Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - bài số: 014

 

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 014

   ĐỀ TÀI :  HẢY SẴN SÀNG ĐÓN CHỜ NGÀY CHÚA ĐẾN

                  LỄ MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN  

              THỨ SÁU , ngày 16-11-2018

I. ĐỨC TIN KITÔ GIÁO:
 
ĐỀ TÀI:    CON NGƯỜI ĐÁP LỜI THIÊN CHÚA.
 
1. Đức tin là gì? Là lý trí chấp nhận điều ta không thấy, Đức tin là những thực tại bảo đảm cho điều ta đang hy vọng. Là hiệu quả sống cho những điều ta không thấy.
2. Mạc khải là gì? Là con đường Thiên Chúa dẫn ta đến với Ngài, và là sự đáp trả của con người trước lời mời gọi của Thiên Chúa.
3. Con người đáp trả tình thương của Thiên Chúa như thế nào? Thiên Chúa thương yêu con người vô cùng, Ngài coi con người như bạn hữu nên Ngài muốn đối thoại và mời gọi con người hiệp nhất với Ngài (Mk 2 ). Ai tin lời Chúa nói ,là cách đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa.
4. Con người thường đối xử với nhau như thế nào? Hằng ngày con người sống với nhau cũng phải có sự tin tưởng lẫn nhau. Nếu không tin nhau thì cuộc sống xã hội sẽ rất nặng nề vì phải luôn nghi kỵ, ngờ vực.
5. Trong gia đình, con người đối xử với nhau như thế nào? Trước tiên người ta phải đến với nhau bằng niềm tin, sau đó là tình yêu, con người tín nhiệm nhau sẽ cởi mở lòng ra cho nhau / rồi sẽ nâng đỡ, hy sinh cho nhau trong cuộc sống.
6. Tin Chúa và tin nhau, có gì khác biệt? Con người tin yêu nhau mới sống hạnh phúc với nhau được, nhưng tin Chúa lại là một kiểu sống khác xa vì Thiên Chúa là đấng ban sự sống, cho nên khi tin Chúa, chúng ta phải gắn bó với Ngài cách toàn diện và tuyệt đối trong mọi hoàn cảnh. Vậy nên không có tạo vật nào khác có thể đòi buộc chúng ta tin như thế.
7. Chúng ta tìm thấy mẫu mực của Đức tin ở đâu? Tổ phụ Abraham đã tin Chúa tuyệt đối nên khi ra đi, ông không biết mình sẽ đi đâu, Mẹ Maria tin Chúa nên đã xưng mình là tôi tớ Chúa và nói tiếng xin vâng / Mẹ cũng đã tin rằng:  Không có gì mà Thiên Chúa không thể làm được (Lc1, 37), và Mẹ đã trao hiến cuộc đời mình cho Thiên Chúa và tích cực cộng tác vào chương trình cứu độ của Ngài.
 
8. Người khác đạo tin Chúa như thế nào? Không phải chỉ người công giáo mới tin Chúa,  nhiều người VN cũng có những niềm tin khác nhau. Tuy nhiên, hình ảnh Thiên Chúa mà họ tin có thể có khác, nhiều khi vị Thiên Chúa mà họ tôn thờ chỉ là một Thiên Chúa theo trí tưởng tượng hoặc theo sở thích của họ.
9. Niềm tin của người kitô hữu như thế nào? Người kitô hữu tin Thiên Chúa theo cách tin vào Đức Kitô, là Đấng được Thiên Chúa sai đến, vì chỉ một mình Ngài thấy và biết Thiên Chúa, cho nên chỉ có Ngài mới có thể chỉ cho ta thấy Chúa Cha. Vì Ngài là Chúa Con, nên Ngài luôn ở trong cung lòng Chúa Cha, và cũng chính Chúa Giêsu đã tỏ cho chúng ta biết (Ga1, 18). Vì thế ta tin Thiên Chúa là Đấng mà Chúa Giêsu đã mạc khải.
10. Nhờ đâu chúng ta có được niềm tin? Không ai có thể tin Thiên Chúa, không ai có thể hiểu được lời mạc khải của Đức Kitô, nếu người ấy không ở trong Thánh Thần (1Cor12,3). Không ai có thể biết được những gì ở nơi Thiên Chúa nếu không nhờ vào thần khí của Thiên Chúa (1Cor20,10-11).
11. Do đâu chúng ta có được Đức Tin?  Khi Phêrô tuyên xưng: Ngài là Đấng Kitô, con Thiên Chúa hằng sống, thì Chúa Giêsu bảo: Chính Cha thầy đã mạc khải cho Phêrô biết điều này, chứ không phải là ai khác (Mt16, 17). Như vậy: Đức tin chính là hồng ân mà Thiên Chúa ban tặng cho con người, chính Thiên Chúa trợ giúp từ bên trong, chính Thiên Chúa thúc đẩy, mở mắt lý trí và thúc đẩy mọi con tim hướng về Ngài và đón nhận chân lý của Ngài (Mk5).
12. Hành vi thể hiện Đức tin của con người là gì? Vì Đức tin là một hồng ân cho nên tin là hành vi tự nguyện của con người, Ân huệ tin của Chúa ban  không huỷ diệt khả năng hiểu biết và ý chí tự do của con người, nhưng ơn Chúa luôn soi sáng nâng đỡ và kêu mời con người cộng tác, cho nên Đức Tin là do sự tìm kiếm ,hiểu biết mà có / chính nhờ hiểu biết Thiên Chúa ,sẽ giúp chúng ta tin nhiều hơn.
13. Thế nào là hành vi tự do? Thiên Chúa tạo nên con người, Ngài cũng ban sự tự do. Nên cũng tôn trọng dự tự do của con người, con người có quyền tự do trong phán đoán, chính Chúa Giêsu đã trợ giúp và hướng dẫn lời giảng thuyết của Ngài bằng các phép lạ để khơi dậy lòng tin nơi mỗi con người, nhưng Thiên Chúa không cưỡng ép ai.
14. Chúng ta nên thể hiện niềm tin như thế nào? Tin là gắn bó với Thiên Chúa nên không thể chỉ là những hiểu biết suông mà phải thể hiện bằng hành động. Vì thế Thánh Giacobê mới quả quyết: Đức tin không việc làm là đức tin chết (Gc 2, 17).
 
15. Chúa Giêsu cảnh báo chúng ta điều gì? Chúa Giêsu cảnh báo: Không phải ai nói Lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào nước trời cả đâu, mà chỉ những ai thi hành ý muốn của Cha Thầy, mới được vào mà thôi .(Mt7, 21).
16. Đức tin có cần thiết cho ơn cứu rỗi không? Trước khi về trời, Chúa Giêsu đã ban lệnh truyền : Anh em hãy di khắp tứ phương thiên hạ, loan báo tin mừng cứu độ, ai tin thì được cứu, ai không tin sẽ bị kết án (Mc 16, 15-16). Ngày sau hết sẽ hoàn thành ơn cứu độ, nhưng Đức Tin hôm nay sẽ cho ta hưởng nếm ánh sáng vĩnh cửu. Đó là lời bảo đảm cho điều ta tin và hy vọng / vì thế ai tin thì sẽ được cứu, nhưng còn phải sống niềm tin đó nữa.
17. Hiệu quả của Đức Tin là gì? Không ai có thể sống một mình, cũng không ai có thể ban sự sống cho kẻ khác, nhưng chúng ta chỉ có thể đón nhận sự sống từ Thiên Chúa. Cho nên sống là sống bằng đức tin, cho nên tin là hành vi cá nhân của mỗi người bằng sự tự do đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa / hiểu theo cách khác à tin là một quà tặng, cho nên ta cũng phải đem tặng lại đức tin cho kẻ khác.
18. Đức tin mang lại cho ta điều gì? Khi  chịu phép rửa tội , Hội Thánh hỏi: Con xin gì? con xin Đức tin / Đức tin mang lại sự sống đời đời, Cha mẹ sanh ra con, dạy con nói, dạy con hiểu biết, nhờ đó con mình có thể sống với thế giới chung quanh sau này. Giáo Hội cũng sinh ra chúng ta trong Đức tin, dạy ta ngôn ngữ và cách sống đức tin để giúp ta có thể hiểu và đón nhận sự sống đời đời.
19. Đức tin mà Hội Thánh trao ban, có thể giúp gì cho ta? Lời giáo huấn của Hội Thánh không phải là những lời dạy vô ích, vô hồn. Nhưng là những phương thế giúp ta đạt đến hạnh phúc của Thiên Chúa, là ơn cứu độ muôn đời. Vì Thiên Chúa là Đấng duy nhất, là Cha của mọi người, Ngài vượt mọi không gian và thời gian, cho nên qua muôn thế hệ, Hội Thánh chỉ tuyên xưng và rao truyền một đức tin duy nhất nầy mà thôi .
20. Người công giáo VN sống đức tin thế nào? Nhìn vẽ bề ngoài thì người công giáo VN sống đức tin rất tốt qua việc tham dự thánh lễ và cử hành các bí tích. Tuy nhiên khi nhìn kỹ hơn, ta thấy nhiều khi họ giữ đạo chỉ là thói quen do gia đình truyền thụ lại chứ không phải là sự lựa chọn cá nhân do suy tư về đức tin mà có. Tin như thế này sẽ khó mà đứng vững nếu như có khó khăn thử thách / nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường và khoa học kỹ thuật tiến bộ quá nhanh. Điều cần là niềm tin ta đang có phải mang tính cá vị nhờ sự hiểu biết và kinh nghiệm sống đạo / là một sự tự do lựa chọn trước tình yêu và lời mời gọi tha thiết của Thiên Chúa.
21. Đức tin là kết quả của điều gì mang lại? Tin là lời đáp trả tiếng gọi yêu thương của Thiên Chúa. Trong đó bao gồm cả lý trí, tình cảm và sự ước muốn nhận được sự sống và ơn cứu rỗi, nhưng phải hiểu biết thật rõ cả giáo lý và luân lý về Đấng mà mình đang tôn thờ / bên cạnh đó, ta phải luôn cầu nguyện để có thể gặp gỡ Đấng mà ta đang tin. Niềm tin đích thực ấy phải được minh chứng qua đời sống đạo hằng ngày. Đó là yêu mến và tuân giữ các huấn lệnh của Thiên Chúa . (1Ga2, 3).
 
 
II. GIÁO LÝ HÔN NHÂN:
ĐỀ TÀI:      CÁC THỦ TỤC VÀ NGHI LỄ .   
 
1. Phong tục tập quán của việc cưới hỏi như thế nào? Phong tục cưới hỏi ngoài xã hội thì đôi bạn trẻ phải cử hành nghi thức kết hôn trước gia đình hai họ, trước bạn bè cũng như tại chính quyền địa phương.
2. Hôn nhân theo nghi thức Ki-tô giáo thì sao? Hôn nhân gia đình là một bậc sống trong giáo hội mà Đức Ki-tô đã chuẩn nhận và nâng lên hàng bí tích. Hội Thánh cũng có những nghi lễ, thủ tục nhằm diễn tả bản chất đích thực của giao ước hôn nhân / đồng thời cũng muốn giúp cho đôi tân hôn đón nhận ân sủng dồi dào do bí tích này mang lại.
3. Các nghi thức hôn nhân về mặt dân sự: Đăng ký kết hôn tại phường, xã nơi hai người cư trú, sau khi cơ quan hữu trách kiểm tra tính cách hợp lệ của hai đương sự, khi đã đủ điều kiện, đại diện cơ quan nhà nước sẽ tổ chức đăng ký kết hôn / có mặt của hai đương sự, cơ quan sẽ yêu cầu hai bên phải ký đồng ý, lúc đó họ mới trao giấy chứng nhận kết hôn.
4. Nghi lễ cưới hỏi theo truyền thống Việt Nam: Chúng ta chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hoá Trung Quốc, nhưng ngày nay các nghi thức đã được đơn giản hoá, chỉ còn lại 3 nghi thức chính.
5. Lễ dạm hỏi: Do trước đây việc ấn định hôn nhân là do cha mẹ cùng với người mai mối ấn định, cho nên hai bên đương sự trai gái không hề biết mặt nhau, lễ dạm hỏi là dịp để cho đôi trai gái biết mặt nhau. Đây cũng là dịp hai gia đình xác nhận việc mai mối của ông bà mai.
6. Lễ dạm hỏi là gì? là nghi thức đầu tiên sau khi đôi trai gái yêu nhau và được cha mẹ hai bên đồng ý. Dạm là ướm xem có ưng thuận hay không ? Dạm hỏi cũng là hai bên gặp nhau để cho đôi trai gái được phép chính thức đi lại và tìm hiểu nhau / nghi thức này chỉ giới hạn trong hai gia đình, ngày nay người ta đã bỏ nghi lễ này.
 
7. Thế nào là đính hôn? Là đám nói, đám hỏi / Sau khi đôi trẻ  tìm hiểu nhau, bên nhà trai sẽ mang lễ vật đến nhà gái để chính thức xin cầu hôn, lễ vật thường là: Trầu, cau, rượu, trà, bánh, trái / tất cả được bỏ trong cái hộp màu đỏ, ám chỉ sự vui mừng.
8. Nghi thức sau khi nhận lễ vật đính hôn: Sau khi nhận lễ vật của nhà trai, nhà gái để một ít lên bàn thờ gia tiên, xong nghi thức thì nhà gái lại quả một ít cho nhà trai, còn lại một ít thì chia cho họ hàng thân quyến. Mục đích để báo tin cho họ hàng bạn bè nhà gái biết là con gái mình đã đính hôn.
9. Nhà trai thì lễ thành hôn/ nhà gái thì lễ vu quy: Lễ vu quy được cử hành tại nhà gái, tức là gả con gái về nhà chồng. Trước đây lễ này còn gọi là lễ nghinh hôn: Chú rể phải đến nhà bố mẹ vợ để đón cô dâu, nhà trai đem lễ vật đến trước bàn thờ / nhà gái kiểm đếm xem có đủ như đã thoả thuận không ? Sau khi đã kiểm đếm đủ, hai bạn trẻ sẽ đến trước bàn thờ làm lễ gia tiên.
10. Chú rể và cô dâu cùng lạy: Chú rể lạy ba lạy để xin phép gia tiên, tiếp theo là cô dâu lạy để xin phép xuất giá, sau đó đôi bạn trẻ lạy ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, cậu mợ và họ hàng nhà gái. Đây cũng là lúc các thân tộc tặng tiền quà cho cô dâu chú rể mới. Đại diện nhà gái gởi gắm cô dâu cho nhà trai. Xin đón nhận cháu vào và chỉ giáo thêm / kế tiếp là tiệc mừng.
11. Lễ vu quy theo phong tục nam bộ: Lễ này được tổ chức trong ngày trước lễ cưới / nhà gái mời mọi người trong thân tộc nội ngoại và cô dâu mời bạn bè mình cùng dự tiệc, chú rể cũng đến dự tiệc để trình diện họ nhà gái. Nghi lễ xuất giá này thật cảm động, cô dâu lạy bàn thờ tổ tiên và các vị tiền bối trong gia đình, lúc này mọi người tặng quà cho cô dâu.
12. Lễ thành hôn tại nhà trai: Khi đoàn rước dâu về đến nhà trai, cô dâu được đưa đến trước bàn thờ để làm lễ thành hôn, nghi thức này trước tiên là đốt đèn ở bàn thờ gia tiên. Sau đó cô dâu lạy ông bà cha mẹ chồng, chào hỏi mọi người dòng họ nhà chồng, lúc này mọi người thân trong gia đình họ nhà chồng sẽ tặng quà cho đôi trẻ. Nhà gái gởi gắm cô dâu / Sau đó là nhập tiệc mừng . **R
 
III. TÔN VINH LỜI CHÚA :      CN 33  TN  B  / 
 
ĐỀ TÀI:            *HẢY SẴN SÀNG ĐÓN CHỜ NGÀY CHÚA ĐẾN /
                         *LỄ MỪNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VN .
 
PHÚC ÂM :   Mc 13, 24-32
Thiên Chúa sẽ tập họp những kẻ được Người tuyển chọn từ bốn phương trời .
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô:
24 Một hôm, Đức Giê-su nói với các môn đệ về ngày quang lâm của Người rằng: "Trong những ngày ấy, sau cơn gian nan lớn lao, thì mặt trời sẽ ra tối tăm, mặt trăng không còn chiếu sáng, 25 các ngôi sao từ trời sa xuống, và các quyền lực trên trời bị lay chuyển. 26 Bấy giờ thiên hạ sẽ thấy Con Người đầy quyền năng và vinh quang ngự trong đám mây mà đến.27 Lúc đó, Người sẽ sai các thiên sứ đi, và Người sẽ tập họp những kẻ được Người tuyển chọn từ bốn phương về, từ đầu mặt đất cho đến cuối chân trời.
28 "Anh em cứ lấy thí dụ cây vả mà học hỏi. Khi cành nó xanh tươi và đâm chồi nảy lộc, thì anh em biết là mùa hè đã đến gần. 29 Cũng vậy, khi thấy những điều đó xảy ra, anh em hãy biết là Con Người đã đến gần, ở ngay ngoài cửa rồi. 30 Thầy bảo thật anh em: thế hệ này sẽ chẳng qua đi, trước khi mọi điều ấy xảy ra.31 Trời đất sẽ qua đi, nhưng những lời Thầy nói sẽ chẳng qua đâu. 32 "Còn về ngày hay giờ đó thì không ai biết được, ngay cả các thiên sứ trên trời hay người Con cũng không, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi.
Đó là lời Chúa.
 
SUY NIỆM : 
1. Bài Tin Mừng hôm nay diễn tả điều gì? Bài Tin Mừng đang diễn tả cuộc quang lâm của Chúa Giêsu bằng các hình ảnh tượng trưng như :đền thờ sụp đổ, kèm theo là những điều đã được báo trước về ngày của Đức Chúa, tức là ngày tận thế, sẽ có những cuộc bách hại, trời đất cũ sẽ rung chuyển để biến đổi thành trời mới, đất mới (Kh21,1). Trước khi Đức Kitô ngự đến trong mây trời.
2. Ngày của Đức Chúa nói lên điều gì? Ngày này là ngày đền thờ Giêrusalem bị tàn phá bình địa / những cơn gian nan báo trước về ngày tận thế, các hình ảnh cựu ước này nhằm đề cao sự uy nghiêm cao cả của Đức Kitô trong ngày tận thế.
3. Đấng Messia và Con Người quyền năng có điểm nào khác nhau? Đấng Messia con vua Đavit, là một tôi tớ đau khổ của Đức Giavê, người tôi tớ này sẽ bị loại bỏ, bị hành hạ ,bị giết chết, nhưng sau đó sẽ được tôn vinh và sẽ ban ơn cứu độ cho muôn người. Còn hình ảnh Người Con, là Chúa Con, được đưa lên trời ngự bên hữu Chúa Cha, Ngài tiến đến trong đám mây trời, tiến lên trước ngai toà Thiên Chúa để nhận lãnh vương quyền cai trị muôn dân . (Đnl 7,13).
4. Các Thiên sứ sẽ làm gì trong ngày này? Các Thiên sứ sẽ tập họp những kẻ đã được Người tuyển chọn từ bốn phương trời về hội họp từ đầu mặt đất cho đến cuối chân trời. Có nghĩa là theo lệnh của Đức Kitô, các Thiên Thần sẽ quy tụ tất cả những người lành thánh tập trung lại.
5. Chúa muốn dùng hình ảnh cây vả để nói lên điều gì? Các ngôn sứ thường dùng hình ảnh mùa hè, mùa gặt để diễn tả ngày cánh chung. Cũng ám chỉ về ngày cùng tận của đền thờ Giêrusalem / là ngày tận thế (Mc13,4-19).
6. Ai sẽ định liệu cho thời điểm cánh chung? Về ngày giờ đó, chỉ có Chúa Cha biết mà thôi, cho nên thuộc quyền Chúa Cha định liệu. Dĩ nhiên Chúa Giêsu với tư cách Ngôi Lời (Pl2,6), đồng bản tính với Chúa Cha, nên dĩ nhiên Ngài biết mọi sự giống như Cha, nhưng vì với tư cách là Đấng Thiên Sai nên Ngài cũng giống chúng ta mọi đàng, ngoại trừ tội lỗi (Gl4,4), nên cho Ngài không thể cho biết ngày ấy, hầu để cho mọi người lúc nào cũng phải tỉnh thức sẵn sàng .(Mc13, 33).
7. Một câu hỏi của Đức Thánh Cha Gioan 23, Khi Đức Thánh Cha ngã bệnh nặng, tuy bác sĩ không cho biết bệnh tình, nhưng Ngài cũng biết mình khó sống thêm, nên thường nói với những người thân cận: “Tôi đã sắm sẵn hành trang” / khi giờ chết sắp đến, vị thư ký riêng đến bên giường hôn tay Ngài và hỏi xem Ngài thấy trong mình thế nào: Cha thấy dễ chịu và bình an trong Chúa, nhưng cũng hơi lo, vị thư ký nói: Cha không phải lo, chúng con mới đáng lo. Sau đó Ngài hỏi: Bác sĩ nói thế nào? Thưa Đức Thánh Cha, con phải nói thật: Hôm nay là ngày của Chúa, hôm nay Cha sẽ về thiêng đàng. Sau đó Đức Giáo Hoàng khen: Hôm nay con vừa cho Ta nghe một lời hay và đẹp nhất. Đây rõ ràng Ngài có một Đức tin mạnh mẽ nên mới có thể bình thản như vậy lúc sắp lìa đời.
8. Những tin đồn nhảm về ngày tận thế / vào năm 1992 với hàng chục nghìn tín đồ của một giáo phái nọ / họ tụ tập trong 150 nhà thờ để đón chờ ngày tận thế. Đón Đức Kitô quang lâm, vị lãnh đạo cho biết chính xác vào lúc nửa đêm ngày 28/10/1992 / cảnh sát Hàn Quốc cũng bị đặt vào tình trạng báo động, sợ rằng nếu ngày tận thế không xảy ra thì có thể xảy ra một cuộc tự sát tập thể vì đã có nhiều người quá tin nên đã bán hết nhà cửa, phát tán hết mọi tài sản để chuẩn bị cho ngày này. Cuối cùng vì không có chuyện xảy ra, nên giáo phái này đã giải thể.
9. Ngày tận thế có đến không? Đây là một tiên báo không chính xác do họ hiểu Lời Chúa cách lệch lạc, không đúng với lời dạy của Chúa Giêsu / Đối với người Kitô hữu , cuối năm phụng vụ, giáo hội muốn nhắc chúng ta ý thức về ngày tận thế chắc chắn sẽ xảy ra, nhưng không xác định ngày giờ, việc nhắc nhở này là muốn chúng ta luôn canh tân đời sống, tích cực chuẩn bị cho giờ chết của mỗi con người.
 
10. Điềm báo trước để làm gì? Qua Lời Chúa trong sách Marcô muốn trình bày như sau: Các hiện tượng khác thường trong vũ trụ không còn vận chuyển theo quy tắc sẵn có, cho thấy vũ trụ này sẽ quay lại vào thời khởi nguyên, hỗn mang chưa có ánh sáng, và như thế giúp chúng ta hiểu rằng: Trời cũ sẽ biến mất để cho trời mới đất mới xuất hiện, lúc đó con người sẽ xuất hiện trong đám mây, con người chính là Đức Kitô cứu thế. Sau đó Đức Kitô sẽ sai các Thiên Thần sẽ đi khắp nơi nhóm họp những kẻ được chọn lại, để đưa họ vào hưởng vinh quang nước trời.
11. Chúng ta nên làm gì? Các điềm báo: Vũ trụ lung lay, đền thờ bị tàn phá, chiến tranh loạn lạc, Kitô giả xuất hiện, niềm tin trở nên nguội lạnh cho chúng ta thấy vũ trụ vật chất không còn bền vững. Chúng ta không nên hoảng sợ, nhưng hãy sống trong hy vọng, chờ ngày Chúa đến. Đúng là Chúa đến để phán xét, nhưng đối với những ai luôn yêu mến và mong đợi ngày Chúa trở lại, thì Người sẽ là Đấng cứu độ, sẽ mang đến vinh quang cho họ. vậy nên mọi người hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn .(Mt24, 44).
12. Điều kiện để lãnh nhận ơn cứu độ: Người Kitô hữu chỉ có thể đứng vững trước mặt Chúa, khi biết tránh xa sự dữ, thanh luyện tội lỗi, đừng ích kỷ, tham lam, độc ác. Chúa đến để xét xử nhân loại theo tiêu chuẩn thực thi đức bác ái, phục vụ tha nhân, ai sống trong tình yêu thương thì người đó sẽ được sống lại trong Đức Kitô và được hưởng phúc trường sinh / còn kẻ nào ghét anh em, là kẻ sát nhân (1Ga3, 15) thì cũng sống lại nhưng để chịu phạt nơi tối tăm ,khóc lóc ,nghiến răng (Mt25, 31-46).***
13. Tổng số các vị thánh tử đạo VN được vinh danh: bao gồm 118 vị: 8 Giám Mục, 50 Linh Mục, 17 Thầy giảng, 1 Chủng sinh và 42 giáo dân.
14. Các hình thức chịu tử đạo: 79 vị bị trảm quyết (chặt đầu) / 16 vị bị xử giảo (treo cổ)/ 8 vị chết rũ tù/ 6 vị bị thiêu sống trong hoả lò / 4 vị bị lăng trì ,chặt tay chân trước ,chém đầu sau / 4 vị bị xử bá đao ,xẻo 100 nhát và một vị bị đánh chết trên đường ra pháp trường / họ tàn độc hết biết luôn / 
15. Lý do đạo Chúa bị bách hại. Không phải các Kitô hữu là những kẻ xấu, hay làm điều ác, nhưng vì các Ngài đã tin vào Đức Giêsu và đã dũng cảm tuyên xưng niềm tin ấy, thể hiện qua thái độ không chịu bước qua thập giá theo lệnh vua quan.*
16. Lý do nào khác? Do vua quan dân chúng hiểu lầm về giáo lý của đạo khi cho rằng Kitô  giáo vọng ngoại, bất hiếu vì bỏ việc thờ cúng tổ tiên. Trong khi đó Kitô hữu lại sống bác ái và có một điều răn thứ 4 dành riêng cho việc thảo hiếu với ông bà, cha mẹ, tổ tiên. Một tháng 11 để tưởng nhớ đến các linh hồn đã khuất. Hơn nữa phong trào Cần vương Văn thân lại thù ghét đạo Chúa do tự ái dân tộc, họ hiểu lầm về lòng yêu nước của các tín hữu, họ sợ các thừa sai sẽ xúi giục người có đạo nổi lên làm loạn. Trong khi các thừa sai rời bỏ quê hương mình , hy sinh mạng sống chỉ vì muốn giúp chúng ta có được ánh sáng văn minh hơn / cuối cùng là vì sứ điệp loan báo Tin mừng cứu rỗi .
 
17. Vì sao các Ngài phải chịu tử đạo? Các Ngài chỉ muốn chu toàn sứ mạng loan báo Tin Mừng của Chúa Giêsu: Anh em hãy làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Ba Ngôi. Anh em hãy trở thành chứng nhân cho đến tận cùng trái đất (Cv1, 8b). Cho nên lịch sử đã ghi nhận: Các Thánh tử đạo VN đã chết chỉ vì Đức Tin chứ không phải vì tội phản loạn hoặc chống phá triều đình .
18. Ngày hôm nay, chúng ta phải quyết tâm sống thế nào? Ngay từ bây giờ chúng ta phải là những người chồng tốt, những người vợ lành thánh, luôn chu toàn trách nhiệm của mình trong gia đình và sống hiếu thảo với bậc cha ông . Chúng ta hãy là khí cụ mang bình an cho anh em chung quanh.
19. Ý các tiền nhân muốn nói với chúng ta điều gì? ý các Ngài muốn dạy rằng: Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh. Anh em sống giữa thế gian nhưng không được chạy theo thói thế gian. Xin cho con đừng bỏ Chúa để chạy theo những quyến rũ của thế gian, nhưng hãy nhớ rằng: Ai theo Chúa thì phải sống bác ái yêu thương bằng đời sống chứng nhân / không phải chỉ chứng nhân bằng việc đổ máu, mà còn phải làm chứng cho Chúa bằng gương sáng sống đạo giữa đời. **R
 
IV. MƯỜI GIỚI RĂN :  / NĐV / 
 
ĐỀ TÀI:  GIỚI RĂN THỨ BA / BUỘC GIỮ LUẬT NGÀY CHÚA NHẬT .
 
1. Chúng ta nên hiểu tại sao Giáo Hội lại buộc? Bỏ lễ chúa nhật là một tội trọng, mà chỉ cần 1 tội trọng là đã đáng sa hoả ngục, tại sao lại có sự nặng nề như thế.
2. Các đạo khác, luật của họ thế nào ? Nhiều người theo đạo khác , nhưng một năm họ cũng không đi đến đâu / muốn đi hay không, đi nhiều hay ít đều tuỳ ý. Đạo của họ thật là thoải mái, không nặng nề như chúng ta.
3. Chúng ta cảm nhận về điều răn thứ 3 như thế nào? Có phải Chúa rình để phạt không? Làm sao để ta có cảm giác giữ đạo, theo đạo Kitô giáo là một điều thật tuyệt vời. Vì ta không cần cố gắng mà vẫn có thể chu toàn / thưa: vì tình yêu, chỉ có tình yêu Chúa mới giúp ta sống khao khát / khao khát đến với Chúa, khao khát để chu toàn bổn phận làm con.
4. Chúa nhật là ngày thứ nhất trong tuần / ngôi mộ trống, biến cố phục sinh đã xảy ra vào ngày thứ I trong tuần. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ vạn vật chỉ trong 6 ngày, còn ngày thứ bảy thì Người nghỉ ngơi.
5. Xã hội dùng ngày chúa nhật để làm gì? Xã hội cũng coi ngày chúa nhật là ngày thứ nhất, rồi đến thứ hai, ngày chúa nhật trở thành ngày lễ của đạo Kitô Giáo. Tất cả mọi dân tộc trên thế giới cũng đều lấy ngày chúa nhật làm ngày lễ nghỉ. Thiên Chúa cũng nghỉ ngơi ngày thứ bảy sau khi tạo dựng thành công / chúng ta cũng được mời gọi nghỉ ngơi vào ngày này.
6. Ngày chúa nhật nghỉ ngơi để có ích lợi gì? Ngày chúa nhật dành cho Thiên Chúa, còn mấy ngày kia thì sao? Vì mấy ngày kia ai cũng làm việc mệt mỏi. Nếu thờ phượng Chúa sẽ không đàng hoàng, không đầy đủ, không tốt đẹp / vì ta quá bận rộn với công việc nên không giữ được trọn vẹn. Vì thế Giáo Hội muốn chúng ta dành ngày chúa nhật để bù lại trong việc thờ phượng Chúa mà những ngày khác chúng ta không thể chu toàn.
7. Thân xác chúng ta có nhu cầu gì? Ban ngày đi làm, tối về mệt mỏi, cơm có khi còn không muốn ăn, xã hội muốn dùng ngày chúa nhật để nghỉ ngơi bồi dưỡng, bồi bổ cơ thể.
 
8. Linh hồn có những nhu cầu nào? Linh hồn cũng có những nhu cầu tương tự như thân xác, ta khao khátLlời Chúa, ta khao khát Mình Thánh Chúa, thân xác cần cơm bánh. Linh hồn cũng cần được bổ dưỡng.
9. Thánh lễ có mấy phần? Phụng vụ Lời Chúa và phụng vụ thánh thể ,cả hai cùng quan trọng như nhau nên không thể thiếu phần nào khi ta đi tham dự dâng thánh lễ.
10. Điều chúng ta cần nhớ là gì? Chúng ta phải nhớ ngày chúa nhật dành để thờ phượng Chúa, ai vi phạm là có tội, Chúa không rình bắt ai, Chúa không muốn phạt ai, nhưng tội này rất sâu lắng, đụng chạm đến bản chất và giá trị đạo đức của con người.
11. Người đời thường cư xử như thế nào? Ở đời ,nếu ai đem cho ta một món quà nhỏ, trị giá độ 100.000đ, ta liền phải cảm ơn họ, nếu không cảm ơn thì họ sẽ đánh giá ta là con người không biết điều, là con người vô ơn / đây là phần nhân bản tối thiểu của một người cho dù là có học hay không / dù dốt hay thông minh, nhưng với bản chất đúng của một con người thì ta phải biết ngỏ lời cảm ơn. Nếu không cảm ơn thì họ sẽ chê ta và loại ta ra khỏi lòng trí của họ / sẽ mất đi hình ảnh đẹp vốn có trong đầu của họ về ta.
12. Chúa đã ban ơn gì cho ta? Chúa đã tạo nên ta, ban cho ta cả một cuộc đời, cho nên tội vô ơn là tội đáng chết. Tại sao ta thương, ta thích người khác? Có phải vì họ đàng hoàng, tuy họ nghèo nhưng lại dễ thương, biết phải biết quấy, chứ không phải thương vì họ  giàu , ghét vì họ nghèo / giàu nghèo không phải là tiêu chuẩn để thương, ghét. Nghèo mà tham lam trộn cắp thì người ta càng ghét hơn . Chúng ta đối xử với người chung quanh như vậy, cho nên Thiên Chúa cũng sẽ đối xử với chúng ta như vậy.
13. Tại sao ta phải gắn kết với Thiên Chúa? Ta sống ngược lại với ý Chúa là ta tự mình tách ra khỏi Thiên Chúa. Cây nho không vứt bỏ cành nho, nhưng cành nho tự ý tách mình ra khỏi cây nho / cành nho tự mình không thể có sự sống, nhưng là nhờ vào nhựa sống của cây nho.
14. Làm thế nào để ta tỏ lòng biết ơn? Chúng ta có bổn phận phải tỏ lòng biết ơn dành cho những ai thương giúp đỡ mình / ta rất muốn cảm ơn họ nhưng lại không có dịp gặp, chúng ta luôn mong muốn cảm ơn / không nói được thì ta rất áy náy. Vậy nên ngày chúa nhật là dịp để ta tỏ lòng biết ơn Chúa, cảm ơn Giáo Hội đã dạy dỗ, khuyên nhủ, tạo điều kiện để chúng ta có dịp cảm ơn Chúa / nhiều khi các thầy các Cha, những người tốt nhắc nhở ta, ta phải biết cảm ơn / nếu không thì con người chúng ta quả là tồi tệ.
15. Điều kiện thuận lợi như thế nào? Thân xác ta cần cơm bánh thì linh hồn ta cũng cần ơn Chúa / ngày chúa nhật ta nên mau mắn, nghiêm túc đến với Chúa với đầy đủ các nghi thức trong phụng vụ, có cộng đoàn đông đảo, có bầu khí sốt sắng, là dịp thật tốt để ta cầu xin Chúa ban ơn. Nếu ta không đến với Chúa thì làm sao chúng ta  có thể lãnh nhận ơn sủng được / ta có tự do, Chúa trao ơn cho ta, ta phải biết đưa tay ra để nhận lãnh.
 
16. Lý do nào khiến ta không nên bỏ lễ? Nếu ta cảm nhận được mình đang mang ơn với Thiên Chúa là Đấng tốt lành / Ngài yêu thương chúng ta nhiều như thế nào, thì không ai trong chúng ta muốn bỏ lễ chúa nhật, lúc đó vì yêu thương, vì mang ơn Chúa ta sẽ tự ý chứ không cần phải sống do sự gò bó của lề luật nữa. Vì tình yêu Chúa nên chúng ta muốn chu toàn bổn phận ngay lập tức / khi ta yêu thích ai, hay yêu thích điều gì thì ngay lập tức ta sẽ tìm mọi cách thế để thực hành liền.
17. Vì sao nhiều người nghiện rượu? Vì họ yêu rượu, vì họ không thể thiếu rượu, vì họ không thể xa rượu. Họ yêu rượu đến độ, như thánh Phaolô nói: Chúa của anh em là cái bụng / lúc nào họ cũng nhậu, ngoài nhậu ra lòng trí họ không còn điều gì khác để nghĩ tới. Hãy nhớ khắc ghi tâm tình này để chúng ta không bao giờ dám bội bạc với ơn Chúa. Do đó, chúng ta sẽ đi tham dự thánh lễ thật sốt sắng.
18. Vì sao Giáo Hội kêu gọi chúng ta nghỉ ngơi ngày chúa nhật? Nếu hiểu theo những nghĩa trên đây, ta thấy rằng: Nếu chúng ta quá bận rộn với công việc thì còn tâm trí đâu để nghỉ ngơi / làm sao chúng ta có thể tôn thờ Thiên Chúa một cách tuyệt vời được, làm sao chúng ta có thể yêu Chúa hết lòng hết sức được . Ví dụ như đi ăn cưới mà quá vội vã, ăn vài miếng rồi phải chạy đi lo công việc khác, thì ăn chẳng còn biết ngon nữa, thật chẳng ngon tí nào.
19. Giáo Hội kêu mời chúng ta nghỉ công việc phần xác, tại sao? Giáo Hội muốn giúp chúng ta có bầu khí thật thuận tiện, luật không ép buộc nhưng muốn giúp chúng ta đi đúng con đường thánh thiện, như xe lửa phải chạy đúng đường ray. Luật Chúa muốn giúp chúng ta, chúng ta cũng phải cảm ơn Giáo Hội / đừng quá cố gắng rồi sau đó lại bỏ dở dang. Luật yêu thương do Chúa Giêsu để lại, Chúa không muốn gò ép chúng ta, Chúa muốn chúng ta giữ luật vì yêu Chúa, mà yêu thương chính là chu toàn mọi lề luật.
20. Ngày chúa nhật nhắc chúng ta điều gì? Nhắc chúng ta nhớ lại công cuộc tạo dựng thuở ban đầu, Thiên Chúa tạo dựng mọi sự trong 6 ngày, ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ ngơi. Sau khi tổ tông phạm tội, Thiên Chúa đã ban ơn cứu độ, sau khi Đức Ki-tô chịu tử nạn, Ngài phục sinh vào ngày thứ I trong tuần. Hôm nay ngày chúa nhật, cũng là ngày đầu tiên của tuần lễ, nên chúng ta cũng dành ngày này cho Chúa, tất cả cho Chúa. Chúa Kitô phục sinh là khởi đầu một cuộc sáng tạo mới.***
21. Một lý do nữa là gì? Chúng ta nghỉ ngày chúa nhật cũng là hoàn tất ý nghĩa ngày lễ nghỉ của người Do Thái, chúng ta cũng đang hướng tới sự nghỉ ngơi muôn đời trong hạnh phúc viên mãn với Thiên Chúa.
22. Ý nghĩa của ngày chúa nhật là gì? Ngày chúa nhật là ngày đầu tuần, ngày đầu tiên trong tuần ta dành cho Chúa, vì công việc làm ăn sẽ gây chia trí nên các ngày khác ta không làm công việc thờ phượng cách hoàn hảo / cho nên đừng để ngày chúa nhật trôi qua cách lãng phí. Ngày chúa nhật cũng không phải để chơi bời, hưởng thụ, xay xỉn, rồi lại dùng ngày thứ hai để nghỉ bù không làm, không phải như vậy. Xã hội đang dùng ngày chúa nhật để nghỉ, họ cho rằng thứ bảy, chúa nhật là để thư giãn, nghỉ ngơi, sống sum họp với gia đình, nạp lại năng lượng. Xã hội đang chủ trương ngày chúa nhật là lễ nghỉ, trong khi đó người có đạo thì lại cố đi làm ngày chúa nhật, thật là vô duyên vì chúng ta đang đi ngược lại với ý Thiên Chúa và với trào lưu xã hội.
23. Tại sao ta lại phải bỏ lễ? Bỏ lễ chứng tỏ chúng ta không yêu Chúa, không chu toàn lề luật, vì không yêu nên chúng ta luôn nghĩ đến sự ràng buộc nặng nề của lề luật, nặng gánh, tội trọng. Chúng ta phải sống tốt và giúp cho nhiều người cùng sống tốt như vậy.
 
24. Khi nào ta bỏ lễ mà không mắc tội? khi ta đau ốm, nghĩa là cơ thể không đủ sức khoẻ, thì luật không buộc, tuần này nghỉ không đi lễ, nhưng tuần sau khoẻ rồi thì đi lễ / lần hạt không thay thế thánh lễ, nhưng là một chút của ăn nuôi linh hồn, giống như khi ta bệnh nặng, không ăn cơm được thì chúng ta ăn chút cháo để uống thuốc. Lần hạt chỉ là một việc lành, không thể so với giá trị tuyệt đối của một thánh lễ. Vướng bận con thơ thì chỉ mấy tháng đầu, sau đó người mẹ đã khoẻ, con đã khá hơn thì gởi con cho ai đó 1 giờ để đi lễ, đừng lấy cớ nuôi con dại rồi ở nhà tới 3 năm. Đừng lợi dụng hoàn cảnh.
25. Một ngày bình an có ý nghĩa gì? Một ngày bình an, nhiều ngày bình an, một đời bình an, ai rồi cũng sẽ chết, nhưng người có bình an thì sau khi chết được về với Chúa. Họ được cả đời này lẫn đời sau. Ai có một cuộc đời bất an thì sau này khi chết sẽ đi về đâu , ai cũng biết .
26. Làm sao con người có thể thoả mãn mọi khát vọng?  Con người thích đi tìm lạc thú để mong thoả mãn thú tính / lạc thú làm cho họ say mê. Ví dụ: Ăn nhậu, họ chìm trong cơn say, họ thích sống trong trạng thái bay bổng, lâng lâng, nhưng những thứ ở trần gian không thể lấp đầy mọi khát vọng của con người / lạc thú mà chúng ta muốn nói ở đây chính là say trong tình yêu Chúa, chỉ có Chúa mới lấp đầy khát vọng của con người. Khi ta say tình Chúa, chỉ có Chúa mới có thể giúp ta bỏ lại tất cả, ai chưa bỏ được những vướng mắc trần tục, thì chưa thể đến với Chúa được.
27. Sống đời gia đình, ta có đạt được bình an hạnh phúc không? Có thể được cũng có thể không, anh chị em khi sống đời gia đình, cứ nghĩ các Cha các Thầy sống  đời tu thì khó lòng vượt qua mọi nỗi cô đơn, vì chỉ sống có một mình / thế nhưng thử hỏi, anh chị em sống bậc gia đình có vất vả không ? Xem ra lúc đầu thì mặn nồng vì vợ chồng mới cưới, nhưng sau đó từ từ cuộc sống sẽ gây nhàm chán. Ta sống với Chúa mà ta còn chán ngán, huống chi là sống với phàm nhân, Chúa là tình yêu đích thực mà ta còn chán, còn bỏ lễ, còn phạm tội, huống chi là tình cảm con người, sống đời tu hay bậc gia đình đều cũng khó như nhau / Không có ai bằng được Thiên Chúa. Nếu chúng ta không gắn bó với Ngài, thì chúng ta sẽ gãy đổ thôi, đi tu thì nửa chừng, mà lập gia đình thì gãy gánh.
28. Muốn nhảy cao, ta phải làm gì? Muốn nhảy cao, ta phải bỏ bớt những vướng bận, mọi người phải biết say mê cầu nguyện, tất cả mọi người ai cũng phải đọc kinh, cầu nguyện. mọi người đều được mời gọi giữ luật ngày chúa nhật, Giáo Hội cũng mời gọi mọi người tham dự các thánh lễ ngày thường, mỗi thánh lễ đều là vô giá. Nếu chúng ta chỉ tham dự thánh lễ chúa nhật thì 1 năm chỉ có 52 ngày, nếu đi ngày thường nữa thì được 365 ngày. Ân sủng do thánh lễ mang lại thì rất nhiều, ta bỏ hết thì uổng phí quá vì như vậy ta sẽ mất rất nhiều cơ hội để sống thánh.
29. Muốn sống thánh, ta nên làm gì? Chúng ta dành thời gian sống của đời mình cho trần thế nhiều quá, dành cho ý riêng, cho các thứ gì đâu chứ không dành cho Chúa / ví như cầu nguyện thì chia trí, nhưng khi xem phim thì đam mê quá đến độ quên cả ăn cơm. Vậy nên chúng ta phải luôn cầu nguyện xin Chúa giúp cho. Tội lỗi không rủ cũng tới, xua đuổi cũng không đi, giá như cầu nguyện mà ai cũng biết tập trung như khi làm những việc đời thì đẹp lòng Chúa biết mấy.
 
30. Muốn được Chúa ban ơn, ta nên làm gì? Ai khao khát sẽ được Chúa ban ơn, Chúa chỉ ban ơn cho những ai biết lãnh nhận.
31. Ngày chúa nhật chúng ta nên sống thế nào? Ngày chúa nhật ta hãy chứng tỏ lòng biết ơn bằng cách yêu mến Chúa hết lòng / chúng ta yêu mến Chúa là chúng ta yêu mến ngày chúa nhật, là dùng ngày này để sống mật thiết với Chúa. Cầu xin Chúa giúp chúng ta sống trọn vẹn với Chúa hơn những ngày khác. Các Cha, các Thầy cũng bận tập trung vào 2 ngày này cho nên các ngài cũng từ chối tham dự các đám cưới, hỏi. Bởi vì muốn phục vụ thì phải soạn giáo án, soạn bài / không thể đến phục vụ cộng đoàn bằng bàn tay trắng.
32. Khi nào thì bỏ lễ không có tội? Khi ta quá bệnh, sức khoẻ quá kém, không thể đi lễ được thì ờ nhà, tuần sau khoẻ thì lại đi. Không thể đọc kinh một chuỗi để thay thế lễ chúa nhật. Đọc kinh chỉ là chút của nuôi sống linh hồn, giống như khi ta bệnh, không ăn cơm được thì phải ăn cháo để uống thuốc, cháo không thể thay thế cho cơm được. Cho nên đọc kinh không thay thế cho thánh lễ Misa được vì thánh lễ là vô giá. Trong khi chuỗi 50 kinh thì ta lại đọc đầy lo ra chia trí, nên không thể cứu rỗi được ai, chỉ là chút việc đạo đức tầm thường không thể mang lại ơn cứu độ. Cho nên sau khi khỏi bệnh, để khỏi áy náy thì ta nên xưng ra cái tội bỏ lễ chúa nhật.
33. Lễ thứ bảy có thể thay thế lễ chúa nhật không? Lễ thứ bảy chỉ dành riêng và chỉ có ý nghĩa vì vướng bận, nhưng tốt hơn hết thì nên đi lễ ngày chúa nhật, vẫn đầy đủ và vẫn ý nghĩa hơn. Tình yêu được thể  hiện sẽ có mức độ cao hơn, lễ thế chúa nhật chỉ dành cho người ở quá xa hoặc phải bận việc mà sợ ngày chúa nhật không về kịp / ai quá bận công việc thì cho thay thế. Cho nên không được đi lễ thứ bảy rồi ngày chúa nhật lại ở nhà ăn nhậu cho đã. Tình yêu sẽ không trọn vẹn nếu chúng ta luôn tính toán với Chúa, việc ăn chay cũng thế, theo luật thì từ 14 đến 60 tuổi, ngoài giới hạn này thì không có tội. Thế nhưng, nếu ta đang ở tuổi ngoài 60 mà xét thấy tiền bạc trong túi eo hẹp, ta vẫn thích đi làm thêm để tăng thu nhập, tốt thôi / thế sao phần hồn chúng ta lại quá kèn cựa với chính mình.
34. Tại sao lại có nhiều vị thánh trẻ? Tại sao công phúc họ đầy tràn ? Người ta sống một năm, là một năm đầy công phúc, còn ta sống một năm nhưng may ra mới được một ngày trọn lành, những tháng ngày còn lại ta chỉ lo cho công việc trần thế, cho nên công phúc ta có được rất ít, còn bao nhiêu ngày tháng khác ta chỉ sống theo ý riêng chứ không phải dành cho Chúa / hãy nhìn lên thánh Têrêxa nhỏ/ Thánh Đominicô Savio…./ các Ngài sống thánh từng giây, từng phút, cho nên các ngài có một đời đầy công phúc.Còn chúng ta giữ đạo một đời / nhưng có khi chẳng có chút công trạng nào **R
 
 
GIUSE LUCA / TRƯỞNG NHÓM KT EMMAUS 
GX TÂN THÁI SƠN / TGP SAIGON /VN
 
 

Trở lại      In      Số lần xem: 823
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  5
 Hôm nay:  1136
 Hôm qua:  1986
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11403952
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top