Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - Bài số: 023

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 023

   ĐỀ TÀI  PHÉP LẠ TẠI TIỆC CƯỚI TẠI CANA .

    RƯỢU TÌNH VÌ SAO KHÔNG ĐỦ UỐNG 

   Thứ sáu , ngày 18 / JANUARY / 2019

 

 

BÀI SỐ: 023

I. ĐỨC TIN KITÔ GIÁO:

ĐỀ TÀI:    CON NGƯỜI SA NGÃ.
 
1. Nhờ vào đâu mà con người bị phạt ,lại được cứu thoát? Con người bị Thiên Chúa tuyên án phạt chỉ vì sự sa ngã của Adam. Thay vào đó, cả loài người trở nên công chính và được sống là nhờ một người duy nhất là Đức Kitô. Tổ tông không vâng lời nên cả loài người bị Thiên Chúa phạt, nhưng loài người được cứu sống là nhờ vào công nghiệp của Đức Kitô. Chính vì thế mà loài người không bao giờ dám kêu ca trách móc.
2. Nhờ vào đâu mà loài người nhận ra sự tốt lành của Thiên Chúa? Thiên Chúa quyền năng lại tốt lành, Ngài tạo dựng mọi sự, trong đó có con người / muôn loài, muôn vật ở thời hiện tại đều có sự giới hạn và bất toàn. Vì thế xem ra xã hội luôn bộc lộ những điều gian ác, xấu xa. Thế nhưng nhờ vào cuộc khổ nạn và sự phục sinh của Đức Kitô, khiến cho Thiên Chúa mở rộng tình yêu thương bằng cách đổ đầy ơn sủng trên toàn thế giới/ nhờ đó những người tội lỗi và gian ác đều có thể trở nên công chính / nhờ việc chúng ta biết sống theo lời dạy của Tin Mừng.*
3. Con người ngày nay vẫn tiếp tục phạm tội là do đâu?  Ngày nay người ta cố tình biện giải rằng: Tội lỗi là do đầu óc con người thiếu trưởng thành hay là sự yếu đuối trong tâm hồn. Nhưng thật ra con người vẫn phạm tội là do họ luôn lạm dụng sự tự do Chúa ban. Đó là cách họ biểu lộ sự bất tuân lệnh truyền của Chúa hay nói rõ hơn, họ cố tình từ chối tình yêu của Ngài.
4. Tội lỗi là gì? Tội  bản chất của nó là bất tuân lệnh truyền, là khước từ tình yêu của Thiên Chúa và người tội lỗi tự đặt mình vào vị trí đối nghịch lại với Người. Muốn biết mình có tội hay không, mọi người hãy tự đặt mình trước mặt Thiên Chúa, con người sẽ nhận ra sự xấu xa của mình. Sau đó con người sẽ nhận ra lòng nhân từ hay thương xót của Chúa. Sau đó là quay về và dấn bước đi theo Chúa Lc 5,8-11 (Ga 8,11).
5. Tội lỗi xuất hiện từ lúc nào? Ngay từ buổi đầu của lịch sử loài người, con người đã nghe theo sự dụ dỗ ngon ngọt của ma quỷ / đã lạm dụng sự tự do quý báu đó để nổi dậy chống lại Thiên Chúa. Cũng bởi con người muốn tự mình đạt được cứu cánh, mục đích của mình mà không cần đến sự trợ giúp của Thiên Chúa.
6. Sau khi sa ngã, loài người nhận ra điều gì? Sau khi tổ tông phạm tội, con người mới nhận ra ý nghĩa và hậu quả của sự sa ngã, sự sa ngã này dẫn con người đến cái chết. Từ lời hứa của Thiên Chúa, sau đó là cái chết và phục sinh của Đức Kitô, đã giúp cho chúng ta hiểu rằng: Thiên Chúa luôn yêu thương và Đức Kitô chính là Cứu Chúa duy nhất của toàn thể nhân loại (Cv 4,12). Vậy nên Adam cũ là tội lỗi khởi đầu đưa loài người đến cái chết, còn Adam mới là Đức Kitô, sẽ là nguồn mạch ân sủng của sự sống do Chúa Giêsu mang lại.
 
7. Do đâu con người phạm tội? Loài người không phải là tạo vật đầu tiên chống lại Thiên Chúa, mà trước đó có thần dữ là Lucifer cùng bè lũ mà chúng ta vẫn quen gọi là Satan. Khởi đầu chúng những thiên thần tốt lành nhưng vì bọn chúng đã chống lại Thiên Chúa và trở nên những thần xấu xa. Bọn chúng từ chối Thiên Chúa vĩnh viễn và coi con người như kẻ thù bằng cách mê hoặc và dẫn dắt chúng ta đi vào con đường xấu xa của bọn chúng.
8. Nhiệm vụ của Con Thiên Chúa làm người là để làm gì? Thiên Chúa xuống thế làm người là để đem ánh sáng vào nơi tăm tối, giúp hướng dẫn con người thoát ra khỏi áp lực của ma quỷ. Nói chung Chúa Kitô đến là để phá tan âm mưu của ma quỷ. Thiên Chúa ban phép cho ma quỷ có quyền tung hoành, gieo gian ác cho toàn thế giới cho đến tận thế, nhưng Thiên Chúa sẽ bênh đỡ và cứu thoát tất cả những ai tin và đi theo Đức Kitô.
9. Đức Kitô có mạnh hơn ma quỷ không? Chúa Giêsu không những mạnh hơn ma quỷ mà Ngài còn thống trị chúng qua các lần mà Chúa Giêsu trừ quỷ trong các bài Tin Mừng kể lại. Ma quỷ là loài bất tuân, còn Chúa Giêsu chiến thắng bọn chúng là vì Ngài vâng lời Chúa Cha cách tuyệt đối / vì thế ma quỷ đã bị Ngài đánh bại (Ga 12,31), nhờ thế chúng ta luôn tin rằng: Thiên Chúa đặt mọi kẻ thù địch dưới chân Ngài (Tv 110,1)(1Gr 15,25).
10. Nguyên tổ phạm vào tội gì? Thiên Chúa tạo dựng nên con người hoàn hảo và thánh thiện để có thể sống chung, sống cùng với Thiên Chúa và vạn vật. Thế nhưng con người đã lạm dụng sự tự do để sống theo ý mình, muốn coi mình có thể hơn Thiên Chúa nên đã không tin tưởng, không vâng phục. Đây chính là tội kiêu ngạo, ai đã phạm tội nầy thì sẽ dễ dàng phạm các tội khác. Vì thế nó là tội đứng đầu của 7 mối tội, con người khi chấp nhận từ bỏ Thiên Chúa là Đấng vô cùng tốt lành, thì con người cũng phải nhận lấy mọi hậu quả tồi tệ nhất.
11. Hậu quả từ tội nguyên tổ là gì? Đầu tiên là con người đánh mất 4 ơn ngoại nhiên: Không đau khổ, không bệnh tật, không đói khát và không phải chết. Sau đó là tâm sinh lý mất quân bình thì họ thấy mình trần truồng và cảm nhận sự xấu hổ, nên họ đã trốn chạy ánh nhìn của Thiên Chúa. Sau đó là hai người không còn bình đẳng khi đối diện với nhau cho nên cũng sẽ khó lòng hoà hợp với nhau. Đất đai sẽ cằn cỗi, ánh nắng sẽ gay gắt, con người sẽ phải rất vất vả khi tìm thức ăn cho mình. Thiên nhiên cũng sẽ chống lại con người, người đàn bà sẽ phải mang nặng đẻ đau, và cái quan trọng nhất là con người mất đi sự hiệp thông ân sủng với Thiên  Chúa.
12. Hậu quả của tội sẽ rõ rệt hơn như thế nào? vì mất đi sự hiệp thông ân sủng từ Thiên Chúa nên con người sẽ cảm nhận sự mất quân bình, sự mất bình an, sự chia rẽ trong chính bản thân mình và với người khác / và luôn phải xung khắc, đối đầu với vạn vật. Hậu quả xấu nhất là con người phải chết, từ một tội đầu tiên này mà ảnh hưởng xấu sẽ lan truyền khắp thế giới.
 
13. Chúng ta thấy gì trong tận đáy lòng mình? Từ đây con người thấy thân xác mình quá nặng nề, tinh thần mình lại quá yếu đuối, tư tưởng con người luôn hướng về điều xấu, điều dữ. Vì thế khi con người từ chối Thiên Chúa, cũng là lúc con người phá đổ mọi trật tự của Thiên Chúa để đạt được mục đích xấu xa của mình. Cho nên con người đã không còn hoà hợp với bất cứ tạo vật nào nữa.
14. Nguyên tổ phạm tội kéo theo điều gì? Adam đã phạm tội gây mất tình nghĩa với Thiên Chúa, cho nên tất cả con cháu loài người đều lãnh gen di truyền nầy. Bởi vì khi Adam lãnh nhận ân sủng đầu tiên, thì không phải là ông lãnh cho một mình ông, mà là cho cả loài người. Vậy nên khi ông phạm tội ông không còn hoà hợp với Thiên Chúa, thì tất cả con cháu loài người cũng bị vạ lây, thế mới gọi là tội tổ tông truyền. Vì thế nếu như chỉ vì tội của Adam mà toàn thể nhân loại phải chết, thì nhờ công nghiệp của một mình Đức kitô, mà toàn thể nhân loại cũng sẽ được sống, lại được làm con Thiên Chúa. Cho nên các đấng giáo phụ mới gọi đây là tội “Hồng phúc”.
15. Những tổn thương do tội nguyên tổ gây ra là gì? Vì con người mất các ơn ngoại nhiên nên đầu óc con người luôn hướng về điều xấu / ơn cứu chuộc của Chúa Giêsu và qua bí tích thanh tẩy, tội lỗi loài người sẽ được xoá sạch. Nhưng qua cơn bạo bệnh này, con người đã bị suy yếu vì sự ác vẫn tồn tại nơi bản thân mỗi người, Vì thế con người luôn phải chiến đấu để mong chiến thắng tội lỗi.
16. Tại sao Thiên Chúa phải hứa? Dù Thiên Chúa quyền năng, trung tín, công bình, nhưng Ngài vẫn giàu lòng xót thương, Ngài phạt tội nhưng không bỏ rơi con người, mời gọi con người hãy tìm đến với Ngài để xin ơn tha thứ, con người hãy quay về để Thiên Chúa phục hồi chức năng và địa vị, cũng như phẩm giá / phẩm giá sau này còn cao quý hơn phẩm giá lúc ban đầu.
17. Tại sao Thiên Chúa phải ban ơn cứu độ? Có người chưa hiểu nên nghĩ rằng: tội lỗi đã làm hư hỏng chương trình của Thiên Chúa. Thật ra đây chính là cơ hội để Thiên Chúa thể hiện lòng xót thương không mệt mỏi của Ngài. Hầu đưa con người về đến đích -> là cuộc sống muôn đời. Khi chiến thắng tội lỗi, Chúa Kitô đã mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích lớn lao hơn khi Ngài thực thi ơn cứu độ, hơn là những lợi ích mà tội tổ tông đã làm mất đi. Bởi thế Chúa Giêsu mới nói: Ở đâu có tội lỗi lan tràn, thì ở đó có ân sủng càng chứa chan gấp bội. Vì thế đây mới chính là tội Hồng Phúc (Bản hát canh thức vượt qua có nói rõ) **R
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:   CHÚA NHẬT  II  TN / C   
PHÉP LẠ TẠI TIỆC CƯỚI TẠI CANA 
 
PHÚC ÂM :   Ga 2,1-11
“Đức Giê-su đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na miền Ga-li-lê.”
 
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan:
1  Hôm ấy, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có thân mẫu Đức Giêsu. 2  Đức Giêsu và các môn đệ cũng được mời tham dự. 3  Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức Giêsu nói với Người: “Họ hết rượu rồi”. 4  Đức Giêsu đáp: “Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi?  Giờ của tôi chưa đến”. 5  Thân mẫu Người nói với gia nhân: “Người bảo gì, các anh cứ việc làm theo”.
6  Ở đó có đặt sáu chum đá dùng vào việc thanh tẩy theo thói tục người Do Thái, mỗi chum chứa được khoảng tám mươi hoặc một trăm hai mươi lít nước. 7  Đức Giêsu bảo họ: “Các anh hãy đổ đầy nước vào chum đi!” Và họ đổ đầy tới miệng. 8  Rồi Người nói với họ: “Bây giờ các anh múc và đem cho ông quản tiệc”. Họ liền đem cho ông. 9  Khi người quản tiệc nếm thử nước đã hóa thành rượu (mà không biết rượu từ đâu ra, còn gia nhân đã múc nước thì biết), ông mới gọi tân lang lại 10  và nói: “Ai cũng thết rượu ngon trước, và khi khách đã ngà ngà mới đãi rượu xoàng hơn. Còn anh, anh lại giữ rượu ngon mãi cho đến bây giờ”. 11  Đức Giêsu đã làm dấu lạ đầu tiên này tại Ca-na, miền Ga-li-lê và bày tỏ vinh quang của Người. Các môn đệ đã tin vào Người.
Đó là lời Chúa.
 
ĐỀ TÀI:    PHÉP LẠ TẠI TIỆC CƯỚI TẠI CANA .
 
1. Vị trí địa lý của Cana nằm ở đâu? Cana nằm ở miền bắc Galile, thành phố nhỏ nằm giữa Nazaret và biển hồ Galile là nơi sinh trưởng của vị tông đồ có 4 dấu mũ là Nathana-en, hay còn gọi là Batôlêmê-ô. Hôm nay Chúa Giê-su, mẹ Maria và một số tông đồ được mời dự tiệc cưới, có sự cố xảy ra là : nhà gia chủ bị hết rượu giữa chừng.
2. Đức Mẹ đã nhìn thấy điều gì? Vì Chúa Giê-su chỉ mới khởi đầu sứ vụ, nên chưa ai biết rõ về con người của Chúa, chỉ là họ biết Chúa qua dáng vẻ của một thanh niên nghèo, có cha làm thợ mộc và Mẹ Ngài là bà Maria nội trợ. Đức mẹ là một người thân trong gia đình, mẹ đã xắn tay áo giúp đỡ cho gia chủ, đồng thời mẹ cũng nhận ra cái khó khăn của gia chủ đang đối diện với vấn đề thiếu rượu giữa chừng .
3. Mẹ hy vọng điều gì khi mở lời với Chúa Giê-su? Mẹ ân cần nói với Chúa Giê-su là họ đang thiếu rượu, mẹ không nài ép, chỉ là lòng mẹ đầy tin tưởng. Vì mẹ nghĩ rằng Con  mình sẽ làm điều gì đó để giúp họ.
4. Lòng tin của mẹ được thể hiện như thế nào? Mẹ không có ý đòi một phép lạ, nhưng mẹ rất tin tưởng ở Con mình. Mẹ không nói gì thêm , chỉ là Mẹ căn dặn các gia nhân: Ngài có dặn gì, các anh cứ làm theo.
5. Tâm tình của Chúa Giê-su lúc này ra sao? Rõ ràng Chúa thấy việc này không có liên can gì tới Mẹ Con mình. Nhưng Chúa con có chút suy nghĩ về tâm tình của Mẹ mình. Chúa chợt hiểu ra và đã giúp họ, mặc dù trước đó Chúa có thái độ hững hờ, bằng câu nói : Việc nầy đâu có liên can gì đến Mẹ con mình.
6. Tâm tình của Đức Mẹ được hiểu như thế nào? Cho dù Chúa Giê-su có hàm ý muốn chối từ vì Chúa nghĩ việc này không cần thiết phải làm phép lạ, vì gia chỉ có thể đi mua thêm rượu ở những hàng quán gần đó. Nhưng rồi vì lòng tin như có ý nài xin của Đức Mẹ, cũng như sau này trong trường họp của người phụ nữ Cana-an, Chúa cũng tuyên bố không đến vì dân ngoại. Nhưng vì lòng mạnh tin của bà ấy, Chúa cũng đã làm phép lạ.
7. Nhờ đâu Chúa khai mạc sứ vụ bằng một phép lạ? Trong công đồng Vatican II đã xác định rằng: Đức mẹ chỉ xuất hiện ở buổi đầu sứ vụ của Chúa trong tiệc cưới Cana, Chúa đã động lòng vì nhận ra ý khẩn cầu của mẹ chứa đựng trong câu nói. Nên Chúa đã làm một phép lạ khai mạc mà trong số gia chủ, gia nhân cũng như thực khách hôm đó không ai để ý đến việc làm của Chúa. Sự việc hết sức bình thường như là đổ nước vào các chum, sau đó là múc ra cho ông quản tiệc thử và nước đã biến thành rượu lúc nào không ai hay.
 
8. Nhờ đâu phép lạ đã xảy ra? Nhờ lòng mẹ quan tâm đến gia chủ, nhờ mẹ đã đưa ra ý trung gian như một lời nài xin đầy tin tưởng, nhờ sự âm thầm tin tưởng của các gia nhân mà không có chút nào phản đối, hay nghĩ gì khác đi, chính nhờ lòng tin và sự vâng phục của họ mà phép lạ đã xảy ra.
9. Phép lạ đầu tiên này cho ta bài học gì? Nếu nhìn dưới khía cạnh giáo lý đức tin chúng ta sẽ thấy rõ sứ mạng đặc biệt của mẹ Maria. Đây là sứ mạng bầu cử của Đấng làm trung gian mà Mẹ đã làm cho loài người trước tôn nhan Thiên Chúa. Điều này đánh động đến khoảng tối trong niềm tin của mỗi chúng ta, rằng liệu khi gặp phải những phút giây tăm tối nhất trong cuộc đời. Chúng ta có biết chạy đến với Mẹ, và có còn kịp nhớ đến Chúa, có muốn mời Chúa với Đức Mẹ vào với gia đình của mình không ?
10. Ta thường quan niệm về sống đạo như thế nào? Niềm tin sẽ không xuất hiện trong các cuộc vui. Khi vui ta thường quên Chúa, nhiều người lầm tưởng rằng: Yêu Chúa thì phải ăn chay, hãm mình, hy sinh, làm phúc bố thí. Còn khi ta vui thì không bao giờ nhớ rằng Chúa cũng đang ở bên cạnh mình. Vui vẻ hạnh phúc mà nhớ đến Chúa, biết lạy tạ ơn Chúa thì quả là một điều thật quý hiếm, cũng như khi đau khổ bệnh tật thì lòng ta luôn buồn bã, thất vọng. Buồn quá cũng quên mà vui quá cũng quên, đây có phải là tâm trạng bội bạc của một kiếp người, cho nên các giáo phụ mới nói: Một ông thánh buồn, chính là một ông thánh đáng buồn, đừng thái quá ở chỗ vui quá hay buồn quá cũng đều là dịp khiến chúng ta xa Chúa. Tâm tình là ta phải biết ơn Chúa trong mọi sự, ở mọi nơi .
11. Thiên Chúa muốn dạy ta điều gì ở phép lạ này? Thiên Chúa nhập thể là gia nhập phận người, Chúa Giêsu không hề thoát tục, Chúa không có dáng vẻ của một Thiên Thần khi sống với loài người. Chúa muốn hiểu rõ phận người để sống giống loài người hơn, sống ơn gọi làm người chính là Chúa đang nhập thể làm một kiếp người để cùng vui, cùng buồn như chúng ta. Nhờ thế Chúa hiểu rõ hơn về thân phận cũng như ý thích của con người. Chúa không cấm chúng ta uống rượu. Trong khi đó Chúa ban tràn trề dư thừa rượu trong tiệc cưới Cana. Nếu là ta, ta sẽ bảo rằng: Uống ít ít thôi, uống bao nhiêu đó đủ rồi, uống nhiều rượu sẽ hại đấy / chứng tỏ rằng: Chúa rất yêu thương và quý trọng sự tự do của chúng ta. Đức mẹ cũng thế, ai đời mẹ lại đi xin rượu cho con mình uống bao giờ , mà xin những 8 lu rượu /
12. Tại sao phải sống đầy đủ ơn gọi làm người? Nhân bản được hiểu là các nhân đức tự nhiên, điều này thể hiện đúng ơn gọi làm người, nhân bản giúp cho chúng ta sống tự nhiên và giống Chúa hơn. Nhân đức nhân bản sẽ giúp con người ta sống quân bình không có cái kiểu sống cuồng tín dễ dẫn đến lối sống đức tin lệch lạc. Trước khi làm thánh ta cần phải làm một con người theo đúng nghĩa của nó như là làm cha phải thế nào, làm mẹ phải thế nào, làm con phải thế nào, làm một Kitô hữu phải thế nào, đâu cần phải lên trên núi làm ẩn sĩ, trừ khi chúng ta có ơn gọi riêng biệt như Gioan Tẩy Giả.
13. Của cải, tiện nghi vật chất , ta nên hưởng dùng như thế nào? Tiệc cưới Cana cho ta thấy những tiện nghi vật chất đâu có gì là xấu xa, nguy hại đáng cho ta phải loại bỏ? Chúng chỉ xấu, chỉ nguy hại khi con người của chúng ta không còn chất người, mà chỉ còn chất thú , khiến nó biến chúng ta thành ích kỷ, độc ác, bất công.
14. Điều gì đáng chê trách nhất trong cuộc sống của chúng ta? Của cải tự nó đâu có xấu, chỉ có con người là đáng chê trách khi chúng ta lạm dụng hay làm sai điều gì đó. Thuốc bổ nếu uống nhiều thì nó sẽ thành thuốc độc gây chết người, con người nhân bản là con người biết điều độ, luôn giữ ở thế quân bình, tất cả đều là ân sủng Chúa ban. Nếu ta lạm dụng, ta sẽ làm hư chương trình của Chúa. Nếu ta dùng tất cả những ơn Chúa ban để làm vinh danh Chúa và mưu ích cho tha nhân thì những ân sủng đó chính là sự phong phú quảng đại của tình yêu Thiên Chúa.
 
15. Chúa Giêsu mang đến cho chúng ta điều gì? Cho dù là đám cưới, một nơi chỉ có vui tươi hạnh phúc, vốn vẫn rình rập đâu đó sự khổ đau, thất vọng. Điều này nói lên đầy đủ ý nghĩa của kiếp người. Đám cưới đang vui nhưng tiếc thay nửa chừng lại hết rượu, chính vì hết rượu, chính nhờ vào lời cầu xin của Đức Mẹ mà phép lạ đã xảy ra. Chúa trả lại niềm vui trọn vẹn cho đám cưới.
16. Phép lạ mang lại lợi ích gì? Nhờ dân chúng đói, Chúa mới làm phép lạ hóa bánh, nhờ phép lạ này người ta mới nhận ra Chúa là bánh hằng sống. Nhờ chữa người mù bẩm sinh mà người ta nhận ra Chúa là ánh sáng, nhờ việc cho Lazarô sống lại mà người ta nhận ra Chúa Giêsu là sự sống lại. Nhờ phép lạ hóa nước thành rượu mà người ta nhận ra ân sủng nào do Thiên Chúa ban cũng là quý giá và chúng ta càng dễ nhận ra sự quan tâm quảng đại của Thiên Chúa dành cho chúng ta.
17. Dấu lạ ở Cana cho ta thấy điều gì?  Dù chỉ là nước dùng để tẩy uế của người Do Thái mà Chúa lại có thể biến nó thành rượu ngon. Điều này được ví như nước lã của thời Cựu Ước, Chúa đã biến nó thành rượu của Tân Ước vừa nhiều, vừa ngon. Chúa đã mở ra thời đại của Thiên Sai, thời đại mới, thời đại của niềm vui ơn cứu độ.
18. Ý nghĩa từ những mạc khải thời Cựu Ước là gì? Lời hứa của Cựu Ước ,những diễn biến thời đó cũng là những phép lạ, thế nhưng Cựu Ước không thể làm cho con người mãn nguyện, cho nên con người vẫn luôn khát khao mong ngóng, trông chờ, đi tìm, nhưng hạnh phúc do Cựu Ước mang lại vẫn như là bọt bèo mong manh. Đầu tiên Chúa đến là muốn chia sẻ và bảo vệ những niềm vui nhỏ bé của con người, nhưng nếu muốn niềm vui nhỏ bé của chúng ta nên trọn vẹn thì điều cần thiết là chúng ta không được để Chúa đứng bên ngoài cuộc đời của chúng ta, Chúa không hề có ý ganh ghét với những hạnh phúc mà chúng ta đang có. Trái lại, Ngài đến để đổ đầy cho chúng ta thứ hạnh phúc vững bền.
19. Dụng ý của Chúa khi làm dấu lạ nầy là gì? Câu nói của Mẹ ẩn chứa một lời nài xin, vì Mẹ đã nhìn thấy sự bối rối lo âu của gia đình chàng rể. Mẹ mong Chúa Giêsu sẽ làm điều gì đó mà Mẹ chưa rõ, Mẹ chỉ căn dặn các gia nhân: Ngài có bảo gì, các anh hãy làm theo. Chúng ta thấy: Chúa Giêsu có bảo, các gia nhân đã làm mà không hề thắc mắc. Nhờ dấu lạ mở màn này, Chúa đã củng cố đức tin cho các môn đệ lúc đó, và cho tất cả chúng con sau này.
20. Ý Mẹ muốn dạy ta thêm điều gì? Mẹ muốn dạy rằng: Trong bất cứ trường hợp nào, nếu trong cảnh sống gia đình mà có khi niềm vui chợt tắt, tình yêu đang dần nhạt phai, hay gia đình sắp tan vỡ, chúng ta rất cần có sự hiện diện của Mẹ Maria, của Chúa Giêsu trong mỗi gia đình, giữa lúc chúng ta đang gặp khó khăn bối rối ấy. Hãy tin và làm theo Lời Chúa dạy thì bình an, hạnh phúc của chúng con sẽ luôn tròn đầy , như đám gia nhân đã làm .**R
 
III. MƯỜI GIỚI RĂN:    ĐỀ TÀI:
GIUSE LUCA /ĐẠI DIỆN CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS 
GX TÂN THAI SƠN /TGP SAI GON /VN
 

Trở lại      In      Số lần xem: 841
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  7
 Hôm nay:  1557
 Hôm qua:  2056
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11417236
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top