Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - bài số: 039

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 039

 ĐỀ TÀI :  HÌNH ẢNH NGƯỜI MỤC TỬ NHÂN LÀNH.

          Thứ sáu , ngày 10 / MAY / 2019

 
I.  BÁC ÁI KITÔ GIÁO:
 
 
ĐỀ TÀI:    BÁC ÁI THÌ KHÔNG TỨC GIẬN.   (PHẦN II)
 
1. Có mấy phương thế giúp ta hãm dẹp nó ? Thưa có 4 phương thế : a)Hãm dẹp tức khắc, b) Cân nhắc lý lẽ thuận nghịch, c) Tôn sùng trái tim Chúa Giêsu, d) Cầu xin ơn Chúa trợ giúp .
2. Ta phải hãm dẹp như thế nào ? Khi cơn tức giận vừa mới chớm phát, mặc dầu ta chưa thể thay đổi tính khí của mình ngay được, nhưng ta có thể hãm nó lại, không cho nói, không cho làm, không cho nó biểu lộ một cử chỉ nào đáng tiếc.
3. Nhà hiền triết Seneca khuyên ta thế nào ? Phương pháp tốt nhất để hãm dẹp cơn nóng là...chậm rãi lại / Có người khuyên vua rằng: Trước khi kết án tử ai, nhà vua hãy đọc chậm rãi 24 chữ cái, từ A đến Z. Ngạn ngữ trong Kinh Thánh có dạy một câu như thế này: Trong tâm thần mình có thế nào thì người dại đem đổ dốc ra hết, còn người khôn thì ...đổ ra ít ít, còn để dành...về sau.
4. Thế nào là cân nhắc lẽ thuận nghịch ? Nếu trong lòng ta cứ bị ám ảnh bởi những lý lẽ là hãy bênh vực mình, thì ta cứ bỏ đấy, thử đặt mình đứng sang phe đối phương, rồi xem xét những lẽ nghịch xem sao.
5. Thánh Phaolô căn dặn giáo đoàn Galata thế nào ? Nếu ta bắt gặp ai đó có chút sai phạm bất ngờ, nếu anh em là người biết nghiêng về chiều hướng siêu nhiên. Hãy cố gắng nhắc nhủ anh em đó trong ôn đồn, êm dịu, bên cạnh đó ta nên suy nghĩ lại phận mình. Vì có biết bao lần ta cũng yếu đuối hơn như thế.
 
6. Tại sao ta phải tôn sùng Trái tim Chúa Giêsu ? Trái tim Chúa luôn yêu thương và quảng đại, là tâm điểm của mọi tấm lòng, Chúa đã mạc khải cho Thánh Margarita. Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu sẽ mang lại một công hiệu đặc biệt: Là gây đoàn kết những tấm lòng chia rẽ, đem lại sự bình an cho các linh hồn.
7. Gương sống thánh của giám mục Phanxico de Sales như thế nào ? Cha Dom Guéranger gọi ngài là giám mục thiên thần trong đức ái. Lòng trí của thánh nhân luôn nghĩ tốt về người khác, lòng ngài không hề nuôi sự đố kỵ, bực tức hoặc muốn trả thù. Miệng lưỡi không chê bai ai, không hề nói lời cứng cõi, chua chát, ngài làm cho 72.000 người rối đạo ăn năn trở lại, ngài dẫn dắt bao nhiêu tội nhân, bao nhiêu linh hồn trở về với Chúa.
8. Thánh nhân khuyên chúng ta như thế nào ? Gương sáng đời sống của ngài luôn tỏa ra hương thơm êm ái, nhã nhặn đáng yêu, ngài được mọi người yêu quý. Ngài dạy rằng : Con không phải chỉ yêu thích đời sống sốt sắng, yêu ở đạo đức mà còn phải liệu sao cho đời sống đạo đức của con đem lại sự bổ ích cho mọi người, lại phải biến đổi gia đình con trở thành như vườn địa đàng.
9. Ta phải cầu xin Chúa như thế nào ? Ta hãy bắt chước Thánh Phêrô: Lạy Thầy xin cứu con kẻo con chết mất.
10. Câu chuyện nóng nảy của Đức cha Von Ketteler, giám mục thành Mayence nước Đức. Tính tình rất cương trực nóng nảy, lúc còn sinh viên, một hôm ngài dẫn chó đi săn, nhưng hễ bắn được con mồi nào, ngài thúc con chó chạy cắn con mồi đem về cho chủ, nhưng nó lại ăn mất. Nhiều lần như vậy ngài bắn chết luôn con chó. Khi về nhà, vì đôi giày ướt không cởi ra được, nên ngài lấy dao rạch nát bét đôi giày và vất cây súng vào trong xó nhà, mà lòng ngài vẫn còn bừng bừng cơn giận.
11. Thánh nhân đã luyện tập thế nào ? Sau nhiều năm dầy công tập luyện, về sau ngài trở thành một nhân vật bình tĩnh, ôn tồn. Khi ghé vai lãnh chức giám mục thành Mayence. Sau những năm 1848 có sảy ra sự xung đột giữa đạo và đời, cho nên có rất nhiều người chống đối ngài. Một hôm Đức Cha đang đi trên đường thì có một em bé chạy ngay lại bên ngài, tỏ ý muốn hôn nhẫn Cha, nhưng ngài vừa đưa bàn tay ra, thì nó liền nhổ một bãi nước bọt vào tay Đức Cha, ngài chỉ ôn tồn hỏi: Họ cho con bao nhiêu, nó thưa 2 xu. Đức Cha dịu dàng bảo. Đây, ta cho con 10 xu, ở thời đó, ngài là đại kiện tướng trong vấn đề xã hội ở Đức Quốc, và Đức Giáo Hoàng Lêô thứ 13 rất trọng dụng Đức Cha Von Ketteler.
 
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:    CN  IV /  PHỤC SINH  / C  
 
PHÚC ÂM:  Ga 10, 27-30
"Tôi ban sự sống đời đời cho chiên của tôi."
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gio-an:
27 Khi ấy, Đức Giêus nói với người Do Thái rằng: “Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. 28 Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng ra khỏi tay tôi. 29 Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. 30 Tôi và Chúa Cha là một.”
Đó là lời Chúa.
 
ĐỀ TÀI:      HÌNH ẢNH NGƯỜI MỤC TỬ NHÂN LÀNH
 
1. Tin Mừng Gioan hôm nay muốn nói lên điều gì? Thánh sử ghi lại tâm sự của Chúa Giêsu muốn nói với các môn đệ. Chúa ví mình như một mục tử nhân lành, được Chúa Cha sai đến trần gian để chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ đoàn chiên mà Chúa Cha đã trao cho Người. Người chính là Người Con Một mà Chúa Cha đã trao phó nhiệm vụ này.
2. Ai là những chủ chăn trong thời Cựu Ước? là Moisen, là Aharon, là Giosuê, là vua thành Đavit.
3. Ai là những chủ chăn trong thời Tân Ước? Chúa Giêsu tự xưng mình là mục tử nhân lành. Sau đó Chúa đã trao quyền mục tử ấy cho các tông đồ. Sau này các tông đồ đã truyền lại quyền này cho các giám mục, linh mục, để các vị này thay quyền Chúa chăn dắt đoàn chiên mới là Hội Thánh.
4. Con chiên nghe tiếng chủ chăn như thế nào? Vào buổi chiều, các mục tử thường đưa chiên về một cái chuồng lớn nhốt chung với các bầy chiên khác. Sáng sớm mục tử đứng ở cửa chuồng gọi chiên của mình ra, chiên sẽ nhận ra tiếng mục tử của mình và đi theo ông ta ra đồng ăn cỏ. Mục tử thực sự là chủ của đoàn chiên thì sẽ chăm sóc chiên của mình. Ông biết rõ tính của mỗi con để chăm sóc và bảo vệ chúng cách hữu hiệu.
 
5. Con chiên ngoan sẽ biết tiếng mục tử của mình như thế nào?
 
Lắng nghe tiếng mục tử là thái độ khởi đầu của đức tin. Như ý Chúa Cha đã căn dặn các môn đệ: “Các ngươi hãy vâng nghe lời Người” (Mt 17, 5).
Tin là bởi đã được nghe” (Rm 10, 17).Thánh Phaolô cũng khẳng định: 
Biết là có kinh nghiệm cụ thể về điều ấy, biết là do có quan hệ thân tình như tình cảm giữa vợ chồng. Cũng vậy, Chúa Giêsu đã biết rõ từng con chiên.
Theo như thế nào? là hành động đáp trả lời mời gọi bằng việc: Dứt khoát đi theo, quyết tâm nghe theo lời chỉ dạy và sống theo gương ấy.
 
6. Thiên Chúa ban sự sống cho chúng ta như thế nào? Chúa dẫn các Kitô hữu đi từ việc nuôi sống (Ga 10, 9), đến chỗ được sống dồi dào (câu 10). Nhờ đó chiên sẽ được sống muôn đời (Ga 10, 28).
7. Trách nhiệm của người mục tử là gì? Chúa ví mình như một mục tử có trách nhiệm và có quyền năng, không bao giờ Ngài để cho chiên của mình bị cướp đoạt hay bị giết hại, chỉ có chiên tự bỏ đàn mà đi hoang, còn Chúa là mục tử nhân lành không bao giờ bỏ mặc chiên, nhưng sẽ đi tìm con chiên lạc và đưa chúng về đoàn tụ trong một đoàn chiên duy nhất (Lc 15, 4-7).
 
8. Công đồng Nicea đã dựa vào đâu để tuyên tín về Chúa Cha và Chúa Con? Lạc thuyết Ari-o, thế kỷ thứ 4 đã không công nhận thần tính của Chúa Giêsu, chính nhờ mang bản tính Thiên Chúa nên Chúa Giêsu đã hứa ban sự sống đời đời cho các tín hữu, công đồng Nice-a năm 325 đã dựa trên lời tuyên bố này của Chúa Giêsu: Ta và Cha là một, để tuyên tín: Chúa Cha và Chúa Con có đồng bản tính Thiên Chúa, nhưng lại là hai ngôi vị khác nhau, để chống lại lạc thuyết Ari-o. Chính vì đồng bản tính nên Chúa Giêsu đã bị tử hình và ngày thứ ba đã sống lại để phục hồi sự sống cho tất cả chúng ta.
 
9. Một ví dụ cụ thể cho việc mục tử thí mạng vì đoàn chiên, vào cuối thế chiến thứ II, năm người lính Đức bị phục kích và bị sát hại tại miền bắc ngước Ý năm 1943. Viên tướng chỉ huy Đức Quốc Xã liền bắt 50 người có địa vị trong thành phố này phải chết thay để răn đe. Hai vị giám mục của thành phố này cố gắng can thiệp nhưng không mang lại hiệu quả. Tất cả 50 người này bị đem ra pháp trường bị bịt mắt và sắp sửa bị nhắm bắn. Bấy giờ hai vị giám mục mới xin phép cho 2 ngài ôm hôn từ biệt các nạn nhân. Ý các Ngài lợi dụng việc này để ban phép giải tội. Sau đó hai ngài tình nguyện xin được đứng chung để chịu chết với họ. Đức giám mục nói: Không phải 50 người nhưng là 52. Xin hãy bắn chúng tôi. Xin Chúa tha thứ cho ông / Không ngờ sau đó viên sĩ quan đã ra lệnh cho các sát thủ hạ vũ khí. Họ thoát chết, sau đó họ đã dùng lời Thánh Vịnh để tạ ơn Thiên Chúa.
 
10. Gương hai bà mẹ muốn hy sinh mạng sống để cho con mình được sống? 
 
a) Một phụ nữ đang mang thai, nhưng lại mắc chứng ung thư tử cung đang ở giai đoạn nặng, bác sĩ dự trù dùng phương pháp xạ trị, nhưng người mẹ xin cứ để cho con mình được sống. Sau khi sinh được đứa con thì bệnh tình của chị cũng đã ở giai đoạn cuối. Chị đã chết, nhưng con chị, đứa bé đã được sống.
b) Hai mẹ con một chị phụ nữ Nhật Bản đang bị kẹt trong đống đổ nát của một trận động đất. Trong khoảng không quá chật hẹp ấy, đứa con của chị khát sữa. Chị đã cắn ngón tay mình và đưa vào miệng cho con mút. Sau mấy ngày người ta đã giải cứu được cả hai mẹ con, người mẹ đã ngất xỉu, còn đứa con vẫn còn sống. Nhờ đó mà hai mẹ con đã thoát nạn.
 
11. Một câu chuyện về việc đáp lại tình thương của Chúa: Thánh Giêrônimô, ngài là một chuyên gia Kinh Thánh, ngài sống đời khổ tu, một hôm Chúa Giêsu đã hiện ra cùng thánh nhân và hỏi ngài: Hôm nay con có gì để dâng lên cho Cha không? Lạy Chúa, con xin dâng lên Chúa bộ sách mà con mới vừa dịch xong, là bộ sách Kinh Thánh. Chúa mỉm cười nhưng ra vẻ chưa thỏa mãn, con còn có thứ gì khác để dâng không? Con xin dâng cuộc đời tu trì đầy gian khổ của con cho Chúa. Nhưng Chúa vẫn chưa hài lòng, bèn hỏi thêm: Con có còn điều gì để dâng lên cho Cha không: Thưa: Con nghĩ, con chẳng còn thứ gì xứng đáng để dâng nữa. Bấy giờ Chúa mới âu yếm, nhỏ nhẹ nói: Có đấy, con còn mà. Sao con không dâng lên cho Cha những tội lỗi, những tính mê tật xấu của con, con giữ chúng lại làm gì. Ta đã xuống đây để đền tội thay cho con rồi mà. Bấy giờ thánh nhân mới dám dâng hết những thứ bất xứng ấy cho Chúa.
12. Chúa đã nói gì với mục tử thời Cựu Ước? Chiên của ta tán loạn vì thiếu mục tử, chúng đã biến thành mồi ngon cho dã thú, chúng chạy tán loạn trên các ngọn núi, trên mọi đỉnh đồi, trên khắp mặt đất, thế mà chẳng ai chăm sóc, chẳng ai kiếm tìm (Ed 34, 2-6). Họ chỉ lo cho bản thân mình, mà không hề lo cho chiên.
13. Chúa đã nói gì với các mục tử thời Tân Ước? Tôi là mục từ nhân lành. Mục tử nhân lành sẵn sàng hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên, kẻ làm thuê vì không phải là mục tử, cho nên khi thấy sói đến thì anh ta liền bỏ chiên mà chạy. Sói vồ lấy chiên nên đoàn chiên tan tác. Tôi là mục tử nhân lành, tôi sẽ hy sinh mạng sống mình vì đoàn chiên.
 
14. Thế nào là mục tử tốt lành ? Có hai loại mục tử: Mục tử tốt và mục tử giả hiệu. Chúa Giêsu ví mình là mục tử nhân lành, mục tử chính hiệu là mục tử tốt. Vì chiên tôi biết tôi, và tôi biết các chiên của tôi. Chúa Giêsu trong thời gian thi hành sứ vụ rao giảng tin mừng, Chúa đi khắp nơi, dạy cho con người biết Thiên Chúa là tình yêu. Chúa cũng đòi ta phải đáp lại tình yêu nầy bằng việc yêu thương tha nhân bên cạnh, Yêu thương những người nghèo khổ bệnh tật, bị bỏ rơi (Mt 13, 1-9). Chúa đến để cho chiên được sống và sống dồi dào, dồi dào qua việc chuyên dạy giáo lý và rao giảng Tin Mừng. Chúa còn tích cực chữa lành các bệnh tật, xua trừ ma quỷ, chia sẻ cơm bánh, phục sinh kẻ chết (Ga 11, 43-44).
15. Thế nào là mục tử giả hiệu? Là người chăn thuê, làm mướn. Chúa muốn ám chỉ đến các đầu mục Do Thái đương thời là Kinh sư và Pharisêu, các tư tế. Những người này không biết, cũng không quan tâm gì đến chiên, không có trách nhiệm với sự an nguy của đoàn chiên. Khi thấy sói đến thì chúng bỏ chạy, sói vồ chiên và chiên sẽ chạy tán loạn. Họ chỉ lợi dụng chiên để phục vụ cho quyền lợi của chính họ. Chúa đã dùng miệng ngôn sứ Edekien để quở trách họ: Các ngươi thống trị chúng cách tàn bạo và hà khắc (Ed 34, 2-4).
16. Thế nào là một mục tử lý tưởng? Phải gần gũi với dân chúng như người cha, như người anh em, với sự dịu dàng, gương mẫu, kiên nhẫn, xót thương, là những người biết yêu sự khó nghèo nội tâm trước mặt Chúa, lòng luôn đơn sơ, khắc khổ. Họ không có tâm ý làm ông hoàng bà chúa, họ không có tham vọng, họ không làm phu quân trong giáo hội. Họ luôn thức tỉnh và chu toàn nhiệm vụ được giao. Họ duy trì sự hiệp nhất, biết canh giữ đoàn chiên. Chú ý quan tâm đến các mối hiểm nguy đang đe dọa đoàn chiên. Họ là ánh sáng trong mọi trái tim, là những người cộng tác đắc lực với Chúa bằng tình yêu thương và kiên nhẫn.
17. Người mục tử có mấy vị trí trong đoàn chiên? Thưa có 3 :
 
a) Luôn đi trước dẫn đường. 
b) Luôn động viên mọi người để duy trì sự hiệp nhất yêu thương, 
c) Nhiều lúc phải đi đàng sau để tránh cho chiên khỏi bị tụt hậu, tạo điều kiện để chiên đánh hơi đi tìm hướng đi mới.
 
18. Các chủ chăn phải có gương mặt thế nào? Các chủ chăn phải là gương mặt hữu hình của Chúa Giêsu tại trần gian, các mục tử phải biết đồng cảm với sự yếu đuối , sự u mê, lầm lạc. Hầu dẫn đắt họ quay về với Chúa.
19. Chúng ta nên lo lắng cho điều gì? Ở đời không phải là lo lắng, mà là phải nhìn thấy những thiếu sót của mình. Tại các nước Âu Mỹ, nhiều cơ sở tôn giáo, nhiều giáo xứ bị bỏ hoang, nhiều nhà thờ không có linh mục coi sóc, nhiều tu viện không còn tu sĩ trẻ. Đây là lỗi do người công giáo chúng ta thiếu ý thức.
 
20. Sứ vụ truyền giáo của mỗi Kitô hữu là gì? 
 
a) Cầu xin Chúa sai thợ gặt đến, thiếu là do chúng ta không nài xin. 
b) Người Kitô hữu không sống đời gương sáng, khiến cho người ngoài nhìn vào và chán chê đạo chúa. 
c) Cha mẹ công giáo không dám quảng đại dâng con mình cho Chúa, không khuyến khích chúng đi tu làm linh mục, tu sĩ để phục vụ dân Chúa hữu hiệu hơn.
 
21. Nhiệm vụ của một giáo xứ là gì? 
 
a) Phải là cộng đoàn ham thích lắng nghe lời Chúa. 
b) Phải đoàn kết yêu thương trong đức tin, 
c) Phải đào tạo cán bộ nồng cốt cho giáo xứ, đừng để cán bộ quá già lão và không còn thức thời. 
d) Giới trẻ hôm nay rất hăng say nhưng thiếu người hướng dẫn do : chia rẽ vùng miền, ham chức danh, tranh quyền lợi. Họ cần những người hướng dẫn họ đi gặp Chúa, nhìn thấy Chúa bằng gương sáng và thúc đẩy họ bằng ơn Chúa qua việc cầu nguyện. 
e) Mọi người phải sẵn sàng hợp tác với nhau để chu toàn sứ mạng cứu độ mà Chúa Giêsu đã trao phó và giáo hội đang trông chờ.
 
22. Cuối cùng, xin mọi người cầu nguyện nhiều cho các Linh Mục, vì các Ngài chính là các mục tử, nhưng phải là những mục tử tốt lành theo gương mẫu của Chúa Giêsu. **R
 
 
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA / KT EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 820
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  15
 Hôm nay:  4938
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11422772
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top