Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - bài số :007

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 007

   ĐỀ TÀI : ĐỪNG SỐNG KIỂU TƯ LỢI , BÈ PHÁI ,GƯƠNG MÙ       

 THỨ NĂM , ngày 27-9-2018

 

 
I. Giáo lý Kitô Giáo /       Đức Tin Kitô Giáo:  
 
Chủ đề:  Thiên Chúa đến gặp con người.
1. Thiên Chúa đã mạc khải như thế nào? Thiên Chúa là Đấng khôn ngoan và rất nhân lành. Ngài muốn tỏ mình ra cho mọi người và muốn mạc khải cho mọi người biết Thánh ý của Ngài qua Đức Kitô. Nhờ đó con người có thể đến được với Thiên Chúa.
2. Thiên Chúa thương loài người như thế nào? Trong sự mạc khải này, Ngài muốn cho con người thấy tình thương của Ngài và Ngài đã coi con người như bạn hữu (Xh33,11). Thiên Chúa muốn đối thoại để mời gọi con người mau đến hiệp nhất với Ngài, cả bằng hành động , lẫn lời nói.
3. Nhờ đâu chúng ta hiểu được tình yêu của Thiên Chúa ? Con người thường bày tỏ tình cảm với nhau nên họ dễ dàng cảm thông nhau, nhờ vào lời nói, cử chỉ và thái độ. Thiên Chúa vốn là Đấng ẩn mình, vì Ngài vô hình ,cho nên không ai có thể nhìn thấy Ngài (1Tm6,16).
4. Nhờ đâu chúng ta có thể nhận biết có Thiên Chúa? Nhờ yêu thương, Ngài đã tự ý đến với con người, sống gần gũi và ngỏ lời với họ, để họ gặp, họ nhận biết, họ yêu mến và trở nên con cái của Ngài, hầu được sống đời đời.
5. Như vậy mạc khải là gì? Chúng ta được có sự sống đời đời nhờ nhận biết Chúa Cha là Thiên Chúa duy nhất và chân thật / và nhận biết Đấng được Cha sai đến, là Đức Kitô (Ga17,3). Như vậy mạc khải chính là nhờ vào hành động yêu thương mà Thiên Chúa đã tỏ ra cho con người, để con người đón nhận Ngài, rồi hiệp thông với Ngài mà lãnh nhận được ơn cứu độ.
6. Thiên Chúa đã mạc khải chính mình như thế nào? Thiên Chúa mạc khải bằng hành động và lời nói của Ngài, là bằng các công trình tạo dựng, đặc biệt qua Đức Kytô là hình ảnh của Ngài.
7. Thiên Chúa đã thương loài người như thế nào? Lúc khởi đầu, Thiên Chúa đã sống thân mật với ông bà nguyên tổ. Sau khi tổ tông phạm tội, Thiên Chúa vẫn tìm đến để ban ơn cứu độ. Lời hứa ấy được nhắc lại nhiều lần và được tái củng cố qua các giao ước với ông Noe, với tổ phụ Abraham, với ông Moisen tại chân núi Sinai. Ngài cũng dùng các ngôn sứ để chuẩn bị cho dân Israel đón nhận Đấng cứu Thế.
8. Cuối cùng Thiên Chúa đã dùng ai để mạc khải lần cuối? Thiên Chúa đã dùng chính con Ngài để mạc khải cho con người qua dòng thời gian bằng cái chết của Chúa Kitô và bằng lịch sử lưu truyền qua giáo hội / con người đã đón nhận mạc khải trọn vẹn qua  Đức Kitô, mà phụng vụ Thánh lễ luôn nhắc lại chiều dài lịch sử của mạc khải này.
9. Ai là người hoàn tất mạc khải của Thiên Chúa? Thuở xưa Thiên Chúa dùng các tổ phụ, tiên tri, ngôn sứ để lưu truyền mạc khải, nhưng sau này Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua người Con (Dt 1,1-2). Thiên Chúa đã mạc khải dứt khoát qua Người Con Một cách duy nhất và hoàn hảo, trọn vẹn. Thiên Chúa đã lập giao ước mới và vĩnh cửu qua cái chết của người Con với toàn thể nhân loại, rồi qua cái chết và sự sống lại vinh quang để ban cho loài người Thần Chân Lý vĩnh cửu (Mk4). Đây chính là mạc khải cuối cùng, nên sẽ không còn lời mạc khải nào nữa.
10. Chúng ta phải đón nhận mạc khải như thế nào? Chúng ta nên có tâm tình khiêm tốn đón nhận, vì Thiên Chúa đã không ngừng mạc khải cho con người qua muôn thế hệ. Thiên Chúa vẫn còn mạc khải cho bất cứ ai đang chân thành lắng nghe và khao khát đón nhận. Thiên Chúa luôn cúi xuống với những con người có tâm hồn bé mọn.
11. Chúng ta có thể nhận ra sứ điệp của Chúa ở đâu? Chúa luôn gởi sứ điệp tới chúng ta qua giáo hội, qua các dấu chỉ ở mọi thời đại, qua các biến cố trong thiên nhiên, qua những cuộc gặp gỡ trong đời ta , qua các tôn giáo bạn, qua triết học, nghệ thuật, các nền văn hoá, qua các phát minh hiện đại và các biến cố lịch sử đang diễn ra.
12. Nhờ đâu chúng ta có thể đón nhận mạc khải? Nhờ Đức tin, nhờ ơn Khôn Ngoan, nhờ kinh nghiệm sống đạo mà chúng ta có thể vững tin rằng: Thánh Thần Thiên Chúa đang hiện diện giữa chúng ta, Ngài đang bao phủ trái đất, Ngài đang canh tân và hướng dẫn chúng ta trong mọi biến cố, trong mọi yêu sách và ước vọng của chúng ta và của những người đương thời. **R
 
II . BẢY PHÉP BÍ TÍCH 
           Đề tài:  Bí tích giải tội.
 
1. Bí tích giải tội là gì? Là bí tích tha tội do Chúa Giêsu thiết lập, sau đó Chúa truyền cho các Linh Mục và ban quyền tha tội cho các Ngài để giúp giáo dân hoà giải với Chúa và Hội Thánh.
2. Ai có quyền ban bí tích này? Giám Mục hoặc Linh Mục nhân danh Chúa để tha tội.
3. Tội là gì? Tội là những lỗi phạm đến Chúa và Hội Thánh và với con người.
4. Có mấy thứ tội riêng? Tội trọng và tội nhẹ.
5. Do đâu một hành động lại trở thành tội? 
Vi phạm những điều đã có luật cấm hay buộc phải giữ.
Biết mà còn cố tình phạm .
Tự do làm.
 
6. Ai có thể lãnh nhận bí tích này? Bất cứ ai đã được rửa tội rồi.
7. Muốn xưng tội nên, ta phải tuân thủ mấy điều? Thưa có 5 điều :
-Xét mình /-Ăn năn tội / -Dốc lòng chừa / -Xưng tội / -Làm việc đền tội.
8. Xét mình là gì? Là nhớ lại các tội đã phạm từ lần xưng tội trước đến bây giờ, mỗi tội phạm mấy lần.
9. Ăn năn tội là gì? Thật lòng thống hối vì đã làm mất lòng Chúa.
10. Dốc lòng chừa là gì ? Quyết tâm chừa bỏ tội , không tái phạm nữa.
11. Có mấy cách ăn năn tội? Có 2 cách: Trọn và không trọn.
-Ăn năn tội cách trọn là thực lòng mến Chúa và chê ghét tội / -Cách chẳng trọn là: Hổ thẹn và sợ Chúa phạt đời sau.
12. Xưng tội là gì ? là kể hết các tội của mình cho vị Linh Mục ,là cha giải tội, là người có quyền tha tội cho ta.
13. Đền tội là gì ? làlàm các việc mà Cha giải tội vừa chỉ dạy do các tội mà mình vừa xưng.
 
14. Chúng ta lãnh nhận được điều gì từ bí tích giải tội? Được tha tội / được ban lại ơn thánh sủng / được tha một phần phạt bởi tội mình phạm gây ra / được sống thánh thiện hơn.
15. Chúa tha tội nào khi ta nhận bí tích giải tội ? Tội riêng ta phạm.
16. Lý do nào ta phạm tội ?
Kiêu ngạo là tự phụ vô lối /
Hà tiện là ước muốn của cải đời này thái quá.
Dâm dục là không kềm chế những ước muốn lạc thú. /
.  Hờn giận là không làm chủ được tính nóng nảy bực tức của mình. /
.  Mê ăn uống là ăn uống quá chừng mực.
Ghen ghét: Là buồn khổ khi thấy người khác được may mắn.
Lười biếng: Là không chu toàn bổn phận, trễ nãi các việc thiêng liêng ở hai lĩnh vực tinh thần và thể xác.
17. Tội phạm đến Chúa Thánh Thần là gì? Là thất vọng về Thiên Chúa và không muốn lãnh nhận ơn cứu độ. / Là tự phụ về sức riêng của mình đến nỗi không cần ơn trợ giúp của Chúa. / Chống lại sự thật tỏ tường. / Ghen tỵ về những ơn Chúa ban cho người khác / cố chấp trong đường tội. / Không hối cải trong giờ chết.
Mô thể trong bí tích giải tội là gì? Là câu nói: Cha tha tội cho…. con.
Chất thể của bí tích này là gì? Là sự ăn năn, dốc lòng chừa của tội nhân.**R
 
III. HỌC HỎI LỜI CHÚA :      CN 26   TN  B  / 
 
        ĐỀ TÀI:  ĐỪNG QUÁ TƯ LỢI / BÈ PHÁI / ĐỪNG SỐNG GƯƠNG MÙ.
          
          Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:
          PHÚC ÂM:   Mc 9, 38- 43.45.47- 48
“Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta. Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi”
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:
38 Khi ấy, Ông Gio-an nói với Đức Giê-su rằng: "Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta." 39 Đức Giê-su bảo: "Đừng ngăn cản người ta, vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. 40 Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta. 41 "Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng Ki-tô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu. 42 "Ai làm cớ cho một trong những kẻ bé mọn đang tin đây phải sa ngã, thì thà buộc cối đá lớn vào cổ nó mà ném xuống biển còn hơn. 43 Nếu tay anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một tay mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai tay mà phải sa hoả ngục, phải vào lửa không hề tắt.
45 Nếu chân anh làm cớ cho anh sa ngã, thì chặt nó đi; thà cụt một chân mà được vào cõi sống còn hơn là có đủ hai chân mà bị ném vào hoả ngục.
47 Nếu mắt anh làm cớ cho anh sa ngã, thì móc nó đi; thà chột mắt mà được vào Nước Thiên Chúa còn hơn là có đủ hai mắt mà bị ném vào hoả ngục, 48 nơi giòi bọ không hề chết và lửa không hề tắt.
Đó là lời Chúa.
 
1. Giải pháp tốt cho những người mắc bệnh hiểm nghèo là gì ? Cắt bỏ …/ Vì bệnh đó gây nhiều tổn hại, đau đớn, nên người ta thường chọn phương pháp cắt bỏ khối u.
2. Chúa Giêsu dạy ta điều gì? Chúa bảo nếu vì việc lớn, ta phải biết hy sinh việc nhỏ. Cụ thể là Chúa bảo chúng ta phải hết sức quyết liệt với những thứ gì gây tổn hại cho linh hồn chúng ta.
3. Hoả ngục là nơi nào? Là một điểm đến tồi tệ nhất, nó tệ hơn cả bệnh tật, chết chóc. Vì đó là nơi lãnh hình phạt khốn nạn đời đời .
4. Nếu muốn sống đời đời thì ta phải làm gì? Phần xác ta cần chữa trị bệnh tật, loại bỏ khối u. Phần hồn thì ta phải loại bỏ hết các dịp và các ước muốn phạm tội.
5. Nổi khốn khổ của con người ngày nay là gì? Điều tồi tệ nhất là họ phạm tội, nhưng lại mất hết cảm thức về tội. Họ không cho đó là tội, mà lại cho là nhu cầu. Ví dụ: Họ muốn hợp thức hoá mại dâm, họ cho phép ngừa thai, phá thai, cho cái chết êm ái.
6. Người công giáo phải sống đạo thế nào? Phải có ý thức nhạy bén về tội lỗi, nếu khi chúng xuất hiện như một dịp tội, như một cơn cám dỗ , thì ta phải dẹp bỏ, chống trả quyết liệt ngay.
7. Thánh Dominico Savio đã nói gì? Cậu nói: Thà chết chứ không thà phạm tội.
8. Hôm nay Gioan tức giận về điều gì? Gioan không chấp nhận để một người không hề đi theo Chúa Giêsu , mà lại dám lấy danh Chúa để trừ quỷ.
9. Gioan hôm nay đã nghĩ gì? Tên cực trọng của Chúa có quyền năng trừ quỷ. Vậy nên Gioan mới nghĩ rằng: Chỉ có môn đệ của Chúa mới có quyền làm việc nầy, ông muốn giữ thế độc quyền. Nếu để ai cũng lợi dụng tràn lan thì sợ rằng sẽ mất giá trị của các môn đệ.
10. Chúa Giêsu đã cảm nhận như thế nào? Vì Chúa có cái nhìn cởi mở, bao dung và lạc quan đối với người đã dùng danh Chúa để trừ quỷ, Ngài cho rằng anh ta làm điều tốt như vậy chắc chắn anh ta không phải là kẻ thù của Ngài .
11. Có mấy loại môn đệ? Có 2 loại: Môn đệ luôn đi theo sát bên cạnh Chúa và môn đệ đi xa xa, như là Nicodemo, như Arimathi-a / tuy thể xác ở xa nhưng lòng trí của họ vẫn ở bên cạnh Chúa.
12. Tâm trạng của các môn đệ lúc này ra sao? Môn đệ Gioan thì nhìn thấy kẻ thù ở khắp nơi, ai không đi theo Chúa thì các ông gán cho họ cái mác là kẻ thù. Riêng lòng Chúa vì rất bao dung nên bên cạnh Chúa luôn có rất nhiều bạn hữu, chính nhờ thái độ bao dung của Chúa nên ta dễ nhận ra thái độ khép kín của chính mình. Chúng ta là con cái Chúa, đừng bao giờ nên vạch đường biên giới để cản ngăn anh em .
 
13. Điều lợi khi có tấm lòng bao dung là gì? Khi chúng ta mở rộng lòng mình ra thì chúng ta sẽ có rất nhiều cơ hội để tiếp xúc với người khác để giới thiệu Chúa cho họ. Như vậy khép kín là ích kỷ chứ không phải là do lòng đạo đức.
14. Chúng ta nên sống hoà đồng như thế nào? Chúng ta đừng xa lánh anh em lương dân / đừng nên coi những đạo hữu khác là những kẻ xa lạ. Chúa Giêsu là mặt trời công chính, Ngài chiếu soi cho mọi người / vì lòng nhân hậu của Chúa luôn bao la.
15. Hậu quả của gương xấu là gì? Sự ô nhiễm của gương xấu sẽ lan ra rất nhanh, gương xấu làm đức tin ta chao đảo, cho nên Chúa tỏ thái độ không khoan nhượng đối với gương xấu (Chặt tay, móc mắt, cột cối đá).
16. Bề trên sống sai, thì bề dưới thế nào? Thượng bất chính thì hạ tất loạn . Cha mẹ sống sai thì con cái mất niềm tin. Các nhà tu say mê vật chất khiến cho các tín hữu thất vọng / các đoàn thể mà phe phái sẽ khiến cho giới trẻ nghi ngờ lời kêu gọi hiệp nhất, yêu thương.
17. Nguyên do của sự yếu đuối là gì? Tự do quá trớn sẽ dễ dẫn đến những việc làm bất chính / rồi lấy lý do là yếu đuối để biện minh. Chính bởi gương mù sẽ sinh ra dịp tội cho kẻ khác, cũng như thân xác nặng nề sẽ luôn gây dịp tội cho bản thân tôi.
18. Ta có thể làm gì với những chi thể quá cần thiết ? Ta rất cần chúng , nhưng nếu những bộ phận quá cần thiết ấy lại gây khốn cho toàn thân, thì Chúa bảo ta hãy loại bỏ nó / nhưng cũng đừng hiểu theo nghĩa đen. Vì như vậy khi lên thiên đàng ta sẽ không thấy có ông bà Thánh nào lành lặn cả.
19. Ý Chúa Giêsu muốn dạy gì? Người Kitô hữu, một khi muốn đi theo Chúa thì phải sẵn sàng hy sinh, cả những thứ mà mình cho rằng nó rất cần thiết và quan trọng. Nhưng những thứ đó lúc nào cũng có thể biến thành dịp tội , gây hại cho chúng ta.
20. Nước trời là nơi nào? Nước trời là miền đất Hứa, là quê hương thật của chúng ta, một quê hương ngập tràn hạnh phúc. Nếu muốn chiếm được nơi đó, chúng ta phải biết hy sinh, cũng giống như một vệ tinh, nếu muốn vào được không gian thì nó phải loại bỏ cả 3 tầng hoả tiễn đẩy.
21. Tại sao từ bỏ lại gây đau đớn? Từ bỏ một mối lợi, một thú vui, từ bỏ những thứ mà ta yêu thích, thì nó cũng gây ra sự đau đớn như là chặt tay, chặt chân, móc mắt vậy. **R
 
Cầu nguyện:   Lạy Chúa, con xin hứa sẽ từ bỏ mọi tính mê tật xấu, là những thứ dẫn đưa con đến sự tội lỗi xấu xa. Xin giúp con từ nay sẽ yêu Chúa thật lòng hơn . Amen **R
 
 
IV. MƯỜI ĐIỀU RĂN . 
 
ĐỀ TÀI :      Điều răn thứ II /
           ”Ngoài Danh Đức Giêsu  ra, không có ai dưới gầm trời nầy có thể ban ơn cứu độ”     (Cv4,12).  
 
1. Tên biểu thị cho điều gì? Khi tôn kính ai, ta cũng tôn kính tên của người đó, ta cũng cần phải học cách tôn kính danh Thiên Chúa, là Đấng mà ta phải kínhyêu tôn thờ Ngài hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực mình.
2. Phêrô và Gioan đã làm gì với người què ngồi ăn xin ở cửa đền thờ? Anh ta đã xin hai ông của bố thí / hai ông bảo rằng:  Tôi không có tiền bạc, tôi chỉ cho anh cái tôi đang có là: nhân danh Đức Giêsu người Nazaret, anh hãy đứng dậy mà đi (Cv 3,1-8).
3. Phêrô đã làm gì? Phêrô không khua chân múa tay, cũng không đọc kinh hay đọc câu thần chú, mà ông chỉ nói: Nhân danh Đức Giêsu... thật là khó hiểu quá, ta hãy nghe Phêrô giải thích.
4. Phêrô đã biện bạch thế nào khi đứng giữa thượng hội đồng Do thái? Họ tra vấn ông đã nhờ quyền năng nào? Bấy giờ Phêrô liền bạo dạn nói: Tôi đã nhân danh Đức Giêsu người Nazaret, Đấng mà quý vị vừa cho đóng đinh vào thập giá, và Thiên Chúa đã cho Ngài trỗi dậy từ cõi chết. Chính nhờ kêu tên Danh Thánh ấy mà người này được  lành mạnh, ra đứng trước mặt các vị đây.
5. Phêrô còn biện luận tiếp như thế nào? Dưới gầm trời này, không ai có thể đem lại ơn cứu độ, không có một danh nào khác đã được ban cho nhân loại. Chúng ta cũng phải nhờ vào danh đó mà được cứu .
6. Dân Do Thái và cả thượng hội đồng thắc mắc về điều gì? Họ biết Thánh Phêrô chỉ là phàm nhân, không có quyền năng, cũng không nhờ vào quyền lực của thần minh nào khác, nhưng chỉ nhờ vào danh Đức Giêsu mà người què này được lành mạnh /Thánh Phêrô còn khẳng định: Ngoài Chúa Giêsu ra, không ai có thể đem lại ơn cứu độ (Cv 4,12).
7. Tại sao lại như vậy? Trong rất nhiều dân tộc, có cả dân tộc Việt Nam: Tên ai là chính người đó, vì thế khi ta tôn kính ai, thì ta phải tôn kính tên của người đó. Ở Việt nam có tội phạm huý trong văn chương, nhất là tên một vị vua hay tên của một chức sắc trong chế độ quân chủ đáng tôn kính / hay tên của ông bà cha mẹ trong đạo hiếu .
8. Danh Thiên Chúa phải biệt tôn như thế nào? Thiên Chúa là đấng chí thánh, nên tên của Ngài cũng là cực Thánh, là cao cả, là đáng sợ (Tv 93,3). Bởi vậy khi con người tôn thờ Thiên Chúa thì cũng phải tôn kính danh của Ngài .
9. Những sai phạm trong điều răn thứ II là gì? Thiên Chúa cấm con người xúc phạm đến danh Ngài, vì xúc phạm danh Ngài là xúc phạm đến chính Ngài.
 
10. Thế nào là sử dụng bất xứng danh Thiên Chúa, Đức mẹ và các thánh?
a./ Là kêu tên Chúa cách bất xứng hoặc  lấy tên Chúa để làm chứng gian.
b./ Không thực hiện những điều mình đã hứa khi nhân danh Chúa. Ví dụ: Hứa ăn chay suốt mùa chay, hứa nhịn ăn sáng 1 tuần, hứa bố thí cho người nghèo, mà thực hiện không trọn hay không thực hiện được .
c./ Nói phạm đến Thiên Chúa và Hội thánh.
d./ Thề gian -> Nhân danh Chúa thề nói sự thật, nhưng lại nói láo.
11. Những việc làm đúng với điều răn thứ II , là gì? 
a./ Nhờ tôn kính danh Thiên Chúa nên ta cố gắng sống tốt, sống thánh.
b./ Sống bác ái với mọi người cũng là cách ta tuyên xưng danh Chúa.
c./ Bày tỏ lòng tôn kính danh Thiên Chúa khi đi tham dự phụng vụ, các việc thờ phượng và các việc đạo đức /cũng như khi đi qua nhà chầu, các ảnh tượng / làm dấu thánh giá cách nghiêm trang, sốt sắng.
d./ Khi bị đòi buộc bỡi của người có thẩm quyền, ta mới lấy danh Chúa ra mà thề. Khi đó buộc ta phải giữ đúng lời thề, để chứng tỏ ta tôn trọng danh dự và uy quyền của Thiên Chúa.
 
Cầu nguyện : Xin cho danh Chúa đều được mọi người nhận biết và tôn thờ / amen .**R
 
Những ý tưởng hay , đáng ghi nhớ :
1. Từ bỏ thì mới sống / câu chuyện : một con thuyền chở tảng nam châm.
2. Hãy từ bỏ tinh thần bè phái  / Thiên Chúa là của mọi người 
3. Ai không chống lại, là ủng hộ chúng ta.
4. Đừng tiếp đón người khác cách mù quáng. (linh mục giả)
5. Không sống bác ái yêu thương, vẫn là đồ bỏ đi.
6. Chúa nói ta không biết các ngươi / là Chúa nói với những kẻ giả hình /họ chỉ nói hay mà không làm được.
7. Hãy nỗ lực để không trở thành người xấu.
8. Nếu chúng ta đóng kín cửa để thoả thích được sự riêng tư, có lẽ sẽ ấm cúng / nhưng sẽ không có Chúa ở đó.
9. Đừng làm cớ cho kẻ bé mọn vấp ngã (các tín hữu còn non yếu).
10. Người có hiểu biết, nhưng sống sai, sẽ làm cớ vấp ngã cho những kẻ yếu lòng tin.
11. Phạm đến anh em, là phạm đến Đức Kitô (1Cor 8,12)  /   (thân thể mầu nhiệm)
12. Tội lớn chính là lôi kéo những kẻ bé nhỏ phạm tội . (cối đá).
13. Tay, chân, mắt  là những tội :trộm cướp, bạo hành, và ước muốn xấu (Mc 7,21-22)
14. Vương quốc của Thiên Chúa, chính là sự sống vỉnh cửu, là tiêu chuẩn dứt khoát mà mọi người cần lựa chọn (Mc 8, 35-37)
15. Câu chuyện Thánh Phanxicô và con chim sáo nướng.
16. Cách trừ quỷ vào thời xưa / bệnh tật ở thân thể lẫn tinh thần đều do ma quỷ ám, có một phương pháp rất thông thường để trục xuất ma quỷ/ đó là nếu ai biết được tên của vị thần nào quyền năng, mạnh hơn, thì có thể nhân danh thần ấy để truyền lệnh cho tà thần đang ám nạn nhân, phải ra khỏi / và con quỷ ấy sẽ phải nhượng bộ.
17. Gioan làm vậy là muốn bảo vệ danh tiếng của Chúa Giêsu. Gioan cũng muốn những ai tin Chúa đều phải gia nhập hội thánh, nhưng không nên có sự cuồng tín, đến độ phải làm một hàng rào ngăn cách như vậy. Đây là bài học khoan dung mà chúng ta phải học nơi Chúa .
18. Đừng bao giờ vội vàng khinh dễ, chống lại những ai mà mình chưa biết rõ họ / chúng ta hay lên án những điều mà mình chưa hiểu thấu .
19. Chúa có nhiều cách để bày tỏ lòng mình cho mọi người, Chúa cũng có nhiều đường lối để đưa những người thuộc về Chúa được vào thiên đàng. Trái đất tuy tròn, hai người tuy đi hai hướng khác nhau, nhưng họ vẫn sẽ gặp nhau tại một điểm.
20. Chính Chúa Giêsu mới là nguồn cứu rỗi, cho nên đừng ai , đừng có giáo phái nào cho rằng : họ có độc quyền về sự cứu rỗi.
21. Chân lý luôn bao la, nên không ai có thể thâu tóm chân lý vào trong lòng bàn tay của mình. Tính khoan dung chỉ đơn giản là giúp nhận thức được sự bao la của chân lý, chân lý có thể mặc đủ màu sắc, nói bằng đủ thứ tiếng lạ, chúng ta chỉ nên tôn trọng sự tự do đang ngự trị bên trong, đừng xử sự quá máy móc, đừng dùng các quy ước trong xã hội để quy chụp chân lý và nhốt nó vào đó.
22. Tình yêu thương một khi nó đã lớn hơn đức Tin ,thì mới phát sinh lòng mến / không khoan dung chính là kiểu sống nghèo nàn ,dốt nát của NHỮNG CON NGƯỜI KIÊU NGẠO. **R
 
GIUSE LUCA / TRƯỞNG NHÓM KT EMMAUS
GX TÂN THÁI SƠN /TGP SAI GON / VN
 
 
 

Trở lại      In      Số lần xem: 760
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  1426
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11427691
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top