Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - bài số: 022

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 022

   ĐỀ TÀI  HAI CÁCH SỐNG KHIÊM HẠ .

   Thứ sáu , ngày 11 / JANUARY / 2019

 

I. GIÁO LÝ HÔN NHÂN:
 
ĐỀ TÀI:    CÁC NGUYÊN TẮC LUÂN LÝ  TRONG TÍNH DỤC.
 
1. Tính dục trong đời sống vợ chồng phải như thế nào? Tính dục là ngôn ngữ của tình yêu vợ chồng, giúp 2 người dễ dàng hiệp thông với nhau, mang lại cho nhau sự hoan lạc chính đáng. Bên cạnh đó họ có thể trao ban sự sống khác. Vì vậy muốn có được thái độ đúng đắn trong vấn đề tính dục thì đôi bạn cần phải nắm rõ một số nguyên tắc sau đây .
2. Trong khuôn khổ hôn nhân tự nhiên thì hành vi tính dục phải được hiểu như thế nào?  Dưới nhãn quan tôn giáo thì hành vi này là cao quý và chính đáng / hai người tự hiến cho nhau là hành vi cần thiết để biểu lộ tình yêu và để nâng đỡ lòng trung tín và làm phát sinh sự sống. Đây cũng chính là một thiên chức do Thiên Chúa ban, do đó cả hai cùng có trách nhiệm phải sống yêu thương nhau trong tình hiệp thông.
3. Trách nhiệm của cặp đôi trong hôn nhân là gì? Hành vi kết hợp trong tình yêu thương nhau làm phát sinh sự sống khác / sự kết hợp này đang mô phỏng sự quảng đại và sung mãn của Đấng tạo hoá, sự kết hợp này còn nhằm phát triển và bảo tồn nòi giống.
4. Đời sống tính dục của đôi vợ chồng giúp ích gì cho đời sống hôn nhân? Sự kết hợp và tự hiến này biểu lộ sự trung tín trong tình yêu, nhờ sự trao hiến này mà hai người có thể gắn bó với nhau mãi mãi dù là trong cơn bĩ cực hay hồi thái lai /nhằm giúp nhau tránh được sự ngoại tình và bất tín.
5. Tại sao phải tôn trọng giá trị của thân xác? Thiên Chúa tạo dựng nên con người có xác, có hồn, chính nhờ vào việc Ngôi Hai xuống thế làm người và việc Đức Kitô sống lại từ cõi chết, là bằng chứng xác nhận giá trị của thân xác khi chúng ta tuyên xưng rằng: Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại. Vì thế thân xác chúng ta cũng có giá trị nhất định trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa.
6. Như vậy ý Giáo Hội muốn dạy như thế nào? Thân xác chỉ là một phần trong toàn thể giá trị một con người. Thân xác cũng đáng được quý trọng nhưng phải phù hợp với luật lệ luân lý của Thiên Chúa. Do đó chúng ta không được quá đề cao hành vi trao hiến / kẻo nó có thể làm phương hại đến giá trị tinh thần của con người.
7. Điều quan trọng nhất của tình dục trong hôn nhân công giáo là gì? Đó là hai người phải giữ sự trong sạch và tiết độ, trong bậc sống vợ chồng chúng ta cũng được mời gọi sống khiết tịnh trong bậc của mình, cho dù là bậc tu trì hay bậc hôn nhân, cả hai đều phải thánh hiến đời mình cho Thiên Chúa. Tuỳ theo luật luân lý đã xác định phải sống thế nào.
 
8. Lợi ích của đời sống khiết tịnh là gì? Sống khiết tịnh là làm chủ bản thân mình, để chúng ta có thể sống trọn vẹn đời sống hiến thân cho Thiên Chúa một cách trọn vẹn hơn.
9. Vì sao bậc gia đình cần sống khiết tịnh?Tinh thần trong sạch và tiết độ qua hành vi ân ái, là thước đo tinh thần xả kỷ, hiến thân vì hạnh phúc và nhu cầu của người mình yêu, nó còn biểu lộ mức độ trung thành và tự chủ của đôi bạn qua việc yêu thương và tôn trọng nhau.
10. Tại sao thân xác lại phải trong sạch? Lạc thú trong tính dục mà Thiên Chúa ban cho chỉ nhằm nâng đỡ đời sống hôn nhân gia đình khỏi bị nhàm chán và cũng là một thứ keo sơn gắn bó giúp hàn gắn những va chạm phát sinh khi hai người sống chung với nhau. Do đó, chỉ có vợ chồng mới có quyền trên thân xác của nhau.
11. Những lỗi phạm đức khiết tịnh trong hôn nhân là gì? Có 13 điều cấm: a) Dâm ô; b) Thủ dâm; c) Tà dâm; d) Khiêu dâm; e) Mại dâm; f) Hiếp dâm; g) Đồng tính; h) Ngoại tình; i) Ly dị; j) Đa thê; k) Loạn luân; l) Tự do sống chung; m) Sống thử.
12. Dâm ô là gì?  Là hưởng thụ khoái lạc tình dục một cách vô độ, không nhằm mục đích truyền sinh hay kết hợp với nhau trong tình yêu.
13. Thủ dâm là gì là? Là kính thích cơ quan sinh dục nhằm gây ra khoái cảm, tự nó, thủ dâm là hành động sai trái nghiêm trọng, dù là động lực nào đi nữa cũng đều sai vì đây là sự hưởng thụ khoái lạc tình dục bên ngoài khuôn khổ của tình yêu đích thực.
14. Tà dâm là gì? Là quan hệ xác thịt giữa 2 người nam và nữ chưa lập gia đình, nó xúc phạm đến nhân phẩm và giới tính. Vì nó không nhằm mục đích sinh sản và giáo dục con cái.
 
15. Khiêu dâm là gì? Là cố ý phơi bày những hành vi tình dục thầm kín, phạm đến đức khiết tịnh, làm biến chất hành vi ân ái thầm kín của đôi vợ chồng.
16. Mại dâm là gì? Là xúc phạm đến phẩm giá của người bán dâm, vì đã biến họ thành trò vui đùa của xác thịt cho người mua dâm. Kẻ mua dâm phạm lỗi nặng về đức khiết tịnh mà họ đã cam kết khi nhận bí tích rửa tội / làm ô uế thân xác là đền thờ của Thiên Chúa. Mại dâm còn là một đại hoạ cho xã hội, mại dâm luôn là trọng tội, nhưng trách nhiệm có thể giảm khinh vì hành vi túng bấn, bị hăm doạ hay vì áp lực của xã hội.
17. Thế nào là tội hiếp dâm? Là dùng bạo lực để buộc kẻ khác phải quan hệ xác thịt với mình. Tội này phạm đến công bình và bác ái, tội này còn phạm đến....., hiếp dâm là xúc phạm đến quyền tự do, quyền được tôn trọng cũng như xúc phạm đến tinh thần của nạn nhân, gây tổn thương cả cuộc đời. Tội này càng nặng hơn nếu như cha mẹ hay người giáo dục mà đi lạm dụng thân xác của các em đã được uỷ thác cho mình coi sóc .
18. Thế nào là đồng tính luyến ái? Là quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính. Điều mà Giáo Hội Roma cấm.
19. Những thành phần trong các thể loại đồng tính luyến ái:   LGBTQI
a) L. Lesbian à đồng tính nữ.
b) G. Gay à đồng tính nam.
c) B. Bisexual à lưỡng tính.
d) T. Transgender Là chuyển giới tính .
e) Q: Queer :Người dị tính / Đó là gồm những người: Toàn tính luyến ái, vô tính, liên giới tính và nhiều nhóm khác. 
f) Q: Questioning: Giới tính chưa xác định / chỉ những người vẫn đang trong giai đoạn tìm hiểu về giới tính của mình.
g) I: Intersex : Người liên giới tính  / những người có sự khác thường về bộ phận sinh dục bên ngoài và cơ quan sinh sản bên trong, khiến cho giới tính của họ không rõ ràng.
 
20. Thế nào là tội ngoại tình? Là tội mà hai vợ chồng thất tín với nhau, là khi hai người nam nữ có quan hệ tình dục với nhau mà một trong hai người đã có gia đình, thì cả hai đều phạm tội ngoại tình. Chúa Giêsu đã cấm tiệt điều này, cho dù chỉ là ước muốn / ngoại tình là gây bất công, là không giữ lời cam kết, là xâm phạm định chế hôn nhân, là lỗi phạm hôn ước, làm phương hại đến lợi ích của con cái, vốn cần đến tình yêu bền vững thuỷ chung của cha mẹ.
21. Ly dị phạm vào điều nào? là lỗi phạm nghiêm trọng khi phế bỏ giao ước là sẽ sống với nhau cho đến chết, cùng làm tổn hại đến giao ước cứu độ.
 
22. Người tái hôn sau khi ly dị, phạm tội gì? Là phạm tội ngoại tình công khai và thường xuyên / người chồng ly dị, đi ăn ở với phụ nữ khác thì phạm tội ngoại tình và làm cho phụ nữ đó cũng phạm tội ngoại tình / còn người phụ nữ ly dị đi ăn ở với đàn ông khác thì phạm tội ngoại tình, còn thêm vào tội dụ dỗ chồng người khác.
23. Thánh Baxilio dạy về điều này như thế nào? Ly dị là phi luân lý, làm xáo trộn gia đình và xã hội, sự xáo trộn này làm tổn hại nghiêm trọng cho người phối ngẫu vì bị ruồng bỏ, làm cho con cái khổ đau, bơ vơ, có khi chúng còn không biết phải theo ai. Đây thật sự là một tai ương gây phản ứng dây chuyền, thành gánh nặng cho xã hội.
24. Đa thê phạm tội gì? Đa thê nghịch lại với sự hiệp thông giữa vợ chồng, trực tiếp chối bỏ kế hoạch của Thiên Chúa đã mạc khải từ ban đầu, nghịch lại với sự bình đẳng phẩm giá của người nữ và người nam. Vì cả hai đã thề ước hiến thân cho nhau trọn vẹn, duy nhất và độc hữu.
25. Thế nào là loạn luân? Là quan hệ tình dục giữa những người họ hàng cùng huyết tộc mà luật kết hôn đã cấm. Thánh Phaolô lên án trọng tội này. Tội loạn luân phá vỡ quan hệ gia đình, trật thứ bậc và cho thấy sự thoái hoá tình dục / biến họ trở thành thú tính.
26. Tội loạn luân nghiêm trọng như thế nào? Là sự lạm dụng tình dục do những người trưởng thành đối với trẻ con hoặc thiếu niên đã được uỷ thác cho họ trông coi. Người phạm tội này phải chịu trách nhiệm gấp đôi / thứ nhất là lỗi trách nhiệm về giáo dục, thứ hai là gây gương xấu / xâm phạm đến sự toàn vẹn thể lý và luân lý của người trẻ, sau đó là để lại hậu quả tai hại suốt đời.
27. Tội tự do sống chung là gì? Là nam nữ sống chung với nhau như vợ chồng mà không cưới xin. Từ chối kết hôn theo luật hôn nhân, không chịu cam kết ràng buộc dài lâu với nhau. Tội này xúc phạm đến phẩm giá hôn nhân, phá huỷ nền tảng gia đình, làm giảm ý thức về sự thuỷ chung, nghịch lại với luật luân lý mà hành vi tính dục chỉ được chấp nhận trong bí tích hôn nhân / vì nếu quan hệ ngoài hôn nhân thì đó là một trọng tội nên không được phép chịu các bí tích khác.
28. Thế nào là sống thử? Cả hai sống như vợ chồng nhưng chỉ là tạm thời để thử rồi sau đó nếu thấy hợp thì sẽ kết hôn. Tuy nhiên cho dù họ có lý luận thế nào thì họ cũng không thể biện minh và cho rằng tình yêu của họ là chân thật và thuỷ chung. Vì đây là do ý muốn ngông cuồng của họ. Xét về phương diện luân lý thì sự kết hợp tính dục chỉ hợp pháp khi hai người đã chính thức kết hôn. Tình yêu không chấp nhận cho phép thử nghiệm, vì hôn nhân đòi hỏi hai bên phải trọn vẹn hiến thân cho nhau một cách dứt khoát và bền lâu . **R
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:  CN I  / LỄ CHÚA GIESU CHỊU PHÉP RỬA  / TN C
 
PHÚC ÂM :   Lc 3, 15-16. 21-22
“Đức Giê-su chịu phép rửa xong và đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra.”
 
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca:
15  Hồi đó, dân đang trông đợi, và trong thâm tâm, ai nấy đều tự hỏi: biết đâu ông Gioan lại chẳng là Đấng Messia! 16 Ông Gioan trả lời mọi người rằng: “Phần tôi, tôi làm phép rửa cho anh em bằng nước, nhưng có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến, tôi không đáng cởi quai dép cho Người. Người sẽ làm phép rửa cho anh em bằng Thánh Thần và bằng lửa”.
21  Khi toàn dân chịu phép rửa, Đức Giê-su cũng chịu phép rửa; rồi đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra, 22  và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bồ câu. Và có tiếng từ trời phán rằng:“Con là Con yêu dấu của Cha; Cha hài lòng về Con”.
Đó là lời Chúa.
 
ĐỀ TÀI:    HAI CÁCH ỨNG XỬ KHIÊM HẠ .
 
1. Đấng Mêssia là ai? Dân chúng thắc mắc về nhiệm vụ của Đấng Mêssia. Họ đang phân vân tự hỏi -> Không lẽ lại là Gioan / thay vì nhận bừa , Gioan đã khiêm tốn phủ nhận. Ông lại còn giúp cho họ phân biệt giữa 2 phép rửa, và giúp họ hiểu rõ hơn về đấng Mêssia.
2. Đấng Mêssia theo ý của Gioan là như thế nào? Mêssia là Đấng cứu độ, là Đấng cứu chuộc, là đấng đền tội thay, là chiên sát tế của Thiên Chúa, Ngài tuy là con Thiên Chúa, là Đấng quyền năng nhưng lại hạ mình xuống trong thân phận tội đồ, để làm vật hiến tế cứu sống loài người.
3. Đấng Mêssia theo ý của Dân Do Thái phải như thế nào? Là một vị tướng tài ba, dũng mãnh, đầy uy lực, có thể đánh đông dẹp bắc chinh phạt thiên hạ, giải thoát dân Do Thái khỏi ách nô lệ lầm than. Đem vinh quang về cho đất nước, đem lại hạnh phúc ấm no cho muôn người.
4. Phép rửa của Gioan mang ý nghĩa nào? Phép rửa của Gioan chỉ là một hành vi sám hối bề ngoài. Nếu muốn được Thiên Chúa tha tội, con người phải biết sám hối  / hơn nữa Gioan không phải là Đấng có quyền tha tội. Vì chỉ có Thiên Chúa mới có quyền xét xử và tha hay phạt tội con người / Chúa Giê-su đã muốn nêu gương nên đã xin lãnh nhận phép rửa sám hối của Gioan.
5. Phép rửa của Chúa Giê-su có điều gì khác biệt? Là phép rửa trong Chúa Thánh Thần. Phép rửa này được khai diễn vào ngày Lễ Ngũ Tuần khi Thánh Thần lấy hình ngọn lửa đậu xuống trên đầu các tông đồ . Lửa Thánh Thần có sức thanh luyện tâm hồn các tín hữu. Trong khi phép rửa bằng nước của Gioan chỉ có tác dụng tẩy rửa bên ngoài thân xác mà thôi, cho nên đây chỉ là hình thức sám hối / là điều kiện ắt có để tội nhân có được Thiên Chúa tha tội hay không?
6. Biến cố Chúa Giê-su chịu phép rửa mang ý  nghĩa nào? Nhiệm vụ của Gioan hôm nay là để giới thiệu và làm chứng về Đấng Mêssia. Kinh Thánh chép rằng : Khi Chúa Giê-su vừa bước lên thì trời mở ra. Chính ở thời điểm này, sứ vụ tiền hô của Gioan cũng vừa chấm dứt, đồng thời cũng khép lại thời gian ẩn dật của Chúa Giê-su và cũng là lúc bắt đầu sứ vụ cứu độ của Con Thiên Chúa.
7. Thế nào là Con chí ái? : Là một người Con luôn sống đẹp lòng Cha mình/ Một người con thảo hiếu. Luôn tìm và thực thi ý của Chúa Cha. Đây cũng chính là lời chứng của Chúa Cha với Đức Ki-tô, Con của Ngài. Cùng lúc với lời phán của Chúa Cha thì Chúa Thánh Linh cũng xuất hiện để xức dầu tấn phong cho Chúa Giê-su. Qua mầu nhiệm này, sau khi được tấn phong làm Đấng Mêssia thì Chúa Giê-su cũng bắt đầu sứ mệnh cứu độ nhân loại. Cũng chính lúc này Chúa Cha cũng muốn mạc khải cho loài người một mầu nhiệm quan trọng nhất : Chúa Giê-su là Con Một Thiên Chúa (Lc 1,35).
 
8. Ý nghĩa của việc Chúa Giê-su xin chịu phép rửa? tại sao ?  Đây chính là hình ảnh đoá hoa sen nở trên bùn. Chúa Giê-su không hề có chút vết nhơ nào của tội. Do đó, Chúa không có lý do nào để chịu phép rửa. Nhưng Thánh Phê-rô đã nói một câu thật chí lý: Tội lỗi của chúng ta Ngài mang vào thân thể, hầu đưa lên thập giá. Đức Giê-su không chỉ có quyền tha tội và còn xoá tội cho nhân loại / người đời thường tha cho một tù nhân hay người ta xoá cho ai đó một món nợ. Còn Chúa Giê-su thì gánh tội của cả nhân loại ,mà Ngài còn nhận lãnh mọi hậu quả của tội.
9. Đức Giê-su được ví như hoa sen như thế nào? Hoa sen hút chất bùn nhơ đem vào thân thể rồi biến đổi bùn nhơ thành hoa thơm. Chúa Giê-su cũng gánh lấy tội lỗi của chúng ta, đem vào trong thân thể Ngài, để biến đổi ,gạn lọc và làm cho nó trở thành hương thơm, trở thành vẻ đẹp thánh đức. Do đó, ý nghĩa của việc Ngài chịu phép rửa là bởi vì Ngài không chỉ tha tội mà còn thánh hoá nhân loại, không chỉ xoá tội mà còn biến đổi con người trở nên thánh thiện và công chính.
10. Đức Ki-tô đã nhập thể như thế nào? Chúa Giê-su đã sinh xuống làm người, sống kiếp con người, mà ngài còn mang lấy thân phận tội lỗi, việc nhập thể của Đức Ki-tô không phải chỉ như một diễn viên đội lốt, mà Chúa đã thật sự hội nhập Ngài đã dính dấp hoàn toàn với thân phận và định mệnh của con người, kể cả thân phận tội lỗi và hay chết của chúng ta.
11. Ý nghĩa của việc Chúa dìm mình là gì? Dìm mình là chấp nhận cái chết. Vì thế cái chết của Chúa như một phép rửa để cho chúng ta được sống. Cũng chính nhờ phép rửa này báo trước ý định dấn thân cho tới cùng, sẽ dần đưa Ngài tới cái chết trên thập giá, nhờ đó Ngài được Chúa Cha tuyên phong : “ Này là con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng”.
12. Chúng ta tìm hiểu một chút về Biển Hồ và Biển chết /    Sông Giodan nối liền cả hai Biển hồ và Biển chết với chiều dài 220km. Biển hồ Galile có độ sâu 212m dưới mặt nước biển Địa Trung Hải. Sông Giodan chảy vào miền nam, đổ vào Biển chết, biển này có độ sâu 394m dưới mặt nước biển, đây là vùng đất thấp nhất địa cầu./
13. Chúa Giêsu hạ mình như thế nào? Nơi Ngài đứng chịu phép rửa, có thể nói là vùng đất thấp nhất địa cầu, Chúa Giêsu đã đứng ở nơi thấp nhất cả về chiều sâu địa lý, lẫn chiều sâu tâm lý. Chúa Giêsu đã hoà mình vào hàng người tội lỗi, là những người cần thống hối ăn năn. Tuy Chúa là Đấng cứu độ, nhưng lại không cho phép mình đứng trên những con người có tội, và Ngài đã đứng ngang hàng, Ngài trở nên anh em với họ, đến độ không ai nhận ra Người, nên mọi người đều cho rằng: Ngài là một con người tội lỗi.
14. Chúa Giêsu đã rửa mình bằng loại nước nào? Không phải chỉ bằng nước của dòng sông Giodan, nhưng Chúa đã tự rửa mình bằng sự khiêm nhường thẳm sâu, để chuẩn bị ra gặp loài người, Chúa cảm thấy mình cần phải được thanh tẩy. Trước đây Chúa giáng sinh làm người, Ngài đã hạ mình nhưng chưa đủ. Hôm nay Chúa còn hạ mình xuống làm người tội lỗi, làm một tội đồ bị lên án chết thảm thương.
 
15. Chúa bước xuống sông Giodan để làm gì? Chúa muốn mượn làn nước trong xanh nầy để rửa sạch dáng vẻ quyền năng, cao quý của một vị Con Thiên Chúa / Chúa muốn tẩy sạch mọi ngăn cách, để Chúa trở nên thật sự là một người anh em giống với mọi người.
16. Ai có thể thấy được tình yêu? Không ai có thể thấy được tình yêu, vì nó vô hình, người ta chỉ thấy được nó bằng những dấu chứng. Bằng chứng tình yêu của Chúa Giêsu cho ta thấy Ngài được sinh ra từ hình hài một em bé nghèo hèn, yếu ớt. Đó là sự hoà mình vào với đoàn tội nhân đang tới dìm mình ở sông Giodan. Tình yêu đã thúc đẩy Chúa mượn dòng nước sám hối để xoá đi mọi khoảng cách còn lại giữa Con Thiên Chúa và loài người.
17. Cử chỉ khiêm nhường của Chúa mời gọi ta điều gì? Nếu ta còn quá xa cách với Chúa là do ta chưa có lòng khiêm nhường. Nếu ta cảm nhận mình có nhiều tội lỗi thì ta đừng ngần ngại thay đổi đời sống. Hãy mạnh dạn tiến lên lãnh nhận phép rửa thống hối, để ta được gần gũi với Chúa, nếu ta không dám chết tủi nhục, đau thương như Chúa, thì ta hãy xin Chúa giúp ta được thanh tẩy trong phép rửa khiêm nhường. Hãy rửa mình trong dòng lệ sám hối, hãy tắm trong dòng nước khiêm cung.
18. Hệ quả của lòng khiêm nhường là gì? Khiêm nhường sám hối là bước đầu giúp ta đón nhận Lời Chúa trong Tin Mừng. Sám hối để được gặp gỡ người Cha nhân hậu đang đón chờ ta. Khiêm nhường giúp ta sống bằng tâm tình người con thảo, và mong rằng Ngài sẽ nói với ta: “Đây là con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng”.
19. Thế nào là đứa con ngoan? Đứa con ngoan không bao giờ vùng vằng hay cãi lại mỗi khi cha mẹ chỉ dạy, la rầy. Để xứng đáng làm một đứa con ngoan, chúng ta cần vui vẻ thi hành thánh ý Chúa, mau mắn nghe theo điều cha mẹ chỉ dạy / Thánh ý Chúa qua tiếng nói lương tâm, qua 10 giới răn, qua Lời Chúa dạy trong Kinh thánh, qua luật yêu thương trong Tin mừng, qua các huấn lệnh của Bề trên thay quyền Giáo Hội, qua các sự kiện Chúa gởi đến mỗi ngày.
20. Lễ hôm nay nhắc nhớ ta điều gì?  Nhắc chúng ta ngày chúng ta lãnh nhận bí tích rửa tội, mỗi khi ta chấm nước phép làm dấu Thánh giá, nhắc ta nhớ lại những lời cam kết là phải sống ơn gọi làm Kitô hữu, và cũng nhấn mạnh rằng: Chúa Giêsu trở nên kẻ tội đồ cũng vì tội lỗi chúng ta. Cho nên chúng ta phải luôn sống bằng tâm tình ăn năn sám hối, giữ lòng sạch tội và phải chuẩn bị xứng đáng mỗi khi lên rước Chúa.
21. Sự khác biệt giữa con chiên và con dê: Con chiên là nguời sống Đức tin bằng tâm tình người con thảo / con dê là người có đức tin không trưởng thành. Họ sống đạo cách èo uột, bằng một niềm tin không dứt khoát, Họ tin nhưng lại không đi theo Chúa, có khi đời sống của họ còn kém hơn anh em lương dân / thật đáng buồn khi miệng họ thì luôn kêu Chúa, nhưng lòng họ thì lại xa cách Chúa  **R
 
III. MƯỜI GIỚI RĂN:    ĐỀ TÀI:
 
GIUSE LUCA / ĐẠI DIỆN CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS 
GX TÂN THAI SƠN /TGP SAI GON /VN
 
 
 
 
 

Trở lại      In      Số lần xem: 686
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  7
 Hôm nay:  1416
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11406825
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top