Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN XXI Thường Niên - B

CHÚA NHẬT XXI TN B

ĐỀ TÀI: MỘT QUYẾT ĐỊNH DỨT KHOÁT

 

TUNG HÔ TIN MỪNG:  x. Ga 6,63c.68c

Halêluia. Halêluia. Lạy Chúa, Lời Chúa là thần khí và là sự sống; Chúa có những lời  đem lại sự sống đời đời. Ha-lê-lui-a.

PHÚC ÂM:  Ga 6, 54a.60-69

“Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời.”

 

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an:

54a Tại hội đường Ca-phác-na-um, Đức Giê-su đã tuyên bố: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời.”

60 Nghe vậy, nhiều môn đệ của Người liền nói: "Lời này chướng tai quá! Ai mà nghe nổi?" 61 Nhưng Đức Giê-su tự mình biết được là các môn đệ đang xầm xì về vấn đề ấy, Người bảo các ông: "Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư? 62 Vậy nếu anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao? 63 Thần khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống.” 64 Nhưng trong anh em có những kẻ không tin." Quả thật, ngay từ đầu, Đức Giê-su đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người. 65 Người nói tiếp: "Vì thế, Thầy đã bảo anh em: không ai đến với Thầy được, nếu Chúa Cha không ban ơn ấy cho." 66 Từ lúc đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn đi theo Người nữa. 67 Vậy Đức Giê-su hỏi Nhóm Mười Hai: "Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?" 68 Ông Si-môn Phê-rô liền đáp: "Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. 69 Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa."

Đó là lời Chúa.

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

 

1/ Người Ki-tô hữu cần minh chứng niềm tin như thế nào ?

2/ Vì sao chúng ta cần xác định lại niềm tin ?

3/ Vì sao người ta mau bỏ Chúa ?

4/ Cách sống đạo tiêu cực sẽ ảnh hưởng thế nào đến đạo Chúa ?

5/ Các Ki-tô hữu tiên khởi đã sống đạo thế nào ?

6/ Bổn phận của Giáo Hội Công Giáo hôm nay là gì ?

7/ Thiên Chúa ưa thích điều gì nhất ?

8/ Các anh có muốn bỏ Thầy mà đi không ?

9/ Cách chúng ta biểu lộ sự không đồng tình khi nghe Lời Chúa .

10/ Chúng ta có sống đúng với lời mình tuyên xưng không ?

11/ Cách sống đạo của những người mang danh đạo gốc ?

 

12/ Vì sao nhiều người chỉ sống đạo trong nhà thờ ?

13/ Thế nào là sống tinh thần Thánh Lễ ?

14/ Bánh và Rượu mà chúng ta dâng lên Chúa phải được làm bằng gì ?

15/ Chúa Yesus giải quyết như thế nào khi các Môn Đệ lẩm bẩm ?

16/ Chúa Yesus muốn dạy chúng ta điều gì ?

17/ So sánh ý nghĩ của những kẻ bỏ đi và người ở lại ?

18/ Tâm lý của Nhóm 12 như thế nào ?

19/ Sự thử thách Đức Tin của chúng ta hôm nay là gì  ?

20/ Hôm nay chúng ta cảm nhận thế nào về các Mầu Nhiệm  ?

21/ Những Môn Đệ rút lui và các Tín  hữu bất trung có gì khác nhau ?

22/ Phiêu lưu mang ý nghĩa gì ?

23/ Vì sao Phê-rô và Nhóm 12 chọn ở lại ?****

 

Bài 1: SUY NGHĨ, LỰA CHỌN VÀ THỰC THI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Người Ki-tô hữu hôm nay phải minh chứng niềm tin như thế nào? Cứ nhìn vào các nhà thờ ở Việt Nam luôn đông nghẹt người đi lễ. Ai cũng cho rằng đức tin của người công giáo hôm nay thật ấn tượng. Tuy nhiên một câu hỏi đang được đặt ra: Đời sống của người Ki-tô hữu có đúng là đạo đức thật không?

2/ Vì sao chúng ta cần xác định lại niềm tin của mình? Hãy đọc kỹ lại bài tin mừng hôm nay để mỗi người tự xác định xem mình đang theo Chúa hay đang xa Chúa? Nếu chúng ta sống đạo mà chỉ dừng lại ở việc rước Thánh Thể thôi thì chưa đủ theo như đòi hỏi của Tin Mừng. Bởi vì Lời Chúa phải được đem ra thực hành thì mới có thể trở thành lương thực trường sinh được. Vì mầu nhiệm Mình và Máu thánh Chúa sẽ phát huy tác dụng mạnh mẽ nếu chúng ta biết chia sẻ của cải vật  chất và tình thương cho nhau trong cuộc sống.

3/ Vì sao người ta mau bỏ Chúa? Vẫn còn có rất nhiều người quan niệm sống đạo là : Đi lễ, giữ chay, đọc kinh, giữ luật đạo, lâu lâu bố thí một chút cho kẻ nghèo. Thi thoảng thì dâng cúng chút tiền cho nhà thờ, thì đã đủ để thể hiện lòng đạo đức của mình. Còn ngay trong cuộc sống hằng ngày, họ không cần biết đến người láng giềng bên cạnh đang sống thế nào. Cũng không cần biết đến xóm làng đang có vấn đề gì, họ không cần để ý đến ai khác ngoài gia đình mình.

4/ Cách sống đạo tiêu cực trên đây đã ảnh hưởng thế nào đến đạo Chúa? Họ sống như thế là vô tình họ đang khoanh vùng và giới hạn những hoạt động của Chúa. Họ chỉ cho phép Chúa hoạt động trong nhà thờ mà thôi. Họ chưa đưa Chúa vào đời, đang lúc Chúa muốn sinh hoạt ngay giữa lòng xã hội loài người. Nếu chúng ta sống đạo kiểu đó thì làm sao Lời Chúa có thể trở thành bánh sự sống cho được?****

5/ Cộng đoàn Ki-tô hữu tiên khởi đã sống đạo như thế nào? Không ít người theo Chúa nhưng chỉ trông chờ vào phép lạ. Người Do Thái theo Chúa vì thấy phép lạ hóa bánh ra nhiều. Nhưng rồi họ đã vội vàng bỏ đi khi nghe Lời Chúa chướng tai mà không có chút bận tâm tìm hiểu ,suy nghĩ ,nên họ cảm thấy không chấp nhận được. Riêng nhóm 12 đã xác tín rằng: Chỉ  mình Chúa mới có lời ban sự sống, điều xác tín này đã được xác định rõ nét trong khi xây dựng cộng đồng Ki-tô hữu tiên khởi. Mọi người bỏ vào của chung, họ chăm lo cho nhau và ai nấy đều no đủ, hạnh phúc.

6/ Bổn phận của Giáo hội công giáo hôm nay là gì? Giáo Hội luôn kết hợp với Chúa Ki-tô không chỉ ở trong các nghi thức phụng vụ, mà mọi người cần phải sống tinh thần của Ngài ngay trong cuộc sống hằng ngày. Nếu xã hội còn có quá nhiều kẻ thiếu ăn, còn đầy rẫy những bất công, áp bức, đói khổ, lạc hậu. Điều này đồng nghĩa với việc Giáo Hội có bổn phải làm tỏ lộ khuôn mặt của Chúa Ki-tô rõ nét hơn trong cuộc sống hiện tại cho mọi người thấy.

7/ Thiên Chúa ưa thích điều gì nhất? Thiên Chúa không thích của lễ nhưng Ngài chỉ ưa chuộng lòng nhân ái. Lễ vật không mang lại lợi ích gì khi sự thù hận, đố kỵ vẫn còn trong lòng người tín hữu. Thực tế nhất chính là còn có quá nhiều con người đau đớn, đói khổ đang ở ngay bên cạnh mình. Khi chúng ta xác tín là phải đi theo Chúa trên con đường làm nảy sinh ơn cứu độ, chính là lúc phải mang lấy mọi nỗi ưu tư, ray rứt về một xã hội chưa có được an vui, hạnh phúc.

8/ Các anh có muốn bỏ Thầy mà đi hay không? Câu hỏi này buộc các tông đồ phải lựa chọn, phải dứt khoát lập trường. Đây chẳng phải là một công việc dễ dàng vì trước đó đã có nhiều môn đệ rút lui. Bởi vì điều mà Chúa Yesus khẳng định: “Ai ăn thịt và uống máu Ta thì sẽ được sống đời đời” Một câu nói thật chói tai không thể nào chấp nhận được theo lẽ tự nhiên.

9/ Vì sao chúng ta không cảm thấy Lời Chúa nói gây chói tai? Bởi vì chúng ta là hậu bối, không hấp tấp, không vội vàng. Chúng ta đã trải nghiệm điều này qua biết bao tầng lớp của những người đi trước. Vì thế khi chúng ta cữ hành bí tích Thánh thể, chúng ta đã cử hành trong suốt cả đời người công giáo. Chúng ta không còn băn khoăn do dự, chúng ta đã đón nhận Chúa Thánh Thể cách quen thuộc theo nghi lễ, chúng ta không còn cảm thầy điều chói tai như các môn đệ. Nhưng chúng ta còn có nhiều cách khác để biểu lộ sự gián tiếp nói lên lòng mình không mộ mến nếu chúng ta chỉ rước lễ và giữ đạo theo thói quen nhưng lòng vẫn lo ra chia trí và không sống đạo đúng với những gì chúng ta tin.

10/ Chúng ta có sống đúng với lời tuyên xưng của mình không? Sự tuyên xưng của các tông đồ chính là sự dấn thân, một quyết định liên quan tới vận mạng một con người. Tuy nhiên điều đáng cho chúng ta lưu ý hơn cả, đó là mặc dù chúng ta tin tưởng vững chắc vào lời xác quyết của Chúa Yesus: "Máu thịt Chúa chính là lương thực nuôi dưỡng linh hồn và đem đến cho chúng ta sự sống trường sinh". Nhưng trong thực tế chúng ta lại sống, lại hành động trái ngược lại với niềm tin ấy.

11/ Cách sống đạo của những con người đạo gốc? Những người công giáo vẫn mạnh miệng xưng mình là đạo gốc, đạo dòng. Thế mà có khi đến cả chục năm không rước Chúa, không xưng tội. Có những người ngày Chúa Nhật vẫn đến nhà thờ nhưng chỉ là làm cho qua lần chiếu lượt. Họ cứ đứng ở ngoài sân, vừa nói chuyện, vừa phì phèo điếu thuốc lá và vừa tham dự Thánh Lễ. Mình không tham dự đã đành, lại còn làm cho người khác lo ra chia trí, làm gương mù, gương xấu.

12/ Nhiều người chỉ tuyên xưng Đức Tin ở trong nhà thờ: Phần đông chúng ta tách biệt Thánh Lễ ra khỏi cuộc sống. Chúng ta giữ đạo không khác gì một người công chức ngày nào cũng đến sở làm việc, có nghĩa là khi đến nhà thờ thì chúng ta trang nghiêm sốt sắng. Nhưng khi Thánh Lễ kết thúc, cửa nhà thờ đóng lại và chúng ta lại trở về với cuộc sống đời thường. Lúc bấy giờ chúng ta lại tỏ ra gian tham, độc ác, bất công. Trong nhà thờ, chúng ta là con chiên ngoan đạo nhưng khi sống giữa lòng đời thì chúng ta lại biến thành con sói dữ. Như vậy Thánh Lễ chỉ là một hoạt cảnh, một màn kịch diễn tả mặt phải trong cuộc sống của chúng ta mà thôi. Sống đạo như thế này thì chẳng minh chứng được điều gì tốt cho đạo. Mà thực tế chỉ là gây nên sự hiểu lầm cho người khác mà thôi !****

 

Bài 2: CẦN TIN TRƯỚC, HIỂU SAU

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

13/ Thế nào là sống tinh thần Thánh Lễ? Đối với những người có Đức Tin thì Thánh Lễ phải trở thành cuộc sống hay nói rõ hơn: Tinh thần Thánh lễ phải thấm sâu vào cuộc sống của họ. Cũng có nghĩa là chúng ta biến đổi đời sống của mình thành một Thánh Lễ nối dài. Bằng cách chúng ta thực thi tinh thần yêu thương và hiệp nhất, luôn giúp đỡ những người chung quanh. Đúng như lời 1 bài hát: "Ta về thôi khi Thánh Lễ đã hết, nhưng đời ta là Thánh Lễ nối dài, đem tình thương Thiên Chúa đến mọi nơi, ta sống sao để thành chứng nhân".

14/ Thứ Bánh và Rượu mà chúng ta dâng lên cho Chúa, phải được làm bằng gì? Là những hy sinh, bác ái mà chúng ta phải làm rải rác trong đời thường để làm nên tấm bánh chén rượu dâng lên cho Thiên Chúa. Từ đó chúng ta đi đến một câu hỏi và tự mình tìm ra câu trả lời: Chúng ta đã thật sự sống tinh thần Thánh Lễ giữa đời thường hay chưa?

15/ Chúng ta sẽ phản ứng như thế nào khi mức kiên nhẫn đã vượt quá giới hạn?: Chúng ta thường phản ứng khi mức chịu đựng đã bị vượt qua, chúng ta thường thốt lên: Thôi đủ rồi, vừa vừa thôi. Những lời này biểu lộ sự phản đối, người ta thường cảm thấy bị người khác tấn công thái quá, đây là dấu hiệu cho thấy đã tới cùng tận sự chịu đựng rồi. Trong Tin Mừng, các môn đệ đã nói một câu tương tự: Lời này chướng ta quá, các ông bực bội vì lời lẽ xem ra thái quá của Chúa Yesus.

16/ Vì sao các Tông Đồ kêu ca, lẩm bẩm? Sau khi nghe diễn tả về bánh hằng sống, trong đó Chúa Yesus tuyên bố: "Ngài từ Trời mà đến!" Và Ngài sẽ ban thịt Ngài làm của ăn. Nhiều Môn Đệ thấy lời này không thể chịu nổi vì họ vốn coi Chúa Yesus là con của ông Yuse mà nay Ngài lại xưng mình là đấng từ trời xuống. Điều này đã vượt quá mức chịu đựng, cho nên dù không dám la hét để phản đối, nhưng các ông đã lẩm bẩm chống lại Chúa. Chúa Yesus đã đẩy họ đến mức cuối của sự chịu đựng.

17/ Chúa Yesus giải quyết vấn đề như thế nào? Chúa Yesus vẫn giữ vững lập trường, Ngài không tìm cách giảm nhẹ lời nói của mình khi bảo rằng họ đã hiểu lầm ý mình nói. Câu trả lời của Chúa thật tế nhị, Ngài không rút lại lời mình đã nói nhưng Chúa mời gọi các môn đệ hãy nhìn xa hơn và Chúa cho các ông thấy thái độ mà các ông cần phải có. Chúa nói về việc Chúa lên trời: Khi các con thấy Ta lên trời, lúc đó các con sẽ hiểu rằng: Ta từ trời xuống và điều đó sẽ không còn là cớ vấp phạm của các con nữa.

18/ Chúa yesus muốn gợi ý điều gì? Chúa bảo các ông đừng xét đoán theo xác thịt, đừng theo dáng vẻ bên ngoài, đừng căn cứ theo những tiêu chuẩn của con người. Nhưng phải theo sự soi sáng của Thần Khí, tức là hãy tin vào lời Ngài nói, hãy tin vào các việc Ngài làm: Phép lạ hóa bánh, đi trên mặt biển. Chúa Yesus thúc giục các ông hãy tin lời Ngài cách vô điều kiện. Nhưng vì quá tầm mức các các ông nên các ông quyết định không đi theo Chúa nữa.

19/ Chúa Yesus đòi hỏi điều gì nơi các môn đệ? Chúa hỏi: Các con có muốn bỏ đi nữa không? Chúa Yesus không muốn gây thêm áp lực trên các tông đồ, cũng không muốn xin chút lòng thương hại. Nhưng Chúa đòi các ông một quyết định của ý chí, một lời tuyên xưng. Phê-rô đã đại diện cho các anh em khác để có một câu trả lời vô điều kiện và ông không đặt ra một giới hạn nào cho sự gắn bó của mình: Bỏ Thầy chúng con biết đi theo ai?. Một câu khẳng định sự thán phục đối với Chúa Yesus.

20/ So sánh ý nghĩ của những người bỏ đi và của những người ở lại? Phê-rô đưa ra lý do của sự lựa chọn vô điều kiện này, đó là lời Chúa và căn tính của Chúa. Nếu nhóm 12 chọn gắn bó với Ngài vì Ngài có Lời ban sự sống. Còn những môn đệ quyết định bỏ đi thì nhận thấy lời Ngài có điều gì đó đòi hỏi quá mức nên các ông đó cảm thấy không thể sống nhờ Lời Chúa được. Nếu tuân giữ các điều này thì các ông khó mà sống được.

21/ Tâm lý trái ngược của nhóm 12: Đối với nhóm 12 nhờ lắng nghe Lời Chúa Yesus, các ông mới nhận ra căn tính và nhận ra được Ngài là Đấng Thánh của Thiên Chúa. Rõ ràng đức Tin đi trước sự hiểu biết. Các ông tin để hiểu, trong lúc những người thuộc nhóm bỏ đi thì lại muốn hiểu trước rồi mới tin. Vì họ không tin tưởng nơi Chúa Yesus. Nhóm 12 đã nhận ra Chúa Yesus là đấng mà Thiên Chúa đã Thánh Hóa để thi hành một sứ vụ như các ngôn sứ của Israel. Trong lúc những người kia chỉ thấy ở nơi Ngài: Yesus là con ông Yuse, mà chúng tôi biết cha-mẹ ông ta (câu 42). Đức Tin đưa nhóm 12 đến chỗ nhận ra ý định của Thiên Chúa được biểu lộ qua con người của Đức Yesus.

22/ Sự thử thách về Đức Tin của chúng ta hôm nay là gì? Cũng giống như nhóm Môn Đệ bỏ đi: Chúng ta phải trải qua những thử thách về đức Tin trong cuộc sống như là: Thất bại cá nhân, bệnh tật, bất công, đói kém. Chúng ta không hiểu Thiên Chúa đang làm gì, chúng ta bị cám dỗ nên buông thả hết. Khi nghe Chúa Yesus nhắc lại: Các con có muốn bỏ đi không? Lúc đó chúng ta trở thành kẻ tin vô điều kiện và liền làm một bước nhảy vọt trong Đức Tin.

23/ Hôm nay chúng ta cảm thấy thế nào? Hôm nay chúng ta có thể cảm thấy những lời đó chướng tai, mầu nhiệm nhập thể, mầu nhiệm tử nạn của con Thiên Chúa, bí tích Thánh thể, mầu nhiệm Chúa lên trời, đó mãi mãi là những mầu nhiệm khôn dò thấu được, phải có lòng yêu mến mới hiểu được mới chấp nhận được.

24/ Làm sao chúng ta có thể chấp nhận được lời Chúa Yesus? Hôm nay cũng có những câu lời Chúa làm ta choáng váng, chướng tai, khác với suy nghĩ và cảm tình của mình. Lời Chúa luôn đòi chúng ta đi xa hơn và bắt chúng ta phải điều chỉnh mối tương quan đã có đối với Chúa.

25/ Những môn đệ rút lui và những tín hữu bất trung, có gì khác nhau? Nhiều môn đệ rút lui không còn đi theo Chúa nữa. Dù họ đã đi theo Ngài một thời gian, đã tin và đã trở thành môn đệ. Nhưng họ không thể đi tới cuối cùng của cuộc phiêu liêu này. Trở nên môn đệ hay Ki-tô hữu không phải là một bảo đảm chắc chắn mình sẽ trung thành với Chúa mãi mãi. Trở nên môn đệ là bước vào cuộc phiêu lưu, là khám phá ra Đức Ki-tô luôn luôn mới, là để Chúa đưa ta vào các mầu nhiệm. Nếu chúng ta có thể hiểu được mọi việc Chúa làm ,thì rõ ràng chúng ta không phải là người phàm!

26/  Điều kiện để có thể phiêu lưu: Phiêu lưu là phải đối diện với rủi ro nên đòi chúng ta phải có chút liều lĩnh. Vì đây là cuộc phiêu lưu của lòng tin và của tình yêu, đã có những môn đệ không tin và bỏ đi. Nhưng ngay những kẻ trong nhóm ở lại, cũng có kẻ phản bội Chúa. Vậy nên để khỏi bỏ cuộc, chúng ta cần phải bỏ mình.

27/ Thực tế từ những người theo Chúa: Khi đại diện nhóm 12, Phê-rô bày tỏ thái độ ở lại, không phải vì ông và các bạn ông hiểu được lời Thầy Yesus, nhưng vì họ tin vào con người của Thầy. Tin Thầy là đấng Thánh của Thiên Chúa, đấng đã cho dân ăn no nê. Đấng đã đi trên mặt biển vì thế nên nhờ lòng tin, họ có thể chấp nhận lời chướng tai, vì lời chướng tai áy khó hiểu, nhưng có thể mang lại sự sống đời đời.****

 

Bài 3: QUYẾT TÂM THEO CHÚA

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

28/ Cả 4 bài Tin Mừng của 4 Chúa nhật trước đây đã đề cập về vấn đề gì? Cả 4 bài đều kể lại bài giảng của Chúa Yesus về Bánh Sự Sống đời đời / Đồng thời cũng cho biết thái độ và phản ứng của khán thính giả.

29/ Riêng bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay thì sao? Riêng bài Tin Mừng CN 21 hôm nay cho biết phản ứng các môn đệ nói chung và của Nhóm 12 nói riêng / Mỗi một phản ứng được Chúa Yesus phân tích và giải thích thêm.

30/ Suốt bài giảng, Chúa Yesus mời gọi gì? Chúa mời gọi mọi người hãy tin vào Ngài, hãy đến với Ngài, đón nhận Ngài như lương thực để ăn uống nuôi sống và đưa con người đến phúc trường sinh.

31/ Phản ứng của dân Do Thái và các môn đệ ra sao? Họ cho rằng lời này chướng tai quá, không ai nghe nổi / Họ lẩm bẩm, họ khó chịu.

32/ Chúa Yesus đã làm gì trước những phản ứng này? Chúa Yesus cố giải thích thêm, mời gọi họ nhìn sâu hơn vào bản thân Ngài, nhìn cho kỹ sứ mạng của Ngài / Ngài nói Ngài từ Chúa Cha mà đến / Ngài cũng sẽ trở lên nơi đã ở trước đây vì vinh quang của Chúa Cha đã có từ muôn thuở.

33/ Phản ứng cuối cùng của dân chúng và các môn đệ là gì? Nhiều môn đệ khi nghe thế đã rút lui, không đi theo Chúa nữa / Như vậy dân chúng cũng chán ngán mà môn đệ cũng gặp khủng hoảng, một số đã bỏ Chúa.

34/ Gặp tình trạng bi đát này, Chúa Yesus đã làm gì? Chúa Yesus đã quay sang hỏi nhóm 12 Tông đồ / những người được cho là thân tín nhất của Chúa, phản ứng của họ ra sao? Thánh Phêrô đã đại diện bọn họ, nói lên thái độ quả quyết của Nhóm 12 rằng: Họ không bỏ Ngài, họ không đi theo ai khác / Họ tin Ngài là Đức Kitô, họ tuyên xưng rằng: Chỉ có Chúa Yesus mới có Lời ban sự sống đời đời.

35/ Thánh Phêrô, làm đại diện, đã nói lên điều gì? Phêrô đã thay mặt cả nhóm, nói lên một lời tuyên xưng rất trọn vẹn: Họ tin Chúa Yesus là Con Thiên Chúa / Họ tin vào sứ mạng của Ngài.

36/ Lời tuyên bố quả quyết đó, đã khẳng định điều gì? Họ khẳng định Lời trong bài giảng nói về Bánh Hằng Sống là nghĩa bóng nói về Bí Tích Thánh Thể.

37/ Khi chúng ta đối diện với Chúa Yesus, nhìn vào bản thân mình, chúng ta sẽ lựa chọn như thế nào? Chúng ta đứng lại với Chúa hay chúng ta chọn lựa rút lui? Đứng lại với Chúa vì chúng ta tin vào Chúa vì không còn ai khác xứng đáng để chúng ta theo / Hay muốn tháo lui nhưng vì chưa gặp dịp thuận tiện để tháo lui? Hãy suy nghĩ kỹ coi: Bỏ Chúa, chúng ta sẽ đi theo ai đây?

38/ Khi làm Kitô hữu, chúng ta chấp nhận điều gì? Khi chúng ta chấp nhận theo Chúa Yesus, là chúng ta chấp nhận từ bỏ tất cả những thứ khác để hy sinh theo Chúa, theo Chúa chúng ta sẽ được bình an ngay từ đời này và được hạnh phúc vĩnh cửu ở đời sau / Nếu kiếp này chúng ta sống khổ cực, để rồi kiếp sau đi vào hư vô / thế thì Thiên Chúa tạo dựng nên con người khôn ngoan tài trí hơn hẳn loài thú vật để làm gì ? Chúng ta giống hình ảnh Chúa để làm gì? Chúa giáng trần cứu độ chúng ta để làm gì? Con người cũng là thần linh giống Thiên Chúa thế mà sống vô ích thì quả là thua cả loài thú vật / Chúng ta nên hiểu rằng: Thiên Chúa là Đấng khôn ngoan thượng trí / Ngài không làm việc gì có thể dẫn tới sự vô ích cả / Vì Thiên Chúa không có rảnh hơi kiểu như thế!

39/ Người đời họ tin vào thứ gì? Mỗi một người sống, đều có niềm tin khác nhau / Vận động viên thể thao, họ tin vào sức mạnh của cơ bắp / Chính trị gia tin vào đảng phái của họ / Hoa hậu tin vào sắc đẹp của mình / Tỷ phú thì tin vào sức mạnh đồng tiền mà họ đang nắm giữ.

40/ Trong đời sống hàng ngày, chúng ta tin vào thứ gì? Trong cuộc sống, chúng đang bị bắt buộc phải tin / Người bệnh tin vào khả năng của thầy thuốc / Đi mua thực phẩm hay đồ dùng, chúng ta tin vào miệng người bán hàng / Giao tiếp với nhau, chúng ta phải tin tưởng vào nhau, sau đó là hên ,xui /

41/ Người Kitô hữu thì sao? Người Kitô hữu cũng phải tin vào cuộc sống như người thường, ngoài ra chúng ta còn phải có đức tin để lo cho cuộc sống mai sau / Pascal nói: “Nếu bạn muốn có đức tin, bạn hãy quỳ gối xuống và cầu nguyện”.

42/ Mẹ Thánh Terexa dạy gì? Một phóng viên báo chí hỏi Mẹ: Tôi phải làm gì để có đức tin? – Mẹ Thánh đáp: Ông hãy cầu nguyện! – Ông nói: Tôi không biết và cũng không thể cầu nguyện / Mẹ Thánh tiếp lời: Tôi sẽ cầu nguyện thay cho ông, nhưng phần ông, ông hãy mỉm cười với mọi người chung quanh, để giao lưu, để đánh động người khác, giúp họ cảm nghiệm được cuộc đời rất đáng sống / Giúp họ cảm nghiệm được Thiên Chúa đang hiện diện trong cuộc sống.

43/ Khi nào chúng ta lãnh nhận đức tin? Khi chúng ta chịu Phép Rửa Tội, nhưng đức tin đó chỉ mới là hạt giống bé bỏng, một cây mới mọc bé xíu / Đức tin cũng giống như mọi tài năng khác của con người / Nếu đức tin không được nuôi dưỡng thì nó cũng sẽ bị mai một theo thời gian (lụi tàn) / Nếu đức tin không được tưới tắm, chăm bón, vun trồng thì nó cũng bị chết mòn.

44/ Chúng ta nuôi dưỡng đức tin bằng cách nào? Cầu nguyện, siêng năng làm việc đạo đức là chúng ta nuôi dưỡng đức tin của mình / Ngoài ra chúng ta cũng không được quên là phải sống quảng đại, vị tha, yêu thương.

45/ Mẹ Thánh Terexa khuyên gì? Hãy mỉm cười với hết mọi người / Nụ cười có thể làm cho người ta cảm nghiệm được là có Thiên Chúa hiện diện trong cuộc sống / Một nụ cười còn có giá trị như thế, huống hồ là những lời nói và việc làm trong đời sống gương sáng sẽ có giá trị biết bao! Hãy cố lên các bạn /****

 

Bài 4: BỎ THẦY CHÚNG CON BIẾT THEO AI?

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

46/ Những gợi ý sám hối:

a)  Chúng con đã bỏ Chúa để chạy theo lạc thú.

b) Chúng con bỏ Chúa vì chúng con không chịu vác Thánh Giá của đời mình.

c) Chúng con đã bỏ Chúa vì chúng con muốn sống theo ý riêng.

47/ Bài đọc I dạy chúng ta điều gì? Moisen qua đời / Josuê tiếp nối sứ mạng để dẫn Dân Chúa về Đất Hứa / Sau khi hoàn toàn chinh phục Đất Hứa và đã chia phần đất cho các chi tộc tại Sikhar / Josuê đã nhắc lại những điều mà Thiên Chúa đã thi ân giáng phúc cho họ và kêu gọi họ hãy dứt khoát lựa chọn / Từ nay nếu họ lựa chọn Chúa thì họ phải trung thành với Chúa / không được thờ một tà thần nào khác! Họ đã tuyên xưng niềm tin và quyết trung thành với Yaveh Thiên Chúa của họ.

48/ Bài đọc II dạy gì? Thánh Phaolô dạy về đạo vợ chồng / Vợ phải phục tùng chồng như Hội Thánh tùng phục Đức Kitô / Chồng phải yêu thương vợ như Đức Kitô thương yêu Hội Thánh / Cũng như người ta yêu thương thân xác của mình.

49/ Câu nói nào trong bài Tin Mừng của Thánh Phêrô đã trở thành bất hủ? “Thưa Thầy, bỏ Thầy chúng con biết theo ai, Vì Thầy có lời ban sự sống đời đời” / Phêrô đã nói lên câu đó trong tư thế phải giằng co ,vì khi ấy dân chúng đi theo Chúa rất đông, vì Chúa đã làm phép lạ hóa bánh ra nhiều / Họ đã đi theo Chúa để mong được ăn như thế mãi.

50/ Do đâu mà họ bỏ Chúa? Vì Chúa Yesus đã đột ngột chuyển hướng khi Ngài hứa ban một thứ bánh khác đó là Thịt và Máu Ngài / Điều này đã làm cho dân chúng hổng chân / Họ đang mong ăn bánh tự nhiên / Chúa lại hứa cho bánh siêu nhiên thành ra họ chán, bỏ Chúa mà đi gần hết / Chúa chỉ còn biết quay lại với đám tông đồ thân tín của mình / Chúa đã hy vọng để rồi không bị thất vọng sau khi Phêrô nói lên câu nói bất hủ đó / Các tông đồ đã làm một sự lựa chọn quyết liệt.

51/ Có 2 điều nào mà con người không được phép lựa chọn? Đó là sinh ra và chết đi / Chẳng ai có quyền quyết định và cũng chẳng có ai có thể muốn! Còn tất cả những việc còn lại đều do con người lựa chọn / Và sự lựa chọn này sẽ định hướng và đánh giá thành bại của cuộc đời mình / Nếu chọn đúng, chọn khéo thì cuộc đời mình sẽ tốt, sẽ hạnh phúc / Nếu chọn sai, cuộc đời sẽ bất hạnh.

52/ Bài đọc I, Josuê bảo dân Do Thái hãy chọn Chúa hay chọn tà thần / Bài đọc II Thánh Phaolô bảo: Hãy lựa chọn vợ chồng, một khi đã lựa chọn nhau thì suốt đời trung thành, thủy chung, tùng phục và hòa thuận / 2 bài đọc đều khuyên chúng ta không được bắt cá hai tay / Không làm tôi hai chủ.

53/ Mỗi ngày chúng ta đứng trước biết bao nhiêu điều cần lựa chọn: Nói theo giáo lý nhà Phật: hoặc chúng ta chọn tham – sân – si / hoặc chúng ta chọn cách sống lý tưởng đạo đức của mình / Một người đến đề nghị ta cùng hợp tác làm ăn gian lận / Tuy có nhiều tiền nhưng lại lỗi đức công bình / đó là tham / Một người hàng xóm làm điều gì đó không vừa ý ta / ta phải lựa chọn hoặc buông mình theo tính nóng giận để chửi rủa, đánh nhau với người ấy  / chọn cái sân hay chọn nhịn nhục tha thứ? Rất nhiều khi ta đứng trước cơn cám dỗ, nếu buông mình theo nó là buông theo cái si hoặc chọn cách kềm chế , tự chủ lấy mình?

54/ Chúng ta muốn chọn đúng, cần phải chọn những gì? Chúng ta phải chọn Chúa, chọn con đường Chúa đã vạch ra / chọn công bình bác ái / Chọn sai là chọn tà thần, ngẫu tượng, tham- sân- si.

55/ Mỗi người đều có một hoàn cảnh riêng, cuộc đời riêng / làm sao để chúng ta sáng suốt chọn lựa đúng, chọn lựa tốt để gặt hái được nhiều lợi ích cho chính bản thân mình.

56/ Sự tích về Bí Tích Thánh Thể như sau: Năm 700 tại tu viện Thánh Louginô ở Lancia-no bên nước Ý / Có một Linh mục tên là Basili-ô hoài nghi về Mầu Nhiệm Chúa hiện diện trong hình bánh ,rượu / Chúa đã làm phép lạ cả thể / Vẫn còn được lưu niệm cho đến ngày nay / như một chứng tích vĩ đại về Phép Thánh Thể, được gọi là phép lạ “Lanci-anô” à vừa khi Linh mục ấy truyền Phép, bánh đã trở nên thịt, và rượu đã trở nên máu / Thịt Máu Chúa còn được lưu giữ đến ngày nay / Năm 1713 Bửu Huyết của Chúa đã được lưu giữ trong hào quang quý giá gọi là “Hào quang Phép Lạ Thánh Thể Lanci-anô” / Năm 1971 cuộc khảo sát khoa học đã cho biết: thịt đó là một thớ thịt từ trái tim / Và máu đó là máu của con người, thuộc nhóm AB (vết máu trên khăn liệm thành Turin của Chúa Yesus cũng thuộc nhóm AB) / Ngày nay Thịt và Máu Chúa hiện đang được lưu giữ trong nhà thờ Thánh Phanxicô / Là trung tâm hành hương nổi tiếng của cả thế giới.

57/ Kết quả bài giảng về Thánh Thể: Nhiều người cảm thấy chói tai nên bỏ đi, không theo Chúa nữa/ Có khi chúng ta thấy Lời Chúa ngọt ngào, êm ái / bình an / khi đó chúng ta rất dễ đáp lại tiếng Chúa gọi / Nhưng cũng có những ngày khác chúng ta thấy Lời Chúa thật chói tai, khó nuốt, không muốn chấp nhận, chúng ta muốn rút lui.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con hiểu rằng: chỉ có Lời Chúa mới là lời chân thật, mới đem lại cho con sự sống thật, xin cho chúng con đừng bao giờ rút lui: Bỏ Thầy chúng con biết theo ai! Vì chỉ có Thầy mới có Lời ban sự sống đời đời.****

 

TÓM Ý

1/ Người Ki-tô hữu cần minh chứng niềm tin như thế nào? Cứ nhìn vào các nhà thờ ở Việt Nam luôn đông nghẹt người đi lễ. Ai cũng nghĩ rằng Đức Tin của người Ki-tô hữu Việt Nam hôm nay thật mạnh mẽ. Nhưng chúng ta thử tìm hiểu xem họ sống đạo như vậy đã đủ chưa?

2/ Vì sao chúng ta cần xác định lại niềm tin của mình? Hãy suy nghĩ theo chiều hướng của bài Tin Mừng hôm nay để xác định xem chúng ta đang đi theo Chúa hay đang rời xa Chúa? Nếu giữ đạo chỉ để giữ mình sạch tội và rước lễ mà không biết quan tâm chia sẻ những thiếu thốn, khốn khổ của anh em thì lương thực mà chúng ta vừa rước lấy, đã trở thành lương thực trường sinh chưa? đã đúng ý Chúa muốn chưa?

3/ Vì sao người ta mau bỏ Chúa? Nhiều người vẫn quan niệm sống đạo chỉ là đi lễ, đi nhà thờ, đọc kinh. Lâu lâu làm chút việc thiện mà không hề để ý đến những người anh em đang sống bên cạnh mình cần gì, thì đã đủ để thể hiện lòng đạo đức mến Chúa yêu Người của mình chưa?

4/ Cách sống đạo tiêu cực sẽ ảnh hưởng thế nào đến đạo Chúa? Nếu sống như thế là chúng ta đang giới hạn các hoạt động của Chúa chỉ ở trong nhà thờ, chúng ta chưa đưa Chúa ra ngoài đời. Thế thì làm sao Chúa có thể đến với anh em lương dân được?

5/ Các Ki-tô hữu tiên khởi đã sống đạo như thế nào? Người Do Thái chỉ trông chờ vào phép lạ hóa bánh để được ăn no nê. Nếu không được ăn bánh thì mọi giáo huấn khác của Chúa Yesus, họ đều cho là chướng tai. Họ không muốn tìm hiểu để tin, để sống như các Ki-tô hữu tiên khởi. Mọi người đều bỏ vào của chung để lo cho nhau được ấm no, hạnh phúc.

6/ Bổn phận của Giáo Hội công giáo hôm nay là gì? Chúa muốn Giáo Hội kết hiệp với Chúa và sống theo tinh thần của Ngài. Bổn phận của Giáo Hội là phải lo cho những kẻ thiếu ăn, san bằng mọi bất công, giải thoát cho những người bị áp bức. Đem ánh sáng văn minh đến cho những kẻ sống trong lạc hậu. Cũng có nghĩa là Giáo Hội đang làm lộ rõ khuôn mặt của Chúa Ki-tô cho thế giới nhận biết.

7/ Thiên Chúa ưa thích điều gì nhất? Của lễ chiên bò ngày xưa của con người dâng lên Thiên Chúa như một sự giả dối khiến cho Thiên Chúa không còn ưa thích. Ngài chỉ ưa chuộng lòng nhân ái, cứ dâng nhiều của lễ rồi lại phạm tội thật nhiều, cùng lúc không muốn quan tâm đến những anh em đói khổ chung quanh mình.

8/ Các anh có muốn bỏ Thầy mà đi không? Câu hỏi này đòi buộc các tông đồ phải dứt khoát lập trường, phải chọn lựa. Nếu chúng ta không yêu mến Chúa thì chúng ta không thể nào nghe và hiểu Lời Chúa cho được. Chính vì thế mà Lời Chúa gây chói tai.

9/ Cách chúng ta biểu lộ sự chói tai khi nghe Lời Chúa: Chúng ta đi sau, là hậu bối nên chúng ta cũng phản ứng chậm hơn. Chúng ta được trải nghiệm qua biết bao tầng lớp của những người đi trước. Chúng ta cũng có thiếu gì cách biểu lộ sự chói tai như các môn đệ ngày xưa như là chúng ta chỉ giữ đạo ơ thờ, lên rước lễ theo thói quen và không sống đúng như những gì chúng ta đang tin.

10/ Chúng ta có sống đúng với mình lời tuyên xưng không? Sự tuyên xưng chính là sự dấn thân, mặc dù chúng ta tin vào lời xác quyết của Chúa Yesus nhưng trong thực tế chúng ta lại sống, lại hành động trái ngược với niềm tin của mình.

11/ Cách sống đạo của những con người đạo gốc như thế nào? Người công giáo vẫn mạnh miệng xưng mình là đạo gốc. Thế mà cả chục năm không xưng tội, rước lễ lần nào. Người chồng đạo gốc thì bê tha cờ bạc, rượu chè, bỏ đạo. Người vợ đạo theo thì lại giữ đạo, lại vẫn cứ đi lễ, đi nhà thờ. Điều này thật là trái ngược.

12/ Tại sao nhiều người chỉ tuyên xưng Đức Tin trong nhà thờ? Phần đông người công giáo tách rời Chúa Yesus ra khỏi cuộc sống. Chúng ta giữ đạo như một công chức ngày nào cũng đến sở làm, à ới cho xong giờ, xong ngày mà chẳng có chút lòng nào yêu mến công việc. Người công giáo khi ra khỏi nhà thờ, trở về cuộc sống đời thường thì họ lại tỏ ra tham lam, gian ác, gây bất công không khác gì những người chẳng hề tin Chúa. Ở trong nhà thờ thì họ là con chiên, khi ra ngoài họ là con sói dữ.

13/ Thế nào là sống tinh thần Thánh Lễ? Nếu ta có Đức Tin thì tinh thần Thánh Lễ sẽ thấm sâu vào cuộc sống của chúng ta và đời chúng ta là Thánh lễ nối dài. Bằng cách này chúng ta thực thi tinh thần yêu thương, hiệp nhất, luôn giúp đỡ người chung quanh.

14/ Thứ bánh rượu mà chúng ta dâng lên Chúa, phải được làm bằng thứ gì? Phải làm bằng những hy sinh bác ái mà chúng ta làm trong đời thường. Chính những điều này là những tấm bánh, chén rượu chúng ta dâng lên cho Chúa trong các Thánh lễ.

15/ Chúa Yesus đã làm gì khi các môn đệ kêu ca, lẩm bẩm? Chúa Yesus vẫn giữ vững lập trường. Chúa không tìm cách giảm nhẹ ý nghĩa câu nói, Chúa cũng không rút lại lời, Nhưng Chúa mời gọi các ông hãy nhìn xa hơn bằng cách nói về việc Chúa lên trời.

16/ Ý Chúa muốn nói lên điều gì? Chúa bảo các ông đừng nhìn dáng vẻ bên ngoài, đừng dùng tiêu chuẩn của con người mà áp đặt cho Chúa, nhưng phải theo sự soi sáng của Thần Khí, tức là hãy tin vào Lời Chúa nói và các việc Chúa làm.

17/ So sánh ý nghĩ của những người bỏ đi và những người ở lại: Phê–rô coi Lời Chúa là căn tính của Chúa. Nhóm 12 chọn gắn bó với Chúa vì Chúa có lời ban sự sống, còn các môn đệ bỏ đi thì nhận thấy Lời Chúa nói đã đòi hỏi quá mức chịu đựng của các ông nên các ông cảm thấy không thể sống nhờ vào Lời Chúa được.

18/ Tâm lý của nhóm 12: Đối với nhóm 12, nhờ nghe Lời Chúa nên các ông nhận ra Ngài là Đấng Thánh của Thiên Chúa. Ở đây Đức Tin đi trước sự hiểu biết. Các ông tin để hiểu, còn nhóm bỏ đi thì lại muốn hiểu trước rồi mới tin sau. Vì họ không tin tưởng ở Chúa Yesus. Họ chỉ thấy ông Yesus là con ông Yuse và bà Maria tầm thường bên cạnh họ.

19/ Sự thử thách Đức Tin của chúng ta hôm nay là gì? Chúng ta cũng bị thử thách trong Đức Tin như nhóm những môn đệ bỏ đi: Những thất bại cá nhân trong cuộc sống, bệnh tật, bất công, đói kém. Nhưng khi chúng ta nghe lời nhắc nhở của Chúa Yesus, chúng ta như người vừa tỉnh giấc và đã trở thành những kẻ tin vô điều kiện.

20/ Hôm nay chúng ta cảm thấy thế nào về những mầu nhiệm của Chúa? Có bao nhiêu mầu nhiệm chúng ta không thể nào hiểu và cũng cảm thấy khó tin, như là mầu nhiệm nhập thể, mầu nhiệm cứu chuộc. Bí Tích Thánh Thể, mầu nhiệm Chúa lên trời, đó luôn là những mầu nhiệm mà chúng ta không thể nào hiểu thấu được.

21/ Những môn đệ rút lui và những tín hữu bất trung có gì khác nhau? Khi ta trở nên môn đệ hay Ki-tô hữu chưa phải là một bảo đảm chắc chắn mình sẽ trung thành với Chúa mãi mãi. Khi trở nên môn đệ là ta bước vào cuộc phiêu lưu là khám phá ra Đức Ki-tô mỗi ngày một mới hơn.

22/ Phiêu lưu mang ý nghĩa gì? Phiêu lưu luôn cần một chút  liều lĩnh, nên phiêu lưu luôn đối diện với rủi ro. Hơn nữa đây là cuộc phiêu liêu của lòng tin, tình yêu đã có những kẻ từng tin nhưng nay lại bỏ đi. Cũng còn có những kẻ ở lại nhưng lại chối bỏ, lại phản bội, lại trốn chạy. Vậy nên muốn phiêu lưu theo Chúa, ta cần phải bỏ mình.

23/ Phê-rô và nhóm 12 chọn ở lại, điều này nói lên sự gì? Họ chọn ở lại không phải họ hiểu được Thầy Yesus nhưng là vì họ tin vào con người của Thầy. Tin Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa, vì tin nên họ chấp nhận nghe những lời chướng ta. Mà lời chướng tai ấy đem lại sự sống đời đời.****

Giuse Luca / KT Emmaus

 


Trở lại      In      Số lần xem: 2115
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  11
 Hôm nay:  2623
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11408032
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top