Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho bổn Đạo Mới / Bài số: 012

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 012

   ĐỀ TÀI :  GIỚI RĂN NÀO QUAN TRỌNG NHẤT  

              THỨ SÁU , ngày 02-11-2018

 

      

 
I. ĐỨC TIN KITÔ GIÁO:
 
ĐỀ TÀI:    SÁCH THÁNH LÀ DO THIÊNCHÚA  LINH HỨNG. (2Tm3, 16)
Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô. (Giêrônimô)
 
1. Thiên Chúa ngỏ lời với nhân loại bằng cách nào? Thiên Chúa luôn nhân lành và khôn ngoan, Ngài luôn muốn mời gọi con người và mong con người có được sự hiểu biết để đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa. Thiên Chúa đã dùng chính ngôn ngữ của loài người, vì thế Thiên Chúa đã đến với con người bằng cách trở nên giống như loài người để Ngài có thể hiểu được sự yếu đuối xác thịt của phàm nhân chúng con. (Mk13)
2. Kinh Thánh chứa đựng những gì? Kinh Thánh chứa đựng mọi ý muốn của Thiên Chúa trải dài suốt lịch sử của dân tộc Do Thái. Do nhiều tác giả biên soạn dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng xuyên qua mọi thời đại, mọi lời được viết trong kinh thánh đều nói lên một ý nghĩa duy nhất: Đức Kitô chính là lời nói duy nhất của Thiên Chúa như trong trích đoạn Gioan (Ga1,1-2 / Ga1,14 / Ga14,9).
3. Thánh Augustinô đã diễn tả điều này như thế nào? Ngài diễn tả rằng: Lời đó của Thiên Chúa được trải ra trong toàn bộ Kinh Thánh, cũng chính lời đó đã vang dội trên môi miệng tất cả các Văn Sĩ Kinh Thánh. Vì từ khởi thuỷ, lời Thiên Chúa luôn ở bên cạnh Thiên Chúa.
4. Hội Thánh đã tôn vinh Kinh Thánh như thế nào? Giáo Hội tôn vinh Kinh Thánh như chính thân thể của Chúa như trong phụng vụ Thánh, cho nên Hội Thánh không ngừng lấy bánh ban sự sống từ bàn tiệc, Lời Chúa cũng như bàn tiệc mình máu Chúa Kitô để ban phát cho mọi tín hữu. (Mk21)
5. “Đó là lời Chúa” mang ý nghĩa nào? Kinh Thánh do nhiều tác giả viết ra, họ là những phàm nhân, họ là những con người cụ thể, sống trong những thời đại cụ thể, nhưng lại viết ra những điều cách biệt, nhưng khi chúng ta kết thúc một bài đọc bằng câu: Đó là lời Chúa. Vì mọi người đều tin rằng: Chính Thiên Chúa mới là tác giả của những bài đọc trong Kinh Thánh.
6. Thiên Chúa đã làm gì khi viết ra sách Kinh Thánh? Chính Thiên Chúa là tác giả Kinh Thánh, nhưng khi muốn viết ra, Ngài đã phải chọn những con người phàm, ngài dùng chính khả năng và phương tiện của họ, qua họ Ngài hành động trong họ, họ viết ra như những tác giả đích thực, họ viết ra những điều Thiên Chúa muốn và chỉ viết những điều đó mà thôi (Mk11). Hành động đó ngày nay chúng ta gọi là linh hứng, vì mọi thứ họ viết ra trong Kinh Thánh đều được viết ra dưới sự linh hứng của Chúa Thánh Thần (Mk11), vì thế ta phải công nhận rằng: Kinh Thánh dạy ta cách chắc chắn, trung thành và không sai lầm. Những chân lý mà Thiên Chúa muốn ghi lại, đều vì phần rỗi của chúng ta (Mk11).
7. Nhờ đâu ta có thể hiểu được Kinh Thánh? Tác giả kinh thánh chính là Thiên Chúa, nhưng Ngài lại sử dụng những con người và ngôn ngữ nhân loại, Vì thế nếu chúng ta muốn hiểu được Kinh Thánh thì phải để ý đến cách viết văn cũng như phần cảm nghĩ và những gì tác giả muốn diễn tả trong bối cảnh ở thời đại đó, cho nên phải đọc và giải thích Kinh Thánh trong Chúa Thánh Thần, vì kinh thánh được viết ra dưới tác động của Chúa Thánh Thần, cho nên cũng chỉ có Ngài mới có thể mở lòng soi trí chúng ta để có thể hiểu được Kinh Thánh. (Mk12 / Lc24,45).
 
8. Hội Thánh hướng dẫn chúng ta theo tiêu chuẩn nào? Có 3 tiêu chuẩn.
a) Phải lưu ý đến nội dung và sự thống nhất trong toàn bộ Kinh Thánh, vì tuy có nhiều tác phẩm nhưng chỉ có một kế hoạch duy nhất, mà Chúa Kitô con Ngài chính là tâm điểm.
b) Phải dựa vào truyền thống sinh hoạt sống động của Hội Thánh. Vì chỉ Hội Thánh mới có ký ức sống động về Lời Chúa và chính Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong việc giải thích Kinh Thánh.
c) Phải hết sức quan tâm đến sự tương hợp của Đức tin vì đó là sự kết nối giữa các chân lý Đức tin với toàn bộ kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.
9. Tại sao chúng ta phải tôn kính sách thánh? Dựa vào truyền thống tông đồ Giáo Hội ấn định danh mục những thứ sách gọi là quy điểm Kinh Thánh, nó bao gầm 46 cuốn Cựu Ước và 27 cuốn Tân Ước (73).
10. Chúng ta hiểu thế nào về sách Cựu Ước? Tuy nội dung các sách này còn có nhiều khiếm khuyết, nhưng chúng ta có thể nhìn ra khoa sư phạm đích thực của Thiên Chúa vì tất cả đều chuẩn bị và nhằm tiên báo sự xuất hiện Đấng cứu chuộc muôn dân, là Đức Kitô. Các sách ấy cũng diễn tả những cảm thức sâu xa về Thiên Chúa, tàng trữ những giáo lý cao siêu, những tư tưởng khôn ngoan và thật hữu ích cho đời sống con người. Những kinh nghiệm tuyệt vời ẩn chứa trong mầu nhiệm cứu độ (Mk 15). Vì thế chúng ta phải tôn kính Kinh Thánh như lời chân thật của chính Thiên Chúa.
11. Sách Tân ước diễn tả điều gì? Sách Tân ước chứa đựng lời Thiên Chúa, diễn tả quyền năng của Thiên Chúa và ơn cứu rỗi cho mọi tín hữu (Mk 17). Tâm điểm của sách Tân Ước là Đức Kitô, Con Thiên Chúa làm người, nó còn diễn tả giáo huấn hành động, cuộc tử nạn và phục sinh vinh hiển của Ngài, cũng như giai đoạn đầu sinh hoạt của Hội Thánh dưới sự dẫn dắt của Chúa Thành Thần.
12. Chúng ta nên tôn kính Tin Mừng như thế nào? Tin Mừng là chứng tá chính yếu về đời sống và giáo lý cứu độ của Đấng cứu thế (Mk18). Vì thế nó xứng đáng chiếm một địa vị tối ưu trong lòng các Kitô hữu.
13. Đức Tin người tín hữu Việt Nam chủ yếu dựa vào điều gì? Thánh Giêrônimô quả quyết: Ai không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô. Tuy nhiên người Việt Nam chúng ta chủ yếu chỉ sống đạo dựa vào thói quen, tập tục của tiền nhân hơn là dựa vào Kinh Thánh. Vì thế chúng ta phải có thói quen tiếp xúc thường xuyên với các bản văn Kinh Thánh hoặc khi tham dự Thánh Lễ thì phải chú ý lắng nghe các bản văn Kinh Thánh. Có như thế Lời Chúa mới là ngọn đèn soi cho con bước. Lúc đó ta mới thật sự mang trong lòng mình những tâm tư của Đức Giêsu (Pl2, 5).
14. Muốn lời Chúa trổ sinh hoa trái, ta nên làm thế nào? lắng nghe và đọc kinh thánh phải đi đôi với việc cầu nguyện và thực thi Lời Chúa. Kinh nguyện giúp ta có thể đối thoại với Chúa, vì khi ta cầu nguyện là ta ngỏ lời với Ngài, còn khi ta đọc các sấm ngôn thì như là Ngài đang nói với ta. Chúa Giêsu cũng cảnh báo: không phải ai nói Lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào nước trời cả đâu, nhưng chỉ những ai thực hành ý muốn của cha Thầy Đấng ngự trên trời mà thôi. (Mk7, 21)
 
II. BÁC ÁI KITÔ GIÁO:
 
ĐỀ TÀI: TA THỰC HÀNH THẾ NÀO / NHỮNG ĐIỀU NÀO KHÔNG NÊN LÀM
 
1. Chúng ta nên thực hành như thế nào? Thánh Phaolô cho rằng: Bác ái trước tiên là không nghĩ điều xấu cho anh em. (1Cor 13,5)
2. Bác ái có mấy phương diện? Có hai phương diện: Tích cực và tiêu cực.
- Tích cực là nên thực tập, nên làm.
- Tiêu cực là không nên làm.
Có 7 tư cách tích cực và 7 tư cách tiêu cực (Phaolô / Corinthô 13).
3. Ở lĩnh vực nào mà người lãnh đạo cần phải xét đoán người khác? Những người ở những chức vị, ở hoàn cảnh, có nhiệm vụ, có phận sự buộc phải xét đoán kẻ dưới quyền vì mình có bổn phận coi sóc như là nhà giáo dục, chủ gia đình, lãnh đạo một tổ chức.
4. Trong trường hợp bị bó buộc, ta nên ứng xử thế nào? Dù ở bổn phận hay trách nhiệm ta phải xét cặn kẽ nhưng khôn ngoan mà cũng phải đầy tình bác ái, Chúa sẽ không trách chúng ta vì quá nhân từ, vì chúng ta đâu thể phân biệt thế nào là trung dung, nhưng thà là quá nhân (nhu) hơn là quá cương. Ta cần kềm hãm trí khôn, đừng xét đoán vô lối, hay là gặp chi thì xét nấy. Vì chúng ta thường hăng hái theo trí phán đoán.
5. Chúng ta nên hiểu thế nào về xét đoán? Có những lúc trí khôn của ta cần suy luận, nhưng chưa phải là xét đoán. Có 3 việc dẫn đến điều này: 
a) Hồ nghi là trí khôn đánh dấu hỏi, ta chưa dám buộc tội, có thể tốt, cũng có thể là không tốt.
b) Ngờ ngợ: Mặc dầu còn sợ sai, nhưng đã nghiêng về phía buộc tội kẻ khác rồi.
c) Ngờ vực (opinio) tuy chưa dám chắc hẳn, nhưng đã phỏng đoán, có lẽ còn như thế đấy.
d) Xét đoán (Judicium): chắc chắn, không sợ sai, với luân lý chính xác, đã quy định tội cho người ta rồi.
 
6. Giải thích 4 điều trên như thế nào? Hồ nghi là không lành, không dữ vì thiếu trọn lành, dẫn đến ngờ vực, là bắt đầu có lỗi. Nếu đủ điều kiện sẽ cấu thành tội.
7. Thánh toma tiến sĩ dạy thế nào? Chúng ta khó có thể tránh việc nghi ngờ điều xấu vì chúng ta là con người, nhưng chúng ta phải kềm hãm việc xét đoán vậy nên khi không lý do hay không đủ lý do, mà chúng ta cứ xét đoán thì lúc đó mới gọi là xét đoán dông dài, còn khi đã đủ chứng cứ hiển nhiên thì coi như chúng ta biết một việc có tính cách lịch sử rồi.
8. Người ta hay ngộ nhận thế nào? Người ta hay ngộ nhận việc nọ ra việc kia, rồi vội vã kết luận: Việc trước là nguyên nhân phát sinh ra việc sau. Nhưng kinh nghiệm cho thấy có khi 2 việc kế tiếp nhau nhưng lại không ăn nhập gì với nhau cả.
9. Tại sao Chúa cấm ta xét đoán? Thánh ý Chúa muốn thế, Chúa Giêsu phán: các con đừng xét đoán, để khỏi bị xét đoán, đừng lên án để khỏi bị lên án (Mt7,1)
10. Điều quan trọng nhất của Đức bác ái là gì? Chúa Giêsu một hôm đã hiện ra và tuyên bố với thánh Magarita rằng: Cha dạy con ba chữ: Thứ nhất là tha thiết yêu mến Chúa. Thứ hai: Thực tâm khinh mình. Thứ ba là đừng xét đoán người khác. Đức bác ái thật bao la, thế mà Chúa chỉ dùng có một điểm làm quan trọng để nhắc nhở chúng ta đó là đừng xét đoán. Vì nó là điểm xuất phát căn bản của tư tưởng, lời nói và hành động của chúng ta khi đối xử với người khác.
11. Điều nào chúng ta cần lo nhất? Đừng xét đoán ai, chỉ nên lo xét chính mình, sẽ làm đẹp lòng mọi người. Khi nói chuyện với người lớn, ta hay e dè, còn khi nói chuyện với trẻ nhỏ, ta không e dè vì biết rõ chúng hồn nhiên, vô tư, chúng sẽ không xét, nghĩ gì hết.
12. Thánh Phaolô nghiêm túc như thế nào với giáo đoàn Rôma? Hỡi con người, ngươi thích xét đoán ư? Liệu ngươi có chữa mình được chăng? Điều ngươi đang xét kẻ khác tức là người đang kết án chính mình.
13. Điều nào chứng tỏ ta khiêm nhường? Không xét đoán người khác, không dám xét đoán, chứng tỏ mình khiêm nhường, mình không bằng ai, ai cũng tốt hơn mình, chứng tỏ ta hết mực khiêm nhường. Còn khi ta xét người khác, là ta tự đặt mình vào vị trí thẩm phán, giỏi pháp luật, giỏi kinh nghiệm, có đủ thẩm quyền. Còn những kẻ khác, cho dù là bề trên của mình, họ chỉ là một bị cáo, làm vậy là ta tự đề cao mình quá đáng và hạ người khác quá mực. hơn nữa, ta còn cả gan cướp quyền đoán xét của Thiên Chúa, nhưng Chúa chỉ thấy chúng ta là cát bụi (Ps102,14).
 
III. TÔN VINH LỜI CHÚA :      CN 31   TN  B  / 
 
ĐỀ TÀI:    HAI MẶT CỦA MỘT GIỚI LUẬT     
                       
PHÚC ÂM :   Mc 12, 28b-34
"Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi. Ngươi phải yêu người thân cận."
 
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:
28b  Khi ấy, có một người trong các kinh sư đến gần Đức Giêsu và hỏi rằng: “Thưa Thầy, trong mọi điều răn, điều răn nào đứng hàng đầu?” 29  Đức Giêsu trả lời: “Điều răn đứng hàng đầu là: Nghe đây, hỡi Ít-ra-en, Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, là Đức Chúa duy nhất. 30  Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực ngươi. 31  Điều răn thứ hai là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Chẳng có điều răn nào khác quan trọng hơn các điều răn đó.” 32  Ông kinh sư nói với Đức Giêsu: “Thưa Thầy, hay lắm, Thầy nói rất đúng. Thiên Chúa là Đấng duy nhất, ngoài Người ra không có Đấng nào khác. 33  Yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết trí khôn, hết sức lực, và yêu người thân cận như chính mình, là điều quý hơn mọi lễ toàn thiêu và hy lễ.” 34  Đức Giêsu thấy ông ta trả lời khôn ngoan như vậy, thì bảo: “Ông không còn xa Nước Thiên Chúa đâu!” Sau đó, không ai dám chất vấn Người nữa.
Đó là lời Chúa.
 
SUY NIỆM : GIỚI RĂN NÀO ĐỨNG HÀNG ĐẦU?
1. Thiên Chúa đã dạy con người thế nào? Trong Cựu Ước Thiên Chúa bảo người Do Thái: Hãy yêu mến Thiên Chúa hết lòng, hết sức lực. Trong tân Ước, Chúa Giêsu cũng dạy: Hãy kính mến Thiên Chúa hết linh hồn, hết trí khôn.
2. Thánh Gioan tông đồ đã dạy thế nào? Thánh Gioan hiểu rõ đường lối của Chúa Giêsu nên ngài đã viết rằng: Thiên Chúa là tình yêu. Ai ở trong tình yêu thì người ấy ở trong Thiên Chúa / Thánh Gioan còn khuyên chúng ta: Anh em hãy mặc lấy đức ái vì đây là đầu mối của sự trọn lành.
3. Mục đích sống của chúng ta ở trần gian là gì? Mục đích sống của chúng ta tại trần gian là theo đuổi và thực hiện sự thánh thiện này / các Thánh đều nghiệm ra chân lý này, nên ai cũng ra sức thực hiện.
4. Thánh nữ Têrêxa Hài đồng đã viết thế nào? Chị hiểu rằng: Giáo Hội có một trái tim, một trái tim luôn bùng cháy lửa kính mến, lửa tình yêu và chỉ có yêu thì các chi thể mới hoạt động. Nếu tình yêu tắt đi thì mọi hoạt động trong Giáo Hội sẽ bị tê liệt. Không ai đi loan báo Tin mừng, không ai chịu đổ máu mình ra để làm chứng cho Chúa / lòng mến này là cầu nguyện, là thực thi những điều bé nhỏ vì Chúa.
5. Giới răn nào khác cũng quan trọng như vậy? Là hãy yêu thương anh em như chính mình, hãy yêu nhau như Thầy yêu anh em / thầy truyền một điều răn mới là: hãy yêu thương nhau, vì đây là dấu chỉ để họ nhận ra các con là môn đệ của Thầy.
6. Thánh Augustinô dạy ta thế nào? Ngài bảo: Yêu thương là dấu chỉ duy nhất để phân biệt ai là con cái Thiên Chúa, ai là con cái ma quỷ. Cho dù người đó chịu phép rửa, làm dấu thánh giá, nhưng chỉ có tình yêu thương mới minh chứng ai là con cái Thiên Chúa.
7. Đức Giám Mục Bossu-et dạy ta thế nào? Ai chối bỏ tình thương thì cũng chối bỏ đức tin, ai chối bỏ đức tin là họ muốn sống ngoài Giáo Hội. Vì anh em chung quanh là những người họ thấy rõ mà họ họ còn chưa yêu thương được / thì làm sao họ có thể yêu mến Thiên Chúa, Đấng mà họ không thấy được ?
 
8. Con người được máy nuôi và mẹ nuôi , khác xa thế nào? Con người được máy nuôi dù đầy đủ bổ dưỡng, đứa bé vẫn ốm o, nhưng chỉ cần một chút hơi người mẹ là em bé có thể ăn no, ngủ kỹ, da dẻ hồng hào, cho nên điều cần thiết nhất cho cuộc sống con người , chính là tình yêu.
9. Muốn chu toàn lề luật, ta phải làm gì? Ta chỉ cần sống bác ái yêu thương với người đồng loại là ta đã chu toàn mọi giới răn của Chúa rồi.
10. Đồng tiền có 2 mặt, nghĩa là gì? Sống trên đời này chúng ta chỉ có 2 bổn phận phải chu toàn, đó là mến Chúa và yêu người. Đồng tiền có 2 mặt, giới luật của Chúa cũng có 2 phương diện của luật yêu thương / chúng ta không thể gắn bó với Chúa nếu như chúng ta không đối xử yêu thương với người bên cạnh.
11. Hai lệnh truyền này có mối tương quan như thế nào? Chúa Giêsu dạy ai kính mến Thiên Chúa thì cũng phải yêu thương anh em, hai lệnh truyền này có liên quan quá mật thiết với nhau đến nỗi, nếu chúng ta không yêu thương anh em thì chẳng bao lâu sau chúng ta sẽ không còn kính mến Chúa nữa.
12. Làm sao ta có thể gặp được Chúa? Thiên Chúa vô hình nên tôi không thể thấy Ngài, thế nhưng khi tôi tìm kiếm anh em thì tôi lại gặp được chính Thiên Chúa / vì trong Tân Ước, rất nhiều lần Chúa đồng hoá mình với những kẻ bé mọn nghèo khổ.
13. Chúng ta thường gặp thất bại ở đâu? Ngay chính trong gia đình của mình, nếu ta không thể yêu thương người thân cận, ruột thịt thì chắc chắn chúng ta sẽ khó lòng mà yêu thương người xa lạ. Vậy nên nếu chúng ta không có tình yêu đậm đà từ gia đình, thì tình bà con lối xóm cũng sẽ chẳng khá hơn, và nếu chúng ta không thể yêu tha nhân thì làm sao chúng ta có thể kính mến Thiên Chúa được.
14. Bộ đồng phục của người Kitô hữu là gì? Bộ đồng phục của người môn đệ Chúa phải là lòng bác ái / đây cũng là thứ ngôn ngữ được sử dụng trong nước Thiên Chúa để Thiên Chúa có thể hiểu được chúng ta. Đó phải chính là ngôn ngữ yêu thương. **R
 
IV. MƯỜI GIỚI RĂN :
 
GIUSE LUCA / TRƯỞNG NHÓM KT EMMAUS 
GX TÂN THÁI SƠN / TGP SAIGON /VN
 
 

Trở lại      In      Số lần xem: 776
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  11
 Hôm nay:  5405
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11423239
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top