Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tim hiểu Tin Mừng CN XII Thường Niên B - GIUSE LUCA

CHÚA NHẬT XII TN B 

ĐỀ TÀI: CHÚA GIESUS DẸP YÊN SÓNG GIÓ

 

TUNG HÔ TIN MỪNG:  Lc 7,16

Halêluia. Halêluia. Vị ngôn sứ vĩ đại đã xuất hiện giữa chúng ta, và Thiên Chúa đã viếng thăm dân Người. Halêluia.

PHÚC ÂM:  Mc 4, 35-41.

“Người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh?”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:

35 Hôm ấy, khi chiều đến, Đức Giê-su nói với các môn đệ: "Chúng ta sang bờ bên kia đi!" 36 Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền; có những thuyền khác cùng theo Người. 37 Một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước.38 Trong khi đó, Đức Giê-su đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói: "Thầy ơi, chúng ta chết mất, Thầy chẳng lo gì sao? "39 Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển: "Im đi! Câm đi! " Gió liền tắt, và biển lặng như tờ.40 Rồi Người bảo các ông: "Sao nhát thế? anh em vẫn chưa có lòng tin sao? "41 Các ông sợ hãi, kinh hoàng và nói với nhau: "Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh? " ****

Đó là lời Chúa.

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

---//---

1/ Mô tả hoạt động của biển hồ Tiberiat.

2/ So sánh 2 câu nói Chúa Yesus truyền cho biển lặng sóng yên và quỷ nhập phải xuất ra.

3/ Sự bình an có tự nơi đâu ?

4/ Ý định của Chúa Yesus khi giả vờ đi xa là gì ?

5/ Ý nghĩa của việc Chúa Yesus ngủ.

6/ Vì sao Chúa phải giả vờ ?

7/ Tại sao Chúa muốn rèn luyện chúng ta?

8/ Thử thách giúp ích gì cho ta ?

9/ Nhờ đâu chúng ta biết trông cậy Chúa ?

10/ Do đâu đức tin của ta thêm mạnh ?

11/ Tại sao Chúa muốn thử ta ?

12/ Lời van xin của các Tông đồ mang ý nghĩa gì ?

13/ Tại sao ta cần tự vấn lương tâm ?

14/ Chúng ta phải làm gì trước khi khởi hành ?

 

15/ Chúng ta sẽ phản ứng thế nào khi có chuyện bất ngờ xảy ra ?

16/ Phản ứng của cá nhân mỗi người.

17/ Ngày xưa ông bà ta đã làm gì khi gặp nạn ?

18/ Bài học ta cần rút ra là gì ?

19/ Tôi sẽ phản ứng thế nào khi gặp nạn ?

20/ Các Môn đệ trong bài Phúc Âm đã làm gì ?

21/ Những sự cố xảy ra sẽ giúp ích gì cho ta ?

22/ Điều chúng ta thường thắc mắc là gì ?

23/ Tại sao Chúa Yesus lại ngủ ?

24/ Điều chúng ta mong muốn là gì ?

25/ Điều Chúa Yesus đòi hỏi là gì ?

26/ Chúng ta phải biểu lộ lòng tin như thế nào ?

27/ Đến lúc nào thì đời ta mới được bình yên ?

28/ Muốn được bình an, chúng ta cần phải làm gì ?  ****

                                                                                                                                               

Bài 1: LỢI ÍCH TỪ NHỮNG THỬ THÁCH

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Mô tả về hoạt động của Biển Hồ: Biển Hồ Galilê nổi tiếng về bão tố, những cơn bão đến hết sức thình lình với sức tàn phá kinh khủng. Hồ có chiều dài 21 km, rộng 13 km. Diện tích 166 km², sâu trung bình 25.6 mét, sâu tối đa 43 mét, thấp hơn mực nước biển là 209 mét. Là hồ nước ngọt thấp nhất trên trái đất.(và có độ sâu thứ nhì so với biển chết )

2/ So sánh bão tố với việc quỷ nhập vào con người: Thật thú vị khi ghi nhận lại việc Chúa Yesus truyền cho sóng và gió hoàn toàn giống với lời Chúa Yesus truyền cho người bị quỷ ám trong (Mc 1,25). Sức mạnh phá hủy của bão tố không khác gì sức mạnh tàn phá của ma quỷ khi nó nhập vào con người. Dân Israel vào thời ấy tin rằng quyền lực xấu xa của ma quỷ cũng đang hoạt động trong lĩnh vực thiên nhiên.

3/ Sự bình an từ nơi Chúa Yesus: Ra khơi với Chúa là ra khơi an toàn, ngay cả trong bão tố. Đây là sự thật cho mọi trường hợp, đây cũng không phải là điều chỉ xảy ra một lần mà có thể vẫn xảy ra cho chúng ta. Trong sự hiện diện của Chúa Yesus, chúng ta vẫn có được sự bình an ngay cả trong bão tố khủng khiếp nhất của cuộc sống.

4/ Một sự giả vờ đáng yêu: Một bà mẹ trẻ giả vờ trốn đứa con nhỏ, để nó phải lo âu đi tìm. Và khi thấy nó đã lo âu đến tuyệt vọng, sắp khóc đến nơi. Bấy giờ người mẹ mới xuất hiện / vừa thấy lại người mẹ, đứa trẻ đã vui mừng khôn xiết. Lúc đó nó càng yêu mến và bám chặt lấy mẹ nó hơn nữa.

5/ Một lần Chúa Yesu giả vờ đi xa hơn: Chúa Yesus cũng có lần giả vờ như thế, một lần giả vờ được chính thức ghi lại trong Tin Mừng là khi Chúa Yesus cùng hai môn đệ trên đường đi Emmaus, khi đã đến nơi, Người giả vờ như muốn đi xa hơn, làm cho hai môn đệ phải tha thiết nài nỉ thì người mới chịu ở lại. Khi Chúa Yesus ở lại thì các môn đệ vui mừng khôn xiết. Niềm vui lên tới tuyệt đỉnh khi các môn đệ nhận ra Chúa lúc Người bẻ bánh.

6/ Chúa Yesus giả vờ nằm ngủ: Hôm nay Tin Mừng không chính thức ghi lại, nhưng chúng ta có thể đoán biết là Chúa Yesus đang giả vờ, vì sóng to gió lớn dập vùi làm cho thuyền chòng chành, nghiêng ngả nước tràn vào đến nỗi thuyền có nguy cơ bị chìm. Các tông đồ xôn xao chạy ngược xuôi, hò hét nhau tìm cách tát nước ra / giữa khung cảnh như thế làm sao Chúa Yesus có thể ngủ ngon lành được? Chỉ có thể là giả vờ và việc giả vờ của Chúa phát xuất từ tình yêu.

7/ Chúa giả vờ vì muốn ta đáp lại tình yêu thương: Đó là sự thông thường trong tình yêu. Khi ta yêu ai, ta cũng cũng muốn được đáp trả, Chúa Yesus cũng có tâm tình như vậy. Chúa tha thiết yêu ta, Chúa luôn mong ta gắn bó bên Người, nên đôi khi Chúa giả vờ lãng quên, để ta nhớ mà chạy đến với Chúa, gắn bó với Chúa hơn. Như đứa bé cần đến mẹ, thiết tha đi tìm mẹ, hốt hoảng vì không thấy mẹ. Chúa cũng mong ta cần đến Chúa, tha thiết đi tìm Chúa, hốt hoảng lo âu khi thấy vắng bóng Chúa.

8/ Chúa muốn rèn luyện ta nên người: Vì yêu thương ta, Chúa muốn gởi những thử thách tới, cuộc đời giống như mặt biển mênh mông, mỗi người là một con thuyền lênh đênh trên mặt nước, sóng gió giống như những thử thách trong cuộc đời, những thử thách Chúa gởi đến để giúp ta trưởng thành hơn.

9/ Thử thách giúp ta nhận ra mình là ai: Bình thường ta hay nghĩ mình chẳng kém thua ai, nhưng khi gặp thử thách thì mới biết mình yếu đuối. Thánh Phê-rô thấy Chúa đi trên mặt nước thì cũng tưởng là mình đi được. Nhưng chỉ mới bước mấy bước đã chìm, các tông đồ là những bạn chài đã quen với sóng nước thế mà các ông vẫn kinh hoàng trước bão tố. Họ đã chứng kiến bao phép lạ nhưng khi gặp bão, họ vẫn kinh hoàng, thử thách giúp ta biết mình. Biết như vậy để thêm khôn ngoan, thêm trông cậy, và nhất là cần rèn bản thân để trở nên tiến bộ hơn.**

10/ Thử thách giúp ta biết trông cậy Chúa hơn: Có thử thách mới biết sức mình, mới biết việc đó ở ngoài tầm tay của mình. Những việc khó đó chẳng ai có thể giúp mình ngoài Chúa ra. Vì thế, khi gặp nhiều thử thách, nó giúp ta trông cậy phó thác vào Chúa hơn, gặp thử thách như thế nó sẽ giúp ta biết: Chẳng ai yêu thương ta bằng Chúa, Chúa cũng chẳng để ta  quá sức chịu đựng. Ta sẽ biết yêu mến Chúa hơn.

11/ Thử thách giúp Đức Tin của ta thêm vững mạnh: Chẳng có thử thách nào kéo dài mãi, Chúa chỉ để cho ta chịu đựng một thời gian thôi, rồi Chúa sẽ can thiệp như bài Phúc Âm hôm nay Chúa đã cho sóng yên, biển lặng. Khi biển lặng rồi các môn đệ càng vững tin vào Chúa hơn, các Ngài sẽ không còn cuống quýt, lo sợ mà càng trở nên từng trải, vững vàng hơn.

12/ Chúa thử vì yêu ta: Đời sống không thể thiếu thử thách, Chúa vì yêu ta nên làm phép thử, để rèn luyện ta nên người. Nếu ta biết Chúa luôn ở bên ta, ta sẽ vững tin, trông cậy phó thác và hãy tận dụng những khó khăn để đức Tin của ta thêm vững mạnh. Mọi thử thách rồi cũng sẽ qua đi, mọi thử thách nếu ta có lòng tin, nó sẽ là cơ hội để cho ta thêm lòng trông cậy Chúa.

13/ Ý nghĩa của lời van xin: Các tông đồ đang ở trong tình thế hoảng hốt, tuyệt vọng, lời van xin của họ dễ bị sóng biển vùi lấp. Lạy Thầy, xin cứu chúng con, có thể là Chúa Yesus lên tiếng trách cứ các ông. Thế nhưng lời van xin ấy xem ra rất bình thường, rất gần gũi với chúng ta. Lời van xin ấy xuất phát từ những tạo vật nhỏ bé, như các ông muốn nói lên rằng: Vấn đề thật vô phương cứu chữa, chỉ có Chúa mới có thể giúp chúng  con .

14/ Mỗi người cần tự vấn lương tâm / khi đối diện với những con người như chúng ta hôm nay, một câu hỏi được đặt ra: Liệu chúng ta còn nghe thấy những lời van xin đầy tin tưởng và hy vọng như thế nữa hay không? Nếu chúng ta đi hỏi những người lính chiến rằng: Vào những lúc phải đối mặt với hiểm nguy, có bao giờ  bạn đã nghĩ tới Chúa và cầu xin Ngài giúp đỡ hay không? Hầu như tất cả đều trả lời là không. Con người thông thường chỉ lo cho những thứ khác mà ít khi lo tới linh hồn mình. Bởi vì con người luôn sống trong tình trạng thực dụng. Rất ít có ai muốn lo xa, vì thế cho nên Chúa nói: Đường vào hỏa ngục thì thênh thang, nên ai cũng vui vẻ bước tới .****

 

Bài 2: THẦY ĐÂY, ĐỪNG SỢ !

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

15/ Chúng ta cần làm gì trước khi khởi hành? Nếu chúng ta đi hỏi người lái xe và những hành khách trên xe đang lăn bánh chuẩn bị khởi hành: Có bao giờ các bạn nghĩ tới đời sau và cầu xin Chúa phù hộ cho mình trước khi khởi hành?. Có bao giờ chúng ta nghĩ rằng sẽ có lúc chúng ta cần Ngài giúp đỡ? Nếu có thì chỉ có số ít, phần còn lại sẽ trả lời là không.

16/ Một cuộc ghi nhận ngắn: Chiếc tàu Dora đang chở một ngàn bảy trăm hành khách, chẳng may con tàu gặp nạn và chìm dần xuống biển, người ta đã ghi nhận được một cảnh tượng thực tế rất đáng buồn; rất trái ngược trong chính thời điểm hoảng hốt đó: Các cô thì lo giữ lấy đôi giầy của mình, các bà thì lo giữ lấy bộ áo của mình, các ông thì lo giữ lấy ví tiền của mình. Chỉ có 1 em bé năm tuổi là quỳ xuống cầu nguyện.

17/ Phản ứng của bản thân chúng ta là gì? Ngay cả bản thân  mỗi người chúng ta cũng thế, mỗi khi gặp tai ương, hoạn nạn. Chúng ta thường vùng vẫy, kêu gào, chúng ta thường tìm mọi cách để thoát khỏi tai nạn. Nhưng rất ít có người biết mở miệng kêu xin: Lạy Chúa, Xin cứu con kẻo con chết mất, chỉ mình Chúa mới có thể bảo đảm cho con an toàn.

18/ Ngày xưa khi gặp hoạn nạn, ông bà chúng ta làm gì? Ngày xưa mỗi khi mất mùa, đói kém, giặc giã xảy ra, ông bà chúng ta thường kêu cầu, van xin Chúa: Lạy Chúa! Xin giúp đỡ con/ Người ta có lo tổ chức cuộc rước kiệu, những cuộc hành hương để kêu cầu Chúa, người ta tổ chức lần hạt, chầu thánh thể để xin Chúa xót thương.

19/ Ngày nay, khi gặp hoạn nạn, chúng ta thường làm gì? Ngày nay, người ta có rất nhiều phương tiện, như là các loại thuốc trụ sinh,các loại thuốc trị bệnh ,các công ty bảo hiểm, người ta thấy không còn cần đến Thiên Chúa nữa / một điều tệ hơn: Người ta còn muốn trục xuất Thiên Chúa ra khỏi mọi sinh hoạt cá nhân, mọi sinh hoạt xã hội, người ta muốn thay trời làm mưa làm gió, sấm sét, người ta cứ sống như là không còn sự hiện diện của Ngài nữa.

20/ Rút ra từ những điều chúng ta vừa nghe trình bày: Chúng ta sẽ có một kết luận: Bao lâu Chúa Yesus còn ở với chúng ta thì không một tai nạn nào có thể xảy ra. Tuy nhiên, con người thời đại hôm nay lại không muốn hiểu như thế. Do đó, một vấn đề được đặt ra là Chúa Yesus có còn hiện diện trên thuyền đời của chúng ta hay không?

21/ Một câu hỏi dành cho tôi: Tôi đã phản ứng và hành động như thế nào trong những hoàn cảnh đen tối của cuộc đời. Tôi có biết hướng lòng lên tới Chúa và xin Ngài giúp đỡ không? Một câu hỏi mà mọi người cần phải tự mình giải đáp.

22/ Các môn đệ cảm thấy thế nào trước cơn cuồng phong?: Các môn đệ gặp trận cuồng phong trên biển, họ quá kinh hoàng vì thấy mình sắp bị biển đen nuốt chửng. Họ cảm thấy bất lực trước cơn cuồng nộ của sóng gió. Họ đã đánh thức Chúa Yesus để xin Ngài giúp đỡ / cuộc đời nào ai có thể tránh được mọi cơn giông tố.

23/ Điều ta thích và điều ta không thích : Ai cũng thích đời mình luôn gặp biển lặng sóng yên, nhưng giông tố nhất định phải xảy ra, nhờ nó giúp ta nhận ra mình yếu đuối, dễ chao đảo, mong manh, bất lực, không có khả năng để đương đầu với bao thách đố. Giông tố thường đưa ta đến với Chúa Yesus và bảo ta phải phó thác vào sự trợ giúp của Ngài: Chúa ơi! Chúng con chết mất.

24/ Một thắc mắc cần được Chúa trả lời: Một câu thắc mắc hay một lời trách móc? Cái chết thể lý cũng giống như cái chết tinh thần, cái chết của cá nhân, cũng như cái chết của tập thể, cái chết của những công trình mà con người đang muốn đạt được thành công mỹ mãn. Chúa chính là sự sống, sao Chúa lại lặng yên để nhìn chúng con phải chết. Sao Chúa cứ mãi để sự dữ tung hoành trên thế giới: Mà Thầy không thấy lo sao?

25/ Chúa đang thức hay Chúa đang ngủ? Nhiều khi chúng ta cũng trách móc Chúa như vậy, có vẻ Chúa quá vô tư, lãnh đạm, hững hờ. Sao Chúa có thể yên ngủ khi đời con đang gặp giông tố? Chúa Yesus đã thức dậy và ra lệnh cho gió biển: Câm đi, im đi/ Gió dừng ngay và biển cũng lặng xuống. Khi biển lặng đi thì lòng ta cũng nhẹ nhõm, nỗi kinh hoàng đã tan biến, nỗi sợ chết cũng đã bay xa.

26/ Điều chúng ta cần và điều Chúa muốn chúng ta có: Chúng ta không nên đòi phép lạ biển lặng trong đời, nhưng điều quý nhất là xin Chúa cho lòng ta được lặng yên . Lòng lặng không phải vì biển đời đã lặng, mà lòng ta lặng giữa lúc biển đang động. Đó là một phép lạ lớn hơn và cũng là thái độ mà Chúa muốn chúng ta phải có.

27/ Một đòi hỏi của Chúa Yesus: Chúa Yesus hỏi mỗi người: Tại sao các anh lại kinh sợ. Sóng gió có làm gì được các anh đâu ,nếu như Thầy đang ở với các anh trên cùng chung một con thuyền, Chúa Yesus muốn các môn đệ không nên kiếp sợ.

28/ Chúa cần chúng ta biểu lộ lòng tin khi nào? Thầy đã làm nhiều phép lạ trước mắt các anh, vậy mà các anh vẫn chưa có lòng tin ư? Nếu đã có lòng tin thì các anh đâu có cuống cuồng như vậy? Đức Tin chỉ lộ ra khi ta gặp thử thách, Đức Tin chỉ lộ ra khi biển động, hay nói cách khác: Biển động giúp hình thành đức Tin, một cách nói nữa: đức Tin sẽ lớn lên sau mỗi lần biển động.

29/ Lúc nào thì lòng ta mới bình yên: Thuyền đời của người Ki-tô hữu chẳng bao giờ yên ả, nó chỉ thật sự yên khi đã về tới bến. Nhưng lòng ta phải giữ lúc nào cũng bình yên, ngay cả khi chúng ta gọi mà Ngài không thức dậy. Dù ta có gọi Ngài nhiều lần giữa tiếng sóng gió gầm thét. Nhưng ta vẫn luôn tin rằng: Ngài sẽ cứu ta theo cách nào đó của Ngài, chúng ta cần bình tĩnh và yên tâm : Vì Thầy đây, đừng sợ!

30/ Sự sợ hãi giúp gì cho chúng ta? Chúng ta đang ở trong đất liền nên không phải sợ sóng gió, nhưng bù lại chúng ta có biết bao nỗi lo sợ khác : Sợ thất nghiệp, sợ thi rớt, sợ không được yêu, sợ mất uy tín, sợ nghèo, sợ xấu…./ Như vậy, những điều lo sợ trên đây sẽ làm chúng ta bớt vui, bớt tự do, bị căng thẳng, bị lo âu, bị mất bình an, chúng ta hãy mau chạy đến với Chúa nơi bí tích Thánh Thể /chúng ta hãy dâng lên Chúa những lời cầu nguyện. Ít ra cho dù chúng ta chưa thoát được cơn sóng gió, nhưng vì có Chúa ở cạnh, chúng ta sẽ luôn được bình an!****

 

Bài 3: TRÁCH NHIỆM HAY ƠN HUỆ

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

31/ Địa lý của Biển Hồ Galilê: Biển Hồ Galilê nhỏ, chỉ khoảng 21 km từ Bắc chí Nam / Chỗ rộng nhất từ Đông sang Tây là 13 km / Thung lũng Giodan là một vết nứt sâu trên mặt đất và biển Galilê là một phần của vết nứt đó / Nó thấp hơn mặt biển 209 mét ,nên khí hậu ấm áp dễ chịu nhưng cũng đem lại nhiều nguy hiểm / Bên phía Tây có núi non, thung lũng, khe suối / nên khi gió lạnh từ phía Tây thổi tới thì những thung lũng, khe suối tác dụng như một cái phễu lớn / gió bị nén trong đó và thường thổi ào ào xuống hồ bất thình lình với sức mạnh dữ dội / Đến nỗi khi mặt hồ đang phẳng lặng, thình lình trong giây lát có thể biến thành sóng gió gầm thét / Những cơn bão trên Biển Hồ vừa mãnh liệt, vừa bất ngờ / Cảnh tượng trong Phúc Âm kể lại một cơn bão trên Biển Hồ Galilê.

32/ Vì sao Chúa Yesus ngủ? Chúa ngủ do mệt mỏi vì đã dùng thuyền mà giảng dạy cho dân chúng / Dù các ông là ngư phủ chuyên nghiệp và Biển Hồ này là địa bàn hoạt động thường xuyên của các ông! Thế mà các ông vẫn hốt hoảng kêu cứu!

33/ Việc Chúa ngủ trong thuyền giữa cơn bão, dạy chúng ta điều gì? Ai theo Chúa không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió hay là được hưởng an nhàn thư thái / Vì ngay những lúc chúng ta gần Chúa nhất, ngay khi mà linh hồn chúng ta đang sạch tội và tâm hồn đang bình an / Thì giông tố vẫn có thể nổi lên / Chúa không hứa cho chúng ta được an nhàn tự tại ở đời này, nhưng là sống để từ bỏ, để chiến đấu, thậm chí là phải chết!

34/ Có phải các môn đệ có ý trách móc Chúa? Câu nói: “Thầy ơi, chúng ta chết đến nơi rồi, Thầy không lo gì sao?” Biểu lộ sự kinh hãi tột độ và có ý trách móc Chúa chẳng lo lắng gì hết / Ngài hoặc không lo nghĩ hoặc không hay biết gì đến sự nguy hiểm của các môn đệ / Các môn đệ ngày nay cũng có cảm nghĩ này khi bị bão tố cuộc đời vùi dập / Ta thường có ý nghĩ Thiên Chúa đã trở nên lãnh đạm đối với những nhu cầu của chúng ta / Chẳng những chúng ta nghĩ trong đầu mà còn nói ra bằng lời nữa!

35/ Lo hay không lo? Trách nhiệm của Thầy tới đâu? Khi theo Chúa, chúng ta thường có cảm nghĩ: Chúa có nhiệm vụ che chở chúng ta, dù muốn dù không Chúa cũng phải cứu giúp chúng ta / Lòng nghi ngờ tình thương của Chúa đôi khi còn đi kèm với những đòi hỏi vô lý mang tính cách xấc xược / Sự giúp đỡ của Chúa coi như một món nợ phải trả chứ không phải là một ân huệ được ban nhưng không! Ta chỉ được nài xin chứ tuyệt đối không được phiền trách Chúa!

36/ Chúa thể hiện tình thương như thế nào? Chỉ cần một lời phán, làm cho sóng gió phải yên lặng / Đã nhiều lần Chúa tỏ hiện quyền năng, nhưng các ông vẫn sợ vì chưa đủ lòng tin.

37/ Các môn đệ đã sai điều gì? Họ đã nghe đã thấy rõ mọi việc / đáng lẽ họ phải tin rằng: khi đi với Chúa thì họ luôn được yên ổn / Họ luôn có nhiều lý do để ngụy biện cho lòng tin của họ / Vì không chỉ dựa vào phép lạ và lời dạy của một con người từ miền Galilê /  mà cả những phép lạ phi thường của Đấng đã sống lại từ cõi chết / cũng chưa đủ để củng cố lòng tin của họ.

38/ Phép lạ ngày xưa có liên quan gì đến cuộc sống hôm nay? Sự kiện này có lẽ xảy ra vào năm 28/ Việc dẹp yên bão tố trên biển khơi của Chúa Yesus mang nhiều ý nghĩa vào thời đó, vì là một việc lạ lùng / Nhưng đến hôm nay phép lạ ấy hầu như ít có ý nghĩa vì chỉ là một phép lạ lẻ loi / Nếu ý nghĩa chỉ có thế / nhiều người sẽ tự hỏi: tại sao ngày nay Chúa không làm phép lạ nữa? Tại sao Chúa lại để cho những người yêu Chúa phải chết chìm trong biển sâu mà không ra tay cứu vớt? Nếu chúng ta hiểu câu chuyện Phúc Âm chỉ là sự quở trách bão tố thời tiết khiến đầu óc của chúng ta sẽ phát sinh nhiều ý nghĩ làm nặng lòng / Ý nghĩa câu chuyện này khác hơn thế nhiều / Vì nếu có Chúa ở cạnh, chúng ta vẫn sẽ được bình an ngay trong cơn bão tố.

39/ Khi có Chúa, chúng ta có được bình an hay luôn gặp sầu muộn? Sầu muộn đến là việc nó phải đến / Ngài nói với chúng ta về vinh quang của cuộc đời do Ngài biến đổi từ bóng tối của sự chết thành ánh sáng của sự sống vĩnh cửu / Ngài luôn nói với chúng ta về tình yêu của Thiên Chúa và mong chúng ta đón nhận nó bằng bất cứ giá nào! Câu chuyện anh làm vườn và đóa hoa mà anh rất yêu quý, đã bị ai hái mất / Anh vô cùng buồn lòng, bực tức và phát ra những lời phàn nàn / Trong lúc ấy thì anh gặp ông chủ vườn, anh tiếp tục phàn nàn / Chủ vườn nói: Anh yên tâm, chính tôi hái nó / Giữa lúc bão tố sầu muộn đang vây quanh, Chúa Yesus nói với chúng ta rằng: người mà ta yêu thương đã được Chúa cất về, và bảo đảm rằng: rồi đây chúng ta sẽ được gặp lại họ.

40/ Chúng ta phải làm gì khi đứng trước ngã rẽ của cuộc đời? Khi chúng ta gặp bế tắc, không biết đi đâu, không biết làm gì? Chúng ta sẽ quay sang hỏi Chúa: Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì? Con đường đã được khai thông / thảm kịch ở chỗ không phải chúng ta không biết làm gì mà chính vì chúng ta không chịu hạ mình xuống để chịu sự hướng dẫn của Chúa Yesus / Tuân phục ý Chúa là đường đưa đến bình an / Chúa thương ban bình an cho chúng ta trong lo âu, trong bão tố, lo lắng / đó là sự bình an trong tình yêu Thiên Chúa.****

 

Bài 4: CHÚA TỂ CỦA THIÊN NHIÊN

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

41/ Quan niệm của người xưa về trời, đất: Bài đọc 1 hôm nay trích từ sách Gióp / Trong đó có hình ảnh hơi lạ / Đó là một lối diễn tả trời và đất / Theo sự hiểu biết của sách được biên soạn vào thế kỷ thứ 5 Trước công nguyên / Nghĩa là cách đây 2500 năm / Thời đó người ta cho rằng trái đất như một cái đĩa nổi bồng bềnh trên mặt đại dương / Chung quanh và bên dưới trái đất toàn là nước / phía trên trái đất là vòm trời như một cái chụp tròn úp xuốngvà cũng chứa đầy nước / Tất cả nước trên vòm trời và dưới biển đều được chặn lại bởi các cánh cửa / Khi cửa trời mở ra thì nước mưa rơi xuống / Khi cửa biển mở ra thì nước thủy triều dâng lên / Khi cả 2 cửa đều đóng kín trong thời gian dài thì đó là hạn hán / Người giữ quyền đóng, mở cửa là Thiên Chúa / Đây quả là một lối nhìn vũ trụ rất đơn sơ và ngây ngô / Tuy nhiên, chúng ta hãy cảm thông với tác giả vì ông đã sống cách đây 2500 năm / Làm sao ông có thể diễn tả chính xác như các nhà khoa học ở thế kỷ 21 này / Chúng ta chỉ cần ghi nhận tư tưởng của ông đó là: chính Thiên Chúa làm chủ thiên nhiên và điều khiển thiên nhiên để giúp loài người có thể sinh tồn.

42/ Tác giả là người xưa, nhưng được xác nhận một điều hay //  là điều nào? Mặc dù các nhà khoa học không trực tiếp nói Chúa như là chúa tể của thiên nhiên / nhưng các nhà khoa học đã cho thấy thiên nhiên vận hành rất sít sao theo một trật tự / Nhờ thế con người mới có thể sinh tồn được / Ví dụ như: mặt trời, mặt trăng và trái đất, cả ba đều di chuyển không ngừng, theo một quỹ đạo riêng của nó / Nhưng khoảng cách của chúng đã được tính toán và điều khiển chính xác / Chỉ cần trái đất và mặt trời gần nhau hơn một chút nữa thì trái đất sẽ nóng khủng khiếp / Do đó loài người sẽ chết cháy / Ngược lại, trái đất xa mặt trời một chút nữa thì con người sẽ chết cóng vì lạnh / Còn khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng cũng thế / Xích gần hơn chút nữa thì thủy triều sẽ dâng lên phủ ngập trái đất, loài người sẽ chết chìm / còn xa hơn chút nữa thì loài người sẽ chết khô.

43/ Giông bão có lợi hay chỉ là tai họa? Giông bão cũng được xem là có lợi, vì khi một vùng quá nóng, không khí bốc lên cao, tạo thành một khoảng trống / không khí các vùng khác lại ùa về để lấp đầy khoảng trống đó / Dĩ nhiên khi không khí di chuyển với tốc độ nhanh, sẽ tạo ra những luồng gió mạnh / Sẽ làm gẫy cây cối, sập nhà cửa, chết người / Nhưng nếu nhìn hiện tượng ấy một cách bao quát, thì sẽ thấy giông tố có lợi, nhờ đó mà không khí trên mặt đất được điều hòa / sấm sét sẽ đốt cháy, đánh tan những khí độc hại tích tụ trong không gian / Để con người có không khí trong lành mà hít thở.

44/ Ai điều khiển thiên nhiên? Rõ ràng thiên nhiên được điều khiển theo trật tự diệu kỳ bởi một Đấng quyền năng / Vậy Đấng quyền năng ấy là ai? Nhiều người chưa được biết / Nhưng từ xưa tác giả sách Gióp đã biết và gọi đó là Thiên Chúa.

45/ Hôm nay bài tin mừng nói cho chúng ta điều gì? Bài Tin Mừng hôm nay nói đến cơn bão trên Biển Hồ Ghênêzarét / Cũng gọi là hồ Tibêriat, hay là Hồ Galilê / Vị trí hồ như một lòng chảo dưới thấp / Chung quanh được bao bọc bởi núi non / Hồ sâu hơn mực nước biển Địa Trung Hải 209 mét/ Địa thế của hồ quá đặc biệt nên thường gặp giông bão / Bão là do không khí di chuyển nhanh, gặp núi ngăn chặn nên không lướt nhanh đến vùng khác được, luồng gió chạy vòng vòng giữa các rặng núi, tạo thành cơn lốc xoáy và thế là có bão trên mặt Biển Hồ / Tuy nhiên các cơn bão này cũng chóng tan / Hôm ấy Chúa Yesus  và các môn đệ di chuyển bằng thuyền trên mặt Biển Hồ thì gặp cơn bão / Chúa Yesus biết rõ bản chất của các cơn bão nên cứ an tâm nằm nghỉ / Còn các môn đệ thì cuống cuồng / Thầy ơi, chúng con chết mất / Chúa Yesus đã bình tĩnh đứng dậy, ra lệnh cho gió và bão / Qua sự kiện này, Chúa muốn chứng tỏ Ngài là Chúa tể của thiên nhiên và mời gọi chúng ta hãy tin vào Ngài.

46/ Tin vào Chúa là Chúa tể thiên nhiên như thế nào?

a) Đừng kiêu căng.

b) Đừng mê tín dị đoan.

c) An tâm vui sống trong ánh mắt Thiên Chúa quan phòng.

47/ Đừng kiêu căng: Một người có chút ít kiến thức về khoa học, hay có được vài công trình khoa học được ứng dụng trên thiên nhiên đã vội cho mình là giỏi lắm, cho rằng mình có thể điều khiển được thiên nhiên, tự cho mình là chúa tể / Dám phủ nhận cả Thiên Chúa / Thực ra họ chỉ bắt chước những thứ đã có sẵn trong thiên nhiên / Ví dụ: chiếc tàu nổi / gió, buồm! Như thế có gì là giỏi mà dám kiêu căng?

48/ Đừng mê tín dị đoan: Con người luôn kiêu căng tự phụ, vì có chút ít kiến thức khoa học mà dám phủ nhận vai trò của Thiên Chúa / Người mê tín càng không có kiến thức cơ bản về khoa học và về giáo lý nên không đủ tin vào Chúa, chỉ đủ để tin về những điều nhảm nhí / Vì họ ngu dốt nên nhìn đâu đâu cũng cho là thần: thần sấm, thần sét, thần hà bá,… / Coi bệnh tật là do ma quỷ / Thật sự bệnh tật là do thân phận kiếp người / Bệnh thì phải chữa bằng thuốc / Không chữa bằng bùa ngải được.

49/ Tin vào Chúa quan phòng: Chúa là Chúa tể muôn loài, Chúa luôn chăm sóc cho chúng ta vì Đức Yesus phán: “Không một sợi tóc nào rơi mà Ta không biết” / Cuộc đời của kiếp người có thăng có trầm, có khỏe, có đau yếu / Nếu chúng ta biết phó thác mọi sự trong tay Chúa, luôn tin tưởng và làm theo ý Chúa / Chúng ta sẽ không có gì phải sợ hãi.****

 

TÓM Ý

1/ Mô tả hoạt động của biển hồ: Biển Hồ Galile nổi tiếng với những cơn bão hết sức thình lình, nó mang lại sự tàn phá kinh khủng. Biển hồ galile là hồ nước ngọt sâu nhất thế giới, nhưng chỉ thua  biển chết là biển nước mặn. Nó ở độ sâu hơn mực nước biển là 209 mét, nó có chiều dài 21 km chiều rộng 13 km, chỗ sâu nhất 43 mét, sâu bình quân là 25,6 mét.

2/ So sánh câu nói khi Chúa truyền cho bão tố phải lặng yên và quỷ nhập phải xuất ra ở 2 đoạn Phúc Âm của Marco: Câm đi, hãy xuất khỏi người này (Mc 1,25); Im đi, câm đi! (Mc 4,39) cả hai trường hợp đều có sức mạnh tàn phá. Người Do Thái tin rằng quyền lực xấu là do ma quỷ.

3/ Sự bình an có tự nơi Chúa Yesus: Ra khơi với Chúa luôn được an toàn, hay nói cách khác: Có sự hiện diện của Chúa Yesus, chúng ta vẫn có được sự bình an ngay cả trong cơn bão tố khủng khiếp nhất của cuộc sống.

4/ Ý định của Chúa Yesus khi giả vờ còn đi xa: Khi đã đến nơi, Ngài lại còn giả vờ như vẫn muốn đi xa hơn, làm cho các môn đệ phải nài nỉ. Khi Chúa chịu ở lại thì các môn đệ vui mừng khôn xiết. Hai ông đã vui tột đỉnh khi nhận ra Chúa.

5/ Chúa Yesus giả vờ ngủ: Hôm nay, qua đoạn Tin Mừng, chúng ta có thể đoán biết là Chúa Yesus đang giả vờ. Bởi vì sóng to, gió lớn dập vùi làm cho thuyền chòng chành, nghiêng ngả, nước tràn nhiều đến nỗi thuyền có nguy cơ bị chìm. Các tông đồ chạy lao xao, ngược xuôi, đang tìm cách tát nước ra. Với một cảnh tượng như vậy làm sao Chúa Yesus có thể ngủ ngon lành được? Chúa chỉ giả vờ ngủ …/ vì yêu thôi!

6/ Vì sao Chúa muốn giả vờ? Chúa giả vờ vì muốn chúng ta đáp lại tình yêu thương. Khi ta yêu ai, ta cũng muốn được đáp trả. Chúa Yesus cũng có tâm tình như vậy, Chúa rất yêu ta nên luôn muốn ta gắn bó bên Ngài. Đôi khi Chúa cũng giả vờ lãng quên để ta nhớ mà chạy đến bên Chúa. Chúa cũng muốn ta đi tìm Chúa và cảm thấy hốt hoảng khi thấy vắng bóng Chúa.

7/ Vì yêu nên Chúa muốn rèn luyện ta nên người: Vì yêu thương nên Chúa muốn gởi thử thách đến cho ta. Mỗi người là một con thuyền trên biển cả mênh mông / sóng gió như những thử thách của cuộc đời. Những thử thách đó giúp ta trưởng thành hơn trong đức Tin.

8/ Thử thách giúp ta nhận ra sức của mình: Bình thường ta hay nghĩ: Mình chẳng kém thua ai. Nhưng khi gặp thử thách, ta mới biết mình quá yếu đuối. Thánh Phê-rô thấy Chúa đi trên mặt nước quá dễ nên ông tưởng mình cũng đi được, nhưng chỉ đi mấy bước đã chìm. Các ông là bạn chài đã quen với sóng nước, nhưng các ông vẫn kinh hoành trước bão tố. Cho dù các ông đã được thấy biết bao phép lạ/ thử thách giúp ta biết được sức mình để thêm khôn ngoan, trông cậy và tiến bộ hơn.

9/ Thử thách giúp ta biết trông cậy Chúa hơn: Có gặp thử thách các ông mới biết sức mình, mới biết việc đó ở ngoài tầm tay, chẳng có ai có thể giúp mình ngoài Chúa ra. Khi gặp thử thách, chúng ta nên phó thác trông cậy vào Chúa /chúng ta biết chẳng ai yêu ta bằng Chúa, như thế ta sẽ càng yêu Chúa hơn.

10/ Thử thách giúp Đức Tin thêm mạnh: Chẳng có thử thách nào kéo dài mãi, Chúa chỉ để cho ta chịu đựng một thời gian ngắn thôi. Rồi Chúa sẽ can thiệp, như câu chuyện trong bài Phúc Âm hôm nay, khi biển lặng, các môn đệ càng tin vào Chúa hơn.

11/ Chúa thử ta vì Ngài yêu ta: Đời sống không thiếu thử thách. Chúa yêu ta nên làm phép thử để rèn luyện ta nên người. Nếu ta biết Chúa luôn ở cạnh ta, ta sẽ vững tin hơn. Mọi thử thách rồi cũng sẽ qua đi. Nếu gặp thử thách mà ta có lòng tin, ta sẽ trông cậy Chúa hơn.

12/ Ý nghĩa của lời các tông đồ van xin: Các tông đồ đang trong tình thế hoảng hốt, tuyệt vọng. Có thể là Chúa Yesus lên tiếng trách cứ các ông, thế nhưng lời van xin ấy rất bình thường, lại rất gần gũi với chúng ta, lời van xin ấy xuất phát từ một tạo vật nhỏ bé mang ý nghĩa rằng: Chúng con đang gặp vấn đề vô phương cứu chữa, chỉ có Chúa mới có thể giúp.

13/ Một câu hỏi để tự vấn lương tâm: Khi gặp những con người như chúng ta hôm nay, Chúa có còn nghe những lời van xin đầy tin tưởng hy vọng như vậy không? Nếu chúng ta hỏi một người lính chiến thường phải đối diện với kẻ thù, có bao giờ họ nghĩ đến Chúa và cầu xin Ngài giúp đỡ hay không? Con người mang tính thực dụng nên chỉ lo cho những thứ khác mà hiếm khi họ lo cho linh hồn mình. Vì thế nên Chúa mới nói: Đường vào hỏa ngục thì thênh thang…/

14/ Chúng ta thường làm gì trước khi khởi hành? Chúng ta thử hỏi anh tài xế và hành khách trên chuyến xe đò trước khi lăn bánh, có bao giờ họ nhớ tới Chúa và xin Chúa phù hộ cho mình hay không?

15/ Khi nước tới chân, chúng ta phản ứng thế nào? Một chiếc tàu thủy gặp nạn, sắp chìm, người ta ghi nhận được một thực tế đáng buồn: các cô thì lo giữ đôi giầy của mình, các bà thì lo giữ bộ áo của mình, các ông thì lo giữ ví tiến. Chỉ có một em bé là quỳ xuống cầu nguyện.

16/ Phản ứng của mỗi người chúng ta: Khi chúng ta gặp tai ương, hoạn nạn, chúng ta thường vùng vẫy, kêu gào, chúng ta thường tìm mọi cách để thoát khỏi tai nạn, nhưng rất ít người biết mở miệng kêu xin: Lạy Chúa, xin cứu con khỏi chết.

17/ Ngày xưa khi gặp hoạn nạn, ông bà ta thường làm gì? Ngày xưa khi mất mùa, đói kém, giặc giã xảy ra, ông bà chúng ta thường kêu van Chúa: Lạy Chúa, xin cứu giúp chúng con. Rồi sau đó các ngài rước kiệu, đi hành hương, lần hạt để kêu xin Chúa và còn chầu Thánh Thể nữa. Ngày nay khi gặp nạn, chúng ta có quá nhiều phương tiện cứu sống như các loại thuốc men, các công ty bảo hiểm nên người ta thấy không còn cần đến Chúa nữa. Do vậy người ta muốn trục xuất Chúa ra khỏi đời sống và không muốn có sự hiện diện của Chúa nữa.

18/ Bài học chúng ta cần rút ra là gì? Chúng ta đã rút ra nhiều kinh nghiệm sống : Bao lâu Chúa còn ở với chúng ta thì chúng ta luôn có được sự bình an. Tuy nhiên, con người hôm nay lại không muốn như thế. Do đó chúng ta nên tự hỏi : Liệu Chúa có còn ở trên thuyền đời của chúng ta nữa hay không ?

19/ Tôi đã, đang và sẽ làm gì ? Tôi đã phản ứng thế nào khi gặp những hoàn cảnh đen tối của cuộc đời. Tôi có biết hướng lòng lên cùng Chúa không ? Tôi có xin Ngài giúp đỡ không ?

20/ Các môn đệ đã làm gì ? Họ cuống cuồng lo sợ vì thấy mình sắp bị biển đen nuốt chửng, họ cảm thấy bất lực nên đã đánh thức Chúa dậy để xin Chúa cứu giúp. Cuộc đời chúng ta nào ai có thể thoát khỏi mọi giông tố. Hãy làm điều mà các môn đệ đã làm.

21/ Điều ta thích hay không thích là gì ? Ai cũng thích đời mình gặp biển lặng, sóng êm ! Nhưng giông tố nhất định sẽ xảy ra, nhờ đó giúp ta nhận ra mình yếu đuối, dễ chao đảo mong manh, bất lực, không có khả năng để đương đầu. Vì vậy, nên giông tố thường đưa ta đến với Chúa, nó xúi ta hãy chạy đến, hãy trông cậy vào Ngài.

22/ Thắc mắc của chúng ta : Chúa chính là sự sống, sao Chúa lại lặng yên khiến chúng con phải chết. Sao Chúa chỉ lặng nhìn mà không cứu giúp, sao Chúa cứ mãi để sự dữ tung hoành trên thế giới. Chúng con sắp chết mà Thầy không lo sao ?

23/ Sao Chúa lại ngủ ? Chúng con thường trách móc thấy nhiều khi Chúa quá vô tư, lãnh đạm, hững hờ. Sao Chúa cứ lặng yên khi đời con đang gặp giông tố ? Sao Chúa không thức dậy và ra lệnh cho gió biển bão tố : Hãy im đi, câm đi ! Khi gió lặng thì lòng chúng con cũng nhẹ nhõm, bình an. Nỗi sợ chết cũng sẽ không còn .

24/ Điều chúng ta cần và cũng là điều Chúa muốn chúng ta có : Sao chúng ta lại hay đòi phép lạ ? Biển đời lặng thì tốt nhưng điều chúng ta cần là xin Chúa cho lòng chúng ta được lặng. Lặng không phải là biển đời lặng, nhưng là lòng chúng ta được lặng giữa lúc biển động, đây là một thái độ hơn là một phép lạ mà Chúa muốn mỗi người chúng ta phải có.

25/ Một đòi hỏi của Chúa Yesus : Chúa hỏi : Tại sao các anh lại kinh sợ ? Sóng gió có làm gì được các anh đâu nếu như Thầy đang ở cùng với các anh trên cùng một con thuyền, Chúa muốn các ông đừng có khiếp sợ nữa .

26/ Chúa muốn chúng ta biểu lộ lòng tin như thế nào ? Thầy đã làm nhiều phép lạ trước mắt các anh, vậy mà các anh cũng chưa có lòng tin sao ? Nếu đã có lòng tin thì sao các anh lại cuống cuồng ? Đức Tin chỉ lộ ra khi ta gặp thử thách, biển động sẽ giúp hình thành đức Tin hay nói cách khác : đức Tin sẽ lớn lên sau mỗi lần biển động.

27/ Lúc nào thì lòng ta mới được bình yên ? Thuyền đời của Ki-tô hữu không bao giờ được yên ả, nó chỉ thật sự yên khi đã về tới bến. Chúng ta cần phải giữ lòng mình lúc nào cũng bình yên, ngay cả lúc ta gọi nhưng Ngài không dậy. Nhưng hãy luôn vững tin rằng : Chúa luôn có cách để cứu giúp ta, hãy yên tâm vì : Thầy đây, đừng sợ !

28/ Sự sợ hãi có thể giúp gì cho ta ? Chúng ta đang ở trong đất liền nên chưa phải sợ sóng gió. Nhưng bù lại chúng ta có biết bao nhiêu nỗi lo sợ khác : Sợ thất nghiệp, sợ thi rớt, sợ bệnh tật, sợ mất người yêu, sợ mất uy tín, sợ hết tiền, sợ mất bình an…./ Chúng ta hãy mau chạy đến với Thánh Thể Chúa, hãy dâng cho Chúa lời cầu nguyện. Ít ra dù chúng ta chưa thoát cơn thử thách, nhưng vì có Chúa đang ở cạnh, nên chắc chắn chúng ta sẽ được bình an. ****

 Giuse Luca / Kinh Thánh Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 1930
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  8
 Hôm nay:  1145
 Hôm qua:  7763
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11349635
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top