Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho bổn Đạo Mới - Bài số: 046

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 046

 ĐỀ TÀI :  THEO CHÚA THÌ PHẢI DỨT KHOÁT.

          Thứ sáu , ngày28 / JUNE / 2019

I. GIÁO LÝ HÔN NHÂN:
 
ĐỀ TÀI:  SỰ LIÊN ĐỚI GIỮA CÁC BÍ TÍCH TRONG ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN 
 
1. Công dụng của các bí tích là gì? Bí tích là những dấu chỉ hữu hình, diễn tả cội nguồn ơn thánh mà Thiên Chúa dành ban cho các tín hữu của Ngài. Nguồn gốc của bí tích là do Chúa Giêsu thiết lập và truyền lại cho Hội Thánh, mục đích là để giúp thánh hóa con người, xây dựng Hội Thánh và là những nguyên tắc để con người biết thờ phượng Thiên Chúa.
2. Ý nghĩa của các phép bí tích là gì? Các bí tích liên quan đến đời sống đức tin của người Kitô hữu như là: Rửa tội là bí tích khai tâm gia nhập đạo khi trẻ thơ vừa sinh ra. Bí tích thêm sức và thánh thể giúp người tín hữu lớn mạnh trong đức tin. Bí tích hòa giải và xức dầu có sứ mạng chữa lành và giúp con người giao hòa với Thiên Chúa. Bí tích truyền chức và hôn phối giúp con người chu toàn bậc sống để xây dựng cộng đoàn.
3. Bí tích rửa tội giúp gì cho chúng ta? Bí tích rửa tội làm cho người tín hữu được ơn tái sinh làm con cái Chúa, làm chi thể trong thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô , trở nên đền thờ Chúa Thánh Thần và được ơn làm con cái Thiên Chúa. Như vậy bí tích rửa tội chính là cánh cửa dẫn con người vào trong ngôi nhà của Thiên Chúa.
4. Bí tích hôn phối mang lại điều gì cho tình yêu vợ chồng ? Bí tích hôn phối giúp cho đôi vợ chồng được thông phần vào giao ước tình yêu giữa Đức Kitô và Hội Thánh. Như vậy khi đôi bạn giao ước với nhau qua bí tích hôn nhân họ cũng sẽ trung thành với nhau trong đời sống đức tin để phát sinh lòng mến, bởi thế khi chịu phép rửa tội họ cũng muốn thực hiện lời giao ước trong hôn nhân của mình.
5. Bí tích rửa tội quan trọng như thế nào? Bí tích rửa tội chính là ơn tái sinh ,vì thế nó rất cần cho sự sống đời đời. Cho nên ai không có ơn tái sinh thì không thể vào nước Thiên Chúa (Ga 3, 5). Bởi thế phép rửa tội có thể tha tội tổ tông và tội mình làm, ban ơn thánh hóa, giúp ta trở nên con cái Thiên Chúa. Do đó đôi vợ chồng phải lo thực hiện việc rửa tội cho con cái của mình.
6. Rửa tội có mấy trường hợp? Có 3: Rửa tội thông thường khi con đầy 1 tháng tuổi. Rửa tội ngay cho con khi thấy cháu bé đau nặng, khi sinh khó, cho dù bào thai được bao nhiêu tháng, nếu chắc chắn con còn sống thì cha mẹ phải rửa tội ngay. Nếu không biết nó sống hay chết thì phải rửa tội hồ nghi. Nếu là thai, thì phải xé bọc thai đổ nước và đọc: Nếu thành, ta rửa con, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
 
7. Ý nghĩa của bí tích thêm sức là gì? Bí tích thêm sức làm cho người tín hữu được đầy ơn Chúa Thánh Thần, trở nên chứng nhân đức tin và có nhiệm vụ phải mở mang nước Chúa. Khi lãnh nhận bí tích hôn phối, đôi bạn trở nên chứng nhân cho tình yêu tự hiến như Đức Kitô và có bổn phận xây dựng nước Chúa trong bậc sống của mình, chính ơn Chúa Thánh Thần sẽ giúp cho đôi bạn vượt qua những đau khổ thử thách trong cuộc sống hôn nhân của mình, cũng như chu toàn nhiệm vụ giáo dục con cái trở nên người con của Chúa, góp phần mở mang nước Chúa. Chính Chúa Thánh Thần là nguồn mạch tình yêu giúp họ sống chung thủy với nhau.
8. Thế nào là sống bí tích thêm sức trong gia đình? Là lo sao cho mọi người trong gia đình được lãnh nhận bí tích thêm sức, hoạch định một chương trình truyền giáo cho gia đình mình, phải quan tâm và thường xuyên kiểm điểm công tác nầy.
9. Tại sao trong bí tích hôn phối lại cần có ơn hòa giải? Trước khi lãnh bí tích hôn phối, Hội Thánh khuyên cặp đôi nên xưng tội để tâm hồn mình trong sạch, xứng đáng lãnh nhận dồi dào ơn Chúa trong ngày thành hôn, hơn nữa trong suốt quá trình chung sống, đôi bạn làm sao có thể tránh những khiếm khuyết, những sai lầm về lòng trung thành, về đức nhẫn nại, những điều thiếu sót gây chán nản cho nhau. Ơn hòa giải giúp đôi bạn xóa đi những lỗi lầm, giúp họ phấn khởi đi tiếp trong cuộc sống hôn nhân với nhiều cố gắng hơn nữa. Bí tích hòa giải cũng giúp họ sống quảng đại và xả kỷ với nhau hơn và cũng giúp họ phấn đấu để sống hòa hợp với các thành phần khác trong gia đình ,ngoài lối xóm và nhắc họ sống hoán cải theo đường lối của Tin Mừng.
10. Tại sao người tín hữu nên xưng tội thường xuyên? Người có tính sạch sẽ thường sẽ thay quần áo hằng ngày, giặt ủi ngay sau khi thay. Người tín hữu có lòng đạo đức, dù không có sai lỗi trầm trọng, vẫn cố gắng xưng tội thường xuyên khoảng 1-2 tháng 1 lần. Họ không đợi đến lúc xưng tội mới chịu xét mình, nhưng họ sẽ xét mình hằng ngày, để rút kinh nghiệm và sống với Chúa với tha nhân quảng đại hơn. Muốn đạt được chiến thắng ta phải có lối sống dứt khoát ngay từ đầu và mỗi ngày. Họ loại trừ các dịp tội và cố chiến thắng những sai lầm nho nhỏ, hay phải loại trừ những tư tưởng xấu ngay lúc nó vừa mới manh nha.
11. Tại sao phải rước lễ thường xuyên? Thánh lễ Misa là ơn cứu độ vô giá, khi đôi bạn tham dự thánh lễ là bạn đang tham dự vào giao ước của tình yêu giữa Đức Kitô và Hội Thánh. Nhờ kết hiệp với Chúa, họ trở nên bạn đồng hành và luôn được Chúa thương trợ lực suốt đời. Khi đó không phải họ yêu nhau bằng thứ tình yêu có giới hạn mà bằng thứ tình yêu vô biên của Ngài.
12. Ý nghĩa của bí tích thánh thể trong hôn nhân là gì? Khi hiệp lễ là đôi bạn thông hiệp vào trong giao ước tình yêu. Họ trở nên một thân thể duy nhất, và trở nên tấm bánh tình yêu để bẻ ra và trao tặng cho nhau, là tấm bánh niềm vui, hạnh phúc và tâm hợp ý đầu, nhờ tấm bánh tình yêu này giúp họ lướt thắng mọi bực bội, muộn phiền, nhàm chán. Nhờ đó những ngày tháng sống trong bậc hôn nhân trở nên của lễ tình yêu đẹp lòng Thiên Chúa.
 
13. Muốn cơ thể khỏe mạnh, đôi bạn phải sống thế nào? Muốn khỏe mạnh, đôi bạn phải biết ngăn ngừa bệnh tật, sinh hoạt điều độ, ăn uống phải đủ chất bổ dưỡng, còn phải tập thể thao. Đối với người tín hữu, của ăn bổ dưỡng chính là năng rước thánh thể, đọc và suy niệm Lời Chúa, cầu nguyện thường xuyên và kiểm điểm đời sống đạo mỗi ngày.
14. Hôn phối có liên hệ gì với bí tích truyền chức thánh? Cả hai đều là hai bí tích phục vụ cộng đoàn do chính Chúa thiết lập. Bí tích hôn phối làm gia tăng số con cái Hội Thánh. Bí tích truyền chức thánh được tuyển chọn từ thành phần con cái trong gia đình để phục vụ Hội Thánh. Chính ơn gọi Linh Mục được gieo mầm từ trong gia đình, cho nên gia đình được gọi là những chủng viện sơ khởi.
15. Bổn phận của đôi bạn hôn nhân với bí tích truyền chức thánh là gì? Người tín hữu có bổn phận nâng đỡ các ơn gọi. Ngoài ra bậc cha mẹ phải tha thiết muốn dâng con cái mình cho Chúa, để làm công tác tông đồ. Cho nên công đồng Vatican II khuyến khích cha mẹ giúp đỡ cho con cái lựa chọn ơn gọi của mình. Nếu thấy chúng có ơn thiên triệu thì hãy thận trọng nuôi dưỡng ơn gọi đó.
16. Bổn phận các thành viên trong gia đình là gì? Cha mẹ có trách nhiệm xin ơn thánh hóa con cái, con cái cũng phải đáp lại bằng việc xin ơn thánh hóa cho cha mẹ. Chủ chăn trong xứ phải xin ơn thánh hóa giáo dân, đáp lại giáo dân cũng phải luôn cầu nguyện cho chủ chăn.
17. Giáo dân cộng tác với chủ chăn như thế nào? a) Giáo dân cộng tác với chủ chăn trong việc xây dựng giáo hội tại đại phương, đóng góp các sáng kiến cho việc truyền giáo. b) Cảm thông và cầu nguyện nhiều vì các ngài cũng là những con người yếu đuối. c) Nâng đỡ các Ngài cả về tinh thần lẫn vật chất. d) Khiêm tốn góp ý trong tình bác ái.
18. Hôn phối có liên đới thế nào với bí tích xức dầu? Trong ngày cưới, đôi bạn kết ước là sẽ chung thủy với nhau suốt đời. Cho nên cái chết là cuối đích của lòng chung thủy trọn vẹn nơi họ. Bí tích xức dầu là đoạn kết thúc của đọan lữ hành để bước vào nơi vĩnh cửu. Cho nên Thánh Thể là của ăn đi đàng giúp con người đủ sức đi tới bàn tiệc thánh muôn đời. Trong phút giây hấp hối, đôi bạn thấu triệt được sự cao đẹp trong đời sống hôn nhân. Đó là chúng ta đã đồng hành cùng Đức Kitô để vượt qua giai đoạn gian nan thử thách. Cho nên cái chết là cánh cửa cuối cùng dẫn tới một nơi có tràn đầy hạnh phúc vĩnh cửu. Hãy liệu cho bệnh nhân được xức dầu lúc họ còn tỉnh táo, các thân nhân nên có mặt để cầu nguyện cho bệnh nhân đủ sức vượt qua. Vì lúc ấy bệnh nhân đang chiến đấu nên rất sợ bị cô độc.
19. Bí tích xức dầu nhắc nhớ chúng ta điều gì? Nhắc chúng ta nhớ rằng: Người cao niên, ông bà cha mẹ trong gia đình không phải là gánh nặng, nhưng hãy coi đó là một ơn Chúa, người già nói lên những gì trong quá khứ, không có cổ thì làm gì có kim. Không có xương máu ông bà cha mẹ thì làm gì có chúng ta hôm nay. Nhờ lao động và kiến thức của các ngài nên chúng ta mới có kinh nghiệm và có cuộc sống tốt như hôm nay. Các ngài rất sợ bị bỏ rơi, cho nên chúng ta phải luôn tìm cách ở cạnh các ngài, đó là niềm an ủi lớn lao nhất trong tuổi già. Chúng con xin tạ ơn Chúa. **R
 
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:  CN XIII  TN / C  - Thứ sáu 28/06/2019
 
PHÚC ÂM:  Lc 9, 51-62
"Đức Giê-su nhất quyết đi Giê-ru-sa-lem. Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo."
 
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Lu-ca:
51 Khi đã tới ngày Đức Giê-su được rước lên trời, Người nhất quyết đi lên Giê-ru-sa-lem. 52 Người sai mấy sứ giả đi trước. Họ lên đường và vào một làng người Sa-ma-ri để chuẩn bị cho Người đến. 53 Nhưng dân làng không đón tiếp Người, vì Người đang đi về hướng Giê-ru-sa-lem. 54 Thấy thế, hai môn đệ Người là ông Gia-cô-bê và ông Gio-an nói rằng: "Thưa Thầy, Thầy có muốn chúng con khiến lửa từ trời xuống thiêu huỷ chúng nó không?" 55 Nhưng Đức Giê-su quay lại quở mắng các ông.  56 Rồi Thầy trò đi sang làng khác.
57 Đang khi Thầy trò đi đường thì có kẻ thưa Người rằng: "Thưa Thầy, Thầy đi đâu, tôi cũng xin đi theo." 58 Người trả lời: "Con chồn có hang, chim trời có tổ, nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu."
59 Đức Giê-su nói với một người khác: "Anh hãy theo tôi! " Người ấy thưa: "Thưa Thầy, xin cho phép tôi về chôn cất cha tôi trước đã." 60 Đức Giê-su bảo: "Cứ để kẻ chết chôn kẻ chết của họ. Còn anh, anh hãy đi loan báo Triều Đại Thiên Chúa."
61 Một người khác nữa lại nói: "Thưa Thầy, tôi xin theo Thầy, nhưng xin cho phép tôi từ biệt gia đình trước đã." 62 Đức Giê-su bảo: "Ai đã tra tay cầm cày mà còn ngoái lại đàng sau, thì không thích hợp với Nước Thiên Chúa."
Đó là lời Chúa.
 
 
ĐỀ TÀI:       THEO CHÚA THÌ PHẢI DỨT KHOÁT.
 
1. Tại sao Chúa Giêsu lại nhất quyết lên Giêrusalem? Cuộc sống tại trần gian của Chúa Giêsu được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn ẩn dật là từ khi sinh ra đến lúc vào trong hoang địa . Giai đoạn 2 từ sau khi phép rửa bên bờ song Giodan đến trước tuần thánh. Giai đoạn 3 từ thứ hai tuần thánh cho đến khi Chúa chết, phục sinh và lên trời.
2. Khi sắp sửa tới ngày được rước lên trời nghĩa là gì? Có nghĩa là hôm nay là ngày chấm dứt giai đoạn 1, giai đoạn sống phục tùng cha mẹ. Giai đoạn được sống tự do, không ai phê phán, không bị ai để ý, Ngài muốn làm gì thì làm, nhưng bắt đầu tới thời điểm hôm nay Chúa Giêsu nhất quyết lên Giêrusalem, cũng có nghĩa là Chúa nhất quyết phải đi đối diện với những gian nan khốn khó mà Chúa phải chịu để hoàn tất sứ vụ cứu độ trần gian.
3. Lý do nào mà Chúa phải lánh xa Giêrusalem? Bởi vì người Do Thái luôn chống đối, bắt bẻ và tìm mọi cách để hại Chúa, nên Chúa mới lánh đi miền Galilê vì ở vùng bắc Galilê này sẽ không có đông tư tế, biệt phái luật sĩ. Dân chúng lại thưa thớt hơn, nơi đây Do Thái và ngoại giáo lẫn lộn nên những ảnh hưởng xấu sẽ không nhiều. Hơn nữa Chúa cũng muốn kêu gọi môn đệ và lựa chọn nhóm 12, dạy dỗ, huấn luyện họ để trở thành môn đệ về sau này họ sẽ tiếp bước Chúa đi rao giảng khắp mọi nơi. Chỉ vì thời gian của Chúa ở trần gian rất hạn hẹp nên Chúa chỉ nhen nhuốm lửa trời và mong nó cháy lên trong lòng mọi người.
4. Tự sao Chúa phải đi qua Samari? Tại sao người Samari lại chống đối Chúa ? Thời gian trước đây khi nước Do Thái bị đế quốc chiếm đóng. Đa số đàn ông và những phụ nữ mạnh khỏe lành lặn đều bị bắt đi lưu đày. Trong lúc thiếu vắng như vậy thì quân chiếm đóng đã đem một số người ngoại bang đến trú ngụ tại miền Samaria. Cho nên đây chính là dân ngoại lai, dân không thuần chủng, là dân tạp chủng nên người Do Thái chính thống không muốn giao tiếp với hạng người này. Khi dân Do Thái lưu đày trở về, họ khinh ghét dân này ra mặt, họ xem dân Samari là dân ngoại đạo nên khi quyên góp xây đền thánh Giê-ru-sa-lem. Họ đã không cho dân Samari quyên góp. Chính vì thế nên dân Do Thái thì xây đền thờ ở Giê-ru-sa-lem, còn dân Samari thì xây đền Đức Chúa ở núi Garizim, và cũng kể từ đó hai dân tộc này luôn coi nhau như kẻ thù. Vì Samari không còn là dân thuần chủng nữa.
5. Tại sao Chúa Giê-su cố ý đi ngang qua vùng Samari? Người Do Thái thì tránh giao thiệp với người Samari nhưng Chúa Giê-su thì cố ý đi vào làng. Bởi vì dụng ý của Chúa Giê-su là đi tìm những con chiên lạc và đưa về ràng. Cho nên về sau này khi Chúa về trời, Chúa đã truyền cho các ông đi rao giảng tin mừng cho muôn dân, trong đó phải có dân Samari (Cv 1,8). Các tông đồ cũng đã cử Phê-rô và Gioan đến đây với họ đấy thôi .(Cv 8,14).
 
6. Tại sao dân làng không tiếp đón Chúa? Người Samari có ác cảm với người Do Thái chỉ vì người Do Thái không coi họ là anh em. Điển hình là 2 ông Giacobe và Gioan. Hai ông đã muốn tiêu diệt họ chỉ vì họ không chung niềm tin với mình. Nhưng Chúa Giê-su lại khác, Chúa ban cho mọi người sự tự do, cả sự tự do trong niềm tin. Nếu Đức Tin mà bị bó buộc thì còn gì là công phúc, nó không còn có ý nghĩa gì nữa. Cho nên Chúa luôn tỏ lòng nhân hậu với mọi người, Chúa luôn đợi chờ mọi người. Chúa đi tìm con chiên lạc chứ đâu phải Chúa ngồi một chỗ và đợi con chiên lạc quay về. Nếu chủ chăn mà thụ động như thế thì có khi con chiên lạc đó đã bị sói vồ mất rồi. Họ không đón tiếp mình bởi vì họ chưa thấy điểm tốt của mình, điểm tốt chưa có mà điểm xấu đã lộ ra rồi. Hai ông muốn dựa hơi Thiên Chúa để tiêu diệt người khác / điều ác đó Thiên Chúa không bao giờ làm.
7. Tại sao Chúa lại đi sang làng khác? Chúa làm vậy là do lòng quảng đại. Chúa làm vậy là thể hiện sự nhẫn nhịn, sự đợi chờ. Nếu ai phạm lỗi là Chúa giết đi thì trên trái đất này chẳng còn ai, mà danh xưng là Thiên Chúa tình yêu cũng chẳng có, chỉ còn lại bóng dáng của một Thiên Chúa lúc nào cũng thịnh nộ.
8. Tại sao người ta muốn theo Chúa? Người muốn theo Chúa chưa chắc họ đã hiểu đường lối của Chúa. Ai cũng đi theo Chúa vì tư lợi, nếu họ hiểu được đường lối của Chúa rồi mới đi theo thì những người đó mới là thánh. Còn hiện nay họ chưa hiểu nên nếu nhất thời họ muốn đi theo chỉ là vì tư lợi, đường Chúa đi là phải hy sinh phải từ bỏ, phải yêu thương, phải tha thứ, phải phục vụ, phải chết vì người mình yêu. Điều này được chứng mình rõ ràng khi các ông luôn tranh luận với nhau xem ai lớn ai nhỏ, và qua việc 2 anh em xin được ngồi bên tả bên hữu. Nhưng khi thấy Thầy mình gặp nạn thì các ông hè nhau ...bỏ trốn hết.
9. Người thứ nhất xin theo Chúa, Chúa đã trả lời làm sao? Đi theo Chúa thì phải từ bỏ hết, phải sống nghèo. Cho nên ai theo Chúa không thể có đầy đủ tiện nghi vật chất, bởi Chúa không có nhà, không có chỗ tựa đầu, chết trần truồng.
10. Người thứ hai xin được lo lắng cho cha mẹ, Chúa đã nói gì? Phàm là người thì ai cũng có ông bà, cha mẹ, có cha mẹ thì ai lại không yêu thương, thảo hiếu, thờ kính. Đây là phần lễ giáo đương nhiên phải có. Thế nhưng nếu chúng ta chỉ bận bịu với  những việc gia đình thì đến bao giờ mới xong để lo cho công việc của Chúa / lẽ dĩ nhiên cha của người này chưa chết, nếu cha anh chết rồi thì làm gì mà anh phải xin, nhưng không lẽ cha anh chưa chết mà anh lại cầu mong cho cha anh chết sớm. Còn nếu như anh đợi cho cha anh chết, thì biết chừng nào, hay đây chỉ là cái cớ ? Con người có hiếu hay không? Không phải vì giàu hay nghèo, cũng chẳng phải là do ở xa hay ở gần, nhưng đây là do lòng của mỗi người. Thiên Chúa thì luôn cao trọng hơn con người, Chúa bảo ta phải yêu Chúa hết lòng, hết sức, trên hết mọi sự. Vì thế cho nên đâu có ai kết án  các cha, các thầy là những người bất hiếu, mà tội này chỉ dành cho những ai không chịu sống theo đạo lý làm người mà thôi.
11. Tại sao ta lại không được phép từ biệt gia đình? Ý Chúa muốn nói ở đây là: Ai theo Chúa thì đừng có thái độ nửa vời hay lấp lửng, nửa muốn nửa không thì chẳng làm được việc gì cho ra hồn. Cầm cày hay lái xe mà cứ ngó lại sau lưng thì chỉ tổ gây ra tai nạn mà thôi. Cho nên khi làm việc gì thì phải chú tâm, phải dứt khoát. Nếu đã chọn phục vụ gia đình thì cứ ở nhà. Nếu muốn theo Chúa thì phải theo Chúa thì phải theo hết lòng đừng có lấp lửng. Đừng có vừa muốn làm cha linh mục lại còn muốn làm một ông bố trong gia đình, hai chân mà đi 2 hướng thì chẳng thể nào đến được đích.
12. Câu chuyện về một ông đạo sĩ: Có một vị đạo sĩ nọ, ông đã sống khắc khổ nhiều năm, ông đã gần đạt đến mức độ siêu thoát, sắp trở thành một thánh nhân, dân chúng quanh vùng rất quý mến ông. Họ coi ông như một vị thánh sống / một ngày kia có người thấy ông thầy tu chỉ có 1 chiếc áo, do bận lâu ngày nên chiếc áo gần như mục nát, anh ta bèn biếu cho ông một chiếc áo mới. Vì mùi áo mới thơm phức nên có mấy con chuột rủ nhau vào rúc trong áo của ông vừa thơm, vừa ấm, đồng thời chúng cũng không quên tật gặm nhấm của chúng nên ...chiếc áo của ông mỗi ngày cũng đều có những vết cắn mới. Người ta thấy thế bèn tặng cho ông một con mèo, hy vọng con mèo sẽ làm cho đàn chuột sợ / quả thật chuột sợ mèo và không con nào dám bén mảng tới, nhưng con mèo lại cần có thức ăn ..., lại phải có người nấu cho nó ăn. Thế là người ta đem đến cho vị thầy tu này một người phụ nữ để giúp nấu nướng cho con mèo ăn , thế rồi vì người đàn bà cần một túp lều, cho nên họ cũng phải làm cho đạo sĩ kia một căn nhà. Khi đã có nhà, có đàn bà, có con mèo ...là đã có 1 gia đình rồi. Lúc ấy vị đạo sĩ bèn lấy người phụ nữ kia làm vợ và ông không còn muốn đi tu nữa.
 Cho nên một khi con người có đầy đủ mọi thứ, họ sẽ không còn muốn đi tu nữa, vì đi tu thì lạnh, thì cô đơn, thì buồn chán cho nên ít người dám ....đi theo Chúa. Vì thế Chúa bảo ai đi theo Chúa thì đừng ngó lại đàng sau lưng, là như vậy đó. **R
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 644
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  833
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11418667
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top