Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - bài số: 042

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 042

 ĐỀ TÀI :  MỪNG CHÚA GIESUS LÊN TRỜI .   

          Thứ sáu , ngày 31 / MAY / 2019

 

I.  ĐỨC TIN KITÔ GIÁO:
 
ĐỀ TÀI:    BÁC ÁI LÀ BIẾT CẢM THƯƠNG.  (PHẦN II).
 
1. Cảm thương là gì? Là một thứ tình cảm thật cần thiết / nhân loại có trí khôn nên biết cảm thương đã đành, loài thú vật cũng có thứ tâm tình tự nhiên này. Một con ngựa đau, cả tàu đều chê cỏ / Chị ngã thì em nâng / Đây là một cử chỉ tự nhiên mà đã làm người thì ai cũng có. Cảm thương khi thấy ai đó có số phận hẩm hiu, đau khổ. Đây là tâm tình tự nhiên dành cho đồng loại. Nếu ai đó thiếu đức tính cảm thương thì ta phải hoài nghi đức ái ở nơi con người đó.
2. Chúa Giêsu làm gương như thế? Khi Chúa thấy tình cảnh của bà quả phụ thành Na-im, có cậu con trai một đã chết, Chúa cảm động đến rơi nước mắt trước cái chết của Lazarô. Chúa chạnh lòng thương người bất toại bị liệt nằm chờ đã 38 năm. Khi Chúa thấy đám đông có vẻ tất tưởi, Chúa đã thốt lên: Ta thương đám đông dân chúng.
3. Tâm tình của Thánh Phaolô thế nào? Thánh Gioan Kim Khẩu đã phải thốt lên khi hiểu được tâm tình của Thánh Phaolô: Quả tim của Phaolô giống hệt với quả tim của Chúa Giêsu (Rom 12, 15). Ngài nói: Cùng vui với người vui, cùng khóc với người khóc.
4. Vậy cảm thương là gì? Là tâm tình ta chất chứa tình xót thương trước nỗi khổ đau của người khác và tùy khả năng và điều kiện để thúc đẩy ta đến để nâng đở họ. Cho nên lúc thuận tiện nhất để ta chinh phục kẻ khác chính là lúc ta thấy họ lâm nạn.
5. Điều ngược lại với tâm tình xót thương là gì ? Là tâm tính trơ trơ như sắt, lạnh như nước đá, không biết cảm thương, không biết tha thứ thì con người không khác gì một ốc đảo giữa đại dương.
 
6. Thế nào là tội bất nhân? Chúng ta đọc lại đoạn phúc âm người Samaritanô nhân hậu thì sẽ rõ tất cả / cả tư tế, cả thầy Lêvi đều lạnh lùng bước qua. Họ không muốn vướn bận, tốn kém nên đã lựa lời biện hộ cho tính cách của mình, cả hai vị này đều có cách hành xử vô nhân đạo vì thấy người ta sắp chết mà không chịu cứu.
7. Tại sao họ lại có thái độ vô nhân đạo như thế? Có 5 điều giải thích cho thái độ vô tâm nầy: 
 
a) Họ cho mình là hạng cao sang, còn kẻ khốn cùng kia là quân mạt hạng. Họ cho rằng làm như thế là hổ mặt anh hùng ,nên đã lạnh lùng bước qua.
b) Con người hám lợi thì thường lý luận: Làm như thế ta sẽ được lợi gì ? Không có lợi thì giúp làm gì cho thêm phiền .
c) Thông thường thì tấm lòng họ chai đá, không muốn bận tâm làm gì, chỉ mất thời gian thôi .
d) Tại nền giáo dục từ khi còn nhỏ. Ví dụ : khi còn đi học, thấy một bạn trượt chân té ngã, thì cả đám cười ồ, thích thú. Nay nếu ra tay cứu giúp thì làm ngược lại với bản chất vốn có / Cách khác hơn là chạy lại xúm xít hỏi han, có đau không, để tôi mang hộ sách, tôi xách hộ chiếc cặp, phủi quần áo bị lấm dơ. Nếu khi nhỏ đã quen cách cư xử tốt thì khi lớn lên, sẽ biết cảm thông nỗi khổ của kẻ khác.
e) Lạnh lùng bỏ đi là do tính ích kỷ, tránh rầy rà cho mình, mất thời giờ không muốn lỡ cuộc hành trình, sợ tốn tiền, sợ ách giữa đàng lại mang vào cổ.
 
8.  Tại sao ta phải biết khích lệ? Hãy coi sự lành của người khác như là niềm vui của chính mình, nhất là anh đối với em, cha mẹ đối với con cái. Điều chưa đáng khen, nhưng cứ khen để khích lệ cho em nó mừng, cho con nó mừng. Một người anh mà biết khích lệ em mình, thì em nó coi anh nó như chỗ dựa vững chắc / đừng bao giờ thấy kẻ khác đang khổ đau mà ta lại nhẫn tâm nói: Cho mày chết. Như thế vừa lỗi đức bác ái, lại vừa quá vô tâm (Prov 18, 19).
9. Vì sao ta phải biết cảm thương? Chúa Giêsu bảo các môn đệ hãy sống bác ái với hết mọi người. Vì đây chính là biểu hiện của người môn đệ Chúa Kitô, là tình tương thân tương ái, là cách ta thi ân giáng phúc cho nhau. **R
 
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:    CN  VII /  PHỤC SINH  / C  
 
PHÚC ÂM:  Lc 24, 46-53
"Đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời."
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Lu-ca:
46 Khi ấy, Đức Giêsu hiện ra với các môn đệ và nói: “Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ hình, rồi ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại; 47 phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội. 48 Chính anh em là chứng nhân về những điều này.
 49 “Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đã hứa. Còn anh em, hãy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống.”
50 Sau đó, Người dẫn các ông tới gần Bê-ta-ni-a, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. 51  Và đang khi chúc lành, thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời. 52 Bấy giờ các ông bái lạy Người, rồi trở lại Giêrusalem, lòng đầy hoan hỷ, 53 và hằng ở trong Đền Thờ mà chúc tụng Thiên Chúa.
Đó là lời Chúa.
 
ĐỀ TÀI:   MỪNG CHÚA GIESUS LÊN TRỜI .   
 
1. Bản chất của giáo hội công giáo là gì? Bản chất của Giáo Hội là truyền giáo. Là loan truyền niềm tin cho tất cả mọi người cùng biết, cùng tin yêu tôn thờ một Thiên Chúa quyền năng, yêu thương và cứu độ, là loan báo Chúa Kyto phục sinh.
2. Nhiệm vụ truyền giáo là của ai? Tin mừng cho biết: Bổn phận truyền giáo không là của riêng ai, không phải của riêng Linh Mục, tu sĩ mà là bổn phận chung của mọi người, của tất cả những ai đã tin vào Thiên Chúa, đã nhận lãnh 2 bí tích rửa tội và thêm sức.
3. Ai có sứ mạng cứu độ? Không phải của riêng Chúa Giê-su cũng không phải dành riêng cho các linh mục tu sĩ. Vì Chúa Giê-su không làm một mình / Thực tế là Chúa Ki-tô đã huấn luyện 12 tông đồ và một số môn đệ. Tuy chỉ là số ít, nhưng người muốn có nhiều người cùng cộng tác với Chúa trong việc cứu độ nhân loại. Tuy chỉ là số ít, nhưng Chúa lại hoàn toàn tin tưởng vào các ông.
4. Sau khi Chúa về trời, các môn đệ làm gì? Sau khi Chúa Giê-su về trời, họ tụ tập nhau lại, cầu nguyện và tuyển chọn một người thế chỗ cho Matthias / Công việc truyền giáo lại tiếp tục được các tông đồ chia nhau đi khắp nơi ,sau khi họ đã lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần trong ngày Lễ Ngũ Tuần.
5. Các tông đồ đã truyền giáo như thế nào? Các ông đã can đảm, nhiệt tình, hăng say rao giảng tin mừng Chúa Ki-tô Phục Sinh ở khắp mọi nơi . Tất cả các tông đồ đều can đảm, dám đổ cả máu mình để làm chứng cho Chúa Ki-tô Phục Sinh, làm chứng cho Đấng khai mở trời mới đất mới.
6. Các ông đã nghĩ gì khi nhìn thấy Chúa lên trời? Các ông đã ngỡ ngàng khi nhìn ngắm Chúa trên trời. Có lẽ các ông đang mơ ước điều gì đó không phải là thực tế. Cho nên các thiên thần đã phải nhắc nhở các ông hãy trở về với thực tế, với bổn phận hàng ngày. Bởi vì hôm nay Chúa ra đi, nhưng lúc khác Chúa sẽ quay trở lại (Cv 1,11)
 
7. Các ông phải truyền giáo như thế nào? Chúa Ki-tô phục sinh muốn các ông phải quay lại công việc thường ngày để sống đạo, làm chứng cho việc Chúa sống lại và lên trời. Tuy Chúa lên trời và sẽ quay trở lại đón rước chúng ta. Nhưng Chúa vẫn ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến ngày tận thế trong bí tích Thánh thể  (Mt 28,20).
8. Tại núi Tabor, các ông đã nghĩ gì? Cả 3 môn đệ thân tín là Phê-rô, Giacobe và Gioan . Trước đây họ đã chiêm ngắm Đức Ki-tô biến hình trên núi Tabor. Chúa đã kéo họ về với thực tại, khỏi sự mơ mộng viễn vông. Nghĩa là trở lại với đời sống thường ngày để tiếp tục học hỏi từ những lời dạy, chứng kiến những phép lạ Chúa làm / hầu khi Chúa chết và sống lại theo ý Chúa Cha, thì các ông sẽ là những chứng nhân cho Chúa phục sinh và tiếp tục sứ mạng cứu thế cho mọi người tại trần gian.
9. Ý nghĩa của Lễ Thăng Thiên là gì? Lễ Thăng Thiên là một lễ lớn của Đạo Công Giáo, Chúa Giê-su đã chuyền ngọn lửa phục sinh vào tay mỗi người chúng ta như các vận động viên chuyền lửa cho nhau trên sân vận động trong mỗi kỳ Olympic, để đốt lửa vào ngọn đuốc chính, các môn đệ cũng phải tiếp tục chuyền ngọn lửa Đức Tin, là ánh sáng phục sinh, là ngọn lửa truyền giáo cho nhiều người từ thế hệ này sang thế hệ khác.
10. Trách nhiệm của mỗi Ki-tô hữu ở đâu? Truyền giáo chính là trách nhiệm là nghĩa vụ của mỗi Ki-tô hữu / là phải làm cho Danh Chúa cho mọi người cùng nhận biết.
11. Sứ mạng của các môn đệ là gì? Chúa Giê-su đã dạy các môn đệ, và nhân loại qua bài giảng 8 mối phúc, người cho mỗi người thấy vai trò và sứ nạng của mỗi người là làm muối, làm ánh sáng, làm men cho đời. Người còn nhấn mạnh : Chính anh em là muối. Nếu muối đã nhạt đi thì lấy gì mà ướp cho nó mặn lại, nó sẽ trở thành vô dụng. Cho nên chỉ còn cách là vất ra ngoài cho người ta chà đạp mà thôi.
12. Các tông đồ phải làm gì với sứ mạng này? Trước khi về trời, Chúa Giê-su đã tin tưởng phó thác trao nhiệm vụ cho các học trò trong nhóm 11, Chúa không tuyển chọn ai khác nữa. Cho nên các ông phải can đảm hiên ngang lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần và ra đi rao giảng Tin Mừng cho khắp cùng thế  giới. Nếu muốn làm được, thì các ông phải có một niềm tin vững mạnh, một lòng mến chân thành vào Chúa phục sinh.
 
13. Tin Mừng hôm nay thuật lại điều gì? Sau khi sống lại, Chúa phục sinh đã hiện ra với các tông đồ, nhằm mục đích dạy các ông hiểu rằng : Người đã trải qua cuộc tử nạn và đã sống lại đúng như lời Thánh Kinh đã tiên báo. Các ông là những người từng đi theo Chúa, các ông phải có bổn phận làm chứng về những điều mắt thấy tai nghe. Chúa cũng hứa ban Thánh Thần để giúp đỡ các ông. Sau đó người đưa tay chúc lành và lên trời trước mắt các ông.
14. Các ông phải rao giảng như thế nào? Chúa bảo các ông phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân bắt đầu từ Giê-ru-sa-lem và chính các ông phải chứng nhân của những điều này (Ga 21,24).
15. Quyền năng của Chúa Giê-su bởi đâu mà có? Quyền năng mà Chúa Giê-su đang có chính là sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Vì vậy quyền năng và Chúa Thánh Thần luôn gắn liền nhau. Vì dụ như trong biến cố truyền tin: Sứ thần nói : Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà và quyền năng đấng tối cao sẽ rợp bóng trên bà (Lc 1,35). Chúa Giê-su cũng dùng quyền năng của Chúa Thánh Thần để chiến thắng cám dỗ.
16. Chúa Giê-su sẽ trao thứ gì cho các tông đồ? Chúa Giê-su sắp trao cho các tông đồ quyền năng Thánh Thần, cho nên khi làm phép lạ, các ông không dùng sức riêng nhưng là dùng quyền năng Chúa Thánh Thần và nhờ vào danh Đức Giê-su (Cv 3,16).
17. Chúa Giê-su đã hai lần khải hoàn, là những lần nào ? Trước đây với tư cách là Vua Messia, Chúa Giê-su đã khải hoàn vào thành Giê-ru-sa-lem từ làng Bê-ta-nia. Giờ đây với tư cách là đấng phục sinh đã chiến thắng tử thần. Đức Giê-su cũng khải hoàn về trời, cũng từ làng Bêtania này (Lc 24,50).
18. Ý nghĩa của việc chúc lành là gì? Các tổ phụ Israel thường chúc lành cho con cháu trước khi nhắm mắt như : Isaac chúc lành cho Giacop/ Giacop chúc lành cho 12 con trai (St 49,28)/ Moisen chúc phúc cho con cái Israel. Hôm nay, trước khi về trời, Chúa Giê-su cũng chúc lành cho các tông đồ / Ngày nay ở mỗi cuối thánh lễ, chủ tế cũng chúc lành cho giáo dân trước khi giải tán họ.
19. Thăng thiên cũng là mầu nhiệm, tại sao? Mầu nhiệm phục sinh và thăng thiên luôn gắn liền nhau một cách mật thiết. Cho nên lễ thăng thiên cũng như là kết thúc sứ vụ của Chúa và cũng là khởi đầu của sứ vụ các tông đồ tại trần gian, là đi rao giảng TIN MỪNG cho muôn dân , cho đến tận cùng trái đất  ( Cv 1,8). **R
 
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 648
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  8
 Hôm nay:  1457
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11406866
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top