Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu TM CN 33 Thường Niên B / Giuse Luca / GX TÂN THAI SƠN / VN

ĐỀ TÀI: LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Lời Chúa: Mt 10,17-22  ;  Mc 13,24-32   

TUNG HÔ TIN MỪNG:   Lc 21, 36

Halêluia. Halêluia. Anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức đứng vững trước mặt Con Người . Ha-lê-lui-a.

PHÚC ÂM:  Mc 13, 24-32

Thiên Chúa sẽ tập họp những kẻ được Người tuyển chọn từ bốn phương.

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:

24 Một hôm, Đức Giê-su nói với các môn đệ về ngày quang lâm của Người rằng: "Trong những ngày ấy, sau cơn gian nan lớn lao, thì mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, 25 các ngôi sao từ trời sa xuống, và các quyền lực trên trời bị lay chuyển. 26 Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến.27 Lúc đó, Người sẽ sai các thiên sứ đi, và Người sẽ tập họp những kẻ được Người tuyển chọn từ bốn phương về, từ đầu mặt đất cho đến cuối chân trời.

28 "Anh em cứ lấy thí dụ cây vả mà học hỏi. Khi cành nó xanh tươi và đâm chồi nảy lộc, thì anh em biết là mùa hè đã đến gần. 29 Cũng vậy, khi thấy những điều đó xảy ra, anh em hãy biết là Con Người đã đến gần, ở ngay ngoài cửa rồi. 30 Thầy bảo thật anh em: thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra.31 Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu. 32 "Còn về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay người Con cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi.

Đó là lời Chúa.

PHÚC ÂM:  Mt 10, 17-22

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh  Matheu

17 "Hãy coi chừng người đời. Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em trong các hội đường của họ.18 Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết.19 Khi người ta nộp anh em, thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì:20 thật vậy, không phải chính anh em nói, mà là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em.

21 "Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết; cha sẽ nộp con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết.22 Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/   Chúng ta hiểu gì về ngày lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam ?

2/   Cuộc đời của các Ngài đã diễn tả điều gì ?

3/   Tình yêu Chúa Kitô nói lên điều gì ?

4/   Cái chết của các Thánh Tử Đạo Việt Nam nói lên điều gì ?

5/   Các Thánh Tử Đạo đã sống như thế nào ?

6/   Thập Giá đưa các Ngài tới đâu ?

7/   Quy luật nước Trời phải được hiểu như thế nào ?

8/   Các Thánh Tử Đạo muốn chúng ta sống thế nào ?

9/   Chúng ta nghĩ gì khi nghe tên các Ngài ?

10/ Chết vì đạo là gì ?

11/ Quan niệm tử đạo của Đức Thánh Cha Yoan Phaolo II.

12/ Các Thánh Tử Đạo là những ai ?

13/ Quá khóa là gì ?

14/ Một sự lựa chọn ác liệt.

 

15/ Hành động giả vờ bước qua Thánh Giá.

16/ Chứng nhân của niềm tin và hy vọng

17/ Thế nào là làm chứng ?

18/ Người Kitô hữu được mời gọi sống như thế nào ?

19/ Người Kitô hữu luôn phải đối diện với điều gì ?

20/ Những thứ được và mất khi đi theo Chúa ?

21/ Cha ông chúng ta đã vượt qua thử thách thế nào ?

22/ Có nên giả bờ bước qua Thập Giá ?

23/ Những cực hình ghê rợn.

24/ Các Ngài vững tin như thế nào ?

25/ Những thách thức mới ở vào thời đại hôm nay.

26/ Chúng ta cần nói không với điều gì ?

27/ Những lý do nào các quan bắt đạo ?

28/ Sự giằng co từ nội tâm.

 

ĐỀ TÀI: LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM

Bài 1: TỬ ĐẠO THỜI HIỆN ĐẠI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/Chúng ta cần tìm hiểu gì về ngày lễ các Thánh tử đạo Việt Nam? Các Thánh tử đạo Việt Nam là những bậc cha ông của chúng ta đã sống mầu nhiệm thập giá một cách sâu xa nhất. Các Ngài đã vác Thập giá mình hằng ngày bằng một đời sống thánh thiện quên mình. Chết đi cho lòng ích kỷ, tội lỗi như bao tín hữu khác, mà các Ngài còn uống chén đắng bằng máu khi đã trải qua cuộc thanh tẩy giống như Chúa Yesus đã chịu trong suốt cuộc khổ nạn.

2/Cuộc đời của các Ngài đã diễn tả điều gì ? Thân xác của các Ngài đã chịu khổ chịu chết như Đức Ki-tô trên Thập giá. Cuộc đời các Ngài đã lặp lại từng chặng đường Thập giá của Chúa Yesus và đã kết thúc bằng con đường phó thác mạng sống của mình vào tay Cha. Qua cái chết vì Chúa ,các Ngài đã nói lên niềm xác tín của mình.

3/Tình yêu Chúa Ki-tô nói lên điều gì ? Thánh Phao-lô nói : Không ai có thể tách chúng ta ra khỏi tình yêu của Chúa Ki-tô. Tình yêu của các Ngài mạnh hơn sự chết và yếu tố tạo nên chiến thắng này là các Ngài chết vì tình yêu. Bởi vì đối với tình yêu thì giá nào cũng là thấp, cho dù là cái giá của mạng sống .

4/Cái chết của các Ngài nói lên điều gì ? Cái chết của các Ngài không còn là tình yêu riêng tư nhưng đã trở nên biểu hiện cho niềm tin chung của Giáo Hội là tin  tuyệt đối vào Nước Trời, vào tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Sự chết ấy còn là một tiếng gọi thúc giục mọi người hãy sống trọn vẹn cho niềm tin của mình và hãy chiếu sáng niềm tin ấy vào giữa cuộc đời này.

5/Các Thánh tử đạo đã sống đạo như thế nào ? Các Thánh tử đạo đã sống đạo bằng đời sống chiếu dải Đức Tin. Dẫu cho các Ngài không chết vì đạo thì các Ngài vẫn có thể loan tuyền mầu nhiệm Thập giá. Phải sống như một chứng nhân thì mới có thể chết như một chứng nhân. Các Thánh tử đạo đã làm chứng cho Chúa bằng cả đời sống đạo lẫn cái chết vì đạo.

6/Thập giá sẽ đưa các Ngài tới đâu ? Thập giá Đức Ki-tô đưa tới sự phục sinh. Sau khi vâng lời Chúa Cha cho đến chết, Đức Ki-tô đã được suy tôn. Còn các Thánh tử đạo thì sao ? Cho dù các Ngài chưa được sống lại trong thân xác như Đức Ki-tô nhưng các Ngài đã đạt tới vinh quang phục sinh. Các Ngài chỉ còn phải chờ đợi ngày đó tỏ hiện mà thôi. Nếu chúng ta liên đới trong cái chết của Đức Ki-tô, chắc chắn chúng ta cũng được liên đới trong sự sống lại với Ngài .

7/Quy luật của Nước Trời phải được hiểu như thế nào ? Dù ở bất cứ cảnh ngộ nào, Đức Ki-tô và các môn đệ cũng cùng chung số phận với nhau. Cho nên nếu chúng ta cùng chết với Chúa Ki-tô thì chúng ta sẽ cùng sống lại với Ngài. Nếu chúng ta cùng khổ, chúng ta sẽ cùng thống trị với Ngài. Và quy luật của Tin Mừng muôn thuở vẫn là : Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mạng sống mình vì Ta và vì Tin Mừng thì sẽ  cứu được mạng sống ấy.

8/Các Thánh tự đạo Việt Nam mong muốn chúng ta sống thế nào ? Vào thời Giáo Hội  Việt Nam tiên khởi, các Thánh tử đạo Việt Nam đã loan truyền mầu nhiệm Thập giá một cách kiên trì trên mảnh đất thân yêu này. Xin các Ngài giúp chúng ta sống trọn vẹn niềm tin và làm chứng cho tình thương của Thiên Chúa bằng đời sống phục vụ.

9/Chúng ta nghĩ gì khi nghe đến tên các Thánh tử đạo ? Mỗi lần nghe đến danh từ “tử đạo ” là chúng ta lại nghĩ ngay đến cảnh máu đổ, đầu rơi, gươm giáo, gông cùm. Thế nhưng ở vào thời đại chúng ta đang sống ở thế kỷ 21, những cảnh hành hạ tàn bạo thời cổ điển không còn nữa và cách bắt đạo ngày xưa không thể tái diễn / ở khắp các quốc gia văn minh đều tôn trọng tự do tín ngưỡng nên án tử hình cũng dần dần bị loại bỏ.

10/Chết vì đạo là gì ? Hôm nay, ý nghĩa chết vì đạo được hiểu cách rộng rãi hơn, chết vì đạo là dám chết cho công lý, hòa bình. Chết cho những người nghèo khổ bị áp bức, nói rõ hơn là chết vì chính đạo. Chết vì muốn sống theo Tin Mừng Phúc Âm, muốn sống cho chân lý, sự thật và tình thương. Cha Kolbe đã chết thay cho một người tù khác có gia đình ,vợ con.

11/Cái chết của Cha Kolbe: Đức Phaolo 6 không coi cái chết của Cha là tử vì đạo, chỉ coi  Cha là người chịu đau khổ vì đức tin. Nhưng khi phong Thánh cho Cha Kolbe vào năm 1982, Đức Yoan Phaolo II đã coi Cha là một vị tử đạo. Đức Thánh Cha giảng giải: Cha Kolbe chết vì yêu người đồng loại, giống với Đức Kito.

12/Quan niệm tử đạo của Đức Thánh Cha Yoan Phaolo II như thế nào? Trong bức Tông thư TMA, Đức Thánh Cha kêu gọi các Giáo hội địa phương lập danh mục các vị tử đạo mới của thế kỷ này, vì trong thế kỷ này cũng có những vị tử đạo âm thầm, họ như là những chiến sĩ vô danh chết vì đại cuộc của Thiên Chúa. Trong đó có các bậc thầy về đức tin, những nhà truyền giáo, những người tuyên xưng đức tin, các Giám Mục, Linh Mục, các trinh nữ, những người kết hôn, các góa bụa và các trẻ em.

13/Các Thánh Tử Đạo là những ai?  Là những người sống làm chứng, loan truyền mầu nhiệm Thập Giá. Mỗi Kito hữu, dù không trải qua cái chết vì đạo thì đời sống của họ cũng vì đạo, vì Chúa để loan truyền mầu nhiệm Thập Giá cho cả thế giới. Nếu họ sống như một chứng nhân là điều kiện thiết yếu để có thể chết như một chứng nhân.

14/Quá khóa là gì? Không hiểu vì sao các vua quan Việt nam lai dùng Thập Giá để làm phương tiện thách đố niềm tin của các vị tử đạo. Họ gọi là quá khóa để dùng Thập Giá làm dụng cụ vạch đường ranh giữa cái sống và cái chết. Bước qua là tiếp tục sống ở đời này, được trả lại những gì đã bị tịch thu, còn được tặng thêm bao thứ phú quý vinh hoa. Nếu không bước qua thì phải chấp nhận tù đày, mất tất cả. Bao gồm: Mất cả mạng sống của mình, mọi sự chỉ cách có một bước chân.

15/Một sự lựa chọn ác liệt: Đã có nhiều người bước qua, cũng có nhiều người được khiêng qua Thập Giá nhưng đã co chân lên, cũng có người bước qua Thập Giá nhưng sau lại hối hận ,như Augustino Huy, Nicola Thể và Đaminh Đạt. Vua bày ra trước mặt các ông: 10 lượng vàng, một tượng Chúa chịu nạn và một thanh gươm; hoặc là bước qua Thánh Giá để được 10 cây vàng, hoặc là bị chặt làm đôi.

16/Những câu nói điển hình của các thánh tử đạo: Thánh Anre Kim Thông nói với quan tỉnh: Thánh Giá tôi kính thờ, tôi dẫm lên sao được. Thánh Stephano Ven nói: Tôi suốt đời thuyết giảng về đạo Thập Giá, nay tôi lại đạp, lại dẫm lên thế nào được, tôi thiết nghĩ sự sống đời này đâu có quý giá đến độ tôi phải bỏ đạo mà đổi lấy nó  ?  **R

 

Bài 2: AI BỀN ĐỖ ĐẾN CÙNG SẼ ĐƯỢC CỨU THOÁT

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

17/Hành động giả vờ bước qua -> Nhiều vị được mời gọi giả vờ bước qua Thánh giá, để quan có cớ mà tha cho. Còn Đức Tin ở bên trong thì quan không thể đụng đến. Đây là cơn cám dỗ khá hấp dẫn và tinh vi ,có vẻ như được cả đời này lẫn đời sau. Nhưng liệu tôi có thể chà đạp Đấng mà bên trong lòng tôi tôn thờ không? Đứng trước Thánh giá tôi không thể lập lờ, không thể làm tôi hai chủ.

18/Chứng nhân cả Đức Tin và lòng mến: Không bước qua Thánh Giá là làm chứng về niềm tin vào Đức Ki-tô. Thánh Giá chỉ là 2 khúc gỗ xếp chéo nhau. Nhưng nó là biểu tượng cho Thầy Yesus chí thánh, Đấng chịu chết treo trên cây Thánh giá. Các Thánh tử đạo đã không chịu bước qua Thánh giá vì họ tin Đức Yesus là con Thiên Chúa. Nhưng các Ngài không chỉ là chứng nhân của Đức Tin mà còn là của lòng mến. Đức Yesus vừa là Đấng các Ngài tin mà còn là Đấng các Ngài yêu mến bằng một tình yêu lớn nhất.

19/Chứng nhân của niềm hy vọng: Các Thánh tử đạo còn là chứng nhân của niềm hy vọng mãnh liệt vào sự sống đời sau. Cho dù cái chết thật khủng khiếp đang chờ họ. Nhưng họ đã nhìn thấy đằng sau cái chết tạm thời ấy. Họ thấy Thiên Đàng, thấy hạnh phúc vĩnh cửu, trường tồn. Vì thế, cái chết vì đạo không bao giờ mang nét bi đát, tuyệt vọng. Trái lại, nó mang lại bình an, vui tươi, hạnh phúc.

20/Thế nào là làm chứng? Chết vì đạo là chết cho niềm tin, chết cho tình yêu, chết cho chân lý của Tin Mừng. Có thể chúng ta không có ơn tử đạo nhưng chắc chắn chúng ta phải trở nên chứng nhân cho Chúa. Làm chứng cho Chúa mà không đổ máu thì ít ra cũng phải chịu nhiều thiệt thòi ,bị khinh rẻ. Làm chứng là phải trả giá càng cao thì lời chứng ấy càng đáng tin.

21/Người Ki-tô hữu được mời gọi sống thế nào ? Giữa một thế giới chạy theo tiện nghi vật chất, người ta không cần đến Thiên Chúa. Con người hôm nay như bị cuốn hút vào cơn lốc của hưởng thụ, danh vọng, khoái lạc. Ki-tô hữu được mời gọi sống đơn sơ, chia sẻ và phục vụ vô vị lợi.

22/Người Ki-tô hữu luôn phải đối diện với điều gì ? Làm chứng là cách sống lội ngược dòng. Các Thánh tử đạo đã làm chứng trong thời bị bách hại. Chúng ta là con cháu, chúng ta cũng được mời gọi phải làm chứng cho Chúa trong thời đất nước đang chuyển mình để theo kịp thế giới. Thời nào chúng ta cũng được đặt trước Thánh giá để làm chứng cho tình yêu. Muốn làm chứng, chúng ta phải sống khiêm hạ, từ bỏ tận căn, đặt tình yêu Chúa lên trên mạng sống của mình.

23/Những thứ được và mất khi đi theo Chúa ? Vào thời kỳ bách đạo, những cực hình mà các Ki-tô hữu phải trải qua khi quan đòi họ phải bước qua Thập giá. Quan quân thời đó thường đặt một Thánh giá xuống đất rồi bắt các Ki-tô hữu phải bước qua. Ai không bước thì phải chịu đủ mọi cực hình, còn ai bước qua thì thoát cảnh tội tù, được trả lại hết tài sản đã bị tịch thu , được ban thưởng bổng lộc, được tự do đoàn tụ với gia đình.

24/Cha-ông chúng ta đã phải sống thế nào ? Vậy mà cha-ông chúng ta đã can đảm khước từ tất cả những hứa hẹn vật chất đó. Các Ngài cương quyết nói không : Không bước qua Thánh giá, không bỏ đạo, không chối Chúa, không chối bỏ Đức Tin.

25/Không chấp nhận giả vờ : Cũng có những vị bị quan quân khuyến dụ : hãy giả vờ bước qua Thập giá để cho quan có cớ mà tha, còn sau đó về nhà muốn sao thì muốn. Nhưng các Ngài vẫn không chấp nhận thỏa hiệp như thế, các Ngài khẳng khái nói không ; không chối Chúa, không bỏ đạo ( như Ông già E-la-đa trong cựu ước ).

26/Những cực hình các Ngài phải chịu : Để uy hiếp và buộc các Ki-tô hữu bỏ đạo, ngoài những thuyết phục, dụ dỗ. Các quan còn áp đặt những cực hình man rợ, khủng khiếp để uy hiếp các Ngài. Như gông cùm, ngục tối, rắn rết, muỗi mòng, chịu thiêu đốt, cắt cổ, chém đầu, phanh thây, lăng trì (chặt tay chân trước rồi mới chém đầu sau), bá đao, moi ruột gan (Cha Marchand Du).

27/Các Ngài cương quyết nói không : Dù vậy, Các Thánh vẫn cương quyết nói không, không bỏ đạo cho dù phải đổ máu, phanh thây , hy sinh mạng sống.

28/Những thử thách mới ở thời đại hôm nay : Thời nay không ai dùng bạo lực để bắt chúng ta bỏ đạo hay chối Chúa. Nhưng chúng ta phải đương đầu với những cám dỗ của tội lỗi làm cho chúng ta đi sai con đường Chúa đã đi. Đi lạc xa khỏi đạo lý của Người và nhất là không yêu anh em như Chúa dạy.

29/Chúng ta cần nói không với điều gì ? Chúng ta hãy noi gương các Ngài, hãy can đảm nói không với tệ nạn xã hội, với tính hư tật xấu, với những quyến rũ danh lợi thú. Muốn sống thánh chúng ta phải luyện tập , như tập cử tạ, như tập làm những bài toán khó.**

30/Những lý do các vua quan bắt đạo : Thứ nhất vì óc thủ cựu hẹp hòi, các quan luôn cho  mình là đúng là tốt. Còn người khác thì ai cũng xấu, cũng sai. Hơn nữa do ảnh hưởng của nho giáo -> Phàm điều gì thánh hiền đã nói thì họ đều cho là khuôn vàng thước ngọc ,cần phải tuân theo.

31/Lý do thứ hai : Giận cá chém thớt -> Thuở ban đầu, các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đều không cấm đạo. Nhưng sau đó vì không ngăn được sức tấn công của người Pháp nên vua quan quay ra thù ghét những người mà họ cho rằng đã theo đạo của tây và ghép các Ki-tô hữu vào tội nối giáo cho giặc, phản động.

32/Lý do thứ ba : Người Ki-tô hữu không tôn trọng truyền thống cha ông để lại như là việc thờ cúng ông-bà tổ tiên, hiếu kính đối với cha-mẹ. Vì đầu óc thiển cận, không chịu tìm hiểu thấu đáo nên họ ngộ nhận, hiểu lầm đáng tiếc .

33/Lý do căn bản nhất -> Sự đối kháng tinh thần giữa Thiên Chúa và thế gian như lửa với nước, như ánh sáng và bóng tối vì thế Chúa Yesus đã tiên báo -> Họ bắt bớ Thầy thì cũng sẽ bắt bớ anh em.

34/Sự giằng co từ trong nội tâm -> Chúng ta luôn cảm thấy có sự giằng co giữa thiện và ác. Như Thánh Phao-lô đã diễn tả -> Sự thiện tôi muốn nhưng tôi không làm, còn sự ác tôi không muốn nhưng tôi lại làm. Cuối cùng, ai bền đỗ đến cùng thì sẽ được cứu thoát.**R

 

ĐỀ TÀI : NGÀY CHUNG THẨM

Bài 3: CÁCH ĐÓN NHẬN NGÀY CHÚA ĐẾN

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/Vũ trụ này sẽ đi về đâu? Vũ trụ có lúc khởi đầu thì cũng có lúc kết thúc. Con người có sinh thì cũng có tử. Kể từ khi có con người xuất hiện đến nay, lịch sử đã kéo dài hàng trăm triệu năm. Thế nhưng thời gian ấy chẳng là gì so với khoảng thời gian vô tận của Thiên Chúa. Ngàn năm đối với Thiên Chúa cũng chỉ như một ngày.

2/Thế giới này được chia làm mấy loại người? Nhân loại luôn được chia ra làm 2 loại người: Tin và không tin. Đón nhận Lời Chúa hay từ chối. Hai giới tuyến này sẽ vẫn tồn tại cho đến ngày tận thế, ngày cùng tận của vũ trụ.

3/Tư cách của Chúa Ki-tô vào ngày trở lại sẽ như thế nào? Vào ngày cùng tận đó, Chúa Ki-tô sẽ xuất hiện không phải với thân phận nô lệ như con chiên chịu đem đi sát tế, nhưng Ngài đến với tất cả quyền năng cuả Ngài để phân xử ngay cả những tâm tư thầm kín nhất của chúng ta. Chính lúc này, hai giới tuyến ấy mới thật sự rõ rệt -> Một bên sáng ngời hạnh phúc vì họ là những người luôn gắn bó với Chúa. Còn những người kia thì đau khổ, tuyệt vọng vì họ đã từng là kẻ thù chống đối, phỉ báng Chúa.

4/Phán quyết của Thiên Chúa như thế nào? Lúc bấy giờ tất cả mọi tâm tư đều bị phơi bày, tâm hồn những kẻ xấu thì tối tăm hơn cả đêm đen, kinh hoàng hơn cả vực thẳm. Họ sẽ nghe tiếng phán quyết của Thiên Chúa: “Ta hằng yêu thương chăm sóc cho ngươi như người mẹ chăm sóc cho con mình. Thế mà ngươi nỡ lòng chối bỏ ta, khước từ tình thương của ta, thì giờ đây hình phạt đời đời sẽ chờ đón ngươi”.

5/Hạnh phúc của người lành sẽ như thế nào? Người lành thì luôn luôn hân hoan, vui sướng bởi vì họ đã trung thành gắn bó với Chúa. Họ không bán rẻ Đức Tin cho những thứ đam mê khát vọng đê hèn. Bấy giờ Chúa Yesus sẽ phán với họ: hỡi những kẻ được Cha ta chúc phúc. Hãy đến lãnh lấy phần gia nghiệp Nước Trời đã chuẩn bị sẵn cho các ngươi từ trước muôn đời.

6/Chúng ta cần xác tín điều gì? Với những điều vừa trình bày trên đây: Chúng ta hãy xác tín rằng : Nước Trời mới là quê hương đích thực là nơi cư ngụ vĩnh viễn của chúng ta. Còn trần gian chỉ như là quán trọ mà chúng ta là lữ khách. Bởi vậy, chúng ta đừng khước từ bất cứ hy sinh nào, gian khổ nào. Trái lại, bằng mọi giá chúng ta phải chiếm lấy Nước Trời cho bằng được.

7/Làm sao chúng ta có thể vượt qua cám dỗ, thử thách? Hãy nghĩ đến phần thưởng Nước Trời mỗi khi chúng ta gặp cám dỗ thử thách. Hãy nghĩ đến phần thưởng Nước Trời giữa bao vất vả, mệt mỏi, buồn phiền, cay đắng của cuộc đời. hãy nghĩ đến Nước Trời trong những lúc nghèo túng bệnh tật, cô đơn.

8/Cái giá của hạnh phúc Nước Trời là bao nhiêu? Đừng bán quyền trưởng nam bằng một bát cháo. Đừng bán cuộc sống vĩnh hằng bằng những vui thú nhục dục chóng qua. Đời sống con người ngắn ngủi, danh vọng thú vui cũng chóng tàn. Vì thế, việc trước tiên chúng ta cần làm là tìm kiếm hạnh phúc Nước Trời. Thế nhưng chúng ta đã làm gì để xứng đáng được Chúa thương ban hạnh phúc vĩnh cửu ?*

9/Bài Phúc Âm mời gọi chúng ta làm điều gì? Chúa nhắc chúng ta hãy suy nghĩ đến thời khắc chúng ta sẽ phải gặp Chúa vào những giây phút ở cuối cuộc đời. Liệu lúc ấy chúng ta có đến với Chúa bằng 2 tay chất đầy công nghiệp là những việc lành bác ái hay không? Chúng ta đã sử dụng nén bạc Chúa trao cho như thế nào? Đời người thật vắn vỏi, nhưng chúng ta có lợi dụng nó để chiếm được Nước Trời hay không?

10/Lúc nào là thời điểm quyết định? Chúa Ki-tô đã đến giữa nhân loại, Ngài đã đi và sẽ trở lại. Ngài trở lại trên mây trời bằng vinh quang và quyền uy lớn lao. Biến cố này sẽ được đánh dấu bằng những hiện tượng vũ trụ thay đổi. Những hiện tượng này không nên hiểu theo mặt chữ, không phải nó ám chỉ về một thiên tai nhưng là một thời điểm mà Thiên Chúa quyết định cho tương lai của nhân loại.

11/Ngày nào thì biến cố ấy xảy ra? Người ta luôn đặt ra câu hỏi này/ Chúa Yesus đã gạt qua tất cả các dự đoán: Không ai biết được ngày đó, bản thân Ngài cũng không. Vì đây là bí mật của Chúa Cha.

12/Điều gì quan trọng nhất trong ngày Chúa quang lâm? Điều quan trọng không phải là ngày nào Chúa quang lâm. Nhưng là chú ý đến những gì xảy ra ngay lúc đó, ngày đó sẽ là ngày tập họp lớn lao. Thiên Chúa tập hợp mọi người Ngài chọn từ khắp 4 phương trời. Ngày đó sẽ là ngày của công bình và sự thật, kẻ công chính sẽ chiếu sáng như các vì sao.

13/Điều gì xảy ra trong ngày phán xét?  Ngày phán xét thì kẻ lành sẽ được thưởng, kẻ bất lương sẽ bị loại trừ. Mọi cõi lòng con người đều bị phơi bày, kẻ nào sống vì Chúa sẽ được ở bên Ngài, kẻ nào chối từ Ngài sẽ bị Ngài ruồng bỏ.

14/Ý nghĩa của ngày phán xét: Ngày phán xét là ngày mỗi người nhận ra những gì mình đã nói, đã làm. Ngay từ hôm nay chúng ta có thể tạo ra tương lai của chúng ta. Những gì chúng ta làm hôm nay sẽ định đoạt cho sự sống của chúng ta vào ngày tận thế. Mỗi giây phút sống đúng mang lại cho ta một ý nghĩa rất lớn lao. Mỗi giây phút sống hôm nay sẽ làm cho chúng ta được ở gần Ngài hay ở xa Ngài.

15/Giá trị từ những việc chúng ta chuẩn bị hôm nay. Từ những câu Xin Vâng hoặc những lời từ chối đối với Chúa mỗi ngày đều có một hiệu quả lớn lao. Từ những sự trung thành, những cố gắng sống lương thiện, công chính. Những khi chúng ta bố thí hoặc cố gắng chu toàn bổn phẩn hằng ngày. Tất cả đều giúp chúng ta chuẩn bị cho ngày Thiên Chúa phán xét.

16/Chúng ta có nên trông đợi ngày Chúa quang lâm không? Các Ki-tô hữu sơ khởi đã biết hướng lòng về ngày Chúa Ki-tô quang lâm. Vì họ tin rằng ngày ấy sẽ đến rất nhanh, nên họ đã cố gắng sống từng giây từng phút bằng sự trung thành tuyệt đối. Bây giờ nếu chúng ta sống mà không chút bận tâm về ngày cuối cùng thì thật là uổng công. Nếu chúng ta thật sự mong chờ Chúa , chúng ta sẽ cố gắng sống mãnh liệt hơn. Mỗi một ngày qua đi sẽ có giá trị tuyệt đối hơn.

17/Chúng ta cần phải sống như thế nào? Trong mỗi thánh lễ, sau mỗi lần bánh và rượu được thánh hiến để trở nên mình và máu thánh Chúa Ki-tô, chúng ta luôn tuyên xưng: Chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa lại đến. Chúng ta đang  mong chờ Chúa trở lại. Ước gì đây không phải chỉ là lời nói, nhưng là một thái độ quyết tâm, sống tốt, mang lại ý nghĩa cho cuộc đời của chúng ta.**R

 

Bài 4: AI LÀ KẺ CHIẾN THẮNG

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

18/Tương lai con người sẽ đi về đâu? Hôm nay, là chúa nhật áp chót trong lịch phụng vụ và đề tài là ngày cánh chung. Phúc Âm hôm nay muốn nói rõ về những gì sẽ xảy đến trong ngày tận thế. Con người ai cũng muốn biết về tương lai đời  mình cũng như của thế giới. Hôm nay, Chúa nói trước về ngày tàn của Yerusalem vào năm 70. Nhưng đồng thời Chúa cũng muốn chúng ta suy nghĩ về ngày cuối cùng của thế giới, vào ngày ấy, điều gì sẽ xảy ra.

19/Những gì sẽ xảy ra vào ngày tận thế? Sẽ có những cảnh khốn cực trên trời dưới đất. Trên trời sẽ có cảnh rối loạn -> Mặt trời mặt trăng ra tối tăm. Các tinh tú chuyển động bất thường; không theo luật tuần hoàn nữa, chúng sẽ đụng chạm vào nhau thật khủng khiếp. Dưới đất sẽ có giặc giã, chiến tranh, sẽ gây ra biết bao điều khốn cực.

20/Ngày của ghê rợn hay của hy vọng? Những cảnh tượng bi đát đó sẽ dọn đường cho một việc lớn lao, cao cả sắp xảy đến. Ấy là việc Đức Ki-tô giáng lâm, Ngài hiện đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và người chết. chúng ta đừng nên hình dung ngày giáng lâm của Chúa như một ngày ghê sợ. Nhưng là một ngày chứa chan hy vọng, vì Chúa đến để tập hợp những ai tin Chúa thành một vương quốc của những người được Thiên Chúa tuyển chọn.

21/Một cái nhìn hiện tại như thế nào? Cái nhìn hiện tại là ngày tàn của thành Yerusalem. Vào năm 70, khi đại quân của tướng Tito, La Mã bắt đầu đến để bao vây thành. Tương truyền rằng : Giáo dân đã lắng nghe Lời Chúa, biết trước sự việc sẽ xảy đến, nên theo sự hướng dẫn của Thánh Simon, họ đã trốn qua thành phố Pella và tránh được tai họa. Dân Do Thái đã chịu ảnh cảnh tang thương chưa từng có -> Đến thờ bình địa.

22/Tương lai xa như thế nào? Tương lai xa là ngày tận thế. Các tông đồ hỏi Chúa đâu là dấu hiện tiên báo và Chúa Yesus đã cho biết bằng ba dấu hiệu : Quỷ vương và các bộ hạ của nó xuất hiện, những cuộc đảo lộn kinh khủng, nhiều người bỏ đạo và mất Đức Tin, và Chúa nhấn mạnh -> Khi các ngươi thấy những điều đó, thì hãy biết rằng : Con Người đã gần đến, Ngài đã đến ngoài cửa rồi.

23/Thái độ cần có trong ngày Chúa đến : Chúa bảo chúng ta không nên hoảng sợ, Chúa sẽ phán xét mọi người. Nhưng đối với những ai đang mong đợi ngày Chúa đến, thì Ngài sẽ là Đấng cứu độ, mang lại vinh quang cho họ (2 Tm 4,8). Thiên Chúa sẽ sai thiên thần đi quy tụ những người được tuyển chọn. Giáo hội bắt bớ sẽ được an ủi vì họ sẽ thấy vinh quang của cứu Chúa là Đức Ki-tô (Tt 2,13).

24/Bức tranh về ngày phán xét chung : Vào ngày lễ giáng sinh năm 1541, người ta mở tấm màn che bức tranh khổng lồ của Michel Ange. Bức tranh diễn tả ngày phán xét chung. Nếu được nhìn ngắm nó, chúng ta sẽ rùng mình kinh hãi. Khuôn mặt Chúa Yesus không còn là khuôn mặt của người mục tử nhân lành nhưng là khuôn mặt của vị quan tòa, uy nghiêm, cao cả. Trong bức tranh có đến 300 hình ảnh -> Các thánh tông đồ, các thánh tử đạo, các thánh tiến sĩ, các Đức Giáo Hoàng với rất nhiều giáo dân nghe theo tiếng kèn thiên sứ, những người chết sống lại ra khỏi mồ. Cha, mẹ yêu thương nhìn lại con cái mình. Bạn bè tay bắt mặt mừng, thế nhưng trong ánh mắt của họ lại thể hiện mối lo âu sợ hãi cho số phận đời đời sắp được ấn định. Nhưng đó mới chỉ là bức tranh.

25/Hãy so sánh về 2 lời tiên báo : Khi những lời tiên báo về số phận của Yerusalem đã xảy ra, thì những lời Chúa nói trước về ngày tận thế chắc chắn cũng sẽ xảy ra. Thế nhưng cũng có khối người tự lừa dối mình khi nói rằng Thiên Chúa rất nhân lành, Ngài không nỡ phạt ai trong lửa đời đời. Họ đã lầm, đúng thế Thiên Chúa nhân lành nhưng Ngài không nhu nhược, yếu đuối, và bản thân Ngài cũng không phải là kẻ thiếu khả năng đến độ không thực hiện được ý định của mình. Mặc dù Ngài là người Cha đầy lòng xót thương, nhưng Ngài vẫn là một thẩm phán chí công. Ngài sẽ trừng trị những kẻ phản bội, những kẻ thù của Ngài bằng hình phạt trong hỏa ngục muôn kiếp.

26/Bức tượng nghệ thuật và hình ảnh tâm hồn của mỗi người : Khi tạc một bức tượng, người nghệ sĩ thường dùng một tấm màn để che phủ. Nhưng khi nào tạc xong thì ông cởi bỏ bức màn ấy đi để cho mọi người chiêm ngắm. Ngày phán xét cũng vậy. Bức màn che cuộc đời của chúng ta cũng sẽ được vén lên. Lúc đó, chỉ một câu hỏi duy nhất được đặt ra cho mỗi người - > Đó là : hình ảnh Thiên Chúa trong tâm hồn mình có rõ ràng không ? Có chói sáng không ?

27/Khuôn mặt thật của mỗi người sẽ ra sao ? Trong cuộc sống trần gian, chúng ta đã dùng những xảo thuật như áo, quần, son phấn, địa vị xã hội để che dấu con người thật của mình mà ngay cả người nhà, bạn bè thân thiết cũng không thể nhìn thấy khuôn mặt thật của chúng ta. Nhưng khi đến giờ phán xét thì tất cả những bức màn che ấy sẽ rơi xuống và chúng ta sẽ hiện nguyên hình trước tôn nhan Thiên Chúa. Mọi thứ tội sẽ được phơi bày vì thế không ai trong chúng ta có thể bào chữa hay chạy tội. Trong giây phút quyết liệt đó, trước mặt Thiên Chúa, Ngài không hỏi chúng ta đã sống được bao nhiêu năm, nhưng Ngài chỉ hỏi chúng ta = đã sống như thế nào ?

28/Chúng ta đã sống như thế nào ? Bấy giờ Thiên thần bản mệnh sẽ mở cuốn sổ cuộc đời chúng ta ra, bao nhiêu ngày sẽ là bấy nhiêu trang. Khi còn thơ ấu thì các trang ấy được biên bằng chữ vàng. Vì ta đã cử hành phụng vụ cách sốt sắng trang nghiêm với một tâm tình yêu mến chân thành. Những trang tiếp theo thì ghi tất cả mọi tư tưởng, lời nói, việc làm không một chút gì bị bỏ sót. Việc tốt- việc xấu đều có ghi.

29/Nỗi buồn của thiên sứ và niềm vui của ma quỷ : Đến lúc này thì nét mặt sứ thần bắt đầu buồn bã. Trên các trang giấy bắt đầu xuất hiện những vết đen, đó là những lỗi lầm, những tội trọng đầu tiên mà chúng ta phạm, rồi đến những trang đen kín, cho đến những trang đen kín cuối cùng. Khi ấy, sứ thần nước mắt ràn rụa bỏ đi. Lúc ấy ma quỷ vui mừng tiến đến.

30/Ai là kẻ chiến thắng ? Lúc này, ma quỷ mới thưa lên cùng Chúa rằng : Lạy Chúa ! là vị thẩm phán chí công, Chúa đã xuống thế vì kẻ tội lỗi này. Chúa đã chịu giá rét ở Belem, chịu sống nghèo khổ cơ cực ở Nazaret suốt 30 năm. Chúa chịu nhục nhã và chết tức tưởi vì kẻ tội lội này. Thế nhưng kẻ này vẫn cứ ngoan cố, không chịu làm tôi tớ trung thành của Chúa nhưng chỉ thích chạy theo những đam mê bất chính. Vậy xin Chúa hãy phán quyết là : Nó thuộc về tôi.

31/Một lời khuyên như thế nào ? Chúa bảo : Hãy thuộc về Chúa trong từng giây phút hiện tại, để rồi chúng con sẽ thuộc về Chúa mãi mãi trong đời sống vĩnh cửu và chúng con sẽ không còn phải lo sợ khi Chúa đến xét xử chúng con.

32/Chúng ta phản ứng thế nào trước các lời tiên báo ? Ngày nay nhiều người vẫn hết sức lo sợ về ngày tận thế. Bởi vì có nhiều dấu hiệu giống với những lời tiên báo trong các sách Tin Mừng như là : Loạn lạc, chiến tranh, đói kém, dịch bệnh, động đất và sự xuất hiện của các tiên tri giả (Mt 24,4). Đó là dấu chỉ của những ngày sau cùng. Đây không phải là những giả định nhưng với tư cách là những Ki-tô hữu sống theo quan điểm của Giáo Hội thì bắt đầu từ ngày Chúa Yesus chịu chết và phục sinh. Sau đó là thời gian chờ Chúa Ki-tô trở lại, thời gian này được gọi là thời gian sau cùng.

33/Ngày phán xét đánh dấu sự gì ? Đối với niềm tin Ki-tô giáo thì tận thế không phải là ngày Thiên Chúa hủy diệt trái đất chúng ta đang sống , như các nhà khoa học vẫn quan niệm như thế. Nhưng việc Chúa Ki-tô xuất hiện trở lại, đó là lúc những kẻ chết sống lại, và mọi người đều phải ra trình diện trước vị thẩm phán để chịu xét xử. Chúng ta gọi ngày này là ngày của Chúa. Bởi vì ngày này sẽ chấm dứt mọi hoành hành của thần dữ vì nó đã bị đánh bại và cửa hỏa ngục từ nay sẽ bị khép kín.

34/Chúng ta có nên lo lắng không ? Chúng ta đừng nên lo lắng về ngày tận thế. Vì vấn đề quan trọng ở chỗ : Tôi có giữ vững Đức Tin của mình không ? Tôi có sống đúng bản chất của người Ki-tô hữu không ? Đừng phí thời giờ để lo câu chuyện  ngày tận thế. Trong bài Tin  Mừng, Chúa khuyên chúng ta hãy sống đúng tư cách của người Ki-tô hữu và chuẩn bị sẵn một câu trả lởi cho thông suốt : Con đã làm được gì cho  những anh em bé nhỏ, hèn mọn nhất của ta  ?**R

 

TÓM Ý (LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN)

1/Chúng ta hiểu gì về ngày lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam? Các Thánh Tử Đạo là bậc cha ông chúng ta, các Ngài đã sống mầu nhiệm Thập Giá cách cụ thể nhất. Các Ngài không những đã sống Thánh bằng đời sống tín hữu mà các Ngài còn uống chén đắng bằng máu khi trải qua cuộc thanh tẩy giống như Chúa Yesus.

2/Cuộc đời của các Ngài đã diễn tả điều gì? Cuộc đời của các Ngài đã lặp lại từng chặng đường Thập Giá của Chúa Yesus và kết thúc bằng con đường phó thác mạng sống của mình vào tay Chúa Cha. Và qua cái chết, các Ngài đã xác định niềm tin của mình.

3/Tình yêu Chúa Kitô nói lên điều gì ? Thánh Phaolô nói: Không ai có thể tách rời tình yêu của chúng ta ra khỏi tình yêu của Chúa Kitô. Tình yêu của Chúa Yesus mạnh hơn sự chết và yếu tố tạo nên chiến thắng này là các Ngài đã chết vì yêu.

4/Cái chết của các Thánh Tử Đạo Việt Nam nói lên điều gì? Cái chết của các Ngài đã trở nên niềm tin chung của cả Giáo hội, là tin tuyệt đối vào tình yêu vô biên của Thiên Chúa. Sự chết ấy còn là một tiếng gọi thúc dục mọi người hãy sống trọn vẹn cho niềm tin của mình.

5/Các Thánh Tử Đạo đã sống như thế nào? Các Ngài đã sống đạo bằng đời sống chiếu dải đức tin, các Ngài đã loan truyền mầu nhiệm Thập Giá, các Ngài đã sống như một chứng nhân và đã chết như một chứng nhân, các Ngài đã làm chứng cho Chúa bằng đời sống đạo lẫn cái chết vì đạo/

6/Thập Giá đưa các Ngài tới đâu? Thập Giá của Đức Kitô đưa các Ngài tới sự Phục Sinh. Sau khi chết, Đức Kitô đã được suy tôn. Riêng các Thánh Tử Đạo cho dù các Ngài chưa được sống lại trong thân xác như Chúa Yesus, nhưng các Ngài đã đạt tới vinh quang Phục Sinh, tuy các Ngài còn phải chờ.

7/Quy luật nước Trời phải được hiểu như thế nào? Dù ở cảnh ngộ nào, Đức Kitô và các Môn Đệ cũng cùng chung số phận. Nếu chúng ta cùng chết với Ngài, thì chúng ta cũng sẽ cùng sống lại với Ngài.

8/Các Thánh Tử Đạo muốn chúng ta sống thế nào? Các Thánh Tử Đạo đã sống mầu nhiệm Thập Giá và đã đổ ra đến giọt máu cuối cùng, các Ngài muốn chúng ta cũng sống niềm tin cách trọn vẹn và làm chứng cho Chúa bằng đời sống phục vụ.

9/Chúng ta nghĩ gì khi nghe tên các Ngài? Mỗi lần nghe đến tên Các Thánh Tử Đạo là chúng ta nghĩ ngay đến cảnh đòn vọt, tra tấn, máu đổ, đầu rơi, gươm giáo, gậy gộc. Nhưng ở vào thời đại hôm nay không còn những cảnh hành hạ tàn bạo thời cổ điển nữa.

10/Chết vì đạo là gì? Là chết cho công lý, hòa bình, chết cho người nghèo khổ, chết vì chính đạo, chết vì Tin Mừng, Phúc Âm. Chết cho chân lý và sự thật như Cha Kolbe đã chết thay cho người khác, như Chúa Yesus chết thay cho chúng ta.

11/Quan niệm tử đạo của Đức Thánh Cha Yoan Phaolo II: Trong bức tông thư TMA, Đức Thánh Cha kêu gọi các Giáo hội địa phương lập danh sách những vị tử đạo mới của thế kỷ này. Vì họ là những vị tử đạo âm thầm, họ như những chiến sĩ vô danh, chết vì đại cuộc của Thiên Chúa, trong đó họ là các bậc thầy về đức tin, họ là những nhà truyền giáo, những người tuyên xưng đức tin, các Giám Mục, Linh Mục, Tu Sĩ, các giáo dân, trẻ em.

12/Các Thánh Tử Đạo là những ai? Là những người làm chứng cho đức tin, loan truyền mầu nhiệm Thập Giá. Mỗi Kitô hữu, dù không trải qua cái chết vì đạo thì đời sống của họ cũng vì đạo, vì Chúa. Họ loan truyền Mầu Nhiệm Thập Giá cho những người chung quanh. Nếu họ sống như một chứng nhân và đã chết như một chứng nhân.

13/Quá khóa là gì? Là dùng Thập Giá để thách đố niềm tin của các Kitô hữu, các quan dùng Thập Giá để vạch đường ranh giữa cái sống và cái chết. Bước qua là tiếp tục sống, là có được phú quý vinh hoa. Nếu không bước qua thì phải chấp nhận kiếp tù đày, mất tất cả, kể cả mạng sống của mình, sống hay chết chỉ cách nhau 1 bước chân.

14/Một sự lựa chọn ác liệt: Có nhiều người bước qua, cũng có nhiều người được khiêng qua nhưng đã co chân lên, cũng có người bước qua nhưng sau đó lại hối hận. Hình phạt thật ghê rợn, hoặc bước qua Thánh Giá, hoặc bị chặt làm đôi.

15/Hành động giả vờ bước qua: Nhiều người được mời gọi giả vờ bước qua Thánh Giá để quan có cớ mà tha cho họ, còn đức tin bên trong  thì không hề đụng đến. Đây là một cơn cám dỗ quá hấp hẫn và tinh vi, có vẻ như được cả đời này lẫn đời sau, nhưng đức tin không thể lập lờ, không ai có thể làm tôi hai chủ.

16/Chứng nhân của niềm tin và hy vọng: Các Ngài là chứng nhân của niềm hy vọng mãnh liệt vào sự sống đời sau. Cho dù cái chết khủng khiếp đang chờ đón họ, nhưng đàng sau cái chết ấy lại là thiên đàng, là hạnh phúc vĩnh cửu.

17/Thế nào là làm chứng? Chết vì đạo là chết cho niềm tin, chết cho tình yêu, chết cho chân lý, chết cho Tin Mừng. Nếu làm chứng cho Chúa mà không đổ máu thì ít ra chúng ta cũng đã chịu nhiều thiệt thòi, cái giá càng cao thì chứng ấy càng đáng tin.

18/Người Kitô hữu được mời gọi sống như thế nào? Người ta đang chạy theo vật chất nên ít người cần đến Chúa. Con người bị cuốn hút vào cơn lốc hưởng thụ danh vọng khoái lạc, còn người Kitô hữu thì được mời gọi sống chia sẻ, hy sinh , phục vụ.

19/Người Kitô hữu luôn phải đối diện với điều gì? Làm chứng là cách sống ngược dòng. Các Thánh Tử Đạo đã làm chứng trong thời bị bách hại, còn chúng ta được mời gọi làm chứng cho thế giới đang chuyển mình. Thời nào chúng ta cũng được đặt trước Thánh Giá để làm chứng cho tình yêu.

20/Những thứ được và mất khi đi theo Chúa? Vào thời kỳ bắt đạo, người Kitô hữu bị đòi phải bước qua Thập Giá, ai không bước qua phải chịu đủ thứ cực hình, còn ai bước qua thì thoát cảnh tù tội và được sống.

21/Cha ông chúng ta đã vượt qua thử thách thế nào? Cha ông của chúng ta đã can đảm từ bỏ tất cả những thứ cám dỗ vật chất đó, các Ngài cương quyết nói không: Không bước qua Thánh Giá, không bỏ đạo, không chối Chúa.

22/Không chấp nhận giả vờ: Quan dụ: Hãy giả bờ bước qua Thập Giá để quan có cớ mà tha, sau đó lúc về nhà muốn sao thì muốn, nhưng các Ngài không chấp nhận thỏa hiệp, các Ngài đã nói không như ông già Elada.

23/Những cực hình ghê rợn: Để uy hiếp và buộc các Kitô hữu bỏ đạo, ngoài những lời thuyết phục dụ dỗ, các quan còn áp đặt hững cực hình man rợ, khủng khiếp để uy hiếp các Ngài như là bá đao, lăng trì, phanh thây, cắt cổ.

24/Các Ngài vững tin như thế nào? Dù chịu nhiều cực hình man rợ, các Thánh vẫn cương quyết nói không: không bỏ đạo cho dù phải hy sinh mạng sống/

25/Những thách thức mới ở vào thời đại hôm nay: Thời nay không ai dùng bạo lực để bắt chúng ta bỏ đạo hay chối Chúa, nhưng chúng ta luôn phải đương đầu với những cám dỗ làm cho chúng ta đi sai con đường Chúa đã đi / lạc xa giáo lý nhất là không thương yêu anh em như lời Chúa dạy.

26/Chúng ta cần nói không với điều gì? chúng ta noi gương các Thánh Tử Đạo, nói không với những tệ nạn xã hội, với tính mê tật xấu, với những đam mê quyến rũ. Muốn sống Thánh ta phải luôn luyện tập.

27/Những lý do nào các quan bắt đạo? Do óc thủ cựu, hẹp hòi, do tính tự cao tự đại, luôn cho mình là đúng là tốt, do ảnh hưởng của nho giáo. Những lời thánh hiền nói  đều là khuôn vàng thước ngọc.

28/Lý do giận cá chém thớt: Thuở ban đầu các vua không bắt đạo, nhưng về sau vì không ngăn được sức tấn công của người Pháp nên vua quan quay ra thù ghét những người theo đạo của người Tây âu  mang tới và cho đó là đạo phản động.

29/Lý do thứ ba là truyền thống cha ông để lại: Đó là việc thờ cúng ông bà tổ tiên, hiếu kính với cha mẹ, vì đầu óc họ thiển cận, không tìm hiểu kỹ lưỡng nên các quan ngộ nhận, hiểu lầm.

30/Lý do thứ bốn: Sự đối kháng tinh thần giữa Thiên Chúa và thế gian, như nước với lửa, như ánh sáng và bóng tối. Và đúng với lời Chúa Yesus tiên báo: “Họ bắt bớ Thầy thì cũng sẽ bắt bớ anh em”.

31/Sự giằng co từ nội tâm: Giữa thiện và ác, như thánh Phaolo đã diễn tả: “Điều tôi muốn tôi lại không làm, điều tôi không muốn tôi lại cứ làm”.**R

 GIUSE LUCA / TRƯỞNG NHÓM KT EMMAUS 

GX TÂN THÁI SƠN / TGP SAIGON /VN
 

Trở lại      In      Số lần xem: 2223
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  2010
 Hôm qua:  2070
 Tuần trước:  19480
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11320392
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top