Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới / Bài số: 011

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 011

   ĐỀ TÀI :  NGƯỜI SÁNG MẮT MÀ LẠI NHƯ MÙ 

              THỨ SÁU , ngày 26-10-2018

 

I. BẢY PHÉP BÍ TÍCH :       

 
Chủ đề:     Bí tích hôn phối.
1. Bí tích hôn phối là gì? Là bí tích do Chúa Giêsu thiết lập , để kết hiệp giữa 1 nam và 1 nữ thành vợ chồng trước mặt Chúa và Hội thánh và ban ơn Thánh giúp họ chu toàn bổn phận trong gia đình .
2. Chúa lập bí tích này khi nào? Từ thời nguyên thuỷ ,lúc mới có Adam và Eva. Trong Tân Ước lúc Chúa Giêsu chúc lành cho đôi tân hôn tại tiệc cưới Cana.
3. Mục đích của bí tích hôn phối là gì? Là sinh sản và giáo dục con cái theo cách dạy của hội thánh công giáo. - Là giúp cho hai người trung thành yêu thương và nâng đỡ nhau.
4. Bậc hôn nhân có tầm quan trọng nào? 
- Tình yêu vợ chồng , minh chứng cho tình yêu giữa Chúa Giêsu và Hội Thánh. 
- Sinh sản con cái để cùng nhau phụng thờ Chúa.
5. Dấu tích của bí tích hôn phối là gì? 
Chất thể là: Người nam và người nữ.
Mô thể: Sự biểu lộ sự ưng thuận giữa 2 người bằng lời nói và bằng sự cam kết.
6. Chúa Giêsu dạy gì về bí tích nầy?
Hợp nhất với nhau bằng tình yêu một vợ một chồng.
Không được ly dị, phải sống hoà thuận thương yêu nhau cho đến chết.
7. Trong bí tích hôn phối, ai hành động nhân danh Chúa Kitô?
Người nam và người nữ.
Linh Mục hay Phó tế chỉ là người chứng kiến và chúc lành cho đôi tân hôn.
8. Ta phải làm gì để có thể lãnh bí tích hôn phối?
Phải sạch tội trọng.
Phải hiểu biết về đời sống hôn nhân.
Bằng lòng kết bạn với nhau theo nghi thức Giáo Hội Công Giáo.  **R
 
II. ĐỨC TIN KITÔ GIÁO:
 
ĐỀ TÀI:     ĐỨC CHÚA THÁNH THẦN.
1. Đức Chúa Thánh Thần là ai? Là Ngôi Ba Thiên Chúa.
2. Ngài còn được gọi bằng danh xưng nào nữa? Ngài là Thiên Chúa, ân huệ của Thiên Chúa, Thánh linh sự thật, Đấng ban sự sống, Đấng bầu chữa, Đấng an ủi, Đấng thánh hoá.
3. Chúa Thánh Thần đã làm gì cho ta? Ngài dùng ơn thánh để biến đổi chúng ta, ban các nhân đức, ban ân huệ và ân sủng của Ngài, giúp ta nhận biết Chúa Giêsu là Đấng cứu thế, còn có Chúa Cha ở trên trời, Ngài còn giúp ta cầu nguyện và rao giảng Tin Mừng.
4. Đức Chúa Thánh Thần làm gì cho Giáo Hội? Ngài kết nối chúng ta trong đức tin và tình yêu, Ngài hướng dẫn và giảng dạy chính thức trong giáo Hội, giúp Đức Thánh Cha và các Giám Mục , để các vị khỏi bị sai lầm, Ngài ban ơn cứu độ cho chúng ta qua Mình máu Thánh của Đức Kitô.
5. Đức Chúa Thánh Thần tỏ mình cho các môn đệ lần đầu tiên là khi nào ? Ngài vẫn hiện diện trên thế giới và trong Giáo Hội / nhưng cột mốc ấy là ngày lễ hiện xuống, Ngài tỏ mình ra cho các tông đồ, Ngài ban cho các ông lòng can đảm, sự hiểu biết sâu xa về lời giảng dạy của Chúa Giêsu, Ngài ban ơn kết nối mọi người lại với nhau.
6. Ơn mà Chúa Thánh thần ban cho ta là gì? Là ơn cứu chuộc mà Chúa Giêsu đã sắm khi chịu chết trên thánh giá, Chúa chết để đền tội ta xúc phạm đến Thiên Chúa mà còn ban cho ta hạnh phúc Thiên đàng.
7. Nhân Đức là gì? Là thói quen, là sức mạnh giúp ta làm việc lành có 2 loại nhân đức: Nhân Đức đối thần và nhân đức luân lý. Mặc dù đây là ơn nhưng không, nhưng chúng ta phải biết dùng cho đúng để chúng ta có thói quen làm việc lành như ý Chúa muốn.
8. Nhân đức đối thần là gì? Là thói quen Chúa ban để làm điều lành và quy hướng về Thiên Chúa như là Đức tin, Đức Cậy, Đức mến. Đối thần là đối diện với Thiên Chúa.
9. Đức Tin là gì? Là nhân đức giúp ta tin , hiểu Chúa, và mọi điều Chúa dạy. 
 
10. Đức cậy là gì? Đức cậy giúp ta trông cậy vào quyền năng của Chúa , là Ngài sẽ đưa ta về Thiên đàng nếu như ta sống như ý Chúa muốn.
11. Đức mến là gì? Đức mến giúp ta yêu mến Chúa trên hết mọi sự và yêu thương mọi ngưới vì Chúa.
12. Những việc làm của 3 nhân đức này là gì? Là những lời cầu nguyện nói lên lòng tin, lòng cậy, lòng mến Chúa .
13. Nhân đức luân lý là gì? Là khôn ngoan, công bình, can đảm, tiết độ. Nhân Đức khôn ngoan giúp ta nhận ra Chúa và biết đặt hạnh phúc thiên đàng trên hết mọi sự, biết suy nghĩ đúng để sống cho đúng.
14. Nhân đức công bình là gì? là giúp ta sống công bình với mọi người, nhất là đối với Thiên Chúa.
15. Nhân đức can đảm là gì? Là giúp ta làm điều tốt, điều đúng / dù gặp khó khăn thử thách, nhân đức tiết độ là giúp ta biết sống kềm chế những đòi hỏi do bản năng tự nhiên.
 
16. Tám mối phúc thật là gì? Là những điều hoàn hảo của Chúa Giêsu dạy và Chúa Thánh Thần giúp ta thực hiện. Tám mối phúc là 8 nguồn hạnh phúc để những ai thực hiện được / thì sẽ nhận lãnh phúc thiên đàng.
17. Ơn Chúa là gì? Là ơn huệ Chúa ban do công phúc của Chúa Giêsu / Ngài ban cho ta được rỗi linh hồn. / Có 2 thứ ơn Chúa: Ơn Thánh sủng và ơn hiện sủng.
18. Ơn thánh sủng là gì? Là ơn Chúa ban giúp ta nên giống Chúa Kitô để ta đáng hưởng hạnh phúc thiên đàng, ta được ơn này khi chịu phép rửa tội, ta mất nó khi ta phạm tội trọng.
19. Ơn hiện sủng là gì? Là ơn ban cho ta có trí khôn sáng suốt, ý chí mạnh mẽ để ta làm lành, tránh dữ. Ơn hiện sủng là ơn ta có được mỗi ngày.
20. Hoa quả của ơn sủng là gì? Giúp ta sống thánh để làm vui lòng Chúa, cho ta trở nên con cái Chúa, làm cho ta trở nên đền thánh cho Chúa ngự, cho ta thừa hưởng nước thiên đàng.
21. Chúng ta có bao giờ từ chối ơn Chúa không? Chúa để cho ta có sự tự do lựa chọn, Ngài không hề bắt buộc. Nếu muốn giữ ơn thánh trong tâm hồn, ta phải luôn cầu nguyện và siêng chịu các bí tích, nhất là bí tích thánh thể .       **R
 
 
III. TÔN VINH LỜI CHÚA :      CN 30   TN  B  / 
 
ĐỀ TÀI:      XIN CHO CON ĐƯỢC THẤY .
                       
PHÚC ÂM : Mc 10, 46-52
“Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được.”
 
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:
46 Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ đến thành Giê-ri-khô. Khi Đức Giê-su cùng với các môn đệ và một đám người khá đông ra khỏi thành Giê-ri-khô, thì có một người mù đang ngồi ăn xin bên vệ đường, tên anh ta là Ba-ti-mê, con ông Ti-mê. 47 Vừa nghe nói đó là Đức Giê-su Na-da-rét, anh ta bắt đầu kêu lên rằng: "Lạy ông Giê-su, Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!" 48 Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh ta càng kêu lớn tiếng: "Lạy Con vua Đa-vít, xin dủ lòng thương tôi!" 49 Đức Giê-su đứng lại và nói: "Gọi anh ta lại đây!" Người ta gọi anh mù và bảo: "Cứ yên tâm, đứng dậy, Người gọi anh đấy!"50 Anh mù liền vất áo choàng lại, đứng phắt dậy mà đến gần Đức Giê-su. 51 Người hỏi: "Anh muốn tôi làm gì cho anh? " Anh mù đáp: "Thưa Thầy, xin cho tôi nhìn thấy được." 52 Người nói: "Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu anh!" Tức khắc, anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi..
Đó là lời Chúa.
 
SUY NIỆM I :  CÓ MẮT MÀ NHƯ MÙ.
1. Thiên Chúa đã hứa gì với dòng tộc nhà Giacob? Tiên tri Giêrêmi-a gọi dòng tộc nhà Giacob là dân đứng đầu mọi dân tộc. Thiên Chúa sẽ quy tụ chúng lại từ tận cùng cõi đất, trong chúng có kẻ đui ,què, mang thai, ở cữ. Tất cả sẽ được đoàn tụ, sẽ không còn cảnh nước mắt tuôn rơi / Ta sẽ đưa chúng về / vì đối với Israel: Ta là một người Cha, còn đối với Ta àEphra-im sẽ là con trưởng.
2. Thiên Chúa đã nói gì với Đấng Kitô? Thượng tế là người được chọn trong số người phàm để làm đại diện cho các mối tương quan giữa họ với Thiên Chúa để dâng lễ phẩm, lễ vật đền tội.. Đức Kitô đã không tự tôn mình lên làm Thượng tế ,nhưng chính Đấng đã nói với Người: Con là con của Cha, ở nơi khác Thiên Chúa cũng nói: Muôn thuở Con là thượng tế theo phẩm hàm Menkisêđê.
3. Anh mù đã kêu lên như thế nào? Anh chưa hề thấy Đức Giêsu, chỉ nghe thôi, nhưng anh tin. Vậy nên khi vừa mới nghe nói đó là Đức Giêsu Nazaret, thì bắt đầu kêu lên: Lạy ông Giêsu, con vua Đavit, xin dủ lòng thương tôi.
4. Anh mù đã thể hiện niềm tin như thế nào? Giữa muôn ngàn thứ âm thanh hỗn độn thì chỉ có tên Giêsu mới thật sự có ý nghĩa nơi lòng anh / vì nó có sức mạnh cứu chữa anh, nên khi vừa nghe đến tên Giêsu Nazaret là anh đã đáp lại bằng tiếng kêu phát xuất từ lòng tin của mình .
5. Nhờ đâu anh mù được cứu chữa? Nhờ tiếng anh kêu xin. Chính Chúa Giêsu đã xác nhận niềm tin ấy “Lòng tin của anh đã cứu anh”. Nhờ đó anh mù thấy được và đi theo Chúa.
6. Chúng ta phản ứng thế nào với các loại âm thanh? Cuộc sống ngày nay luôn tràn ngập âm thanh, có những thứ âm thanh ta muốn nghe, có những âm thanh ta bị nghe, bị quấy rầy, bị tra tấn. Điều quan trọng là làm sao ta có thể phân biệt đâu là “Lời cứu độ”, lời mời gọi yêu thương mà Thiên Chúa muốn gởi đến chúng ta.
7. Chúng ta nên làm gì mỗi ngày? Một thế giới ồn ào, xô bồ, đầy rẫy những âm thanh chói tai như hiện nay / cho nên mỗi ngày hãy dành cho mình một khoảng lặng để chăm chú lắng nghe lời Chúa. Nhờ đó ta mới nhận ra Ngài.
8. Ví trí địa lý của Giêricô: Giêricô là thành phố cây chà là, cách Giêrusalem 24 km về phía đông bắc, vùng tả ngạn của sông Giodan, nằm ở độ sâu 250m dưới mặt nước biển. 
9. Anh mù thể hiện lòng tin như thế nào? Lâu nay anh chỉ ngồi một chỗ , chưa có lần nào anh đi theo Chúa, nhưng đức tin của anh lại sâu sắc hơn đám đông khi anh gọi Ngài là con vua Đavit. Trong khi đám đông chỉ gọi Chúa là ông Giêsu người Nazaret.
 
10. Anh mù gặp trở ngại gì từ đám đông? Họ cho rằng : họ khôn ,giỏi hơn anh / Họ quát nạt, bắt anh phải im đi, trong khi họ đâu có hiểu anh / họ áp đặt thành kiến với một con người khốn khổ như anh / dù thế ,anh bất chấp tất cả nên càng kêu to hơn.
11. Tại sao đám đông thay đổi thái độ? Họ bớt quát nạt khi thấy Chúa Giêsu chiếu cố đến anh, họ đổi giọng khi thấy Chúa Giêsu đứng lại / … họ đã dịu giọng.
12. Thái độ dứt khoát của anh mù như thế nào? Anh đứng phắt dậy, vất tấm áo choàng, anh chạy đến với Chúa, anh chấm dứt việc ngồi một chỗ, anh đoạn tuyệt với kiếp sống xin ăn.
13. Chúng ta thấy gì qua 2 thái độ? Đám đông và các môn đệ luôn đồng hành với Chúa, họ luôn ở gần, nhưng lòng họ thì thật xa, họ chỉ thấy ông Giêsu người Nazaret, còn anh mù, tuy ngồi một chỗ nhưng anh thấy Chúa Giêsu bằng một lòng tin, là một ông Giêsu, con vua Đavit / 
14. Anh mù hơn đám đông ở chỗ nào ? Anh mù tuy ngồi một chỗ nhưng anh nhận ra Chúa Giêsu là một mầu nhiệm, người ngồi một chỗ nhưng lại có thể đến gần Chúa Giêsu hơn là những kẻ chuyên đi theo bên cạnh Chúa.
15. Chúng ta học được gì qua thái độ của Chúa? Anh mù đứng lên để đi theo Chúa, còn Chúa Giêsu thì dừng lại để dắt anh mù theo, anh mù giã từ cuộc sống thụ động, còn Chúa Giêsu thì dừng lại một chút để ghé mắt đến anh. Đây chính là thái độ phải có trong công tác tông đồ.
16. Thái độ của đám đông như thế nào? Họ đi theo Chúa nhưng lòng vẫn giữ thái độ ích kỷ khi nghĩ rằng: Anh mù đang quấy rầy Chúa / họ hiểu về Chúa quá ít nên khi họ giới thiệu về Chúa , chỉ là một cách quá sơ sài: ông Giêsu người Nazaret.
 
17. Anh mù đã làm gì trước thái độ của đám đông? Nhìn cách xử sự của anh mù, đôi khi chúng ta phải thể hiện niềm tin bằng cách lội ngược dòng, cho dù bị đám đông quát nạt, bắt anh im miệng, nhưng anh vẫn thể hiện niềm tin của mình qua việc kêu tên Chúa liên tục. Vì anh xác tín rằng: Chỉ có Chúa mới có thể cứu chữa anh.
18. Chúa lên Giêrusalem để làm gì? Chúa lên Giêrusalem không phải để làm vua nhưng là để thực thi ơn cứu độ, là hy sinh mạng sống của mình / khi ta đi theo Chúa là ta chấp nhận hy sinh với Chúa. Ở đây những kẻ theo Chúa đang cố giữ thái độ mù loà, cũng có thể trong mắt họ là : đi tìm một chỗ nhất trong vương quốc của Chúa.
19. Chúng ta cần gì nơi Chúa Giêsu? Chúng ta ai cũng cần được Chúa mở mắt, mở trí khôn, để chúng ta  hiểu sứ mạng của Chúa và hiểu bổn phận của mình, để chúng ta sẵn sàng bước theo và làm môn đệ của Người. vậy nên khi nghe tiếng Chúa mời gọi, chúng ta phải mau mắn, dứt khoát như anh mù / như 4 môn đệ tiên khởi, như Lê Vi /
20. Chúng ta học được gì nơi anh mù? Khi tin thì ta không thể thấy, nhưng chấp nhận bước theo Chúa trong tình gắn bó, hiệp thông với Chúa trên mọi nẻo đường, mà không hề hoang mang, đắn đo, lo sợ  / Anh đứng phắt dậy, anh cương quyết một cách bất ngờ và đầy phấn khích. Điều này cho ta thấy thái độ sẵn sàng đáp ứng lời mời gọi của Chúa cách nhanh chóng.
21. Làm sao ta có thể trở thành môn đệ của Chúa? Ở nơi người nghèo thì áo choàng là tấm mền để đắp ấm về đêm, còn ban ngày thì anh trải nó ra trước mặt mình để nhận của bố thí / anh muốn bỏ lại tất cả để đến với Chúa và đi theo Chúa / anh không muốn có bất cứ thứ gì trở thành vật cản , cho dù là vật ấy rất cần thiết cho bản thân anh. Đây là thái độ từ bỏ để đến được với Chúa.**R
 
SUY NIỆM II :    SỰ QUÝ GIÁ CỦA ĐÔI  MẮT .
1. Làm sao ta có thể thương người mù ?
a. Muốn quý sự tự do thì phải ở tù một thời gian ngắn.
b. Muốn quý sức khoẻ thì phải nằm viện vài tuần.
c. Muốn biết xót thương người mù thì ta phải chịu đau mắt một thời gian .
2. Nỗi khổ của người mù là gì? Người mù khốn khổ về mọi mặt, không thấy cảnh vật, càng không thể thấy gương mặt người thân, sống mặc cảm vì mình luôn bị lệ thuộc người khác, luôn cảm thấy mình bị xã hội loại bỏ.
3. Với tia sáng đầu tiên, anh mù đã thấy ai trước? Chúa Giêsu chính là người thắp sáng niềm tin cho anh, cho nên gương mặt mà anh thấy trước tiên chính là gương mặt của Chúa. Nhờ đức tin anh đã nhìn thấy Chúa Giêsu là Đấng cứu Thế ,khi anh gọi Ngài là con vua Đavit.
4. Đức tin đã giúp gì cho anh? Nhờ đức tin nên các thánh tử đạo đã liều thân để được nhìn thấy Chúa / nhờ đức tin, anh mù đã không sợ lời đe doạ cấm cản của người đời / người đời càng đe doạ, anh càng lớn tiếng để tuyên xưng thống thiết hơn / nhờ thế mà anh đã được cứu.
5. Anh mù đã từ bỏ như thế nào? Với niềm tin mãnh liệt, anh đã dứt khoát đứng lên, rời bỏ chỗ ngồi thụ động, anh đã vất bỏ chiếc áo choàng là phương tiện hành nghề và cũng là vật duy nhất mà anh nương tựa vào ban đêm. Anh đã từ bỏ nếp sống ăn xin, ăn bám, chùm gởi, từ bỏ thân phận mù loà, thoát khỏi đời sống tối tăm để chạy đến miền ánh sáng ban sự sống.
6. Chúng ta nên cầu xin điều gì? Mọi bộ phận trong cơ thể đều cần thiết, nhưng đôi mắt là đáng quý nhất. Bởi thế chúng ta luôn phải cầu xin Chúa: Xin Chúa giữ gìn đôi mắt con, xin cho con luôn nhìn thấy Chúa. Đôi mắt luôn phải thấy những điều cần thấy, đừng quá lợi dụng nó để phạm tội, kẻo có ngày Chúa thấy đôi mắt của ta không mang lại lợi ích gì  và Chúa sẽ lại ... cất nó đi. Lúc đó ta có hối hận cũng không kịp / Chúa muốn chúng ta dùng mắt mình để nhìn thấy Chúa và phải nhìn thấy những anh em nghèo khổ nữa.
7. Ta nên dùng đôi mắt sáng để làm gì? Đôi mắt sáng để chúng ta nhìn thấy Chúa tốt lành, quyền năng. Thấy anh em, ai cũng dễ mến, dễ thương, thấy anh em nghèo đói để ta quan tâm chia sẻ, thấy mình nhỏ bé để chúng ta luôn sống khiêm hạ trước mặt Chúa.
 
8. Nhiệm vụ của đôi mắt có mấy phần? có 2 phần
a. Thị giác: Là khả năng nhìn thấy của đôi mắt.
b. Thị lực: Mức độ thấy của đôi mắt nhiều hay ít, xa hay gần, cho nên thị lực tốt mới là đôi mắt hoàn chỉnh.
9. Thị lực theo nghĩa bóng là gì? Có người có đôi mắt to, nhưng lại không nhìn thấy gì, người có thị lực tốt, có thể nhìn thấy mọi thứ xuyên qua các vật cản. Chúa thấy ông Nathana-en dưới gốc cây vả, Chúa thấy tấm lòng bà goá khi bà bỏ đồng xu vào thùng tiền, Chúa thấy tấm lòng tan nát của chị phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, Chúa thấy đức tin của người phụ nữ Cana-an.
10. Thế nào là đôi mắt tốt? Đôi mắt tốt là đôi mắt sáng, đôi mắt tốt có thể nhìn thấy thứ mà người khác không thấy / người có đôi mắt to thường thấy rất ít, người có đôi mắt nhỏ nhưng sâu sắc nên có thể nhìn thấy nhiều hơn / người có đôi mắt bé tí thì nham hiểm vì thế chúng ta hãy nên xin Chúa: Thưa Thầy, xin cho con được thấy.
11. Những bất công của con người là gì? Người đời có thái độ khinh khi, chọc ghẹo, tội nghiệp. Chúng ta thử suy nghĩ coi mình còn có cách nào xử sự tốt hơn không? Cuộc đời có quá nhiều bất công: Người thì khi vừa sinh ra đã giàu có, xinh đẹp, khoẻ mạnh, người khác vừa sinh ra đã tàn tật, xấu xí, nghèo khổ. Kẻ vừa sinh ra đã tàn tật, ngu đần thì làm sao họ có thể ngóc đầu lên được? Họ đã làm gì nên tội, tại sao họ phải chịu thiệt. Vậy tại sao ta không thương yêu họ ?
12. Chúng ta nên làm gì với những bất công? Có bất công thì đòi hỏi chúng ta phải xử sự công bằng, nhưng cho dù có cố chăm sóc họ tốt bao nhiêu thì cũng chỉ xoa dịu phần nào thôi, cho nên bất công mãi mãi vẫn cứ là bất công, mà chỉ có Chúa mới có thể bù đắp được.
13. Một thế giới công bằng ở đâu mới có? Ở đời này vì là thế giới bất toàn, tạm bợ nên luôn có sự bất công. Điều này giúp ta tin rằng sự công bằng chỉ có ở đời sau. Bởi thế: Nếu thế giới thật sự kết thúc ở đời này, thì chua xót quá đối với những kẻ có số kiếp tàn tật, bất hạnh / thà họ đừng sinh ra thì hơn. Thế nhưng Thiên Chúa nhân lành, Ngài không tạo họ ra để rồi nhìn mọi người phải chịu đau khổ, Thiên Chúa vẫn còn có nhiều cách. Không biết chúng ta có đủ nhẫn nại không  / **R
 
IV. GIỚI RĂN THỨ HAI .
     
Đề tài : CHỚ KÊU TÊN CHÚA VÔ CỚ. / NĐV /
1. Bài đọc nào nói lên cụ thể vấn đề này? (Cv4, 1-12) Phêrô và Gioan chữa cho một người què, hai ông đã bị bắt ra trước thượng hội đồng Do Thái. Khi đó Phêrô tuyên xưng rằng: Nhờ danh Đức Giêsu mà người này đã được chữa lành , Đấng ấy là đá tảng mà các ông đã loại bỏ / Thời điểm đó có 5000 người tin theo. Hai ông bị điệu ra trước thượng hội đồng do thái . 
2. Hôm nay chúng ta học về giới răn thứ II / giới răn ngắn nhất: Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ. Tên Chúa là tên cực thánh, cực trọng, nếu không có nhu cầu chính đáng thì không được phép kêu vô cớ, vì chỉ có danh Đức Giêsu mới mang lại ơn cứu độ.
3. Kêu tên một người, hậu quả như thế nào? Ngày xưa tên vua chúa, quan quyền, nếu kêu vô cớ thì phạm huý và bị phạt / Trong dân gian cũng có truyền thống: một người cha tên A, đẻ con tên B, thì người đời chỉ gọi là ông B mà không gọi tên tục của người đó, rồi khi anh em đến nhà thăm nhau, người em gọi anh mình là bác chứ không gọi là anh, vì sợ con mình gọi sai / sẽ mích lòng.
4. Tên Chúa quan trọng như thế nào? Tên Chúa là cực thánh, là hết sức thánh thiêng, cho nên gọi tên cách vô cớ là xúc phạm. Khi ta tôn kính ai, thì ta cũng tôn kính tên người đó, không gọi tên người đó cách bừa bãi, xúc phạm. Bởi thế khi ta không tôn kính ai, thì ta cũng không tôn trọng tên của người đó. Vậy khi ta kêu tên Chúa, ta phải hết sức cân nhắc, cẩn thận, sợ lỡ lời, phải cân đo đong đếm / ta phải hết sức tôn kính danh Chúa trong lòng mình, khi đó tâm hồn ta sẽ rất ấm áp, sáng suốt khi cầu nguyện, ta sẽ cảm nhận sự sốt sắng, khi ta rối trí thì kêu tên Chúa sẽ không còn sốt sắng, giống như có những bữa cơm mà chúng ta ăn không ngon.
5. Chúng ta phải làm gì với Danh Chúa? Danh Chúa thì ta phải tôn kính mà còn phải tôn thờ nữa, hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực / kêu cầu danh Chúa với thái độ thận trọng, ta sẽ được bình an.
6. Tại sao danh Chúa cực thánh? Vì Chúa là Đấng Chí Thánh (Thánh, Thánh, Thánh) một cách tuyệt đối. Muốn nhận được ơn Chúa dồi dào, ta phải làm dấu nhân danh Ba Ngôi Thiên Chúa, lúc đó ta mới có lý do chính đáng. Còn khi ta đang ngồi chơi, tự nhiên ta kêu tên Chúa, kêu như vậy là vô cớ, là bất xứng, không được phép.
 
7. Khi các thủ lãnh thẩm vấn các tông đồ, hai ông đã tuyên xưng như thế nào? Khi các thủ lãnh thẩm vấn, Phêrô tuyên xưng rằng: Ông không có quyền năng gì riêng biệt, nhưng là dựa vào danh Đức Kitô. Dưới trần thế này, chỉ có Danh Đức Giêsu, vì ngoài danh Người ra, không ai dưới gầm trời này có thể ban ơn cứu độ.
8. Con người đi tìm thứ gì? Ai sống trên đời này, cũng đi tìm hạnh phúc, con người với bản chất hướng thiện, cho nên dù họ tội lỗi cỡ nào thì cũng muốn sống hạnh phúc. Một tên tử tội, đáng chết muôn phần, nhưng hắn vẫn muốn sống. Thiên Chúa là nguồn sống, là nguồn hạnh phúc, là sự sống, cho nên con người luôn có nhu cầu muốn sống. Nếu chúng ta có tâm hồn thánh thiện thì ý hướng chúng ta sẽ mạnh mẽ , rõ ràng. Còn nếu chúng ta sống tội lỗi, thì hướng sống của chúng ta sẽ yếu đi, sẽ lẻ loi. Nhưng khi chúng ta gặp gian nan, Chúa mời gọi chúng ta cầu nguyện, chúng ta làm dấu nhân danh Chúa, sau đó là chúng ta tôn thờ, cảm tạ, kêu cầu Chúa giúp mình. Chúng ta có thói quen tốt khi đi đường, sợ gặp gian nan khốn khó, chúng ta thường kêu xin Chúa giữ gìn, còn khi vô cớ mà kêu cho vui là xúc phạm, là có tội.
9. Tại sao chúng ta nổi cơn tức khi bị xúc phạm? Ai cũng lên cơn tức khi bị người khác lấy tên bố mình ra trêu đùa, mạt sát, khiến lòng mình quặn đau, nó như cú đấm vô hình, thấm thía, rồi sinh cãi nhau, thù hận.
10. Lúc nào thì trí khôn chậm hơn miệng lưỡi? Chúng ta phải hết sức giữ ý tứ, kêu tên Chúa vô cớ xong rồi mới nghĩ ra là mình sai, trí khôn châm hơn miệng / nếu muốn thăng tiến, chúng ta phải kêu cầu và cộng tác. Một món quà ai cho, ta phải đưa tay ra đón nhận, đây là sự tự do, hành vi cộng tác rất quan trọng. Trí chậm hơn miệng thì sửa làm sao? Trí khôn không kiểm soát được miệng, biết rằng có lỗi, nhưng là do cố tật, ta phải hết sức ý tứ và tốt nhất là nên nói chậm lại, nên suy nghĩ trước khi nói. Xin Chúa ban ơn, vì cộng tác với ơn Chúa nói lên sự tự do của mình. Biết là có tật và khó kiểm soát, nhưng tập lâu dần sẽ quen, nói lời gì thì phải chính xác, miệng cứ nói tục rồi bảo là con quen rồi / không ai lại quen với tội, chỉ vì không chú ý để sửa, chính mình phải tự sửa, không ai có thể sửa giùm mình. Muốn thăng tiến bản thân thì không ai làm thế được, muốn học giỏi thì phải tự lo, không ai có thể học giùm được, mà tự mình phải làm.
11. Khi nào thì ta cần kêu danh thánh Chúa? Khi ta gặp hoạn nạn, hoặc khi ta dự đoán, khi vấp té, là sự dữ đang đến, ta kêu cầu Chúa giúp mình / nguy hiểm chờ chực chung quanh mình nhiều lắm. Còn kêu Chúa do thói quen bất kính thì không được, kêu giởn chơi, kêu thiếu ý thức thì có tội .
12. Nhìn nhạc công chơi đàn, ta học được điều gì? Anh ta đánh đàn mà không cần nhìn, nhưng âm thanh phát ra vẫn đúng. Như vậy do luyện tập nhiều mà thành thói quen, nhân đức cũng vậy, luyện tập nhiều mới có được, lúc mới tập thì khó, lúc quen rồi thì sẽ rất nhẹ nhàng, phải kiên nhẫn luyện tập, sau này không cần quá cố gắng, thì cũng vẫn chơi đàn rất hay.
13. Ta được mời gọi làm điều gì? Chúa mời gọi chúng ta cầu nguyện, kêu danh thánh Chúa để xin giúp đỡ. Khi ta làm dấu là để tạ ơn vì các ơn lành và ơn bình an trong ngày. Khi gặp khốn khó, ta hãy kêu cầu danh Chúa, ta cứ bền lòng cầu xin. Khi ta kêu tên Chúa vô cớ, cũng giống như khi ta hát một bài thánh ca bị chế lời, nó sẽ mất đi lòng sốt sắng, rồi khi ta hát mà bị lo ra vì những lời chế kia. Lúc đó sự thánh thiện sẽ bị giảm xuống. Têrêxa Hài Đồng đã biết cố gắng, nhưng đồng thời cũng biết phó thác cho tình yêu của Chúa, lòng nàng nồng cháy lửa mến. Cho nên Thánh Nữ đã hết sức kiên nhẫn theo sự cố gắng trẻ thơ của Bà / Mẹ Thánh Monica cũng đã hết sức kiên nhẫn như vậy, nếu không thì Mẹ thánh cũng chẳng làm được gì.**R
GIUSE LUCA / TRƯỞNG NHÓM KT EMMAUS 
GX TÂN THÁI SƠN / TGP SAIGON /VN
 

Trở lại      In      Số lần xem: 984
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  7
 Hôm nay:  1172
 Hôm qua:  2056
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11416851
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top