Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN XIX Thường Niên - B / GIUSE LUCA

CHÚA NHẬT 19 TN B 

ĐỀ TÀI: TẤM BÁNH HẰNG SỐNG TỪ TRỜI

 

TUNG HÔ TIN MỪNG:  Ga 6, 51

Halêluia. Halêluia. Chúa nói: Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Ha-lê-lui-a.

PHÚC ÂM:  Ga 6, 41-51

“Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an:

41 Khi ấy, người Do-Thái liền xầm xì phản đối, bởi vì Đức Giê-su đã nói: "Tôi là bánh từ trời xuống." 42 Họ nói: "Ông này chẳng phải là ông Giê-su, con ông Giu-se đó sao? Cha mẹ ông ta, chúng ta đều biết cả, sao bây giờ ông ta lại nói: "Tôi từ trời xuống? " 43 Đức Giê-su bảo họ: "Các ông đừng có xầm xì với nhau! 44 Chẳng ai đến với tôi được, nếu Chúa Cha là Đấng đã sai tôi, không lôi kéo người ấy, và tôi, tôi sẽ cho người ấy sống lại trong ngày sau hết. 45 Xưa có lời chép trong sách các ngôn sứ: Hết mọi người sẽ được Thiên Chúa dạy dỗ. Vậy phàm ai nghe và đón nhận giáo huấn của Chúa Cha, thì sẽ đến với tôi. 46 Không phải là đã có ai thấy Chúa Cha đâu, nhưng chỉ có Đấng từ nơi Thiên Chúa mà đến, chính Đấng ấy đã thấy Chúa Cha. 47 Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. 48 Tôi là bánh trường sinh. 49 Tổ tiên các ông đã ăn man-na trong sa mạc, nhưng đã chết. 50 Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. 51 Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống."

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/ Một  câu chuyện khó tin. (1)

2/ Một câu nói gây ngộ nhận. (2)

3/ Thế nào là hiệp nhất trong tình yêu? (4)

4/ Chúa Yesus đã khẳng định điều gì? (5)

5/ Làm sao ta có thể gắn bó với Chúa? (6)

6/ Bài học từ đức tin của người đàn bà băng huyết. (7)

7/ Lợi ích gì khi ta rước Chúa mà lòng thì không tin? (8)

8/ Vì sao chúng ta chưa có sự bình an? (9)

9/ Sự khác nhau giữa tấm bánh và thân thể Chúa? (10)

10/ Chúa ban chính mình Ngài như thế nào?

11/ Làm sao chúng ta có được sự sống đời đời? (12)

12/ Bàn tiệc Thánh Thể bao gồm những món gì? (13)

13/ Hiệu quả từ việc ăn thịt và uống máu Chúa? (14)

14/ Làm sao chúng ta có thể trở thành bánh thơm ngon? (15)

 15/ Câu chuyện về tiên tri Elia và hoàng hậu Jezebel?

 

16/ Con đường về nhà Cha như thế nào?

17/ Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta thứ bánh gì? (18)

18/ Hiệu quả từ Lời của Chúa?

19/ Cách Thiên Chúa nói với chúng ta? (20)

20/ Lời tuyên xưng của Phê-rô?

21/ Thiên Chúa yêu thương chúng ta thế nào?

22/ Hiệu quả từ bí tích Thánh Thể (23)

23/ Bữa tiệc Thánh Thể bao gồm những gì? (24)

24/ Vì sao chúng ta phải kính cẩn khi dâng Thánh Lễ? (26)

25/ Con đường người Ki-tô hữu phải trải qua. (28)

26/ Cách Thiên Chúa yêu chúng ta.

27/ Vì sao lời Chúa lại khó ăn, khó nuốt? (33)

28/ Cách người Do Thái nhìn Chúa Yesus (34)

29/ Chúng ta hiểu thế nào về lời Chúa mời gọi? (35)

30/ Ai đến được với Chúa Yesus? (36)

31/ Làm sao chúng ta có đủ sứ lực để đến với Chúa? (37)****

 

Bài 1: TẤM BÁNH NUÔI SỐNG CON NGƯỜI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Một câu chuyện khó tin: Một mẩu tin khủng khiếp được dân chúng Paris bàn tán xôn xao cách đây không lâu: Một sinh viên gốc Nhật đã giết cô người yêu, chặt ra từng khúc, rồi bỏ vào tủ lạnh dự định ăn dần. Khi bị bắt anh ta khai như sau: Cô ấy là người yêu của tôi, tôi yêu nhiều đến độ muốn biến cô ấy thành máu thịt của tôi, cho nên tôi giết đi và ăn thịt cô ấy.

2/ Đây có phải là một câu nói dễ gây ngộ nhận? Nghe được mẩu tin trên, chúng ta có thể cảm thông được thái độ của người Do Thái khi nghe Chúa Yesus quả quyết: Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì sẽ được sống đời đời. Câu nói này đã gây ra không ít sự ngộ nhận nhưng vì sao Chúa Yesus vẫn cứ lập đi lập lại câu nói ấy.

3/ Ai đã có ý tưởng khác đời này? Cô gái nói trên không bao giờ có được cái tư tưởng điên khùng là trở nên của ăn cho người mình yêu, hầu hai người có thể trở nên một. Thế nhưng cái ý tưởng khác đời ấy đã được Thiên Chúa thực hiện qua Đức Kitô, Ngài để cho mình bị giết để trở nên lương thực cho người mình yêu. Câu chuyện khó tưởng tượng này đã khiến cho một số người nghe chói tai, còn số khác thì dửng dưng. Bởi vậy hiện nay có biết bao người chịu Mình Thánh Chúa mà không hề cảm thấy là mình được hiệp nhất trong tình yêu.

4/ Như thế nào là hiệp nhất trong tình yêu? Máu Thịt Đức Kitô không chỉ là Mình Thánh Chúa trong Bí Tích Thánh Thể, mà còn là Lời Chúa. Bởi vì Ngôi Lời đã làm Người và đang ngự giữa chúng ta.

5/ Chúa Yesus đã khẳng định điều gì? Trong bài Phúc Âm hôm nay Chúa nói: Ai ăn bánh này thì sẽ được sống muôn đời. Đây không phải là một lời hứa nhưng là một lời khẳng định, một lời quả quyết.

6/ Làm sao ta có thể gắn bó với Chúa? Tại sao có rất nhiều người đã từng nghe lời Chúa, đã từng dự lễ, rước lễ mà sao đời sống nội tâm vẫn cứ lạnh nhạt, có thể vì họ không muốn gắn bó với Chúa, họ chưa bao giờ đọc Lời Chúa với một tâm tình yêu mến của một người tình nhân, có thể họ chưa có lòng tin giống như người Do Thái thuở xưa.

7/ Chúng ta thấy gì qua Đức Tin của người đàn bà băng huyết? Qua Phúc Âm cho chúng ta thấy: Người đàn bà mắc bệnh băng huyết đã chạm đến gấu áo của Chúa với một niềm tin mãnh liệt và rồi bà đã được chữa khỏi bệnh bởi sức mạnh từ Chúa Yesus chuyển thông cho  bà.

8/ Ơn ích nào có thể mang lại cho ta nếu rước Chúa mà thiếu lòng tin? Nếu ta rước Chúa mà thiếu niềm tin yêu, thì e rằng miếng bánh ấy không bổ dưỡng bao nhiêu so với một bữa ăn vật chất. Đến với Thánh Thể mà thiếu niềm tin yêu thì sợ rằng nó không hấp dẫn và hiệu quả bằng ta đọc một đoạn sách tin mừng.

9/ Vì sao đời chúng ta chưa có bình an? Nếu hôm nay đời ta chưa có được sự bình an và tâm hồn chúng ta vẫn thấy nặng nề và mệt nhọc. Nếu cõi lòng của chúng ta vẫn dửng dưng trước lời kêu cứu của anh em, thì lỗi kia không phải do Chúa như lời Ngài hứa: Ai ăn bánh này sẽ được sống đời đời, có lẽ vì tôi quá yếu nhược nên lương thực trường sinh không thể tác dụng tốt cho tôi.

10/ Sự khác nhau giữa tấm bánh và bản thân Chúa Yesus: Qua đoạn tin mừng, Chúa Yesus tự giới thiệu: Ta là bánh ban sự sống, chúng ta thấy Chúa Yesus ban phát bánh để nuôi sống dân chúng ngay khi Ngài còn ở giữa họ, là thứ bánh Ngài ban cho bao nhiêu ngàn người ăn, để rồi họ cũng chết như tổ tiên họ. Nhưng lần này Ngài ban chính mình Ngài cho dân chúng qua tất cả các phép lạ như một quà tặng cho nhân loại.

11/ Chúa Yesus ban chính mình như thế nào? Ngài ban chính mình Ngài qua tình thương mà con người có thể thấy được ở lời nói và hành động của Ngài. Ngài ban chính mình Ngài qua cái chết trên Thập Giá như một dấu chứng cho tình yêu, cho chân lý, cho ơn cứu độ từ Ngài. Ngài ban cho chúng ta tất cả những gì cao quý nhất, ngay cả đến mạng sống của Ngài cho mọi người, như thế Chúa đã ban chính bánh sự sống cho chúng ta.

12/ Làm sao chúng ta có được sự sống đời đời? Tình thương và cuộc sống của Ngài vẫn luôn là nguồn sống của chúng ta, là động lực để mọi người đi theo Ngài để cải tạo thế giới bằng tình thương. Vì thế những ai tin vào Ngài, sống trong Ngài thì có sự sống đời đời, qua việc đến với Chúa trong bí tích Thánh Thể.

13/ Bàn tiệc Thánh Thể của Chúa bao gồm những gì? Ở đây chúng ta muốn nói đến Chúa như tấm bánh mang lại sự sống, Ngài là Đấng bị ăn. Trong bữa tiệc ly Chúa đã phán: Các con hãy cầm lấy mà ăn này là mình Ta, thế nhưng chúng ta không chỉ kết hiệp với Chúa qua bí tích Thánh Thể, mà còn kết hiệp với Chúa qua Lời của Ngài: Ai yêu mến Ta thì giữ lời Ta, Lời Chúa cũng ban sự sống, cũng ngang hàng với bàn tiệc Thánh Thể, Chúa là tấm bánh sự sống được ban cho chúng ta.

14/ Hiệu quả từ việc chúng ta ăn Thịt và uống Máu Chúa: Khi chúng ta ăn Thịt và uống Máu Chúa, chúng ta có được sự sống đời đời, sau đó chúng ta cũng phải trở thành bánh, thịt ngon để anh em của chúng ta cũng có thể ăn. Chúng ta sống bằng tình thương, bằng lời Chúa, bằng chính cuộc sống của Chúa thế nào, thì mọi người anh em chung quanh chúng ta cũng sẽ được sống bằng tình thương, bằng lời nói, bằng chính cuộc sống gương sáng của chúng ta như vậy.

15/ Làm sao chúng ta có thể trở thành tấm bánh thơm ngon? Nếu tất cả cuộc đời của chúng ta đều thể hiện tràn đầy tình thương qua tư tưởng, lời nói, việc làm thì chính chúng ta đã trở thành tấm bánh thơm ngon cho anh em. Còn nếu chúng ta chỉ là tấm gương xấu, ích kỷ, tham lam, gian ác, hoặc chỉ biết phần rỗi cho riêng cá nhân mình, ai chết mặc ai, miễn là ta được lên Thiêng Đàng thì chúng ta không bao giờ trở thành tấm bánh thơm ngon cho anh em được, mà có thể chỉ là rác rưởi, một thứ cặn bã cần phải tống khứ, cần phải đốt đi. Nếu Chúa Yesus là tấm bánh cho ta ăn, thì ta cũng phải là tấm bánh cho anh em ta ăn như vậy.****

 

Bài 2: BÀN TIỆC THÁNH THỂ

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

16/ Câu chuyện về tiên tri Êlia và hoàng hậu Jezebel: Cuộc đời Elia là một cuộc chiến đấu anh dũng, một mình ông phải chống lại cả một dân tộc bỏ đạo do hoàng hậu Jezebel (vợ vua Akhap) cầm đầu. Ông khiển trách dân chúng đã nghe lời hoàng hậu mà bỏ Chúa, ông thách đố 450 sư sãi của thần Ba-al trong một cuộc tế lễ cầu mưa, ông đã chiến thắng, vì chiến thắng nên ông bị hoàng hậu săn đuổi, phải chạy trốn vào Sa Mạc. Hôm nay ông đói khát đến rã rời, cho dù ông dũng mãnh đến đâu rồi có lúc cũng cảm thấy mệt mỏi rã rời. Ông mất hết cả sức lực phấn đấu nên ông chỉ muốn an nghỉ trong Chúa, nhưng Thiên Chúa đã sai Thiên Thần đem bánh cho ông, ăn xong ông mới đủ sức vượt qua Sa Mạc để đến được núi Chúa là núi Horeb.

17/ Con đường về nhà Cha của chúng ta như thế nào? Đời sống của mỗi người cũng là một chuyến đi về nhà Thiên Chúa. Để đến được với Chúa, ta phải vượt qua được Sa Mạc cuộc đời đầy chông gai, cạm bẫy, đường xa với muôn vàn khó khăn,phải chiến đấu mãi khiến ta rất mệt mỏi, nếu không được nâng đỡ, an ủi, bổ sức, ta chẳng có sức để đi được trọn con đường.

18/ Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta thứ bánh gì: Để giúp ta có sức chiến đấu và có thể đi trọn con đường đầy gian lao thử thách, Thiên Chúa đầy tình yêu thương đã ban cho ta tấm bánh bởi Trời. Tấm bánh ban từ Trời chính là Đức Kitô, người con duy nhất của Thiên Chúa, món quà mà Chúa Cha ban được thể hiện dưới hai hình thức: Thánh Thể và Lời Chúa.

19/ Hiệu quả từ Lời của Thiên Chúa: Lời Thiên Chúa là lời ban sự sống, chính Chúa Yesus khẳng định điều này khi Chúa bị ma quỷ cám dỗ trong hoang địa: “Người ta sống không nguyên bởi bánh….”. Chính Lời Chúa làm cho sự sống xuất hiện, nhờ lời quyền năng của Thiên Chúa mà vũ trụ này được tạo thành. Lời Chúa Cha là lẽ sống nên suốt đời Chúa Yesus luôn đi tìm để thực hiện Thánh ý Chúa Cha: “Lương thực của Thầy là làm theo ý Đấng đã sai Thầy”.

20/ Thời Cựu Ước, Thiên Chúa nói với chúng ta như thế nào? Xưa kia Thiên Chúa nói với loài người qua các tổ phụ, qua các tiên tri. Hôm nay Thiên Chúa nói với nhân loại trực tiếp qua Đức Yesus con Ngài. Lời Chúa ban sự sống lại cho Lazarô, cho con trai bà góa Thành Na-im. Lời Chúa tha tội cho Madalena, cho người phụ nữ ngoại tình, cho ông Giakêu. Lời Chúa hoán cải người phụ nữ Samaria. Lời Chúa giúp mọi người tội lỗi ăn năn trở về. Lời Chúa giúp cho mọi người tìm thấy lẽ sống.

21/ Thánh Phêrô đã tuyên xưng như thế nào? Phêrô nói: “Lạy Thầy, bỏ Thầy chúng con biết đi theo ai, chỉ Thầy mới có lời ban sự sống đời đời”.

22/ Thiên Chúa yêu thương chúng ta như thế nào? Thiên Chúa ban lời hằng sống thôi chưa đủ với  lòng yêu thương của Ngài, Chúa Yesus còn ban cho chúng ta chính thân mình Ngài, qua cái chết Thập Giá và ngày nay qua hiến tế Thánh Thể, một tình yêu sâu xa, tha thiết / Khi Chúa Yesus muốn nuôi dưỡng ta bằng chính Máu Thịt Ngài. Chúa muốn ở với chúng ta trong từng thớ thịt, trong từng giọt máu.****

23/ Hiệu quả từ bí tích Thánh Thể: Qua bí tích Thánh Thể, sự sống thần linh dần dần thấm nhập vào bản thân ta. Đây là một tiến trình thánh hóa chầm chậm, ta trở nên một thân thể với Chúa, ta cùng sống với sự sống của Ngài.

24/ Bữa tiệc trong Thánh Lễ bao gồm những gì? Bàn tiệc Nước Trời gồm có hai món chính: Món Lời Chúa và món Thánh Thể Chúa. Cả hai món này đều là của chính Đức Yesus. Lời Chúa dạy dỗ ta, chỉ cho ta con đường hạnh phúc, chỉ cho ta nơi phải đến chính là Thiên Chúa hằng sống, Thánh Thể Chúa là của nuôi ăn, ban sức mạnh giúp ta đương đầu với những thử thách, khó khăn, và giúp ta chiến thắng.

25/ Việc chúng ta cần làm khi dâng Thánh Lễ: Ta cần lưu ý lắng nghe Lời Chúa, Chúa nói với mỗi người: Hãy chú ý lắng nghe điều Chúa muốn dạy để tìm ra lẽ sống, tìm ra con đường đi, Lời Chúa là con đường đưa chúng ta đến với sự sống vĩnh cửu.

26/ Vì sao chúng ta phải kính cẩn, phải sốt sắng: Phép Thánh Thể chính là quà tặng của tình yêu Thiên Chúa. Hãy nếm thử sự ngọt ngào khi được ở cận kề bên Chúa, hãy kín múc nguồn sức mạnh để vượt thắng những khó khăn của cuộc đời. Hãy để Thánh Thể uốn nắn, biến đổi để ta ngày càng trở nên giống Chúa hơn. Hãy nếm thử hương vị Thiên Đàng khi còn ở nơi trần thế.

27/ Hãy có chút cảm nhận từ tiên tri Elia: Cho dù ngôn sứ Elia có dũng cảm thế nào, thì cũng có lúc ông chán nản thất vọng và muốn được chết. Khi đang nằm dưới gốc cây giữa Sa Mạc, ông không còn đủ sức để tiếp tục cuộc hành trình lên núi Chúa. Thiên Chúa đã sai Thiên thần đem bánh và nước cho ông, nhờ đó thánh tiên tri mới có sức để đi lên núi Chúa.

28/ Con đường người Kitô hữu phải trải qua: Kitô hữu ai cũng phải trải qua Sa Mạc của cuộc đời với bao thách đố, hiểm nguy. Chúng ta luôn cần được dưỡng nuôi, nâng đỡ để có đủ sức đi hết cuộc hành trình về quê trời. Liệu có Thiên Thần nào mang bánh cho ta không? Liệu có thứ Manna nào từ trời rơi xuống không? Hay chỉ có Lời Chúa và Thánh Thể Chúa, điều cần nhất là chúng ta phải có lòng tin.

29/ Cách Thiên Chúa yêu thương chúng ta: Đức Yesus là tấm bánh mà Chúa Cha ban cho nhân loại, chính Chúa Yesus luôn muốn ban tặng thân mình Ngài cho chúng ta: “Tôi là bánh trường sinh” (câu 41) “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống” (câu 51).

30/ Công đồng Vaticanô II khẳng định điều gì? Khi chúng ta nghe đọc Lời Chúa trong phụng vụ thì có Chúa Yesus đang hiện diện trong Lời của Ngài. Vì chính Chúa nói với ta khi ta đọc kinh Thánh, Chúa Yesus vẫn loan báo tin mừng trong thánh lễ, Chúa vẫn trao bánh cho ta là Lời của Ngài và Thánh Thể của Ngài.

31/ Con người sống nhờ vào thứ gì? Người ta sống đâu chỉ nhờ vào cơm bánh vật chất mà còn nhờ lời do miệng Thiên Chúa phán ra: “Thầy có lời ban sự sống đời đời” (Yn6, 68).

32/ Lời Chúa có dễ ăn không? Lời Chúa luôn là thức ăn khó nuốt, cuốn Tân Ước mà ta đang cầm trên tay là bản văn cổ, thuộc nền văn hóa Palestin cách đây 2000 năm phải học hỏi, tìm tòi sâu mới hiểu đủ, hiểu đúng.

33/ Vì sao Lời Chúa lại khó ăn, khó nuốt? Là một lời mời gọi bước ra khỏi chính mình, bỏ lại tất cả những tính toán, khôn ngoan hợp lý của thế gian. Tiếng Chúa luôn đụng chạm đến con người tôi, Chúa mời gọi tôi dấn thân vào một cuộc mạo hiểm. Nếu tôi biết lắng nghe thì Lời Chúa sẽ trở nên tấm bánh thơm ngon. Càng sống Lời Chúa, càng đem lời Ngài ra thực hành, thì tôi càng tràn đầy sức sống, càng được hiệp thông với Thánh thể Chúa Kitô.

34/ Người Do Thái nhìn Chúa Yesus dưới khía cạnh nào? Ngay khi Chúa Yesus làm phép lạ bánh hóa nhiều, lúc ấy người Do Thái mới chú ý đến Chúa, nhưng không phải để đi theo vị sứ giả của Thiên Chúa, mà họ chỉ muốn dùng Chúa vào mục đích trục lợi để thỏa mãn các nhu cầu thế tục của họ. Dụng tâm của họ đi ngược lại với ý muốn của Chúa Yesus. Họ muốn kéo Chúa về phía họ trong lĩnh vực trần thế. Còn Chúa Yesus lại muốn đưa họ lên cao đến với Chúa Cha. Họ chỉ nhìn ra Chúa dưới khía cạnh của những người họ biết là Cha Mẹ của Chúa nơi trần thế .

35/ Chúng ta nên hiểu thế nào về lời mời gọi này? Chúng ta cần hiểu rõ Lời Chúa Yesus nói: Không ai đến được với Ta, nếu Cha Ta không lôi cuốn nó. Chúng ta cần phải hiểu rõ câu này: Nó không có nghĩa là trong xã hội loài người, Thiên Chúa Cha chỉ lôi kéo một số người này và gạt bỏ một số người khác. Thiên Chúa muốn hết thảy mọi người đều được cứu rỗi. Ngay từ lúc khởi đầu, Thiên Chúa không chọn phần này mà bỏ rơi phần nhân loại kia. Thiên Chúa đã đặt vào thâm tâm mỗi người một bản năng hướng thiện và phân biệt điều ác. Nhưng đồng thời Ngài cũng ban cho mỗi người sự tự do. Nhưng cũng luôn hướng họ về với số mệnh đi tìm và hưởng hạnh phúc với Ngài. Chúng ta cũng cần nên nhớ rằng: Chúa luôn kêu gọi mọi người hãy trở về làm con Chúa. Ơn gọi ấy luôn diễn ra bên trong con người , thế nhưng con người luôn bất lực. Nếu tự mình muốn đến với Chúa Yesus thì đều phải nhờ Chúa Cha dẫn dắt. Đây không phải là sáng kiến của nhân loại, điều cần làm nhất của chúng ta là phải tin và luôn cầu xin.

36/ Ai đến được với Chúa Yesus? Điều quan trọng là hàng ngày chúng ta phải ở trong tình trạng nghe giáo huấn của Chúa Cha, học hỏi lời Người để biết và chạy đến Chúa Yesus.

37/ Chúng ta tìm đâu ra sức lực để đến với Chúa? Chúng ta nghe, hiểu lời Chúa và muốn đem ra thực hành, thế nhưng làm sao chúng ta có đủ sức để đạt được mục tiêu đó, chúng ta không còn làm gì khác hơn là tin và kết hợp với Người. Đây là một sự tiến bộ khiến chúng ta có thể gia tăng Đức Tin và sự kết hợp với Chúa Yesus, đó là chúng ta phải chạy đến và rước lấy bánh hằng sống là Thánh Thể Chúa. ****

 

Bài 3: BÁNH TRƯỜNG SINH

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

38/ Mình Thánh Chúa có biểu hiện quyền năng của một vị lãnh tụ không? Điều khám phá này là của một nhà trí thức Ấn Độ / ông Chi-dam-ba-ram / Ông muốn đi tìm một chân lý hoàn hảo nhất / Ông khởi sự đi tìm trong nghề làm báo / ông cho rằng làm nghề báo cũng đầy rẫy những điều không chân thực / Tìm hiểu các đạo khác Bà-la-môn / hay Ấn giáo / ông cũng không thỏa mãn / Cuối cùng ông gia nhập đạo Kitô giáo / Ông thấy rất thỏa mãn và đã trung thành với đức tin công giáo cho đến chết.

39/ Thứ gì trong đạo công giáo làm thỏa mãn khát vọng của ông? Đó là phép Mình Thánh Chúa / Ông thấy rằng việc Chúa Yesus hiện diện thật sự trong Mình Thánh Chúa / và khi rước lễ, chính Chúa Yesus ngự thật sự trong lòng các tín hữu, là một điều quý giá vô cùng mà không có một đạo nào trên thế giới có được / Thần Thánh của các đạo khác thì ở xa / Còn Thiên Chúa của đạo công giáo nhờ có Bí Tích Thánh Thể / Chúa Yesus ở thật gần với các tín hữu của mình.

40/ Chúa Yesus ở gần thì chúng ta được lợi gì? Chúa Yesus ở gần nên có thể hiểu hết mọi tâm tư nguyện vọng, thông cảm với mọi nỗi khó khăn và ban ơn nâng đỡ ,thêm sức, hướng dẫn chúng ta từng việc nhỏ, việc lớn, từng biến cố trong đời mình! Phép Mình Thánh Chúa thật là một sáng kiến vô cùng thông minh và quá hữu ích cho loài người chúng ta , cũng là một ơn vô cùng cao quý.

41/ Câu chuyện Việt Nam: Thoại Khanh + Châu Tuấn, đó là tên của cặp vợ chồng trẻ, nhà họ nghèo lại phải nuôi một bà mẹ già / Người vợ trẻ hy sinh chịu cực khổ, làm lụng vất vả để cho chồng học hành đi thi / Rồi đến ngày chồng từ giã mẹ và vợ để lên đường đi lên kinh đô ứng thí / Rủi một điều là gia đình vào lúc này đang lâm vào cảnh túng thiếu thê thảm / Người mẹ già đói quá sắp chết / Người vợ trẻ đã can đảm lấy dao lóc thịt mình để nuôi mẹ chồng / Nhờ đó mà người mẹ mù lòa có thể sống cho tới ngày con trai đỗ đạt vinh quy về nhà / Câu chuyện cổ tích tưởng tượng trên cũng cảm động như câu chuyện thực tiễn trong đời sống hằng ngày, hàng tuần đang diễn ra ở các Thánh Lễ / Chúa Yesus đã lấy thịt mình để nuôi linh hồn chúng ta.

42/ Chúng ta có cảm nghĩ gì khi nghe câu chuyện Thoại Khanh + Châu Tuấn? Chúng ta thấy cảm động và thương cho họ / Trong khi chúng ta nghe câu: “Ta là Bánh Hằng Sống”, lòng chúng ta vẫn thấy trơ trơ / Tại vì lỗ tai ta nghe câu đó quá thường / Thật ra câu nói ấy không có nghĩa bóng bẩy văn chương, nhưng đó lại là một sự thật: Mình Thánh Chúa là một thứ của ăn có sức bổ dưỡng thần diệu.

43/ Những lợi ích rút ra từ Bí Tích Thánh Thể: Tiên tri Eli-a nhờ của ăn Thiên thần mang đến mà ông có thể tiếp tục đi suốt 40 đêm ngày để tới núi Hôréb / Đây chỉ là thức ăn thời Cựu Ước thôi / Không thể so sánh với việc rước lễ thời Tân Ước còn có sức bồi dưỡng đến mức nào.

44/ Tin mừng kể rằng: Dân chúng tấp nập đến với Chúa Yesus / khi Chúa đi ngang qua / những người có bệnh cố chạm vào mình Ngài, sờ gấu áo của Ngài / hay ít ra là được bóng của Ngài che phủ lên thì lập tức bệnh hoạn liền biến mất / Huống chi hôm nay chúng ta được rước Mình Thánh Chúa vào lòng, kết hợp mật thiết với máu thịt ta / hòa tan trong thịt máu ta / thì ơn gì mà Chúa không ban được?

45/ Tục ngữ Việt Nam có câu gì nói về bữa ăn? “Trời đánh, tránh bữa ăn “ / Khi cùng dùng cơm chung với nhau một bàn, người cùng bàn phải dẹp bỏ mọi hiềm khích, để cố hòa hợp đoàn kết với nhau / Bữa ăn tầm thường còn phải như thế / huống chi bữa ăn thánh của những người cùng là con cái Chúa, cùng là anh em với nhau?

46/ Những so sánh nho nhỏ ở trên đây cho ta thấy: Mình Thánh Chúa thật là thứ bánh hằng sống, có thể thêm sức cho ta trên đường dương thế, có thể tẩy xóa mọi sự yếu đuối (không thể tha thứ sự ác độc cố tình) / trong linh hồn chúng ta / Và có thể giúp chúng ta đoàn kết yêu thương nhau trong tình yêu Chúa!

47/ Thực tế của việc rước lễ đã đem lại được bao nhiêu ơn ích? Chúng ta hãy nhìn vào Kinh Thánh, nhìn vào đời sống các Tông đồ thời Chúa Yesus / Thánh Lễ đầu tiên do chính Chúa Yesus cử hành trong Nhà Tiệc Ly / Tất cả 12 Tông đồ đều rước lễ / Nhưng sau đó đâu phải tất cả 12 ông đều được Thánh hóa / Yuda vội vã ra đi với tính toán bán Chúa / Phêrô sau đó đã chối Chúa 3 lần / Tất cả số còn lại đều đã tháo chạy hết / Chỉ có riêng Yoan Tông đồ là quay trở lại và theo Thầy cho đến Núi Sọ / Kết thúc cuộc Tử Nạn.

48/ Thực tế của lời hứa Chúa Yesus là gì? Hôm nay chúng ta rước Chúa, nếu chúng ta chỉ dựa vào những lời hứa của Chúa là sẽ ban ơn này, ơn nọ cho những ai lên rước Mình Thánh Chúa / Có lẽ phần đông chúng ta đã bỏ đạo hết rồi / Nếu Chúa ban ơn ngay lập tức, thì còn gì là bí mật, còn gì là sự kiên nhẫn, bền đỗ / Nếu Chúa làm thế thì tất cả mọi người sẽ theo đạo ngay / Thế thì đâu còn gì là công bình, là tự do, là niềm tin và hy vọng? Chúng ta nên nhớ rằng: Theo Chúa chúng ta chỉ có thể nhận được 3 phần ơn an ủi nhưng phải chịu tới 7 phần gian nan khốn khó / Chúng ta thấy rằng lời hứa cứu độ nhưng phải mất bao nhiêu nghìn năm sau Chúa mới thực hiện / Dân Do Thái chỉ mất 1 ngày để ra khỏi Ai Cập / Nhưng phải mất 40 năm trong hoang địa với bao vất vả khó nhọc trước khi vào được Đất Hứa / Chúa Yesus đã từng nói: Ai bền đỗ đến cùng mới được cứu thoát / Người Do Thái đã biết bao lần càm ràm, phản bội Chúa / Còn chúng ta có như thế không?****

 

Bài 4: CÁCH RƯỚC CHÚA

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

49/ Chúng ta nên hiểu Bí Tích Thánh Thể như thế nào? Khi tìm hiểu kỹ, chúng ta thấy rằng: cho dù là một đĩa thức ăn thật bổ dưỡng / Nhưng nếu người ăn mà không thể tiêu hóa được, thì cũng vô ích thôi / có khi còn sinh ra chứng trúng thực, bội thực nữa / Nếu chúng ta lên rước lễ thường xuyên mà chẳng được lợi ích gì thì không phải tại Mình Thánh Chúa không hiệu nghiệm mà tại chính chúng ta / Vì thế cũng nên xét lại cách chúng ta rước lễ như thế nào / Chúng ta hãy xem vài mẫu gương sau đây!

50/ Các tín hữu sơ khai cử hành tiệc bẻ bánh như thế nào? Khi tới nhà thờ, mọi người đều cố gắng đem theo phần bánh của mình đến / Người nghèo đem ít / người giàu đem nhiều / kẻ túng thiếu thì chẳng có gì / Chủ tế nhận tất cả, rồi truyền phép để bánh biến thành Mình Thánh Chúa / sau đó mọi người chia đều nhau / ai cũng có phần / lại có một số để dành để chia cho người già cả, yếu đau, không thể tới dự lễ bẻ bánh được / Mọi người đến tham dự lễ với tấm lòng quảng đại, với trái tim yêu thương đùm bọc lẫn nhau / Kết quả là họ đạo đã trở thành tổ ấm / Lương dân nhìn vào phải trầm trồ khen ngợi: “Kìa xem họ yêu thương nhau đến mức nào!”.

51/ Các tín hữu làm gì trong thời Roma bị bắt đạo? Các Kitô hữu trốn trong các đường hầm ở ngoại ô, gọi là hang “Toại Đạo” / Họ cử hành Thánh Lễ trên mồ chôn các Thánh Tử Đạo / Họ dâng của lễ bằng chính những hy sinh gian khổ mà họ đang chịu vì Chúa / Họ rước Thánh Thể như rước lấy nghị lực của Đấng cũng đã từng chịu khổ đau như họ / Kết quả là họ đã có một đức tin kiên vững / gian lao không sờn / chết chóc không sợ / sự hận thù không thể bóp nát trái tim đầy yêu thương của họ.

52/ Cuộc sống của chúng ta ở trần gian là gì? a) Đường đời của chúng ta như một cuộc lữ hành gian nan / mệt nhọc / b) Cuộc đời của chúng ta như một cuộc chiến đấu cực khổ, đau thương / c) Cuộc sống của chúng ta khi chung đụng với người khác nhiều khi bực bội như sống trong hỏa ngục / Chúa Yesus muốn giúp chúng ta bằng cách ban thêm nghị lực cho chúng ta qua Bí Tích Thánh Thể / Phần còn lại là chính chúng ta phải cố gắng dọn mình và thường xuyên rước lễ sốt sắng / Kết hợp với Chúa đang ở trong lòng ta, và cùng đồng hành với Chúa để bước vào cuộc sống với bước chân yêu thương, quảng đại.

53/ Tần Thủy Hoàng đã mơ ước điều gì? Ông sống trước Chúa khoảng 200 năm / ông là tác giả của bức Vạn Lý Trường Thành dài hơn 2.000 dặm / Đây là kiến trúc dài nhất, đồ sộ nhất mà các phi hành gia có thể nhìn thấy rất rõ từ ngoài không gian / Tần Thủy Hoàng rất sợ chết, ông luôn tìm thuốc trường sinh bất tử, nhưng chẳng bao giờ tìm được / Ông đã cho xây nhà mồ như những cung điện nguy nga rộng lớn / Lấy châu ngọc làm tinh tú, lấy thủy tinh làm sông Ngân Hà / lấy vàng bạc lát vào tường / Đã chôn sống hàng trăm cung nữ trong đó / để kiếp sau ông có thể có cuộc sống thần tiên / Nhưng kẻ tàn bạo ham sống ấy chỉ làm vua được hai mươi lăm năm  và sống trên 50 tuổi thì chết mất.

54/ Trường sinh bất tử là ước mơ ngàn đời của con người / Cứ mỗi lần có người thân giã biệt cõi đời, thì ước mơ được sống mãi lại chỗi dậy dày vò con người / Chúng ta không lạ gì khi dân tuôn đến đông đảo chỉ vì nghe Chúa Yesus nói về phúc trường sinh / Họ chạy đến như chạy đi tìm kho báu.

55/ Chúng ta hiểu gì về Mầu Nhiệm sự sống đời đời? Thật ra sự sống đời đời rất xa với tâm trí mọn hèn của đám đông dân chúng / Chúa Yesus đâu có hứa giúp họ thoát khỏi cái chết của thân xác ở đời này vì chính Chúa cũng chết như mọi người / nhưng Người muốn cứu họ thoát khỏi cái chết của linh hồn / Là cái chết vĩnh viễn xa lìa Thiên Chúa / Là cái chết đi vào trầm luân muôn kiếp / cái chết sẽ dẫn tới sự tiêu diệt muôn đời / Vậy bí quyết trường sinh mà Tần Thủy Hoàng đã khổ công tìm kiếm nhưng không thấy / nhưng lúc nào cũng đang hiện diện trước mắt chúng ta trong mọi Thánh đường Kitô giáo/ mà chính Chúa Yesus là nguồn mạch.

56/ Thiên Chúa trường sinh đang hiện diện ở đâu? Thiên Chúa đang hiện diện với chúng ta bằng Thần Khí của Người ở khắp mọi nơi: Ở đâu có 2,3 người tụ họp nhân danh Ta, Ta sẽ ở đó với họ (Mt 18,20)/ Người còn hiện diện với chúng ta qua Lời Chúa / Cũng là lời mà Người đã nói cách đây hơn 2.000 năm / cũng chính là lời mà Người đang nói với chúng ta hôm nay qua Kinh Thánh, qua Tin Mừng.

57/ Hãy so sánh đức tin của người Do Thái và của chúng ta hôm nay: Nhìn lại lịch sử Dân Chúa, họ đã chứng kiến biết bao kỳ công, biết bao phép lạ Thiên Chúa đã làm / Vào thời Chúa Yesus cũng thế, nếu họ muốn tin thì chỉ cần thấy 1 phép lạ cũng đủ cho họ tin / Vì những điều Chúa làm cách dễ dàng, thì người đời không ai làm được / Tuy chúng ta không nói là chúng ta không tin Chúa / nhưng cách chúng ta thể hiện lòng tin một cách hời hợt, được chăng hay chớ / thì cũng đủ để chứng tỏ rằng lòng chúng ta chẳng tin được bao nhiêu / tin rất yếu ớt, hoặc tin mà phải đính kèm điều kiện nào đó!

58/ Chúng ta hiểu đức tín trung của Thiên Chúa như thế nào? Thiên Chúa chỉ thưởng công phúc cho ta vào đời sau / Nếu Chúa ban thưởng ngay đời này thì chúng ta dám chắc rằng: chẳng ai ngu gì mà sống tội lỗi để rồi phải bị phạt nhãn tiền / Trong khi người khác ngay lành thì được thưởng ngay trước mắt / Nếu Chúa làm thế thì mọi người sẽ theo Chúa hết / khỏi phải tốn công vất vả / Nếu Chúa làm thế thì các đạo khác sẽ cho rằng Thiên Chúa hành xử bất công / Nếu Chúa làm thế thì con người đâu còn tự do lựa chọn / đâu cần ơn bền đỗ, ơn kiên vững, ơn đức tin, ơn trông cậy / Hãy nhớ rằng, ta theo Chúa, thì đời này sẽ chỉ nhận được 3 phần an ủi cộng với 7 phần khổ đau / phần thưởng bội hậu chỉ có ở mai sau.****

 

TÓM Ý

1/ Một câu chuyện rùng rợn, khó tin: Một thanh niên đã giết chết người yêu của mình, chặt ra từng khúc, bỏ vào tủ lạnh ăn dần. Bởi vì, anh ta yêu nhiều nên muốn thịt máu của người mình yêu trở nên máu thịt của mình.

2/ Một câu nói dễ gây ngộ nhận: Ai ăn thịt Ta và uống máu Ta thì sẽ được sống đời đời. Câu nói này đã gây ra không ít sự ngộ nhận, nhưng Chúa Yesus vẫn cứ lặp đi lặp lại câu này để khẳng định mầu nhiệm.

3/ Thế nào là sự hiệp nhất trong tình yêu?: Máu thịt của Đức Ki-tô không chỉ là mình Thánh Chúa trong Bí Tích Thánh Thể mà còn là Lời Chúa. Bởi vì Ngôi Lời vẫn đang ở giữa chúng ta.

4/ Chúa Yesus khẳng định điều gì?: Trong Phúc Âm Chúa Yesus nói: Ai ăn bánh này thì sẽ được sống đời đời. Đây không phải là một lời hứa nhưng là một lời quả quyết.

5/ Làm sao ta có thể gắn bó với Chúa?: Rất nhiều người đã từng nghe Lời Chúa, từng rước Mình Máu Thánh Chúa, nhưng sao tâm hồn họ vẫn cứ lạnh nhạt. Bởi vì họ đọc Lời Chúa nhưng không có tâm tình yêu mến, vì họ không có lòng tin giống như người Do Thái ngày xưa.

6/ Bài học từ người đàn bà bị băng huyết: Qua bài Phúc Âm chúng ta thấy, người đàn bà chỉ đụng vào gấu áo Chúa với một niềm tin mãnh liệt và bà đã được chữa khỏi bệnh nhờ vào sức mạnh được chuyển thông từ con người của Chúa Yesus.*

7/ Lợi ích gì khi ta rước Chúa mà lòng thì không tin?: Nếu ta rước Chúa mà thiếu lòng tin thì e rằng bánh ấy không mang lại ơn ích bổ dưỡng bao nhiêu so với một bữa ăn vật chất. Nếu rước Chúa mà lòng không tin cũng giống như đọc một trang tin mừng mà lại thiếu lòng yêu mến.

8/ Vì sao chúng ta chưa có sự bình an?: Nếu hôm nay ta đến với Chúa mà tâm hồn vẫn cứ nặng nề, mệt nhọc. Nếu lòng ta vẫn cứ dửng dưng trước lời kêu cứu của anh em thì lỗi này không phải do Chúa nhưng là do cơ thể ta quá yếu nhược nên không thể dung nạp được chất bổ dưỡng từ lương thực trường sinh.

9/ Sự khác nhau giữa tấm bánh và thân thể Chúa Yesus: Chúa Yesus tự  giới thiệu : Ta là bánh ban sự sống. Lần trước Chúa đã ban bánh cho năm ngàn người ăn, thứ bánh này ăn xong họ vẫn cứ cảm thấy đói. Nhưng lần này lương thực Chúa ban là chính mình Ngài như một món quà tặng đặc biệt cho nhân loại.

10/ Chúa Yesus ban chính mình Ngài như thế nào?: Chúa Yesus ban chính mình Ngài qua lời nói và hành động. Chúa ban chính mình Ngài qua cái chết Thập Giá như một dấu chứng tình yêu, chân lý và ơn cứu độ. Chúa đã ban chính mình Ngài để nuôi sống chúng ta.

11/ Làm sao chúng ta có được sự sống đời đời?: Tình thương của Ngài luôn là nguồn sống cho chúng ta, là nguồn động lực để Chúa cải tạo thế giới bằng tình thương. Vì thế ai đến với Chúa trong Bí Tích Thánh Thể thì có động lực để cải tạo chính mình .

12/ Bàn tiệc Thánh Thể bao gồm những món nào?: Chúng ta muốn nói đến Chúa như tấm bánh đem lại sự sống. Ngài là Đấng bị ăn. Trong bữa tiệc ly, Chúa bảo: Hãy cầm lấy mà ăn, này là mình Ta. Chúng ta không chỉ kết hiệp với Chúa qua Thánh Thể mà còn kết hiệp với Chúa qua lời của Ngài. Ai yêu mến ta thì giữ lời Ta. Người ta sống không nguyên bởi bánh. Vì vậy bàn tiệc Thánh Thể cũng ngang hàng với bàn tiệc Lời Chúa.

13/ Hiệu quả từ việc ăn thịt và uống máu Chúa: Thịt và Máu Chúa là của ăn mang lại sự sống đời đời. Sau đó chúng ta cũng phải trở thành bánh, thịt ngon để nuôi sống anh em chúng ta. Chúng ta sống bằng tình thương, bằng máu thịt, bằng Lời Chúa thế nào thì anh em của chúng ta cũng sẽ sống bằng tình thương bằng lời nói, bằng đời sống gương mẫu của chúng ta như vậy.

14/ Làm sao chúng ta có thể trở thành bánh thơm ngon? Nếu chúng ta thể hiện cuộc đời của chúng ta bằng những hành xử tràn đầy yêu thương thì chúng ta đã trở thành tấm bánh thơm ngon cho anh em. Còn nếu chúng ta chỉ sống gương mù, gương xấu thì không bao giờ chúng ta trở thành tấm bánh thơm ngon được.

15/ Câu chuyện tiên tri Elia và hoàng hậu Jezebel: Cuộc đời Elia là một tấm gương chiến đấu anh dũng khi một mình ông phải chống lại một dân tộc bỏ đạo do hoàng hậuJezebel cầm đầu. Ông đã thách đấu với 450 tư tế, thần Ba-al và ông đã thắng. Chính vì thế mà ông đã trở thành kẻ thù của hoàng hậu. Ông đã chán nản, muốn đầu hàng, nhưng Thiên Chúa đã giúp ông có được của ăn trường sinh, giúp ông có sức để đến núi Horeb gặp Thiên Chúa.

16/ Con đường về nhà Cha của chúng ta vất vả như thế nào?: Đời sống của mỗi người là một chuyến đi về nhà Cha, muốn đến được với Chúa, chúng ta phải vượt qua biết bao trở ngại // quảng đường xa với muôn vàn khó khăn mệt mỏi. Nếu Chúa không nâng đỡ, ủi an, làm sao chúng ta có đủ sức để đi tới cùng.

17/ Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta thứ bánh gì? Để giúp chúng ta có đủ sức chiến đấu, Thiên Chúa muốn ban cho chúng ta tấm bánh bởi trời. Chính là Đức Ki-tô, là người con duy nhất được thể hiện qua hai hình thức: Thánh Thể và lời Chúa để giúp chúng ta đi trọn con đường.

18/ Hiệu quả từ lời Thiên Chúa: Lời Chúa ban sự sống. Chính Chúa Yesus khẳng định điều này khi Ngài bị cám dỗ trong sa mạc: Người ta sống không nguyên bởi bánh…/ Lời Chúa giúp cho vũ trụ này được tạo thành. Lời Chúa ban cho chúng ta sự sống / Chúa Yesus luôn thể hiện thánh ý Chúa Cha. Lương thực của Chúa Yesus là làm theo ý Chúa Cha.

19/ Cách Thiên Chúa nói với chúng ta: Xưa Thiên Chúa nói với tổ tiên chúng ta qua các tổ phụ ,các tiên tri . Nay Chúa nói với nhân loại trực tiếp qua con của Ngài. Lời Chúa ban sự sống cho Lazarô, cứu sống con gái bà góa thành Na-im, Lời Chúa trừ quỷ cho Thánh nữ Madalena, Lời Chúa hoán cải người phụ nữ Samaria.

20/ Lời tuyên xưng của Phê-rô: Thánh Phê-rô nói: Lạy Thầy, bỏ Thầy chúng con biết theo ai? Thầy mới có lời ban sự sống đời đời.

21/ Thiên Chúa yêu chúng ta như thế nào? Thiên Chúa ban Lời Ngài còn chưa đủ, Chúa còn ban cho chúng ta chính mình Ngài qua cái chết trên Thập Giá. Chúa muốn nuôi dưỡng chúng ta bằng máu thịt của Ngài.

22/ Hiệu quả từ bí tích Thánh Thể: Qua Bí Tích Thánh Thể, sự sống Thần linh Thiên Chúa thấm nhập vào bản thân chúng ta. Sau cùng ta trở nên thân thể Chúa và ta cùng sống với sự sống của Ngài.

23/ Bữa tiệc Thánh Thể bao gồm những món gì? Bữa tiệc Thánh Thể này bao gồm có 2 món chính : Món Lời Chúa và món Thánh Thể. Cả 2 món đều là của Đức Yesus. Lời Chúa dạy ta, chỉ cho ta ai là đấng ban nguồn hạnh phúc. Thánh Thể Chúa nuôi dưỡng ta, giúp ta có đủ sức để đến được với Chúa.

24/ Vì sao chúng ta phải kính cẩn khi dâng Thánh Lễ?: Hãy chú ý lắng nghe Lời Chúa để tìm ra lẽ sống, tìm ra con đường đi. Phép Thánh Thể là quà tặng tình yêu Thiên Chúa, hãy đến kín múc nguồn sức mạnh để vượt thắng mọi khó khăn của cuộc đời, hãy để Thánh Thể biến đổi ta trở nên giống Chúa hơn.

25/ Con đường Ki-tô hữu phải trải qua: Mỗi Ki-tô hữu đều phải trải qua sa mạc của cuộc đời. Với bao thách đố, hiểm nguy. Chúng ta cần được dưỡng nuôi, nâng đỡ để có đủ sức đi hết cuộc hành trình về quê trời. Không ai có thể giúp ta, chỉ có Lời Chúa và Thánh Thể là nguồn sức mạnh. Điều cần nhất là ta phải có lòng tin.

26/ Cách Thiên Chúa yêu chúng ta: Chúa Yesus là tấm bánh bởi trời được Thiên Chúa ban cho nhân loại. Chính Chúa Yesus cũng luôn muốn ban thân mình Ngài cho nhân loại.

27/ Vì sao Lời Chúa lại khó ăn, khó nuốt?: Lời Chúa mời gọi chúng ta bước ra khỏi chính mình. Lời Chúa kêu gọi chúng ta phải từ bỏ tất cả. Loại bỏ bằng những tính toán khôn ngoan theo kiểu thế gian. Lời Chúa đụng chạm đến quyền lợi của mỗi người, Lời Chúa mời gọi mọi người hãy dấn thân. Chúng ta cần đem Lời Chúa ra thực hành để mọi người chúng ta đều trở nên tấm bánh thơm ngon cho mọi người.

28/ Cách người Do Thái nhìn Chúa Yesus: Khi Chúa Yesus làm phép lạ hóa bánh ra nhiều. Lúc đó người Do Thái mới chú ý đến Chúa, họ đi theo nhưng không phải là đi theo vị sứ giả của Thiên Chúa. Nhưng là đi theo để hưởng lợi, để thỏa mãn nhu cầu thế tục. Họ chỉ muốn kéo Chúa về phía họ ở lĩnh vực trần thế. Họ chỉ nhìn ra Chúa dưới khía cạnh một con người làm lợi cho họ về cơm bánh.

29/ Chúng ta hiểu thế nào về Lời Chúa mời gọi?: Chúng ta cần hiểu rõ câu này: Không ai đến được với Ta, nếu Cha Ta không lôi kéo nó. Chúng ta không nên hiểu: Thiên Chúa Cha  lôi kéo một số người này và gạt bỏ một số người khác. Thiên Chúa muốn hết thảy mọi người được ơn cứu rỗi. Ngay từ lúc khởi đầu, Thiên Chúa không chọn số người này và bỏ rơi số người kia. Thiên Chúa đã đặt vào tâm hồn mỗi người một bản năng hướng thiện và phân biệt điều thiện, điều ác. Nhưng đồng thời Ngài cũng ban cho họ sự tự do, và cũng luôn hướng họ về với số mệnh là đi tìm và hưởng hạnh phúc với Ngài.

30/ Ai đến được với Chúa Yesus? Điều quan trọng là chúng ta lúc nào cũng ở trong tình trạng nghe giáo huấn của Chúa Cha, học hỏi Lời Chúa để có thể biết cách chạy đến với Chúa Yesus.

31/ Làm sao chúng ta có đủ sức lực để đến với Chúa? Chúng ta nghe Lời Chúa hiểu và muốn đem ra thực hành nhưng làm sao có đủ sức để làm được điều đó? Chúng ta chỉ có thể kết hiệp với Chúa qua việc nghe và rước Thánh Thể Chúa mỗi ngày.****

 Giuse Luca / Kinh Thánh Emmaus


Trở lại      In      Số lần xem: 2147
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  5200
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11423034
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top