Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu TM CN XXVI Thường Niên - B / Giuse Luca

CHÚA NHẬT XXVI TN B 

ĐỀ TÀI: CẦN LOẠI BỎ ÓC BÈ PHÁI VÀ KIỂU SỐNG GƯƠNG MÙ

 

Lời Chúa:  (Mc 9, 38- 43.45.47-48)         

TUNG HÔ TIN MỪNG:  x. Ga 17,17b.17a

Halêluia. Halêluia. Lạy Chúa, Lời Chúa là sự thật, xin Chúa lấy sự thật, mà thánh hiến chúng con. Ha-lê-lui-a.

PHÚC ÂM:  Mc 9, 38- 43.45.47- 48

“Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta. Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi”

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:

38 Khi ấy, Ông Gio-an nói với Đức Giê-su rằng: "Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta." 39 Đức Giê-su bảo: "Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. 40 Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta. 41 "Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Ki-tô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu. 42 "Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn. 43 Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt.

45 Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục.

47 Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục, 48 nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.

          Đó là lời Chúa.

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

---//---

1/ Thái độ của Gioan biểu lộ điều gì?

2/ Sức mạnh từ danh Thánh Chúa Yesus.

3/ Lý do nào khiến cho các Môn Đệ ghen tỵ.

4/ Thái độ của Chúa Yesus ra sao?

5/ Có mấy hạng Môn Đệ ?

6/ Hãy phân tích nhãn quan của Chúa và của các Môn Đệ.

7/ Đâu là sự bất lợi của thái độ khép kín?

8/ Thiên Chúa quảng đại như thế nào?

9/ Gương xấu lan nhanh vì đâu?

10/ Quan điểm của Chúa Yesus về gương xấu.

11/ Hậu quả từ những gương xấu như thế nào?

12/ Dịp tội bắt nguồn từ đâu ?

13/ Tính chất quyết liệt của Chúa Yesus.

14/ Đâu là ý hướng của Chúa Yesus ?

15/ Chúa Yesus muốn gây ấn tượng gì ?

 

16/ Hy sinh và từ bỏ, quan trọng như thế nào?

17/ Hy sinh và từ bỏ có liên hệ gì với nhau?

18/ Chúa Yesus đã làm gương như thế nào?

19/ Tổng lãnh Thiên Thần Micae khẳng định điều gì?

20/ Thực tế của việc cắt bỏ là gì?

21/ Nếu một vật tốt, lại gây cản trở, ta phải làm gì?

22/ Thế nào là chấp nhận thương đau?

23/ Sự quan trọng của cái tuyệt đối.

24/ Thế nào là thuộc trọn về Chúa?

25/ Thế nào là chịu cắt tỉa?

26/ Ai thuộc trọn về ai?

27/ Hậu quả từ những việc đòi hỏi của Chúa.

28/ Vì sao Chúa dạy ta phải dứt khoát với nết xấu?

29/ Sự xấu xa nguy hiểm như thế nào?

 

30/ Tội lỗi là thuốc mê! Tại sao?

31/ Tại sao phải quyết liệt với cái xấu.

32/ Cái khó khi cai nghiện ma túy.

33/ Thế nào là dứt lìa dịp tội?

34/ Vì sao phải cắt bỏ?

35/ Vì sao ta phải dứt bỏ tội lỗi?

36/ Cái nguy hiểm của sự ham vui.

37/ Chúng ta cần lựa chọn như thế nào?

 

Bài 1: TÍNH CHẤT QUYẾT LIỆT CỦA MỘT GIÁO THUYẾT

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

1/Thái độ của ông Yoan biểu lộ điều gì? Đọc qua đoạn Phúc Âm trên đây, chúng ta liên tưởng tới óc phe nhóm và tinh thần bè phái của các môn đệ được biểu lộ qua thái độ của Gioan: Ông không chấp nhận chuyện có một người không theo Chúa Yesus, không thuộc phe các môn đệ nhưng lại dám lấy danh Thầy Yesus để trừ quỷ / thế mà họ lại làm được.

2/Sức mạnh từ Danh thánh Chúa Yesus : Như vậy tên của Chúa có thể dùng để trừ quỷ. Tên ấy có một  quyền lực mạnh. Nhưng Gioan lại nghĩ: Chỉ có nhóm môn đệ của Chúa mới có quyền sử dụng sức mạnh ấy. Chính vì thế, chẳng riêng gì Gioan mà ngay cả nhóm môn đệ cũng ra sức ngăn cản người ấy trừ quỷ mà lại nhân danh Chúa Yesus .

3/Lý do nào khiến cho các môn đệ ghen tỵ ? Vì họ muốn giữ thế độc quyền. Họ muốn bảo vệ quyền lợi và chỗ đứng của nhóm. Nếu như ai cũng có thể lấy danh nghĩa của Chúa Yesus để trừ quỷ thì các môn đệ của Chúa đâu còn thế giá gì nữa !

4/Thái độ của Chúa Yesus ra sao? Chúa Yesus không chấp nhận thái độ của các môn đệ. Chúa có cái nhìn bao dung, cởi mở, lạc quan hơn về người đã nhân danh Chúa để trừ quỷ. Điều chắc chắn là: Anh ta không phải là kẻ thù của nhóm hay của Chúa Yesus .

5/Có mấy hạng môn đệ? Chắc chắn là anh ta có một niềm tin nào đó về Chúa. Cho dù anh ta không phải là một môn đệ chính thức của nhóm. Nói như thế chúng ta phải chấp nhận có những môn đệ đi theo sát Chúa Yesus và cũng có những môn đệ đi theo Chúa ...xa xa. Nhưng trái tim họ thì lại rất gần gũi Chúa ( như Nicode-mo / Giuse Arimathi-a )

6/Nhãn quan của Chúa và của các môn đệ ra sao? Mắt các môn đệ thì lại thấy kẻ thù ở khắp mọi nơi. Vì hễ ai không ủng hộ các ông, đều là kẻ thù của các ông. Còn riêng Chúa Yesus thì khác -> Ngài luôn hiền lành và bao dung nên Ngài luôn có nhiều bạn hữu. Thái độ bao dung của Chúa càng khiến ta thấy rõ thái độ khép kín và độc đoán của mình. Chúng ta đừng vạch đường ranh thật rõ để tách biệt những người theo Chúa và những kẻ không theo.

7/Sự bất lợi của thái độ khép kín: Chúng ta hãy mở lòng mình ra, chúng ta sẽ có nhiều bạn hơn. Nếu cùng bước đi với họ ,chúng ta sẽ có nhiều cơ hội để giới thiệu Đức Ki-tô cho họ. Một Đức Ki-tô mà có thể những người bạn này đã mang lấy Ngài trong trái tim mình từ rất lâu, nhưng chưa một lần gọi tên Ngài một cách chính thức. Thái độ khép kín luôn bắt nguồn từ bản tính ích kỷ chứ không phải phát xuất từ lòng đạo đức. Đó cũng là thái độ của kẻ hèn nhát.

8/Hãy nhìn thấy sự quảng đại của Thiên Chúa: Công đồng Vatican II luôn khuyến khích  chúng ta thực hiện việc mở lòng ra với thế giới, với các anh em Ki-tô hữu khác và với các anh em lương dân. Bởi vì Chúa Yesus chính là mặt trời công chính luôn chiếu soi trên mọi người và cho mọi người. Lòng nhân hậu của Thiên Chúa luôn hoạt động trên tất cả các dân tộc.

9/Gương xấu lan nhanh nhờ vào đâu? Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy những gương mù, gương xấu. Chúng lan nhanh nhờ các phương tiện truyền thông tạo nên một bầu khí ô nhiễm đang thấm vào tâm hồn mọi người.

10/Quan điểm của Chúa Yesus về gương xấu. Ngay trong Hội Thánh cũng có rất nhiều kẻ gây gương xấu khiến cho đức Tin một số người phải chao đảo. Đức Yesus đã có thái độ không khoan nhượng đối với những kẻ này cho nên Chúa bảo : Thà buộc cối đá vào cổ nó mà quăng xuống biển còn hơn.

11/Hậu quả từ những gương xấu: Chúng ta ai cũng có lúc làm gương xấu. Cha mẹ làm ăn bất chính khiến cho con cái mất niềm tin / các nhà tu hành lại say mê vật chất khiến cho các tín hữu thất vọng. Các đoàn thể chia phe phái khiến cho giới trẻ nghi ngờ mọi nỗ lực tạo sự hiệp nhất và yêu thương.

12/ Dịp tội bắt nguồn từ đâu? Có biết bao duyên cớ đẩy đưa khiến cho con người sa ngã. Nhiều khi chúng ta vì vô tình hay vì thiếu khôn ngoan, không chịu hạn chế sự tự do của mình nên đã làm tổn thương những tâm hồn yếu đuối. Tôi có thể gây dịp tội cho người khác , cũng có thể thân xác tôi lại gây dịp tội cho chính tôi.

13/Chúa Yesus quyết liệt như thế nào? Chúa Yesus đã đòi chặt tay, chặt chân, móc mắt. Toàn là những chi thể quý giá và tối cần thiết, nhưng nếu những bộ phận ấy làm cho ta phạm tội. Nhưng hội thánh thì không bao giờ hiểu những đòi hỏi này theo nghĩa đen. Nếu làm như vậy thì khó mà có một Kitô hữu nào còn lành lặn. Thế nên chúng ta không được coi thường những đòi buộc mạnh mẽ này.

14/Vậy đâu là ý hướng của Chúa Yesus? Ý mà Chúa Yesus muốn nhắm tới đó là những người muốn theo Chúa phải sẵn sàng hy sinh cả những thứ gần gũi ,quan trọng và thân yêu nhất. Nếu như chúng trở thành dịp làm cho chúng ta sa ngã phạm tội .

15/Chúa Yesus muốn gây ra ấn tượng gì? Chúa Yesus không có ý nói chúng ta phải thật sự chặt tay, chặt chân hay móc mắt. Vì đây chỉ là cách nói để nhấn mạnh một vấn đề quan trọng hầu gây ấn tượng khó quên đối với người nghe. Ý Chúa muốn chúng ta hiểu rằng: Nước Trời là miền đất hứa, là quê hương thật của chúng ta, một quê hương tràn đầy thứ hạnh phúc vĩnh cửu, vì thế ai muốn đạt được thì phải biết hy sinh.

16/Hy sinh và từ bỏ có liên hệ gì với nhau? Muốn chiếm được Nước Trời, chúng ta phải sẵn sàng làm một số việc vừa quyết liệt đem đến sự đau đớn không khác gì việc chặt tay, chặt chân, móc mắt. Từ bỏ một mối lợi vật chất cũng gây đau đớn như là chặt một bàn tay.**R

 

Bài 2: VÌ CHÚA HAY VÌ BẢN THÂN TÔI ?

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

17/Thế nào là hy sinh, là từ bỏ? Về vấn đề này, Chúa Yesus lại muốn nói với chúng ta: Nếu chúng ta cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ không nhà trú trọ thì chúng ta sẽ chiếm được Nước Trời. Hy sinh để đóng góp, để nâng đỡ những hoạt động truyền giáo của Hội thánh, để làm đẹp lòng Chúa và chiếm được Nước Trời. Người nghiện rượu nhưng  phải bỏ đi một xị lắm lúc thật là khổ sở nhưng vì muốn làm vui lòng Chúa nên anh ta phải bỏ. Chúng ta vẫn thích ngủ nướng hơn là thức dậy đi lễ sáng sớm Chúa nhật. Ngồi coi truyền hình vẫn thích hơn là cầu nguyện hay đọc một đoạn kinh thánh. Thưa chuyện với Chúa sẽ rất tuyệt vời nhưng chúng ta phải dám cắt bỏ những khoảnh khắc giải trí hay những lúc cùng nhau nói chuyện mông lung.

18/Chúa Yesus đã làm gương như thế nào ? Việc hy sinh của Chúa Yesus không phải chỉ là chặt tay, móc mắt nhưng Ngài còn hiến dâng mạng sống và chịu đổ ra đến giọt máu cuối cùng để cứu chúng ta. Chúng ta hãy xin Chúa ban sức mạnh để chúng ta dám sống từ bỏ, hầu nhờ sự từ bỏ ấy mà chúng ta chiếm được Nước Trời.

19/Tổng lãnh thiên thần Micae đã thưa gì cùng Thiên Chúa ? Nếu chúng ta sống theo ý muốn của Chúa Yesus cũng có nghĩa là chúng ta đặt Thiên Chúa vào chỗ nhất trong tâm hồn mình, trong cuộc đời mình, để rồi ai trong chúng ta cũng có thể tuyên xưng như Tổng Lãnh Thiên Thần Micae : Ai bằng Thiên Chúa ?

20/Thực tế của việc chịu cắt bỏ là gì ? Chẳng ai trong chúng ta ngạc nhiên khi thấy có người chịu cắt bỏ một phần thân thể để cứu lấy sinh mạng của chính mình. Người khôn ngoan thì  dám từ bỏ một điều quý giá để giữ lại điều quý giá hơn.

21/Nếu một việc tốt, nhưng nó lại gây cản trở thì chúng ta nên làm gì ? Điều này có nghĩa rằng :khi ai coi cuộc sống vĩnh cửu là điều tốt nhất thì người ấy mới dám hy sinh tay, chân và con mắt. Những thứ này lâu nay là những thứ tốt, nhưng nếu hôm nay có gây cản trở, thì ta cũng đành phải hy sinh nó. Có biết bao điều thiết thân gắn liền với đời ta, nhưng nay nó thành vật cản trở, thì ngay cả những thứ ấy, ta cũng đành phải cắt bỏ, đoạn tuyệt.

22/Thế nào là chấp nhận thương đau ? Chấp nhận đoạn tuyệt là chấp nhận thương đau. Bỏ một tật xấu, bỏ một thói quen xấu, bỏ một kế hoạch gian ác, có khi còn đau hơn là móc mắt, chặt tay. Nếu chúng ta can đảm thắng vượt nỗi đau, chúng ta sẽ được tự do thanh thoát.

23/Một cuộc phẫu thuật thật cần thiết : Nếu linh hồn cần giải phẫu, phẫu thuật có thể là cắt bỏ, mà cũng có thể là thay thế / thay ước muốn nơi trái tim, thay lối nghĩ nơi bộ óc, thay cái nhìn nơi con mắt, thay cách hành động nơi đôi tay.

24/Sự quan tâm của cái tuyệt đối : Chúa Yesus đưa ra một đòi hỏi tận căn. Nếu chúng ta muốn vươn tới cái tuyệt đối, chúng ta cần phải hy sinh cái tương đối. Chúng ta đừng sống cái kiểu lấp lửng, nửa vời. Phải dứt khoát chọn lựa vì Thiên Chúa luôn là điều tuyệt đối.

25/Thế nào là được thuộc trọn về Chúa ? Chúa Yesus đưa ra một lý thuyết sống thật là khó, muốn thuộc trọn về Chúa luôn là một thách đố cho con người. Chúa đòi con phải cho Chúa tất cả, nhưng tất cả những gì trong con mà lại không phải là của Chúa ?. Chúa muốn lấy đi tất cả những thứ con có thể cậy dựa để con chỉ còn có thể cậy dựa vào một mình Chúa.

26/Thế nào là cắt tỉa: Cắt tỉa luôn gây ra đau đớn nhưng Chúa lại thích cắt tỉa con khỏi những thứ rườm rà để đời con sinh thêm hoa trái. Chúa muốn nhất quyết chinh phục con cho đến khi nào con thuộc trọn về Chúa.

27/Chúa thuộc trọn về con hay con thuộc trọn về Chúa? Xin cho con dám bước ra khỏi mình, ra khỏi những bận rộn, tính toán khôn ngoan để con dám sống theo những đòi hỏi bất ngờ của Chúa, cho dù phải chịu mất mát, thua thiệt. Xin cho con cảm nghiệm được rằng: Trước khi con luyện tập sống thuộc trọn về Chúa, thì Chúa đã sống và thuộc trọn về con từ lâu rồi.

28/Những đòi hỏi quyết liệt của Chúa Yesus: Nếu mỗi chi thể phạm tội đều phải chịu cắt bỏ, chắc chắn không một Kitô hữu nào còn lành lặn. Chúng ta đừng hiểu theo nghĩa đen của lời Chúa hôm nay. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải hiểu sự quyết liệt của lời Chúa, phải chặt tay, móc mắt nếu những chi thể này phạm tội, cũng đồng nghĩa với việc phải quyết tâm loại trừ những nết xấu.

29/Vì sao phải dứt khoát với cái xấu ? Sự xấu cũng giống như một căn bệnh hay lây, nếu đã nhiễm vào một chi thể, nó sẽ nhanh chóng lây lan tới cả cơ thể. Lây lan đến đâu, làm độc đến đó. Chúng ta cần ngăn chặn từ đầu. Nếu không thì khó mà cứu vãn được mạng sống.

30/Sự xấu nguy hiểm như thế nào ? Sự xấu cũng giống như nọc độc của loài rắn, nếu nó đã vào mạch máu thì chúng sẽ mau chóng vào tim. Khi chất độc lan đến tim thì cơ thể sẽ tê liệt. Nó sẽ cướp đi mạng sống của con người.

31/Sự xấu làm mất ý chí chiến đấu ? Sự xấu cũng giống như thuốc mê, một khi sự xấu nhiễm vào, con người sẽ mất khả năng chống cự. nó làm cho con người ra nhu nhược, yếu hèn, làm tê liệt ý chí. Nó sẽ xâm nhập và thống trị ta. Nó sẽ bắt ta làm nô lệ, khi đó con người khó lòng mà thoát ra.

32/Tại sao phải quyết liệt với cái xấu ? Quyết liệt là dứt khoát, cũng giống như chặt tay, chặt chân, móc mắt. Nghĩa là phải sẵn sàng chịu đau khổ. Tội lỗi khi thấm vào người. nó sẽ trở nên một phần của bản thân. Muốn dứt bỏ nó cũng sẽ gây đau đớn, như là chính cơ thể ta bị chặt, bị xé, bị chia lìa.

33/Cai nghiện sẽ khổ sở như thế nào ? Khi lên cơn, con nghiện bị vật vã dày vò, tưởng có thể chết đi được. Đối với con nghiện, ma tuý trở thành một phần thiết thân của đời sống đến nỗi khi cắt lìa nó, người ta sẽ đau đớn khổ sở như là phải tách rời một phần thân thể. Như là đánh mất sự sống vậy.

34/Ý nghĩa của việc chặt tay, chặt chân, móc mắt : Và khi ta phải dứt lìa với những người, những nơi, những vật khiến ta phạm tội. Những thứ ấy đã trở thành một phần của đời ta, của cơ thể ta. Để dứt bỏ nó ,trái tim ta đau đớn đến rướm máu. Nó làm cho tâm hồn ta đau đớn vô cùng, giống như người bệnh phải phẫu thuật cắt bỏ khối u, hay cắt bỏ phần thân thể bị viêm nhiễm, để bảo toàn sự sống.

35/Lý do phải phẫu thuật cắt bỏ : Chúa bảo ta phải quyết liệt với tội lỗi. Phải cắt bỏ những cơ quan cần thiết, không phải vì Chúa muốn hành hạ ta, muốn ta phải đau khổ. Trái lại, chính vì yêu thương ta, muốn cho ta được hạnh phúc mà Chúa dạy ta phải dứt khoát với tội lỗi.

36/Vì sao phải dứt bỏ tội lỗi ? Tội lỗi là những thứ xấu xa do các chi thể của ta cộng tác với chúng, và những thứ bệnh nhiễm vào cơ thể chúng ta. Dứt bỏ là quyết liệt ngăn ngừa, không cho sự xấu xâm nhập vào trong linh hồn, là ngăn chặn những thứ độc hại muốn tàn phá linh hồn mình. Dứt bỏ tội lỗi giúp cho linh hồn lớn mạnh, phát triển tốt.

37/Cái nguy hiểm của sự ham vui => Ham vui chỉ chốc lát để rồi phải lãnh án suốt đời, hay là chỉ cần chịu đau khổ chốc lát để đời ta được tự do hạnh phúc. Ta nên chọn con đường nào ?

38/Chúng ta phải chọn lựa thế nào ? Chính Chúa muốn ta sống hạnh phúc, nên đã truyền cho ta phải dứt khoát với tội lỗi. Để chúng ta có thể hưởng hạnh phúc với Chúa mãi mãi. Lạy Chúa, xin cho con biết lắng nghe và thực thi.   Amen .   **R

 

Bài 3: GƯƠNG XẤU VÀ DỊP TỘI

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

39/Bài Tin Mừng hôm nay có mấy phần? Có 2 phần: a) Đừng làm cớ cho người khác vấp phạm / b) Hãy loại bỏ mọi nguyên nhân làm cho mình phạm tội.

40/Chúa Yesus đã nói gì trước khi đưa ra lời khuyên? Chúa sẽ khen thưởng những ai giúp đỡ bất cứu thứ gì cho các môn đệ, dù chỉ là một bát nước lã / Chúa cũng sẽ không bao giờ quên lòng tốt của họ.

41/Ngược lại với điều Ngài khen thưởng là gì? Ngược lại, Chúa cũng sẽ không làm ngơ khi có ai đó làm cho người khác, dù là em nhỏ hay là một người hèn kém vấp phạm / nghĩa là làm gương xấu lôi kéo người khác phạm tội / thì Chúa cũng sẽ không bao giời bỏ qua!

42/Việc gì sẽ trở nên nghiêm trọng? Chúa bảo: Khốn cho kẻ nào làm gương mù gương xấu / gương mù gương xấu khiến cho Chúa phải nổi giận! Tại sao thế?

43/Gương mù gương xấu là gì? Là lời nói hay việc làm gây nên sự thiệt hại cho linh hồn người khác/ Gương mù, gương xấu được ví như một hòn đá đặt giữa lối đi, làm cho người khác vấp ngã / nên dịp cho kẻ khác phạm tội / là một điều rất tai hại: không những làm cho mình phạm tội mà còn làm cho kẻ khác phạm tội nữa.

44/Câu chuyện: Trên một chuyến xe lửa, cha B. Vogan gặp phải một hành khách ăn nói rất tự do và thô tục, ông ta luôn kể những chuyện đồi bại, lại lấy làm thích thú bằng những tràng cười khoái trá/ mọi thái độ lịch sự, khôn ngoan để nhắc nhở anh ta im lặng đều không có hiệu quả / khi xe đến ga, người hành khách ấy xuống, cha Vogan thò đầu ra cửa xe gọi theo: này ông, ông còn quên cái gì đây này! Người đó vội leo lên toa, nhìn quanh và hỏi: “Quên cái gì đâu?” Cha Vogan nói bằng một giọng tử tế nhưng rất cứng rắn: Ông đã để lại nhiều ấn tượng xấu cho hành khách trong toa / Người đàn ông ấy xấu hổ bước xuống ngay.

45/Tại sao ông ta xấu hổ? Ông ta đã xấu, lại còn gieo rắc điều xấu cho kẻ khác, tai hại và nguy hiểm như vậy nên Chúa Yesus đã kết án nặng nề: thà buộc cối đá vào cổ và quăng xuống biển / nghĩa là tội người ấy nặng lắm và rất đáng bị trừng phạt / Họ phải chịu trách nhiệm về tội họ làm cho người khác phạm tội và những tội do chính mình họ phạm nữa.

46/Sau khi dạy đừng làm cớ cho kẻ khác vấp phạm, Chúa lại khuyên điều gì nữa? Chúa khuyên ta hãy loại bỏ mọi nguyên nhân làm cho chính mình phạm tội, làm cho mình mất sự sống đời đời, mất nước Thiên Đàng / mất ơn nghĩa cùng Chúa!

47/Chúa Yesus đã đưa ra những ví dụ cụ thể để giải thích ra sao? Mỗi chi thể của con người đều rất quý giá, chẳng hạn như: tay, chân, mắt / nhưng nếu phải mất một phần quý giá của cơ thể để được sống, thì ta vẫn phải đánh đổi / Cũng giống như một phần nào đó của cơ thể bị đau bệnh, không còn hy vọng chữa khỏi, như bị ung thư chẳng hạn, nó sẽ gây nguy hiểm cho thân thể và đe dọa đến mạng sống của mình, thì người ta phải phẩu thuật, cắt bỏ, cưa bỏ một phần thân thể ấy đi / Làm như thế là để bảo toàn mạng sống của mình / hay là bảo toàn được những phần thân thể khác /đó cũng là chuyện thông thường trong y khoa!

48/Chúng ta cần lựa chọn điều gì? Nếu điều chúng ta muốn lựa chọn lại chính là sự sống đời đời thì chúng ta càng có lý do chính đáng để đánh đổi hơn nữa.

49/Nói rõ hơn là gì? Nếu chân, tay, mắt nên cớ cho mình phạm tội, đe dọa đến sự sống đời đời, thì hãy đánh đổi nó / Chúa bảo chúng ta hãy chặt tay, chặt chân, móc mắt, Chúa nói như thế là quá mạnh mẽ, quá quyết liệt.

50/Chúa muốn chúng ta cần hiểu rõ như thế nào? Chúa nói chặt tay, chặt chân, móc mắt, không phải là làm thật, nhưng nghĩa là chúng ta phải dứt khoát với dịp tội.

51/Mắt, tay, chân, phải được hiểu đúng như thế nào? Mắt cũng chính là con mắt của mình, thích ngắm những hình ảnh xấu xa / để rồi tưởng tượng, để rồi ước ao! Tay thích làm những chuyện xấu xa, thích lấy đồ của kẻ khác / chân đưa ta đến với những nơi phát sinh ra tội lỗi / Mắt cũng có thể hiểu là bậc cha mẹ, người bề trên, tay chân cũng có thể hiểu là: anh em, bạn hữu, những kẻ ngang hàng / Nếu những người trên gây nên dịp tội cho chúng ta, lôi kéo chúng ta vào đường tội, thì bằng mọi giá, chúng ta phải dứt khoát với họ, dù có bị mất lòng / thà được lòng Thiên Chúa hơn được lòng người thế gian / Cũng vậy, khi chúng ta giao lưu với bạn bè, anh em, nếu chúng ta biết rằng, lần nào đi chơi với người bạn đó, chúng ta cũng mắc thêm tội, thì dứt bỏ dịp tội là chúng ta cắt bỏ tình bạn đó, cho dù có xót xa cách mấy / thà chịu khổ theo năm tháng còn hơn là phải chịu cực hình ở chốn đời đời!

52/Bài Tin Mừng này hữu ích ở khía cạnh nào nữa? Chúa Yesus nhắc cho chúng ta nhớ rằng: mỗi người đều phải tạo ra một môi trường tốt đẹp nơi khu vực mình đang sinh sống / Bởi vì chúng ta phải tránh xa tội lỗi và tránh cả những việc gây ra gương mù gương xấu cho kẻ khác / Ngay cả những việc không xấu, nhưng làm cớ cho người khác vấp phạm thì ta cũng phải tránh / ví dụ: của để hớ hênh gợi lòng tham / ăn mặc hở hang / kể những câu chuyện không đúng đắn!

53/Kết luận: Tiền tài, nhan sắc, của cải, chức vụ, nghề nghiệp đều chỉ là những phương tiện giúp chúng ta xây dựng hạnh phúc vĩnh cửu / nhưng nếu những thứ ấy là nguyên cớ cho tội lỗi, gây nguy cơ đánh mất phúc Thiên đàng / chính vì Chúa Kitô và vì Nước Trời, chúng ta phải sẵn sàng từ bỏ, dù phải hy sinh đắc giá / Vì: “Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn, thì ích gì?”

54/Xin Chúa giúp chúng ta nhớ và kiên trì thực hành bài học hôm nay!  **R

 

Bài 4: GƯƠNG XẤU VÀ ÁN CHỊU PHẠT

Chia sẻ cho nhau ý nghĩa bài Tin Mừng:

55/ Bài Tin Mừng hôm nay có 4 lời khuyên: a) Hãy loại bỏ thái độ thống trị cho dù là đối với những anh em ở ngoài cộng đồng Giáo Hội / b) Giá trị việc làm của người môn đệ là do có liên đới với Đức Kitô / c) Đừng làm cớ cho kẻ khác vấp phạm, dù là những người bé nhỏ nhất / d) Hãy loại bỏ mọi nguyên nhân xấu xa / Tuy nhiên chúng ta chỉ tìm hiểu kỹ về gương mù, gương xấu mà thôi.

56/ Điều răn của Chúa đặt trên cơ sở nào? Dựa trên lương tâm, dựa trên tư tưởng, dựa vào tấm lòng/ Tư tưởng có sao thì hành động sẽ xảy ra như vậy / chỉ có điều là đi lên núi thánh khó hơn là đi xuống hỏa ngục!

57/ Chúng ta hãy tìm hiểu tại sao? Từ tư tưởng tốt đi đến việc phát sinh ra hành động tốt thật là khó, thật là xa, cần nhiều cố gắng, cần quyết tâm, cần có nhiều ơn Chúa giúp / Nhưng từ tư tưởng xấu đi đến hành động xấu thì thật là gần, thật là dễ, chẳng cần phải cố gắng và chỉ cần một chút vẽ vời, xúi giục của ma quỷ là chúng ta sẽ sẵn sàng thực hiện ngay.

58/ Hành động xấu là gì? Là dịp tội, là gương mù, gương xấu kéo theo nhiều thứ tội khác, làm cho bao nhiêu kẻ khác phải sa ngã: “mù dắt mù, cả hai lăn cù xuống hố” / Khi ngọn đèn vừa tắt thì bóng tối lập tức ùa vào / bao nhiêu ngọn đèn muốn thắp sáng nhờ lửa của ngọn lửa của cây đèn đó, thì nay không còn nữa / một ngọn đèn tắt đi, chẳng những gây tối tăm cho mình mà còn làm cho bao kẻ khác phải vấp té vì không thấy đường.

59/ Gương mù gương xấu là gì? Người ta ví nó như hòn đá nằm giữa lối đi, khiến cho bao người phải vấp ngã, phạm tội / Chúa Yesus đã lên án gắt gao vì họ làm tiêu hủy đức tin của kẻ khác, làm cho người vô tội phải chết, làm tăng số người tội lỗi, khô khan, làm cho Chúa Yesus phải đau đớn và đổ máu nhiều hơn! Nói chung là nó làm hại các linh hồn, làm cho Chúa Yesus phải khốn cực hơn.

60/ Kinh Thánh kể về bà Dê-gia-ben như thế nào? Bà đã ăn ở lẳng lơ, làm gương xấu cho dân, số người bắt chước cách sống xấu xa của bà, chỉ tính trong vài năm thôi, đã gấp mười lần số người tốt mà các Ngôn sứ đã cực nhọc khuyên bảo họ ăn năn trở lại.

61/ Chúa Yesus kết án kẻ làm gương xấu ra sao? Gương mù gương xấu tai hại và nguy hiểm như vậy nên Chúa Yesus đã nói: Họ đáng bị buộc thớt cối đá vào cổ và quẳng xuống biển / Vì họ phải chịu trách nhiệm về những tội họ phạm và người khác phạm vì họ nữa.

62/ Người Do Thái có mấy loại cối đá? Có hai loại, một loại thớt cối đá dùng cho các bà xay bột làm bánh, quay bằng tay / một loại cối đá lớn, nặng phải kéo nó bằng đôi bò, dùng để chà ngũ cốc / Ở Palesti-na có 2 hình phạt nặng nhất dành cho tử tội là: thập giá và buộc thớt cối đá vào cổ mà ném xuống biển / Cả hai thứ hình phạt đều do người Roma mang vào đất Do Thái / án thứ hai này rất đáng sợ vì nạn nhân bị chết chìm nghỉm, mất xác vì làm mồi cho cá.

63/ Chúa dùng hình ảnh này để nói lên điều gì? Chúa muốn cho chúng ta thấy một sự thật đáng sợ là nếu gây nên gương mù, làm dịp tội, thì sẽ lãnh án phạt nặng nề khủng khiếp không phải chở ở nơi trần gian mà còn phải bị phạt trong hỏa ngục đời sau nữa.

64/ Tội này nặng hơn tội giết người, vì sao? Giết người chỉ cướp đi mạng sống của người khác 100 năm / nhưng làm gương xấu, thì cướp đi mạng sống của kẻ khác vĩnh viễn!

65/ Tội gây ra gương mù gương xấu với số lượng bao nhiêu người là nặng ? Không phải là nhiều người thấy mới ra gương xấu / chỉ cần 1 người thấy là đã đủ nặng rồi .

66/ Móc mắt, chặt tay, chân nên hiểu như thế nào? Chúa chỉ muốn so sánh việc mất mắt, mất tay, mất chân với việc toàn thân bị ném vào hỏa ngục / Chúa kêu gọi chúng ta chọn một trong 2 điều: a) Hoặc phải hy sinh vài thứ có thể gọi là quý báu tạm thời, để đổi lấy sự sống vĩnh cửu / hoặc cứ khư khư giữ lấy cái quý giá tạm thời kia, để rồi phải lãnh án phạt muôn đời.

67/ Móc mắt, chặt tay chân còn có ý nghĩa gì nữa? Chúa muốn chúng ta đặt ra một thứ kỷ luật thật nghiêm minh cho chính mình / Chẳng hạn, nếu hình ảnh nào làm cớ cho chúng ta phạm tội, chúng ta hãy can đảm ngoảnh mặt đi nơi khác / Cũng đừng để gói thuốc nổ bên lò lửa rồi cầu xin rằng: xin đừng để tai nạn xảy ra / Chúa cũng bảo: ai đang ở trong dịp tội, thì đừng có liều mình.

68/ Các Thánh khuyên chúng ta điều gì? Các đấng có kinh nghiệm đã khuyên chúng ta: phòng bệnh hơn trị bệnh / Đào vi thượng sách / trong Kinh Lạy Cha, có câu: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ” / Đừng có quanh quẩn trong dịp tội / Đừng nên đứng ở chỗ trơn trượt, để rồi cầu mong cho mình đừng té ngã!

69/ Đừng nên tự ái trước những lời thách thức / Cuộc đời có những cái chúng ta bị kẻ khác thách thức / E rằng nếu không làm, sẽ bị anh em cười chê / nhưng chúng ta hãy nhớ rằng: nếu bị Thiên Chúa cười chê đời đời, thì mới là điều đáng sợ / còn khi ở trần gian, ai có khả năng cười ba ngày, ba tháng, ba năm là lối đa.

70/ Trong sách “Gương Chúa Yesus” có câu nào khiến chúng ta phải luôn ghi nhớ? Nếu không phải vì tình yêu Chúa khiến ta không dám phạm tội thì hãy vì những hình phạt ở hỏa ngục giúp ta xa lánh nó / Hãy nhớ đến hình phạt trầm luân ở hỏa ngục nên chúng ta phải giữ mình cẩn thận.

71/ Tóm tắt: Hãy hợp tác với mọi người để làm vinh danh Chúa, cho dù người đó khác tôn giáo với chúng ta / Làm vinh danh Chúa cũng đồng nghĩa với việc sống thánh, mà sống thánh là không phạm tội, tránh xa dịp tội và không làm gương xấu cho kẻ khác / Điều gì Thiên Chúa yêu thích, chúng ta hãy cố gắng làm / điều gì Thiên Chúa bảo đừng / chúng ta hãy quyết tâm xa lánh nó / Vì sao? Vì chúng ta là con Thiên Chúa / Hãy nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng Trọn Lành.  **R

 

TÓM Ý

1/ Thái độ của Yoan biểu lộ là gì? Đọc qua đoạn Tin Mừng, chúng ta thấy đầu óc phe nhóm và bè phái của các môn đệ khi các ông không chấp nhận chuyện có một người không theo Chúa Yesus nhưng lại dám lấy danh Ngài mà trừ quỷ.

2/ Sức mạnh của danh thánh Chúa Yesus : Như vậy, rõ ràng tên của Chúa Yesus có thể dùng để trừ quỷ. Tên ấy có một quyền lựcvô biên , nhưng theo ý của Yoan thì chỉ có nhóm môn đệ mới có quyền sử dụng sức mạnh ấy. Các môn đệ khác cũng phản đối y như vậy.

3/ Lý do nào khiến cho các môn đệ ghen tỵ: Họ muốn giữ thế độc quyền. Họ muốn giữ thế đứng của nhóm chứ nếu như ai cũng có thể lấy danh Chúa Yesus để trừ quỷ thì các ông đâu còn thế giá gì nữa!

4/ Thái độ của Chúa Yesus ra sao? Vì Chúa Yesus có cái nhìn bao dung ,cởi mở, lạc quan hơn nên Chúa không chấp nhận thái độ của các môn đệ. Ý Chúa cho các môn đệ biết : Anh ta không phải là kẻ thù của nhóm hay của Đức Yesus.

5/ Có mấy hạng môn đệ ? Cho dù anh ta không phải là một môn đệ chính thức nhưng chắc chắn anh ta có niềm tin vào Chúa. Nói như vậy cũng có nghĩa là có 2 loại môn đệ : Các môn đệ đi theo sát Chúa và các môn đệ cũng đi theo nhưng xa xa như Nicodemo, Yuse Arimathi-a.

6/ Chúng ta hãy phân tích nhãn quan của Chúa và của các môn đệ : Mắt các môn đệ thì nhìn thấy kẻ thù khắp nơi vì hễ ai không ủng hộ họ thì đều là kẻ thù của họ. Còn Chúa Yesus là Đấng hiền lành bao dung. Thái độ của Chúa khiến cho ta dễ nhận ra thái độ khép kín và độc đoán của mình. Chúng ta đừng vạch đường ranh giữa những kẻ theo Chúa và những người không theo Chúa.

7/ Đâu là sự bất lợi của thái độ khép kín? Khi ta mở lòng mình ra, ta sẽ có nhiều bạn bè hơn. Nếu ta có cơ hội đi với người khác, ta dễ có cơ hội để giới thiệu Chúa cho họ. Chúng ta đừng ích  kỷ vì biết đâu trong trái tim họ đã có Chúa từ lâu rồi .

8/ Thiên Chúa quảng đại như thế nào? Công đồng Vatican II luôn khuyến khích chúng ta mở lòng ra với thế giới, với các anh em Ki-tô hữu và với tất cả anh em lương dân. Chúa Yesus là mặt trời công chính soi chiếu trên mọi người.

9/ Gương xấu lan nhanh nhờ vào đâu? Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy gương mù gương xấu. Chúng lan nhanh nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại. Nó như một bầu khí ô nhiễm xâm nhập vào và làm vấy bẩn các tâm hồn.

10/ Quan điểm của Chúa Yesus về gương xấu: Trong Hội Thánh cũng có nhiều gương xấu khiến cho niềm tin của nhiều người bị chao đảo. Chúa Yesus không khoan nhượng với những con người này nên Chúa bảo : Thà cột thớt cối đá vào cổ mà xô nó xuống biển.

11/ Hậu quả từ những gương xấu như thế nào? Ai trong chúng ta cũng có lúc phạm lỗi lầm và làm gương xấu / Cha mẹ làm cho con cái mất niềm tin. Các nhà tu hành làm cho các tín hữu thất vọng. Các cộng đoàn chia phe phái khiến cho giới trẻ mất hết niềm hy vọng.

12/ Dịp tội bắt nguồn từ đâu? Nhiều khi chúng ta hành xử vô tình hay vì thiếu khôn ngoan, không chịu hạn chế bớt sự tự do nên đã làm tổn thương những kẻ có niềm tin còn non yếu . Có thể chính tôi gây dịp tội, cũng có thể là do thân xác tôi làm cho người khác phạm tội .

13/ Tính chất quyết liệt của Chúa Yesus : Chúa Yesus đã đòi chặt tay, chặt chân, móc mắt những chi thể quá là cần thiết. Nhưng nếu chúng gây dịp tội cho ta, thì ta phải sẵn sàng dứt bỏ nó kẻo nó khiến cho ta phải chết.

14/ Đâu là ý hướng của Chúa Yesus ? Ý Chúa muốn dạy ta: Ai muốn theo Chúa thì phải sẵn sàng hy sinh những thứ quan trọng, thân yêu nhất. Nếu như chúng là dịp làm cho chúng ta sa ngã.

15/ Chúa Yesus muốn gây ấn tượng gì ? Chúa Yesus không có ý muốn nói là ta phải chặt tay, móc mắt. Nhưng ý Chúa muốn nhấn mạnh để gây ấn tượng khó quên đối với người nghe. Ý Chúa muốn nói Nước Trời quá quý giá nên ai muốn vào được đó, cần phải biết hy sinh.

16/ Hy sinh và từ bỏ quan trọng như thế nào ? Muốn chiếm được nước trời, chúng ta phải sẵn sàng làm một số việc vừa quyết liệt có thể đem đến sự đau đớn không khác gì việc chặt tay, chặt chân, móc mắt / từ bỏ vật chất cũng rất đau đớn.

17/ Hy sinh và từ bỏ có liên hệ gì với nhau ? Nếu chúng ta làm những việc bác ái, chúng ta sẽ chiếm được Nước Trời. Hy sinh là đóng góp cho công việc truyền giáo. Người nghiện rượu phải từ bỏ 1 xị lắm lúc thật khổ sở. Nhưng vì yêu Chúa nên anh ta phải bỏ. Hy sinh  xem truyền hình để đọc 1 đoạn kinh thánh.

18/ Chúa Yesus đã làm gương như thế nào ? Chúa không những chặt tay, móc mắt mà Chúa còn hiến mạng sống vì nhân loại. Chúng ta hãy noi gương Chúa sống từ bỏ hầu nhờ đó chúng ta có thể chiếm được Nước Trời.

19/ Tổng lãnh thiên thần Micae đã khẳng định điều gì ? Nếu chúng ta theo Chúa, chúng ta phải đặt Thiên Chúa vào chỗ nhất. Sau đó chúng ta mới có thể nói như Tổng lãnh thiên thần Micae : Ai bằng Thiên Chúa ?

20/ Thực tế của việc cắt bỏ là gì ? Nghe qua việc cắt bỏ thì có thể chúng ta có đôi chút ngạc nhiên. Thế nhưng có thiếu gì người phải hy sinh một phần thân thể để cứu lấy sinh mạng mình. Người khôn ngoan sẽ loại bỏ điều quý giá để nhận được điều quý giá hơn (cái đuôi con thằn lằn).

21/ Nếu một vật tốt, nhưng lại gây cản trở, vậy ta phải làm gì với nó ? Khi ai coi cuộc sống vĩnh cửu là điều tốt nhất thì người đó mới dám hy sinh chân, tay hay con mắt. Những thứ này lâu nay nó tốt, nhưng đến hôm nay vì nó gây cản trở nên ta đành phải hy sinh.

22/ Thế nào là chấp nhận thương đau ? Bỏ một tật xấu, bỏ một thói quen xấu, dẹp đi một kế hoạch gian ác có khi còn đau hơn là việc móc mắt, chặt chân tay. Cắt bỏ là thay thế/ thay một ước muốn trái chiều, thay một lối nghĩ độc ác, thay một trái tim xơ cứng tàn bạo, thay một cái nhìn xấu xa, thay một hành động gian tham , nó luôn gây ra thương đau.

23/ Sự quan trọng của cái tuyệt đối : Muốn vươn tới cái tuyệt đối. Chúng ta cần phải hy sinh cái tương đối, đừng lấp lửng nửa vời nhưng hãy chọn lựa chính xác vì Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối quý giá .

24/ Thế nào là thuộc trọn về Chúa ? Lý thuyết sống của Chúa thật khó, đây quả là thách đố của con người. Chúa đòi con phải dâng cho Chúa tất cả , nhưng tất cả những gì con có mà lại không phải là của Chúa ?

25/ Thế nào là chịu cắt tỉa ? Cần cắt tỉa mọi thứ rườm rà để còn sinh nhiều hoa trái vì thế cắt tỉa luôn gây ra sự đau đớn. Chúa sẽ chinh phục con cho đến khi nào con thuộc trọn về Chúa.

26/ Ai thuộc trọn về ai ? Xin cho con dám bước ra khỏi những bận tâm, tính toán trần thế, để con dám sống theo những đòi hỏi bất ngờ của Chúa. Cho dù con có cảm thấy mất mát nhưng trước khi con thuộc về Chúa thì Chúa đã thuộc trọn về con từ rất lâu rồi.

27/ Hậu quả từ những đòi hỏi quyết liệt của Chúa ? Nếu chi thể phạm tội nào cũng đều chịu cắt bỏ thì chắc không còn Kito hữu nào lành lặn. Nhưng ý Chúa muốn dạy chúng ta là phải quyết tâm loại trừ mọi nết xấu.

28/ Vì sao Chúa dạy ta phải dứt khoát với nết xấu ? Vì nết xấu giống như căn bệnh hay lây. Nó sẽ lây ra khắp cơ thể và lây ra cho những người khác. Tốt hơn hết là chúng ta phải ngăn chặn từ đầu.

29/ Sự xấu xa nguy hiểm như thế nào ? Sự xấu xa không khác gì nọc độc của loài rắn. Nếu đã vào máu thì nọc sẽ mau chóng vào tim, gây ra tê liệt, chết chóc.

30/ Tội lỗi được ví như thuốc mê, tại sao ? Sự xấu như thuốc mê, một khi sự xấu nhiễm vào, nó làm cho con người mất sức chống cự, làm cho con người ra tê liệt, yếu hèn. Sau đó, nó sẽ thống trị và bắt ta làm nô lệ.

31/ Tại sao phải quyết liệt với cái xấu ? quyết liệt là dứt khoát, là chặt tay, móc mắt. Nghĩa là sẵn sàng chịu đau để loại bỏ nó. Vì khi nó xâm nhập vào, cái xấu sẽ trở nên một phần của thân thể. Nếu ta dứt bỏ nó sẽ gây ra đau đớn.

32/ Cái khổ khi cai nghiện ma túy : Đối với kẻ nghiện, ma tuý đã trở thành một phần quá thiết thân của cơ thể đến nỗi khi ta phải cắt lìa nó, người ta phải chịu khổ sở, đau đớn như là phải tách một phần cơ thể ra vậy.

33/ Thế nào là dứt lìa các dịp tội ? Chặt tay, móc mắt là cắt đứt mọi liên hệ với những nơi, những người, những vật gì khiến ta phạm tội. Dứt bỏ nó khiến cho tim ta rướm máu, làm cho tâm hồn ta đau đớn vô cùng. Hãy cắt bỏ phần thân thể bị viêm nhiễm, để bảo toàn mạng sống.

34/ Vì sao phải cắt bỏ ? Chúa bảo chúng ta phải quyết liệt, phải cắt bỏ những cơ quan nhiễm bệnh không phải vì Chúa muốn hành hạ ta, hay muốn gây đau đớn cho ta. Trái lại, vì yêu thương, vì Chúa muốn chúng ta được hạnh phúc.

35/ Vì sao chúng ta phải dứt bỏ tội lỗi ? Tội lỗi là những thứ xấu xa mà cơ thể của ta lại hợp tác với chúng. Dứt bỏ là quyết liệt cắt bỏ, ngăn ngừa không cho sự xấu xâm nhập vào linh hồn ta. Giúp linh hồn ta luôn khoẻ mạnh.

36/ Cái nguy hiểm của sự ham vui : Đừng ham vui trong chốc lát kẻo phải lãnh án và ân hận suốt đời. Ngược lại, chỉ cần đau khổ trong chốc lát, ta sẽ được hạnh phúc suốt đời, ta nên có sự lựa chọn đúng.

37/ Chúng ta cần lựa chọn thế nào ? Vì Chúa muốn ta được hạnh phúc nên truyền cho ta phải dứt khoát lìa bỏ tội lỗi. Vậy, muốn được hạnh phúc bên Chúa, chúng ta cần lắng nghe và thực hành lời Chúa dạy bảo , sống như chúa đã sống .**R 

Giuse Luca / Kinh Thánh Emmaus

 


Trở lại      In      Số lần xem: 2083
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  7
 Hôm nay:  630
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11406039
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top