Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới -Bài số: 009

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 009

   ĐỀ TÀI :TẠI SAO TÔI CHƯA THỂ THEO CHÚA ĐƯỢC ?

              THỨ NĂM , ngày 11-10-2018

                                                                                                                                   

 
I. BẢY PHÉP BÍ TÍCH :       
 
Chủ đề:    Bí tích xức dầu Thánh.
1. Bí tích xức dầu Thánh là gì? Là bí tích do Chúa Giêsu thiết lập để ban ơn nâng đỡ phần xác, phần hồn cho những người đang yếu liệt do bệnh tật, do tuổi già, do bị thương tích nặng .
2. Ai có thể ban bí tích này? Linh Mục và Giám Mục.
3. Mô thể và chất thể của bí tích này là gì? 
a) Mô thể là lời đọc: Xin Thiên Chúa ban sức mạnh, ơn chữa lành và mọi ơn trợ giúp của Ngài .
b) Chất thể là gì? Là dầu Thánh, tượng trưng cho ơn chữa lành phần hồn, phần xác: Xức dầu trên trán, trên tay và linh mục đặt tay trên bệnh nhân.
 
4. Ai có thể nhận được bí tích này? Tất cả những ai đã được rửa tội ,đang bị yếu liệt vì bệnh tật, vì thương tích, vì tuổi già.
5. Thiên Chúa sẽ ban ơn gì cho người lãnh nhận bí tích này? 
a) Chúa ban sức mạnh cho linh hồn bệnh nhân bằng ơn thánh để giúp bệnh nhân vượt qua mọi chước cám dỗ.
b) Ban ơn nâng đỡ, giúp bệnh nhân chịu đựng sự đau đớn và ban ơn can đảm và ơn an ủi trong giờ sau hết.
c) Tha tội nhẹ.
d) Tha cả tội trọng nếu bệnh nhân có lòng ước ao xưng tội, nhưng không thể được.
e) Phục hồi sức khoẻ phần xác cho bệnh nhân nếu Chúa thấy có ích cho phần rỗi của bệnh nhân.
 
6. Những bí tích sau hết cho họ ,là những bí tích nào? Bí tích giải tội / Bí tích xức dầu Thánh / và bí tích Mình Thánh Chúa.
7. Bí tích xức dầu mang lại điều gì cho bệnh nhân? Cho họ được thông phần vào sự đau khổ với Chúa Kitô.
 
II. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA 3 TÔN GIÁO :
 
KYTO GIÁO CHIA RA LÀM 3 NHÁNH  / (Xảy ra tình trạng rạn nức nầy ở thế kỷ 16)
 
a) Ly Giáo         Là : Chính thống / Anh giáo.        (họ không muốn vâng phục ROMA )
b) Lạc giáo:      Là Tin lành.                                     (họ muốn cải cách vì có vấn đề về Đức tin )
 
A. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÔNG GIÁO VÀ CHÍNH THỐNG GIÁO 
1. Chính thống là gì?  Tin tưởng đúng / Đức tin đúng truyền thống / là những giáo đoàn đã tham dự công đồng Đại Kết à CĐ Nicea / 325 Ephexo 431 và Chalcedon 451 à Họ đồng lòng chấp nhận giáo lý chân chính, tinh tuyền của Kitô giáo để chống lại những tà thuyết hay còn gọi là lạc giáo thời đó .
2. Biến cố năm 1054 là gì? Hai giáo hội: Công giáo Roma ở Tây phương và Giáo Hội Hy Lạp ở Đông Phương đã xảy ra xung đột và ra vạ tuyệt thông cho nhau vào ngày 16/7/1054, giữa thượng phụ Giáo chủ Constantinople và Đức cố giáo hoàng Le-ô thứ 9 , vì có những bất đồng lớn về tín lý và thần học và quyền bính, cho nên danh xưng chính thống lại được dùng để chỉ giáo hội Hy Lạp / đã ly khai với giáo hội Kitô Giáo Roma.
3. Các quốc gia nào theo chính thống:   Có 12 quốc gia :
  Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Bulgaria, Ukraina , Albania, Estonia, Cyprus, Finland, Latvia, Lithuania,   Rumania,   Serbia / 
  Ở  12 quốc gia này, mỗi quốc gia đều có lãnh đạo độc lập mà không hề có lãnh đạo   chung như Roma, mặc dù họ có danh xưng chung là giáo Hội Chính Thống Đông Phương..
4. Hiện nay Giáo Hội chính thống Thổ Nhĩ Kỳ được coi là vị thượng phụ Đại Kết của các Giáo Hội Chính Thống Đông Phương. Cách đây 2 năm Đức Thánh Cha Benedicto 16 đã sang thăm Giáo chủ chính thống là Athena Goras I và tỏ thiện chí muốn đối thoại để đưa đến sự hiệp thông giữa 2 giáo hội, nhưng Giáo Hội chính thống vẫn chưa tỏ thiện chí.
 
5. Trước khi xảy ra cuộc Ly Giáo vào năm 1054, thì 2 nhánh Kitô Giáo đông và Tây phương này vẫn hiệp thông với nhau trọn vẹn, vì cả hai đều là kết quả truyền giáo ban đầu của 2 Thánh tông đồ Phêrô và Anrê. Như vậy cả hai giáo hội này đều có nguồn gốc là : àTông đồ thuần tuý.
6. Bất đồng về tín lý: Chính thống có bất đồng về tín lý với Giáo Hội Roma trên từ ngữ “Chúa Con” trong Kinh Tin Kính, được thêm vào do công đồng Nicea. Giáo hội chính thống không công nhận các tín điều về Đức Mẹ  vô nhiễm thai, lên trời cả hồn xác, mặc dù họ vẫn tôn kính Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa.
7. Ly khai vì lý do nào? Vì họ không công nhận vai trò lãnh đạo Giáo Hội của Đức Giáo Hoàng  nên họ cũng bác bỏ những tín điều do Đức Giáo Hoàng công bố với ơn bất khả ngộ (Không thể sai lầm), mà công đồng Vaticanô I đã nhìn nhận (1870).
8. Trở ngại lớn nhất cho sự hiệp nhất là gì? Chính vì họ không công nhận vai trò lãnh đạo Giáo Hội hoàn vũ của Đức Giáo Hoàng cho nên đây cũng là trở ngại khó vượt qua cho sự hiệp nhất giữa hai giáo hội, mặc dù 2 bên đã giải vạ tuyệt thông cho nhau giữa Đức Thánh Cha Phao lô 6 và vị Thượng phụ giáo chủ Constantinople , là Athena Goras I vào năm 1966.
9. Có gì khác biệt giữa các bí tích? Chính thống cũng có 7 phép bí tích. Tuy nhiên bí tích rửa tội của họ là phải dìm xuống nước 3 lần để nhấn mạnh đến ơn tái sinh vào đời sống mới. Trong khi Công Giáo chỉ đổ nước lên đầu hay lên trán, chỉ sự tẩy sạch tội nguyên tổ và tội cá nhân, là mặc lấy Đức Kitô để lãnh nhận ơn tái sinh vào đời sống mới.
10. Sự khác biệt trong  phụng vụ là gì? Chính thống họ dùng bánh có men và ngôn ngữ Hy Lạp khi cử hành Thánh Lễ / Công Giáo thì dùng bánh không men và tiếng La Tinh trong Thánh lễ đúng như trước công đồng Viticanô II / nhưng hôm nay thì mỗi nước đều dùng ngôn ngữ của Giáo hội địa phương.
11. Sự khác biệt về mặt kỷ luật của hàng giáo sĩ : chính thống cho phép phó tế và Linh Mục được quyền kết hôn / Giám Mục thì không được. Trong khi Giáo Hội công giáo thì buộc phải độc thân, ngoại trừ chức phó tế vĩnh viễn.
12. Điều đáng mừng giữa 2 giáo hội là gì? Chính thống và công giáo đều rất gần nhau về nguồn gốc tông đồ, về nền tảng Đức Tin, Giáo lý, các bí tích và Kinh Thánh. Vì thế Giáo hội công giáo dạy rằng: Giữa công giáo và chính thống giáo đã có sự hiệp thông sâu xa, chỉ còn thiếu một  chút nữa thôi , chỉ còn một khoảng cách nhỏ nữa là cả hai có thể cử hành chung phép Thánh thể của Chúa Kitô.**R
 
B . SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÔNG GIÁO VÀ TIN LÀNH .
1. Lý do nào cho sự tách riêng ra? Tin lành tách ra khỏi nhánh Kitô giáo là do những cải cách tôn giáo, do Martin Luther khởi xướng, ông là một Linh Mục dòng thánh Augustinô khởi xướng vào năm 1517 tại Đức và Pháp rồi Thuỵ Sĩ và các nước bắc Châu Âu.
2. Họ chủ trương bác bỏ điều gì? Những người cải cách, họ chủ trương bác bỏ mọi nền tảng thần học về bí tích, các cơ cấu tổ chức giáo quyền của Công giáo. Họ bác bỏ vai trò trung gian của Giáo Hội  trong việc hoà giải giữa con người với Thiên Chúa qua bí tích giải tội. Họ không nhìn nhận bí tích truyền chức thánh, qua đó Giám Mục và Linh Mục có quyền tha tội Nhân danh Đức kitô, cũng như không nhìn nhận các sứ vụ của Giám Mục là Linh Mục khi thi hành các bí tích khác như là: Thêm Sức, Thánh thể, Xức dầu Thánh và Chứng hôn.
3. Thần học của Tin Lành dạy như thế nào? Họ cho rằng nền tảng thiện hảo của con người đã bị tội tổ tông phá huỷ, cho nên mọi nỗ lực cá nhân hướng đến ơn cứu rỗi đều vô giá trị đến mức không thể. Họ cho rằng: Chỉ cần tuyên xưng niềm tin vào Đức Kitô dựa trên Kinh Thánh thì có được ơn cứu rỗi mà thôi.
4. Thần học công giáo dạy thế nào? Giáo hội công giáo tin rằng: con người vẫn có trách nhiệm cộng tác với ơn Chúa thì mới có được ơn cứu độ. Nói tóm lại: Con người nếu muốn được cứu thì phải cậy nhờ vào lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa và công nghiệp cứu chuộc vô giá của Đức kitô. Nhưng mọi người phải tỏ thiện chí và cộng tác với ơn Thánh để sống và thực thi đúng những cam kết mà mỗi người đã hứa khi chịu phép rửa tội / nếu làm ngược lại thì Chúa cũng không thể cứu được ai. Tóm rằng: Chúa muốn chúng ta sống niềm tin bằng hành động, bằng việc làm cụ thể, chứ không thể lạy Chúa, lạy Chúa mà ….không phải làm điều gì cả (Mt7, 21).
5. Cụ thể ta phải sống như thế nào? Nói khác đi, chúng ta không thể được cứu nếu như chỉ tin yêu Chúa bằng mồm, điều quan trọng là phải sống theo lời dạy của Chúa trong Tin mừng. Đó là thực thi những cam kết khi chịu phép rửa tội. Anh em Tin Lành không nhìn nhận quan điểm này, họ cho rằng chỉ cần tin, đọc và giảng kinh Thánh chứ không cần đóng góp hay thực thi những điều mà Chúa Giêsu đã dạy trên đây.
6. Tin lành và các bí tích như thế nào? Họ chỉ tin có phép rửa và kinh thánh, họ không công nhận các bí tích khác nên cũng không công nhận bí tích Thánh thể. Họ không tin Chúa Giêsu thật sự hiện diện trong hình Bánh thánh và Rượu nho, mặc dù họ cũng có nghi thức bẻ bánh và uống rượu nho khi tụ họp để nghe giảng kinh thánh / họ cho rằng giảng Kinh thánh là sứ vụ quan trọng nên họ chỉ tin Kinh thánh mà thôi.
 
7. Những điểm mâu thuẫn của tin lành trong kinh thánh là gì? Họ cố ý hiểu và cắt nghĩa Kinh thánh theo ý riêng của họ, nên có rất nhiều điều trái ngược và mâu thuẫn với cách cắt nghĩa của Giáo Hội Công Giáo.
8. Với câu: Đừng gọi ai dưới đất là Cha, họ lý luận thế nào? Trong (Mattheô 22, 8-9) Chúa dạy: Đừng gọi ai dưới đất là Cha, họ lại hiểu câu này theo nghĩa đen, vì chỉ có một cha trên trời, họ cho rằng công giáo là lạc giáo khi gọi Linh Mục là Cha. Thật ra Giáo hội Công Giáo cho phép như vậy vì căn cứ vào giáo lý của Thánh Phaolô và giáo lý của công đồng Vaticanô II trong hiến chế tín lý dạy rằng: Linh Mục phải chăm sóc giáo dân như người cha trong Chúa Kitô vì đã sinh ra các tín hữu cách thiêng liêng nhờ vào phép rửa và các giáo huấn mà các ngài giảng dạy (1Cor 4,15).
9. Một điểm sai lầm quan trọng nữa là gì? Một ngày kia, đang lúc Chúa Giêsu giảng dạy, thì có Đức Mẹ và các môn đệ của Chúa đến tìm: Có người trong đám đông đã thưa với Chúa rằng: Thưa Thầy, có Mẹ và anh em của Thầy ở ngoài kia đang tìm Thầy (Mc3, 32). Tin lành căn cứ vào câu này , rồi cho rằng Đức mẹ có nhiều con nên không thể trọn đời đồng trinh, vì mẹ đã sinh…thêm con, sau khi sinh Chúa Giêsu / nhưng thật ra anh em của Chúa ở đây phải được hiểu theo nghĩa thiêng liêng, đây cũng là lời giải thích của Giáo hội Công Giáo và chính Thống, rất khác so với lời giải thích của Tin Lành.
 
10. Khác biệt thế nào về mặt quyền bính trong Giáo Hội? Tin Lành không công nhận Đức Giáo Hoàng là đại diện duy nhất của Chúa Kitô trong sứ mạng chăn dắt đoàn chiên của Chúa tại trần gian.
11. Nguồn gốc của Tin Lành ở đâu? Tin Lành không có những bí tích quan trọng như :Thêm sức, Thánh thể, Hoà giải, Xức dầu và Truyền chức thánh . 
_ vì họ không có nguồn gốc Đức tin và chứng nhân từ các tông đồ. Do đó Tin lành cũng không có chức phó tế, Linh Mục và Giám Mục để cử hành các bí tích trên. Đa số các nhóm Tin lành chỉ có phép rửa tội mà thôi, nhưng nếu Nhóm Tin Lành nào không rửa tội với nước và công thức Thiên Chúa Ba Ngôi ,thì coi như phép rửa đó không thành sự. Do đó, sau này nếu muốn gia nhập đạo công giáo mà người nào không có phép rửa đúng như trên, thì họ phải được rửa tội lại. Nếu đã có phép rửa tội thành sự rồi thì chỉ cần tuyên xưng đức tin khi gia nhập đạo công giáo là đủ .
12. Chúng ta nên ứng xử thế nào với họ? Tuy có những khác biệt về căn bản của đạo, nhưng anh em tin lành vẫn là những người thờ Thiên Chúa, cũng rất gần gũi với chúng ta. Vậy nên Giáo Hội Công Giáo vẫn luôn hướng lòng về các anh em ly khai nầy và luôn mong rằng: Một ngày nào đó, do ơn Thánh Linh thúc đẩy, chúng ta sẽ đạt được sự hiệp nhất qua các nỗ lực Đại Kết của giáo hội, việc mà chúng ta luôn cầu nguyện và theo đuổi hàng mấy trăm năm qua.     **R
 
 
III. TÔN VINH LỜI CHÚA :      CN 28   TN  B  / 
 
ĐỀ TÀI:       TẠI SAO TÔI CHƯA THEO CHÚA ĐƯỢC ?
                       
PHÚC ÂM : Mc 10, 17-30
“Hãy đi bán những gì anh có, rồi hãy đến theo tôi.”
 
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:
17 Một hôm, Đức Giê-su vừa lên đường, thì có một người chạy đến, quỳ xuống trước mặt Người và hỏi: "Thưa Thầy nhân lành, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời làm gia nghiệp?" 18 Đức Giê-su đáp: "Sao anh nói tôi là nhân lành? Không có ai nhân lành cả, trừ một mình Thiên Chúa. 19 Hẳn anh biết các điều răn: Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ cha kính mẹ." 20 Anh ta nói: "Thưa Thầy, tất cả những điều đó, tôi đã tuân giữ từ thuở nhỏ." 21 Đức Giê-su đưa mắt nhìn anh ta và đem lòng yêu mến. Người bảo anh ta: "Anh chỉ thiếu có một điều, là hãy đi bán những gì anh có mà cho người nghèo, anh sẽ được một kho tàng trên trời. Rồi hãy đến theo tôi."22 Nghe lời đó, anh ta sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi, vì anh ta có nhiều của cải.
23 Đức Giê-su rảo mắt nhìn chung quanh, rồi nói với các môn đệ: "Những người có của thì khó vào Nước Thiên Chúa biết bao!" 24 Nghe Người nói thế, các môn đệ sững sờ. Nhưng Người lại tiếp: "Các con ơi, vào được Nước Thiên Chúa thật khó biết bao! 25 Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước Thiên Chúa." 26 Các ông lại càng sửng sốt hơn nữa và nói với nhau: "Thế thì ai có thể được cứu ?" 27 Đức Giê-su nhìn thẳng vào các ông và nói: "Đối với loài người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì không phải thế, vì đối với Thiên Chúa mọi sự đều có thể được."
28 Ông Phê-rô lên tiếng thưa Người: "Thầy coi, phần chúng con, chúng con đã bỏ mọi sự mà theo Thầy!" 29 Đức Giê-su đáp: "Thầy bảo thật anh em: Chẳng hề có ai bỏ nhà cửa, anh em, chị em, mẹ cha, con cái hay ruộng đất, vì Thầy và vì Tin Mừng, 30 mà ngay bây giờ, ở đời này, lại không nhận được nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, gấp trăm, cùng với sự ngược đãi, và sự sống vĩnh cửu ở đời sau.
Đó là lời Chúa.
 
ĐỀ TÀI:  - ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐI THEO CHÚA
       - TẠI SAO TÔI CHƯA THUỘC TRỌN VỀ CHÚA ?
1. Hai nỗi buồn khác nhau thế nào? Chúa vui khi thấy giữa một thế giới sa sút lại có một người tuân giữ đầy đủ những giới răn Chúa dạy. Nhưng Chúa thấy buồn khi anh ta chưa thể tới đích chỉ vì anh anh bị một sợi dây trói chân anh quá chặt. Anh thanh niên chỉ còn một bước nữa là tới đích nhưng anh lại bị sợi dây danh lợi thú giới hạn bước tiến cuối cùng của anh, khiến anh chưa thể đạt mục đích, điều này cũng khiến anh phải buồn.
2. Thứ gì đã níu giữ chân anh? Vì sự hám lợi, hám danh, ham thú vui chóng qua đã không cho anh tiến thêm chút nữa. Đây cũng chính là quyền tự do của anh, đây cũng chính là thứ quý giá Chúa ban, nhưng anh đã không cam lòng dâng nó lại cho Chúa.
3. Chỗ tựa của anh là gì? Dù anh vẫn biết Thiên Chúa là Đấng quyền năng, anh cũng biết mọi thứ anh đang có là do Chúa ban, thế nhưng cho ra bất cứ thứ gì đang ở trong tay anh, anh cũng cảm tiếc vì...đồng tiền đi liền khúc ruột.
4. Con người bị chi phối bởi mấy sức hút? Con người luôn có hai sức hút, con người nửa thú, nửa thần. Phần thần thì nhẹ nhàng, nhưng phần thú chính là xác thịt ,nên nó rất nặng nề, cũng như con người luôn bị sức hút của mặt trời hút lên, còn trái đất thì hút xuống. Ngày nào con người hết năng lực sống, thì họ sẽ nằm bẹp dưới lòng đất lạnh, sức hút của danh lợi thú vì nó quá thực tế và có ngay nên con người luôn chăm chú vào nó, còn sức hút của tinh thần vì phần thưởng quá xa xôi, ở tận mai sau cho nên ít ai muốn để ý tới.
5. Phúc lành của Thiên Chúa mang ý nghĩa nào? Khi tạo dựng xong con người, Thiên Chúa luôn chúc phúc cho ông bà tiên tổ được con đàn cháu đống, đông đúc như sao trên trời được nhiều tôi tớ, nhiều súc vật, cũng có nghĩa là Thiên Chúa luôn chúc cho ông bà tổ tiên được giàu sang phú quý.
6. Của cải mang lại cho chúng ta điều gì? Chúa nói: Tiền vào thì Chúa ra, của cải luôn mang lại sự bất an, thế giới luôn có chiến tranh, bởi vì người ta lúc nào cũng tranh dành lợi lộc, tiền bạc. Vì thế lúc nào cũng có trộn cướp, người mạnh hiếp kẻ yếu, người giàu bóp cổ người nghèo, người nghèo thấy của cải thì động lòng tham, người giàu thì muốn sống trên xương máu của người nghèo. Cho nên các nhà thông thái mới cho rằng: Tiền bạc không mang lại hạnh phúc.
 
7. Theo Chúa ta mất gì, được gì? Nếu ai không có Đức Tin thì khó có thể nào đi theo Chúa / theo Chúa thì phải lấy của mình có mà san sẻ cho anh em / điều được thì phải đợi kiếp sau mới được / lấy của mình mà cho đi thì phải mất ngay bây giờ. Nếu không có lòng yêu Chúa thì không thể nào sống bác ái.
8. Tiền bạc có phải là điều xấu không? Con người sống luôn cần phải nương tựa nhau, cho nên đồng tiền dùng để giao lưu trao đổi, không có tiền thì khó có thể đáp ứng các nhu cầu. Thế nhưng nếu thế giới này không chạy theo tiện nghi vật chất thì đâu có bị nghèo đói khốn khổ như hôm nay / vì tiền nên đánh mất tình người. Bởi thế Chúa nói: Không ai có thể làm tôi hai chủ.
9. Ta được gì khi đi theo Chúa? Chị Têrêxa là nữ tu dòng kín, không có thứ gì xuất sắc, nhưng làm sao chị có thể biết rằng mai sau mình sẽ là một tiến sĩ hội thánh trẻ tuổi nhất. Thánh Têrêxa Calculta cũng đâu ngờ rằng khi bà chết được hơn 170 nguyên thủ quốc gia đến đưa tiễn /  sau đó bà còn lãnh được giải thưởng Nobel danh giá.
10. Điều Chúa Giêsu đòi hỏi là gì? Chúng ta biết có bao nhiêu vị Giáo hoàng làm thánh, Vua Louis nước Pháp cũng là thánh, Chúa bảo chúng ta hãy làm chủ của cải và sử dụng nó sao cho đẹp lòng Chúa, chứ đừng để của cải nó làm chủ mình, như anh thanh niên trên đây .
11. Chúng ta nghĩ gì về viên ngọc quý? Nước trời, phúc trường sinh là thứ quý giá nhất mà ai cũng có thể mua được, người càng nghèo thì càng dễ mua. Vì thế nên Chúa mới chúc phúc cho người nghèo và khó nghèo chính là phúc thứ nhất của Tin mừng.
12. Chúa yêu cầu chúng ta làm thứ gì? Chúng ta dư biết mình là loài thọ tạo, mọi thứ ta đang có đều là của Chúa ban / chỉ là Chúa thử đưa tay ra xin lại một số thứ mà Chúa đã ban cho ta. Nếu ta dâng nó lại cho Chúa thì những thứ đó cũng đâu phải là thứ của ta có, chỉ là chúng ta tỏ lòng hiếu thảo, tỏ lòng yêu Chúa, tỏ lòng tín thác vào Chúa, và cũng để chứng tỏ chúng ta yêu Chúa trên hết mọi sự mà thôi.
13. Chúa ban thứ gì quý giá nhất? Thiên Chúa không phải là một thần minh hung dữ. Nếu Chúa quyền uy, hung dữ thì bảo đảm rằng: Không thần dân nào dám hó hé hay dám trái lệnh, thế mà Chúa ban cho chúng ta sự tự do, dù biết rằng chúng ta là loài thọ tạo. Thế mà có biết bao lần chúng ta đối xử ngang ngược với Chúa, xua đuổi, chống lại Chúa.
14. Quyền sở hữu của chúng ta sẽ đi tới đâu? Chúng ta dư biết của cải vật chất không tồn tại, khi chết rồi không ai có thể mang nó theo, thế mà có biết bao người cứ khư khư giữ lấy nó. Cho dù chúng ta ăn không hết, chúng ta bỏ vào kho cho mối mọt hư đi, chứ nhất quyết không cho kẻ nghèo đói bên cạnh nhà mình ăn . **R
 
IV. GIỚI RĂN THỨ NHẤT.  (tiếp theo) / NĐV 
     
Đề tài :    Tôn thờ Thiên Chúa trên hết mọi sự / (điều nào nghịch/ điều nào thuận)
 
1. Chúng ta cảm nhận thế nào khi học biết giới răn của Chúa? Càng học chúng ta càng hiểu nên càng yêu mến Chúa hơn, chúng ta cảm thấy hạnh phúc khi hiểu được chân lý của Chúa, vì nó rất có ý nghĩa cho đời sống đạo của chúng ta. Chính vì hiểu rõ nên chúng ta sẵn sàng tự nguyện tuân giữ, bởi vì vô tri bất mộ.
2. Chúng ta đã học qua những gì trong các tuần vừa qua? Chúng ta đã tìm biết những điều nghịch lại với giới răn thứ nhất khá kỹ lưỡng trong môi trường sống của chúng ta. Chúa muốn chúng ta :
*không được tôn thờ loài thụ tạo, 
*không được bói toán, 
*không sử dụng ma thuật, 
*không cố tình thử thách Thiên Chúa, 
*không phạm sự thánh, 
*không buôn thần bán thánh, 
*không chối bỏ Thiên Chúa .
*không được chủ trương là không biết gì về Thiên Chúa.
 
3. Hôm nay chúng ta muốn hiểu thêm điều gì nữa? Hôm trước chúng ta học về những điều nghịch lại, hôm nay chúng ta học về những điều thích hợp. Điều răn thứ nhất dạy rằng: Phải thờ phượng kính mến Người trên hết mọi sự.
4. Vậy tự do tôn giáo là gì? Thiên Chúa khi tạo dựng nên chúng ta, Ngài tạo ra chúng ta giống hình ảnh Ngài và cho chúng ta tham dự vào sự siêu việt của Ngài, cho nên Chúa cũng ban cho chúng ta sự tự do, một trong những khía cạnh tự do mà con người có được, chính là tự do tôn giáo, là tự do diễn tả niềm tin của mình vào Thiên Chúa. 
5. Định nghĩa con người là gì? Nếu xét về khía cạnh khoa học thì con người là động vật bậc cao / các loài vật khác cũng sinh hoạt, cũng sinh con đẻ cái, cũng ăn uống ngủ nghỉ, đùa giởn, la hét, cũng biết biểu lộ niềm vui. Nhưng con người là động vật bậc cao nên chúng ta vượt lên trên mọi loài vật khác bởi 2 yếu tố khác biệt /(2 lý do).
6. Hai lý do khác biệt của con người là gì? Đó là chúng ta có lý trí và có tự do. Lý trí là biết suy nghĩ, con vật không hề biết suy nghĩ vì nó chỉ sống theo bản năng, khi đói thì nó ăn, khát thì nó uống / nên nó không hề biết kềm hãm, nó thích gì thì làm cái ấy.
7. Thế nào là sống theo bản năng? Nếu con người cũng sống theo bản năng thì sẽ không có sự hy sinh, không ăn chay hãm mình, cũng thích gì thì làm cái đó / thì ta gọi kẻ đó là người sống theo bản năng (thú tính). Cho nên con vật không sống giống như chúng ta vì nó không suy nghĩ, cho nên chúng ta hơn con vật ở chỗ: Chúng ta có lý trí và tự do, con vật khi chúng ta bắt nhốt nó hay làm thịt nó, nó cũng không biết phản kháng, vì nó không có tự do nên đành chịu. Con người cũng vậy, khi bị bắt đi tù, là mất hết sự tự do, sẽ bị đối xử như con vật, bị đối xử hà khác, bị đánh đập tra tấn.
 
8. Một trong những sự tự do mà con người cần có là gì? Đó là tự do tôn giáo, cho nên tất cả mọi thể chế chính trị, cho dầu là hữu thần hay vô thần đều buộc phải tôn trọng sự tự do tín ngưỡng. 
9. Ai ban sự tự do cho con người? Tự do là chính Thiên Chúa ban cho con người, chúng ta thấy rõ điều này: Con người ở mọi hoàn ảnh sống, trong mọi thể chế chính trị, dù hữu thần hay vô thần / đều phải tôn trọng sự tự do tín ngưỡng, tự do tìm hiểu tôn giáo mà mình muốn đi theo / tự do tìm hiểu Thiên Chúa để có thể tổ chức các lễ nghi  tôn thờ Thiên Chúa, để xây dựng nhà thờ và để được tiến chức. Cho nên ở đâu cũng đều cần có tự do tôn giáo , tín ngưỡng.
10. Việc tiến chức trong giáo hội thì sao? Khi các cá nhân trong giáo hội muốn tiến chức Linh Mục hay Giám Mục thì phải thông báo: Giáo hội sắp tổ chức lễ này, lễ kia. Vị này sẽ tiến chức Giám Mục, vị kia sẽ tiến chức Linh Mục hay Phó tế / cũng cần trình báo cho cấp quản lý biết . Luật tự do tín ngưỡng phải được như thế mới đúng .
11. Chúng ta biểu lộ điều gì khi đến với Chúa ? Chúng ta sống đạo là chúng ta biểu lộ sự tôn thờ Thiên Chúa ,mà đạo Thiên Chúa chỉ dạy con người ăn ngay ở lành ,để trở nên con người hoàn thiện. Như vậy không nên cấm đạo ,vì là xúc phạm đến Thiên Chúa, là xúc phạm tới Đấng tạo thành muôn vật / ước mong sẽ không có thể chế nào làm như vậy.
12. Đâu là phạm vi quyền hành của cấp quản lý? Chúng ta cũng cần biết rõ phạm vi của người quản lý. Nếu không biết rõ thì chúng ta cứ nghĩ: Thứ gì họ cho thì chúng ta mới được làm / những công việc xã hội thì còn có thể được, nhưng những việc liên quan đến sự tôn thờ Thiên Chúa thì không nên. Vì nó thuộc lĩnh vực tâm linh của con người.
13. Thánh Phaolô đã dạy tín hữu Galat thế nào? Ngài nói với chúng ta: Anh em được kêu gọi để hưởng sự tự do. Chúng ta biết rằng: Sự tự do tôn giáo không phải do người phàm ban cho chúng ta, không phải do một thể chế chính trị nào ban / mà do chính Thiên Chúa ban cho. Cho nên Ngài mới nói: Anh em nhân loại được kêu gọi để hưởng sự tự do, thì ngay lúc đó Thánh Phalô cũng cảnh giác: Nhưng đừng lợi dụng sự tự do để sống theo tính xác thịt.
14. Con người với tính ngang bướng như thế nào? Nhiều người cãi ngang, họ cứ bảo: Tôi thích làm gì thì làm. Con cái cũng hay cãi ngang với cha mẹ y như vậy. chúng bảo: Con có sự tự do, con thích đi chơi, thích làm gì thì làm, thích về lúc nào thì về. Nhưng ai dù làm con bao lâu, thì cũng sẽ có lúc phải làm cha mẹ / điều nào đúng thì chúng ta phải dùng lý trí để xác nhận là đúng, điều nào sai thì ta phải sửa, chứ đừng cãi ngang / cũng đừng dùng quyền để khống chế sự tự do chính đáng của kẻ khác. Như vậy cãi ngang chính là muốn sống theo kiểu xác thịt, đây chính là lợi dụng sự tự do. Tóm lại: Không được lợi dụng sự tự do để sống theo ý riêng, nhưng phải lấy đức tin mà phục vụ lẫn nhau.
15. Ý nghĩa của việc khấn hứa là gì? Nó cũng thuộc những điều hợp với giới răn thứ nhất: Dù tu sĩ hay giáo dân, khi muốn diễn tả niềm tin của mình vào Thiên Chúa trong việc khấn hứa thì cũng đều có những cử chỉ diễn tả sự tự do của mình vào Thiên Chúa. Không ai bắt ép ai, cho nên trước khi khấn hứa đều phải làm đơn, khi muốn tiến chức thì cũng phải làm đơn, dù Đức Giám Mục có ngỏ lời ưng thuận, nhưng đương sự phải cho biết là có muốn hay không. Nếu muốn thì phải làm đơn, vì đây là sự tự do. Ai muốn tận hiến đời mình cho Chúa thì phải tự chịu trách nhiệm về đời tu của mình . 
Rất khác với ngoài xã hội / ai không làm đơn thì họ không giải quyết, người đời là cơ chế xin – cho, đi tu là không bắt buộc. Giáo dân cũng vậy, thứ gì cũng phải tự nguyện: xin rửa tội, xin thêm sức, xin làm lễ cưới , xin truyền chức…./
16. Làm đơn trong đạo Chúa nói lên điều gì? Làm đơn nói lên sự tự do / ý Chúa muốn nói: hãy gõ cửa thì sẽ mở cho. Thiên Chúa đang đứng bên ngoài, Ngài đang gõ vào cánh cửa lòng mình. Nếu mình không mở thì Thiên Chúa cũng chỉ đứng mãi ở ngoài, vì làm sao Ngài vào được / tự do rất quan trọng như vậy. Cho nên khi làm đơn xin phong chức, các tiến chức đều được hỏi lại : Con có muốn không ?
 
17. Tôn kính ảnh tượng đúng sai như thế nào? Thời Cựu Ước, Giavê Thiên Chúa không đồng ý cho tạc tượng vì ngài là Thiên Chúa vô hình, nên không ai nhìn thấy Ngài, mà con người thì luôn cần nhìn thấy những gì cụ thể, cho nên dân Do Thái mới đúc con bò vàng. Họ thờ ngẫu tượng, nên Thiên Chúa đã nổi giận / từ sách Đệ Nhị Luật, Thiên Chúa cấm không cho tạc tượng. Tuy nhiên Thiên Chúa cũng cho phép làm ra những biểu tượng, như là : Con rắn đồng / Hòm bia Thiên Chúa  / hay Thần Sốt Mến.
18. Biểu tượng giúp ta nhận ra điều gì? Biểu tượng rõ nét nhất nằm ở các trụ đèn tín hiệu giao thông, khi thấy đèn đỏ ta biết là phải dừng xe, khi đèn vàng ta biết nên chạy chậm để dừng lại , khi đèn xanh ta biết là đã cho phép chạy. Thiên Chúa cho phép có biểu tượng chứ không được phép đúc tượng gì lên rồi bảo là Thiên Chúa. Con rắn đồng là biểu tượng Chúa Kitô trên thập giá, là Đấng cứu độ trần gian về sau này.
19. Thời Tân Ước thì việc tôn thờ Chúa  như thế nào? Sau khi Chúa Giêsu giáng trần, Ngài mặc lấy xác phàm, lúc đó Thiên Chúa mới có hình hài là Chúa Giêsu, rồi tiếp đến là Đức Mẹ và các Thánh, Ngày nay chúng ta mới được phép thờ ảnh tượng.
20. Khi thờ ảnh tượng, chúng ta được điều gì? Đầu tiên chỉ là cây gỗ, sau khi điêu khắc xong thì ra hình Chúa, Đức Mẹ. Khi đứng trước tượng gỗ đó thì trong Đức tin, chúng ta không tôn thờ cây gỗ đó mà là chúng ta tôn thờ Thiên Chúa. Trước đây nó chỉ là cây gỗ, nhưng sau khi chạm trổ, làm phép thì chúng ta đang tôn thờ Chúa, khi chiêm ngắm ảnh tượng đó, giúp tâm hồn ta nâng lên để suy tưởng tới Thiên Chúa / vì Ngài đang hiện diện trước mặt ta qua hình ảnh này. Việc ta tôn thờ ảnh tượng rất có ơn ích vì nó gìn giữ đức tin của chúng ta, giúp lòng tin của chúng ta thêm vững mạnh hơn.
21. Khi trình bày 3 việc hợp với giới răn thứ I, ta cảm nhận được điều gì? Ta nghiệm ra rằng: Ta phải tôn thờ Chúa và kính mến Ngài trên hết mọi sự / Khi ta tôn thờ Chúa thì ta cũng diễn tả được sự tự do tôn giáo qua việc khấn hứa. Dù giáo dân không đi tu, nhưng ta vẫn khấn hứa được, ta hứa bỏ tật xấu này, nết xấu kia, để ta xin ơn này, ơn nọ. Những hành động này cũng giống như việc ta tự hiến cho Thiên Chúa, tự mình dâng hiến những thứ thuộc về mình, tự mình là sự tự do, không bị ai bắt buộc. Dâng hiến một tật xấu cho Chúa, là ta không giữ nó nữa, mà ta dâng cho Chúa, để xin Chúa tiêu huỷ nó đi cho mình. Đó là dâng hiến, và cầu xin Chúa giúp mình.
 
22. Người đi tu và người thế gian khấn hứa khác nhau thế nào? Người thế gian thì chỉ khấn hứa xin bỏ một vài tật xấu, còn người đi tu ,thì dành trọn cuộc đời này cho Chúa, không muốn chia nó cho ai, không lập gia đình, không chia cho một người, nhưng sẽ chia cuộc đời mình cho mọi người. Hôn nhân là dành đời mình cho một người và cho thêm vài người nữa mà mình sẽ sinh họ ra. Đi tu là dâng cho Chúa tất cả mọi thứ, không chừa lại thứ gì, vậy nên đời dâng hiến thật tuyệt vời. Họ cũng là con người, họ dâng được sao chúng ta lại không dâng được? Tuy ai cũng có thể làm được nhưng là do chúng ta không muốn làm.
23. Sau khi đã hiểu rồi, chúng ta cảm nhận đạo Chúa như thế nào? Ta cảm nhận cách rõ ràng: Khi đạo Chúa bị cấm cách, bắt bớ nhiều thì đức tin ta càng phải vững mạnh hơn / nhưng nhiều người lại bảo: Hễ cấm thì tôi khỏi đi, thế nhưng ai cấm thì sai, họ cấm thì họ có tội, nêú mình không được đi lễ thì mình không có tội, nhưng đừng lợi dụng những khó khăn rồi tự biện hộ cho sự lười biếng của mình. Thật sự chúng ta phải tìm mọi cách để thực thi việc tôn thờ Thiên Chúa, còn ai cấm thì họ mang tội. Không được cấm nhưng họ lại cứ làm theo ý riêng họ / phần chúng ta phải cố giữ bổn phận của mình với Chúa.
24. Hoàn cảnh hiện tại của chúng ta như thế nào? Hôm nay cũng có nhiều  cách cấm đạo, chúng ta cứ cảm thấy không thoả mái khi nghĩ rằng thể chế chính trị đang cấm mình. Thế nhưng chúng ta vẫn đi lễ tốt mà, vẫn có dư thời gian để đến với Chúa / nên chúng ta đâu cảm thấy mình bị cấm đạo. Nhưng khi chúng ta được tự do theo cái nghĩa thuận lợi, thì nó lại có những cái cấm khác mà chúng ta không để ý.
25. Cách cấm nào mà chúng ta không biết? Vì chúng ta không để ý, không ý tứ nên chúng ta không biết. Đó chính là tự bản thân mình cấm mình, tự mình cấm mình là do sự lười biếng, do không có sự nhiệt tình. Ví dụ: Như khi chúng ta có một thiệp mời đám cưới đúng vào giờ lễ Chúa nhật của một người bạn thân, chúng ta dễ lý luận rằng: Đi lễ là đi cả đời, bỏ một lễ Chúa nhật chắc không sao, Chúa sẽ không buồn đâu, lý luận như vậy là chúng ta tự cấm đạo mình, không chịu ủng hộ bản thân mình để chu toàn điều răn thứ nhất : yêu kính Thiên Chúa trên hết mọi sự, không nhiệt tình tức là cấm đạo chính mình, coi Chúa thua bữa tiệc vui của một người bạn thân, coi tiệc cưới của người bạn hơn là phép lạ xảy ra trên bàn thờ mỗi khi ta dâng thánh lễ / là đặt Chúa vào hàng thứ yếu chứ không là trên hết mọi sự / Việc này là rất nguy hiểm.
26. Tình hình đạo Chúa ở phương tây như thế nào? Họ từ là những quốc gia toàn tòng, giờ đây họ bỏ đạo rất nhiều. họ khinh chê các Linh Mục, họ bán đi các nhà thờ và cơ sở tôn giáo vì không có ai lui tới cầu nguyện và cử hành phụng tự. Đây cũng chính vì quá tự do, họ đâm ra lười biếng. Đây cũng là cách mà người phương tây tự cấm đạo chính mình.
27. Chúng ta phải giữ mình như thế nào? Chúng ta luôn phải ý tứ , phải giữ mình / người ngoài vào ăn trộm thì chúng ta dễ nhận ra, còn người trong nhà mà ăn trộm thì chúng ta làm sao biết được. Cho nên chúng ta cần ý tứ đề phòng chuyện này. Chính chúng ta làm chúng ta mất tự do, mà không nhận ta rằng: Chính chúng ta tự cấm đạo chính mình .
28. Đúc kết giới răn thứ nhất, ta học được điều gì? Thiên Chúa phải là tất cả, phải trên hết, vì Ngài dựng nên muôn loài. Trong đó có chúng ta / Thiên Chúa không thể ngang hàng với bất kỳ ai, càng không thua bất cứ người nào. Vì Ngài đứng trên tất cả, Ngài là Thiên Chúa tạo dựng, Ngài đứng trên tất cả mọi thú vui, mọi danh vọng trần thế. Ngài là Đấng đáng cho chúng ta tôn thờ / đặc biệt là giới răn thứ nhất / có Ngài ta sẽ được bình an. Nếu tâm hồn ta không khoẻ mạnh thì ta cứ như người bệnh lâu năm / sức khoẻ cứ chập chờn, nếu không có Ngài thì chúng ta sẽ sớm chết trong tội lỗi của mình . **R
 
GIUSE LUCA / TRƯỞNG NHÓM KT EMMAUS 
GX TÂN THÁI SƠN / TGP SAIGON / VN
 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 842
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  10
 Hôm nay:  1718
 Hôm qua:  1986
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11404534
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top