Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu và sống Tin Mừng CN - LỄ CHÚA HIỂN LINH B (Giuse Luca)

CHÚA NHẬT -  LỄ CHÚA HIỂN LINH / B 

Đề tài : THIÊN CHÚA TỎ MÌNH CHO DÂN NGOẠI

Lời Chúa: Mt 2, 1-12

 

Tung hô Tin Mừng:     Mt 2, 2

Haleluia. Haleluia. Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người. Haleluia.

PHÚC ÂM:  Mt 2, 1-12

Từ Phương Đông chúng tôi đến bái lạy Người.

Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Mát-thêu.

1 Khi Đức Giê-su ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì, có mấy nhà chiêm tinh từ phương Đông đến Giê-ru-sa-lem, 2 và hỏi: "Đức Vua dân Do-thái mới sinh, hiện ở đâu? Chúng tôi đã thấy ngôi sao của Người xuất hiện bên phương Đông, nên chúng tôi đến bái lạy Người." 3 Nghe tin ấy, vua Hê-rô-đê bối rối, và cả thành Giê-ru-sa-lem cũng xôn xao. 4 Nhà vua liền triệu tập tất cả các thượng tế và kinh sư trong dân lại, rồi hỏi cho biết Đấng Ki-tô phải sinh ra ở đâu. 5 Họ trả lời: "Tại Bê-lem, miền Giu-đê, vì trong sách ngôn sứ, có chép rằng: 6 "Phần ngươi, hỡi Bê-lem, miền đất Giu-đa, ngươi đâu phải là thành nhỏ nhất của Giu-đa, vì ngươi là nơi vị lãnh tụ chăn dắt Ít-ra-en dân Ta sẽ ra đời."

7 Bấy giờ vua Hê-rô-đê bí mật vời các nhà chiêm tinh đến, hỏi cặn kẽ về ngày giờ ngôi sao đã xuất hiện. 8 Rồi vua phái các vị ấy đi Bê-lem và dặn rằng: "Xin quý ngài đi dò hỏi tường tận về Hài Nhi, và khi đã tìm thấy, xin báo lại cho tôi, để tôi cũng đến bái lạy Người." 9 Nghe nhà vua nói thế, họ ra đi. Bấy giờ ngôi sao họ đã thấy ở phương Đông, lại dẫn đường cho họ đến tận nơi Hài Nhi ở, mới dừng lại. 10 Trông thấy ngôi sao, họ mừng rỡ vô cùng. 11 Họ vào nhà, thấy Hài Nhi với thân mẫu là bà Ma-ri-a, liền sấp mình thờ lạy Người. Rồi họ mở bảo tráp, lấy vàng, nhũ hương và mộc dược mà dâng tiến. 12 Sau đó, họ được báo mộng là đừng trở lại gặp vua Hê-rô-đê nữa, nên đã đi lối khác mà về xứ mình.

Đó là lời Chúa.

 

NHỮNG CÂU HỎI GIÚP MỌI NGƯỜI DỄ HIỂU BÀI TIN MỪNG

1/ Ta có thể gặp Chúa ở đâu?

2/ Ai là người muốn gặp Chúa?

3/ Ơn cứu độ được dành cho ai?

4/ Tại sao Thiên Chúa muốn phá đổ hàng rào kỳ thị?

5/ Tình yêu của Thiên Chúa mang đặc thù nào?

6/ Chúa cần gì nơi chúng ta?

7/ Tại sao người nhà không chịu đón nhận Chúa?

8/ Tâm tình của mục đồng và các đạo sĩ ra sao?

9/ Hôm nay chúng ta được ai báo tin?

10/ Lễ Hiển Linh, Chúa mời gọi ta điều gì?

11/ Lên đường là gì?

12/ Chúa đến có bất ngờ không?

13/ Đạo sĩ là ai?

14/ Dân Do Thái đã phản ứng ra sao khi nghe tin báo?

15/ Hôm nay ai là ánh sao dẫn đường?

16/ Ngôi sao ngày xưa và ngôi sao hôm nay

17/ Có bao nhiêu thứ ánh sáng chúng ta phải phản chiếu?

18/ Ánh sáng là gì?

19/ Dẫn đường là gì?

20/ Ý nghĩa của 3 lễ vật ?

21/ Câu chuyện vị đạo sĩ thứ 4 ?

22/ Herode tượng trưng cho điều gì?

23/ Mầu Nhiệm Giáng Sinh là gì?

24/ Chúng ta có thể nào nói rành về thân thế của Đức Kitô không? Bằng cách nào?

25/ Tôi đã gặp được Chúa chưa? Ai đã thấy Chúa hiện diện trong tôi?

26/ Người ngoại giáo đang hỏi chúng ta điều gì?

27/ Con đường nào có thể đưa họ đến với Đức Giê-su?

28/ Chúng ta có rành đường đi không?

29/ Sống đạo ở nhà thờ và sống đạo ở ngoài đời có khác nhau không?

30/ Mẹ Thánh Terexa Calcutta đã làm gì / đã nhận được điều gì?

31/ Tác động của tình yêu Thiên Chúa ra sao?

32/ Mẹ Thánh đã vẽ chân dung Chúa ra sao?

33/ Thiên Chúa yêu chúng ta, còn chúng ta đáp lại thế nào?

=> Xem trả lời câu hỏi ở phần ″TÓM Ý″

 

Bài 1: TÌM ÁNH SAO ĐỂ LÊN ĐƯỜNG

1/ Ta có thể gặp được Chúa ở đâu? Lễ Giáng Sinh đã đến, chúng ta thấy Thiên Chúa làm người đang ở giữa chúng ta / nên chúng ta có thể dễ dàng gặp gỡ Ngài / Chúa hiện diện ở trong các đền thờ / Chúa cũng đang hiện diện nơi những con người bình thường / Chúa Giê-su là một Hài Nhi bé nhỏ, đang nằm nơi máng cỏ / ở nơi đồng vắng Bê-lem / không phải chỉ những kẻ giàu sang mới được gặp / nhưng là những người nghèo hèn, khốn khổ, bị đời bỏ rơi, bị đời coi thường cũng được gặp!

2/ Qua câu chuyện ba đạo sĩ gặp Chúa hôm nay, chúng ta khám phá ra được điều gì? Chúng ta phải xác tín rằng: không phải Thiên Chúa chỉ đến với người Do Thái, mà Ngài còn đến với những người ở Phương Đông / là những người không hề thuộc về Dân Riêng của Chúa / là những người mà dân Do Thái liệt vào hàng dân ngoại.

3/ Phê-rô đã diễn tả như thế nào khi nói với các tín hữu Ê-phê-sô? “Nhờ Tin Mừng được rao giảng nên dân ngoại cũng được trở nên đồng thừa tự, cùng thuộc về một thân thể Chúa / và cùng được thông phần vào lời hứa trong Đức Giê-su Kitô.

4/ Với Lễ Hiển Linh, Thiên Chúa đã muốn nói lên điều gì? Ngài đã phá đổ các hàng rào kỳ thị, vì người  Do Thái vẫn coi dân ngoại là phường tội lỗi, là kẻ thù, là phải tránh tiếp xúc với họ / Họ kỳ thị về tôn giáo, kỳ thị giai cấp, kỳ thị màu da, kỳ thị tiếng nói / Đây có phải là những hàng rào mà con người tự dựng nên để bảo vệ quyền lợi ích kỷ của mình?

5/ Tình yêu của Thiên Chúa mang đặc tính nào? Thiên Chúa là của mọi người, tình yêu Thiên Chúa luôn phổ quát / Vì Thiên Chúa luôn muốn tập hợp muôn dân nước dưới ánh sáng chân lý của Ngài / Ngài đã giơ tay ra để muốn ôm ấp, đón nhận tất cả chúng ta, nhưng điều quan trọng là chúng ta có muốn nắm lấy bàn tay của Ngài để được cứu vớt hay không!

6/ Thánh Augustino đã dạy chúng ta điều gì? “Khi tạo dựng chúng ta, Chúa không cần hỏi ý kiến ai hết / nhưng khi muốn cứu độ chúng ta, Chúa cần chúng ta ưng thuận và đồng ý cộng tác với Ngài!”

7/ Thánh Gio-an đã nói gì trong bài mở đầu Tin Mừng? Chúa Giê-su là ánh sáng chiếu soi trong u tối, nhưng u tối lại không tiếp nhận ánh sáng / Ngài đến nhà của Ngài, nhưng những người thân thuộc đã không tiếp nhận Ngài / Nếu muốn gặp Chúa mà có tấm lòng như Hê-rô-đê thì gặp làm gì? Hê-rô-đê cũng ngỏ ý muốn triều bái Chúa nhưng lại đi kèm với một âm mưu thâm độc / ông chỉ muốn mãi mãi ngồi trên ngai vàng nên đã tìm cách hãm hại Ngài vì sợ mất ngôi vua.

8/ Tấm lòng của luật sĩ, biệt phái thì như thế nào? Họ quá kiêu căng tự phụ, quá thỏa mãn với những hiểu biết của họ / Họ chẳng cần phải lên đường tìm gặp Chúa làm gì! Dân thành Giê-ru-sa-lem thì rất ngại thay đổi, rất ngại chuyển biến / cũng giống như tâm tình của Do Thái ngày xưa => lúc ra khỏi Ai Cập thì được tự do, không phải làm nô lệ nữa / nhưng vì những miếng ăn thấp hèn ở Ai Cập nên họ ước mong được trở lại đó để chỉ được ăn thịt heo, củ tỏi, củ hành cho dù phải sống kiếp nô lệ, tôi đòi suốt kiếp!  Quả thật là ngu xuẩn!

9/ Tâm tình của các mục đồng và các đạo sĩ thì sao? Các mục đồng khi nghe báo tin thì họ tin và đến chầu Chúa ngay! Các đạo sĩ Phương Đông cho dù phải mò mẫm trong bóng đêm, họ tin vào ánh sao lạ, và với một lòng suy phục tôn thờ, họ đã mang tặng Chúa Hài Đồng những lễ vật chỉ dành cho bậc quân vương!

10/ Hôm nay chúng ta có được báo tin, có được ngôi sao lạ dẫn đường không? Sao lạ của chúng ta hôm nay là sách Tin Mừng, là những giáo huấn của Giáo Hội, là những gương sống thánh của Mẹ Maria, của các Thánh trên trời / là Thập Giá, là cuộc Tử Nạn và sự Phục Sinh của Chúa Kitô, là đông đảo anh em Kitô hữu trong  toàn thể Giáo Hội / Chúng ta không sợ đi sai đường, chúng ta chắc chắn sẽ được gặp Chúa.

11/ Ý nghĩa của Lễ Giáng Sinh và Lễ Hiển Linh là gì? Là một cuộc gặp gỡ giữa Đấng từ trời xuống mang tình yêu Thiên Chúa cho loài người / Thiên Chúa mời gọi mọi người hãy đến nhận lãnh / cũng như các đạo sĩ phương Đông, chúng ta cũng được mời gọi lên đường đến với Hài Nhi Giê-su.

12/ Lên đường là gì? Là từ bỏ những bảo đảm cũ, những bảo đảm tầm thường, những nhu cầu tầm thường để tiến tới phía trước , để nhận lãnh những bảo đảm vĩnh cửu hơn, những nhu cầu bền vững hơn, những hạnh phúc tuyệt vời hơn!

13/ Ngài đến không gây bất ngờ, vì tất cả đều đã được báo trước, Ngài đến trong điều kiện bình thường, nhưng liệu rằng trong những điều quá bình thường như vậy, chúng ta có dám tin, có dám lên đường tìm Chúa hay không? Chúng ta có muốn đi theo ánh sáng Tin Mừng không / hay là chúng ta muốn đi theo các thứ ánh sáng khác sẽ dẫn chúng ta tới những chỗ không có Chúa mà chỉ có phù hoa, đam mê vật chất mà thôi ?

 

Bài 2: CÁC LOẠI ÁNH SÁNG CHIẾU SOI THẾ GIỚI

14/ Các đạo sĩ là những ai? Hôm nay có 3 đạo sĩ tìm đường đến thờ lạy Chúa / các ông là những người ở phương xa, không có đạo, cũng không hề biết chút gì về Kinh Thánh / khi đi theo ngôi sao lạ, các ông đã đến được thành Giê-ru-sa-lem, được nghe giải thích Kinh Thánh, sau đó ánh sao lạ đã tiếp tục dẫn các ông đến tìm gặp được Chúa Hài Đồng / Các ông đã tỏ lòng thần phục, sau đó dâng lễ vật rồi ra về!

15/ Dân chúng đã phản ứng thế nào đối với tin vui cứu độ? Khi các đạo sĩ đến được Giê-ru-sa-lem/ Lúc đó kinh thành đang ngủ mê mệt, dân chúng không hề biết Đấng mà họ trông đợi mấy ngàn năm, giờ Ngài đã đến / họ đã tỏ thái độ rất thờ ơ nên chẳng ai thiết tha gì đến việc tìm kiếm Chúa Hài Nhi / Họ đã tỏ ra không một chút quan tâm / Có lẽ Chúa Giê-su đến trật giờ, đến vào lúc chẳng ai mong đợi / đến vào lúc xem ra chẳng ai cần Chúa / vì sao?/ Vì mọi người đang ấm no hạnh phúc, nên việc Chúa đến không mang lại cho họ một ý nghĩa nào cả!

16/ Tại sao Chúa lại đến vào lúc người ta không mong đợi? Một em bé, một bào thai xuất hiện ngoài ý muốn của người khác, người ta thờ ơ vì người ta không cần / người ta không thích nó làm bận rộn thêm cho cuộc sống / người ta giật mình như Hê-rô-đê khi bỗng nhiên có một em bé xuất hiện khiến cho chiếc ngai vàng bị lung lay / khiến cho quyền lợi sắp bị sức mẻ / buộc cho người ta nảy sinh ý tưởng độc ác là phải hủy diệt nó, loại bỏ nó ngay / như Hê-rô-đê,/ như những cặp tình nhân hôm nay lỡ đi quá đà, hay như những cặp vợ chồng lỡ có thai không đúng giới tính mà mình đang mong muốn / một xã hội độc ác đang bao quanh hài nhi bé nhỏ / một thế giới ích kỷ đang bao vây chúng ta hôm nay / thật là đáng sợ!

17/ Hôm nay ai là ánh sao dẫn đường? Ngày nay, có biết bao người đang tìm kiếm Chúa / Rất nhiều người muốn biết Chúa để đi theo Chúa / nhưng họ không biết làm sao có thể tìm được ngôi sao ngày xưa để dẫn đường? Ngày nay Chúa không dùng ngôi sao dẫn đường nữa / Chúa muốn mỗi người Kitô hữu phải trở thành một ngôi sao dẫn đường để mọi người đến với Chúa.

18/ Muốn trở thành ngôi sao, ta phải làm gì ? Muốn trở thành sao điện ảnh, sao ca nhạc, sao bóng đá, bất cứ loại sao nào cũng cần cố gắng tập luyện thật nhiều, tập luyện từ thuở nhỏ, tập luyện luôn luôn / có khi còn quên ăn quên ngủ / lúc nào họ cũng chuẩn bị cho con người của họ đạt được những yếu tố phù hợp để trở thành ngôi sao / Ngôi sao dẫn đường ở lĩnh vực thiêng liêng cũng thế, chúng ta phải tập sống cho ra một con người đúng nghĩa, sau đó phải trở thành một Kitô hữu gương mẫu, xứng đáng! Đã làm ngôi sao thì phải có ánh sáng / Ngôi sao chỉ chiếu sáng khi bản thân nó sáng / Người Kitô hữu chỉ chiếu sáng khi chính cuộc sống đạo của họ mang ánh sáng / và phản chiếu ánh sáng nhận được từ nơi Thiên Chúa.

19/ Tại sao mặt ông Moisen lại sáng khi từ trên núi Sinai bước xuống? Ông Moisen đã được diện kiến và trò chuyện cùng Thiên Chúa trong suốt 40 đêm ngày trên núi Sinai / Tuy ông không được thấy dung nhan Thiên Chúa vì không có bất kỳ tạo vật nào nhìn thấy dung nhan Thiên Chúa mà còn sống / Nghĩa là ai thấy vinh quang Thiên Chúa thì đều phải chết / chết là chết phần xác / mặt ông sáng vì vinh quang Thiên Chúa chứ không phải vì ông được thấy mặt / Thiên Chúa chỉ cho ông thấy phần sau lưng Ngài mà thôi!

20/ Ánh sáng mà chúng ta chiếu rọi là ánh sáng gì?ánh sáng hy vọng / Niềm hy vọng vào ơn cứu độ, giúp chúng ta vững bước với lý tưởng sống của mình / Một niềm hy vọng vào trời mới đất mới / giúp chúng ta thêm ý chí và sức mạnh để xây dựng một xã hội tốt đẹp và hạnh phúc hơn! Niềm hy vọng vào cuộc sống ở Thiên đàng mai sau, giúp chúng ta đánh giá đúng mức giá trị của cải  vật chất ở đời này / Hy vọng đó sẽ nên như nguồn sáng làm cho cuộc đời Kitô hữu trở nên tốt đẹp hơn.

21/ Ánh sáng mà chúng ta chiếu rọi sẽ là ánh sáng gì nữa?ánh sáng tin yêu / Tin yêu Chúa, tin yêu người / tin yêu mới có thể xây dựng cuộc sống thấm đượm tình người / tin yêu mới có thể tha thứ, hòa giải / Tin yêu mới thoát ra khỏi bóng tối hận thù, chia rẽ, bất hòa / Tin yêu là ánh sáng làm ấm áp tình người / làm cho thế giới gần gũi, thân thiện / làm cho cuộc đời trở nên đáng yêu, đáng sống hơn.

22/ Còn một thứ ánh sáng nữa mà chúng ta cần phải chiếu: là ánh sáng công bình, bác ái / Niềm tin yêu phải được chứng minh bằng đời sống công bình bác ái / Tin yêu Chúa phải giữ ranh giới là công bình để chúng ta không xâm phạm vào bất cứ thứ gì của kẻ khác / sau đó niềm tin yêu phải được thể hiện qua tình bác ái, giống như một nhịp cầu bắt ngang qua các hố sâu bất công, để chúng ta có thể đi đến với anh em và mang Chúa Hài Đồng đến cho họ.

23/ Không tin yêu, con người sống trong nghi ngờ, con người sẽ sống cô đơn, thiếu công bình bác ái, con người sẽ sống phi nhân, tàn nhẫn / chỉ có ánh sáng đạo đức mới xóa tan bóng tối / Chỉ có ánh sáng đạo đức mới làm cho thế giới này trở nên vui tươi, hạnh phúc hơn.

 

Bài 3: KẺ ĐI TÌM CHÚA

24/ Đạo sĩ là gì? Còn gọi là thuật sĩ / những nhà tu tiên xa lánh trần tục / những người ở trong hang cốc để luyện phép trường sinh / Các đạo sĩ trong Phúc Âm được hiểu theo nghĩa khác, là những bậc thân hào nhân sĩ, là những chiêm tinh gia, là những thầy tư tế ngoại giáo / Người ta cho rằng họ đến từ vùng Ả-rập / Chúng ta có thể đọc lại ở Thánh vịnh 72 / chính vì truyền thống triều cống thời Cựu Ước nên Giáo Hội Kitô giáo đã gọi các đạo sĩ là: ba vua.

25/ Từ lễ kính này, và từ bài đọc I và II nói lên điều gì? Nói lên tính phổ quát toàn cầu của ơn cứu độ mà Thiên Chúa đã dành cho nhân loại / Tin Mừng chống đối tất cả mọi chủ nghĩa phân biệt chủng tộc / Mọi màu da, tiếng nói, mọi sắc tộc đều được kêu gọi để phổ biến Mầu Nhiệm Giáng Sinh và cùng đến để chung hưởng một niềm vui phổ quát / niềm vui chung của mọi người.

26/ Thiên Chúa đã phổ biến niềm vui ơn cứu độ bằng cách nào? Thiên Chúa cần một vì sao sáng mọc lên để mời gọi nhân loại / Giáo Hội nhận lãnh trách vụ duy trì nguồn sáng ấy để đánh thức và hướng dẫn loài người.

27/ Người Kitô hữu phải làm gì với sứ vụ dẫn đường cho người khác? Người Kitô hữu là 1 thành phần của Giáo Hội, sứ vụ ấy đòi hỏi chúng ta phải biết nêu cao gương sáng bằng đời sống đức tin, bằng những lời nói việc làm xây dựng tình nhân ái và dấn thân phục vụ tình đồng loại / Làm được như vậy là chúng ta đã thắp lên nguồn sáng Phúc Âm và đem được niềm vui đến cho anh em.

28/ Lễ vật của 3 vua mang ý nghĩa nào? Theo lối giải thích của truyền thống: những lễ vật ấy tượng trưng cho vương quyền, thiên tính và cuộc khổ nạn của Đức Giê-su / Trầm hương là thứ hương liệu đốt ở bàn thờ dâng hương trong đền Giê-ru-sa-lem tượng trưng cho lễ vật dâng hiến để tỏ lòng thờ phượng / Vàng: là những thứ chỉ dành riêng cho vua chúa, những bậc cao sang quyền quý / Mộc dược dùng để ướp xác kẻ chết / Những lễ vật này nói lên rằng: Đức Giê-su là Thiên Chúa chúng ta, là Vua muôn vua, là Đấng Cứu Thế.

29/ Câu chuyện của vị đạo sĩ thứ 4: Ông Hen-ry van Dyke, tường thuật một câu chuyện nhan đề: còn một đạo sĩ nữa / (The Other wise man) / Vị đạo sĩ thứ 4 này, thay vì đi cùng 3 ông kia để đi tìm vị vua mới sinh ra ở Bê-lem, vị đạo sĩ này tên là Artaban, ông chọn 3 viên ngọc quý nhất trong kho để đem tặng Hài Nhi Giê-su / Thế nhưng trên đường đến cùng 3 nhà đạo sĩ kia, ông gặp bất cứ ai xin, ông cũng đem ra tặng hết / Người thứ 1 là 1 cụ già rét run vì lạnh, động lòng trắc ẩn, ông đã tặng cho cụ già viên ngọc thứ nhất / Đi thêm một đoạn nữa, ông gặp một toán lính toan làm nhục một cô gái / ông đem viên ngọc thứ 2 ra để thương lượng làm tiền chuộc lại cô gái / Khi đi vào địa hạt Bê-lem, ông gặp một toán lính của vua Hê-rô-đê sai đi để tàn sát các hài nhi trong một làng lân cận / Ông đành phải rút ra viên ngọc cuối cùng, thuyết phục đám lính từ bỏ việc làm gian ác / Tìm được Hài Nhi Giê-su, vị đạo sĩ này chỉ còn 2 bàn tay trắng / Ông khá bối rối khi kể lại cuộc hành trình của mình cho Hài Nhi nghe / khi nghe xong câu chuyện, Hài Nhi Giê-su đã đưa ra 2 bàn tay bé nhỏ của mình ra nắm lấy 2 bàn tay trắng của vị đạo sĩ như là một cử chỉ nhận quà / Nó không phải là vàng bạc châu báu nhưng là một tấm lòng vàng / Chính nhờ những nghĩa cử tốt đẹp đó nên Thiên Chúa mới tỏ mình ra cho mọi người.

30/ Lễ Hiển Linh mang ý nghĩa gì? Là Lễ Thiên Chúa tỏ mình ra cho mọi người / Thiên Chúa không chỉ tỏ mình ra cho Dân Riêng mà còn tỏ mình ra cho muôn dân / Chúa muốn chúng ta cộng tác với Chúa để làm bừng lên ánh sáng mà Chúa đã cho xuất hiện từ phương Đông / Cũng có nghĩa là: Thiên Chúa muốn dùng ánh vinh quang đã chiếu dọi trên dân Chúa để biến Dân Chúa thành tụ điểm để Thiên Chúa thu phục muôn dân / Để mọi người cùng lên tiếng ca ngợi Chúa!

31/ Herôđê tượng trưng cho điều gì? Hêrôđê tượng trưng cho một thứ quyền lực gian xảo, quỷ quyệt, chỉ biết khư khư giữ lấy ngai vàng của mình như một lẽ sống.

32/ Dân chúng thành Giê-ru-sa-lem tượng trưng cho điều gì? Con dân thành Giê-ru-sa-lem đáng lẽ phải vui mừng khi họ nghe tin: “Vua người Do Thái mới sinh ra” / Đấng mà họ trông đợi như vị cứ tinh, thì trái lại họ lại hoảng hốt như vua Herode / Họ ngại phải dấn thân vào một sự thay đổi/ Dù trong thâm tâm họ vẫn tin rằng sự thay đổi đó sẽ giải thoát họ.

33/ Còn các tư tế và các thầy thông luật thì sao? Bọn họ biết rõ nơi chốn vị cứu tinh sẽ ra đời/ Nhưng không ai màng đến sự xuất hiện của Ngài / để rồi cuối cùng chỉ có những ông vua dân ngoại đến tìm vua dân Do Thái / bên cạnh đó cũng chỉ là những người cùng rốt của xã hội, là các mục đồng / đến thờ lạy Đấng Cứu Tinh của nhân loại.

34/ Chân lý cuối cùng của Mầu Nhiệm Giáng Sinh là gì? Như Thánh Yoan viết: Thiên Chúa thì nào có ai thấy được Ngài bao giờ? Làm sao ai có thể thấy Ngài được? Nhưng Người Con Duy Nhất của Ngài đã làm người và cho chúng ta thấy được hình ảnh Thiên Chúa mang bản tính loài người,Ngài làm người như chúng ta và đang ở giữa chúng ta / Kết luận rằng: Từ khi có Ngôi Lời Nhập thể / ai tin nhận Đức Kitô là tin nhận Thiên Chúa / Ai khước từ Ngài là khước từ chính Thiên Chúa.

35/ Câu hỏi: Ai là người có thể làm cho người ta biết Đức Kitô / nếu không phải là mỗi người Kitô hữu chúng ta?

 

Bài 4: MỘT ÁNH SAO DẪN ĐƯỜNG THỜI ĐẠI

36/ Chúng ta có thể nói gì về thân thế và sự nghiệp của Đức Kitô? Nếu chúng ta dùng lời nói để giải thích, thì chúng ta có thể bập bẹ, đưa ra một số chi tiết về con người của Đức Kitô, về giáo thuyết, về thân thế sự nghiệp của Đức Kitô / Những điều trên đây, người có thiện chí thì có thể thấy / có thể biết.

37/ Nếu chúng ta có thể chứng minh sự hiểu biết của mình về Đức Kitô bằng chính đời sống của mình, thì chúng ta có làm được không? Thánh Phao-lô nói: “Xin ông bà anh chị em hãy bắt chước tôi, như tôi đã sống noi gương Đức Kitô” thì chắc chắn chúng ta không dám nói / vì sao? Vì cuộc sống hiện tại của chúng ta thì ai cũng biết rõ /chúng ta sống chưa đúng .

38/ Chúng ta có thể nói rõ hơn về điều này: Bản thân tôi, tôi chưa gặp được Thiên Chúa dù rằng miệng tôi luôn nói: “Chúa ở khắp mọi nơi / Thiên Chúa ở trong lòng tôi / Thiên Chúa ở trong mọi người” / Nhưng thật sự tôi không nhìn thấy Thiên Chúa ở nơi ai cả / ít ra là Chúa cũng không ở trong tôi / Vì sự thật là những cử chỉ, lời nói của tôi đối với người chung quanh đã nói rõ điều đó / Và cũng chính điều này nói lên rằng: Chưa ai thấy Chúa nơi bản thân tôi cả / điều này cần được xét lại.

39/ Người ngoại giáo họ đang hỏi chúng ta điều gì? Biết bao nhiêu người ngoại giáo đang sống trong tối tăm thiêng liêng / Họ không ngớt hỏi chúng ta: Đức Vua dân Do Thái sinh ra ở đâu? Đức Chúa người Công giáo sinh ra ở đâu? Đức Giê-su là ai? Họ đang lầm lũi đi trong lầm lạc, họ đang khao khát chân lý / Các Kitô hữu ơi, hãy trả lời họ đi, Đức Kitô là ai?

40/ Họ có cần chúng ta mở Kinh Thánh ra, mở sách vở ra để trả lời không? Nếu chúng ta diễn tả Đức Kitô như một nhà thông thái, thì họ không cần đâu / Họ không cần chúng ta lòe họ với một Đức Kitô được đóng khung trong sách vở / Nhưng là họ muốn nhìn thấy một Đức Kitô sống động qua con người của chúng ta.

41/ Con đường nào có thể đưa họ đến với Đức Kitô? Không có con đường nào khác khiến chúng ta có thể giới thiệu về Đức Kitô / Không có con đường nào khác giúp họ mau khám phá ra dung nhan của Đức Kitô ngoài con đường mà sách Tin Mừng đã vạch ra / Đó là con đường bác ái yêu thương.

42/ Tại sao chúng ta gặp khó khăn khi muốn đưa người khác đến với Đức Kitô? Chỉ vì chúng ta không rành đường, chỉ vì chúng ta quá mù mờ về con đường mình đang đi / khiến cho người khác không cảm thấy an tâm khi đi theo mình / Nếu chúng ta muốn làm người hướng đạo, chúng ta phải thuộc, phải rành đường / Ngoài ra chúng ta còn phải biết vượt qua những trở ngại, những khó khăn trên đường đi / Có như thế người khác mới có thể yên tâm mà đi theo chúng ta / Chúa nói: không có ai có thể cho người khác cái mà mình không có / ở đoạn khác: Lòng có đầy thì miệng mới nói ra.

43/ Nhu cầu sống đạo ở nhà thờ và bên ngoài xã hội khác nhau như thế nào? Sức mạnh mãnh liệt nhất của tình yêu chính là sự khiêm tốn / Nó có thể đưa con người đến với nguồn chân lý / nhưng người Kitô hữu phải luôn nghiệm ra rằng: đời sống đạo không chỉ đóng khung ở nhà thờ, đóng khung trong những nghi lễ / mà còn phải nhận ra những đòi hỏi, những nhu cầu của xã hội chung quanh / Chúng ta đừng cố bám víu vào những quyền lợi tôn giáo, những đầy đủ của cộng đoàn mình / mà mình có thể làm ngơ trước những khổ đau, bất hạnh của kẻ khác khiến cho nguồn sáng dẫn đường đến với Đức Kitô bị dập tắt / Khiến cho đường đi bị gián đoạn.

44/ Mẹ Thánh Terexa đã làm gì? Chính qua cuộc sống hy sinh vì mọi người / Mẹ Terexa đã làm cho mọi người thấy Thiên Chúa / Ngay cả Cuba và Liên Xô là 2 nước không thân thiện với đạo Công giáo, họ cũng mời Mẹ đến thăm và cho phép Bà lập dòng các Chị em Thừa Sai Bác Ái với quyền được thu nhận tập sinh / trong khi các dòng khác đã có mặt 2 nơi này từ lâu / nhưng vẫn chưa có được phép này.

45/ Tại sao lại như thế? Từ khi mẹ là một nữ tu trẻ / 1918 / Mẹ đã dám mạo hiểm trong khiêm tốn nhưng lòng đầy tình yêu Chúa, và yêu người / mẹ được sống trong tập thể tu viện với đầy đủ tiện nghi của một nhà dòng chuyên dạy con gái nhà giàu / Đương nhiên đời sống như vậy sẽ được bảo đảm hơn là phải sống cô đơn giữa một xóm ổ chuột / thế mà trong một thời gian dài / Mẹ Thánh đã lang thang trên khắp nẻo đường của thành phố Calcutta / bởi vì mẹ thấy rõ: Chúa Giê-su đang sống trong những người nghèo trên khắp các vỉa hè của những ngôi nhà giàu có dư giả / Bọn họ vẫn cứ giả vờ quên rằng: có biết bao nhiêu Lazaro đang nằm chết đói ngoài của nhà mình! Kẻ nghèo đang chờ những mẫu thức ăn rất nhỏ vất đi từ những bàn tiệc linh đình, sang trọng của họ .

46/ Tình yêu Thiên Chúa đã tác động như thế nào đến một nữ tu yếu hèn như thế? Tình yêu của Chúa đã biến đổi sự yếu hèn của vị nữ tu đó, trở nên một sức mạnh vô địch / Không bao lâu sau, những căn nhà bé nhỏ ấy của mẹ Thánh đã phải nới rộng ra, đã phải tràn ra trên nhiều quốc gia khác trên thế giới / Chưa đầy 40 năm sau, Đoàn Thừa Sai Bác Ái đã chóng lớn như một phép lạ / Cuối cùng mẹ Thánh cũng đã được trao tặng vinh dự lớn nhất của người đời, đó là “giải thưởng Nobel hòa bình”.

47/ Mẹ Thánh đã cho người ta thấy Thiên Chúa là Đấng như thế nào? Mẹ đã vẽ dung nhan của Thiên Chúa ở cuối thế kỷ 20 là như thế đó, một Thiên Chúa yêu thương quảng đại, sẻ chia , đã sống lại / Còn hình ảnh của những cái tôi ích kỷ, của những tập thể ích kỷ đã chết / Thiên Chúa đã trở lại đúng với bản tính của Ngài là Thiên Chúa tình thương, Ngài đã hy sinh Người Con cho nhân loại phản bội / Thiên Chúa đã chết cho người mình yêu / tuy rằng chúng ta không đáng yêu chút nào.

 

TÓM Ý

1/ Ta có thể gặp Chúa ở đâu? Thiên Chúa làm người đang ở giữa chúng ta, Chúa hiện diện trong nhà chầu, nơi hang đá Bê-lem / nơi những con người nghèo hèn, khốn khổ.

2/ Ai là người muốn gặp Chúa? Không phải Chúa chỉ đến với người Do Thái, mà còn đến với dân ngoại ở phương Đông  ,mà đại diện là các đạo sĩ đến với Chúa hôm nay.

3/ Ơn cứu độ được dành cho ai? Ơn cứu độ dành cho tất cả mọi người / là một ơn phổ quát, không phân biệt màu da, tiếng nói, sắc tộc / Không riêng gì dân Do Thái.

4/ Tại sao Thiên Chúa muốn phá đổ hàng rào kỳ thị? Vì người Do Thái vẫn coi người ngoại bang là dân ngoại, là phường tội lỗi, là kẻ thù / và cấm tiếp xúc với họ / Họ kỳ thị về tôn giáo, giai cấp, màu da, tiếng nói / Đây là hàng rào họ tự dựng lên / để bảo vệ quyền lợi ích kỷ của mình.

5/ Tình yêu của Thiên Chúa mang đặc thù nào? Tình yêu Thiên Chúa mang đặc tính phổ quát, dành cho mọi người / Thiên Chúa luôn muốn tập hợp mọi dân mọi nước dưới ánh sáng chân lý của Ngài / Ngài muốn đưa tay ôm ấp mọi người / Liệu chúng ta có muốn được cứu không ?

6/ Chúa cần gì nơi chúng ta? Khi tạo dựng chúng ta, Chúa không hỏi ý kiến, nhưng khi muốn cứu chúng ta, Chúa cần chúng ta đồng ý và cộng tác!

7/ Tại sao người nhà không chịu đón nhận Chúa? Chúa là ánh sáng chiếu soi trong u tối, nhưng tối tăm lại không chịu tiếp nhận ánh sáng / Người thân không chịu tiếp nhận Ngài / Luật sĩ, biệt phái không thèm gặp Chúa / Còn Herode thì lại muốn gặp Chúa với một âm mưu thâm độc!

8/ Tâm tình của mục đồng và các đạo sĩ ra sao? Khi nghe báo tin, họ đến chầu Chúa ngay / Các đạo sĩ dù có mò mẫm trong bóng đêm, nhưng họ tin vào ánh sao lạ nên rốt cuộc họ cũng tìm gặp được Chúa để thờ lạy.

9/ Hôm nay chúng ta được ai báo tin? Chúng ta được sách Tin Mừng cộng với những giáo huấn của Giáo Hội và những gương sống thánh của Mẹ Maria, là các gương sống thánh của các Thánh, là Thập Giá, là sự Phục Sinh của Chúa Kitô / là những Kitô hữu trong toàn thể Giáo Hội / chúng ta đi theo mà không sợ bị sai đường / Chúng ta sẽ gặp Chúa.

10/ Lễ Hiển Linh, Chúa mời gọi ta điều gì? Một cuộc hẹn gặp gỡ giữa trời và đất, một quà tặng của tình yêu Thiên Chúa dành cho loài người / Chúa mời gọi chúng ta hãy đến nhận lãnh.

11/ Lên đường là gì? Là từ bỏ những bảo đảm cũ / từ bỏ những nhu cầu tầm thường để nhận lãnh những bảo đảm mới,  vĩnh cửu hơn, hạnh phúc hơn.

12/ Chúa đến có bất ngờ không? Không bất ngờ vì Ngài đã báo trước / nhưng vì Chúa đến quá bình thường nên liệu chúng ta có dám tin không? Hay là chúng ta lại lóe mắt vì những thứ ánh sáng khác, để rồi cuối cùng chúng ta đi sai đường , chúng ta không gặp được Chúa.

13/ Đạo sĩ là ai? Họ là những người ngoại đạo, ở phương xa, không hề biết gì về Kinh Thánh. Sau khi đi theo ngôi sao lạ, đến Giêrusalem họ mới biết Kinh Thánh, sau đó họ đã gặp được Chúa, đã thờ lạy, đã thần phục và đã dâng  lễ vật .

14/ Dân Do Thái đã phản ứng ra sao khi nghe tin báo? Kinh thành Yerusa-lem đang ngủ mê, nên khi nghe tin báo, họ lại tiếp tục ngủ / không cần màng tới, chỉ có vua Herode là giật mình / ông ta sợ Chúa Giê-su chiếm ngai vàng!

15/ Hôm nay ai là ánh sao dẫn đường? Hôm nay có biết bao người đi tìm kiếm Chúa / Rất nhiều người muốn tìm gặpvà đi theo Chúa / nhưng họ không biết đường nhưng chưa tìm được người dẫn đường.

16/ Ngôi sao ngày xưa và ngôi sao hôm nay: Chúa muốn người Kitô hữu là ánh sao dẫn đường / Hôm nay có quá nhiều thứ sao nên họ không biết đi theo ai! Chúng ta phải trở thành một ngôi sao thiêng liêng cho đúng nghĩa / Ngôi sao chúng ta phải sáng / đời sống đạo phải sáng, phải phản chiếu ánh sáng mà chúng ta nhận được từ nơi Thiên Chúa.

17/ Có bao nhiêu thứ ánh sáng chúng ta phải phản chiếu? Thưa có 3 thứ: thứ nhất là ánh sáng hy vọng, hy vọng vào ơn cứu độ / giúp chúng ta vững bước với lý tưởng sống của mình / lý tưởng hy vọng vào cuộc sống mai sau của mình / Hy vọng sẽ là nguồn sáng làm cho cuộc đời Kitô hữu tốt đẹp hơn / Thứ hai là ánh sáng tin yêu Chúa, tin yêu người, tin yêu mới có cuộc sống thấm đượm tình người, tin yêu mới thoát ra khỏi bóng tối hận thù, chia rẽ, bất hòa / Nó giúp cho cuộc sống ấm áp tình người, sống thân thiện và hạnh phúc hơn / Thứ ba là ánh sáng công bình bác ái / Công bình bác ái là cách chứng minh cho lòng tin / là ranh giới để chúng ta không xâm phạm vào kẻ khác /sau đó niềm tin yêu phải được thể hiện bằng hành động bác ái, cũng chính là nhịp cầu bắt ngang qua hố sâu bất công để Chúa có thể đến với họ, để chúng ta mới có thể đến với anh em.

18/ Ánh sáng là gì? Ảnh hưởng thế nào nào? Ánh sáng xua tan bóng tối, ánh sáng làm cho thế giới này trở nên vui tươi hạnh phúc hơn.

19/ Dẫn đường là gì? Người Kitô hữu là một thành phần của Giáo Hội / Đòi hỏi người Kitô hữu phải nêu cao gương sáng đời sống đức tin bằng lời nói việc làm có tính cách xây dựng cụ thể tình thân ái và dấn thân phục vụ đồng loại / là đem tin vui đến cho anh em.

20/ Ý nghĩa của 3 lễ vật: tượng trưng cho vương quyền, thiên tính và cuộc khổ nạn của Chúa Kitô / Vàng dành cho vua chúa / Nhủ hương dành cho việc thờ phượng / Mộc dược để ướp xác.

21/ Câu chuyện vị đạo sĩ thứ 4 / Chỉ đến chầu Chúa bằng việc bác ái mà không có lễ vật.

22/ Herode tượng trưng cho điều gì? Tượng trưng cho thứ quyền lực gian xảo / độc ác.

23/ Mầu Nhiệm Giáng Sinh là gì? Thiên Chúa nào có ai thấy được / Chúng ta chỉ có thể thấy được Ngài qua hình ảnh Người Con Duy Nhất đầu thai làm người / đang ở giữa chúng ta/ và Ngài phán rằng: Ai tin vào Con Của Ngài là tin vào Ngài / Ai khước từ Con Ngài là khước từ chính Ngài.

24/ Chúng ta có thể nào nói rành về thân thế của Đức Kitô không? Bằng cách nào? Chúng ta có thể dùng lời nói để bập bẹ về Ngài / có thể đưa ra một số chi tiết về con người của Đức Kitô / nhưng liệu chúng ta có thể chứng minh được sự hiểu biết của mình bằng đời sống đạo của mình không? Nếu chúng ta dám nói như Thánh Phao-lô: anh chị em hãy bắt chước tôi, như tôi đã sống noi gương Đức Kitô.

25/ Tôi đã gặp được Chúa chưa? Ai đã thấy Chúa hiện diện trong tôi? Bản thân tôi cũng chưa gặp được Chúa / nhưng miệng tôi vẫn cứ rêu rao: Chúa ở khắp mọi nơi, Chúa ở trong tôi, Chúa ở trong mọi người / nhưng thật sự không ai có thể nhìn thấy Chúa trong tôi cả! Bởi vì cách tôi đối xử với những người chung quanh đã nói rõ điều đó!

26/ Người ngoại giáo đang hỏi chúng ta điều gì? Biết bao người ngoại giáo đang sống trong tăm tối thiêng liêng / Họ luôn miệng hỏi chúng ta: Chúa của người Công giáo sinh ra ở đâu? Đức Giê-su là ai mà chúng tôi không thấy? Họ đang đi trong lầm lạc, họ đang đói khát chân lý, chúng ta hãy trả lời họ đi.

27/ Con đường nào có thể đưa họ đến với Đức Giê-su? Họ không cần chúng ta mở sách Tin Mừng ra rồi đọc thao thao bất tuyệt về Đức Kitô đâu / họ không muốn chúng ta đóng khung Đức Kitô trong sách vở / nhưng họ muốn nhìn thấy hình ảnh sống động của Đức Kitô qua cuộc sống của chúng ta / Đó là con đường Tin Mừng được diễn tả bằng hành động.

28/ Chúng ta có rành đường đi không? Muốn làm người hướng đạo, chúng ta phải rành đường / con đường mà Tin Mừng vạch ra chính là con đường bác ái yêu thương / Nếu chúng ta quá mù mờ về con đường mình đang đi, làm cho người khác không an tâm khi đi theo chúng ta / Ngoài việc rành đường, chúng ta còn phải biết vượt qua những trở ngại trên con đường đi / Có như thế người khác mới an tâm đi theo chúng ta! Không ai có thể cho người khác cái mà mình không có.

29/ Sống đạo ở nhà thờ và sống đạo ở ngoài đời có khác nhau không? Sự khiêm tốn là sức mạnh mãnh liệt nhất của tình yêu vì nó có thể đưa con người đến nguồn chân lý / Người biệt phái bị Chúa Giê-su quở trách vì họ chỉ biết sống đạo ở nhà thờ, đền thờ, trong các nghi lễ / mà sống đạo là phải biết đáp ứng các nhu cầu của xã hội chung quanh / Chúng ta không được bám víu vào những tiện nghi khi ở trong gia đình hay nơi cộng đoàn, mà có thể làm ngơ trước những khổ đau, bệnh tật, thiếu thốn của kẻ khác / Đây cũng chính là lý do làm dập tắt nguồn sáng dẫn đường đến với Đức Kitô / khiến cho đường đi bị gián đoạn.

30/ Mẹ Thánh Terexa Calcutta đã làm gì / đã nhận được điều gì? Chính cuộc sống hy sinh phục vụ người nghèo, mẹ Thánh đã cho mọi người thấy dung nhan Thiên Chúa / Ngay cả những nước không thân thiện với đạo Chúa như Cuba, Liên Xô, cũng đã mời mẹ Thánh đến thăm và cho phép mẹ lập dòng, thu nhận tập sinh / trong khi các dòng khác đã đến đây từ lâu nhưng chưa được họ cấp phép này.

31/ Tác động của tình yêu Thiên Chúa ra sao? Trong một thời gian dài mẹ Thánh đã lang thang khắp nẻo đường phố Calcutta / Bởi vì mẹ Thánh thấy rõ: Chúa Giê-su đang sống trong những người nghèo ở khắp các vỉa hè ,cạnh những biệt thự giàu có / Đám nhà giàu quên rằng: có quá nhiều Lazaro đang nằm chết đói ngoài cổng nhà mình / Người nghèo đang trông chờ những mảnh bánh vụn rơi xuống từ bàn ăn của các ông nhà giàu! Mẹ đã lãnh nhận được phần thưởng cao quý của người đời: “Giải Nobel hòa bình”.

32/ Mẹ Thánh đã vẽ chân dung Chúa ra sao? Mẹ đã vẽ lên hình ảnh một Thiên Chúa yêu thương, quảng đại, sẻ chia , ngài đã sống lại / Còn hình ảnh của những cái tôi ích kỷ đã chết / cái ích kỷ của tập thể đã chết / Thiên Chúa mà hôm nay mẹ Thánh vẽ chân chung, đã trở lại đúng với bản tính của Ngài: là Thiên Chúa của tình yêu thương.

33/ Thiên Chúa yêu chúng ta, còn chúng ta đáp lại thế nào? Thiên Chúa đã chết đi cho nhân loại, đã chết cho người mình yêu / đã chết cho mỗi người chúng ta, cho dù chúng ta là những con người bội bạc và không đáng yêu chút nào !

Giuse Luca/  Kinh Thánh Emmaus

 

 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 1318
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  12
 Hôm nay:  859
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11418693
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top