Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới / Bài số :010

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 010

   ĐỀ TÀI : CHỨC DANH LÃNH ĐẠO CHỈ ĐỂ PHỤC VỤ 

              THỨ SÁU , ngày 19-10-2018

  

I. BẢY PHÉP BÍ TÍCH :       
Chủ đề:  Bí tích truyền chức Thánh.
 
1. Bí tích truyền chức Thánh là gì? Là bí tích do Chúa Giêsu lập để ban quyền Linh Mục cho những người được tuyển chọn. Ban ơn thánh để giúp họ trở nên con người xứng đáng trong chức vụ tư tế hầu mang lại ơn cứu rỗi cho đồng loại.
2. Chúa Giêsu lập bí tích này khi nào? Trong bữa tiệc ly.
3. Có mấy quyền do bí tích này mang lại? Thưa ban 4 quyền cho linh mục .
a) Dâng hy tế Thánh thể.
b) Rao truyền Lời Chúa.
c) Ban các bí tích cho giáo dân.
d) Quản trị và phục vụ dân Chúa.
4. Tại sao Linh Mục phải độc thân? Để không bị chi phối bởi một người ,nhưng là để mở lòng mình ra cho muôn người, noi theo gương Chúa Giêsu.
5. Bổn phận của người tín hữu với Linh Mục là gì? 
a) Cầu nguyện cho các ngài.
b) Tôn trọng và vâng phục những điều hợp với luật Chúa và Hội Thánh. Vì các ngài là người đại diện.
c) Cộng tác và đóng góp vật chất và tinh thần để xây dựng nước Chúa.
 
6. Có mấy chức thánh trong đạo Chúa? Có 3 chức: Giám Mục, Linh Mục và phó tế.
7. Ai có quyền ban bí tích này? Thưa Giám Mục.
8. Ai được nhận lãnh bí tích này? Là những người nam, công giáo, độc thân, có ý muốn hiến dâng, đã được huấn luyện, có tự do, đã được các bề trên chấp thuận.
9. Có mấy dấu chỉ cho bí tích truyền chức? Thưa có hai :
a) Lời cầu nguyện đặc biệt và đặt tay.
b) Đức Giám Mục đặt tay ban Thánh Thần cùng quyền năng và ơn sủng của Ngài.
10. Công việc của phó tế là gì? Rửa tội, đọc, giảng Lời Chúa, cho rước lễ và làm phép cho các đôi tân hôn.
11. Có mấy loại phó tế? Phó tế tạm thời và phó tế vĩnh viễn
a) Phó tế tạm thời thì độc thân.
b) Phó tế vĩnh viễn thì có gia đình, là những phó tế suốt đời.
 
II. GIÁO LÝ HÔN NHÂN:
ĐỀ TÀI: NHỮNG PHÉP CHUẨN TRONG HÔN NHÂN.
 
1. Muốn có bí tích hôn nhân hợp pháp ta cần điều kiện nào? Ta phải tránh 12 ngăn trở hôn nhân mà ta đã học ở bài thứ 6. Nếu ai mắc một trong 12 ngăn trở trên thì dù có lấy nhau, hôn phối vẫn không thành. Đó chỉ là chuyện chung chạ bất hợp pháp mà thôi / để có thể kết hôn hợp pháp thì cần phải xin phép chuẩn, tuy nhiên có những trường hợp Giáo Hội không thể chuẩn được.
2. Những ngăn trở nào mà Hội Thánh không có quyền miễn chuẩn? Có 4 ngăn trở
a) Do bất lực / b) Do đã kết hôn / c) Do có họ máu hàng dọc / d) Do có họ máu hai bậc hàng ngang / (25 và 26) (23+24).
3. Những ngăn trở mà Hội Thánh có quyền miễn chuẩn / Với lý do chính đáng, khi được miễn chuẩn thì hôn nhân vẫn thành sự.
a) Về tuổi tối thiểu .
b) Về họ máu 3 bậc trở đi theo hàng ngang: Bà con và anh em họ.
c) Về họ kết bạn.
d) Về tội ác (Tội mưu sát phối ngẫu).
e) Về chức Thánh.
f) Về lời khấn.
g) Về công hạnh.
h) Về khác tôn giáo.
4. Chúng ta nên hiểu thế nào về hôn nhân khác tôn giáo? Sở dĩ Hội Thánh dè dặt chỉ vì yêu thương con cái mình, muốn cho gia đình hạnh phúc thì vợ chồng phải hoà hợp / Khác đạo là việc rất quan trọng vì nó sẽ nảy sinh xung khắc, đe doạ sự hoà hợp vợ chồng, nhất là việc giáo dục con cái. Tuy nhiên vì tôn trọng sự tự do nên Hội Thánh không cấm. Các ngài chỉ hy vọng lòng yêu mến Chúa bên này sẽ cảm hoá được bên kia (27).
5. Sự quan trọng nhất trong hôn nhân là gì? Là việc cả hai người cùng bày tỏ sự ưng thuận, nếu thiếu sự ưng thuận thì coi như hôn nhân không thành. Sự ưng thuận nói lên ý thức và sự tự do của con người / trong đó cả hai người cùng muốn tự hiến và đón nhận nhau: Anh nhận em làm vợ, em nhận anh làm chồng. Sự ưng thuận kết nối giữa 2 vợ chồng lại với nhau để trở nên một xương, một thịt (St2, 24) (Mc10, 8). Cho nên sự ưng thuận này nói lên ý muốn, không bị thúc ép, cưỡng bức, sợ hãi hay bạo lực, cho nên nếu thiếu yếu tố tự do thì hôn nhân sẽ không thành.
6. Những yếu tố thiếu trung thực trong hôn nhân là gì? Có 10 điều:
a) Không đủ trí khôn.
b) Thiếu trí phán đoán về quyền lợi và nghĩa vụ của hôn nhân.  (32)
c) Bị tâm thần, không thể đảm nhận các nghĩa vụ hôn nhân. (33)
d) Vô tri (Không biết hôn nhân là gì). (34)
e) Lầm lẫn về người hoặc phẩm cách của người bạn đời. (35)
f) Lường gạt (36), lừa dối để đạt sự ưng thuận của bên kia, lừa dối về phẩm cách, quan trọng đến độ nếu bị phơi bày thì đời sống hôn nhân sẽ bị tác hại trầm trọng.
g) Giả vờ ưng thuận, nhưng không muốn.
h) Ưng thuận với điều kiện trong tương lai.
i) Ưng thuận vì sợ bạo lực (39)
j) Bạo lực, nếu bị người khác dùng sức mạnh để ép ưng thuận thì hôn nhân đó vô hiệu.
 
7. Những yếu tố nào khiến cho sự sợ hãi biến hôn nhân ra vô hiệu? có 3 yếu tố:
a) Sợ hãi trầm trọng.
b) Sợ hãi do người ngoài gây ra.
c) Sợ hãi có tính cách tất định, không còn cách nào khác để thoát ra ngoài việc phải ưng thuận kết hôn.
8. Thế nào là hôn nhân thành sự?
a) Phải cử hành theo lễ nghi của Hội Thánh.
b) Trước mặt vị chứng hôn có thẩm quyền, như Cha Xứ, một Linh Mục khác hay một Phó Tế cùng với 2 nhân chứng.
c) Người chứng hôn sẽ nhân danh Hội Thánh ,nhận lời ưng thuận của đôi hôn phối và chúc lành cho họ. Có sự hiện diện của thừa tác viên Hội Thánh và của 2 người chứng cho thấy hôn nhân là 1 bậc sống của Hội Thánh  (41).
d) Phải cử hành tại nhà thờ Giáo Xứ, nơi một trong hai người kết hôn có chỗ ở thường trú, hoặc đã tạm trú 1 tháng. Nếu muốn cử hành ở nơi khác thì phải xin phép đấng bản quyền sở tại, hoặc Cha Xứ.**R
 
III. TÔN VINH LỜI CHÚA :      CN 29   TN  B  / 
 
ĐỀ TÀI:      *KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO /
                    *LÀM LÃNH ĐẠO CHỈ ĐỂ PHỤC VỤ 
                       
PHÚC ÂM : Mc 10, 35-45
“Con Người đến để hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.”
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:
35 Khi ấy, hai người con ông Dê-bê-đê là Gia-cô-bê và Gio-an đến gần Đức Giê-su và nói: "Thưa Thầy, chúng con muốn Thầy thực hiện cho chúng con điều chúng con sắp xin đây." 36 Người hỏi: "Các anh muốn Thầy thực hiện cho các anh điều gì?" 37 Các ông thưa: "Xin cho hai anh em chúng con, một người được ngồi bên hữu, một người được ngồi bên tả Thầy, khi Thầy được vinh quang." 38 Đức Giê-su bảo: "Các anh không biết các anh xin gì! Các anh có uống nổi chén Thầy sắp uống, hay chịu được phép rửa Thầy sắp chịu không?" 39 Các ông đáp: "Thưa được." Đức Giê-su bảo: "Chén Thầy sắp uống, anh em cũng sẽ uống; phép rửa Thầy sắp chịu, anh em cũng sẽ chịu. 40 Còn việc ngồi bên hữu hay bên tả Thầy, thì Thầy không có quyền cho, nhưng Thiên Chúa đã chuẩn bị cho ai thì kẻ ấy mới được."
41 Nghe vậy, mười môn đệ kia đâm ra tức tối với ông Gia-cô-bê và ông Gio-an. 42 Đức Giê-su gọi các ông lại và nói: "Anh em biết: những người được coi là thủ lãnh các dân thì dùng uy mà thống trị dân, những người làm lớn thì lấy quyền mà cai quản dân. 43 Nhưng giữa anh em thì không được như vậy: ai muốn làm lớn giữa anh em thì phải làm người phục vụ anh em; 44 ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ mọi người. 45 Vì Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người.".
Đó là lời Chúa.
 
SUY NIỆM : 
1. Khát vọng của con người là gì? Làm người ai cũng thích, cũng quan tâm đến sự thành công, đến danh giá. Ai cũng muốn giàu sang và được mọi người trọng vọng.
2. Quan điểm sống của Chúa Giêsu là gì? Người đời thì coi địa vị ông chủ và người đầy tớ cách xa nhau / Chúa thấy các môn đệ đang muốn tranh dành nhau nên mới bảo các ông: Người làm đầu thì phải nhận chỗ cuối rốt ,bằng cách làm tôi tớ phục vụ.
3. Bản chất của việc phục vụ nên hiểu như thế nào? Chúa bảo phục vụ ở đây không phải bằng tâm tình của kẻ nô lệ à là chỉ mong chu toàn công việc bề ngoài, nhưng chu toàn ở đây là sự hiến dâng bản thân mình cho công việc chung, cho anh em mình / chỉ quan tâm đến kẻ khác bằng một tấm lòng yêu thương và chỉ nhằm mưu ích cho kẻ khác.
4. Chúng ta phải nhìn vào khuôn mẫu phục vụ nào? Chúa bảo người Kitô hữu không nhìn vào kiểu sống thông thường, mà phải nhìn vào kiểu sống riêng biệt, khuôn mẫu mà Chúa muốn chúng ta nhìn vào chính là cuộc sống phục vụ của Đức Kitô mà cuối cùng là sự hy sinh của Ngài trên thập giá.
5. Cách cai trị của Giáo Hội công Giáo như thế nào? Người thế gian thường cai trị theo mô hình ngọn tháp / người cao nhất ở trên cùng, còn dân đen thì ở tầng thấp nhất, người thấp nhất luôn bị đè bẹp, thua thiệt, nghèo đói, khốn khổ. Người trên luôn bắt kẻ ở dưới phục dịch và làm theo ý mình. Giáo Hội thì cai trị dân Chúa theo hàng ngang, không ai cao hơn ai, người lãnh đạo luôn coi người bên cạnh là anh em của mình và không bao giờ có chuyện bóc lột ở đây, nhưng người làm lớn thì phải làm tôi tớ phục vụ mọi người / chúng ta nhìn vào cách cai trị của Giáo Hội như những vòng tròn đồng tâm, mục đích chỉ là để phục vụ.
6. Lý do nào Chúa từ chối lời 2 ông xin? Theo ý xin của hai ông chỉ phù hợp với các lãnh đạo thế gian, cho nên cách lãnh đạo thống trị như thế này chỉ mang lại bất công và đau khổ cho người khác.
7. Câu chuyện của chiếc đồng hồ trên tháp và chiếc đồng hồ đeo tay / ý nghĩa: Mỗi người đều có công việc phù hợp cho riêng mình, ai lo chu toàn công việc của người ấy, mục đích chỉ để phục vụ. Địa vị nào cũng có chén đắng / Giáo Hội được thiết lập cũng phải có phẩm trật, nhưng Chúa không muốn người môn đệ Chúa dùng địa vị của mình để trục lợi và gây bất công cho anh em. Phẩm trật thì giống, nhưng cách cai trị thì không giống.
 
8. Thừa sai là gì? Chữ của nó là Minister, thừa sai là để người khác sai khiến.
9. Truyền giáo là gì? Truyền là truyền bá, là chuyển giao là loan truyền. Giáo là giáo lý, đạo giáo, Tin mừng, Phúc âm, Chân lý. Truyền giáo là truyền bá đạo Chúa, là rao giảng phúc âm, loan truyền chân lý đạo Chúa cho người khác biết.
10. Nghĩa khác của truyền giáo là gì nữa? Truyền giáo là thành lập các cộng đoàn Kitô hữu để họ sống đức tin, để họ cử hành phụng vụ Thánh thể, để họ sống bác ái như Chúa và Giáo Hội mong muốn, là trồng cây giáo hội vào các dân tộc, để họ trở thành đoàn chiên của Chúa.
11. Truyền giáo là gì nữa? Là củng cố, là tăng cường, là huấn luyện đức tin cho các cộng đoàn, cho các tín hữu, để họ cũng có khả năng ra đi truyền giáo cho người khác.
12. Có mấy cách truyền giáo? Thưa có 2 cách.
a) Truyền giáo theo chiều rộng.
b) Truyền giáo theo chiều sâu.
 
13. Truyền giáo theo chiều rộng là gì? Là giúp những người đã biết Chúa nhưng lại đang bỏ Chúa, cùng với những người chưa biết Chúa, là giúp cả hai cùng biết Chúa và yêu mến Chúa. Đó là mở rộng nước Chúa.
14. Truyền giáo theo chiều sâu là gì? Là giúp cho những người đã biết Chúa được hiểu biết Chúa thêm, giúp họ yêu mến Chúa nhiều hơn để rồi họ sẽ tiếp tục công việc truyền giáo cho người khác. Đó là làm cho nước Chúa tiến vững chắc hơn, làm tăng thêm số người kính mến Chúa sốt sắng, đạo đức hơn.
15. Tu thân tề gia là gì? Là đem giáo lý của Chúa áp dụng vào đời sống đạo của mình, muốn việc tông đồ có nhiều kết quả, ta phải có đời sống đạo gương mẫu, để người khác nhìn vào và tin các lời ta rao giảng. Vì lời nói phải đi đôi với việc làm, chúng ta phải là khuôn mẫu chứ không phải khuôn sáo rỗng tuếch.
16. Có mấy cách truyền giáo? Thưa có 2 cách chính: 
a) Cầu nguyện  
b) Sống chứng nhân. Ngoài ra mọi người cùng phải hợp tác nuôi ơn gọi và góp phần xây dựng cơ sở vật chất để có nơi đào tạo ơn gọi.
17. Ai có nhiệm vụ phải truyền giáo? Tất cả mọi người đều phải thi hành, vì đây là lệnh truyền của Chúa Giêsu trước khi Ngài lên trời. **R
 
IV. MƯỜI ĐIỀU RĂN
     Đề tài :   GIỚI RĂN THỨ HAI /
 
GIUSE LUCA / TRƯỞNG NHÓM KT EMMAUS 
GX TÂN THÁI SƠN / TGP SAIGON /VN
 

Trở lại      In      Số lần xem: 831
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  20
 Hôm nay:  1245
 Hôm qua:  7763
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11349735
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top