Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN XXII Thường Niên - B - GIUSE LUCA

CHÚA NHẬT XXII TN B

ĐỀ TÀI: CÁCH BÀY TỎ LÒNG MẾN CHÚA

 

Lời Chúa -  (Mc 7, 1-8a.14-15.21-23)         

TUNG HÔ TIN MỪNG:  Gc 1,18

Halêluia. Halêluia. Chúa Cha đã tự ý dùng lời chân lý mà sinh ra chúng ta, để chúng ta nên như của đầu mùa trong các thọ tạo của Người. Ha-lê-lui-a.

PHÚC ÂM:  Mc 7,1-8a.14-15.21-23

“Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:

1 Một hôm, có những người Pha-ri-sêu và một số kinh sư tụ họp quanh Đức Giê-su. Họ là những người từ Giê-ru-sa-lem đến. 2 Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa. 3 Thật vậy, người Pha-ri-sêu cũng như mọi người Do-thái đều nắm giữ truyền thống của tiền nhân: họ không ăn gì, khi chưa rửa tay cẩn thận; 4 thức gì mua ngoài chợ về, cũng phải rảy nước đã rồi mới ăn; họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng. 5 Vậy, người Pha-ri-sêu và kinh sư hỏi Đức Giê-su: "Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa?" 6 Người trả lời họ: "Ngôn sứ I-sai-a thật đã nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng: Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. 7 Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân. 8a Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm."

14 Sau đó, Đức Giê-su lại gọi đám đông tới mà bảo: "Xin mọi người nghe tôi nói đây, và hiểu cho rõ: 15 Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế.

21 Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, 22 ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. 23 Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế."

Đó là lời Chúa.

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/ Vì sao chúng ta phải tuân giữ lệnh truyền của Chúa ?

2/ Thế nào là sống giả hình ?

3/ Vì sao chúng ta phải tránh xa men Biệt Phái ?

4/ Chúa Yesus đã quở trách đám Kinh Sư như thế nào ?

5/ Điều Chúa Yesus muốn dạy chúng ta là gì ?

6/ Chúng ta cần sống đạo như thế nào ?

7/ Theo quan niệm Do Thái thì ô uế  phát xuất từ đâu ?

8/ Lời Chúa Yesus khẳng định đã ảnh hưởng thế nào đến đạo Do Thái ?

9/ Vì sao Chúa Yesus phản đối chuyện rửa tay ?

10/ Cái ô uế thật sự nó nằm ở đâu ?

11/ Những ý tưởng xấu bắt nguồn từ đâu ?

12/ Chúa Yesus muốn nhắc nhở Giáo Hội điều gì ?

13/ Biệt phái luật sĩ sống đạo như thế nào ?

14/ Những điều cấm trong luật ô uế của Do Thái ?

15/ Chúa chê trách Do Thái điều gì ?

 

16/ Chúa muốn dạy chúng ta điều gì ?

17/ Mọi hành vi tốt phát xuất từ đâu ?

18/ Đạo Chúa phát xuất từ đâu ?

19/ Cách Thánh Phao-lô sống đạo.

20/ Thế nào là lòng yêu mến chân thành ?

21/ Cách chúng ta cử hành các nghi thức phụng vụ ?

22/ Biệt Phái có đóng góp gì cho chương trình cứu độ ?

23/ Ý Chúa muốn chúng ta giữ đạo như thế nào ?

24/ Khi nào thì chúng ta trở thành Biệt Phái ?

 

Bài 1: TÌNH MẾN KHÔNG NẰM Ở BÊN NGOÀI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Vì sao chúng ta phải tuân giữ lệnh truyền của Chúa? Qua lời xác quyết của Chúa Yesus chúng ta hiểu được ý muốn của Chúa Yesus vì yêu thương chúng ta và muốn cho chúng ta được ơn cứu rỗi, cho nên mới bảo chúng ta tuân giữ điều này, điều kia. Chúng ta cũng biết rằng: Tình thương phải được đáp trả bằng tình thương, cho nên chúng ta tuân giữ lệnh truyền của Chúa là do lòng mến.

2/ Thế nào là sống giả hình? Khi đã có lòng mến rồi thì chúng ta phát ra những hành động bên ngoài làm cho những hành động ấy có giá trị siêu nhiên, vĩnh cửu. Nếu không có lòng mến thì các hành động đó chỉ diễn tả sự giả hình, chỉ như tiếng não bạt ầm vang. Bản thân chúng ta sẽ sớm bị lột mặt nạ vì chúng ta chỉ là những kẻ giả hình.

3/ Vì sao chúng ta phải tránh xa men biệt phái? Bởi vì biệt phái chỉ là những kẻ vụ hình thức bên ngoài. Họ quá chú trọng đến các chi tiết vụn vặt mà quên đi các yếu tố căn bản của lề luật đó là lòng mến Chúa ở bên trong. Bọn họ chỉ quan tâm đến việc tắm gội thân xác, giặt giũ quần áo, lau chùi chén bát, tẩy uế chum vò ,nhưng lại coi thường lòng yêu mến Thiên Chúa và tình yêu thương đối với anh em.

4/ Chúa Yesus đã quở trách đám kinh sư như thế nào? Chúa Yesus đã dùng lời Tiên Tri Isai-a để quở trách họ: “Dân này thờ kính Ta bằng môi miệng, nhưng lòng họ thì lại xa Ta”. Họ gạt bỏ lề luật của Chúa để chỉ bám víu vào những tập tục của tiền nhân, cái chính thì không giữ mà chỉ giữ những cái phụ thuộc. Họ làm đảo lộn giá trị đạo đức.

5/ Điều Chúa Yesus muốn dạy chúng ta là gì? Đối với Chúa Yesus thì khác, tâm tình bên  trong mới là yếu tố quyết định, từ chính cái tâm địa xấu xa mới phát sinh ra những chuyện gian dâm, trộm cắp, thù oán, gian ác. Còn tâm địa tốt thì lại phát xuất ra những hành động yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ cơm áo.

6/ Chúng ta phải sống sao để khỏi mang tiếng là giả hình? Chúa muốn chúng ta phải có tư tưởng đi đôi với lời nói và phát sinh ra việc làm. Chúng ta phải trở nên một con người đôn hậu, chân thành. Chúng ta đừng nên trở thành những kẻ bôi bác, giả nhân giả nghĩa, giả hình.

7/ Câu chuyện ông tỷ phú và đứa con trai duy nhất: Có một ông tỷ phú chết đi để lại một gia tài lớn cho một đứa con đi du học ở hải ngoại từ nhỏ, nên không còn ai nhớ rõ khuôn mặt của cậu ta. Sau một mẩu tin nhắn từ văn phòng luật sư của gia đình, người ta thấy xuất hiện ba chàng thanh niên đều nhận mình là con và xin được lãnh phần sản nghiệp, vị chủ tọa phiên tòa suy nghĩ một thời gian, sau đó ông nhờ một họa sĩ vẽ khuôn mặt của ông tỷ phú, ông trao cho mỗi thanh niên một bức hình, một khẩu súng và bảo họ: Ai bắn trúng một điểm nhỏ trên khuôn mặt của ông tỷ phú thì sẽ được lãnh sản nghiệp. Anh thứ nhất và anh thứ hai đều bắn gần đúng với điểm “x”. Riêng anh thứ ba, sau một hồi suy nghĩ, vẻ mặt anh rất buồn và nói với vị quan tòa: Tôi không thể bắn vì đây là chân dung của Ba tôi. Vị quan tòa mừng rỡ và cho mọi người biết anh chính là người con trai đó.

8/ Câu chuyện vị tiến sĩ luật Do Thái bị cầm tù: Có một tiến sĩ Do Thái bị cầm tù ở Rôma, thời gian trôi qua và ông ta cứ yếu dần, cuối cùng người ta mời một y sĩ đến khám, Y sĩ bảo rằng: Cơ thể ông ta bị thiếu nước, trong khi đó đám lính canh lại thắc mắc vì họ cho khẩu phần nước tương đối đầy đủ, và thế là họ kín đáo quan sát ông ta, cuối cùng họ khám phá ra rằng: Cơ thể ông thiếu nước là vì ông đã dùng phần lớn số nước đó để rửa tay theo nghi thức tôn giáo , trước khi cầu nguyện và dùng bữa nên nước uống mới thiếu.

9/ Theo quan niệm của người Do Thái thì ô uế phát xuất từ đâu? Đối với người Pharisêu: Sau khi ra nơi phố chợ, người ta thường trở nên ô uế do đụng chạm nhiều nên phải rửa tay ngay, vì tay ô uế sẽ làm cho thức ăn ô uế, đồ ăn ô uế khiến cả con người cũng ra ô uế. Chúa Yesus đã khẳng định: Không có thứ gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế (Câu 15).

10/ Lời khẳng định của Chúa Yesus đã tác động thế nào đến Do Thái giáo? Lời khẳng định này như một cuộc cách mạng cho Do Thái giáo. Bởi vì cuộc sống của họ luôn bị bao vây bởi những điều cấm kỵ: Không được ăn thịt heo hay thịt thú chết ngạt, không được đụng vào xác chết, người phong cùi, không được ăn chung với dân ngoại hay đi vào nhà người tội lỗi. Đụng hay ăn vào là bị ô uế ngay.

11/ Chúa Yesus đã vượt bức tường ngăn cách như thế nào? Chúa Yesus đã phạm vào nhiều điều cấm kỵ khi muốn phá đổ bức tường ngăn cách giữa kẻ xấu - người tốt, giữa dân Do Thái với dân ngoại, giữa nam và nữ, giữa nô lệ và tự do. Chúa luôn đến với những người bị coi là ô uế để làm cho họ nên sạch.

12/ Vì sao Chúa Yesus lại phản đối chuyện rửa tay? Thật ra Chúa chẳng phản đối chuyện rửa tay, nhưng Ngài vẫn thấy vẻ giả hình của nó khi các luật sĩ biệt phái không chịu để ý đến chuyện tẩy rửa trái tim. Rửa tay để được yên tâm là khỏi phải rửa tâm hồn dơ nhớp của mình.

13/ Cái ô uế thật sự nó nằm ở đâu? Chúa Yesus muốn cho chúng ta thấy cái ô uế thật sự lại không đến từ sự đụng chạm hay ăn uống, cái ô uế đáng sợ nhất thì nó lại nằm trong chính trái tim của mỗi người, nó không từ bên ngoài nhập vào, nhưng là từ bên trong xuất ra.****

 

Bài 2: HÃY SỐNG ĐẠO BẰNG TÌNH YÊU MẾN

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

14/ Những ý định xấu xa bắt nguồn từ đâu? Chúa Yesus kể ra 12 ý tưởng xấu xa bắt nguồn từ một trái tim đã cũ. Những ý tưởng xấu xa ấy đã dẫn đến hành động không đẹp (Câu 21,22). Đây không phải là một cuộc dạo chơi, nhưng đây là một thách đố. Chúng ta cần quay về với trái tim mình, hay nói cách chính xác hơn: Chúng ta cần phải đổi mới trái tim mình, hãy tạo cho mình một trái tim mới (Ed 18,31). Đó chính là lệnh truyền của Chúa, nhưng chúng ta không có khả năng tự mình thay tim “Ta sẽ thanh tẩy các ngươi, Ta sẽ ban cho các ngươi một trái tim mới”(Ed 36,25tt). Thay được tim là đổi được tất cả.

15/ Chúa Yesus muốn nhắc nhở Giáo Hội điều gì? Lời Chúa hôm nay muốn nhắc nhở Hội Thánh: Luật lệ, truyền thống và nghi thức là những điều cũng cần thiết, nhưng không được quên điều cốt lõi của luật Chúa là yêu thương, tôn kính, yêu mến Thiên Chúa qua phụng vụ là điều phải làm, nhưng phải đặt trái tim cuộc sống của mình vào trong đó. Chúa yêu cầu chúng ta đừng lẫn lộn cái chính với cái phụ (Hãy đọc kỹ câu 14 và câu 15).

16/ Câu chuyện hai nhà tu hành và một cô gái: Có hai vị tu sĩ nọ đang trên đường xuống núi, dọc đường hai ông gặp một thiếu nữ đang đứng bên vũng nước sâu, nàng muốn đi qua nhưng lại không dám. Thấy vậy, một trong hai vị tu sĩ ấy liền bế cô gái qua khỏi vũng nước và đặt nàng xuống, khi về đến cổng nhà, vị tu sĩ kia hỏi bạn: “Sao anh lại bế một thiếu nữ như thế?” Vị tu sĩ kia trả lời: “Tôi đã để lại cô ta bên vũng nước, còn anh, sao lại mang cô ta về đến đây?”

17/ Câu chuyện trên đây muốn minh họa điều gì? Câu chuyện ý nhị đã minh họa rõ nét về hai lối sống đạo. Lối sống đạo vụ hình thức và nội tâm, vị tu sĩ chuộng hình thức thì không dám đụng đến cô thiếu nữ, nhưng tâm hồn ông lại nặng vấn vương. Thế mà ông vẫn yên tâm cho rằng mình đã giữ trọn luật về  sắc dục . Ông tự hào về mình rồi lại trách móc bạn vì đã vi phạm luật tu hành. Ông đã chu toàn luật theo hình thức nhưng lại quên mất nội tâm mình đang vấn vương cô gái .

18/ Biệt phái luật sĩ sống đạo như thế nào? Bọn họ cũng sống đạo kiểu trọng hình thức như thế. Họ giữ trọn lề luật chỉ với hình thức bề ngoài và họ cho rằng như thế là quá đủ / theo ý họ: Đạo là lề luật. Giữ trọn lề luật là giữ đạo. Đặc biệt là luật thanh sạch.

19/ Những điều cấm kỵ của người Do Thái: Người Do Thái có nhiều điều cấm kỵ về ô uế. Bị coi là ô uế bao gồm: Người mắc bệnh phong, người phụ nữ sau khi sinh con, người ngoại giáo, ai tiếp xúc với người ô uế sẽ bị lây nhiễm ô uế, ngay những đồ vật mà người ô uế động vào cũng bị ô uế. Ai đụng đến những đồ vật đó cũng sẽ bị lây nhiễm. Ô uế là tội lỗi. Ai bị ô uế sẽ không được dâng lễ vật cho Chúa. Để tránh bị ô uế, người Do Thái luôn rửa tay, rửa bát bên ngoài cho sạch.

20/ Chúa Yesus chê trách người Do Thái điều gì? Chúa Yesus chê họ là bọn giả hình, vì họ chỉ lo giữ sạch bên ngoài mà không lo giữ sạch bên trong. Họ chỉ lo rửa tay mà không chịu rửa lương tâm. Họ sợ tiếp xúc với người bệnh nhưng lòng họ luôn ấp ủ những ý đồ xấu xa trong tâm hồn. Chúa Yesus đã sánh ví họ như mồ mả tô vôi, bên ngoài đẹp đẽ nhưng bên trong thì xấu xa, hôi hám.

21/ Chúa muốn dạy chúng ta điều gì? Vì quá chú trọng đến những lề luật tỉ mỉ bên ngoài. Họ biến đạo thành một mớ những nghi thức vô hồn. Họ đọc kinh cho đủ bổn phận mà không cầu nguyện, chỉ ăn chay để giữ luật mà không chịu kềm hãm tính mê tật xấu, làm việc bác ái để phô trương hơn là muốn chia sẻ với những anh em cơ nhỡ. Điều tệ hại là họ giữ đạo nhưng lại không thật lòng yêu Chúa. Hôm nay, Chúa chỉ trích họ: “Dân này tôn kính Ta bằng môi miệng”.

22/ Mọi hành vi tốt phải phát xuất từ đâu? Những hình thức bề ngoài cũng cần thiết, nhưng muốn nó có giá trị thì cần phải phát xuất từ tâm tình bên trong. Nột tâm là nguồn mạch mọi hành vi, nội tâm tốt thì hành vi mới tốt, nội tâm chân thật thì hành vi mới có giá trị.

23/ Đạo Chúa phát xuất từ đâu? Đạo Chúa là đạo tình yêu. Đạo Chúa không phải là đạo hình thức. Tình yêu chân thật phải phát xuất từ đáy lòng, giữ đạo hình thức mà không có tình yêu thì chưa phải là giữ đạo, làm việc lớn lao mà không có tình yêu thì cũng vô ích thôi. Đúng như lời Thánh Phaolô dạy: “Giả như tôi có thể làm đủ mọi thứ việc mà không làm vì lòng yêu mến, thì tôi cũng chỉ là phèn la choang choảng mà thôi.”

24/ Cách sống đạo của Thánh Phaolô ra sao? Ngài nói: Giả như tôi được ơn nói tiên tri và hiểu biết hết mọi bí nhiệm, mọi lý lẽ cao siêu, hay có được Đức Tin có thể dời núi, lấp sông mà không có đức mến thì tôi chẳng là gì cả! Giả như tôi đem hết gia tài mà bố thí hay cống nộp cả thân xác tôi để chịu thiêu đốt mà tôi không có đức mến thì những việc kia sẽ có ích gì cho tôi?

25/ Thế nào là lòng yêu mến chân thành? Tất cả mọi việc làm và lời nói ra bên ngoài phải phát xuất từ tấm lòng chân thực. Nhất là phải làm sao cho mọi nghi thức tôn giáo phải bắt nguồn từ trái tim yêu mến chân thành. Việc thiện phải bắt nguồn từ tình yêu mến huynh đệ, lòng thành thật muốn chia sẻ. Lời cầu nguyện phải phát xuất từ trái tim yêu mến của một người con hiếu thảo đối với Cha trên trời. Việc ăn chay phải phát xuất từ ý muốn chế ngự các nết xấu, nghi thức thanh tẩy phải cử hành trong tâm tình sám hối.

26/ Cách chúng ta cử hành các nghi thức phụng vụ: Nghi thức thanh tẩy phải cử hành trong tâm tình sám hối. Như vậy khi môi miệng đọc kinh thì lòng ta mới gần gũi Chúa. Khi ăn chay lòng ta phải tan nát vì tội lỗi, khi làm việc bác ái ta phải tránh phô trương, khi rửa tay thì lòng ta phải được thanh tẩy nên trong sạch.

27/ Biệt phái đã đóng góp gì cho chương trình cứu độ của Chúa Yesus? Đoạn Phúc Âm của Thánh Marcô cho thấy việc tuân giữ lề luật đã đưa người biệt phái vào một kết cục bị kết án là đạo đức giả như thế nào? Trách cứ tất cả bọn họ theo lối “vơ đũa cả nắm” có bất công lắm không? Có quá đáng lắm không nếu đem so sánh với lời quở mắng của Chúa Yesus khi Người xét đoán họ. Dù sao cách họ sống đạo cũng là cách bảo tồn lòng trung thành của họ đối với Thiên Chúa trong thời buổi quá khó khăn lúc đó. Chúng ta cần được nhắc lại rằng: Giới biệt phái đã cung cấp cho nhóm môn đệ của Chúa được mấy người: Đáng kể nhất là ông Nicôdêmô và Thánh Phaolô. Nhưng bất hạnh thay cho nhóm đa số biệt phái trí thức, họ chỉ thích giải nghĩa mà không chịu tôn trọng lề luật và đề cao việc thờ phượng Chúa.

28/ Ý Chúa Yesus muốn người ta giữ đạo thế nào? Chúa Yesus không chấp nhận lối giữ đạo bề ngoài theo tập tục thế gian, vì nó không phù hợp với những đòi hỏi của một tâm ý muốn hướng về việc thờ phượng Thiên Chúa và thật lòng yêu tha nhân, thành tâm gắn bó với Chúa. Cách cầu nguyện, cử chỉ đứng ngồi, tất cả phải biểu thị một thái độ nội tâm. Nếu làm ngược lại là giả hình.

29/ Khi nào thì con người trở thành biệt phái? Chúa Yesus lên án những kẻ biệt phái nào xem ý kiến của những luật sĩ giải thích Kinh Thánh trọng ngang với lề luật. Thậm chí Chúa rất ghét thái độ tự cao tự mãn của họ. Họ tự cho mình là am tường lề luật rồi khinh miệt kẻ khác hèn kém hơn. Biệt phái phát sinh một tham vọng muốn tự mình đặt ra lề luật cho chính mình. Đó là khi họ chấp nhận luật Phúc Âm nhưng lại muốn bẻ cong ý nghĩa Phúc Âm theo đúng với lối suy tưởng của mình. Lúc đó họ đã trở thành biệt phái.****

 

Bài 3: GIỮ LUẬT BẰNG TẤM LÒNG

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

30/ Những điều chúng ta thường lỗi phạm: a) Nhiều lần đi dự lễ nhưng lòng trí chúng ta xa Chúa / b) Chúng ta nghe Chúa dạy nhiều , nhưng rất ít thực hành / c) Chúng ta giữ đạo vì sợ phạm luật chứ không phải vì yêu mến Chúa!

31/ Bài đọc I dạy gì ? Bài đọc I nói cho chúng ta biết: dân Do Thái rất hãnh diện vì có Thiên Chúa làm Chúa của họ và được Chúa ban luật lệ cho họ / Không có dân tộc nào mà có Thần minh ở gần bên như Đức Chúa / Thiên Chúa của họ / Thiên Chúa ở gần mỗi khi họ kêu cầu / Thiên Chúa đã ban Thánh chỉ và Luật lệ để gìn giữ dân tộc Chúa chọn / Ông Moisen cũng lưu ý: Phải đem Lề luật ấy ra thi hành và không được thêm hay bớt điều gì.

32/ Bài đọc II dạy gì? Đối với Lời Chúa, đừng chỉ nghe suông nhưng hãy đem ra thực hành / Thánh Yacôbê bảo hãy thăm viếng cô nhi, quả phụ đang thiếu thốn / và giữ mình sạch tội.

33/ Bài Phúc Âm Chúa Yesus dạy gì? Chúa Yesus cùng nhóm Kinh sư, Biệt phái đang tranh luận về vần đề sạch – dơ / Dân Do Thái chỉ bám sát từng câu từng chữ trong những quy định của luật lệ về sự phân biệt sạch – dơ và những đòi buộc khi rửa tay chân, chén đĩa / Chúa bảo đó mới chỉ là sạch – dơ bên ngoài / Điều quan trọng là sự sạch – dơ trong tâm hồn / Chúa nhận xét thói đạo đức của họ là đạo đức giả: Dân này tôn kính Ta bằng môi miệng…. / Chúa đã kết án họ khi họ lấy tập tục của loài người để thay thế lệnh truyền của Thiên Chúa.

34/ Chúa Yesus đã kết án họ bằng một ví dụ cụ thể nào? Chúa dùng tục lệ Corban ra làm thí dụ điển hình / Corban là của dâng cúng cho Thiên Chúa / mặc dù luật trong sách Xuất hành bảo họ phải phụng dưỡng cha mẹ (XH 20, 12) nhưng để khuyến khích cho người ta đóng góp vào đền thờ/ Biệt phái và Kinh sư đã dạy rằng: Nếu ai đã khấn hứa đem những gì phải giúp cho cha mẹ, để dâng cúng cho đền thờ rồi, thì không còn phải giúp cha mẹ nữa / Đây là cách mà họ dùng để bóp méo lề luật của Chúa! Ý họ là đã dâng cho Thiên Chúa rồi thì họ có quyền bỏ đói cha mẹ.

35/ Do đâu có điều luật cấm tiếp xúc với kẻ tội lỗi và những gì là ô uế, xấu xa? Vào năm 587 trước khi Chúa ra đời / Yerusalem bị thất thủ / nước Do Thái bị sụp đổ / Dân Do Thái bị lưu đày sang Babylon / sống nơi xứ lạ, đền thờ không còn, việc tế tự không có, niềm tin của dân Do Thái bị sút giảm / Cũng vì sống chung với dân ngoại nên người Do Thái dần dần bỏ đạo, bỏ Chúa, thờ bụt thần / Luật sĩ và Biệt phái cố sức cứu vãn niềm tin của dân chúng bằng cách đặt ra nhiều luật lệ nhằm bảo vệ đức tin cho tinh tuyền / Vì thế họ mới đặt thêm luật cấm này.

36/ Sau khi mãn hạn lưu đày trở về thì sao? Sau đó, sẵn đà nên các Luật sĩ đã đi quá trớn, càng lúc càng đưa ra nhiều điều luật quá tỉ mỉ.

37/  Ví dụ cụ thể là gì? Khi một người đàn ông đi lính thì bị coi là ô uế / tất cả mùng mền chiếu gối của họ đều bị coi là dơ / ai đụng tới họ cũng bị dơ và phải giặt sạch quần áo của mình / Cho dù đã tắm giặt, người kia cũng bị coi là dơ cho đến chiều tối / Xe họ ngồi cũng bị coi là dơ, phải rửa cho sạch / Đàn bà có kinh kỳ, bị coi là ô uế suốt 7 ngày / Ai đụng tới họ cũng bị lây ô uế / có tắm giặt xong cũng còn bị coi là ô uế tới chiều / Kẻ bị ô uế hay bị lây ô uế, thì khi tắm giặt cũng phải theo những luật tỉ mỉ / Lấy nước thì phải lấy bình bằng đồng, bình sành, hay bình gỗ, không được dùng thứ bình nào khác / Đụng tới một người ô uế thì phải rửa từ khủy tay trở xuống, và phải rửa 2 lần / một lần đầu vì tay bẩn / lần thứ 2 để tẩy đợt nước thứ nhất đã bị bẩn khi dính vào tay của mình / Trước khi ăn, phải rửa tay cho khỏi những ô uế mà vì vô tình mình đã chạm phải.

38/ Câu chuyện: Có một Luật sĩ tên là Aquiba thà chết khát trong tù còn hơn là vi phạm luật này / Trong tù họ cho nước rất ít, nhưng ông cũng phải dùng để rửa tay trước khi ăn / cho nên khi ông ăn xong thì chẳng còn nước để uống / thế là ông ta phải chịu chết khát!

39/ Trong bài Tin Mừng, Chúa công kích điều gì? Nếu giữ luật mà đi tới chỗ quá trớn thì trở thành thói vụ hình thức (vì bề ngoài) / Vụ hình thức cũng là giả hình / Đó là điều mà Chúa Yesus thẳng thắn công kích trong bài Tin Mừng hôm nay.

40/ Tại sao chúng ta lại dễ mắc chứng giả hình? Bởi vì giữ hình thức bề ngoài dễ hơn là giữ nội tâm/ Chính vì thế mà người Do Thái cũng như chúng ta hôm nay đều rất dễ mắc phải.

41/ Ví dụ cụ thể: Rất nhiều đôi tân hôn thích làm đám cưới linh đình, lễ cưới muốn có nhiều cha đồng tế / Nhưng phần giáo lý cho đôi tân hôn thì ít có người quan tâm / Thiếu gì người: khi cha mẹ còn sống thì bỏ bê, nói nặng, nói nhẹ / Khi cha mẹ nằm xuống mối lo tang lễ um sùm / than khóc bù lu, bù loa / Thật ra là khóc thương hay là khóc mừng? Thiếu gì người không khuyến khích con đi học giáo lý, nhưng tới ngày Rước Lễ, Thêm sức thì tới xin xỏ, làm áp lực để cho con mình có mặt trong ngày ấy / Thiếu gì người hết sức sùng kính ảnh Thánh này Thánh nọ, nhưng khi đối xử với người khác thì chẳng có chút gì giống tinh thần bác ái vị tha của vị Thánh mà họ đang tôn thờ.

42/ Chúa nói gì với bọn giả hình? Giả hình thời trước cũng như giả hình thời nay Chúa Yesus vẫn luôn trách cứ nghiêm ngặt: Hỡi bọn giả hình, Isai-a đã nói thật chí lý về các người rằng: Dân này chỉ tôn kính Ta bằng môi miệng / Thật ra bọn chúng chỉ là một lũ giả dối! Giữ đạo mà không thật lòng mến Chúa yêu người thì thật vô ích.****

 

Bài 4: LỀ LUẬT VÀ TRUYỀN THỐNG

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

30/ Thánh chỉ của Thiên Chúa là gì? Là cách biểu lộ tình yêu của Thiên Chúa đối với dân của Ngài / Vì không có dân tộc vĩ đại nào được Thần minh ở gần như Đức Chúa của dân Do Thái mỗi khi họ kêu cầu danh Ngài.

31/ Vì sao Thiên Chúa ban lề luật cho dân Israel? Vì Thiên Chúa đã chọn Israel làm Dân Riêng / Đối với họ, nhiệt thành tuân giữ lề luật là một cách thể hiện lòng yêu mến đối với Thiên Chúa / Ai khôn ngoan thì đem lề luật Chúa ra mà thi hành / vì đó là nguồn phát sinh sự khôn ngoan, cũng là đường dẫn tới hạnh phúc.

32/  Điều nào là cần thiết, thực thi bề ngoài hay tấm lòng yêu mến bên trong? Thực thi chỉ là nhiệm vụ, là xong việc / nhưng cần nhất là động lực thúc đẩy chúng ta làm / Chính động lực đánh giá việc làm của chúng ta / Nếu động lực tốt thì việc làm tốt, nếu động lực xấu thì việc làm cũng xấu / Nếu việc làm thiếu động lực tốt thì việc làm ấy là giả tạo, là giả hình (Is 29,13) / Dân này tôn kính Ta bằng môi miệng….

33/  Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta điều gì? Maria đã chọn phần tốt nhất / Thiên Chúa đòi chúng ta phải có lòng yêu mến chân thành / Điều cốt lõi của việc giữ đạo không phải là chúng ta đã làm được việc này việc nọ, nhưng chính là lòng yêu mến của chúng ta đối với Chúa thúc đẩy chúng ta làm những công việc đó.

34/  Việc làm vô ích là gì? Nếu chúng ta làm việc gì mà thiếu lòng yêu mến thì tất cả sẽ trở nên vô giá trị và vô ích / Hãy nhớ lời Thánh Augustino: “Cứ yêu đi rồi làm gì thì làm”.

35/  Giữ lề luật Chúa có ý nghĩa gì? Giữ lề luật là chứng tỏ lòng yêu mến trung thành với Đức Chúa.

36/  Đại ý bài Phúc Âm hôm nay nói về điều gì?

a) Chúa Yesus tranh luận với các kinh sư về vấn đề sạch – dơ.

b) Họ dựa vào quy định rửa tay trước khi ăn để chê trách các môn đệ.

c) Chúa Yesus nhắc nhở họ hãy chú trọng đến sự sạch – dơ trong tâm hồn.

d) Nhận thấy họ chỉ chú trọng bề ngoài nên Chúa mắng họ: Đạo đức giả.

e) Chúa kết án sự sai trái của họ khi lẫn lộn giữa luật Chúa và tập tục của tiền nhân, Chúa khuyên họ có thể giữ điều phụ nhưng phải chú trọng thực hành điều chính!

37/  Chúa muốn dạy chúng ta điều gì qua bài Tin Mừng này? Trong quan hệ giao tiếp hằng ngày, chúng ta cần tấm lòng tốt / Khi đến với Chúa, không cần quá chú trọng vào hình thức, mà chỉ cần tấm lòng của ta đối với Chúa, đó là yêu Chúa, yêu tha nhân.

38/  Luật Cựu Ước có bao nhiêu khoản? Có 613 khoản, những khoản luật đó chỉ nói trên nguyên tắc còn trong áp dụng thực hành, người ta còn thêm vào những lời cắt nghĩa mà ta gọi là luật truyền thống hay luật truyền khẩu.

39/  Trong hai thứ luật này, luật nào cổ hơn? Lề luật thành văn cổ hơn, luật này căn cứ trên sách Torah (Ngũ Kinh) là 5 cuốn sách đầu tiên của Cựu Ước / Đôi khi còn gọi là Luật Moisen / Thật ra Ngũ Kinh chỉ hàm chứa một ít quy tắc và chỉ dẫn chi tiết / Còn về vấn đề đạo đức thì chỉ được nêu lên một loạt nguyên tắc mà người ta phải tự giải nghĩa và ứng dụng cho riêng mình / Trong một thời gian rất dài, dân Do Thái bằng lòng với kiểu mẫu này / Họ đã áp dụng và thấy như thế là thích hợp.

40/  Luật truyền khẩu, luật truyền thống là gì? Là luật bất thành văn, đến từ thế kỷ thứ 5 (Trước Chúa sinh ra) / Có một nhóm chuyên nghiên cứu lề luật, dưới cái tên gọi là Luật sĩ hay là Kinh sư / Nhóm người này thấy những điều luật tổng quát quá mơ hồ, không rõ ràng, cần phải được soạn thảo lại cho rõ ràng hơn với nhiều chi tiết cho phù hợp hơn trong từng hoàn cảnh / Do đó, họ muốn triển khai, phóng đại, phân tích các nguyên tắc lớn ấy, biến chúng ra thành hàng ngàn lề luật, quy tắc nhỏ / để dễ điều khiển từng hành động, từng hoàn cảnh của đời sống / Các luật lệ truyền khẩu ấy không hề được viết ra cho đến sau thời Chúa Yesus một thời gian dài / Chúng vẫn được gọi là luật truyền khẩu / Hay nói nôm na tên gọi là: “Tương truyền của người xưa”!

41/  Tập tục rửa tay bắt nguồn từ đâu? Trong khoảng thời gian này, trong dân Do Thái có nhiều người muốn bắt chước các tư tế của họ về sự thánh thiện bề ngoài có tính cách nghi thức / Theo luật thành văn, mọi tư tế đều phải rửa tay khi vào gian cung thánh trong đền thờ / Mục đích của luật này là tẩy rửa đi tất cả những gì là ô uế về mặt tôn giáo, để các tư tế xứng đáng thờ phượng Chúa hơn / Lâu dần, dân chúng bắt chước các tư tế rửa tay trước khi cầu nguyện / và bằng những suy nghĩ tương tự như thế, họ cũng rửa tay trước khi dùng bữa!

42/  Nước rửa tay: Nước rửa tay được đựng trong những chóe đá lớn hay bình bằng đồng, để chính chúng cũng thanh sạch theo ý nghĩa của lễ nghi / Và để được chắc chắn là chúng không được dùng vào việc gì khác, và cũng chẳng có vật gì rơi rớt, lẫn lộn hay pha trộn vào đó.

43/  Nghi thức rửa tay: Trước hết, bàn tay được xòe ra, các đầu ngón tay chỉ lên trên, nước phải được đổ phía trên và chảy xuống ít nhất đến cổ tay, lượng nước tối thiểu phải dùng là một phần tư “log”, tương đương với lượng nước đựng đầy một vỏ quả trứng rưỡi! Trong lúc bàn tay vẫn còn ướt, phải rửa bàn tay này bằng mu bàn tay kia, đây là cách giải nghĩa cách thức rửa tay bằng mu bàn tay kia / mu bàn tay này phải kỳ cọ vào lòng bàn tay kia và toàn thể bề mặt của bàn tay kia / Như thế có nghĩa là trong giai đoạn này hai bàn tay đã ướt nước, nhưng bây giờ nước đó đã bị dơ vì đã tiếp xúc với 2 bàn tay dơ rồi / Một lần nữa phải chụp các ngón tay lại, chúc tay xuống dưới, rồi đổ nước lên trên, sao cho nước từ cổ tay chảy xuống khắp các đầu ngón tay / sau khi đã làm đúng như thế thì đôi tay mới được sạch.

44/  Điều gì ô nhiễm nhất? 12 Điều xấu xa mà Chúa Yesu kể ra là những thứ ô nhiễm tồi tệ nhất trong mọi thứ ô nhiễm.****

 

TÓM Ý

1/ Vì sao chúng ta phải tuân giữ lệnh truyền của Chúa? Vì yêu thương nên Chúa Yesus muốn chúng ta được ơn cứu độ nên Chúa muốn chúng ta tuân giữ lề luật của Chúa. Đây là cách chúng ta đáp trả tình thương của Thiên Chúa.

2/ Thế nào là sống giả hình? Nếu ta có lòng mến Chúa thì những việc chúng ta làm cho Chúa có giá trị siêu nhiên. Nếu những hành động ấy không làm vì lòng mến thì nó chỉ diễn tả sự giả hình và trước sau gì chúng ta cũng sẽ bị rơi mặt nạ.

3/ Vì sao chúng ta phải tránh xa men biệt phái? Bởi vì biệt phái không làm vì yêu mến mà họ chỉ làm vì vụ hình thức bên ngoài. Họ quên rằng hành động của họ chỉ có giá trị khi làm vì lòng mến Chúa ở trong lòng. Họ chỉ giả vờ yêu Chúa chứ không hề yêu thương người khác.

4/ Chúa Yesus đã quở trách đám kinh sư như thế nào? Chúa Yesus đã dùng lời của tiên tri Iasia mà quở trách họ. Họ chỉ bám víu vào những tập tục của tiền nhân mà gạt bỏ những lề luật của Thiên Chúa. Cái chính họ không muốn giữ, chỉ giữ vững những điều phụ thuộc.

5/ Điều Chúa Yesus muốn dạy chúng ta là gì? Đối với Chúa Yesus thì tâm tình bên trong mới là yếu tố quyết định. Từ tâm địa xấu xa mới phát ra những hành vi xấu, nếu tâm địa tốt thì phát xuất ra những hành vi tốt.

6/ Chúng ta cần phải sống như thế nào? Chúa muốn chúng ta trở nên một con người đôn hậu để có được những việc làm tốt đẹp. Chúa không muốn chúng ta sống giả hình.

7/ Theo quan niệm của người Do Thái thì ô uế phát xuất từ đâu? Khi chúng ta ra chợ búa và những nơi công cộng, chúng ta thường bị ô uế do có đụng chạm đến những con người ô uế. Những vật ô uế khiến ta trở nên ô uế. Nhưng Chúa Yesus lại lý giải ngược lại rằng : Những ô uế chỉ phát xuất từ trong cõi lòng xấu xa, gian ác mà thôi .

8/ Lời khẳng định về ô uế đã ảnh hưởng thế nào đến đạo Do Thái? Đây là một cuộc cách mạng cho đạo Do Thái Giáo. Bởi vì cuộc sống của dân chúng luôn bị bao vây bởi những điều cấm kỵ. Có quá nhiều thứ khiến cho họ đụng vào là ô uế ngay và Chúa Yesus muốn phá vỡ bức tường ngăn cách này.

9/ Vì sao Chúa Yesus phản đối chuyện rửa tay? Thật ra Chúa không phản đối chuyện rửa tay nhưng Chúa thấy rõ vẻ giả hình của nó khi các biệt phái luật sĩ không chịu tẩy rửa tấm lòng dơ nhớp của họ.

10/ Cái ô uế thật sự nó nằm ở đâu? Chúa muốn chúng ta thấy sự ô uế không đến từ việc đụng chạm hay ăn uống nhưng nó lại nằm trong chính trái tim của mỗi người, nó từ bên trong xuất ra.

11/ Những ý tưởng xấu xa bắt nguồn từ đâu? Từ trái tim đã phát ra tư tưởng xấu, dẫn đến những hành động không đẹp (câu 21+22). Đây là một sự thách đố, đòi hỏi mọi người phải đổi mới trái tim mình!

12/ Chúa Yesus muốn nhắc nhở giáo hội điều gì? Lời Chúa hôm nay muốn nhắc nhở mọi người: Luật lệ, nghi thức, truyền thống là những những điều xem ra rất cần thiết. Nhưng chúng ta không được quên điều cốt lõi của luật Chúa tức là bác ái, yêu thương vậy nên chúng ta không được quên cái phụ luôn ở bên cạnh cái chính .

13/ Biệt phái, luật sĩ đã sống đạo như thế nào? Họ sống đạo kiểu trọng hình thức. họ cho rằng giữ trọn luật lệ bằng hình thức bên ngoài là đã đủ. Họ cho rằng đạo là lề luật, giữ trọn đạo là giữ trọn lề luật mà đặc biệt là luật thanh sạch.

14/ Những điều cấm kỵ về luật ô uế của người Do Thái: Những người bị coi là nguồn ô uế chính là : Những người mắc bệnh phong, phụ nữ sau khi sinh con, người  ngoại giáo. Ai tiếp xúc với người ô uế sẽ bị lây nhiễm, ngay cả những đồ vật mà người bị ô uế dùng cũng thế. Người ô uế không được dâng lễ vật lên Thiên Chúa / để tránh bị ô uế, Người Do Thái cho rằng luôn rửa tay là tốt nhất.

15/ Chúa chê trách người do Thái điều gì? Chúa chê là bọn họ giả hình vì chỉ lo rửa sạch bên ngoài mà không chịu rửa sạch trong lòng. Họ chỉ rửa tay mà không chịu rửa lương tâm, họ sợ tiếp xúc với người bệnh, người tội nhưng họ lại luôn ấp ủ những điều xấu xa trong tâm hồn, Chúa Yesus so sánh họ với mồ mả tô vôi.

16/ Chúa muốn dạy chúng ta điều gì? Chúa muốn chúng ta đừng chú trọng đến những thứ tỉ mỉ bên ngoài, đừng biến đạo thành những nghi thức vô hồn. Họ đọc kinh mà không cầu nguyện, họ ăn chay mà không hãm mình, không kềm hãm tính mê tật xấu, họ làm việc bác ái chỉ để phô trương. Họ giữ đạo nhưng không thật lòng yêu Chúa, nên Chúa mới chê trách: Dân này tôn kính ta bằng môi miệng.

17/ Mọi hành vi tốt phát xuất từ đâu? Nội tâm là nguồn mạch ẩn chứa mọi hành vi, nội tâm tốt thì hành vi tốt. Nội tâm chân thành thì hành vi mới có giá trị.

18/ Đạo Chúa phát xuất từ đâu? Đạo Chúa là đạo tình yêu, đạo Chúa không phải là đạo hình thức. Tình yêu chân thật phải phát xuất từ đáy lòng, giữ đạo mà vụ hình thức thì chưa phải là đạo. Đạo mà không có lòng mến thì chỉ như là phèn la xoang xoảng .

19/ Cách sống đạo của Thánh Phao-lô ra sao? Làm tất cả mọi việc phải vì lòng yêu mến Chúa. Nếu không thì những việc kia chẳng mang lại ích lợi gì cho tôi.

20/ Thế nào là lòng yêu mến chân thành? Tất cả mọi lời nói việc làm đều phải xuất phát từ tấm lòng chân thực. Nhất là mọi nghi thức tôn giáo phải xuất phát từ trái tim yêu mến của một người con hiếu thảo với Cha trên trời.

21/ Cách chúng ta cử hành các nghi thức phụng vụ: Nghi thức thanh tẩy phải cử hành trong tâm tình sám hối. Khi đọc kinh thì tâm hồn ta phải tới gần Chúa. Khi ăn chay thì lòng ta phải tan nát vì tội lỗi, khi làm việc bác ái là ta tránh phô trương, khi rửa tay ta cần thanh tẩy lòng ta nên thanh sạch.

22/ Biệt phái đã đóng góp gì cho chương trình cứu độ? Đoạn Phúc Âm Marco đã đưa biệt phái vào một kết cục bị kết án là đạo đức giả. Tuy nhiên nếu chúng ta vơ đũa cả nắm là hơi bất công. Dù sao cách họ sống đạo cũng là cách họ bảo tồn lề luật sau thời gian dân Do Thái bị lưu đày. Chúng ta cũng cần được nhắc nhở rằng: Giới biệt phái đã cung cấp cho giới môn đệ của Chúa được hai nhân vật tiếng tăm, đáng kể nhất là ông Ni-cô-de-mô và ông Phao-lô. Bất hạnh thay đa số còn lại của bọn họ chỉ là những người tuân giữ lề luật theo cách giả hình.

23/ Ý Chúa muốn chúng ta giữ đạo thế nào? Nếu chúng ta thật lòng mến Chúa và yêu tha nhân, tất cả mọi cách hành đạo của chúng ta đều phải hướng về nội tâm. Nếu sống ngược lại là chúng ta đang giữ đạo giả hình giống biệt phái.

24/ Khi nào chúng ta trở thành biệt phái? Chúa rất ghét thái độ tự cao tự mãn. Biệt phái tự cho mình là am hiểu lề luật, và khinh miệt kẻ khác. Biệt phái có tham vọng muốn tự mình đặt ra lề luật và bắt người khác tuân giữ. Chúng ta sẽ trở thành biệt phái khi muốn bẻ cong ý nghĩa Phúc Âm theo đúng với lối suy nghĩ và cách sống của mình. Nếu làm như thế là chúng ta đã biến mình thành biệt phái rồi vậy .****

Giuse Luca / KT Emmaus

 


Trở lại      In      Số lần xem: 2105
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  8
 Hôm nay:  1004
 Hôm qua:  7763
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11349494
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top