Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - bài số: 048

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 048

 ĐỀ TÀI :    AI LÀ NGƯỜI THÂN CẬN CỦA TÔI.

          Thứ sáu , ngày 12 / JULY / 2019

I. BÁC ÁI KI- TÔ GIÁO:
 
 
ĐỀ TÀI:  BÁC ÁI BẰNG CÁCH DUY TRÌ ĐỨC NHẪN NHỤC.  
 
1. Kinh thương linh hồn 7 mối, gồm những điều gì ? 
 
a/ Lấy lời lành mà khuyên người; 
b/ Mở dạy kẻ mê muội; 
c/ An ủi kẻ lo âu; 
d/ Răn bảo kẻ có tội; 
e/ Tha kẻ (khinh) dể ta; 
f/ Nhịn kẻ mất lòng ta; 
g/ Cầu cho kẻ sống và kẻ chết.
 
2. Nhẫn nhục là gì? Là nhịn kẻ mất lòng ta. Thánh Giegori-o dạy rằng : Không có đức nhẫn nhục thì kẻ ấy không có đức bác ái. Hội thánh dạy như thế nào? Các Ngài dạy rằng : Nhờ nhẫn nhục mà anh em có thể cầm chắc phần linh hồn mình.
3. Các thánh dạy thế nào về đức nhẫn nhục? Thánh Cipri-ano Giám mục dạy rằng : Bác ái là mối dây cột chặt tình huynh đệ. Nhưng nếu không có đức nhẫn nhục thì bác ái không thể vĩnh tồn. Thánh Toma thì khuyên : Ai nhẫn nhục thì người đó cầm chắc linh hồn mình. Vì nó có thể loại bỏ mọi thứ gian lao ,lo lắng.
4. Cốt lõi của đức nhẫn nhục là gì? Là vui lòng chịu mọi sự khó vì lòng mến Chúa.
5. Thế nào là cam chịu mọi sự khó? Ta phải nhịn người khác vì người khác cũng có nhiều điều phải nhịn ta. Nhẫn nhục như là vác đỡ gánh nặng cho nhau, giữ được như thế là đã giữ trọn luật Chúa Ki-tô dạy ( Gal 6,2).
 
6. Vì lòng mến Chúa nghĩa là gì? Mục đích mà ta nhắm đến khi làm một việc gì đó chính là hoán cải một việc hèn mọn ,trở thành  một việc cao quý. Tức là phải làm mọi việc sao cho đúng theo ý Chúa muốn .
7. Mục đích của nhẫn nhục là gì? Nhẫn nhục chính là điều kiện để được lĩnh thưởng. Nếu không chịu khó, sẽ không có triều thiên / cũng như không qua khổ giá, không tới được vinh quang.
8. Hợp cùng với Đức Ki-tô là như thế nào? Đời của Chúa Giê-su là một thánh giá liên lỷ. Ta là Ki-tô hữu mà không giống Chúa thì giống ai ? Ta không theo gương Chúa thì theo gương ai ? Chúa là gương mẫu của Đức nhẫn nhục.
9. Thế nào là một giáo lý chân chính? Là một thứ giáo lý có sức nén lòng / các tiền nhân Việt Nam đã chịu biết bao đau khổ, nhục nhã trong hơn 3 thế kỷ bắt đạo. Nếu không phải là một tôn giáo chân chính, một giáo lý chính thật thì ai dại gì mà phải chết vì đạo. Không phải một vài người chịu tan nhà nát cửa, chịu đòn vọt tù đày mà có cả tới hơn 300.000 người. Bao nhiêu đó cũng đủ thấy đạo của chúng ta theo có sức nhẫn nhục chịu đựng vì Chúa đến mức nào.
10. Câu chuyện về một bà quả phụ tìm người làm / Bà là một thiếu phụ đạo đức, bà muốn xin một thiếu nữ giúp việc từ cô nhi viện. Đức giám mục chọn và gửi cho bà một thiếu nữ đạo đức, ngoan ngoãn nhất viện. Ít ngày sau Đức giám mục gặp bà và hỏi thăm, bà thưa: Nó tốt lắm nhưng lại không hợp với con, vì nó không giúp con tập luyện đức nhẫn nhục. Hiểu ý, Đức giám mục cho thay một cô gái khác tính tình lăng loàn ngỗ nghịch. Bà rất mừng vì nó là dịp cho bà rèn đức nhẫn nhục.
 
11. Sách gương phúc dạy ta như thế nào? Đừng bao giờ cho rằng người đó lăng nhục tôi quá / có phải rằng đối với người tôi thích thì tôi có thể chịu được hết không .Còn người tôi không thích thì nó như là quá sức của tôi. Đây quả là điều dại dột vì khi ta nghĩ thế thì đâu còn chỗ cho đức nhẫn nhục. Cũng chẳng có cơ hội để tập luyện đức ấy nữa sao.
12. Có mấy loại nhẫn nhục? Theo Thánh Bonaventura thì có 3 loại nhẫn nhục. a/ Cố nhịn mà chịu; b/ Bằng lòng chịu; c/ Vui lòng chịu / Bậc thứ 3 nầy mới là xứng đáng nhất.
13. Gương nhẫn nhục bậc nhất thế nào? Trong Cựu Ước có thuật lại gương của ông Tobia và ông Job. Tobia chôn xác chết, bị bạn bè cười nhiễu, bị bà vợ đay nghiến nhưng ông vẫn làm. Job thì bị tai nạn dồn dập: Mất của chết con/ Ông chỉ biết ngợi khen Chúa mà không hề có chút than trách nào .
14. Bậc nhẫn nhục thứ hai như thế nào? Vào ngày lễ các thánh tử đạo / Hội thánh ca ngợi thái độ liều thân xác chịu khổ vì Chúa của các ngài .
15. Bậc thứ ba như thế nào? Là bậc tông đồ/ Thánh Giegorio dạy rằng : Nếu mình không vui chịu sự dữ người khác làm cho ,thì không thể nào nói là mình đã tận tụy truyền bá điều thiện hảo. Còn Thánh Phaolo thì nói : Tôi ban phát tất cả, ngay cả bản thân tôi / tôi cũng ban phát vì linh hồn các anh em. **R
 
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:  CN XV  TN / C  
 
PHÚC ÂM:  Lc 10, 25-37
"Ai là anh em của tôi?"
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, có một người thông luật đứng dậy hỏi thử Chúa Giêsu rằng: "Thưa Thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời". Người nói với ông: "Trong Lề luật đã chép như thế nào? Ông đọc thấy gì trong đó?" Ông trả lời: "Ngươi hãy yêu mến Chúa là Thiên Chúa ngươi hết lòng, hết linh hồn, hết sức và hết trí khôn ngươi, và hãy thương mến anh em như chính mình". Chúa Giêsu nói: "Ông đã trả lời đúng, hãy làm như vậy và ông sẽ được sống". Nhưng người đó muốn bào chữa mình, nên thưa cùng Chúa Giêsu rằng: "Nhưng ai là anh em của tôi?" Chúa Giêsu nói tiếp:
"Một người đi từ Giêrusalem xuống Giêricô, và rơi vào tay bọn cướp; chúng bóc lột người ấy, đánh nhừ tử rồi bỏ đi, để người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ một tư tế cũng đi qua đường đó, trông thấy nạn nhân, ông liền đi qua. Cũng vậy, một trợ tế khi đi đến đó, trông thấy nạn nhân, cũng đi qua. Nhưng một người xứ Samaria đi đường đến gần người ấy, trông thấy và động lòng thương. Người đó lại gần, băng bó những vết thương, xức dầu và rượu, rồi đỡ nạn nhân lên lừa mình, đưa về quán trọ săn sóc. Hôm sau, lấy ra hai quan tiền, ông trao cho chủ quán mà bảo rằng: 'Ông hãy săn sóc người ấy và ngoài ra, còn tốn phí hơn bao nhiêu, khi trở về, tôi sẽ trả lại ông'. Theo ông nghĩ, ai trong ba người đó là anh em của người bị rơi vào tay bọn cướp?" Người thông luật trả lời: "Kẻ đã tỏ lòng thương xót với người ấy". Và Chúa Giêsu bảo ông: "Ông cũng hãy đi và làm như vậy".
  Đó là lời Chúa.
 
 
ĐỀ TÀI:       AI LÀ NGƯỜI THÂN CẬN CỦA TÔI.
 
1. Cách sỉ nhục người khác theo kiểu Do Thái là như thế nào? là mắng người ấy là quân ngoại giáo, quân Samari, đồ con hoang, kẻ bỏ đạo, kẻ lạc giáo.
2. Lý do nào người Do Thái coi khinh người Samari? Vì họ đã không tuân thủ các truyền thống của tiền nhân, cách sống đạo của họ bị lây nhiễm thói tục của người ngoại giáo / vì họ cứ sống trong tình trạng bị ô uế nên không được phép tế tự .
3. Lý do mà người thông luật đặt câu hỏi là gì ? Khi hỏi câu này, không phải là vì ông không biết. Nhưng hỏi là để kiểm tra trình độ của Chúa Giê-su. Hỏi cũng là để tự khoe mình là một chuyên gia về luật tôn giáo. Ở sự kiện hôm nay cho thấy vị thông luật này rất giỏi về lý thuyết.
4. Chúa Giê-su đã trả lời như thế nào? Chúa Giê-su là Thầy của các vị thầy nên đương nhiên là Chúa trả lời được. Nhưng Chúa muốn nhấn mạnh cho ông ta thấy : Nếu chỉ giỏi luật về lý thuyết mà thôi, thì chưa đủ. Điều cần là phải biết thực hành những điều mà mình hiểu biết thì mới đủ, mới được.
5. Nhà thông luật đang cảm thấy thế nào? Ông ta bị mất mặt bì bị hỏi vặn lại cho nên thay vì xấu hổ thì ông  muốn đưa ra một kiểu biện minh. Giả vờ như không biết cho đỡ ngượng. Ông đã hỏi một câu hỏi thật sơ đẳng, nhưng cũng chính nhờ câu hỏi ngớ ngẩn này mà nhiều người trong chúng ta sẽ hiểu ra ai là người thân cận.
 
6. Ai là kẻ mà tôi phải yêu thương như chính mình tôi ? Chính vì cõi lòng ích kỷ, tầm nhìn hạn hẹp cho nên dường như nhà thông luật đã hiểu rằng: Sẽ có một giới hạn cho những người mà ông phải yêu thương. Theo nhãn quan Do Thái thì người thân cận phải là người đồng hương thì ta mới phải yêu thương giúp đỡ. Còn những ai ở xa Israel hoặc là kẻ thù của Israel thì chắc chắn không phải là người thân cận.
7. Chúa Giê-su đã trả lời ông ta như thế nào? Xin nhắc lại, Chúa Gie-su là thầy của mọi thầy, của mọi thời đại / vì Chúa luôn làm chủ các cuộc tranh luận. Chúa Gie-su lại coi đáp án của câu hỏi này thật quan trọng vì nếu ai cũng hiểu sai thì làm sao họ sống đạo cho đúng được. Hơn nữa sứ vụ của Chúa Giê-su thật là quan trọng vì Chúa đang nhắm tới nhiệm vụ cứu độ các linh hồn / cho nên Chúa đã đưa ra hình ảnh một người  Samaritano nhân hậu.
8. Con đường Giê-ru-sa-lem đi Gierico  bao xa và độ an toàn của nó như thế nào? Con đường này dài 27km. Có đi qua sa mạc, gần một ốc đảo, lộ trình mất khoảng 5 giờ đi bộ. Từ trước tới thế kỷ 20, con đường này không an toàn vì khách bộ hành thường xuyên bị cướp tấn công. Cho nên con đường này mất an toàn và đáng sợ .
9. Một người vô danh bị cướp: Không ai biết anh ta tên gì, người nước nào, địa vị ra sao, quốc tịch và tôn giáo cũng không ai biết. Ông bị đánh và bị cướp. Đây là một trường hợp hết sức nguy hiểm và quẩn bách. Ông ta rất cần sự giúp đỡ, nhưng lại tứ cố vô thân / cho nên ai giúp được ông ta, người ấy mới là người thân cận.
10. Lý do nào thầy tư tế và thầy Lê-vi lại đành lòng bước đi ? Có thể hai vị sợ bị cướp tấn công. Có thể hai ông ngại bị nhiễm uế. Ở đây họ nhận ra nạn nhân đang sống dở chết dở nhưng lại viện lý do an toàn và tiện nghi mạnh hơn sự đồng cảm nên họ đã không đến gần và không đi vào mối tương quan. Kết cục họ đã vô cảm trước cảnh khốn cùng của người khác.
 
11. Hình ảnh người Simari nhân hậu như thế nào? Đức Giê-su đã đặt cho ông một cái tên : người Samari nhân hậu. Ông là một con người tích cực, hình ảnh của ông vì đối lập với hình ảnh kia cho nên nó rất rõ nét. Một người Samari mà người Do Thái luôn khinh khi. Ông chỉ là một người Samari đáng khinh mà thôi, ông cũng đang đi trên đường. Ông cũng có công việc của riêng ông, cho nên khi ông thấy người bị nạn, ông cũng thấy y như 2 người kia đã thấy. Nhưng ông đã đẩy công việc riêng của ông xuống hàng thứ hai, để ông tiếp nhận hoàn cảnh quá cần kíp của con người bị nạn này. Ông cảm thấy đau lòng trước hoàn cảnh đáng thương, ông bèn tìm mọi cách để giúp cho người bị nạn thoát ra khỏi tình trạng nguy kịch càng nhanh càng tốt. Ông đã cụ thể hóa tất cả những cảm nghĩ của mình để giúp người bị nạn.
12. Người Samari hành xử như thế nào? Ông đã tận dụng tất cả những gì ông đang có như là rượu, dầu, lừa, tiền bạc... ông đã quên đi công việc của ông để chỉ chú tâm lo cho kẻ xấu số. Sau đó ông đưa nạn nhân đến quán trọ, xin chủ quán săn sóc bằng cách trả công và hứa sẽ quay trở lại thanh toán thêm chi phí còn lại .
13. Dầu, rượu nói lên điều gì? Rượu như Alcool để rửa , sát trùng vết thương, tuy có đau xót cho nạn nhân nhưng dầu sẽ mang lại sự êm dịu cho vết thương, lừa thì ông nhường cho nạn nhân, còn mình thì đi bộ, dù đường còn xa. Tiền bạc thì nạn nhân chẳng còn gì nên ông  đã dùng chính tài sản của mình để giúp đỡ mà không ngại hao tốn. Đây gọi là hết lòng vì người khác .
14. Bản chất của người Samaria là gì? Ông ta chỉ là một người Samari bình thường nhưng được Chúa Giê-su đưa ra làm kiểu mẫu. Ông ta chỉ là hạng ngoại bang lạc đạo, không có kiến thức của một y sĩ, cũng không có phẩm cách cao trọng như vị tư tế hay thầy Lê-vi. Nhưng ông lại tỏ ra quá nhân ái và đạo đức qua cách xử sự. Ông đã thực hành 2 điều răn lớn của Cựu ước về đức mến Chúa và yêu thương anh em. Chính ông mới được gọi là người Israel chân chính, còn 2 vị thầy kia thì không phải và không đáng !!!
15. Chúa Giê-su muốn nhắn gửi điều gì? Chúa muốn dạy: Trong lĩnh vực yêu thương thì không thể có một lằn ranh hay giới hạn chính xác. Chúa không đưa ra một tiêu chí để cho ta có thể phân biệt ai là người thân cận. Nhưng ở đây Chúa đã giúp ta thay đổi hướng nhìn và mở rộng chân trời yêu thương. Chúa đã vạch rõ cho người thông luật hiểu : Ai mới là người thân cận của tôi. Ở đây Chúa cũng đang tận tình trả lời câu hỏi của rất nhiều người từ xưa đến mãi hôm nay, câu hỏi đó là : 
Thưa thầy, tôi phải làm gì để được sự sống đời đời. Và Chúa đã đưa ra một đáp án ngắn gọn , chính xác : Anh cũng hãy đi và làm như vậy .**R
 
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 611
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  13
 Hôm nay:  1664
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11407073
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top