26 Hát thánh vịnh xong, Đức Giê-su và các môn đệ ra núi Ô-liu.

Đó là lời Chúa.

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

---//---

1/ Ai là Linh Mục đời đời theo phầm hàm Mel-ki-sê-đê?

2/ Chức Linh Mục do ai thiết lập?

3/ Nhiệm vụ của vị Linh Mục.

4/ Giáo dân đóng vai trò gì trong các Thánh Lễ?

5/ Nhiệm vụ của Giáo dân là gì?

6/ Vì sao Giáo dân được vinh dự như thế?

7/ Hiền Mình, hiến Máu là gì ?

8/ Ý nghĩa hình ảnh Chiên vượt qua.

9/ Lễ Chiên vượt qua là gì?

10/ Máu giao ước được ký kết vào lúc nào?

11/ Tập tục uống máu ăn thề.

12/ Ý nghĩa của Máu Giao ước?

**************************************

13/ Ý nghĩa của Máu tha tội?

14/ Hiệu quả từ việc Chúa Yesus đổ Máu ra?

15/ Cách chúng ta đáp lại tình Chúa.

16/ Ơn ích từ việc dâng Thánh Lễ.

17/ Câu chuyện bà Suzanna ở Armenia 1981

18/ Ý nghĩa của lời mời gọi

19/ Ý nghĩa của việc ăn thịt Chiên?

20/ Ý nghĩa của việc cử hành Thánh Lễ hôm nay .

21/ Vai trò của Giáo dân trong Thánh Lễ .

22/ Chúng ta có lễ vật gì để dâng lên cho Chúa ?

23/ Ý nghĩa của Mầu Nhiệm Thánh Thể .

24/ Thánh Lễ đòi buộc chúng ta phải làm gì?

25/ Sự hiệp thông từ bàn tiệc Thánh Thể.

26/ Đất Thánh ở đâu, nơi Chúa chịu chết ở đâu? ****

 

Bài 1: HY LỄ VÀ CHIÊN VƯỢT QUA

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Ai là Linh Mục đời đời theo phẩm hàm Melkise-de? Trước hết, vị Linh Mục thượng phẩm chính là Chúa Yesus. Sau khi thiết lập và cử hành Thánh Lễ đầu tiên vào chiều thứ năm tuần Thánh. Chúa Yesus còn tiếp tục hiện diện và cử hành trong mỗi Thánh Lễ. Bởi vì, nếu không có Chúa Yesus thì chẳng có Thánh Lễ nào, và như vậy qua bàn tay Linh Mục, chính Chúa Yesus đã cử hành Thánh Lễ, dâng của Lễ tinh tuyền lên cho Thiên Chúa Cha. Vì Chúa Yesus chính là Linh Mục đời đời theo phẩm hàm Melkise-de.

2/ Chức Linh Mục do ai thiết lập? Bên cạnh Chúa Yesus chính là vị Linh Mục, Người đã nhận lãnh bí tích Truyền Chức Thánh, nhờ Linh Mục mà bánh và rượu sẽ trở nên Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Nhờ các Ngài mà Thánh Lễ được cử hành khắp nơi trên mặt đất nầy. Như chúng ta cũng biết: Trong bữa tiệc ly, Chúa Yesus đã truyền chức Linh Mục cho các Môn Đệ. Sau đó các Môn Đệ lại truyền chức cho những người khác.

3/ Nhiệm vụ của vị Linh Mục: Như vậy quyền dâng tiến hy lễ và truyền phép được chuyển thông cho người khác cho đến tận thế / vị Linh Mục có quyền rao giảng Lời Chúa, tha thứ tội lỗi cho giáo dân và cử hành hy tế Thánh lễ dâng lên cho Thiên Chúa.

4/ Giáo dân đóng vai trò gì trong các Thánh Lễ? Trong Thánh Lễ người giáo dân không chỉ dừng lại ở đó để rồi mang một thái độ thụ động, lơ mơ hay ngủ gục. Chúng ta thường đi dự lễ như đi xem một vở kịch, một cuốn phim, nhưng chúng ta phải tham dự bằng cách hiệp dâng Thánh Lễ, kết hiệp tâm tình với những cử chỉ và với những lời Linh Mục đọc. Chúng ta phải là những người cùng cử hành, cùng hiệp dâng lễ vật với vị Linh Mục chủ tế trên bàn thờ.

5/ Một bà mẹ chuẩn bị cho lễ mở tay của con mình? Trong khi chuẩn bị cho Thánh Lễ mở tay của con mình, bà mẹ đã cẩn thận trồng một đám lúa mì, sau khi thu hoạch, bà đã xay lúa thành bột, rồi làm những chiếc bánh, và trong ngày con bà cử hành thánh lễ Tạ ơn đầu tiên, thì chính bà đã đem những tấm bánh ấy đến nhà thờ để dâng tiến.

6/ Chức vụ của Giáo dân là gì? Hãy nhớ lại trong ngày chúng ta chịu phép rửa tội, chúng ta cũng đã được xức dầu để thánh hiến cho Thiên Chúa và như thế chúng ta cũng đã tham dự vào chức vụ Linh Mục của Chúa Yesus và người ta đặt tên cho chức vụ ấy là Linh Mục cộng đồng của mọi Tín Hữu. Khác với chức Linh mục Thừa Tác của những vị được tuyển chọn qua bí tích Truyền Chức Thánh.

7/ Vì sao chúng ta được vinh dự như thế? Trong Thánh lễ người giáo dân cũng thi hành chức vụ Linh Mục. Chúng ta cũng cộng tác với Chúa Yesus, cũng góp phần bằng những của lễ từ cuộc đời của chúng ta, bằng những công lao vất vả, bằng những hy sinh gian khổ mà chúng ta luôn gặp phải, chúng ta đừng bao giờ nghĩ rằng: Cử hành Thánh Lễ là công việc của Chúa Yesus và của các Linh Mục chứ không phải là việc của tôi. Tôi có thể tha hồ nghĩ đến những chuyện khác trong khi tham dự Thánh lễ. Phải có ý thức thì chúng ta mới tham dự một cách sốt sắng và Thánh lễ mới thực sự mang lại nhiều ơn ích cho chúng ta.

8/ Hiến Mình, hiến Máu là gì? Máu rất cần thiết cho sự sống, thiếu máu thì bệnh nhân sẽ rất khó cầm cự. Hiến máu cứu được nhiều người thoát chết, hiến máu là ban tặng sự sống. Đây là hình ảnh cuộc hiến mình của Đức Kitô trên Thập Giá. Trong bữa tiệc ly, Chúa Yesus cho biết Ngài sẽ đổ máu ra để cứu thế giới khi Ngài cầm chén rượu và nói: Tất cả các con hãy cầm lấy mà uống, này là Máu Thầy, Máu giao ước mới sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội, Máu cứu sống, Máu thiết lập giao ước, Máu tha tội.

9/ Ý nghĩa của hình ảnh Chiên Vượt Qua: Máu cứu sống được diễn tả qua hình ảnh Chiên Vượt Qua. Để cứu dân Do Thái ra khỏi ách nô lệ Ai Cập, Thiên Chúa đã truyền cho người Do Thái, mỗi gia đình phải giết một con Chiên còn trong sạch, lấy máu bôi lên cửa nhà . Hôm ấy Thiên Chúa sẽ đến từng nhà để trừng phạt người Ai Cập, nhà nào có bôi máu Chiên thì thiên thần Chúa sẽ đi qua mà không giết hại / .

10/ Lệnh bôi máu Chiên lên của nhà: Để tưởng niệm việc được cứu sống khỏi ách nô lệ Ai Cập. Từ đó, hằng năm vào đúng ngày này, người Do Thái vẫn giữ tập tục giết Chiên để mừng Lễ. Đây gọi là Lễ Vượt Qua, còn con Chiên bị giết là con Chiên vượt qua. Khi Chúa Yesus hiến mình vào dịp Lễ Vượt Qua, Chúa Yesus đã trở thành con Chiên vượt qua mới. Máu Chúa đổ ra để cứu linh hồn chúng ta khỏi ách nô lệ tội lỗi và khỏi phải chết, các Thánh giáo phụ cắt nghĩa điều này rằng: Miệng ta là cửa linh hồn, kẻ rước mình máu Thánh Chúa vào miệng thì cũng như đã được bôi Máu Chiên lên cửa nhà, nhà ấy sẽ được cứu sống, sẽ khỏi phải chết.

11/ Máu giao ước ký kết vào lúc nào? Máu giao ước được diễn tả qua nghi lễ được ông Moisen cử hành dưới chân núi Sinai => Ông Moisen sai các thanh niên trong dân Israel tiến dâng của lễ toàn thiêu và giết bò tơ làm của lễ tế cho Thiên Chúa, ông lấy một nửa phần máu đổ vào những cái chậu, còn nửa kia thì rảy lên bàn thờ, ông lấy sách Giao Ước đọc lên cho dân nghe, họ đồng thanh thưa: Tất cả những gì Thiên Chúa phán, chúng tôi sẽ nghe theo và thi hành. Ông lấy máu rảy lên trên dân chúng và nói: Đây là Máu Giao Ước Thiên Chúa thiết lập với anh em. Đây là giao ước cũ.

12/ Tục uống máu ăn thề? Tại Việt Nam cũng như tại các nước Á Đông, có tập tục uống máu ăn thề, khi muốn giao kết với nhau điều gì, mỗi người lấy một chút máu của mình ra hòa chung vào một chén rượu. Sau đó mọi người chia nhau cạn chén, việc uống máu ăn thề nói lên sự đồng tâm nhất trí, những người cùng uống chung chén rượu pha máu sẽ trở nên ruột thịt với nhau , có thể cùng sống, cùng chết với nhau. ****

 

Bài 2: MẦU NHIỆM TÌNH YÊU

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

13/ Ý nghĩa của Máu giao ước: Đức Yesus đã đổ máu ra để lập giao ước mới giữa loài người với Thiên Chúa, máu Đức Yesus đã đổ ra để giao hòa con người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau. Máu giao ước đó làm cho con người trở nên con cái của Thiên Chúa và trở nên anh em với nhau, đó là Máu giao ước mới.

14/ Ý nghĩa của Máu tha tội: Khi dâng lễ đền tội, người ta cũng xả thịt một con vật dâng lên cho Thiên Chúa; thầy Cả (tư tế) lấy máu của con vật rảy lên tội nhân để ban ơn tha tội, khi ta rước Mình Máu Thánh Chúa, ta cũng được tha tội. Máu Thánh Chúa không rảy lên thân xác nhưng rảy vào linh hồn ta.. Nhân loại đang xa lìa Thiên Chúa, đang gây bất hòa với nhau, nay được Đức Yesus giao hòa, trở thành một đại gia đình hòa thuận, thương yêu, sống chết có nhau. Cũng có nghĩa là nhân loại đang sống trong tội lỗi, nay nhờ Máu Đức Ki-tô mà được thanh sạch.***

15/ Ý nghĩa của Mình Máu Đức Ki-tô: Chúng ta được muôn vàn ân phúc như thế là nhờ Đức Yesus đã tự hiến mình vì chúng ta. Dòng máu của Chúa Yesus đổ đổ ra đến đâu thì đem lại sự sống đến đấy, dòng máu Chúa đến đâu thì mang lại ơn tha tội đến đó. Chúng ta hãy cảm tạ tình yêu vô biên của Người đã hiến mình, đã đổ máu để cứu chuộc chúng ta.

16/ Cách chúng ta đáp lại tình Chúa: Hãy đáp lại tình Chúa bằng cách chúng ta hãy siêng năng lãnh nhận, siêng năng đến thờ Lạy Chúa Yesus ngự trong Bí Tích Thánh Thể và siêng năng đến kết hợp với Chúa yesus Thánh Thể /chúng ta hãy noi gương Chúa, biết quên mình, hiến thân phục vụ đồng loại trong tình yêu Chúa.

17/ Trong các việc lành phúc đức, việc nào mang lại nhiều ơn ích nhất?  Đó là đi tham dự Thánh Lễ Misa, đó là hy tế Thánh Thể. Nó giúp ta sống vững mạnh trong tình yêu Chúa, nó giúp ta có được sự sống đời đời; một Thánh Lễ dâng thật sốt sắng sẽ cứu được hàng triệu linh hồn, trong khi giá trị một linh hồn lớn hơn giá trị vật chất của cả thế giới. Thế nên Chúa Yesus đã dạy: Lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì nào được ích gì?”.

18/ Câu chuyện bà Suzanna tại Armenia vào năm 1981: Trong một cuộc động đất, trong số hàng ngàn người bị vùi sâu dưới đống gạch đổ nát, bà biết thế nào mình cũng chết nhưng lại muốn cho đứa con bà được sống; đứa con gái 4 tuổi đòi uống nước, nhưng có thể tìm đâu ra nước khi hai mẹ con không có lối ra. Khi đó tình mẫu tử đã gợi lên cho bà một ý nghĩ táo bạo: đó là rạch ngón tay mình chảy máu để cho con mút, đứa bé đã đỡ khát nhờ uống máu người mẹ, nó đã sống cho đến khi hai mẹ con được cứu.

19/ Sự liên quan giữa hai câu chuyện: Câu chuyện trên đây giúp ra hiểu một chút về Bí Tích Thánh Thể, Chúa Yesus đã chết để chúng ta được sống, Ngài chấp nhận chịu đổ máu qua cái chết Thập Giá và Ngài đã lấy thịt máu mình làm lương thực nuôi sống chúng ta.

20/ Ý nghĩa của lời mời gọi: Trong bối cảnh lễ vượt qua của người Do Thái, Chúa Yesus đã thiết lập Bí Tích Thánh Thể, bí tích thể hiện giao ước mới. Chúa Yesus cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra trao cho các Môn Đệ; đó là cử chỉ thuộc nghi thức Lễ Vượt Qua (Xh 12,26-27), nhưng với lời mời gọi:Các con hãy cầm lấy mà ăn, nầy là Mình Thầy”, lời Chúa phán trên chén rượu cũng vậy: Này là chén Máu Thầy …”, lời này gợi lại giao ước Sinai, nhưng giao ước ở đây hôm nay là máu của chính con một Thiên Chúa, Máu này có hiệu lực Thanh Tẩy tội lỗi . (ở bài đọc II).

21/ Ý nghĩa của việc ăn thịt Chiên: Trong lễ Vượt Qua, người ta cùng nhau ăn thịt chiên chịu sát tế, thì cử chỉ Chúa Yesus bẻ bánh cũng ám chỉ thân xác Chúa bị xâu xé, hiến thân cho người khác và lời nói:Máu giao ước mới sẽ đổ ra cho nhiều người…”, lại càng làm nỗi bật ý nghĩa của hy lễ Vượt Qua mới, tức là hy lễ nơi bàn tiệc Thánh Thể.

22/  Một cách giải thích khác dễ hiểu hơn:  Dưới hình thức bánh và rượu, Chúa Yesus đã thể hiện trước, đã cảm nhận trước cuộc vượt qua của chính mình, tức là cuộc khổ nạn và sự Phục Sinh sẽ xảy ra ngay hôm sau, Ngài đã biến cái chết của mình thành hy lễ cứu độ, đem lại sự sống => Trở thành lương thực siêu nhiên dành cho tất cả những ai tin vào Ngài. Nhờ đó khi các Môn Đệ của Chúa ăn bữa tiệc này, thì các ông đã được dự phần vào giao ước mới là được hiệp thông với Ngài trong biến cố chết và sống lại .

23/ Ý nghĩa của việc cử hành Thánh Lễ: Và cũng kể từ đó, qua muôn thế hệ, mỗi lần cử hành Bí Tích Thánh Thể, Giáo hội một mặt tái diễn cuộc khổ nạn, mặt khác để hiện tại hóa cuộc hiến tế của Chúa Yesus. Mặt khác, Giáo hội còn hướng tới ngày Chúa đến trong vinh quang, để đưa chúng ta vào bàn tiệc cưới nước Trời .

24/ Giáo dân đóng vai trò gì trong các Thánh Lễ? Theo như lời Chúa truyền dạy: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy (1Cor 11,24b). Hằng ngày và đặc biệt trong ngày Chúa Nhật, Giáo hội cử hành Thánh Thể để nhắc cho con cái mình nhớ đến tình yêu của Đấng đã hiến mình vì nhân loại. Vì thế khi chúng ta tham dự Thánh Lễ, chúng ta không hiện diện như một khán giả đi xem kịch, cũng không phải là để nhớ đến một kỷ niệm trong quá khứ mà không có liện hệ gì đến cuộc sống thực tế, nhưng là chúng ta cần hiệp thông sống động với Đức Ki-tô, là chia sẻ hy tế Thập Giá với Ngài và cùng với Chúa Yesus, chúng ta cũng hiến dâng mình làm của Lễ sống động đẹp lòng Thiên Chúa (Rm 12,1). Do đó khi tham dự Thánh Lễ, chúng ta không lập đi lập lại những cử chỉ đó theo thói quen, nhưng chúng ta cần hiến dâng cho Thiên Chúa niềm vui, nỗi buồn, những lo âu, hy vọng, những tâm tư thao thức của chúng ta.

25/ Hy Lễ như một dấu chỉ gì? Nói chung tất cả chúng ta không có lễ vật gì ngoài những sự kiện xảy ra  trong cuộc sống đời thường. Tất cả những thứ đó đều có thể trở thành những lễ vật để chúng ta dâng lên cho Thiên Chúa, những lễ vật tầm thường ấy như dấu chỉ tình yêu của chúng ta nhằm đáp trả lại tình mà Đấng đã quá yêu thương chúng ta đến nỗi đã ban chính Con một yêu dấu của Ngài cho loài người chúng ta.

26/ Ý nghĩa của mầu nhiệm Thánh Thể: Bí tích Thánh Thể không chỉ là mối tương quan ân tình giữa Chúa và cá nhân tôi, nhưng còn bao trùm tới mọi người. Bí Tích Thánh Thể được Chúa Yesus thiết lập trong một bữa ăn từ giã, tấm bánh mà Chúa Yesus dùng để chia cho các Môn Đệ chỉ là tấm bánh của một bữa ăn hằng ngày nơi Ngài đang sinh sống, chén rượu cũng thế. Bánh và rượu ấy đã được biến đổi thành mình Thánh và máu Thánh Ngài, do vậy Mầu Nhiệm Thánh Thể còn gọi là Mầu Nhiệm chia sẻ để cùng ăn cùng uống trong tình huynh đệ .

27/ Thánh Lễ còn đòi buộc chúng ta phải làm gì? Hành động chia sẻ này đòi buộc chúng ta không được sống đóng khung những buổi cử hành Thánh Lễ bên trong Nhà Thờ, nhưng phải sống Mầu Nhiệm yêu thương ấy ngay trong cuộc sống của mỗi người hằng ngày. Mọi việc cử hành Thánh Thể sẽ thiếu trung thực nếu chúng ta vẫn cứ sống dửng dưng ích kỷ, bưng tai bịt mắt trước cảnh anh em còn bị đói khát khốn cùng, vừa đói khát cơm bánh vật chất, vừa đói khát chân lý, công lý, tình thương.

28/ Bàn tiệc Thánh Thể phải là sự hiệp thông: Bàn tiệc Thánh Thể là nơi chia sẻ Mình Máu Chúa Ki-tô, Đấng đã hiến cả cuộc đời mình cho hiến tế tình yêu. Chúa Yesus sẽ giúp chúng ta một khi đã hiệp thông với Ngài thì cùng biết hiệp thông với anh em bằng cuộc sống yêu thương phục vụ.

29/ Một câu trả lời đầy ý nghĩa: Một Linh Mục Mỹ đi viếng đất Thánh, Cha muốn khảo cứu cho rành rẽ những nơi Chúa Yesus đã sinh sống, từ việc làm ăn sinh sống, đến cuộc khổ nạn chịu chết và sự Phục Sinh của Ngài, Cha đã kết thân với một cậu bé trai tên là Josef, một câu bé giúp lễ cho Cha, cậu cũng dạy Cha vài từ Ả Rập khó. Khi vị Linh Mục kia sắp từ biệt để đi vùng khác của đất Thánh, Cha nói với Josef: Có rất ít người được sống trên mảnh đất mà Chúa Yesus đã sống. Con biết rằng: Thiên Chúa đã sống như một cậu con trai như con, đã đứng, đi trên con đường này, đã hít thở không khí con đang hít thở, điều đó không giúp con yêu Ngài hơn sao? Cậu Josef đã trả lời một câu đầy ý nghĩa: Cha chẳng cần phải sống ở đây để có thể yêu Chúa nhiều hơn, vì bây giờ Chúa ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ngày nay mọi nơi đều là đất Thánh, bất cứ nơi nào chúng ta đang ở, chúng ta cũng đều đang ở trên đất của Chúa Yesus (Tôi và các bạn có nghĩ như vậy không?)

30/ Bê-lem là đâu, đất Thánh là đâu? Đây là môt ý tưởng hay về ngày Lễ Mình Máu, chúng ta nhắc lại ngày thứ năm tuần Thánh, lúc lần đầu tiên Ngài nói những lời này: Đây là Mình Ta, đây là Máu Ta”. Hôm nay chúng ta mừng Lễ tại đây, nhưng những lời trên đây cũng được lập lại trên khắp thế giới mỗi ngày, có nghĩa là Chúa Yesus đang hiện diện ở khắp nơi.****

 

Bài 3: Ý NGHĨA CỦA BÍ TÍCH THÁNH THỂ

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

31/ Trước lúc ra đi, Chúa Yesus muốn để lại một kỷ vật gì? Người đời trước khi đi xa, thường lưu lại một món đồ nào đó để ghi nhớ như là: cuốn sách, khăn tay, tấm hình, cái áo, chiếc nhẫn / Đối với Chúa Yesus thì giá trị của những vật ấy quá tầm thường / không đủ nói lên lòng yêu thương nồng nhiệt quá bội của Chúa đối với loài người / Kỷ vật mà Chúa muốn lưu lại là chính bản thân của Chúa!

32/ Nhưng thân xác của Chúa sắp bị bắt, bị giết, vậy Chúa phải làm sao? Chính vì thế nên Chúa muốn thực hiện điều đó với một thể thức vô cùng linh diệu đó là lưu lại bản thân Chúa dưới hình thức nhiệm mầu: Chúa lấy bánh mì và rượu nho để biến thành Mình và Máu Chúa, và còn truyền cho các môn đệ được phép làm những việc này để nhớ đến Ngài.

33/ Bữa Tiệc Ly có phải là Thánh Lễ đầu tiên không? Chính Chúa Yesus đã cử hành Thánh Lễ đầu tiên và ban quyền Linh Mục cho các Tông Đồ / Từ đó trở đi cho đến tận thế / mỗi khi Linh Mục trịnh trọng lặp lại lời của Chúa Yesus: Này là Mình Thầy, này là Máu Thầy / khi đó bánh sẽ trở nên Mình Chúa và rượu trở nên Máu Chúa Kitô / Đây là một chân lý cao siêu, vượt quá trí khôn của con người.

34/ Có gì khác nhau giữa bánh, rượu trước và sau khi truyền phép? Nếu chúng ta chạm tới hay nếm thử, chúng ta chẳng thấy có gì khác biệt nhau / Nhưng theo đức tin thì nó lại khác nhau một trời một vực: Một bên là tấm bánh, một bên là Mình Chúa / Một bên là Máu Chúa, một bên là ly rượu tầm thường / Vì thế Giáo Hội đã buộc chúng ta chấp nhận: Đây là Mầu Nhiệm Đức tin.

35/ Tại sao gọi là Bí Tích Tình yêu? Như vậy vì tình yêu mà Chúa Yesus đã tìm phương thế để ở lại với các môn đệ qua mọi thời gian và cho tất cả những ai có lòng tin vào Ngài / Đây là Bí Tích của sự hiện diện vì yêu thương con cái loài người còn ở trần gian.

36/ Thánh Thể còn có tên gọi gì khác nữa? Còn có tên gọi là Bí Tích Hiệp Nhất / Vì qua Bí Tích Thánh Thế chúng ta được kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô và làm cho chúng ta sống bằng chính sự sống của Chúa / Đồng thời khi ta kết hiệp với Chúa / chúng ta cũng sẽ liên kết với nhau / Chúng ta cùng quy tụ lại chung quanh một bàn ăn / Cùng chia sẻ một của ăn/ chúng ta cùng sống bằng Mầu Nhiệm tình thương / chúng ta cùng hiệp nhất với nhau như con cái của một gia đình.

37/ Chúng ta phải sống Mầu Nhiệm Thánh Thể như thế nào? Chúa Yesus thiết lập Bí Tích này trong bầu khí thân tình của 1 bữa ăn từ giã / Bánh và rượu Chúa Yesus trao cho các môn đệ, để họ cùng ăn cùng uống trong tình huynh đệ / Chính vì sự chia sẻ này như là một dấu chỉ để các môn đệ cùng nhớ đến Ngài.

38/ Từ ý thức chia sẻ này, đòi buộc chúng ta phải sống như thế nào? Chúng ta sống hiệp nhất, yêu thương và chia sẻ nên chúng ta không thể đóng khung những buổi cử hành Thánh Thể này trong khuôn viên nhà thờ mà Chúa đòi buộc chúng ta phải sống Mầu Nhiệm yêu thương này ngay trong cuộc sống hằng ngày / Chúng ta không thể cử hành Bí Tích này một cách trung thực nếu chúng ta vẫn sống dửng dưng ích kỷ, không muốn quan tâm đến cuộc sống của anh chị em chung quanh / Nếu chúng ta nghèo của cải vật chất, chúng ta hãy chia sẻ cho họ tình yêu thương, sự thông cảm, vị tha, bác ái dưới mọi hình thức khác và với hết thảy mọi người!

39/ Trong Bí Tích Thánh Thể có ẩn chứa thứ gì? Trong đó có chính Chúa Yesus thật sự / Bánh rượu sau khi truyền phép, đã trở nên Mình và Máu Chúa Kitô / Chúng ta phải luôn siêng năng tham dự Thánh Lễ / Mỗi lần chúng ta dâng lễ là chúng ta cử hành việc Chúa lập Phép Thánh Thể.

40/ Tại sao chúng ta phải Rước Lễ mỗi khi tham dự Thánh Lễ? Khi Rước Lễ là chúng ta kết hiệp với Chúa Kitô, chúng ta hiệp nhất với nhau / Chúa sẽ tăng thêm sức mạnh và nghị lực cho chúng ta đi trên con đường lữ thứ trần gian và bảo đảm cuộc sống đời đời cho chúng ta / Vì bàn tiệc Thánh Thể là điểm hẹn kỳ diệu, nơi đó chúng ta được nối kết với Đức Kitô và nối kết với anh em / để cùng nhau xây dựng thế giới này công bằng và yêu thương hơn.

Cầu nguyện:

Bí Tích Thánh Thể là Bí Tích Tình yêu, là điểm hẹn diệu kỳ giữa Thiên Chúa và con người / Lạy Chúa, linh hồn chúng con luôn yếu đuối và tội lỗi / Xin Chúa ban sức mạnh để chúng con luôn khao khát mến Chúa qua việc dọn lòng sốt sắng, giữ lòng sạch tội và rước Chúa hằng ngày.****

 

 

Bài 4: RƯỚC THÁNH THỂ

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

41/ Bốn khung cảnh nào trong Tin Mừng nói lên Bí Tích tình yêu? Có 4 khung cảnh: a) Tiệc cước Cana / b) Phép lạ 5 chiếc bánh và 2 con cá / c) Bữa Tiệc Ly / d) Bữa ăn cho 3 người ở làng Emmaus.

42/ Phép lạ nước hóa rượu nói lên điều gì? Người Do Thái sống bằng nghề trồng nho và chăn nuôi / Cây nho hút nước từ lòng đất, nhờ phối hợp các dưỡng chất dưới lòng đất và ánh sáng mặt trời, giúp cho cây nho sinh trái, thành chùm nho ngon ngọt / Người ta thu hái quả nho, ép lấy nước, ủ với men để trở thành rượu nho / Chúa Yesus làm phép lạ biến nước lã thành rượu giúp cho đôi tân hôn khỏi bẻ mặt vì đám cưới giữa chừng thiếu rượu / Chúa làm phép lạ đầu tiên này để củng cố lòng tin của các môn đệ mới đi theo Chúa / Cũng như để chuẩn bị cho việc biến rượu nho thành Máu của Chúa sau này.

43/ Phép lạ hóa bánh nói lên điều gì? Vào thời Chúa Yesus hay thời nào cũng vậy, phép lạ cũng từng luôn xảy ra trên cánh đồng lúa mì: vào mùa xuân chủ ruộng chỉ gieo có 5 thùng lúa mì mà đến khi mùa, họ gặt được cả nghìn thùng / Thời Chúa Yesus, dân chúng cũng được ăn bánh no nê ở phép lạ hóa bánh ra nhiều / Khi làm phép lạ, không những Chúa cho dân chúng đang đói được ăn no nê / mà còn nhân cơ hội này / Chúa giải thích cho họ về Bánh Hằng Sống: “Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời …. Bánh Tôi ban tặng chính là Thịt Tôi, để cho thế gian được sống”.

44/ Bữa Tiệc Ly nói lên điều gì? Đây là bữa tiệc Vượt Qua / Cũng là bữa tiệc cuối cùng, Chúa Yesus từ giã các môn đệ trước khi lên đường chịu chết / Trong bữa tiệc này, Chúa Yesus đã lập phép Thánh Thể / Chúa đã biến bánh không men trở thành Thịt của Ngài và rượu nho trở thành Máu Ngài làm của ăn uống mang lại ơn cứu độ cho muôn người / Sau đó Chúa kết thúc: Đây là Máu giao ước, đã đổ ra vì muôn người.

45/ Bữa ăn tối tại làng Emmaus nói lên điều gì? Đây là Thánh Lễ đầu tiên sau Bữa Tiệc Ly, tại làng Emmaus / Chúa Yesus đã lập lại Bữa Tiệc Vượt Qua trước đó mấy ngày / Thánh Luca thuật lại: “Khi đồng bàn với họ, Ngài cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ…”.

46/ Bốn khung cảnh ấy nói lên điều gì? Cả 4 khung cảnh đều nói đến sự liên quan đến việc Chúa Yesus lập phép Thánh Thể / Mình Máu Chúa Kitô là món quà quý giá nhất mà Chúa Yesus có thể trao tặng cho loài người / Mầu Nhiệm tình yêu này đã vượt quá mọi cảm nghĩ của chúng ta / Chúa Yesus đã tự hiến cho chúng ta cách trọn vẹn nhất bằng việc ban tặng chính bản thân Ngài / làm đồ ăn thức uống nuôi dưỡng đức tin của chúng ta / và ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế / Điều đó bảo đảm cho chúng ta được sống muôn đời / chỉ có người cha thương con tột cùng mới có sáng kiến trao tặng cho con mình món quà kỳ diệu như vậy.

47/ Giá trị của Bí Tích Thánh Thể như thế nào? Chúng ta đều biết giá trị to lớn và cao cả của Thánh Thể Chúa / Chúng ta cũng dư biết những lợi ích quý giá của việc Rước Lễ / làm cho chúng ta kết hiệp mật thiết với Chúa và sống trong tình liên kết với các anh em tín hữu khác vì chúng ta cùng chia sẻ một thứ lương thực trường sinh và một sự sống hiệp thông với nhau / Nên Thánh Phaolô đã nói: Chúng ta ăn Mình Chúa, nên tất cả đều như một trong Chúa.

48/ Khi chúng ta Rước Lễ, chúng ta ước mong điều gì? Việc Rước Lễ đảm bảo cho chúng ta sự sống đời đời / Nghĩa là khi chúng ta đến với Chúa, tin vào Chúa, ăn Thịt Chúa, là chúng ta đã lãnh nhận sự sống ngay từ bây giờ / Thế nên mỗi lần chúng ta lãnh nhận Thánh Thể là chúng ta lãnh nhận chính mầm sự sống đời đời / Ai trong chúng ta sống cũng ước mong được ăn no, mặc ấm, mà còn muốn ăn ngon mặc đẹp và sống hạnh phúc! Người càng giàu có càng ước muốn thêm / Vậy chúng ta có muốn sau khi sống 60-70 năm 80 năm ở trần thế này, sau đó chúng ta lại được sống hạnh phúc bên Chúa không? Hãy đến với phép Thánh Thể, hãy hết lòng tin tưởng và siêng năng lãnh nhận.

49/ Khi tham dự Thánh Lễ, chúng ta thường thấy hiện tượng gì? a) đi ăn ngó / b) chưa hiểu giá trị / c) Rước Lễ không phải là phần thưởng cho kẻ sạch tội mà là ân huệ cho người tội lỗi / Đi ăn tiệc mà không ăn là đi ăn ngó / đi nhìn người khác ăn / Đi dự lễ mà không Rước Lễ vì không thấu hiểu giá trị đích thực của Bí Tích Thánh Thể / là từ chối nhận ân huệ lớn lao / là đi dự Thánh Lễ không trọn vẹn / Rước Lễ là phần thưởng cho người sạch tội và cũng là ân huệ cho kẻ có tội, giúp cho họ sống tốt hơn, thánh thiện hơn.

50/ Dự lễ không trọn vẹn là thế nào? Là không thể Rước Lễ được do mắc vạ, do rối đạo, đang tức giận muốn trả thù ai / Đang có tội trọng / Đang khô khan nên không muốn Rước Lễ / Có những người khác siêng năng Rước Lễ nhưng chỉ làm theo thói quen / Rước vì sĩ diện, thiếu sự chuẩn bị / như một hình thức bên ngoài / không cảm ơn Chúa sau khi Rước Lễ / Thật có ít vị khách nào mà chủ nhà chịu đón tiếp lạnh nhạt như vậy! Có những người Rước Lễ xong là quay về ngay, không cảm ơn gì cả / Có vị ân nhân nào bị coi thường như thế không?

51/ Tóm lại: chúng ta hãy tôn kính và yêu mến phép Thánh Thể, hãy siêng năng Rước Lễ / trước khi đó, ta phải dọn lòng đàng hoàng, kỹ càng, thật xứng đáng / sau đó cảm ơn Chúa thật nhiều, cảm ơn cả ngày như Đức Mẹ thì quá tốt / Có như thế ta sẽ nhận được nhiều ơn ích bởi Thánh Thể Chúa, và đáng được Chúa Yesus chúc phúc!****

 

TÓM Ý

1/ Ai là vị Linh Mục đời đời theo phẩm hàm Melkisede? Vị Linh Mục thượng phẩm là chính Chúa Yesus. Chúa Yesus đã thiết lập và cử hành Thánh Lễ đầu tiên vào chiều thứ năm tuần Thánh. Nếu không có Chúa Yesus thì chẳng có Thánh Lễ nào, từ ngày đó đến nay Chúa Yesus đã cử hành các Thánh Lễ qua bàn tay của Linh Mục. Như vậy Chúa Yesus là Linh Mục đời đời theo phẩm hàm Melki-se-de.

2/ Chức Linh Mục do ai thiết lập? Chúa Yesus thiết lập chức Linh Mục vào chiều ngày thứ năm tuần Thánh. Linh Mục là người đã được lãnh bí tích Truyền Chức Thánh do Chúa Yesus, do các Tông Đồ và ngày nay do các Giám Mục.

3/ Nhiệm vụ của các Linh Mục: Linh Mục được quyền dâng hy tế Thánh Thể. Linh Mục có quyền rao giảng Lời Chúa, tha thứ tội lỗi cho Giáo dân và cử hành các bí tích.

4/ Vai trò của Giáo Dân trong các Thánh Lễ: Trong các Thánh Lễ, người Giáo dân không được có thái độ thụ động, lơ mơ hay ngủ gục, không phải như người đi xem kịch, hay đi xem phim, nhưng chúng ta phải kết hiệp tâm tình, hiệp dâng Thánh Lễ với những cử chỉ và các lời Linh Mục đọc. Giáo Dân phải cùng cử hành, cùng dâng lễ vật với Linh Mục là chủ tế trên bàn thờ.

5/ Nhiệm vụ của Giáo Dân là gì? Vào ngày chịu phép rửa tội, chúng ta cũng đã được thánh hiến cho Thiên Chúa, như thế chúng ta cũng được tham dự vào chức vụ Linh Mục của Chúa Yesus. Đây là Linh mục cộng đồng của mọi tín hữu, khác với chức Linh Mục thừa tác của những người được tuyển chọn qua bí tích Truyền Chức Thánh.

6/ Vì sao Giáo Dân được vinh dự như thế? Trong các Thánh Lễ, Giáo Dân cũng thi hành chức vụ Linh Mục, cũng cộng tác với Chúa Yesus, cũng góp phần bằng những lễ vật từ cuộc đời của chúng ta, bằng những công lao vất vả mà chúng ta gặp phải hằng ngày. Nhiều người nghĩ sai rằng: Việc này của Chúa Yesus, của các Linh Mục, còn tôi thì tha hồ lo ra chia trí. Nếu hiệp dâng Thánh Lễ sốt sắng, chúng ta sẽ gặt hái được nhiều ơn ích.

7/ Hiến Mình, hiến Máu là gì? Hiến máu cứu được nhiều người thoát chết, hiến máu là ban tặng sự sống, đây cũng là hình ảnh cuộc hiến mình của Đức Kitô trên Thập Giá. Trong bữa tiệc ly, Chúa Yesus cũng cho biết: Ngài sẽ đổ Máu ra để cứu thế giới, Máu cứu sống, Máu thiết lập giao ước, Máu tha tội.

8/ Ý nghĩa hình ảnh Chiên Vượt Qua: Máu cứu sống được diễn tả qua hình ảnh Chiên Vượt Qua / Để cứu Do Thái ra khỏi ách nô lệ Ai Cập, Chúa truyền mỗi gia đình phải giết một con Chiên còn trong sạch, lấy máu chiên bôi lên cửa nhà. Hôm ấy Thiên Thần Chúa sẽ đến từng nhà để trừng phạt người Ai Cập, nhà nào có bôi máu Chiên thì được cứu thoát.

9/ Lễ Chiên Vượt Qua là gì? Để tưởng niệm việc dân Do Thái được Thiên Chúa cứu sống khỏi ách nô lệ Ai Cập. Từ đó hằng năm vào đúng ngày này, người Do Thái vẫn giữ tập tục giết Chiên để mừng lễ, đây gọi là lễ Chiên Vượt Qua. Khi Chúa Yesus hiến mình vào dịp lễ Vượt Qua, Chúa Yesus trở thành con Chiên Vượt Qua mới.

9/ Máu giao ước ký kết vào lúc nào? Máu giao ước được diễn tả qua nghi lễ ông Moisen cử hành dưới chân núi Sinai. Khi thanh niên Do Thái giết chiên và bò tơ làm của lễ tế cho Thiên Chúa, ông Moisen lấy một nửa phần máu đổ vào chậu, một nửa kia thì rảy lên bàn thờ. Sau đó ông lấy sách Giao Ước lên đọc cho dân nghe, sau khi dân thề hứa chấp nhận , ông Moisen lấy máu rảy lên dân chúng và nói : "Đây là Máu giao ước Thiên Chúa thiết lập với anh em".

11/ Tập tục uống máu ăn thề: Tại Việt Nam cũng như các nước Á Đông có tập tục uống máu ăn thề, khi muốn giao kết với nhau điều gì, mỗi người lấy một chút máu của mình ,cùng hòa chung vào một chén rượu, sau đó mọi người chia nhau cạn chén. Việc này nói lên sự đồng tâm nhất trí và trở nên ruột thịt với nhau hơn, có thể sống chết vì nhau .

12/ Ý nghĩa của Máu Giao Ước: Chúa Yesus đã đổ máu ra để lập giao ước mới giữa loài người với Thiên Chúa và giữa con người với nhau. Nhờ máu giao ước này mà con người trở nên con cái của Thiên Chúa và trở nên anh em ruột với nhau.

13/ Ý nghĩa của Máu tha tội: Trong Cựu Ước, khi dâng lễ vật đền tội người ta xẻ thịt một con vật để dâng lên cho Thiên Chúa, Thầy Cả lấy máu con vật rảy lên cho tội nhân để ban ơn tha tội. Khi ta rước Mình Máu Chúa Kitô, ta cũng được tha tội, Máu ấy rảy lên linh hồn ta, để rồi linh hồn chúng ta được hoàn toàn giải thoát.

14/ Ý nghĩa từ việc Máu Chúa Yesus đổ ra: Chúng ta được ơn cứu độ là nhờ Đức Yesus đã tự hiến mình vì chúng ta, dòng máu Chúa Yesus đổ ra đến đâu đem lại sự sống đến đó, cũng mang ơn tha tội đến đó. Chúng ta hãy cảm tạ vì Chúa đã đổ máu ra để cứu chuộc chúng ta.

15/ Cách chúng ta đáp lại tình Chúa thế nào? Chúng ta đáp lại bằng cách siêng năng đến lãnh nhận, siêng năng đến thờ lạy Chúa trong Bí Tích Thánh Thể, và siêng năng kết hợp với Chúa Yesus qua các Thánh Lễ, và quên mình hiến thân phục vụ anh em đồng loại.

16/ Ơn ích từ việc dâng Thánh Lễ: Trong các việc lành chúng ta quen làm, tham dự Thánh Lễ Missa mang lại nhiều ơn ích nhất vì nó giúp ta sống vững mạnh trong tình yêu Chúa, nó giúp ta có được sự sống đời đời. Một Thánh Lễ dâng thật sốt sắng sẽ cứu được hàng triệu linh hồn.

17/ Câu chuyện bà Suzanna ở Armenia: Hai mẹ con bà bị chôn vùi dưới đống đổ nát của một tòa nhà cao tầng trong một trận động đất vào năm 1981, bà đã cứu sống đứa con gái bằng cách chích máu từ ngón tay cho con gái uống trong suốt thời gian hoạn nạn, nhờ đó  cả hai mẹ con cùng được cứu, đứa bé gái sống nhờ máu của bà.

18/ Ý nghĩa từ lời mời gọi: Chúa Yesus thiết lập bí tích Thánh thể được thể hiện như là giao ước mới, Chúa Yesus cầm bánh rượu, đọc lời chúc tụng và mời gọi: "Các con hãy cầm lấy mà ăn, mà uống". Đây là thịt máu Chúa chứ không phải là thịt và máu Chiên Bò, mà là máu của chính Con Một Thiên Chúa, Máu này có hiệu lực Thanh Tẩy tội lỗi ngay tức khắc.

19/ Ý nghĩa của việc ăn thịt Chiên: Trong Lễ Vượt Qua, người ta cùng nhau ăn thịt con Chiên chịu sát tế, cử chỉ Chúa Yesus bẻ bánh cũng ám chỉ thân xác Chúa bị xâu xé, hiến thân cho người khác. Điều này làm nổi bật ý nghĩa của hy lễ Vượt Qua nơi bàn tiệc Thánh Thể.

20/ Ý nghĩa của việc cử hành Thánh Lễ hôm nay: Cũng kể từ đó, qua muôn thế hệ, mỗi lần cử hành bí tích Thánh thể, Giáo Hội một mặt tái diễn, mặt khác hiện tại hóa cuộc hiến tế của Chúa Yesus. Đây vẫn là một hy tế, nhưng hy tế này không đổ máu chứ không phải là một màn kịch được tái diễn. Bởi vì nhân loại tội lỗi quá nhiều, nên Chúa Yesus cứ phải hiến thân dâng hy tế lên cho Chúa Cha hằng giây hằng phút.

21/ Giáo dân đóng vai trò gì trong các Thánh Lễ? Theo như lời Chúa Yesus truyền dạy: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Hằng  ngày, đặc biệt trong ngày Chúa Nhật, Giáo hội muốn nhắc cho con cái mình nhớ đến tình yêu của Đấng đã hiến mình vì nhân loại. Vì thế chúng ta đến dự không phải như người đi xem kịch nhưng là để hiệp thông với Đức Ki-tô trên bàn thờ.

22/ Chúng ta có lễ vật gì để dâng lên cho Chúa? Chúng ta không có lễ vật gì ngoài những sự kiện xảy ra trong đời sống của chúng ta như là những hy sinh, đau khổ, trái ý, những thứ đó như dấu chỉ tình yêu chúng ta dâng lên cho Thiên Chúa nhằm đáp lại tình yêu của Đấng đã liều thân hiến mình vì nhân loại.

23/ Ý nghĩa của Mầu Nhiệm Thánh Thể: Bí Tích Thánh Thể là để tạo mối tương quan ân tình giữa Thiên Chúa và cá nhân mỗi người, mà còn mở rộng ra tới mọi người. Do vậy Mầu Nhiệm Thánh Thể còn được gọi là Mầu Nhiệm chia sẻ để cùng nhau ăn uống trong tình huynh đệ và cũng là dấu chỉ để các Môn Đệ nhớ đến Thầy mình.

24/ Thánh Lễ đòi buộc chúng ta phải làm gì? Hành động chia sẻ này còn đòi buộc chúng ta không được đóng khung trong nhà thờ, nhưng mọi người phải sống Mầu nhiệm yêu thương ấy ngay trong cuộc sống đời thường của mình . Sẽ không trung thực nếu chúng ta vẫn cứ sống dửng dưng, ích kỷ, bưng tai bịt mắt trước cảnh anh em bị thiếu thốn, khốn cùng. Họ vừa đói cơm bánh, lại vừa đói khát chân lý ,tình thương .

25/ Nơi bàn tiệc Thánh Thể phải là sự hiệp thông: Bàn tiệc Thánh Thể là nơi chia sẻ Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô, Đấng đã hiến mình cho hy tế tình yêu. Chúa Yesus sẽ hiệp thông với chúng ta và giúp chúng ta hiệp thông với anh em bằng cuộc sống yêu thương phục vụ. Bàn tiệc Thánh là điểm hẹn diệu kỳ, là nơi mọi người cùng xây dựng một thế giới công bằng, yêu thương, đang lúc chúng ta chờ đợi bàn tiệc vĩnh cửu trên Thiên Quốc.

26/ Đất Thánh ở đâu, Chúa Yesus chịu chết ở đâu? Ngày nay nhiều người đi viếng đất Thánh, muốn nhìn tận mắt những nơi Chúa đã sinh ra, đã sống, đã đi qua. Nhiều người rất lấy làm vinh dự khi được sống, được hít thở bầu không khí mà Chúa Yesus đã từng sống. Điều đó có giúp cho chúng ta yêu Chúa nhiều hơn không? Chúng ta hãy lắng nghe lời của một cậu bé bản địa trả lời: Chúng ta chẳng cần phải sống ở đây để có thể yêu Chúa nhiều hơn. Bây giờ Chúa Yesus đã ở khắp mọi nơi trên thế giới”. Ngày nay mọi nơi đều là đất Thánh, bởi vì bất cứ chỗ nào chúng ta đang ở trên thế giới này, chúng ta cũng đều đang ở trên đất của Chúa Yesus. Hôm nay chúng ta đang mừng Lễ tại chính quê hương mình, chúng ta được nhắc nhớ lại vào ngày thứ năm Tuần Thánh, lúc lần đầu tiên Chúa Yesus đã nói lời này: Đây là Mình ta, đây là Máu ta … Những lời trên đây được lặp lại trên khắp thế giới, cũng có nghĩa là Chúa Yesus đang hiện diện khắp nơi, những nơi mà người ta tôn kính yêu mến Ngài, còn những nơi mà người ta xua đuổi Chúa như ở Nazaret thì chắc chắn là Chúa Yesus không thể ở đó, bởi vì nơi đó họ không tin, không yêu mến Ngài. Vậy thì chúng ta đến đó làm gì nếu nơi đó không có Chúa hiện diện ???   ****

 Giuse Luca / Kinh Thánh Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 3926
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  20
 Hôm nay:  5780
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11423614
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top