Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - bài số: 045

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 045

 ĐỀ TÀI :  LỄ KÍNH MÌNH MÁU THÁNH CHÚA  KYTO

BÍ TÍCH THÁNH THỂ, NGUỒN MẠCH SỰ SỐNG CỦA GIÁO HỘI.

          Thứ sáu , ngày 21 / JUNE / 2019

I. BÁC ÁI KITÔ GIÁO:
 
ĐỀ TÀI:    BÁC ÁI LÀ BIẾT CẢM THÔNG (PHẦN II).
 
1. Chúng ta thực hiện bác ái cách nào ? Bác ái là chia vui, sẻ buồn, như lời dạy của Thánh Anathasi-o Giám Mục: Là chia sẻ tất cả những nỗi khổ đau hồn xác.
2. Ta làm gì khi thấy người khác sống trong lầm lạc? Ta phải tự xét xem: Khi biết ai cũng có điều lỗi phạm, ta có buồn lòng không, khi thấy họ đi sai đường lối thiêng liêng, ta có thường xuyên cầu nguyện cho họ không, để họ hối cải, hay ta cứ để mặc kệ họ. Nếu cần thiết phải báo cáo cho bề trên để ngăn ngừa sự dữ, tôi có dám làm không. Khi gặp người đau yếu, tôi có thăm nom, an ủi, giúp đỡ họ không. Nếu biết họ bệnh nặng, tôi có muốn giúp họ chịu các phép bí tích sau hết, hay tôi vẫn cứ dửng dưng.
3. Tôi sẽ làm gì khi thấy người khác bị tổn hại danh giá? Khi biết danh giá người khác bị tổn hại, tôi có thương tình, có nhắc bảo họ kịp thời, đúng lúc, đúng nơi, đúng cách để họ có thể bảo tồn danh giá không ?
4. Tôi phải làm gì khi người khác bị vu vạ, cáo gian? Tôi sẽ cầu nguyện, tôi sẽ sẵn lòng bênh vực họ, tôi sẽ khôn khéo chứng minh, không bênh vực một cách vụng dại kẻo họ đang không tội lại biến thành có tội.
 
5. Tôi sẽ làm gì khi anh em mình gặp tang tóc buồn rầu? Tôi sẽ mời họ tâm sự, đàm đạo, giúp họ giải khuây, đưa ra lẽ thuận nghịch, nhất là giúp họ kiên vững niềm tin, không nao núng.
6. Tinh thần chia sẻ của Thánh Phaolô như thế nào? Ngài vẫn nói: Có ai đau yếu mà tôi không đau yếu với, có ai vấp phạm mà tôi không biết xót xa trong lòng.
7. Phản ứng tự nhiên của con người ra sao? Bản tính tự nhiên của con người chỉ hướng về sự lạnh lùng, giận dỗi hơn là sự cảm thương. Thánh Bernađô đã làm chứng như vậy. Vì thế với bản tinh tự nhiên, chúng ta phải tập những đức tính siêu nhiên, bởi thế chỉ có đức tin và tấm lòng hiền hậu mới có thể giúp ta nên thánh.
8. Thánh Phaolô tuyên bố điều gì? Ngài nói: Tôi phải trở nên mọi sự cho mọi người (1Cor 9, 22).
9. Lòng thương xót sẽ giúp gì cho chúng ta? Để tránh những cách sống có thể va chạm đến đức bác ái, chúng ta phải bắt chước lòng thương xót của Chúa. Lòng Chúa thật bao la như trong Thánh Vịnh 135: Lòng thương xót của Chúa tồn tại đến muôn đời.
…..Câu này được lập lại tới 26 lần. **R
 
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:  CN XII  TN / C  - 21/06/2019
 
PHÚC ÂM:  Lc 9, 11b-17
"Mọi người đều ăn, và được no nê."
 
Tin Mừng Chúa Giê-su Kitô theo Thánh Lu-ca:
11b  Hôm ấy, Đức Giêsu nói với đám đông về Nước Thiên Chúa và chữa lành những ai cần được chữa.
12  Ngày đã bắt đầu tàn. Nhóm Mười Hai đến bên Đức Giêsu và thưa Người rằng: “Xin Thầy cho đám đông về, để họ vào các làng mạc nông trại quanh đây, tìm chỗ trọ và kiếm thức ăn, vì nơi chúng ta đang ở đây là nơi hoang vắng.” 13  Đức Giêsu bảo: “Chính anh em hãy cho họ ăn.” Các ông đáp: “Chúng con chỉ có vỏn vẹn năm cái bánh và hai con cá, trừ phi chính chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám dân này.” 14  Quả thật có tới chừng năm ngàn đàn ông. Đức Giêsu nói với các môn đệ: “Anh em hãy bảo họ ngồi thành từng nhóm khoảng năm mươi người một.” 15  Các môn đệ làm y như vậy, và bảo mọi người ngồi xuống. 16  Bấy giờ Đức Giêsu cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông. 17  Mọi người đều ăn, và ai nấy được no nê. Những miếng vụn còn thừa, người ta thu được mười hai thúng.
Đó là lời Chúa.
 
 
ĐỀ TÀI:       BÍ TÍCH THÁNH THỂ, NGUỒN MẠCH SỰ SỐNG CỦA GIÁO HỘI.
 
1. Ý nghĩa của bí tích Thánh Thể là gì ? Chúa Giêsu thiết lập bí tích này trong bữa tiệc ly vào thứ năm tuần thánh. Đây là cách Chúa tỏ tình thương yêu để có thể ở lại với loài người cho đến tận thế. Khi cử hành thánh lễ này, Giáo Hội xác tín rằng: Bí tích Thánh Thể là trung tâm đời sống trong lịch sử cứu độ nhân loại. Đây chính là nguồn mạch và cũng là chóp đỉnh của mọi sinh hoạt phụng vụ trong Giáo Hội. Vì vậy Thánh Thể là lương thực tối cần thiết giúp Giáo Hội chu toàn sứ mạng cứu độ tại trần gian.*
2. Bí tích Thánh Thể nói lên điều gì? Mỗi khi người tín hữu quy tụ lại để cùng tham dự thánh lễ, rước Mình Máu Thánh Chúa cách xứng đáng là họ đã thể hiện niềm tin của mình vào Chúa Kitô hằng sống, đồng thời họ cũng biểu lộ niềm vui về sự hiện diện của Ngài trong cuộc đời của toàn thể nhân loại.
3. Bí tích Thánh Thể cao trọng như thế nào? Trong mầu nhiệm cứu chuộc của Thiên Chúa bao gồm có bảy phép bí tích. Tuy nhiên bí tích Thánh Thể là cao trọng và vĩ đại nhất. Vì tất cả 6 bí tích kia đều quy hướng về bí tích Thánh này. Như là cùng đích trong đời sống đức tin của Giáo Hội, và bí tích Thánh Thể như là cứu cánh trong đời sống đức tin của mình.
4. Vì sao bí tích Thánh Thể lại cao trọng nhất? Không có kinh đọc nào, nghi thức nào, bí tích nào cao trọng và đáng quý mến cho bằng thánh lễ Misa. Bởi vì ở nơi Thánh lễ mới có cuộc trao đổi kỳ diệu dưới tác động của Chúa Thánh Thần khi Ngài biến bánh mì và rượu nho trở nên thịt và máu thánh Chúa Kitô qua lời truyền phép của Linh Mục. Bí tích Thánh Thể nói lên sự hiện diện trọn vẹn của Chúa Giêsu như là của lễ tuyệt hảo trên Thánh Giá, cũng chính ở nơi thánh lễ Misa, chúng ta nhờ Ngài, với Ngài và trong Ngài, chúng ta dâng lên Thiên Chúa Cha lời chúc tụng, tạ ơn và cầu xin.
 
5. Bí tích Thánh Thể diễn tả điều gì? Bí tích này diễn tả tình yêu trọn vẹn của Chúa Giêsu khi Chúa trao hiến thịt và máu Chúa làm của ăn, của uống nuôi sống nhân loại  chúng ta, làm cho đời sống linh hồn chúng ta mỗi ngày thêm lớn mạnh hơn.
6. Thiên Chúa thực hiện công cuộc cứu chuộc như thế nào? Hy tế Thánh Thể chính là nguồn mạch, là chóp đỉnh của đời sống kitô hữu vì hy tế nầy tưởng niệm cái chết và sự sống lại của Chúa Kitô, nó làm tiếp diễn mãi hy tế thập giá, là nguồn sống mà cũng là suối nguồn của tất cả các phụng tự Kitô giáo, cho nên hy tế Thánh Thể làm biểu lộ cũng như thể hiện sự hiệp nhất với việc xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô được hoàn tất. Các bí tích khác cũng phải liên kết chặt chẽ với bí tích nầy (Gl 879). Vì vậy mỗi lần chúng ta cử hành thánh lễ là một lần Chúa Kitô chịu hiến tế, thì công cuộc cứu chuộc chúng ta được tiếp tục thực hiện.
7. Lợi ích từ bí tích Thánh Thể là gì? Khi cử hành và tôn sùng bí tích thánh thể, giáo hội mời gọi con cái mình phải trở nên giống Chúa Kitô ngày càng mật thiết hơn. Nhờ đó mà đời sống tâm linh của chúng ta trở thành con đường hai chiều, con đường này khi khởi đi thì dẫn chúng ta đến bí tích Thánh Thể. Sau đó lại dẫn chúng ta trở về với Thiên Chúa. Mối liên kết mật thiết giữa chúng ta với Chúa Giêsu và Cha Ngài được diễn ra trong tình yêu. Cũng chính nhờ tình yêu mà chúng ta sẽ liên kết với toàn thể giáo hội là nhiệm thể của Đức Kitô, rồi nhờ hồng ân từ bí tích Thánh Thể chúng ta sẽ  thương yêu tha nhân như chính mình. Vì họ cũng cùng mang một hình ảnh của Thiên Chúa.
8. Bí tích Thánh Thể mang lại điều gì cho ta? Mỗi khi chúng ta tham dự thánh lễ, chúng ta gặp gỡ Đức Kitô phục sinh, chúng ta không thể giữ Ngài lại cho riêng mình, cho nên việc gặp gỡ Ngài trong bí tích thánh thể thường xuyên. Chúa Kitô sẽ trao cho chúng ta một lời mời gọi khẩn thiết để chúng ta ra đi rao giảng và làm chứng cho tin mừng.
9. Chúa gửi thông điệp nào cho chúng ta qua bí tích Thánh Thể? Nếu khi chúng ta thường xuyên rước Chúa, thường xuyên kết hiệp với Chúa mà chúng ta không chịu thực thi lời mời gọi, là chúng ta đang mâu thuẫn với chính mình. Bởi vì Chúa luôn mời gọi chúng ta sống thánh thiện, trong sạch và nhiệt tình trong việc rao giảng Tin Mừng. Chính khi chúng ta thông hiệp vào mầu nhiệm cực thánh này là chúng ta được mời gọi vào tận nơi sâu thẳm của tình yêu Thiên Chúa do chúng ta đã cảm nghiệm được tình yêu tự hiến nơi Đức Giêsu. Đấng đã đến để phục vụ, Ngài đã quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ, đã dùng chính Mình Và Máu thánh Ngài để nuôi sống chúng ta. Cho nên Chúa cũng mời gọi chúng ta noi gương Ngài mà phục vụ anh em, bằng sự khiêm nhường và lòng yêu mến.
 
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu thánh thể, xin ban thêm lòng mến cho chúng con, Xin dọn lòng con thêm xứng đáng, để con rước Chúa vào lòng như là nguồn sống vĩnh cửu mà Chúa luôn dành cho chúng con. Amen.**R
 
KBX  / GIUSE LUCA / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS
 

 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 570
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  5
 Hôm nay:  1700
 Hôm qua:  7763
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11350190
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top