Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Phần 1: Quan Niệm Nền Tảng Đức Bác Ái

(+)THỰC HÀNH ĐỨC BÁC ÁI - KITÔ GIÁO
 
Đức bác ái không thu hẹp trong khung khổ chỉ nguyên bố thí của cho người nghèo, hay đừng nói xấu người khác mà thôi. Nó còn bao hàm phạm vi rộng rãi, bao la hơn .

Bác ái là một nhân đức trực thuộc Thiên Chúa; đã trực thuộc Thiên Chúa, thì đối tượng trực tiếp chính là Thiên Chúa, qua các anh em. Nó chỉ có mỗi một đối tượng Thiên Chúa mà thôi: tức là đức ái làm cho ta mến Chúa qua người khác, và ta yêu người khác qua Chúa. Nói cách khác, nó là thần lực siêu nhiên, là ơn ban, nhờ đó ta có thể yêu mến người khác cũng một tình yêu mà Thiên Chúa vẫn yêu mến họ.

Bao lâu chúng ta không nhìn nhận Thiên Chúa trong người khác, bấy lâu đối với họ, chưa gọi được có tình yêu, thứ tình yêu Thiên Chúa muốn cho ta yêu mến Người, và Người âu yếm ta: như thế ta chưa hiểu đức ái là gì cả.

Cố nhiên Thiên Chúa yêu mến chúng ta, bằng cũng một tình yêu Người luôn luôn yêu mình Người. Nói thế nghe lạ tai nhưng là một sự thật: vì Chúa đã yêu ta, và còn yêu ta như điên như dại!

“Thiên Chúa đã thương yêu thế gian, đến mức ban Con Một cho”. Thánh Phaolô tuyên bố trường hợp mình, cũng như trường hợp tất cả chúng ta. “Trong đức tin Chúa Kitô, Đấng đã yêu tôi, và phó mình cho tôi”. Gal.II,20).

Mười Điều Răn tóm về hai quan điểm này: một là mến Chúa, hai là yêu người, nhưng có đem đổ dồn lại một đức ái còn đúng nghĩa hơn. Vì mến Chúa, yêu người không phải là hai sự kiện khác nhau: nó chỉ là hai lĩnh vực, cùng thuộc về một đức ái, có thể định nghĩa như sau:

MẾN CHÚA BAO HÀM CŨNG MỘT TÌNH YÊU MẾN, YÊU CHÍNH CHÚA VÀ TẤT CẢ NHỮNG GÌ MẬT THIẾT VỚI NGƯỜI, YÊU NHÂN TÍNH CHÚA KITÔ, VÀ TRONG CHÚA KITÔ, YÊU TẤT CẢ TRONG NHIỆM THỂ NGƯỜI.

Thực thế, căn bản cốt yếu của giới răn bác ái Công Giáo chỉ là tín điều chúng ta sát nhập vào Chúa Kitô, một tín điều người ta ít biết đến.

Cha Dom Marmion viết: “Một tâm hồn thiếu bác ái, không thể kêu: Lạy Chúa, con yêu mến Chúa. Nói như thế là nói dối, vì họ không bao quát cùng tình yêu đối với Chúa Kitô và các chi thể Người, họ dừng lại ở nhân tính cá nhân Đức Kitô mà quên mất khúc nối tiếp nhiệm thể, tức là thân thể Mầu Nhiệm Chúa Giêsu”.

“Khi chúng ta rước lễ, chúng ta phải sẵn sàng quảng đại bồng bế Chúa Kitô và những gì liên kết với Người, trong cùng một tình yêu mến”.

Công cuộc sáng tạo lạ lùng của Thiên Chúa vô cùng tế nhị, không phải nguyên trong việc Nhập Thể hay ơn Cứu Chuộc và trong phép Thánh Thể, nhưng mục đích của tất cả các Mầu Nhiệm đó là sát nhập kỳ diệu khiến mỗi người chúng ta được một phần vào bản thân Chúa.

Chúa Kitô, quả thực không phải chỉ nguyên Chúa Giêsu thôi, mà còn là Chúa Giêsu với tất cả các linh hồn, nhờ ơn nghĩa Thánh hợp nhất với Người (Chúa Kitô Toàn Thể, Chúa Kitô Tổng Hợp).

Như chúng ta đây, người nọ đối với người kia là anh em với nhau, không phải vì hết thảy là con cháu nguyên tổ Ađam Evà, nhưng vì nhờ ơn Thánh, cùng được hưởng mạch sống Thiên Chúa chuyển thông trong tâm hồn chúng ta.

Thánh Têrêxa Cả ở Avila tuyên bố theo ý tôi, “Phương pháp chắc chắn hơn cả, để biết chúng ta có giữ hai điều răn của đức ái, là xem tình trạng bậc trọn lành của chúng ta đối với tha nhân thế nào”.

“Chúng ta kính mến Thiên Chúa ư? Điều đó chúng ta không thể biết được, mặc dầu chúng ta có những dấu tích để đoán được như thế. Nhưng biết có yêu tha nhân không, phải, điều này chúng ta biết được.”

“Các con hãy yên tâm, các con càng tiến tới thêm yêu mến tha nhân hơn bao nhiêu, các con lại càng kính mến Thiên Chúa hơn bấy nhiêu.”

1. LÝ DO THỨ NHẤT: VÌ CHÚA GIÊSU KITÔ COI TẤT CẢ NHỮNG GÌ CHÚNG TA LÀM CHO NGƯỜI KHÁC, LÀ NHƯ LÀM CHO CHÍNH CHÚA

“Hễ ai tiếp rước một đứa trẻ nhân danh Ta, đó là tiếp rước Ta (Luc.9,48)

Chúng ta nhắc tới bản án công phán chung thẩm, thánh sử Matthêu đề xuất cho chúng ta thấy trước. Không ai có thể tin rằng để thưởng công cho ai được vào nước trời, Chúa lại sát hạch nguyên thái độ chúng ta xử đối với người khác thôi. Nếu có thể thì bản án chung thẩm này không thành vấn đề. Chẳng qua là Chúa sớm cảnh cáo cách chúng ta sẽ đối xử với anh em.

Vua cả trời đất sẽ phán với các người ở bên hữu rằng:

“Hỡi các người Cha Ta chúc phúc. Hãy đến, vì Ta đói các ngươi cho Ta ăn, Ta khát các ngươi cho Ta uống… Ta là người cơ nhở, các ngươi tiếp rước Ta, Ta không có áo, các ngươi cho Ta mặc, Ta đau yếu các ngươi săn sóc, Ta bị tù, các ngươi thăm viếng…

Kẻ lành bỡ ngỡ hỏi Chúa rằng: “Thưa Chúa, có bao giờ chúng tôi đã làm bấy nhiêu công việc đó đâu? Chúa đáp: quả thật Ta bảo các ngươi, hết mọi lần các ngươi đã làm cho một trẻ nhỏ trong các anh em ta tức là đã làm cho Ta vậy”.

Trong bức tranh phác họa đổi ngược lại là số phận các kẻ bị lên án như sau: “Hỡi loài vô phúc hãy ra khỏi mặt Ta, vì Ta đói các ngươi không cho Ta ăn….”. Kẻ dữ đáp lại hỏi duyên cớ, được Vua cả trả lời: “Chỉ vì bay thiếu bác ái đối với anh em, tức là thiếu sót đối với Ta”. (Mt.25,34-46)

Khi ai động chạm tay vào một người nào, không phải chỉ động chạm có tay thôi, nhưng đã động đến nhân vị người ấy. Lúc đả thương ở mắt người nào là đả thương đến toàn thể con người họ rồi.

2. LÝ DO THỨ HAI: VÌ CHÚA NHẬN BÁC ÁI LÀ ĐIỀU RĂN RIÊNG CỦA NGƯỜI

Vì là một điểm Chúa bận tâm hơn cả, nên mới trối như di sản, Ngài ban mệnh lệnh cuối cùng cho các môn đệ, trước khi lìa cõi trần: “Thầy ban điều răn mới đặc biệt riêng Thầy, như Thầy yêu quý các con thế nào, các con cũng yêu nhau như vậy” (Jn.13,34).

Thiếu bác ái với anh em, tức là làm cho Chúa bị thương tích đau đớn hơn hết, khác gì phân thây:

“Anh em hãy nên một thân thể với Chúa Kitô, mỗi chi thể, tùy theo bổn phận của mình” (I. Cor.12,27 và Rom.12,5).

3. LÝ DO THỨ BA: ĐỨC BÁC ÁI ĐỐI VỚI ANH EM LÀ PHƯƠNG PHÁP TRỌNG ĐẠI ĐỂ CHỨNG MINH CHO CHÚA THẤY CHÚNG TA TIN VÀ KÍNH MẾN THÀNH THỰC.

Chúa phán với Thánh Nữ Catarina Thành Sienna: “Con không làm gì phục vụ Cha, nhưng con có thể làm giúp đỡ anh em. Phần con không thể nào yêu mến Cha vô vị lợi, bởi vì con không thể mến Cha, mà đồng thời không kèm theo ý mong Cha thương con; thế nhưng Cha đặt sẵn con ngay bên cạnh anh em con, để con có thể làm cho họ, việc con không sao làm cho Cha được: tức là yêu mến vô vị lợi, không mong một ân thưởng hay một lợi lộc gì. Lúc đó Cha coi tất cả những gì con làm cho họ, là làm cho Cha”.

Nói cách khác: con có muốn biết cách nào con chứng minh lòng con biết ơn Cha không? Không cách nào trọn hảo hơn bằng cách xử tốt đối với tha nhân, hãy tỏ đôi chút lòng nhân hậu như Cha đã xử đối với con, để con yêu họ bằng cùng một tình yêu thúc bách Cha yêu con và Cha yêu họ.

4. LÝ DO THỨ BỐN: LÀ CHÚA GIÊSU CHỈ ĐỊNH ĐỨC BÁC ÁI LÀ ĐẶC ĐIỂM NGƯỜI KITÔ HỮU.

Theo luận điệu của Maurice Barrès, đó là đặc điểm riêng biệt đích thực thuộc về Chúa Kitô.

Thế ra dấu tích đích thực của Kitô hữu không phải là dấu Thánh Giá, không phải kinh Tin Kính, không phải thực hành một đôi việc đạo đức bề ngoài, mà chính đức bác ái vậy.

“Các con có thực tình yêu nhau, mọi người mới nhận biết các con là môn đệ Thầy” (Jn.13,35).

Antoine Martel trong ngày lịch sử của Đại học Montpèllier (Lễ Phục Sinh năm 1931) đã tuyên bố: “Người ta sẽ quan sát thấy chính tình yêu đó sống động trong chúng ta và ở giữa chúng ta”.

Thực vậy, chính hàm lượng đức bác ái thực của chúng ta, làm cho đời sống Kitô hữu chúng ta nên một lý chứng thuận hay nghịch với Chúa Giêsu Kitô.

5. LÝ DO THỨ NĂM: TÙY THEO NGƯỜI TA THÀNH THỰC THI HÀNH BÁC ÁI, MÀ NƯỚC CHÚA ĐƯỢC RỘNG SÁNG RA NHIỀU HAY LÀ ÍT TRÊN HOÀN CẦU.

Bài cầu nguyện cho chính Linh mục, Thánh Gioan thuật lại trong Phúc Âm thư đoạn thứ 17 hai lần (câu 21 và 23). Chúa nhấn mạnh hành vi truyền bá đức tin đem lại kết quả tất nhiên là các giáo hữu hiệp nhất với nhau: “Để hết thảy chúng nên một như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để các con cũng nên một trong Ta, để thế gian tin rằng Cha đã sai Con” (Jn.17,21).

Các giáo hữu sơ khai hiểu điều đó, khiến cho ông Trạch-Tu-Tiên (Tertullien) có thể đề cao như là thách đố: “Các người hãy coi họ yêu nhau thế!” Cái nhãn hiệu: “Hãy coi họ yêu nhau thế nào” trong Giáo Hội sơ khai, chẳng phải là khởi điểm cho nhiều cuộc trở lại đông đảo là gì?

Trong một buổi diễn thuyết khai mạc “Tuần báo Tri-thức Công Giáo” năm 1948, dưới đầu đề: “Người tri thức đứng trước bác ái Chúa Kitô” ông Daniel Rops giải thích đề tài như sau:

“Bác ái là một phương pháp hành động có một thần lực rất đặc biệt, nó là đòn bẩy (levier) có thể nhấc bổng cả thế gian, nó làm nên yếu tố động cơ của đại biến thiên lịch sử, tức là Cách mạng Thánh Giá…”

“Cuộc cách mạng Thánh Giá không giống bất cứ một cuộc cách mạng nào khác. Tất cả các cuộc cách mạng, lịch sử loài người biết và ghi lại, đều nhân danh vũ lực và bạo động. Có khi các chiến sĩ mang trong mình đức hy sinh thực sự, nhưng hoạt động của họ không kém thứ hoạt động đố kỵ và yêu sách.”

“Theo như ông Proudhon kêu lên: “Họ không có đòn bẩy mạnh, chỉ có cường bạo, thành ra không đi đến đâu cả” Cách mạng Thánh Giá, đơn phương trong phương pháp cũng như trong nguyên tắc, luôn luôn cự tuyệt không thèm dùng vũ lực và ghen ghét, không khi nào tìm dựa vào những đồng lõa xấu xa ngấm ngầm hợp với bản năng hư hèn.”

“Yêu mến thù địch ! Tha thứ những xúc phạm! Chịu đựng tất cả! Hy sinh bản thân! Như thế là điều lệ trọng đại, các giáo hữu mười hai thế hệ đầu đã trung thành giữ. Như thể là sức huyền bí, và đến lúc quyết liệt đã đem lại chiến thắng vẻ vang. Cách mạng Thánh Giá là Cách mạng Bác ái.”

“Cuộc cách mạng này phải luôn luôn khởi công lại.”

Ông Antoine Martel quả quyết: “Tình huynh đệ Kitô giáo đối với ta lúc này đây, là phương pháp cốt yếu để hoạt động tông đồ”. Hai lần ông nhấn mạnh trong tình thế hiện tại, vai trò bác ái không gì có thể thay thế được.

“Có lẽ trong giai đoạn chúng ta đang sống đây không cần phải thực hiện đức khó nghèo phải tới bậc anh hùng như đối với Thánh Phanxicô Khó Khăn để thực hiện cải tổ xã hội và hàng Giáo sĩ sa sút vì một số người sống xa hoa, hoạt động chia rẽ, bác ái quả là nhu cầu đặc biệt, để tái lập cộng đồng sống theo tinh thần Kitô Giáo…”

“… Thời đại chúng ta, hình như người ta ham muốn phụng sự cá nhân hơn là cộng đồng, như thế chúng ta phải sống thân mật hơn, tỏ tình huynh đệ bao quát hơn. Cũng như Thánh Phanxicô Thành Assisi, bất chấp những người đương thời tỏ ra bất mãn. Ngài đã cải huấn thời đại mình, chúng ta trong thời đại này, đối với tật ích kỷ, thù ghét không đâu, chúng ta phải nên chứng nhân sống động trong tình thương yêu lẫn nhau.”

Sức mạnh đích thực của tinh thần Kitô Giáo được đo lường bằng tình bác ái huynh đệ luân chuyển khắp hoàn cầu: quả quyết như thế không phải là là điều quá đáng.


Trở lại      In      Số lần xem: 7404
Tin tức liên quan
  • Kết Luận
  • Phần 3(Bài 12): Đức Ái Nhiệt Tâm Phục Vụ
  • Phần 3(Bài 11): Đức Bác Ái Hay Tha Thứ
  • Phần 3(Bài 10): Anh Em Sửa Lỗi Nhau
  • Phần 3(Bài 9): Đức Ái Hiền Hậu
  • Phần 3(Bài 8): Bác Ái Hay Nhẫn Nhục
  • Phần 2(Bài 7): Đức Ái Không Mừng ... Cùng Vui ...
  • Phần 2(Bài 6): Đức Ái Không Tức Giận
  • Phần 2(Bài 5): Đức Ái Không Quá Mê Của Cải Và Danh Giá
  • Phần 2(Bài 4): Đức Ái Không Khinh Người
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  24
 Hôm nay:  1422
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11419256
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top