Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN XVI Thường Niên - B - GIUSE LUCA

ĐỀ TÀI:    HẢY LÀM MỘT NGƯỜI MỤC TỬ ĐÚNG NGHĨA .

TUNG HÔ TIN MỪNG:  Ga 10, 27

Halêluia. Halêluia. Chúa nói: Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi, tôi biết chúng và chúng theo tôi. Ha-lê-lui-a.

PHÚC ÂM:  Mc 6, 30-34

“Họ như bầy chiên không người chăn dắt.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:

30 Khi ấy, các Tông Đồ tụ họp chung quanh Đức Giê-su, và kể lại cho Người biết mọi việc các ông đã làm, và mọi điều các ông đã dạy.31 Người bảo các ông: "Anh em hãy lánh riêng ra đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút." Quả thế, kẻ lui người tới quá đông, nên các ông cũng chẳng có thì giờ ăn uống nữa. 32 Vậy, thầy trò xuống thuyền đi lánh riêng ra một nơi hoang vắng. 33 Thấy các ngài ra đi, nhiều người hiểu ý, nên từ khắp các thành, họ cùng nhau theo đường bộ chạy đến nơi, trước cả các ngài. 34 Ra khỏi thuyền, Đức Giê-su thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều.

Đó là lời Chúa.

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/ Hình ảnh người Mục Tử Do Thái như thế nào?

2/ Người Mục Tử. Chúa muốn ám chỉ ai?

3/ Ai là người Mục Tử nhân lành?

4/ Tại sao Chúa muốn các Môn Đệ phải nghỉ ngơi?

5/ Tại sao Chúa làm nhiều phép lạ?

6/ Ước vọng duy nhất của Chúa Yesus là gì?

7/ Chúa Yesus muốn chúng ta làm gì?

8/ Tinh thần phục vụ của người Mục Tử như thế nào?

9/ Tại sao chúng ta lại sợ trách nhiệm?

10/ Khi bị thử thách, chúng ta cần làm gì?

11/ Cách chúng ta đáp lại lời mời gọi?

12/ Tại sao Chúa tạo dựng trời đất, lại có ngày, có đêm?

13/ Nhịp sống của người Môn Đệ phải như thế nào?

14/ Con người có mấy nhịp sống, mấy nhu cầu, mấy bổn phận?

 

15/ Những thiếu sót của kiếp con người.

16/ Tại sao không nên làm nô lệ cho vật chất?

17/ Làm cách nào để nuôi dưỡng tinh thần?

18/ Điều nào cần thiết cho đời sống Tông Đồ?

19/ Tai hại của việc không cầu nguyện là gì?

20/ Làm sao ta giữ được sự quân bình?

21/ Ý nghĩa của việc cầu nguyện.

22/ Chúa Yesus quan tâm đến điều gì nhất?

23/ Sau khi đầu óc quá căng thẳng, chúng ta cần làm gì?

24/ Lý do nào khiến Chúa Yesus rung động?

25/ Điều nào nói lên tính cách nhân hậu của Chúa?

26/ Tâm trạng của con người thời nay.

27/ Vì sao con người thường buông trôi?

28/ Chúng ta cần phải làm gì?

29/ Làm sao để ta có được sự quân bình?

30/ Mẫu gương quân bình trong đời sống.

31/ Ai cản trở sự nghỉ ngơi của các Tông Đồ?

32/ Vì sao con người hay gặp thất vọng?

 

Bài 1: KHÍA CẠNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGƯỜI MÔN ĐỆ

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Hình ảnh người mục tử: Như chúng ta đã biết, người Do Thái có một bộ phận sống bằng nghề chăn nuôi cho nên hình ảnh người mục tử chăn dắt đoàn chiên thật quen thuộc và gần gũi. Ngày xưa vua Đavit cũng chăn chiên khi còn là một thiếu niên, ông đã được tiên tri Samuel xức dầu và đặt lên làm Vua.

2/ Hình ảnh người mục tử ám chỉ ai? Các ngôn sứ đã dùng hình ảnh mục tử, không phải để chỉ các vua mà thôi, mà còn ám chỉ đến Thiên Chúa. Chính Ngài là mục tử đã đích thân chăn dắt dân Ngài.

3/ Ai là người mục tử nhân lành? Chính lời tiên báo của các tiên tri đã được Chúa Yesus thực hiện trong cuộc sống của Ngài. Bởi vì chính Ngài là vị mục tử nhân lành. Thái độ nhân lành được biểu lộ qua việc Chúa rất ân cần chăm sóc mà đoạn Tin Mừng ngắn ngày hôm nay có ghi lại.

4/ Tại sao Chúa Yesus lại muốn các môn đệ phải nghỉ ngơi ? Các môn đệ đang rất mệt mỏi vì những cuộc hành trình loan báo tin vui. Chúa Yesus đã khuyên các ông nên tìm chỗ thanh vắng để nghỉ ngơi đôi chút. Bởi vì có quá nhiều kẻ lui người tới nên các ông cũng không có giờ để ăn uống.

5/ Vì sao Chúa Yesus lại luôn thực thi những việc Bác ái yêu thương ? Đối với đám đông đang muốn nghe lời giảng dạy cũng như đang khát sự săn sóc dẫn dắt. Phúc Âm ghi lại rằng : Chúa Yesus nhìn thấy đám đông dân chúng, Ngài đã động lòng thương xót và Chúa cũng đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để cho họ được ăn no giữa chốn hoang vắng. Phần nhiều các trang Tin Mừng cho chúng ta thấy những hành động bác ái yêu thương của Chúa Yesus đã thực hiện như là : Chữa lành các bệnh tật, cho kẻ chết sống lại. Mục đích của những việc này là xoa dịu mọi nỗi đớn đau của con người.

6/ Ước vọng duy nhất của Chúa Yesus là gì ? Chúa Yesus còn dành những tình cảm đặc biệt cho những con người tội lỗi. Ngài đối xử với họ như mục tử đối xử với con chiên lạc. Ngài lên đường tìm kiếm, và nhất là luôn yêu thương tha thứ, ước vọng cuối cùng của Chúa Yesus là chỉ còn lại một đoàn chiên và một Chúa chiên. Vì thế nên Chúa chịu chết để cho đoàn chiên được sống.

7/ Chúa muốn chúng ta làm gì ? Dĩ nhiên chúng ta chưa phải là mục tử của Chúa. Nhưng ít nhất chúng ta cũng đã tham dự vào chức vụ mục tử này nhờ vào bí tích rửa tội. Hay nói cách khác chính xác hơn: Chúng ta phải sống tinh thần mục tử trong chính cuộc sống của chúng ta. Đó là tinh thần mà chúng ta phải sống, phải thực thi.

8/ Tinh thần phục vụ của mục tử là như thế nào ? Làm vua hay làm mục tử theo tinh thần của Chúa, không phải là để cai trị hay đánh đập dân, đánh đập con chiên của mình. Nhưng là để an ủi, khuyến khích, giúp đỡ và phục vụ họ. Như Lời Chúa Yesus dạy : Ai muốn làm lớn thì phải trở nên tôi tớ phục vụ cho mọi người. Chính Chúa Yesus đã làm gương cho chúng ta : « Con người đến không phải để được phục vụ nhưng là để phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc muôn người ».

9/ Tại sao chúng ta thường sợ trách nhiệm? Trong cuộc sống, nhiều lúc chúng ta sợ hãi trước những trách nhiệm mà mình đã lãnh nhận. Chúng ta dường như không thể vác nổi Thánh Giá nặng nề đang đè xuống trên chúng ta. Nhiều lúc chúng ta như muốn kêu kên giống như Chúa Yesus trong vườn câu dầu : Lạy Cha, nếu có thể, xin hãy cất chén đắng này xa con !

10/ Trong những lúc khó khăn chán nản vì thử thách, chúng ta cần phải làm gì ? Những lúc khó khăn hầu nản chí cùng đường, chúng ta hãy chạy đến với Chúa qua tâm tình cầu nguyện của một đứa con. Chắc chắn không bao giờ Chúa lại bỏ rơi chúng ta.

11/ Hãy đáp lại Lời Chúa Yesus kêu gọi: Mỗi khi chúng ta thấy gánh bổn phận và trách nhiệm quá nặng nề đang đè xuống trên vai mình. Chúng ta phải biết tìm về với Chúa bằng lời cầu nguyện. Chúa sẽ ban cho ta nguồn sức mạnh để nâng đỡ chúng ta trên mọi nẻo đường. Chúa cũng luôn kêu gọi chúng ta : Hỡi những ai đang gồng gánh nặng nề, hãy đến với ta, ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho. Bởi vì, bức tường cứng cáp mà không có Chúa nâng đỡ, thì nó cũng chỉ là mạng nhện.

12/ Vì sao trời lại có lúc nắng, lúc mưa, có ban ngày, có ban đêm? Nắng là để cho bông lúa vào hạt mẩy và chín vàng. Thời gian thì phải có ngày, có đêm. Ngày để con người làm việc, đêm để cho con người nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe, con người có đời sống riêng tư thì cũng cần có đời sống cộng đồng xã hội.

13/ Nhịp sống chi phối người môn đệ như thế nào? Con người phải có lúc ra ngoài góp mặt với đời, cũng có lúc phải vào chốn riêng tư để sống cho mình. Có hai nhịp sống chi phối đời sống con người thì nó cũng có hai nhịp sống chi phối đời sống thiêng liêng của người môn đệ.

14/ Hoạt động tuần trước và tuần này của người môn đệ: Tin Mừng chúa nhật tuần trước, ta thấy Chúa Yesus sai các môn đệ đi rao giảng tin vui, hoạt động cứu độ con người. Hôm nay khi các ông về báo cáo lại mọi hoạt động đã làm, Chúa lại bảo các ông đi tìm chỗ vắng vẻ mà nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi trong tĩnh tâm, cầu nguyện, sống riêng tư nhưng thân mật với Chúa. Hoạt động và cầu nguyện chính là nhịp sống của người môn đệ.

15/ Hai nhịp sống, hai nhu cầu, hai bổn phận: Hoạt động và cầu nguyện là hai nhịp sống, là hai nhu cầu của con người. Con người có thể xác thì cũng phải có linh hồn. Trong đời sống xã hội, con người có bổn phận với gia đình, với làng xóm, với đất nước để thăng tiến bản thân, mỗi người cần phải học hành và lao động cực nhọc. Đó là nhiệm vụ bắt buộc, là một tinh thần trách nhiệm mà chúng ta không thể xao lãng.

16/ Con người thường thiếu sót như thế nào? Con người thường mắc phải thiếu sót lớn nếu con người chỉ biết có thể xác mà quên mất linh hồn mình / đời sống tâm linh cũng cần được bồi bổ để phát triển. Sẽ rất khập khiễng, lệch lạc, què quặt nếu chúng ta chỉ lo phát triển đời sống vật lý mà quên mất đời sống tâm linh. Đời sống tâm linh cần được bồi bổ ở nơi Chúa vì chính Chúa là nguồn mạch. Vì thế những giây phút chúng ta thân mật bên Chúa, sẽ giúp cho tâm linh phát triển, cũng chính nhờ cầu nguyện mà một con người có thể phát triển song song cả hồn, lẫn xác.****

 

Bài 2: GIÁO HỘI CẦN MỘT ĐỊNH HƯỚNG MỚI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

17/ Đừng nô lệ cho vật chất: Nếu người môn đệ chỉ hoạt động bên ngoài thì cũng không khác chi máy móc. Nếu chỉ biết phát triển đời sống thân xác thì con người đang làm nô lệ cho vật chất. Nếu chỉ quan tâm tới vật chất thì con người dễ dàng bị tha hóa do chỉ đuổi theo tiền bạc, chức quyền, danh vọng, thú vui. Một xã hội chỉ phát triển về mặt vật chất mà không hề quan tâm tới đạo đức, sẽ khó tồn tại bền vững.*

18/ Làm sao để có thể nuôi dưỡng và phát triển tinh thần? Việc siêng năng cầu nguyện sẽ hỗ trợ cho mọi hoạt động bên ngoài. Cầu nguyện giúp ta nâng tâm hồn lên để khỏi làm cho chúng ta bị nô lệ vật chất. Những phút giây tĩnh lặng bên Chúa sẽ giúp ta định hướng được cuộc đời. Có ánh sáng Lời Chúa giúp ta nhìn rõ tâm hồn mình, thấy được những sai sót của mình để mà sửa lỗi. Những lời chỉ dạy của Chúa như là chuẩn mực đạo đức giúp ta sống ngay thẳng thật thà lương thiện. Ơn Chúa sẽ giúp ta hoạt động tích cực hơn, hiệu quả hơn, hăng hái hơn trong việc phục vụ anh em.

19/ Điều cần thiết nhất cho đời sống tông đồ là gì? Đó là cầu nguyện. Việc Tông Đồ được bắt nguồn từ nơi Chúa, làm việc Tông Đồ là làm việc của Chúa / làm cho Chúa mà không kết hiệp, không xin ý kiến của Chúa thì không thể nào có kết quả tốt đẹp, mà còn có khi đi sai đường, làm hỏng công việc của Chúa.

20/ Tai hại của việc không cầu nguyện: Người tông đồ không cầu nguyện sẽ dẫn đưa tới hoạt động chỉ thuần túy phô trương bề ngoài, không cầu nguyện sẽ dễ dàng biến việc của Chúa thành việc của ta. Và vì thế sẽ sinh ra tự phụ, kiêu hãnh. Không cầu nguyện thì việc tông đồ sẽ trở thành việc từ thiện của xã hội không hơn không kém. Cầu nguyện để ta biết rõ ý Chúa, biết được việc ta phải làm. Cầu nguyện là múc lấy sức mạnh từ nơi Chúa ,giúp ta chu toàn công việc/ cầu nguyện giúp ta khiêm nhường, luôn coi mình như là một công cụ của Chúa, chỉ làm việc trong Chúa thì việc tông đồ mới có kết quả tốt đẹp.

21/ Làm cách nào để giữ quân bình giữa hai nhịp sống?: Cầu nguyện và hoạt động là hai nhịp sống của người Ki-tô hữu. Nhưng chúng ta thường chú trọng tới hoạt động mà quên hẳn việc cầu nguyện. Hôm nay Chúa dạy ta phải giữ quân bình giữa hai nhịp của đời sống: Có hoạt động thì cũng phải có cầu nguyện. Hoạt động có kết quả là nhờ những giây phút tĩnh lặng, suy xét và cầu nguyện.

22/ Ý nghĩa của việc cầu nguyện: Cầu nguyện là để tổng kết, định giá những hoạt động cũ và định hướng, rút kinh nghiệm cho những hoạt động mới. Hoạt động là bề mặt, cầu nguyện là chiều sâu, có giữ được quân bình thì con người mới mong phát triển được. Duy trì được sự ổn định của nhịp sống cho mọi hoạt động của con người thì mới có nền tảng và có kết quả bền vững.

23/ Chúa Yesus quan tâm đến điều gì nhất? Chúa Yesus luôn quan tâm đến con người hơn là công việc. Chúa biết các môn đệ và chúng ta giờ đây đang cần gì? Tất cả đều cần một chút nghỉ ngơi cho thân xác, mọi người ai cũng cần một chút riêng tư, một chút trầm lắng cho tâm hồn để mọi người nhìn lại phía sau và đằng trước của mình. Để tất cả có thể tách mình ra khỏi đám đông, để nhìn thấy tình Thầy trò, tình Chúa tôi đang rất ấm áp.

24/ Sau hàng núi công việc, chúng ta đang cần làm gì? Ai trong chúng ta cũng cần dăm ba phút lặng lẽ trong ngày. Để trở vào nơi sâu kính nhất của lòng mình, để được lời mời gọi dạy bảo của Thiên Chúa. Cần tìm một góc lặng lẽ tôi có thể ngồi lặng lẽ với tôi trước Nhan Thánh Chúa. Cuộc sống hôm nay không để cho ta có giây phút nào nghỉ ngơi. Các tông đồ cũng bị cuốn hút vào cơn lốc của công việc. Chúng ta cần phấn đấu để có được một chút tĩnh tâm mỗi ngày.***

25/ Lý do Chúa Yesus bị rung động: Phải xuống thuyền, phải rời xa đám đông, phải ra khỏi chỗ mình đang sống, thì mới có thể đi đến chỗ nghỉ ngơi. Thầy, trò đã quyết tâm, đã lên thuyền, đã đến nơi. Thế nhưng kế hoạch đã bất thành, cũng có lẽ do gió ngược nên thuyền đi chậm vì thế có rất đông người đã chạy trước đến đó, nơi mà Thầy trò dự trù sẽ đến. Đức Yesus đã sững sờ, đã xúc động khi thấy đám đông tới trước, những bước chân nôn nao, hối hả, khiến cho Chúa phải rung động tận cõi lòng. Chúa biết họ cần Ngài nên Ngài rất yêu thương họ.

26/ Điều gì nói lên tính cách nhân hậu của Chúa? Cái cần của đám đông quá cấp bách cho nên những nhu cầu của cá nhân đành phải hy sinh, phải nhượng bộ. Trái tim của Chúa luôn mang đặc tính của người mục tử nhân hậu, Ngài đang nhói đau trước sự bơ vơ, đói khát của đàn chiên.

27/ Tâm trạng thời nay của con người là gì? Bơ vơ là tâm trạng của con người ở mọi thời, nhất là của giới trẻ hôm nay. Bơ vơ khi họ bị ném vào cuộc đời đầy lừa lọc, xảo trá. Bơ vơ khi bị nghiền nát bởi những thủ đoạn gian manh. Bơ vơ khi bị sa cơ thất thế mà không sao gượng đứng lên được, bơ vơ khi thần tượng bị tan vỡ.

28/ Vì sao con người chán chường, buông trôi? Bơ vơ dẫn đến chán chường và buông trôi mặc cho mình bị đưa vào vòng xoáy nghiệt ngã, làm sao để các bạn trẻ gặp được Đức Yesus. Làm sao họ có niềm tin, làm sao họ tìm được hướng sống và vững tay chèo giữa sóng gió cuộc đời.

29/ Tôi cần phải làm gì? Tôi phải giới thiệu Đức Yesus cho người khác, nhưng tôi cần phải trở thành một Yesus dễ gần gũi để dễ dàng đến với những ai đang bơ vơ chung quanh tôi.

30/ Làm thế nào để có sự quân bình trong cuộc sống? Hầu hết mọi người ai cũng muốn có sự quân bình trong cuộc sống. Những người hướng ngoại thì rất yêu thích khi được xuất hiện nơi công cộng nhưng lại thích có thời gian được sống đơn độc và thinh lặng. Một tâm  hồn hướng nội, luôn biết giá trị của những giây phút cô độc, nhưng thỉnh thoảng họ cũng cần được phấn khích bởi một đám đông tưng bùng, vui vẻ.

31/ Một mẫu gương về sự quân bình: Chúa Yesus là mẫu gương quân bình cho đời sống thiêng liêng của chúng ta. Chúa Yesus, có thói quen tới hội đường vào ngày Sabat. Chúa tham dự phụng vụ trong đền thờ Yerusalem trong những thời gian được chỉ định. Chúa cũng sẵn sàng ra đi và trải qua suốt đêm cầu nguyện cùng Chúa Cha.

32/ Ai đã cản trở sự nghỉ ngơi của các tông đồ? Thánh Marco đã không nói Đức Yesus đã làm gì lúc các môn đệ đi vắng, tuy nhiên có một câu giúp chúng ta hiểu ra điều này : Cả các con nữa, hãy đi mà nghỉ ngơi một chút. Câu này ám chỉ rằng Chúa Yesus để ra một khoảng thời gian đề nghỉ ngơi, tĩnh tâm. Ngài muốn các môn đệ cũng được hưởng ân huệ này. Nhưng lời van xin của đám đông đã cản trở ý định này. Chúa Yesus đã chiều theo lời van xin này.

33/ Vì sao con người thường gặp thất vọng? Đám đông đến cùng Chúa Yesus, trước đó họ đã thất vọng trước rồi, họ đã bị cùng đường. Con người nếu không được dạy bảo đúng đắn thì cũng giống như đàn vật, sẽ xảy ra những chuyển động theo hướng này hay hướng khác. Họ thiếu một hướng đạo. Giáo hội trong thời đại của chúng ta cũng giống như một đàn vật cùng đường cho nên giáo hội đã bắt đầu định hướng lại và rao giảng nhiều điều và việc canh tân đổi mới ở công đồng Vatican II.

 

Bài 3: CẢM THÔNG VÀ LẮNG NGHE

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

34/ Tại sao người ta ví Chúa Yesus như chiếc phao? Chúa Yesus như một chiếc phao giữa biển mà nhiều người lênh đênh muốn bám vào / Thánh Marcô viết: “Lúc ấy dân chúng người đến kẻ đi tấp nập đến nỗi các tông đồ không có giờ ăn uống”.

35/ Lúc ấy Chúa Yesus phải xử trí làm sao? Trong hoàn cảnh bận rộn như thế này / một mặt Chúa Yesus phải lo liệu cho các môn đệ được nghỉ ngơi / một mặt khác, về phần mình, Ngài phải hy sinh thời giờ nghỉ ngơi của mình để tiếp tục phục vụ cho dân chúng.

36/ Động cơ nào khiến Chúa phải cư xử như thế? Động cơ là lòng nhân hậu của Chúa / là tình thương của Ngài: “Chúa Yesus thấy dân chúng thật lòng thì động lòng thương”.

37/ Tâm tình của chúng ta nếu vào hoàn cảnh này sẽ như thế nào? Sau khi làm việc mệt nhọc, tôi có quyền nghỉ ngơi, nên lúc tôi đã mệt mà người ta vẫn đến quấy rầy / Tôi thường bực bội gắt gỏng / Trái lại, Chúa Yesus lại động lòng thương và tiếp tục phục vụ / Nếu tôi chưa được như Chúa: Hy sinh cả thời giờ nghỉ ngơi / thì ít ra tôi cũng đừng gắt gỏng với người ta / Tôi phải học biết cách “động lòng thương họ”.

38/ Khi Chúa Yesus động lòng thương dân chúng thì Ngài làm gì trước tiên? Trước tiên Chúa không chữa bệnh mà dạy dỗ họ nhiều điều / Chúa thương người đau khổ nhưng Chúa càng thương hơn vì người ta không biết Tin Mừng / Theo Chúa quan niệm: Nói cho người ta những lời đem lại sức sống còn ích hơn là chữa cho họ bệnh tật phần xác.

39/ Chúng ta thường có sẵn những thứ gì? Tôi có sẵn những lời đó không? Nếu gặp một người đang đau khổ / Tôi sẽ nói gì để người đó thật sự được an ủi và lạc quan hơn chứ không để cho họ có cảm tưởng như là đang nghe một lý thuyết suông.

40/ Câu chuyện về tổng thống Mỹ Abraham Lincoln: Là tổng thống Hoa Kỳ / Ông phải đối diện với 1 cuộc nội chiến tang thương nhất trong lịch sử đất nước / Một ngày nọ, ông đang căng thẳng gần như điên cuồng / Ông đã nhờ người đi về nơi sinh quán của mình là Kentucky, để mời cho được một người bạn già đến thủ đô Washinhton cho ông hỏi ý kiến / Hai người bạn gặp nhau mừng mừng tủi tủi / Sau những giờ phút tâm sự / Tổng thống Lincoln cảm thấy tươi vui hẳn lên / Về sau có người hỏi ông cụ già: Ông đã làm gì khiến cho tổng thống phấn khởi lên như thế? Ông cụ cho biết: Tổng thống không bàn hỏi gì cùng ông / Hai người không nói chuyện gì có liên quan đến chiến tranh hay đất nước / ông chỉ ngồi thinh lặng để lắng nghe tổng thống trút hết nỗi lòng của mình.

41/ Câu chuyện: Mài rìu: Một thanh niên khỏe mạnh đến xin việc làm: đốn cây / anh có sức khỏe, nên ông chủ trao cho anh chiếc rìu và dẫn anh vào rừng / Anh đốn thử cây này cho tôi xem / Anh ta đốn rất nhanh / ông chủ liền nhận anh vào làm sau khi đã định tiền công cho anh / Anh cố làm hết sức / Nhưng mới làm được 3 ngày thì ông chủ gọi anh vào, cảm ơn và trả tiền công cho anh đủ 1 tuần / Anh vui mừng nhận lấy, nhưng không khỏi thắc mắc: - Sao ông chủ không đợi đến thứ 7 mà lại trả lương cho tôi hôm nay? – Tôi không mướn anh nữa vì anh đốn cây càng ngày càng ít đi / - Thưa ông chủ, tôi đã làm hết sức, tôi đã làm cả giờ nghỉ / - Anh nói đúng, nhưng anh chặt cây mà đâu có mài rìu nên càng ngày anh càng chặt ít đi / Không mài rìu bén thì làm sao đốn được nhiều cây / Không chịu nghỉ ngơi lấy lại sức thì làm sao đi bền? Chẳng tịnh dưỡng tâm hồn thì làm sao làm việc tông đồ đắc lực được? Không một vĩ nhân nào thành công mà không đắm mình trong thinh lặng để hồi tâm và cầu nguyện.

42/ Câu chuyện: Linh hồn và thể xác: Một đoàn thám hiểm Hoa Kỳ, đang thực hiện một chuyến đi bộ xuyên qua Phi Châu (từ Đại Tây Dương sang Ấn Độ Dương) / Họ mướn một số người Châu Phi dẫn đường và thông dịch mỗi khi cần và cũng phụ trách luôn việc mang vác hành lý và lương thực/ Tánh của người Mỹ là làm việc gì cũng vội vàng / Họ muốn phá kỷ lục thời gian / Ngày đầu tiên họ hối thúc thổ dân đi nhanh / Ngày thứ hai cũng thế / đến ngày thứ ba, từ lúc sáng sớm thức dậy, họ thấy những người hướng đạo cứ ngồi ỳ dưới gốc cây, thảnh thơi, không có vẻ gì là sẵn sàng lên đường / Các nhà thám hiểm hối thúc họ nhanh lên / nhưng họ đã trả lời: Hôm nay chúng tôi phải nghỉ, để linh hồn có thể đuổi kịp thân xác!

43/ Ý của những người này là gì? Ý họ là đã mệt / cần nghỉ ngơi để lấy lại sức / Nhưng quan niệm của họ rất có ý nghĩa: Linh hồn đuổi kịp thân xác! Những kẻ nào quen với việc chạy đua với thời gian đều có thể phì cười khi nghe câu nói đơn sơ chất phát đó / Nhưng thật ra là một chân lý quan trọng của đời sống.

Tóm tắt: Khi thể xác quá mệt nhọc vì vật lộn, chạy đua / Tinh thần con người dễ bị căng thẳng suy nhược / Bằng chứng mà chúng ta thường thấy những người ở các xã hội chạy đua: dễ bị khủng hoảng thần kinh / Hơn nữa khi con người quá bận tâm lo cho cuộc sống đời này / thì cũng dễ quên đi cuộc sống đời sau / Làm việc cực nhọc cho cuộc sống là tốt, là định luật sinh tồn / là niềm hãnh diện của mỗi người / Nhưng không phải vì thế mà chúng ta quên Chúa, quên đi linh hồn của mình/  Thỉnh thoảng ta phải hồi tâm xem xét lại mức độ yêu mến và phụng sự Chúa và phục vụ anh em đến đâu / Linh hồn có chạy theo kịp thể xác hay là hai phần đó lạc mất nhau rồi!

 

Bài 4: THIÊN CHÚA CHĂM SÓC ĐÀN CHIÊN

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

44/ Chúng ta thường thiếu sót gì với Chúa? Có 3 thứ thiếu sót: a) Chúng ta ít nghĩ đến tình thương của Chúa / b) Chúng ta chưa gắn bó với các tín hữu khác là những người cùng đoàn chiên của Chúa / c) Chúng ta không chịu vâng nghe các mục tử là những người do Thiên chúa đặt lên để hướng dẫn chúng ta.

45/ Phần đầu của bài đọc I, Thiên Chúa dạy gì? Thiên Chúa trách các mục tử Isra-el (đó là các vua, tư tế) lẽ ra họ phải chăm sóc chu đáo đoàn chiên của Chúa là dân Do Thái / nhưng trái lại họ đã phân tán và xua đuổi chúng!

46/ Phần sau của bài đọc I Thiên Chúa dạy gì? Ngài sẽ lấy lại đoàn chiên ấy và chính Ngài sẽ chăm sóc, quy tụ những con chiên lạc, dẫn dắt chúng đến đồng cỏ, che chở chúng khỏi mọi hiểm nguy / Thiên Chúa hứa sẽ cho một mục tử nổi lên từ nhà Đavít / Đó là lời hứa ban Đấng Messia.

47/ Bài đọc II Thánh Phaolô trình bày cho những tân tòng Ephêsô hiểu về 2 ơn trọng mà Chúa ban cho họ: Ơn hòa giải và ơn quy tụ.

48/ Ơn hòa giải là: Trước đây có 1 bức tường ngăn cách giữa dân Do Thái và dân ngoại / Nay Đức Kitô đã phá đổ bức tường ấy để từ nay dân Do Thái và dân ngoại được hòa giải với nhau.

49/ Ơn quy tụ: Trước đây dân ngoại như những con chiên đang tản mác khắp nơi / Nay Đức Kitô đã quy tụ họ lại trong cùng một đoàn chiên với người Do Thái / Từ nay cả hai dân đều hợp nhất trong Ngài.

50/ Bài Tin Mừng: Tuần trước Chúa sai 12 Tông Đồ đi rao giảng Tin Mừng, hôm nay các ông trở về hân hoan báo cáo các thành công của mình / Chúa Yesus rất biết cách cư xử, cách sống, Ngài bảo các ông tìm nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi / Thầy trò xuống thuyền đi tìm chỗ nghỉ, nhưng khi vừa bước ra khỏi thuyền, Đức Yesus lại thấy dân chúng kéo đến đông đảo / Ngài chạnh lòng khi thấy họ như đàn chiên đang bơ vơ không người chăn / Thế là Ngài dẹp bỏ sự nghỉ ngơi để tiếp tục săn sóc dạy dỗ họ.

51/ Hình ảnh Chúa Yesus trong đoạn Tin Mừng rất dịu dàng và đáng kính mến, vì Ngài có một trái tim rất nhạy cảm trước những nhu cầu của người khác.

52/ Từ đoạn Tin Mừng này, chúng ta rút ra được 2 điều: a) Hãy vui sướng vì được làm một con chiên đang sống dưới sự chăm sóc của một vị mục tử giàu tình thương như thế / Ngài biết trước chúng ta sẽ cần gì trước khi chúng ta cảm thấy cần điều đó và Ngài sẽ lo liệu đầy đủ cho chúng ta / b) Chúng ta hãy xin Chúa ban cho chúng ta một con tim giống Ngài / Một con tim biết xúc động, biết mở rộng trước những nhu cầu của người khác / Vì quả thực nhiều  khi con tim của chúng ta đã trở nên chai lỳ, băng giá, khép kín!

53/ Tại sao chúng ta phải lui vào nơi vắng vẻ? Ngày nay số người mắc bệnh thần kinh ngày càng nhiều / Lý do đưa đến bệnh đó là nếp sống ngày càng ồn ào, xô bồ à ngoài đường thì tiếng xe, tiếng máy, tiếng người ồn ào suốt ngày, trong nhà thì tiếng nói, tiếng hát, tiếng nhạc từ radio, tivi, casstte, rồi còn tiếng của rạp hát, của loa phóng thanh / Con người ngày nay đang ở giữa bao tiếng động ồn ào đó cho nên con người cũng bị quay cuồng, ly tâm, trống rỗng / Thần kinh thì căng thẳng, nội tâm thì nghèo nàn!

54/ Muốn thoát khỏi bầu không khí này, chúng ta cần làm gì? Nhiều người đã tìm đến với yoga, với thiền, với nhiều phương pháp dưỡng sinh / Những hình thức này càng ngày càng lôi kéo được nhiều người / Tất cả những sáng kiến, những cố gắng vừa kể ở trên cũng là những phản ứng tất nhiên mà con người dùng để lập lại quân bình so với cuộc sống quá ồn ào hiện nay!

55/ Vì sao chúng ta thấy cần bầu không khí yên tĩnh? Một bầu không khí trầm lặng, một khoảng không gian yên tĩnh là một điều rất cần thiết cho con người / Nó cần thiết vừa để cho thân xác nghỉ ngơi vừa để cho tinh thần thư giãn / vừa để cho trí óc con người sáng suốt để nhìn lại cuộc đời mình / kiểm điểm và rút ưu khuyết điểm để định hướng cho cuộc sống trong giai đoạn tới!

56/ Lời khuyên của Chúa ngày hôm nay được ai áp dụng? Những vị tu hành, các Giám Mục, Linh mục, Tu sĩ đặc biệt coi trọng / Hàng năm, hàng tháng các vị đó vẫn có những cuộc tĩnh tâm có khi kéo dài mấy ngày, một tuần, một tháng / Trong thời gian đó, họ kiểm điểm đời sống, cầu nguyện, định hướng cho các hoạt động sắp tới.

57/ Lời khuyên đó có ảnh hưởng gì đến giáo dân? Cuộc sống của giáo dân luôn chạy đua với miếng cơm manh áo, khiến cho chúng ta không có nhiều thời gian rãnh rỗi để làm những cuộc tĩnh tâm như vậy / Tuy nhiên chúng ta cũng đừng quên: Tĩnh tâm là một nhu cầu cần thiết cho cuộc sống / Càng ồn ào chừng nào thì sự yên tĩnh càng cần thiết chừng ấy / Cho dù cuộc sống có quá bận rộn / thỉnh thoảng chúng ta cũng hãy cố gắng tìm một chút yên tĩnh cho tâm hồn mình.

 

Bài 5: LẮNG ĐỌNG CỦA TÂM HỒN

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

58/ Có bao nhiêu thứ yên tĩnh? Có 3 thứ yên tĩnh: a) Yên tĩnh vì vắng tiếng động / b) Yên tĩnh trống rỗng / c) Yên tĩnh có tràn đầy hương vị ngọt ngào / Không phải thứ yên tĩnh vì vắng tiếng động bên ngoài, nhiều người quá quen với tiếng động, ồn ào bên ngoài, nên khi đến một nơi im lặng thì chịu không nổi / Thứ yên tĩnh trống rỗng: Nghĩa là bên ngoài đã hoang vắng mà bên trong thì hoang sơ, cằn cỗi / Thứ yên tĩnh mà chúng ta cần tìm là thứ yên tĩnh mang hương vị ngọt ngào, yên tĩnh bên ngoài để cho bên trong tâm hồn ó ý hướng cao thượng, có được nhận định sáng suốt, có được sức mạnh an ủi khích lệ.

59/ Ta có thể tìm ra ở đâu được thứ yên tĩnh đó? Chúng ta có thể tìm thấy nó trong không gian trầm mặc ở nhà thờ trong những giây phút cầu nguyện, ngay trong chính tâm hồn mình / Nhiều bạn trẻ nghe như thế này thì cảm thấy ngán ngẩm / Vì đã biết bao lần các bạn cũng đã đến nhà thờ, cũng đã cầu nguyện, nhưng chỉ thấy buồn tẻ làm sao ấy! Chỉ muốn ngủ gục thôi / Tại sao? Tại vì chúng ta bị bó buộc phải đi vào cảnh yên tĩnh đó mà lòng thì miễn cưỡng / cho nên chúng ta chỉ gặp được thứ yên tĩnh mà vắng tiếng động bên ngoài / hay là chúng ta chỉ đối diện với thứ yên tĩnh trống rỗng!

60/ Nếu muốn tìm thứ yên tĩnh ngọt ngào, ta phải làm sao? Muốn tìm thấy thứ yên tĩnh ngọt ngào, phong phú, ta phải tự nguyện tìm thứ yên tĩnh đó và để trọn tâm hồn mình lắng đọng trong cõi yên tĩnh đó.

61/ Câu chuyện Thánh Augustinô / Sau một thời gian tuổi trẻ chạy theo danh vọng tiền tài, khoái lạc/ Cậu đã bắt đầu thấy chán chường / Một hôm cậu cầm theo một quyển sách vào ngồi trầm tư trong khu vườn vắng vẻ / Đột nhiên cậu nghe vang lên một giọng trẻ con: “Hãy cầm lấy mà đọc”/ Augustinô ngó xuống và thấy tay mình đang cầm quyển Thánh Kinh / Cậu mở ra và đọc được câu: “Anh em đừng chạy theo xác thịt nữa, nhưng hãy sống theo Thánh Thần Chúa” / Đây là câu nói của Thánh Phaolô gửi cho Giáo Đoàn Roma / Đây là khởi đầu cho cuộc sống mới của Thánh Augustinô / Tất cả bắt đầu từ một giây phút yên tĩnh của tâm hồn ngài.

62/ Chúng ta cần ghi nhớ lời khuyên trong bài Tin Mừng hôm nay: “Các con hãy lui vào nơi vắng vẻ...” / Để thực hiện lời khuyên này, chúng ta thỉnh thoảng hãy để tâm hồn mình lắng đọng lại, hãy tạm quên đi những ồn ào bên ngoài, để đi sâu vào tâm hồn mình / Chúng ta hãy thâm nhập thật sự vào lời cầu nguyện của mình / Chúng ta hãy vào nhà thờ với ước muốn thật sự tìm gặp chính mình, tìm đối thoại thật sự với Chúa / Cầu mong chúng ta thật sự gặp được điều chúng ta đang muốn tìm kiếm!

63/ Lời Chúa quyến rũ như thế nào? Đoạn Tin Mừng hôm nay thuật lại sự thành công của công việc rao giảng Lời Chúa / Dân chúng đã quá ngán ngẩm trước những lời giảng dạy của Luật sĩ, Biệt phái, quá khô khan, quá nặng nề hình thức, lễ nghi, luật lệ / Nay họ được nghe giáo huấn của Chúa vừa đơn sơ vừa dễ hiểu, vừa chứa chan tình yêu thương / Nên họ say sưa đón nhận.

64/ Điều gì minh chứng? Chúng ta thấy một mình Chúa Yesus rao giảng không đủ / Chúa phải sai các Tông Đồ chia nhau đi các thành phố, làng mạc để giảng / Các ông đi giảng ở đâu cũng gặt hái được thành công / Vì thế các ông làm việc mà không thấy mệt / nói cho đúng là có mệt nhưng các ông không muốn nghỉ ngơi vì các ông thấy gặt hái được nhiều khiến các ông hăng say, muốn tiếp tục làm nữa / Vì thế Chúa phải dùng quyền mà bắt các ông nghỉ ngơi!

65/ Các ông muốn nghỉ mà có được nghỉ không? Các ông có muốn nghỉ cũng không được yên / Vì dân chúng cứ tấp nập tuôn đến nên các Tông đồ chẳng còn có thời giờ để ăn uống / Chúa Yesus lại phải nghĩ ra cách khác là bảo các Tông đồ xuống thuyền chèo đi tìm nơi thanh vắng / Nhưng điều này đã bị dân chúng đoán biết / nên họ đã chạy bộ dọc theo bờ sông và họ đã đến trước Ngài và các Tông đồ.

66/ Phản ứng của Chúa Yesus: Nhìn thấy đám đông khát khao Lời Chúa như thế / Chúa Yesus chạnh lòng thương / Ngài ví họ như đàn chiên đang đói khát không có người chăn dẫn! Chính vì thế mà Chúa quyết định hy sinh giờ nghỉ để đích thân Chúa tiếp tục giảng cho họ nghe.

67/ Đây là một cảnh tượng đáng ước mơ: Người giảng thì hăng say, mệt mà không muốn nghỉ / Người nghe thì say sưa nghe mãi không chán / Nghĩa là cả hai nhóm người cùng say sưa hăng hái / Do đâu mà mọi người đều say sưa và hăng hái như vậy? Đó là do sức quyến rũ của Lời Chúa!

68/ Khi người ta khám phá ra điều gì hay và hữu ích, thì người ta hăng hái muốn nói lại cho mọi người nghe biết.

69/ Câu chuyện nhà bác học Archimède: Ông đang tìm hiểu tại sao có những thứ tỷ trọng nặng hơn nước lại có thể nổi trên mặt nước! Ông đang tắm trong bồn tắm và cảm thấy có một sức đẩy ở bên dưới nước, làm cho thân thể ông nổi lên, nghĩa trong nước có một lực đẩy / Thế là ông đã tìm ra được lý do, mừng quá ông ta la lên “Eurêka” nghĩa là tôi đã khám phá ra rồi / Ông vội chạy ra để kể cho người khác nghe mặt dù ông quên chưa mặc quần áo, ông còn đang trần truồng!

 

Bài 6: SỨC QUYẾN RŨ CỦA LỜI CHÚA

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

70/ Chị Lu-Bich khám phá ra sức quyến rũ của Lời Chúa / Trong thế chiến thứ II nước Ý bị cuốn hút vào vòng chiến / Hằng ngày có biết bao bom đạn trút xuống thành phố / Nhà cửa bị tan hoang / Sinh mạng con người bị đe dọa từng phút giây / Trong căn hầm tránh bom, chị Lu-Bich cảm thấy không còn nơi nương tựa vào bất cứ thứ gì ở trần gian / nên chị chỉ còn cách đặt trọn niềm tin vào quyển sách Tin Mừng mà chị mang theo / Nào ngờ những lời trong Tin Mừng khiến chị tìm thấy được lẽ sống / Khi đã khám phá ra rồi, chị hăng hái kể lại cho nhiều người khác nghe / Họ thành lập những nhóm chia sẻ Tin Mừng với nhau / những nhóm ấy càng ngày càng sinh ra các nhóm khác, làm thành một phong trào, gọi là phong trào Focolare (tổ ấm), họ đã hăng hái thực hiện / Chị LuBich đã để lại một câu nói đã trở thành danh ngôn: “Chúng ta hãy sống Tin Mừng như thế nào để cho dù mọi quyển sách Tin Mừng đều bị đốt hết, người ta cũng có thể nhìn vào đời sống của chúng ta mà viết lại trọn bộ Tin Mừng, từng câu từng chữ”.

71/ Có những người chỉ cần khám phá ra một câu Tin Mừng thôi, là đã thấy hấp dẫn cả cuộc đời/ Như Thánh Phanxico Assisi với câu: “Phúc cho những ai nghèo khó” / đã khiến ông bỏ hết gia tài cha mẹ để lại / để dấn thân vào cuộc sống nghèo nàn nhưng vô cùng hạnh phúc.

72/ Thánh nữ Terexa Hài Đồng Yessus thì vạch ra một lối tu đức riêng của mình với câu: “Nước Trời thuộc về những trẻ nhỏ”.

73/ Cha Charly de Faucauld lập ra một dòng chuyên sống lao động / Vì cha rất say mê cuộc đời lao động của Chúa Yesus ở Nazarét.

74/ Lời Chúa quý giá như một viên ngọc / nhưng có rất ít người biết quý trọng Lời Chúa / Đọc Tin Mừng thì lười biếng / đi lễ, nghe giảng thì ngủ gục / lo ra chia trí / bỏ ra ngoài nhà thờ / Vì đó là viên ngọc quý được chôn giấu dưới đất / ít ai khám phá ra được / Người nào khám phá ra thì sẽ rất say mê đến nỗi dám bán hết của cải để mua cho được viên ngọc quý đó.

75/ Bổn phận của Linh mục là phải trình bày Lời Chúa như thế nào, để giáo dân có thể thấy được giá trị của Lời Chúa / Còn bổn phận của giáo dân là phải biết chăm chú lắng nghe / để chính mình cũng khám phá ra được giá trị tuyệt vời của Lời Chúa / Vậy bổn phận của Linh mục và giáo dân là phải biết trân trọng đối với Lời Chúa / Không phải chỉ đọc phớt qua, nghe phớt qua mà phải chăm chú lắng nghe, tìm hiểu, suy gẫm, cầu nguyện và cố gắng mang ra thực hành.

76/ Xét về một khía cạnh khác thì Lời Chúa còn quan trọng hơn cả Bí Tích nữa / Ví dụ như những người ở vào hoàn cảnh không thể đến nhà thờ dự lễ, đi xưng tội và chịu các Phép Bí Tích cho được / chẳng hạn như những người bị bệnh nặng / hay bị dời nhà vào một nơi không có Linh mục, không có nhà thờ / những thanh niên đi nghĩa vụ quân sự / Bà con ở vùng kinh tế mới,… / Nếu chúng ta chỉ dựa vào các Phép Bí Tích thì khi gặp những hoàn cảnh ấy, chúng ta sẽ không còn cái gì để sống đạo nữa / nhưng nếu chúng ta biết đọc Lời Chúa, sống Lời Chúa / thì chỉ cần một cuốn sách Tin Mừng thôi / hay chỉ một cuốn lịch công giáo thôi / chúng ta vẫn  có thể tiếp tục có lương thực nuôi dưỡng linh hồn mình / Có lẽ sống hướng dẫn cuộc đời mình.

77/ Ở đoạn cuối Tin Mừng, Thánh Marco có ghi nhận rằng: Đức Yesus nhìn thấy dân chúng chạy đến đông đảo thì Ngài chạnh lòng thương / như đoàn chiên không có người chăn dắt / Giáo dân là những con chiên của Chúa / Trong số đó có nhiều giáo dân phải sống trong vùng không có Linh mục / Họ đúng là đoàn chiên không có người chăn dắt / Nhưng có một số giáo dân ở một số họ đạo, có Linh mục thì họ vẫn có / nhưng có khi họ cũng đang đói khát về mặt tinh thần vì họ chỉ biết có đọc kinh và giữ các nghi thức bề ngoài mà trong tâm hồn thì trống rỗng / Chúa thương hết mọi con chiên, Chúa thương cả đoàn chiên / Nên Chúa đã cho đoàn chiên một nguồn lương thực quý giá, đó là lời Chúa chứa đựng trong Tin Mừng / Ước gì ai trong chúng ta cũng khám phá được giá trị hấp dẫn của Lời Chúa / Cho dù chỉ một lời, một câu trong Tin Mừng thôi / Để cuộc đời của chúng ta từ đó được biến đổi, sẽ rất có ý nghĩa, sẽ rất có giá trị.

78/ Câu chuyện: Một ông kia đến thăm bạn mình đang làm giáo sư cho một trường đại học lớn / Trong lúc hai người trò chuyện với nhau trong văn phòng của vị giáo sư / thì những sinh viên của trường thường đến gõ cửa để xin ý kiến về vấn đề này nọ / Mỗi lần như thế thì câu chuyện của 2 người lại bị gián đoạn / Vị giáo sư phải đứng lên để đi trả lời cho sinh viên / Cuối cùng người bạn hỏi: Làm sao anh có thể làm việc được, nếu công việc cứ bị gián đoạn như thế này? Vị giáo sư đáp: Ban đầu tôi cũng rất bực bội, nhưng càng về sau tôi chợt ý thức rằng: Công việc chính của tôi là những lúc bị gián đoạn như thế! Nếu vị giáo sư đóng cửa, không tiếp ai hết / làm như thế ông sẽ được yên tĩnh / nhưng vì ông là con người quảng đại, hay giúp đỡ, ông không thể làm như thế! Thay vào đó, ông coi việc tiếp xúc và giúp đỡ sinh viên như thế kia là công việc chính, bởi đó không lạ gì khi ông được đông đảo sinh viên quý mến, ông cũng rất hạnh phúc vì đã hoàn thành trách nhiệm / Ông là một vị giáo sư tốt nhất trong trường đại học này.

79/ Vị tha vừa dễ cũng vừa khó. Dễ là khi phục vụ người khác do ý ta chọn, nhờ đó ta không cảm thấy bực bội và khó chịu / Sẵn sàng chấp nhận một nếp sống bị xáo trộn để giúp đỡ kẻ khác, sẵn sàng tạm gác dự định của mình qua một bên, để phục vụ kẻ khác / Chúa Yesus đã làm được / ta hãy bắt chước Ngài.

 

TÓM Ý

1/ Hình ảnh người mục tử Do Thái như thế nào? Đa số dân Do Thái sống bằng nghề chăn nuôi cho nên hình ảnh người mục tử chăn dắt đàn chiên quá quen thuộc và gần gũi. Ngày xưa vua Đavit cũng chăn chiên.

2/ Người mục tử, Chúa muốn ám chỉ ai? Các ngôn sứ dùng hình ảnh người mục tử để chỉ vua mà còn có ý ám chỉ đến Thiên Chúa. Chính Chúa là mục tử chăn dắt dân Ngài.

3/ Ai là người mục tử nhân lành? Chính các Tiên Tri đã tiên báo và đã được Chúa Yesus thực hiện trong cuộc sống của Ngài, thái độ nhân lành được biểu lộ qua việc Chúa chăm sóc dân Ngài trong bài Phúc Âm hôm nay.

4/ Tại sao Chúa muốn các môn đệ phải nghỉ ngơi? Các môn đệ đang rất mệt mỏi vì cuộc hành trình loan báo tin vui. Bởi có quá nhiều kẻ lui người tới nên các ông cũng không có giờ để ăn uống.

5/ Tại sao Chúa lại làm nhiều việc bác ái? Đối với đám đông đang đói Lời Chúa dạy và đang khát sự chăm sóc, dẫn dắt. Nên Chúa động lòng thương xót, giảng dạy nhiều điều, chữa bệnh cho họ, mục đích là để xoa dịu nỗi đau của con người.

6/ Ước vọng duy nhất của Chúa Yesus là gì? Chúa Yesus dành nhiều tình cảm cho những con người tội lỗi, Chúa đối xử với họ như người mục tử đối với con chiên lạc. Ước vọng của Chúa là chỉ còn lại một đoàn chiên và một Chúa chiên.

7/ Chúa Yesus muốn chúng ta làm gì? Cho dù chúng ta chưa là mục tử của Chúa, nhưng ít ra chúng ta cũng đã tham dự vào chức vụ này nhờ vào bí tích rửa tội, nhưng thực tế là chúng ta phải sống tinh thần này trong chính cuộc sống của chúng ta.

8/ Tinh thần phục vụ của mục tử là như thế nào? Làm vua hay làm mục tử trong đoàn chiên của Chúa không phải là để cai trị, nhưng là để an ủi, khuyến khích, phục vụ như lời Chúa nói: Ai muốn làm lớn thì phải trở nên tôi tớ phục vụ mọi người.

9/ Tại sao chúng ta lại sợ trách nhiệm? Chúng ta thường sợ hãi trước trách nhiệm mà mình đã lãnh nhận, chúng ta cảm thấy không thể vác nổi cây Thánh Giá đang đè nặng trên chúng ta, nhiều lúc chúng ta đã kêu lên như Chúa Yesus trong vườn cây dầu.

10/ Khi bị thử thách, chúng ta cần làm gì? Khi cảm thấy cùng đường, chúng ta hãy mau chạy đến với Chúa qua tâm tình cầu nguyện của một đứa con, chúng ta biết chắc Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta.

11/ Cách chúng ta đáp lại lời mời gọi: Khi thấy trách nhiệm quá nặng nề đang đè nặng trên đôi vai của mình, chúng ta nên tìm về với Chúa bằng lời cầu nguyện, Chúa sẽ nâng đỡ chúng ta qua lời kêu gọi: Hỡi những ai đang mang vác nặng nề…..Hãy đến cùng ta.

12/ Tại sao Thiên Chúa tạo dựng trời đất có ngày có đêm, có nắng, có mưa? Để ban ngày con người làm việc, ban đêm con người nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe, con người có đời sống xã hội thì cũng cần có đời sống riêng tư, nếu chỉ mưa thì trái đất ngập lụt, nếu chỉ nắng thì trái đất sẽ bị thiêu cháy.

13/ Nhịp sống của con người mộn đệ phải như thế nào? Con người phải có lúc ra đời để góp sức với cộng đồng, cũng có lúc phải vào chốn riêng tư để sống cho mình. Đời sống vật chất có hai nhịp thì đời sống tinh thần cũng cần có hai nhịp. Tuần trước Chúa bảo các môn đệ đi rao giảng, còn tuần này thì Chúa lại bảo các ông nghỉ ngơi.

14/ Mỗi người đều có hai nhịp sống, hai nhu cầu, hai bổn phận: Hoạt động và cầu nguyện, con người có thể xác thì cũng có linh hồn. Con người có bổn phận với gia đình, xóm làng, đất nước thì con người cũng có bổn phận với Giáo Hội, với Chúa.

15/ Những thiếu sót của kiếp người: Con người thường có thiếu sót: Chỉ lo cho thể xác mà quên mất linh hồn, sẽ rất mất quân bình nếu như con người chỉ lo cho đời sống vật lý mà quên mất đời sống tâm linh. Chính nhờ sống với Chúa mà chúng ta có thể phát triển cả hồn lẫn xác.

16/ Không nên làm nô lệ cho vật chất: Nếu con người chỉ hoạt động bên ngoài mà thôi thì cũng đâu khác chi máy móc, nếu chỉ lo cho thân xác thì rõ ràng con người đang làm nô lệ cho vật chất, nếu chỉ lo cho vật chất thì con người dễ bị tha hóa, một xã hội chỉ chạy theo tiền bạc, lạc thú thì sẽ khó tồn tại, bền vững.

17/ Làm sao để nuôi dưỡng tinh thần? Cầu nguyện sẽ hỗ trợ cho mọi hoạt động, cầu nguyện giúp ta nâng tâm hồn lên cùng Chúa, giúp ta thoát khỏi sự nô lệ của vật chất, nó giúp ta định hướng cuộc đời, giúp ta nhìn rõ bản thân mình sai sót để sửa lỗi. Lời Chúa giúp ta thấy được chuẩn mực đạo đức và giúp ta sống ngay thẳng thật thà.

18/ Điều cần thiết nhất cho đời làm Tông Đồ là gì? Đó là cầu nguyện, đời Tông Đồ được bắt nguồn từ nơi Chúa, là làm việc cho Chúa thì phải xin ý kiến của Chúa. Nếu không làm như thế thì việc Tông Đồ không thể có kết quả, mà có khi còn đi sai đường, làm hỏng công việc Chúa.

19/ Tai hại của việc không cầu nguyện là gì? Làm việc Tông Đồ mà không cầu nguyện sẽ chỉ là hoạt động phô trương bên ngoài, không cầu nguyện sẽ biến việc của Chúa thành việc của ta, vì thế sẽ sinh ra thái độ kiêu hãnh, việc Tông Đồ sau đó sẽ trở thành công tác xã hội.

20/ Làm thế nào để ta giữ được sự quân bình? Cầu nguyện và hoạt động là hai nhịp sống của người Kitô hữu, chúng ta thường chú trọng tới hoạt động mà quên đi việc cầu nguyện, Chúa bảo ta nếu hoạt động thì cũng phải biết cầu nguyện. Hoạt động có kết quả là nhờ những giây phút cầu nguyện và suy xét trong tĩnh lặng.

21/ Ý nghĩa của việc cầu nguyện: Cầu nguyện là để tổng kết, định giá những hoạt động đã qua và rút kinh nghiệm để định giá cho hoạt động mới. Hoạt động là bề mặt, cầu nguyện là chiều sâu, có quân bình giữa hai mặt này thì con người mới phát triển được, Duy trì được sự ổn định thì hoạt động mới có hiệu quả.

22/ Chúa quan tâm đến điều gì nhất? Chúa quan tâm đến con người hơn là công việc. Chúa luôn biết chúng ta cần gì, ai cũng cần một chút nghỉ ngơi, một chút riêng tư, một chút lắng đọng cho tâm hồn mình, để mọi người nhìn sau, nhìn trước của mình, để tất cùng tách mình ra khỏi đám đông và hướng lòng mình lên với Chúa.

23/ Sau khi làm việc căng thẳng, chúng ta cần làm gì? Ai trong chúng ta cũng cần dăm ba phút lắng đọng tâm hồn, để trở vào nơi sâu kín nhất của cõi lòng, để nhận được lời mời gọi, dạy bảo của Thiên Chúa. Chúng ta cần phấn đấu để có được chút giây phút tĩnh tâm mỗi ngày.

24/ Lý do Chúa Yesus rung động! Chúa phải xuống thuyền, rời xa đám đông, lìa xa nơi mình đang sinh sống thì mới có thể đi đến được chỗ nghỉ ngơi. Thế nhưng kế hoạch đã bất thành vì sóng gió quá mạnh nên thuyền đến chậm hơn là đám đông chạy bộ trước đến đó. Chính vì nhìn thấy những bước chân nôn nao, hối hả, khiến cho Chúa xúc động sững sờ, rung động tận đáy lòng và Ngài đã tỏ ra rất yêu thương họ.

25/ Điều nào nói lên tính cách nhân hậu của Chúa? Cái cần của cộng đoàn quá cấp bách nên Chúa Yesus và các môn đệ đành phải hy sinh những nhu cầu cá nhân, vì trái tim Chúa luôn mang đặc tính của một mục tử nhân hậu. Tim Chúa nhói đau trước cảnh bơ vơ đói khát của đàn chiên.

26/ Tâm trạng của con người thời nay? Bơ vơ là tâm trạng của con người mọi thời, nhất là giới trẻ hôm nay. Họ cảm thấy bơ vơ khi bị ném vào cuộc đời đầy lừa lọc, xảo trá, bơ vơ vì bị nghiền nát bởi những thủ đoạn gian manh, bơ vơ vì bị thất thế, bơ vơ vì thần tượng bị tan vỡ.

27/ Vì sao con người lại buông trôi? Bơ vơ sẽ trở thành chán chường và bị cuốn hút vào vòng xoáy nghiệt ngã, làm sao họ gặp được Chúa, làm sao họ có niềm tin, làm sao họ có hướng sống, làm sao họ vững được tay chèo?

28/ Tôi cần phải làm gì? Tôi phải giới thiệu Chúa Yesus cho người khác, tôi cần phải trở thành một ông Yesus dễ gần gũi, dễ đến với những ai đang bơ vơ chung quanh tôi.

29/ Làm sao để con người có được sự quân bình: Hầu hết mọi người ai cũng muốn có được sự quân bình, có được sự bình an, người có tâm hồn hướng ngoại thì thích được xuất hiện nơi công cộng, nhưng cũng lại thích có chút thời gian sống đơn độc trong thinh lặng. Một tâm hồn hướng nội luôn biết giá trị của những giây phút thinh lặng, nhưng thỉnh thoảng họ cũng rất phấn khích trong một đám đông đang tưng bừng, vui vẻ.

30/ Mẫu gương quân bình: Chúa Yesus là mẫu gương quân bình cho đời sống thiêng liêng của chúng ta: Chúa Yesus có thói quen tới hội đường vào ngày Sabat. Nhưng Chúa cũng sẵn sàng ra đi cầu nguyện suốt đêm cùng Chúa Cha.

31/ Ai đã cản trở sự nghỉ ngơi của các Tông Đồ? Phúc Âm không nói Chúa Yesus đã làm gì khi các môn đệ đi vắng. Nhưng có một chút khía cạnh giúp chúng ta hiểu được điều này: Chúa nói: “Cả các con nữa, hãy đi mà nghỉ ngơi một chút”. Câu này có nghĩa rằng: Chúa đã nghỉ ngơi và giờ đây Chúa cũng muốn các Tông Đồ cũng được hưởng chút ân huệ này.

32/ Vì sao con người hay gặp thất vọng? Giáo hội trong thời đại của chúng ta cũng giống như một đàn súc vật cùng đường, cho nên Giáo Hội phải định hướng lại và rao giảng nhiều điều về việc canh tân đổi mới Giáo Hội ở công đồng Vatican II.

Giuse Luca / Giáo Dân Bất Xứng. 


Trở lại      In      Số lần xem: 1594
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  2565
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11352869
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top