Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Tin Mừng CN XXIII Thường Niên B / GIUSE LUCA

CHÚA NHẬT XXIII THƯỜNG NIÊN  B

ĐỀ TÀI: ĐẤNG THIÊN SAI ĐÃ ĐẾN

 

Lời Chúa    (Mc 7, 31-37)         

TUNG HÔ TIN MỪNG:  x. Mt 4,23

Halêluia. Halêluia. Đức Giê-su rao giảng Tin Mừng Nước trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân. Ha-lê-lui-a.

PHÚC ÂM:  Mc 7,31-37

“Đức Giê-su làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được.”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:

31 Hôm ấy, Đức Giê-su bỏ vùng Tia, đi qua ngã Xi-đôn, đến biển hồ Ga-li-lê vào miền Thập Tỉnh. 32 Người ta đem một người vừa điếc vừa ngọng đến với Đức Giê-su, và xin Người đặt tay trên anh. 33 Người kéo riêng anh ta ra khỏi đám đông, đặt ngón tay vào lỗ tai anh, và nhổ nước miếng mà bôi vào lưỡi anh. 34 Rồi Người ngước mắt lên trời, thở dài và nói: "Ép-pha-tha", nghĩa là: hãy mở ra! 35 Lập tức tai anh ta mở ra, lưỡi như hết bị buộc lại. Anh ta nói được rõ ràng. 36 Đức Giê-su cấm họ không được kể chuyện đó với ai cả. Nhưng Người càng cấm, họ càng đồn ra. 37 Họ hết sức kinh ngạc, và nói: "Ông ấy làm việc gì cũng tốt đẹp cả: ông làm cho kẻ điếc nghe được, và kẻ câm nói được."

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/ Tiên tri Isaia đã tiên báo thế nào về Đấng Cứu Thế?

2/ Điều gì minh chứng ơn cứu độ đã đến? (2)

3/ Chúa Yesus đã làm gì trên đất Palestina? (3)

4/ Cách Chúa Yesus chữa bệnh câm điếc (4)

5/ Vị Linh Mục tái diễn động tác mở tai miệng vào lúc nào? (6)

6/ Chúng ta phải làm gì trước khi nói về Chúa cho kẻ khác? (8)

7/ Thế giới đang mong đợi điều gì ở chúng ta (9)

8/ Cơn bệnh trầm kha của thời đại hôm nay là gì? (10)

9/ Điều đáng trách ở con người hôm nay là gì? (11)

10/ Làm sao để con người có thể sống hạnh phúc? (12)

11/ Một thực tế sống trong đời sống vợ chồng? (13)

12/ Làm sao để chúng ta có thể hiểu nhau? (14)

13/ Cách mọi người lắng nghe nhau dưới mái ấm gia đình (15)

14/ Cách lắng nghe giữa thầy và trò (16)

15/ Cách chúng ta lắng nghe ý Chúa (17)

 

16/ Điều mong ước của con người là gì? (20)

17/ Nỗi khổ của người bị câm điếc (21)

18/ Bệnh mất khả năng lắng nghe (22)

19/ Có mấy cách lắng nghe (23)

20/ Tại sao tai thì nghe nhưng đầu lại điếc? (24)

21/ Thế nào là câm điếc về mặt tinh thần (25)

22/ Chúng ta cần giúp gì cho thế giới này? (26)

23/ Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì? (27)

24/ Tai và miệng giúp gì cho chúng ta? (28)

25/ Có mấy thứ bệnh điếc? (29+30+31+32)

26/ Có mấy thứ ngọng? (33+34+35+36)

27/ Những nguyên do khiến ta ngọng-câm (37)

28/ Vì sao Chúa lại truyền Ephata? (38)

29/ Chúa muốn chúng ta mở miệng ra để làm gì? (39)

 

Bài 1: CÁCH SỬ DỤNG TAI, MIỆNG

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/ Tiên tri Isaia đã loan báo thế nào về Đấng cứu thế? Tám thế kỷ trước khi Chúa Giáng sinh, tiên tri Isaia đã loan báo một thời đại mới : Khi Đấng cứu thế đến, Ngài sẽ canh tân đổi mới, sẽ không còn đui mù, câm-điếc, bệnh tật.    (bài đọc I)

2/ Hôm nay điều gì chứng minh là ơn cứu độ đã đến? Phép lạ Chúa Yesus làm hôm nay chứng minh thời gian cứu độ đã đến. Đức Ki-tô chính là Đấng Thiên Sai mà thiên hạ đợi mong. Bởi vì Ngài đã thực hiện những lời tiên tri Isaia : Kẻ mù được thấy, kẻ điếc được nghe, người câm nói được, người chết sống lại và người nghèo được nghe rao giảng Tin Mừng.

3/ Ngày xưa Chúa Yesus đã làm gì trên đất Palestina? Chúa Yesus không những chỉ chữa lành bệnh tật phần xác, điều quan trọng hơn là Chúa còn chữa lành cả bệnh phần hồn. Ngày nay Giáo hội Roma cũng tiếp bước chân Chúa Yesus khi tiếp tục mở mắt, mở tai cho rất nhiều người trong nhân loại đang bị câm điếc đối với Lời Chúa, đang vị câm điếc với lời kêu cứu của anh em.

4/ Cách Chúa Yesus chữa bệnh câm điếc như thế nào? Chúa Yesus đem người bệnh ra khỏi đám đông, đây là một sự quan tâm hết sức dịu dàng, vì người điếc luôn ngượng nghịu lúng túng, bị điếc còn khó chịu hơn cả đui, người điếc biết mình không thể nghe được nên rất thất vọng mỗi khi cảm thấy có ai đó muốn nói gì với mình. Chúa Yesus tỏ ra quan tâm và đối xử dịu dàng với người ấy vì biết anh ta gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống -> Chúa đặt tay vào lỗ tai người điếc, thấm nước miếng xức lưỡi anh ta, sau đó Chúa Yesus ngước mặt lên trời để chứng tỏ rằng : Chỉ có Thiên Chúa mới giúp được anh ta, rồi Ngài nói một tiếng và người điếc được chữa lành.

5/ Chúng ta cầu xin Chúa chữa bệnh gì? Chúng ta hãy tin tưởng phó thác cuộc đời của chúng ta vào bàn tay quyền năng và đầy tình thương xót của Ngài. Đồng thời chúng ta hãy kêu cầu danh Ngài : Lạy Chúa! Xin hãy mở miệng con để con không nói lời vu khống, không nói phạm thượng. Nhưng chỉ dùng miệng mình để ca ngợi Thiên Chúa và xây dựng tình bác ái huynh đệ với nhau.

6/ Ngày nay các vị Linh mục tái diễn hành động mở tai - miệng vào lúc nào? Khi lãnh nhận bí  tích rửa tội, vị linh mục đã diễn lại động tác của Chúa khi Ngài đặt tay trên tai, trên miệng em bé rồi bảo: Ephata, Nghĩa là hãy mở ra/ để mỗi người chúng ta biết lắng nghe lời Chúa. Biết tuyên xưng các kỳ công Chúa làm, rồi khi lãnh nhận bí tích thêm sức, Chúa Thánh Thần tăng cường nghị lực để chúng ta đủ can đảm tuyên xưng niềm tin.

7/ Chúng ta đã sử dụng miệng lưỡi của mình vào việc gì? Một người giáo dân đã đau khổ và thốt lên như thế này: Có nhiều người trong suốt cuộc đời của mình mà chẳng mở miệng nói về Chúa Yesus cho một ai. Ngay cả những người muốn tìm hiểu một chút về Ngài thì họ cũng không nói được một câu nào. Bởi vì họ quá dốt nát Lời Chúa, quá nghèo nàn về đức Tin. Chúng ta đã thua những người chuyên quảng cáo hàng hóa trên hè phố, thua cả những em bán báo, thua cả những người cổ động cho các nhân vật chính trị, hay mời gọi vào một khu vui chơi ở  thế.

8/ Chúng ta cần phải làm gì trước khi nói về Chúa cho kẻ khác? Trước khi nói với người khác về Chúa, thì trong âm thầm, chúng ta phải biết lắng nghe tiếng Chúa qua những giây phút suy niệm, cầu nguyện. Chúng ta chỉ có thể cho người khác những thứ chúng ta có, chúng ta chỉ có thể nói về những chân lý chúng ta biết vì đã có chút học hỏi, trải nghiệm.

9/ Thế giới đang mong đợi điều gì ở chúng ta? Thế giới đang rất mong đợi để nghe nơi chúng ta một thứ ngôn ngữ được diễn tả bằng hành động. Tức là một đời sống trong sạch ngay thẳng, một đời sống đạo đức, thánh thiện, gương mẫu đầy lòng bác ái, yêu thương. Đây là cách giới thiệu Chúa hiệu quả nhất.

10/ Cơn bệnh trầm kha của thời đại hôm nay là gì? Điếc là gì? : Là không nghe , không chịu biết lắng nghe, Không biết lắng nghe nên không hiểu nhau, phát sinh ra cãi nhau, đánh nhau / thế giới hôm nay đang tồn tại hai loại người: Loại không biết lắng nghe và loại không chịu lắng nghe, không lắng nghe nên cứ tưởng ý mình là đúng, không chịu lắng nghe vì khi người ta nói thì mình đang ngủ gật , đang làm việc gì khác hay đang chia  trí, cả ba đều là lầm lỗi, đều là bệnh hoạn.

11/ Điều đáng trách ở con người hôm nay là gì? Hôm nay Chúa Yesus chữa cho một người không thể lắng nghe, vì anhh ta điếc, cái bệnh điếc này là do khiếm khuyết nên không đáng trách. Điều đáng trách hơn cả chính là những kẻ có đôi tai rất thính nhưng họ không nghe bởi vì họ không biết lắng nghe, nghe là một điều kiện thật quan trọng trong cuộc sống cộng đồng.

12/ Làm sao để con người có thể sống hạnh phúc? Kinh nghiệm cho thấy: Lắng nghe là một điều kiện thật quan trọng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Gia đình sẽ hạnh phúc hơn nếu vợ chồng biết lắng nghe nhau, xã hội sẽ an vui hơn nếu mọi người cố hiểu được điều mà người khác muốn nói.

13/ Một thực tế sống trong đời sống vợ chồng: Năm thứ nhất anh nói em nghe, em nói anh nghe (vì đang thương nhau). Năm thứ hai anh nói anh nghe, em nói em nghe (mạnh ai nấy nói). Năm thứ ba anh nói hàng xóm nghe, em nói hàng xóm nghe (cãi nhau).

14/ Làm sao để chúng ta có thể hiểu nhau? Sự cảm thông không phải là con đường  một chiều, nói đúng cách, nghe đúng cách sẽ giúp chúng ta hiểu nhau hơn và dễ dàng bắt nhịp cầu thông cảm với mọi người trong gia đình và với anh em chung quanh.

15/ Cách lắng nghe nhau dưới mái ấm gia đình: Vợ phải lắng nghe chồng, chồng phải lắng nghe vợ. Con cái phải lắng nghe cha mẹ nhưng đồng thời cha mẹ cũng phải lắng nghe con cái, cha mẹ tư-vấn nhưng phải để con cái quyết định. Nếu cha mẹ quyết định thay thì cha mẹ phải chịu trách nhiện. Cha mẹ hãy bình tĩnh lắng nghe con cái mình nghĩ gì, cảm gì, muốn gì. Rồi từ từ hướng dẫn, không nên độc đoán ,nhưng phải hợp tình hợp lý. Đừng nuông chìu quá trớn cũng đừng quá khắt khe.****

 

Bài 2: NGHỆ THUẬT LẮNG NGHE VÀ THẤU HIỂU

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

16/ Cách lắng nghe giữa thầy và học trò: Ở nhà trường, học trò phải biết lắng nghe thầy cô. Bởi vì nếu không lắng nghe thì các em chẳng thể hiểu được bài của mình, nhưng đồng thời thầy cô cũng phải lắng nghe học trò trả lời hay đặt câu hỏi, nhờ đó thầy cô trắc nghiệm được sự hiểu biết của học trò,sau đó đổi mới cách thức giảng dạy.

17/ Cách chúng ta lắng nghe Lời Chúa: Ở mọi nơi mọi lúc, nhất là ở trong nhà thờ, việc lắng nghe Lời Chúa hết sức quan trọng. Lời Chúa muốn nói gì, Chúa mong muốn điều gì ở nơi tôi. Đại ý của bài giảng hôm là gì? Chúng ta cần nói với Chúa qua tâm tình cầu nguyện, chúng ta cũng phải lắng nghe ý Chúa qua những giây phút thinh lặng. Chúng ta cần thưa với Chúa như Samuel:   Lạy Chúa! Xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe.

18/ Mù và câm điếc, ai khổ hơn ai? Nhiều người có kinh nghiệm đi thăm các trẻ khuyết tật, người ta thấy mình dễ tiếp xúc, gần gũi với các em mù hơn là các em bị câm điếc. Thật khó khi muốn các em câm điếc hiểu được chúng ta và chúng ta cũng không thể hiểu được những điều các em muốn diễn tả. Hai bên rõ ràng là hai thế giới nên khó lòng mà gặp nhau được.

19/ Cái khó của người ngọng: Hôm nay qua bài Tin Mừng, Chúa Yesus chữa một người vừa điếc, vừa ngọng. Người ngọng gặp khó khăn khi muốn trình bày điều gì, muốn diễn đạt bằng lời nói cho người khác hiểu. Chúng ta có cảm tưởng như lưỡi của anh ta bị một sợi dây trói buộc, khi Chúa Yesus vừa đụng đến lưỡi của anh và sợi dây đó được tháo cởi. Ngay lúc đó anh nói được tự nhiên rõ ràng.

20/ Điều mong ước của con người là gì? Nói sao cho người khác hiểu được mình / đó là một điều ước mơ. Nhưng nhiều khi ta lại thấy mình bị cái gì đó trói buộc mình, khiến cho ta ngần ngại, sợ hãi, né tránh.

21/ Nỗi khổ của người câm điếc: Nhiều người đã phải trở nên ngọng hay câm khi phải trải qua những kinh nghiệm đau đớn như là bị châm chọc, bị khinh miệt, bị khước từ,…. Những kinh nghiệm đó làm cho con người mất tự tin và tự khép kín. Có những mối đe dọa, ám ảnh làm cho con người câm nín. Nếu bệnh ngọng làm cho chẳng ai có thể hiểu tôi, thì bệnh điếc làm cho tôi chẳng hiểu được ai, ví như tôi đang xem truyền hình mà TV đột nhiên mất tiếng.

22/ Bệnh mất khả năng lắng nghe: Chẳng ai muốn mình bị điếc hay lãng tai. Nhưng trong thực tế nhiều người không điếc nhưng lại mất khả năng lắng nghe người khác. Chúng ta thường chỉ nghe điều mình muốn nghe /có lắm khi chúng ta nghe điều người khác nói nhưng đầu óc lại hiểu dưới khía cạnh chủ quan của mình, Nếu thế thì ta cũng chưa thể hiểu được người kia muốn nói gì.

23/ Có mấy cách lắng nghe? Nghe bằng tai thôi chưa đủ, cần lắng nghe bằng cả trái tim, chỉ có trái tim đầy yêu thương mới giúp chúng ta hiểu đúng, hiểu đủ ý nghĩa đằng sau lớp vỏ trau chuốt của cách phát biểu ngôn từ.

24/ Tại sao tai thì nghe nhưng cái đầu lại điếc? Chúa Yesus nói: Ephata, xin giúp con bước ra khỏi cái đầu cứng cỏi, ra khỏi cái óc thành kiến, ra khỏi cái suy nghĩ cứng nhắc để con có thể nghe được ý kiến của anh em .

25/ Câm điếc về mặt tinh thần: Người trên thế giới hôm nay đang thiếu cảm thông và đối thoại. Nhiều người đang mắc bệnh câm điếc về mặt tinh thần. Bệnh này biến họ thành một ốc đảo, chẳng có gì để cho cũng chẳng có gì để nhận, để rồi họ chết dần trong sự nghèo nàn cô độc của mình.

26/ Chúng ta cần làm gì cho thế giới này? Chúa muốn chúng ta làm chân tay cho những người què cụt, làm đôi mắt cho những kẻ đui mù, làm tai cho những người điếc, làm miệng lưỡi cho những người câm, làm tiếng kêu cho những kẻ đang chịu sự bất công.

27/ Lạy Chúa, Chúa muốn chúng con làm gì? Chúa muốn chúng con đi trồng lúa, để mang cơm cho người đói, đem nước uống cho người đang khát, đem thuốc uống cho người đau bệnh, đem quần áo cho người trần trụi rét mướt. Xin hãy dùng con như đèn soi cho ai bước trong đêm, đem lửa ấm cho những kẻ giá lạnh, đem cảm thông cho những kẻ đơn côi, đem phẩm giá cho những người đang bị chà đạp, đem tự do cho những kiếp đọa đày.

28/ Nói và nghe là hai cánh cửa: Đây là hai cánh cửa của lục căn,( tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý ) nói là cánh cửa đưa mình ra với thế giới bên ngoài, nếu có điều gì đang tích chứa thì phải nói ra cho người khác hiểu, nghe là cánh cửa đón nhận thông tin từ thế giới bên ngoài, phải chú ý lắng nghe mới hiểu được người khác, không nghe không nói là ta đã đóng kín cánh cửa cảm thông. Sống bên nhau mà không hiểu nhau thì thật là đáng buồn, đáng sợ, điếc tâm hồn thật đáng sợ biết bao.

29/ Có nhiều thứ điếc: Điếc vì khác biệt ngôn ngữ, văn hóa. Có nghe nhưng lại không hiểu hoặc là nghe nhưng lại hiểu sai, nghe như vậy thì tệ hại quá.

30/ Điếc vì định kiến: Khi ta có định kiến với ai thì ta không muốn nghe người ấy nói. Người ấy có nói hay, ta cũng cho là dở, người ấy có nói tốt, ta cũng cho là xấu nên những ý kiến đó không thể nào lọt vào tai ta. Nếu có thì ta chỉ có thể nghe những phần xấu mà thôi .

31/ Điếc vì bịt tai: Không muốn nghe nên bịt tai, đây là kẻ tự làm cho mình trở thành điếc, điếc kiểu này là mất tin tưởng vào anh em. Tuyệt vọng vào cuộc sống, tự đóng kín vỏ ốc của bản thân, tự đoạn tuyệt với mọi người.

32/ Điếc thiêng liêng: Là không nghe được Lời Chúa. Có thể là vì thiếu điều kiện học hỏi, cũng có thể là vì cứng lòng, cũng có thể là vì mở tai chưa đủ. Bao lâu tâm hồn ta còn đóng kín thì có nghĩa là trí ta không nhạy cảm trước những lời mời gọi ăn năn sám hối, không tỉnh thức để tiếp thu những lời hướng dẫn về đường trọn lành. Tai chẳng thể nghe Lời hằng sống. vì tâm hồn còn đuổi theo dục vọng, trí còn toan tính những điều gian dối. Vì thế nên tai họ còn điếc đặc trước những Lời mạc khải của Thiên Chúa.

33/ Ngọng vì khác biệt tư tưởng: Khiến cho ta không hiểu người mà người cũng chẳng hiểu ta.

34/ Ngọng do ích kỷ: Mỗi người chỉ quan tâm đến những nhu cầu của chính mình. Nên chẳng thèm xét đến những nhu cầu, những ước vọng của người khác. Vì thế, ta thường nói những lời không lọt tai anh em, lời nói ta trở thành ngọng nghịu, khiến cho anh em nghe mà không hiểu.

35/ Ngọng do sợ sệt: Sợ khi không dám nói lên sự thật. Sợ mất quyền lợi, sợ mất danh dự, sợ mất lòng anh em nên lời nói của ta trở thành ngọng nghịu.

36/ Ngọng do lười biếng: Vì lười biếng nên không dám nói lời tốt đẹp để khích lệ anh em. Vì lười nên ta không dám nói lời an ủi kẻ đang buồn rầu. Lười nên ta không dám chia vui với anh em khi gặp may mắn, vì lười nên ta không muốn nói lời ca tụng Thiên Chúa.

37/ Những nguyên do khiến ta ngọng, câm: Vì những đam mê, những dục vọng, những toan tính, những ích kỷ, những lười biếng, chúng trở thành sợi dây ràng buộc lưỡi ta làm cho ta câm nín, không muốn nói.

38/ Vì sao Chúa lại truyền: Ephata? Chúa bảo hãy mở tai để lắng nghe lời anh em. Mở tai để lắng nghe lời Chúa. Hãy vứt bỏ định kiến, hãy đập bỏ bức tường ích kỷ, cứng cỏi để mở rộng tâm hồn ra đón nhận lời Chúa, đón nhận tiếng kêu của anh em.

39/ Hãy mở miệng ra để làm gì? Để đem Lời Chúa đến được với anh em. Hãy vứt bỏ sợi dây ích kỷ để ta quan tâm đến nhu cầu của anh em, hãy cắt bỏ sợi dây sợ sệt để ta mạnh dạn nói lên sự thật, nói những lời tốt đẹp để ca ngợi tình thương của Chúa.****

 

Bài 3: Ý NGHĨA CÂM ĐIẾC

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

40/ Những phép lạ Chúa Yesus làm ở trần gian thường mang ý nghĩa gì? Thường mang nhiều ý nghĩa, có khi là một công hai việc hoặc là nhất cử lưỡng tiện.

41/ Tại sao phép lạ hôm nay Chúa làm một cách quá trịnh trọng / trong khi ở những nơi khác Chúa làm phép lạ cách đơn giản? Hôm nay Chúa chữa anh câm điếc cách trịnh trọng khác thường / Cách Chúa làm có vẻ phiền phức hơn / nhưng mỗi cử chỉ phiền phức đều có ý nghĩa của nó.

42/ Tại sao Chúa đưa người câm điếc ra khỏi đám đông? Trước hết vì đây là miền Thập Tỉnh, nơi có nhiều người ngoại giáo lẫn lộn với người Do Thái, Chúa không muốn họ hiểu lầm những cử chỉ tượng trưng của Ngài, đồng thời họ có thể gây bạo động / Vì dân ngoại nhiều, sợ họ sẽ hiểu lầm cho rằng Chúa là người phù thủy cao tay ấn, chuyên dùng phù phép, bùa chú để chữa bệnh / Hơn nữa, việc đưa người câm điếc ra khỏi đám đông còn có ý nghĩa khôn ngoan, kín đáo và khiêm tốn.

43/ Việc đặt ngón tay vào lỗ tai mang ý nghĩa gì? Đối với những người nghe được thì Chúa chữa bệnh bằng lời nói để đòi điều kiện đức tin / Riêng đối với người điếc thì Chúa làm một cử chỉ cho họ dễ hiểu / Cử chỉ sẽ gây nên công hiệu làm nảy nở đức tin, để bệnh nhân có thể tin vào quyền năng của Đấng vừa làm phép lạ / Việc Chúa cho ngón tay vào lỗ tai tượng trưng cho sức mạnh của Thiên Chúa / Đặt tay vào lỗ tai là chuyển thông sự linh diệu, sự nhạy bén để bệnh nhân có thể nghe được tiếng Thiên Chúa cách dễ dàng.

44/ Chúa bôi nước bọt vào lưỡi có ý nghĩa gì? Làm như thế có mất vệ sinh không? Thường tình nước bọt mang rất nhiều vi khuẩn / Nhất là nước bọt của bệnh nhân / Nhưng đối với Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên con người và cũng là Đấng tạo dựng nên những con vi trùng kia thì không có gì là mất vệ sinh / Chúa dùng một chút nước bọt để cho bệnh nhân ngoại giáo này nhận ra một cử chỉ uy quyền của Chúa sắp làm / Bệnh nhân câm điếc chỉ có thể liên lạc với họ bằng cử chỉ mà thôi / Chúa làm như thế để lôi kéo sự chú ý của anh ta.

45/ Chúa ngước mắt lên trời, thở dài và nói :Ep-pha-ta nghĩa là gì? Là hãy mở ra / Lúc nào đứng trước những khổ đau phần xác mà Chúa lại không liên tưởng đến nỗi đau phần hồn của họ / Sự liên tưởng ấy khiến cho Chúa thở dài / Nhưng cho dù khốn khổ thế nào đi nữa thì cũng không phải là vô phương cứu chữa / Đôi mắt Chúa ngước lên trời bày tỏ niềm hy vọng sâu xa vào quyền phép của Thiên Chúa / Một tiếng Ép-pha-ta này cũng có thể sửa lại vài sự lệch lạc nơi tạo vật một cách dễ dàng.

46/ Sự thiệt thòi của người bị câm điếc: Thường thường khi sinh ra mà bị điếc thì cũng bị câm luôn / Người bị câm điếc bị thiệt thòi rất nhiều và mất đi nhiều niềm hạnh phúc của cuộc đời mình / ngoài ra người ta cũng bị câm điếc vì tai nạn / Cho dù bị câm điếc vì bất cứ lý do gì, thì họ cũng là người rất đáng thương, cần sự giúp đỡ của chúng ta!

47/ Có bao nhiêu hình thức câm điếc? Đây là câm điếc về mặt thể xác / còn  có câm điếc về phần thiêng liêng / Chẳng hạn có người câm điếc vì không muốn nói, không muốn nghe, do một lý tưởng nào đó tác động / Hạng người này hiếm thấy, có thể có những trường hợp rất đáng khen, đó là những anh hùng tuẫn giáo, những chiến sĩ, những cán bộ can trường, nhất định không chịu tiết lộ bí mật, không thể phản bội lại lý tưởng / Ngược lại cũng có những người câm điếc vì ươn hèn ,vì cố tình, vì ỷ lại, vì sợ hãi / hạng người này thật đáng chê trách.

48/ Còn có hạng người câm điếc nào nữa? Hạng người này ai bảo gì cũng không chịu nghe, hay chỉ nghe trước, quên sau / Người ta thường gọi hạng người này là thứ cố chấp, lì lợm, tai trâu, tai cối, lơ đễnh / Lại có hạng người hèn nhát, ù lì, sợ sệt, hỏi không nói, gọi không thưa, hay có nói thì ấp úng, không chịu lên tiếng khi cần, khi có bổn phận, khi có trách nhiệm bênh vực sự thật / Hạng người này cũng được xếp vào loại câm.

49/ Người câm điếc thiêng liêng là gì? Là hạng người không chịu dùng miệng lưỡi để ca tụng Chúa, không dám nói sự thật (bẻ cong sự thật) là người vô nhà thờ cũng không mở miệng đọc kinh, cầu nguyện / Là hạng cha mẹ không chịu dùng lời lẽ khôn ngoan để dạy dỗ con cái, người ở ngoài xã hội không bao giờ dám nói về đạo, hay bênh vực sự thật khi cần phải lên tiếng! Câm điếc thiêng liêng là người không biết lắng nghe Lời Chúa / không chịu nghe tiếng Chúa nhắc nhở qua lương tâm, hay nghe người đại diện Chúa răn bảo / không thích nghe chuyện đạo đức, không muốn cho con cái học hỏi giáo lý, Phúc Âm / Trong khi đó lại rất thích xem, nghe những chuyện tào lao / những chuyện có thể gây tổn thương cho linh hồn mình.

50/ Câm điếc thiêng liêng là gì nữa? Có thể là những người khép kín trong chính mình, không chịu đối thoại / không hề muốn trao đổi / Người như thế dễ rơi vào tình trạng tự tôn, tự cao, cố chấp, yếm thế, bi quan, chán nản / Tóm lại câm điếc thiêng liêng rất nguy hiểm, chúng ta cần đề cao cảnh giác và sửa chữa kịp thời / Hãy mau mau xin Chúa chữa lành cho.****

 

Bài 4: CHÚ GIẢI BÀI TIN MỪNG

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

40/ Đoạn 7, câu 31: Miền Thập Tỉnh nằm ở mạn phía Đông Nam của biển hồ Giali-lê / “Ti-a” là thủ phủ của vùng Si-đôn / Dân ở vùng này đa số là dân ngoại.

41/ Chúa Yesus đi một vòng rộng như thế chủ yếu để làm gì? Mang lại 3 lợi ích: a) Các môn đệ có nhiều thời gian nghỉ hơn / b) Đức Yesus lánh mặt những kẻ chống đối Người lâu hơn / c) Chúa có nhiều thời gian cận kề bên các môn đệ hơn.

42/ Đoạn 7, câu 32: Chúa Yesus đã từng đến vùng này (Thập Tỉnh) khi chữa một người bị quỷ ám mà cơ binh quỷ đã xin nhập vào đàn heo (Mc 5, 1-20) / Ngườ ta đã từng biết Chúa trước kia, nên hôm nay khi nghe tin Chúa quay trở lại đây, họ đến để nhờ vả là chuyện bình thường / Người ta đem đến cho Chúa một người vừa điếc, vừa ngọng, thánh Marco trong bản văn viết là anh ta bị ngọng / nói năng rất khó khăn / do bệnh tật, tai nạn / Bị ngọng tức là không bị điếc bẩm sinh / Khi họ mang anh ta đến, họ mong chờ Chúa Yesus sẽ đặt tay để chữa lành / Nhưng rồi những người này nhanh chóng nhận ra rằng Chúa Yesus dùng cách thức riêng để chữa cho anh ta / Cử điệu chữa bệnh của Chúa thật là lạ và khác hẳn lệ thường / Ở câu 37 cho thấy họ rất sửng sốt vì cho rằng phép lạ khó có thể xảy ra được!

43/ Đoạn 7, câu 33: Chúa Yesus kéo riêng anh ta ra, hàm ý Người muốn tránh sự rùm beng không cần thiết và cũng muốn người đàn ông được ở yên vì tật nguyền về thính lực và quá khó khăn trong khả năng ăn nói, cho thấy người đàn ông này đã phải hứng chịu nhiều lời chế nhạo / Kéo riêng ra là cử chỉ yêu thương của một vị lương y như từ mẫu / Chúa Yesus muốn thiết lập mối tương quan cá nhân với người đàn ông tật nguyền này / Cử chỉ đặt ngón tay vào lỗ tai cho thấy Người có ý làm gì đó cho lỗ tai anh ta và lưỡi anh ta cũng thế, Người mong muốn niềm tin sẽ được bén rễ trong anh ta, đây là những cử chỉ, thay thế ngôn ngữ nhằm khơi dậy niềm tin cho anh ta!

44/ Đoạn 7, câu 34: Chúa Yesus ngước mắt lên trời, đây là tiến trình chữa lành của Chúa / Hành động này chứng tỏ năng lực chữa lành là do ơn trên / Bằng cách này, Chúa Yesus đang cố gắng làm cho đức tin của đám đông được triển nở / và khi việc chữa lành xảy ra thì người đàn ông câm điếc này sẽ nhận ra rằng: do đâu mà anh ta được chữa lành.

45/ Thở dài nghĩa là gì? Nghĩa đen là việc than thở, rên rỉ, tỏ dấu rõ ràng rằng Người đang rung động và thương cảm sâu sắc người đàn ông này / Xuyên suốt sách Kinh Thánh, cho chúng ta thấy rõ rằng: Thiên Chúa là một Thiên Chúa ân cần săn sóc / Qua cử chỉ này, Chúa Yesus từ từ và ân cần cố gắng để người đàn ông nghĩ rằng mình có thể được chữa lành / Có lẽ anh ta chỉ cần nhìn vào môi của Chúa Yesus và đoán được ý, khi Người nói: “Ép-pha-tha”.

46/ Ép-pha-tha nghĩa là gì? Đây là một từ của tiếng Aram, theo sự giải thích của Marco có nghĩa là hãy mở ra / Thực ra đây là một từ ghép mà nghĩa của nó là: mở ra, mở hết ra, mở hoàn toàn ra / Phép lạ không xảy ra do cử chỉ nhưng xảy ra do lời Chúa phán à tất cả quyền năng đã được trao cho Đức Yesus cho nên lời Người vừa phán, lập tức thành toàn ngay!***

47/ Câu 35: Ngay tức khắc tai người đàn ông được mở ra và lưỡi của anh hết bị buộc lại / Ep-pha-ta là tiếng đầu tiên mà anh ta nghe được từ môi miệng Chúa Yesus / Theo bản dịch Hy Lạp thì lưỡi anh ta lập tức hết bị thứ gì đó trói cột lại / Lưỡi đã được giải phóng khỏi sự ràng buộc, việc ấy đã từng khiến cho anh không thể nói năng rành mạch / Phép lạ xảy ra khiến cho người đàn ông có thể nói năng trôi chảy / nhờ quyền năng chữa bệnh của Đức Yesus, giọng anh ta giờ đây đã được rõ ràng, đôi tai điếc đặc đã nghe lại được / Anh có thể nói năng như người bình thường / những gì ngăn trở, hoặc thắt buộc lưỡi anh khiến cho anh nói năng khó khăn đã không còn nữa!

48/ Đoạn 7, câu 36: Điều mà Đức Yesus ra lệnh cấm đừng làm rùm beng câu chuyện vừa xảy ra / Chúa Yessu luôn biết các đối thủ của mình đang dốc tâm tìm cách để diệt trừ Ngài / Ngoài ra, Chúa còn muốn nhấn mạnh cho mọi người biết rằng: sứ mạng của Ngài không phải là để chữa lành về mặt thể lý (phần xác) nhưng là chữa lành về mặt thiêng liêng / Chúa đến không phải để đóng vai một nhân vật chuyên làm phép lạ / nhưng để trở nên Đấng Cứu Thế.

49/ Việc này đã gây bất lợi cho Chúa như thế nào? Vì đám đông cứ ùa đến kêu đòi được chữa lành phần xác / Việc này có thể gây tác dụng ngược, gây bất lợi, làm cản trở sứ vụ loan báo Tin Mừng, là sứ mạng chính yếu mà Chúa Cha đã trao phó cho Người!

50/ Lần này Chúa cũng muốn căn dặn điều gì? Cũng như mấy lần trước, Đức Yesus truyền bảo đừng kể cho ai nghe những chuyện mới xảy ra như khi Chúa chữa cho anh cùi (Mc 1, 44) / thì lời truyền bảo ấy cũng chẳng được ai vâng nghe / Sự truyền bảo này được lặp đi lặp lại / Sự bất tuân của con người thật kinh khủng / người ta luôn háo hức trước các phép lạ, nhưng luôn bất tuân lời Thiên Chúa, Đấng vừa làm phép lạ.

51/ Đoạn 7, câu 37: Câu này cho thấy tác động của việc chữa lành trên đám đông những người hiện diện / Chẳng có phép lạ nào gây sửng sờ kinh ngạc đến như thế / Chúa Thánh Thần đã linh ứng cho tác giả Marco chọn lấy một  từ  Hy Lạp lột tả được ý nghĩa sự kinh ngạc của họ như thế / Từ này có thể dịch ra đúng nghĩa là chữ “tột độ” / Dân chúng cho rằng việc Chúa Yesus làm được phép lạ là tốt đẹp, là quá tuyệt vời / Họ đã nhất loạt thừa nhận rằng việc Người vừa làm thật là tốt lành.

52/ Hãy so sánh hai sự kiện: Khi sáng tạo trời đất, Thiên Chúa thấy công trình của Người thật là tốt đẹp / Giờ đây đến lượt người ta thấy công trình của Chúa Yesus làm, cũng thật là tốt đẹp.****

 

TÓM Ý

1/ Tiên tri Isaia đã tiên báo thế nào về Đấng Cứu Thế? Tiên tri Isaia đã tiên báo về Đấng Cứu Thế tám thế kỷ trước: Khi Đấng Cứu Thế đến, Ngài sẽ canh tân đổi mới, sẽ không còn đui mù, câm-điếc, bệnh tật. (bài đọc I)

2/ Điều gì hôm nay minh chứng ơn cứu độ đã đến? Phép lạ Chúa Yesus làm hôm nay minh chứng thời gian cứu độ đã đến. Bởi vì Chúa Yesus thực hiện lời Tiên tri Isaia loan báo: Kẻ mù được thấy, kẻ điếc được nghe, người câm nói được, người chết sống lại, người nghèo được nghe loan báo Tin Mừng.

3/ Ngày xưa Chúa Yesus đã làm gì trên đất Palestina? Chúa Yesus đã chữa các bệnh tật phần xác, Chúa cũng chữa lành tất cả những bệnh tật phần hồn. Ngày nay Giáo hội cũng mở mắt, mở tai cho nhiều người đang bị câm điếc với Lời Chúa, với lời kêu cứu của anh em!

4/ Cách Chúa Yesus chữa bệnh câm điếc: Chúa Yesus đem người điếc ra khỏi đám đông. Chúa tỏ ra quan tâm và đối xử rất dịu dàng với người ấy, Chúa biết anh ta có quá nhiều khó khăn trong cuộc sống. Chúa ngước mắt lên trời sau đó mới làm động tác chữa lành, ngụ ý rằng: Chỉ có Thiên Chúa mới giúp được anh ta, rồi Ngài nói một tiếng và người câm điếc được chữa lành.

5/ Vị Linh Mục tái diễn động tác mở tai, mở miệng vào lúc nào? Khi lãnh nhận bí tích rửa tội, vị Linh mục đã tái diễn động tác này khi Ngài đặt tay trên tai, trên môi miệng em bé và bảo: Ephata, nghĩa là hãy mở ra /ý nghĩa là mỗi người hãy biết lắng nghe Lời Chúa, hãy mở miệng tuyên xưng các kỳ công Chúa làm. Rồi sau đó khi lãnh nhận bí tích Thêm sức, chúng ta mới có đủ can đảm để tuyên xưng niềm tin.

6/ Chúng ta phải làm gì trước khi nói Lời Chúa cho kẻ khác? Trước khi nói Lời Chúa cho kẻ khác, chúng ta phải biết lắng nghe tiếng Chúa qua những giây phút suy niệm, cầu nguyện. Chúng ta chỉ có thể cho kẻ khác những gì chúng ta có , đó là những chân lý về Chúa mà chúng ta đã học hỏi và trải nghiệm được.

7/ Thế giới đang mong đợi điều gì ở chúng ta? Thế giới đang mong đợi một thứ ngôn ngữ nói về Chúa được diễn tả bằng hành động. Đó chính là một đời sống thanh sạch, ngay thẳng, thánh thiện tràn đầy bác ái yêu thương. Đây là cách giới thiệu Chúa hiệu quả nhất.

8/ Căn bệnh trầm kha của thời đại hôm nay là gì? Là điếc, là không biết lắng nghe vì không lắng nghe nên không thể hiểu nhau. Từ đó phát sinh ra cãi nhau, đánh nhau. Thế giới hôm nay đang tồn tại hai loại bệnh: Không biết lắng nghe và không chịu lắng nghe. Không chịu lắng nghe nên cứ tưởng mình là đúng, không chịu lắng nghe nên khi người ta nói thì mình lại ngủ, đang chia trí hay đang làm việc khác.

9/ Điều đáng trách của con người hôm nay là gì? Hôm nay Chúa chữa cho một người bị điếc. Điếc là một khiếm khuyết nên không hề đáng trách, có nhiều người có đôi tai thật thính nhưng họ lại không chịu lắng nghe, lắng nghe là một nghệ thuật sống trong cuộc sống cộng đồng.

10/ Làm sao con người có thể sống hạnh phúc? Lắng nghe là một nghệ thuật sống thật quan trọng, gia đình sẽ hạnh phúc nếu vợ chồng biết lắng nghe nhau, xã hội sẽ vui tươi nếu mọi người có thể hiểu được điều người khác muốn nói.

11/ Một thực tế trong đời sống vợ chồng: Vợ chồng cần lắng nghe nhau nói để hiểu nhau, muốn hiểu nhau phải cần có chút kiên nhẫn và một chút yêu thương. Nếu không biết yêu thương thì vợ chồng không thể lắng nghe nhau.

12/ Làm sao để chúng ta có thể hiểu nhau? Sự cảm thông luôn là con đường hai chiều-> nói đúng cách, nghe đúng cách sẽ giúp chúng ta hiểu nhau hơn đó chính là nhịp cầu thông cảm giúp ta có thể hiểu mọi người.

13/ Cách mọi người lắng nghe nhau dưới mái ấm gia đình: Vợ lắng nghe chồng, chồng lắng nghe vợ, con cái lắng nghe cha mẹ, đồng thời cha mẹ cũng phải lắng nghe con cái, Cha mẹ tư vấn nhưng phải để cho con cái quyết định. Nếu cha mẹ quyết định thay, thì cha mẹ phải chịu trách nhiệm, cha mẹ nên bình tĩnh hướng dẫn nhưng không nên độc đoán. Cái gì cũng hợp tình hợp lý, đừng quá khắt khe.

14/ Cách lắng nghe giữa thầy và trò: Học trò phải lắng nghe thầy nếu muốn hiểu bài, đồng thời thầy cũng phải lắng nghe khi học trò trả lời hay đặt câu hỏi, nhờ đó thầy (cô) có thể đánh giá sự hiểu biết của học trò để có thể đổi mới cách giảng dạy cho phù hợp .

15/ Cách chúng ta lắng nghe ý Chúa: Cho dù bất cứ ở đâu, nhất là trong nhà thờ, việc lắng nghe Lời Chúa hết sức quan trọng, Chúng ta phải biết Lời Chúa muốn nói gì, Chúa mong muốn điều gì ở chúng ta, chúng ta cần lắng nghe ý Chúa qua những giây phút thinh lặng. Chúng ta hãy bắt chước Samuel: Lạy Chúa, xin hãy phán ,vì tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe .

16/ Điều mong ước của con người là gì? Là nói sao cho người khác hiểu được mình, nhưng nhiều khi ta lại thấy có cái gì đó khiến ta sợ hãi, e ngại, muốn né tránh.

17/ Nỗi khổ của người bị câm điếc: Nhiều khi vì quá khổ đau khi bị khinh miệt châm chọc, họ đã trở nên ngọng hay câm. Những kinh nghiệm đó làm cho họ mất tự tin và khép kín / bệnh ngọng làm cho người khác không hiểu được mình, còn bệnh điếc thì làm cho mình chẳng hiểu được ai.

18/ Bệnh mất khả năng lắng nghe: Chẳng ai muốn mình bị điếc hay bị lãng tai, trên thực tế nhiều người không bị điếc nhưng lại mất khả năng lắng nghe người khác. Chúng ta thường chỉ nghe điều mình muốn nghe, hoặc chỉ nghe người khác theo cái kiểu quá chủ quan của mình, nghe như thế thì cũng chẳng hiểu được người kia muốn nói gì.

19/ Có mấy cách lắng nghe? Nghe bằng tai thôi chưa đủ, mà phải nghe bằng trái tim nữa, chỉ có trái tim yêu thương mới giúp ta hiểu đúng, hiểu đủ.

20/ Tại sao tai lại nghe nhưng cái đầu lại điếc? Chúa Yesus nói: Ephata, xin giúp con bước ra khỏi cái đầu cứng cỏi, khỏi cái óc thành kiến, bướng bỉnh /khỏi cái kiểu suy nghĩ cứng nhắc để con có thể nghe được ý kiến của anh em con .

21/ Thế nào là câm điếc về mặt tinh thần? Thế giới hôm nay đang thiếu sự cảm thông và đối thoại. Nhiều người mắc bệnh câm điếc về mặt tinh thần, bệnh này biến họ thành một ốc đảo. Họ chẳng có gì để cho cũng chẳng có gì để nhận, họ sẽ chết dần trong sự cô độc của mình.

22/ Chúng ta cần giúp gì cho thế giới hôm nay? Chúa muốn con mang cơm cho người đói, đem nước uống cho người khát, đem thuốc cho người ốm đau, đem quần áo cho người trần trụi. Xin hãy dùng con như như đèn soi chiếu, đem lửa sưởi ấm cho kẻ giá lạnh, đem cảm thông cho kẻ đơn côi, đem phẩm giá cho người bị chà đạp, đem tự do cho kiếp đọa đày.

23/ Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì? Chúa muốn con làm tay chân cho những người què cụt, làm mắt cho kẻ đui, làm tai cho người điếc, làm miệng lưỡi cho người câm, làm tiếng kêu cho kẻ đang chịu sự bất công.

24/ Tai và miệng giúp gì cho chúng ta? Tai và miệng là hai cánh cửa lục căn (tai, mắt, mũi lưỡi, thân, ý). Nói là cánh cửa đưa mình ra với thế giới bên ngoài, để người khác nghe và hiểu. Nghe là cánh cửa đón nhận thông tin từ thế giới bên ngoài, cần chú ý lắng nghe mới hiểu được người khác, không nghe không nói là tự đóng kín cửa nhà/ sống cạnh nhau mà không hiểu nhau là điều đáng buồn .

25/ Có mấy thứ bệnh điếc? Điếc vì khác biệt ngôn ngữ, có nghe nhưng không hiểu hoặc là nghe nhưng hiểu sai. Điếc vì định kiến: khi ta có thành kiến với ai thì ta không muốn nghe người đó nói . Họ có nói hay ta cũng cho là dở, người ấy có tốt ta cũng cho là xấu. Điếc vì bịt tai: Vì không muốn nghe nên bịt tai, đây là kẻ tự làm cho mình điếc, điếc kiểu này là mất niềm tin với anh em, tự đóng kín vỏ ốc bản thân, là Đoạn tuyệt với mọi người. Điếc thiêng liêng: Là không nghe được Lời Chúa, có thể do không học hỏi, cũng có thể do cứng lòng, có thể là vì tai mở chưa đủ, ta không muốn đáp lại lời mời gọi ăn năn sám hối, không tỉnh thức để tiếp thu lời bề trên hướng dẫn. Tai chẳng thể nghe lời hằng sống, trí còn đang toan tính điều gian dối cho nên họ không muốn nghe Lời Thiên Chúa nói với họ .

26/ Có mấy thứ ngọng? Ngọng do ích kỷ: chỉ quan tâm đến nhu cầu của chính mình nên thường nói những lời không lọt lỗ tai. Ngọng do sợ sệt: Sợ không dám nói lên sự thật, sợ mất quyền lợi, sợ mất danh dự, sợ mất lòng anh em. Ngọng là do lười biếng: Vì lười biếng nên không dám nói lời khích lệ anh em. Vì lười biếng nên không dám an ủi kẻ đang buồn rầu. Lười nên không dám chia vui với anh em khi gặp may mắn, lười nên không muốn nói lên lời ca tụng Thiên Chúa.

27/ Những nguyên do khiến ta ngọng câm: Vì những đam mê theo dục vọng, những toan tính ích kỷ, lười biếng. Chúng trở thành sợi dây ràng buộc lưỡi ta, làm cho ta câm nín, không muốn nói.

28/ Vì sao Chúa lại truyền: Ephata? Chúa bảo hãy mở tai để lắng nghe Lời Chúa dạy. Lời kêu cứu của anh em. Hãy vứt bỏ định kiến, hãy đập bể bức tường ích kỷ, cứng cỏi và mở rộng tâm hồn ra đón nhận Lời Chúa, đón nhận tiếng kêu của anh em.

29/ Chúa muốn chúng ta mở miệng ra để làm gì? Hãy mở miệng ra để đem Lời Chúa đến với anh em. Hãy vứt bỏ tính ích kỷ để quan tâm đến nhu cầu của anh em, Hãy mạnh dạn nói lên sự thật. Hãy ca ngợi tình thương của Chúa. ****

 Giuse Luca /  Kinh Thánh Emmaus

 

 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1970
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  14
 Hôm nay:  2494
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11420328
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top