Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - bài số: 041

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 041

 ĐỀ TÀI : THÁNH THẦN SẼ GIÚP ANH EM NHỚ VÀ HIỂU LỜI THẦY. 

          Thứ sáu , ngày 24 / MAY / 2019

 I.  ĐỨC TIN KITÔ GIÁO:

 
ĐỀ TÀI:    CUỘC KHỔ NẠN CỦA CHÚA GIESUS KITÔ   .  (PHẦN II).
 
1. Diễn biến vụ án của Chúa Giêsu như thế nào ? Về mặt lịch sử thì đây là một vụ án có diễn biến phức tạp / chỉ có đa số chứ không phải tất cả các lãnh đạo Do Thái đều đồng ý thủ tiêu Chúa. Bên cạnh đó cũng có nhiều kẻ tin vào Ngài (Ga 12, 42). Tuy nhiên phe của bọn xấu đã thắng, như là họ đã kết được án và đã giết được Chúa. Biệt phái còn đe dọa trục xuất tất cả những ai tin theo Chúa Giê-su. Họ dựa vào một lời biện minh như là lời tiên tri của Caipha: Thà một người chết thay cho toàn dân còn hơn là toàn dân bị tiêu diệt (Ga 11, 50). Cuối cùng thì họ đã dùng đế quốc Roma để giết Chúa dưới một tội danh mang màu sắc chính trị (Ga 19, 12).
2. Giáo Hội đã quy trách nhiệm như thế nào ? Người công giáo cũng đừng nên quy hết trách nhiệm cho toàn dân tộc Do Thái. Vì chính Chúa Giêsu đã tha thứ cho họ trước đó (Lc 23, 34). Giáo Hội đã khẳng định rằng: Không nên đổ lỗi toàn bộ cho dân Do Thái, mặc dù họ phạm tội ác, nhưng không phải là tất cả, vì tội ai làm thì người ấy chịu. Hơn nữa Chúa chết là để cứu toàn dân Do Thái và cho cả chúng ta nữa. Nếu Chúa không chết thì chúng ta cũng sẽ không được cứu. Đây là tội của người Do Thái năm xưa / cũng như hôm nay là tội của chúng ta.
3. Ai có trách nhiệm trong cái chết của Chúa Giêsu ? Nếu nhìn lại thân phận mình thì chúng ta cũng có trách nhiệm trong cái chết của Chúa Giêsu/ Thánh Phaxicô khó khăn đã thốt lên: Không phải chỉ có ma quỷ mới đóng đinh Chúa, vì nó không thể làm được, nhưng nó đã dùng bàn tay của nhân loại chúng ta để đóng đinh Chúa. Khi mà ai trong chúng ta cũng thích dầm mình trong tội lỗi, và cố chìu các nết xấu của mình.
4. Do đâu mà Chúa Giêsu phải chịu chết ? Cái chết của Chúa đã được Isaia tiên báo. Bởi thế nó không phải ngẫu nhiên, hay sự tình cờ, nhưng nó đã nằm trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa đã định trước (Cv 2, 23). Trước đó Isaia đã nói về người tôi tớ đau khổ (Is 53, 7-8). Sau khi Chúa sống lại, Chúa Giêsu đã dùng lời Kinh Thánh để dẫn giải cho các môn đệ hiểu về cuộc khổ nạn đó (Lc 24, 45-46). Sau này Phaolô đã lập lại bằng cách tuyên xưng đức tin: Chúa Kitô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh đã tiên báo (1Cor 15, 3).
5. Ơn cứu độ của Thiên Chúa biểu lộ điều gì ? Chương trình cứu độ là chương trình yêu thương, cho nên Thánh Gioan đã giải thích như sau: Không phải chúng ta yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Ngài đã yêu thương chúng ta và sai Con Một đến thế gian để làm của lễ đền tội cho chúng ta (1Ga 4, 10). Vì yêu thương nên Thiên Chúa đã trao nộp con mình vì chúng ta (Rm 8, 32). Chúa Giêsu là Đấng chẳng hề biết tội lỗi là gì. Nhưng Thiên Chúa đã biến con mình thành một tội nhân. Nhưng chính nhờ cái chết của Chúa Kitô mà chúng ta được hòa giải với Ngài và được trở nên công chính (Rm 5, 10).
6. Mục đích của Chúa Giêsu khi đến trần gian là gì ? Chúa đến để thi hành Thánh ý Chúa Cha, cho nên trong cuộc sống của Chúa đã được định hướng bằng Thánh ý Chúa Cha. Cho nên Chúa Giêsu mới nói: Lương thực của Thầy là làm theo Thánh ý Chúa Cha, Đấng đã sai thầy (Ga 4, 34).
7. Chúa Giêsu đã cảm nhận thế nào về sứ vụ của mình? Đứng trước sứ vụ cao cả nhưng cũng rất ngặt nghèo ấy, Chúa Giêsu cũng cảm thấy kinh sợ trước nỗi khổ đau tột cùng nên Ngài đã phải kêu lên: Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ nầy, nhưng xin đừng theo ý con, một theo ý Cha mà thôi. Sau đó Chúa đã tự an ủi mình khi nói với các tông đồ: Chén đắng Chúa Cha đã trao, lẽ nào Thầy lại không uống (Ga 18, 11).
 
8. Kiểu vâng phục của Chúa Giêsu nói lên điều gì? Vâng phục trong tự do chứ không bị ép buộc. Chính vì Chúa Giêsu đã chiến thắng cái nhân tính yếu hèn của mình một cách tự do như là một khí cụ tuyệt hảo để Thiên Chúa tỏ bày tình yêu khi Ngài khi muốn cứu độ thế gian.
9. Đỉnh cao của sự vâng phục là như thế nào? Vào chính trong đêm mà Người sắp bị nộp, Chúa đã biến bữa tiệc ly thành hy tế thánh thể dâng lên Chúa Cha để cứu chuộc loài người / cho nên Chúa mới nói: Đây là mình Thầy sẽ bị nộp vì anh em, đây là máu Thầy đã đổ ra để muôn người được tha tội (Mt 26, 39). Chúa đã chấp nhận làm của lễ hy tế bằng tâm tình vâng phục : Xin đừng theo ý Con, nhưng xin theo ý Cha. Chính vì tình yêu đến tận cùng của Chúa Giêsu đã trở thành hiến tế Thập Giá mang lại giá trị cứu chuộc muôn loài là thế.
10. Vì sao chỉ một cái chết lại có thể cứu sống mọi người? Chúa Giêsu là người tôi tớ được Thiên Chúa chọn để hiến mạng sống  làm của lễ đền tội thay cho tất cả chúng ta. Vì qua khổ giá, một cái chết quá nhục nhã đau thương, người tôi tớ đã công chính hóa được nhiều người vì Ngài sẽ mang hết tất cả tội lỗi , gánh chịu mọi hình phạt thay cho chúng ta. Thật ra Ngài bị đâm thâu hay bị nghiền nát vì chúng ta có nhiều lỗi lầm. Ngài mang thương tích để chúng ta được chữa lành, Chúa bị bỏ rơi cùng vì chúng ta lười biếng, vô tâm.
11. Thánh Phaolô đã giải thích về sự liên đới trách nhiệm bởi tội lỗi như thế nào?  Vì một người lỗi phạm mà tội lỗi đã tràn ngập thế gian, gây nên sự chết cho mọi người. Vì vậy mà sự chết đã lây lan, ảnh hưởng đến mọi người, nhưng cũng chính nhờ ân sủng của Chúa Kitô qua máu và thập giá cho nên mọi người đã được cứu sống. Cho nên vì tội một người mà tất cả chúng ta đều phải chết. nhưng nhờ cái chết của một người mà tất cả chúng ta được sống. Đây chính là niềm tin yêu và hy vọng cho tất cả mọi Ki-tô hữu là như thế. 
12. Ai có thể cứu sống mọi người? Chẳng có ai dù thánh thiện đến đâu, lại có thể cứu sống mọi người. Như vậy chỉ có Chúa Kitô là Thiên Chúa làm người. Đấng vượt trên tất cả thiên thần và loài người. Mới có thể ôm lấy tất cả mọi người, vì Người chính là đầu của nhân loại. Cho nên hiến tế của Chúa Kitô là của lễ đẹp nhất có thể quyết định trong việc cứu độ muôn loài.
13. Muốn được cứu, chúng ta nên làm gì ? Đành rằng Chúa Giêsu đã chết vì chúng ta, chúng ta thay vì phải chết thì nay nhờ Ngài mà chúng ta được sống. Thế nhưng Chúa không muốn chúng ta lãnh nhận ơn cứu độ cách thụ động. Cho nên thánh Phêrô mới nói: Chúa Kitô đã chịu đau khổ và đã chết vì anh em, Ngài đã để lại một gương mẫu để anh em đi theo (1Pr 2, 24).
14. Tạo sao Chúa Giêsu lại phải làm gương? Nếu Chúa muốn cứu sống chúng ta, Chúa chỉ cần 1 lời nói, việc gì phải bỏ công, bỏ ngai, bỏ thời gian để sống, để chịu sỉ nhục, đau khổ vì chúng ta. Thế nhưng Chúa muốn chúng ta cộng tác tích cực trong việc cứu mình và cứu anh em, chứ Chúa không muốn chúng ta lãnh nhận ơn một cách thụ động. Như vậy Chúa mời gọi chúng ta chia sẻ hiến tế, Chúa đã chết thay cho chúng ta thì chúng ta cũng phải hợp tác với ơn Chúa để cứu lấy mình và cứu giúp anh em nữa. Giá trị của ơn cứu độ chính là sự hy sinh hiến tế của Chúa mà cũng là bao gồm cả sự hy sinh đóng góp của chúng ta. Chính nhờ sự hợp tác và cố gắng của chúng ta mà chương trình cứu độ của Thiên Chúa sẽ trở thành thực tại của ơn cứu độ.
15. Thế nào là tin và nhận biết ơn cứu độ? Nhận biết và tin Chúa Giêsu là Đấng cứu độ, có nghĩa là chúng ta cũng phải biết chia sẻ những khổ đau, nhục nhã với Ngài, nhận biết Ngài là Đấng cứu độ qua quyền năng của Ngài khi tin Ngài đã phục sinh. Cùng lúc chúng ta cùng thông phần đau khổ với Ngài nhờ vào sự đồng hình đồng dạng với Ngài cùng với sự đau khổ và cái chết của Ngài. Nhờ đó khi Chúa phục sinh thì chúng ta cũng được phục sinh với Chúa, để rồi Ngài ở đâu, chúng ta cũng sẽ được ở đó với Ngài trong nước của Cha Ngài. **R
 
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:    CN  VI /  PHỤC SINH  / C  
 
PHÚC ÂM:  Ga 14, 23-29
"Thánh Thần sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em."
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Gio-an:
23  Khi ấy, Đức Giêsu nói với các môn đệ rằng: “Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. 24  Ai không yêu mến Thầy, thì không giữ lời Thầy. Và lời anh em nghe đây không phải là của Thầy, nhưng là của Chúa Cha – Đấng đã sai Thầy. 25  Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. 26  Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.
27  “Thầy để lại bình an cho anh em, Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không theo kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi. 28  Anh em đã nghe Thầy bảo: “Thầy ra đi và đến cùng anh em”. Nếu anh em yêu mến Thầy thì hẳn anh em đã vui mừng vì Thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy. 29  Bây giờ, Thầy nói với anh em trước khi sự việc xảy ra, để khi xảy ra, anh em tin.”
Đó là lời Chúa.
 
ĐỀ TÀI:      THÁNH THẦN SẼ GIÚP ANH EM NHỚ VÀ HIỂU LỜI THẦY.
 
1. Một chút khái niệm về Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa mà mọi người thường hiểu là Chúa Cha, Ngài quyền năng, cực thánh vì đã có từ trước muôn đời, Ngài là Thiên Chúa của tình yêu. Chính vì yêu nên Ngài không thể là một Thiên Chúa đơn độc. Cho nên ngay từ khi có Chúa Cha thì Ngài cũng nhiệm sinh ra Chúa Con. Chính vì nhiệm sinh Chúa Con mà bè phái Ario đã dựa vào câu này để biện minh cho thuyết Kitô học của họ. Họ dựa vào đó để chống lại thần tính của Chúa Giêsu. Từ thời xa xưa đã có 2 cách lý giải cổ điển: Nhóm Origiênê thì cho rằng bản văn chỉ muốn diễn tả sự phân biệt giữa Chúa Cha và Chúa Con. Bởi Chúa Con thì được nhiệm sinh, còn Chúa Cha thì không, một nhóm giáo phụ khác: Xirilo Alexandria thì cho rằng: Vì Chúa Con nhập thể nên vị thế có phần thấp kém hơn Chúa Cha, nhưng thật ra cả hai lối giải thích cũng đều nhằm phân biệt các bản tính nơi Chúa Giêsu như một con người, và Đức Giêsu như một Thiên Chúa. Kể từ đó, hai Cha Con yêu nhau và tình yêu của Thiên Chúa chính là Chúa Thánh Thần.
2. Chúa Thánh Thần là ai? Là Thiên Chúa tình yêu, là tình yêu của Thiên Chúa, Ngài là Đấng tạo dựng, cũng là Đấng tái tạo, là Đấng canh tân đổi mới, là Đấng hoàn thiện hóa mọi phàm nhân để giúp loài người trở nên thần thánh, trở nên những con người hoàn hảo, mà cụ thể là Ngài giúp biến đổi con người phàm trở nên con Thiên Chúa.
3. Tại sao Chúa Giêsu lại gọi Thiên Chúa là Cha mình? Chúa Giêsu là Thiên Chúa Ngôi Hai, là Thiên Chúa cứu sống, Thiên Chúa Cha là Thiên Chúa tạo dựng và nuôi sống muôn loài. Chúa Giêsu là đấng cứu sống và là Đấng ban sự sống, Chúa Thánh Linh là Đấng đổi mới, canh tân mọi loài, Ba ngôi cùng một bản tính và một uy quyền ngang nhau, Nhưng Chúa Giêsu là Đấng khiêm nhường và hiền lành tột đỉnh. Cho nên Ngài vẫn thường nói: Lạy Cha, làm theo ý Cha, kẻ được sai đi không lớn hơn ngươi sai đi. Cha quan trọng hơn tôi, Chúa Cha quan trọng hơn bởi vì Chúa Giêsu là Đấng mạc khải về Chúa Cha. Đây cũng là cách mà Chúa Giêsu nói về Chúa Cha bằng hình thức nhân loại cho mọi người dễ hiểu. Vì Ngài đứng ở vị thế là Messia, là con chiên sát tế để nói với chúng ta về đức vâng phục, vì Ngài vâng lời cho đến chết để dạy chúng ta về cung cách vâng lời. Chúa Giêsu muốn mạc khải cho các môn đệ về Chúa Cha, để một khi họ nhận biết Chúa Cha nơi Chúa Giêsu, một khi các ông đã đạt được điều này thì các ông cũng sẽ không phân biệt ngôi thấp hay ngôi cao nữa. Sau khi họ nghe Chúa Giêsu quả quyết Ta và Cha là một, để rồi ai thấy Ta là thấy Cha.
 
4. Điều nào lý giải cho việc Chúa Giêsu liên kết với Chúa Cha? Ai yêu mến Thiên Chúa thì phải giữ lời Ngài dạy. Đối với Chúa Giêsu, bằng chứng cho thấy Chúa liên kết với Chúa Cha chính là những việc Ngài đã làm (Ga 14, 10-11). Trong Cựu Ước thì dân Israel nhận biết Thiên Chúa do họ thấy Ngài luôn che chở cho những kẻ bé mọn nhất, yếu đuối nhất. Đó là những ngoại kiều và các trẻ mồ côi, và các quả phụ. Thời Tân Ước, Chúa Giêsu cũng làm những việc tương tự, điều đó nói lên rằng: Thiên Chúa đang ở trong Người, và Người cũng đang ở trong Thiên Chúa. Chúa Giêsu cũng khẳng định: Thầy không cô độc đâu vì Chúa Cha ở với Thầy (Ga 16, 32). Điều nầy cũng có nghĩa rằng: Ai yêu mến Thiên Chúa thì người ấy cũng không cô độc đâu, vì luôn có Thiên Chúa ở với người ấy.
5. Đấng bảo trợ đến để làm gì? Chúa Cha sẽ ban Thánh Thần theo như lời Chúa Giêsu thỉnh cầu, cũng vì Lời Chúa luôn ở với các môn đệ. Cho nên các môn đệ không phải dựa vào sức riêng mà có thể hiểu và thực hành Lời Chúa Giêsu dạy, nhưng họ sẽ được Chúa Thánh Thần trợ giúp. Tất cả những mạc khải mà chúng ta nghe được đều có ở nơi Chúa Giêsu và tất cả mọi công việc của Thánh Thần đều quy hướng về những gì Chúa Giêsu đã nói, đã giải thích. Nhờ hiểu được Lời Chúa Giêsu dạy, các ông sẽ tiến tới sự hiệp thông với Chúa Cha và Chúa Con.
6. Bình an của Chúa Giêsu ban là gì? Bình an của Chúa Giêsu là không để cho các môn đệ phải sống mồ côi, không bị bỏ rơi, không mặc cảm hay sợ hãi, nhưng luôn được ơn Chúa Thánh Linh che chở và nâng đỡ. Bình an mà thế gian ban tặng luôn là thứ bình an không có thật, hoặc chỉ là một lời chào từ cửa miệng hoặc là một lời chúc đầy âm mưu, giả trá, hoặc là thứ bình an đang ẩn nấp trong một môi trường chuyên chế, bạo động và bất công. Còn bình an mà Chúa Giê-su hứa ban chính là ơn cứu độ, là sự thật, là sự sống, là ánh sáng, là niềm hy vọng, là niềm vui dựa vào sự hiệp thông với Ba Ngôi Thiên Chúa. Dựa vào đó để chúng ta tin rằng: không ai có thể chống, có thể đe dọa chúng ta.
7. Tại sao Chúa Giêsu phải chết? Chúa chết là để chu toàn chương trình cứu độ, Chúa chết là Chúa đi về nơi nguyên thủy, là đi về nhà Cha, là đi dọn chỗ cho chúng ta. Như thế Chúa chết là để hoàn thành mục tiêu mà Ngài đã sống ở trần thế. Chúa Giêsu trở về  với Chúa Cha là một sự hiệp thông trọn vẹn với Cha Ngài. Từ đó khi chúng ta đi theo Chúa Giêsu, chúng ta cũng sẽ hiệp thông với Chúa Cha, mà chỉ ở nơi Thiên Chúa mới có sự bình an trọn vẹn. Cho nên Chúa Giêsu đi về cùng Chúa Cha, Ngài cũng sẽ sai Thánh Linh xuống dẫn dắt chúng ta về, để Chúa Giêsu ở đâu, chúng ta cũng sẽ ở đó với Ngài. **R
 
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 689
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  1872
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11407281
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top