Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - bài số: 053

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 053

 ĐỀ TÀI :  SỨ VỤ VÀ HẬU QUẢ TỪ VIỆC ĐI THEO CHÚA .    

          Thứ sáu , ngày 16 / August / 2019

 I. ĐỨC TIN KITÔ GIÁO:
 
ĐỀ TÀI:  HỘI THÁNH CỦA THIÊN CHÚA.
 
1. Hội Thánh là gì? Theo nguyên nghĩa: Hội Thánh là sự tụ họp những người muốn sống lành thánh theo gương Chúa Giêsu, dù một công đoàn tôn giáo với những ân huệ đã lãnh nhận từ đấng sáng lập, và họ tự nguyện trung thành tuân giữ các giới răn bác ái, khiêm nhường, từ bỏ. Hội Thánh cũng lãnh sứ mệnh rao truyền chân lý và thiết lập nước Thiên Chúa trong mọi dân tộc trên trần gian. Vì vậy Hội Thánh mang yếu tố nền tảng của nước Chúa tại trần gian.
2. Cuộc tụ họp đầu tiên của Hội Thánh xảy ra ở đâu? Trong bản kinh thánh Cựu Ước Hy Lạp, Hội Thánh là cuộc tập họp dân được tuyển chọn trong nước Thiên Chúa, mà cuộc họp đầu tiên xảy ra tại chân núi Sinai, là nơi mà dân Do Thái lãnh nhận lề luật và được Thiên Chúa thiết lập bằng giao ước để trở thành dân thánh của Người (Xh 19).
3. Danh xưng Hội Thánh có từ lúc nào? Sau cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô, nói cho đúng hơn là sau lễ hiện xuống mới có một cộng đoàn tiên khởi bao gồm những người tin vào Chúa Kitô và nhận biết mình là những người thừa kế, cũng kể từ lúc này danh xưng Hội Thánh mang ý nghĩa một cuộc tập họp dân thánh của Người từ khắp cùng bờ cõi trái đất.
4. Trong ngôn ngữ Kitô giáo thì Hội Thánh mang ý nghĩa nào?
Có 3 nghĩa:
 
a) Cuộc tập họp phụng vụ,
b) Những cộng đoàn tin Chúa tại mỗi địa phương,
c) Cũng là cộng đoàn tín hữu tin Chúa Kitô ở khắp địa cầu.
 
Dù vậy 3 ý nghĩa trên đây cũng khó tách rời, bởi vì Hội Thánh chính là dân Thiên Chúa đươc tập họp lại trong toàn thế giới. Hội Thánh cũng bao gồm các cộng đồng địa phương. Họ tụ tập lại trong các nghi thức phụng vụ mà điển hình nhất, ý nghĩa nhất chính là khi họ cử hành nghi thức thánh thể.
5. Biểu tượng của Hội Thánh thì có rất nhiều, cụ thể ra sao?
Có 8 biểu tượng:
 
a) Hội Thánh là chuồng chiên mà Chúa Kitô là cửa chuồng duy nhất.
b) Hội Thánh là đoàn chiên mà Thiên Chúa là chủ chăn duy nhất.
c) Hội Thánh là đất trồng, là cánh đồng lúa của Thiên Chúa (1 Cor 3, 9).
d) Hội Thánh là công trình xây dựng của Thiên Chúa (1Cor 3, 9).
e) Hội Thánh là nhà Thiên Chúa tại trần gian (1Tm 3, 15).
f) Hội Thánh là thành thánh Giêrusalem mới.
g) Hội Thánh là thành Giêrusalem trên trời (Gl 4, 26).
h) Hội Thánh là hiền thê của Đức Kitô (Kh 19, 7).
 
6. Nguồn gốc của Hội Thánh có từ đâu? Hội Thánh có được là do quyền năng và sự tự do cũng là do sự mầu nhiệm của thượng trí và tình thương từ nơi Thiên Chúa. Thiên Chúa đã dùng quyền năng mà tạo dựng vũ trụ, muôn loài muôn vật trong đó có con người. Ngài ban cho loài người được tham dự vào sự sống thần linh. Cộng đoàn dân Chúa được hiện rõ dần theo dòng lịch sử. Hội Thánh được tiên báo bằng hình bóng đã được chuẩn bị trong giao ước cũ và được thành lập chính thức vào ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống và sẽ kết thúc trong vinh quang vào ngày thế mạt.
 
7. Thiên Chúa thiết lập Hội Thánh từ thời khởi thủy như thế nào? Khi Ngài tạo dựng nên vũ trụ, thế giới, Ngài đã cho tổ tiên chúng ta thông dự vào sự sống thần linh, sự hiệp thông này được thực hiện khi Thiên Chúa hứa ban đấng cứu độ là Đức Kitô. Sự tập họp này chính là hình bóng của Hội Thánh sau này.
8. Thiên Chúa thiết lập Hội Thánh vào thời Cựu Ước như thế nào? Sự triệu tập dân Chúa được bắt đầu khi tổ tông phạm tội, loài người mất đi sự hiệp thông với Thiên Chúa. Thiên Chúa đã phản ứng với việc hỗn loạn nầy bằng việc tuyển chọn dân Israel như là dân riêng của Thiên Chúa (St 12,2). Các ngôn sứ thì loan báo giao ước, còn Chúa Kitô thì thực hiện giao ước đó.
9. Hội Thánh được thiết lập vào lúc nào? Khi đã đến thời mà Chúa Kitô phải thực hiện lời hứa cứu độ của Thiên Chúa Cha, Đức Giêsu đã nhập thể, sống ẩn dật, rao giảng tin mừng, lúc đó Hội Thánh mới hình thành qua việc có nhiều người tiếp nhận lời rao giảng của Đức Ki-tô. Lúc này Hội Thánh của Chúa Kitô đã bắt đầu hình thành.
10. Ai thiết lập cấu trúc của Hội Thánh? Trước hết Chúa Giêsu chọn 12 tông đồ và Phêrô là thủ lãnh. Họ đại diện cho 12 chi tộc Israel. Họ là những tảng đá của đền thánh Giêrusalem mới. Khởi đầu cho việc thiết lập Hội Thánh bằng bí tích thanh tẩy và được thể hiện trên thập giá. Hội Thánh được biểu thị bằng máu và nước được chảy ra từ cạnh sườn của Chúa Giêsu chịu đóng đinh.
11. Hội Thánh được hoạt động công khai vào lúc nào? Khi công cuộc cứu độ đã hoàn thành trên trần thế, thì vào lúc ngày lễ ngũ tuần, Chúa Thánh Thần được gọi đến để chuẩn y và thánh hóa Hội Thánh. Khi đó Hội Thánh mới xuất hiện công khai trước mọi người. Chúa Thánh Thần hướng dẫn Hội Thánh bằng các ơn đoàn sủng và các phẩm trật.
12. Khi nào thì Hội Thánh mới hoàn tất? Dù phải trải qua rất nhiều cam go, nhưng Hội Thánh sẽ được hoàn tất trong vinh quang. Khi đó mọi người công chính từ thời Adam đến người cuối cùng được tuyển chọn, sẽ quy tụ lại trong nước Chúa dưới chân Đức Kitô.
13. Tại sao Hội Thánh lại là một mầu nhiệm? Hội Thánh đã ở trong lịch sử, nhưng lại vượt trên lịch sử, chỉ với con mắt đức tin, chúng ta mới có thể nhìn thấy nơi những thực tại tại trần thế, một thực tại thiêng liêng mang sức sống thần linh. Chính vì Hội Thánh vừa hữu hình, vừa thiêng liêng cho nên:
a) Hội Thánh trong nhiệm thể Chúa Kitô là một xã hội có phẩm trật.
b) Tập họp cách hữu hình những cộng đoàn thiêng liêng.
c) Hội Thánh tại trần thế nhưng được tô điểm bằng những ân huệ từ trời cao.
d) Những chiều kích nầy đã làm nên một Hội Thánh có hai yếu tố nhân loại và thần linh (Gh 8).
 
14. Sứ mạng của Hội Thánh là gì? Hội Thánh là sự hiệp thông giữa con người với Thiên Chúa, mà kế hoạch của Thiên Chúa đều ẩn chứa nơi các hành động của Chúa Kitô. Cho nên sự hiệp nhất giữa Chúa Kitô và Hội Thánh là một mầu nhiệm lớn lao (Ep 5, 32) Mà Chúa Kitô chính là chàng rể. Do đó Hội Thánh là bí tích phổ quát mang lại ơn cứu độ, cho nên Hội Thánh là bí tích là dấu hiệu là dụng cụ mà Chúa Kitô dùng để cứu độ mọi người (Gh 48).
15. Hội Thánh bao gồm những ai? Bất cứ người nào tỏ lòng kính sợ Thiên Chúa và thực hành đức công chính thì đều được Thiên Chúa đoái thương. Tuy nhiên, Thiên Chúa không muốn cứu rỗi riêng lẻ, nhưng Ngài muốn quy tụ họ thành một dân tộc, để họ nhận biết Ngài trong chân lý và phụng sự Ngài bằng sự trang nghiêm thánh thiện. Vì thế Chúa đã chọn dân Israel làm dân riêng và thiết lập một giao ước với họ rồi giáo huấn uốn nắn họ từ từ. Đây là hình bóng của giao ước mới. Chính giao ước mới này sẽ hoàn hảo hơn vì đã được ký kết trong máu của Đức Kitô và Ngài đã kêu gọi dân Israel và anh em lương dân từ mọi dân tộc, được vào trong Hội Thánh của Ngài.
16. Dân Chúa bao gồm mấy chức năng? Gồm 3 chức năng: tư tế, ngôn sứ và vương đế
17. Tư tế gồm những ai? Ai muốn gia nhập dân Thiên Chúa thì phải có đức tin và phải qua phép thanh tẩy. Khi đó họ tham dự vào ơn gọi tư tế, Chúa Giêsu đã tạo nên những tư tế từ những người đã chịu phép thanh tẩy trong các dân tộc mới và được Thánh Linh xức dầu.
18. Ngôn sứ bao gồm những ai? Là những dân thánh đã vĩnh viễn gắn bó với đức tin. Họ được truyền đạt sự hiểu biết về đức tin để họ trở nên chứng tá của Chúa Kitô giữa lòng thế giới.
19. Vương đế bao gồm những ai? Chúa Kitô thực hiện vương quyền khi Ngài lôi léo mọi người đến với Ngài nhờ vào cuộc tử nạn và sự phục sinh cho nên kể từ đây Ngài là Chúa tể vũ trụ, Ngài thực sự là vua nhưng đã trở thành tôi tớ mọi người. Vì vậy Kitô hữu phải hiểu rằng: Cai trị là phục vụ. Cho nên dân Chúa sống quyền vương đế của mình bằng cách sống ơn gọi phục vụ.
20. Thế nào là thân mình của Chúa Kitô? Hội Thánh là thân thể mầu nhiệm của Chúa kitô. Ban đầu Chúa Giêsu cho các môn đệ tham dự vào cuộc sống của Ngài qua việc mạc khải cho họ biết về nước trời, tham dự sứ vụ, hiểu được nỗi thống khổ và niềm vui của Chúa. Chúa còn mời gọi họ: Hãy ở lại trong Thầy vì Thầy là cây nho, ai ăn thịt và uống máu tôi. Hội Thánh vừa quy tụ, vừa hiệp nhất với thân mình của Chúa Kitô. Nhờ đó sức sống từ nơi Chúa tuôn tràn qua các tín hữu. Chúa Kitô là đầu của Hội Thánh, qua Hội Thánh, Chúa Giêsu đã mở rộng nước của Ngài. Tình yêu của Chúa Kitô và Hội Thánh được diễn tả bằng tình yêu phu thê. Vì vậy Gioan đã loan báo Chúa Giêsu là phu quân còn thánh Phaolô thì giới thiệu Hội Thánh như hiền thê đã đính hôn với Chúa Kitô (1Cor 15,16).
21. Vì sao Hôị Thánh lại là đền thờ Chúa thánh Thần? Chúng ta có linh hồn và thân xác thì vai trò của Chúa Thánh Thần với Hội Thánh trần gian cũng y như vậy. Vì Hội Thánh là thân mình của Chúa Kitô. Chính Chúa Thánh Thần như một nguyên lý dấu ẩn, đã kết nối một phần thân thể trong Hội Thánh lại với nhau, Chúa Thánh Thần hiện diện trong toàn thể Hội Thánh và làm cho Hội Thánh trở thành đền thờ sống động của Thiên Chúa (2Cor 6, 16). Bởi vì Ngài cũng hiện diện trong mỗi phần tử và trong toàn thân mình của Hội Thánh.
22. Chúng ta sống trong Hội Thánh như thế nào? Hội Thánh là một cộng đoàn là dân Thiên Chúa, Chúa không cứu độ riêng ai, nhưng đã quy tụ tất cả thành một dân. Hiểu được như vậy chúng ta sẽ rũ bỏ ý nghĩa cá nhân trong đời sống đức tin để sống tinh thần cộng đoàn nhiều hơn. Mỗi người đều có một trách nhiệm nhưng chỉ có một mục đích là phục vụ chung. Hội Thánh là dấu chỉ hữu hình của sự hiệp nhất giữa loài người với Thiên Chúa cũng như giữa con người với nhau. Cho nên người Kitô hữu phải xây dựng sự hiệp nhất yêu thương trong cuộc sống đạo hằng ngày.
 
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:  CN XX  TN / C  
PHÚC ÂM:  Lc 12, 49-53
Thầy không đến để ban hoà bình, nhưng là đem sự chia rẽ.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
49 Một hôm, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng: "Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên! 50 Thầy còn một phép rửa phải chịu, và lòng Thầy khắc khoải biết bao cho đến khi việc này hoàn tất!
51 "Anh em tưởng rằng Thầy đến để ban hoà bình cho trái đất sao? Thầy bảo cho anh em biết: không phải thế đâu, nhưng là đem sự chia rẽ. 52 Vì từ nay, năm người trong cùng một nhà sẽ chia rẽ nhau, ba chống lại hai, hai chống lại ba. 53 Họ sẽ chia rẽ nhau: cha chống lại con trai, con trai chống lại cha; mẹ chống lại con gái, con gái chống lại mẹ; mẹ chồng chống lại nàng dâu, nàng dâu chống lại mẹ chồng."
  Đó là lời Chúa.
 
 
ĐỀ TÀI:   SỨ VỤ VÀ HẬU QUẢ TỪ VIỆC ĐI THEO CHÚA .    
 
1. Ước vọng của Chúa Giêsu khi đến trần gian là gì? Do tội lỗi đã biến trái đất nầy trở nên lạnh lẽo, tăm tối và chết chóc. Chúa Giêsu được sai đến để sưởi ấm, chiếu sáng và cứu sống, thế nhưng muốn chu toàn nhiệm vụ nầy, Chúa Giêsu đã phải nhận lấy biết bao hậu quả khốn cùng. Bởi vì bóng tối, sự lạnh giá, sự chết chóc luôn bủa vây hòng tiêu diệt, dập tắt chút hy vọng nhỏ bé đó, thế mà Chúa Giêsu đã thành công, đã khải hoàn vinh hiển.
2. Lửa mà Chúa Giêsu mang xuống, mang ý nghĩa nào? Lửa là phương tiện để thanh luyện, để biện phân, để tách biệt và để xét xử. Các nhà chú giải lý luận rằng: Lửa là phương tiện để Chúa Giêsu thanh luyện, canh tân trần gian. Ý Chúa muốn báo trước rằng: Các thử thách đang chờ các môn đệ ở phía trước.
3. Phép rửa mà Chúa phải chịu bao gồm những gì? Có nghĩa rằng: Sứ vụ của các ông luôn tràn ngập bởi tai ương mà việc xảy ra trước tiên chính là việc Chúa Giêsu phải lên Giêrusalem để trải qua cuộc khổ nạn, và Chúa luôn ước ao cho sứ mạng sớm hoàn tất.
4. Thứ hòa bình mà Chúa mang đến là thứ nào? Thứ bình an mà Chúa muốn mang đến không phải là thứ hòa bình nơi trần thế mà các ngôn sứ giả vẫn thường giới thiệu. Ví dụ điển hình: Sau thế chiến thứ hai, thế giới có vẻ bước vào một thời gian bình an. Thật ra Mỹ và Nga đang bước vào thời kỳ chiến tranh lạnh. Họ không yêu thương gì nhau, luôn gầm ghè nhau nhưng vì vừa trải qua một cuộc chiến tàn khốc. Cho nên lực lượng cả 2 bên đều bị tổn thất nặng, và bình an lúc này chính là thời kỳ án binh bất động để mài dao cho bén và đợi ngày.
5. Lửa mà Chúa muốn ném vào trái đất là lửa gì? Là thứ lửa tin yêu và hy vọng. Trái đất vừa bị áp một bản án nặng nề như thành trì bị thất thủ, thứ còn lại chỉ là hoang tàn, đổ nát, tang thương. Vì thế nếu trái đất nầy không có lửa thì không có sự sống, muôn loài muôn vật đâu cũng cần ánh sáng, cần lửa. Lửa khơi dậy mầm sống, ánh sáng làm phát sinh và duy trì sự sống, sứ mạng của Chúa Giêsu đến là để hồi sinh mọi sinh vật, lửa mà Chúa Giêsu mang đến chính là lửa Thánh Thần, thứ lửa canh tân đổi mới, là thứ lửa hồi sinh.
 
6. Thánh Thần là ai? Thánh Thần là lửa, phép rửa của Gioan chỉ là nước, còn phép rửa của Chúa Giêsu là lửa của Chúa Thánh Thần. Vậy nên lửa chính là sự thanh luyện, là điện giải, là sự xét xử, là sự canh tân đổi mới, là những tác động do Chúa Thánh Thần mang lại, lửa cũng là công cụ để thiêu hủy, để đốt đi.
7. Nhiệm vụ Chúa Giêsu đến để làm gì? Chúa Giêsu đến trần gian để làm gì? Không lẽ Chúa không muốn mang bình an đến? Thật ra Chúa đến không phải để gây chia rẽ, thật ra những nghịch lý này để làm rõ nét hơn cho sứ mạng của Chúa, để chúng ta cứu xét kỹ hơn, nghiên cứu kỹ hơn, nghiền ngẫm kỹ hơn. Sau đó là chúng ta sẽ hiểu rõ hơn.
8. Yếu tố cốt lõi trong sứ mạng của Chúa là gì? Mục tiêu của Chúa khi đến đây không phải là một sự yên tĩnh, một sự bình an hay một thỏa hiệp chung chung, mà Chúa muốn ném lửa vào trái đất là để trái đất bị bao trùm trong lửa bốc cháy. Tất cả những công trình giả tạo, làm bằng những vật liệu hay hư nát sẽ bị bốc cháy hết, chỉ còn lại những thứ gì là tinh tuyền, là vàng ròng, là đồ thật chứ không phải là những thứ đồ giả. Ý Chúa muốn là: Chúa sẽ đối xử nhân ái và kêu gọi mọi người phải đối xử nhân ái với nhau. Chúa muốn nỗ lực đưa những người tội lỗi trở lại với Thiên Chúa. Xóa đi lằn ranh tốt xấu và làm cho mọi sự tốt đẹp, hòa hợp với nhau như thuở ban đầu. Thời kỳ mà sư tử có thể vui đùa với bê con, và đứa trẻ có thể bình an bên cạnh hang rắn lục. Lúc đó tội lỗi sẽ không còn, vì Ngài đã chiến thắng sự chết.
9. Hoạt động của Chúa Giêsu đã giải thích thế nào về lửa? Thánh Thần chính là sức sống thâm sâu nhất của Thiên Chúa. Chúa Giêsu loan báo tin mừng cho người nghèo, cho kẻ bần cùng và người tội lỗi biết lòng thương xót của Thiên Chúa. Hành động của Chúa Giêsu luôn mang đặc tính của lửa, nó thắng vượt mọi thái độ lãnh đạm, nó thẩm thấu vào tận lòng mỗi người, nó rút ngắn mọi khoảng cách, nó muốn đốt cháy mọi cách biệt, để con người có thể gặp gỡ Thiên Chúa một cách sống động, mãnh liệt.
10. Hậu quả do sứ mạng của Chúa gây ra là gì? Trong cuộc gặp gỡ này, những ai đón tiếp Chúa Giêsu thì lòng họ sẽ đầy Thánh Thần. Ai chối từ Chúa, thì cuộc gặp gỡ nầy sẽ trở thành một cuộc phán xét. Cả hai đối tượng này sẽ trở thành đối kháng nhau, cho nên hai thứ đối kháng này sẽ trở thành sự loan báo hòa bình, hoặc là nguyên do gây ra chia rẽ.
11. Tại sao khi Chúa đến người ta lại chống đối nhau? Ở đây Chúa vạch rõ 2 quan điểm thật rõ ràng: Khi ta đón nhận quan điểm này, cũng chính là lúc ta khước từ quan điểm kia. Không ai có thể cùng lúc đi theo Chúa, lại có thể chống Chúa. ở đây không có chỗ cho lập trường trung hòa. Sự chia rẽ gây ra là do bởi người ta lấy lập trường cá nhân để đối chọi lại quan điểm của Chúa Giêsu. Chúng ta nhớ lại khi Chúa Giêsu vừa chào đời, ca đoàn Thiên Thần đã dâng lên Thiên Chúa lời chúc tụng bình an. Khi chữa lành cho các bệnh nhân, Chúa cũng ban bình an cho họ, khi sai các môn đệ ra đi, Chúa cũng căn dặn họ phải chào chúc bình an. Vì đây là bình an của Thiên Chúa, tuyệt đối Chúa không hề hô hào cho sự chia rẽ mà chỉ là đường lối mang lại bình an cho thế giới. Chia rẽ hay không là do tự ý mỗi con người, chỉ vì họ kiêu căng, ích kỷ, tự ái và tự do quá đáng mà thôi.
 
 
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS
 
 

Trở lại      In      Số lần xem: 607
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  4
 Hôm nay:  283
 Hôm qua:  2056
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11415962
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top