Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - bài số: 055

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 055

 ĐỀ TÀI :   HÃY CHỌN CHO MÌNH MỘT CHỖ NGỒI THÍCH HỢP .

          Thứ sáu , ngày 30 / August / 2019

 I. GIÁO LÝ HÔN NHÂN:
 
ĐỀ TÀI:   SINH CON PHẢI GẮN LIỀN VỚI TRÁCH NHIỆM.  (PHẦN I) 
 
1. Khi đôi bạn lấy nhau, điều nào họ cần phải quan tâm nhất? Lấy nhau rồi thì phải có con, không có con thì buồn lắm, con đông cũng mệt mỏi mà không có con thì càng buồn hơn. Đứa con sinh ra, có khi là niềm hạnh phúc. Thế nhưng sinh chúng ra rồi thì cha mẹ phải có khả năng săn sóc, nuôi nấng, dạy dỗ chúng. Điều lo thực tế nhất chính là lương thực, trường học và bệnh viện / rồi phải có việc làm cho chúng. Bởi thế ngày nay người ta gắn liền việc sinh con với trách nhiệm của bậc cha mẹ. Vậy nên điều cần nhất là cặp đôi phải cầu nguyện trước để xin ơn Chúa trợ giúp.
2. Con cái do đâu mà có? Truyền sinh là sinh con. Sinh con là một ân huệ chứ không phải ai muốn mà được. Tự nhiên hai người yêu thương nhau, vì yêu thương nên hai người đều hướng về việc sinh con. Cho nên con cái là hoa quả từ tình yêu vợ chồng / con cái phát sinh từ tình yêu cha mẹ, từ việc họ hiến thân cho nhau chứ không phải là thứ gì đó được ghép từ bên ngoài vào. Chính vì thế mà Giáo Hội phải bảo vệ sự sống.
3. Lý do nào Thiên Chúa không muốn hôn nhân bị tách rời? Hội Thánh có bổn phận bảo vệ sự sống nên các giáo phụ dạy rằng: Hành vi ân ái phải mở ngõ cho việc truyền sinh. Giáo Hội cũng dùng huấn quyền để giải thích về tình yêu vợ chồng như là nền tảng của Giáo lý hôn nhân bằng sự liên kết bất khả phân ly. Đây cũng là ý của Thiên Chúa muốn cho nên con người không được phép tách rời.
4. Bổn phận của cha mẹ trong việc sinh con là gì? Sinh con là một nhiệm vụ, cũng là một sứ mạng của đôi vợ chồng, để họ biết rằng việc sinh con là cộng tác vào chương trình sáng tạo của Thiên Chúa. Vì nó trở thành cách mà con người diễn đạt tình yêu của Thiên Chúa. Bởi vậy nhiệm vụ của đôi vợ chồng là sinh con và giáo dục chúng là trách nhiệm của các Kitô hữu.
5. Làm sao ta có thể quyết định về số con của mình? Chính lương tâm trong sáng của họ sẽ là mực thước chỉ dạy họ về số con cái của mình. Nhờ vâng phục Thiên Chúa, nhờ cả hai cùng đồng tâm hiệp lực với nhau trong lời cầu nguyện. Hai vợ chồng có thể dùng một chút phán đoán mang tính chất ngay thẳng để biết xét đến lợi ích của riêng mình cũng như của con cái mà sẽ được sinh ra. Biết nhận định về hoàn cảnh vật chất, biết nghĩ đến lợi ích của gia đình ,xã hội và giáo hội. Sự phán đoán nầy phải được hai vợ chồng trình bày trước mặt Thiên Chúa trong các buổi cầu nguyện chung, riêng. Hai vợ chồng phải luôn ý thức rằng: Cả hai không thể theo sở thích của mình, mà phải tuân thủ theo tiếng nói lương tâm qua sự chỉ dạy theo luật Chúa và sự hướng dẫn của Hội Thánh.
6. Những tiêu chuẩn nào dành cho việc điều hòa sinh sản của vợ chồng công giáo ? Có 3 tiêu chuẩn mà họ phải nhất mực cân nhắc: 
 
a) Vì lợi ích của chính họ: Có con để củng cố thêm hạnh phúc vợ chồng, có con để chứng tỏ họ hết mực yêu thương nhau. Bên cạnh đó họ còn phải lưu ý đến sức khỏe của người mẹ. 
b) Vì lợi ích của con cái: Vì con cái là ân huệ của hôn nhân, nếu đã sinh con thì phải nuôi dạy , phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để cho con mình được hạnh phúc, nhất là tương lai của con. 
c)Vì lợi ích của Xã hội và Hội thánh: Xã hội phát triển là nhờ các phần tử khỏe mạnh, thông minh và siêng năng. Cũng thế, Hội Thánh phát triển là nhờ con cái mình kiên vững trong đức tin và còn phải trưởng thành trong cách sống nhân văn ngoài xã hội nữa. Do đó việc suy sét cho kỹ về khả năng nuôi dưỡng và giáo dục chúng trở thành những phần tử hữu ích cho cả hai môi trường sống / là điều quá cần thiết. Đây chính là tiêu chuẩn để hai vợ chồng phải đắn đo khi muốn điều hòa sinh sản.
 
7. Tại sao phải ngừa thai? Trong bối cảnh tài nguyên và khí hậu trên thế giới chịu sự phân phối không đồng đều. Nước giàu thì muốn sinh con thêm, nước nghèo thì vì cơm áo không đủ nên phải hạn chế. Vì thế đa số các gia đình cho rằng: Phải sinh con theo khả năng nuôi dạy thì chúng mới có thể nên người tốt …./ **R      (CÒN PHẦN II)
 
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:    CN XXII  / TN  C  
 
PHÚC ÂM:  Lc 14, 1.7-14
Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên.
 
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
1 Một ngày sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa: họ cố dò xét Người.
7 Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn chỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này: 8 "Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, 9 và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: "Xin ông nhường chỗ cho vị này. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. 10 Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: "Xin mời ông bạn lên trên cho. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn. 11 Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên."
12 Rồi Đức Giê-su nói với kẻ đã mời Người rằng: "Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng mời bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. 13 Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. 14 Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại."     Đó là lời Chúa.
 
 
ĐỀ TÀI:   HÃY CHỌN CHO MÌNH MỘT CHỖ NGỒI THÍCH HỢP .
 
1. Lý do nào Chúa Giêsu được mời dự tiệc? Tin Mừng Luca hôm nay cho thấy người đứng đầu nhóm Pharisêu ở đây có chút thiện cảm với Chúa Giêsu nên đã mời Ngài đến nhà mình dùng bữa. Tuy hôm nay họ có ý dò xét nhưng cách họ dò xét chỉ là để tìm hiểu chứ chưa phải là để bắt lỗi.
2. Thứ tự ưu tiên trong các bữa tiệc sẽ như thế nào? Người khách quan trọng nhất sẽ ngồi ở chính giữa của bàn đầu / người chủ nhà thì ngồi bên cạnh, còn những người khác cứ theo tuổi mà ngồi vào. Đây là quy luật thông thường, nhưng cũng có một số người nào đó cứ thích ngồi vào chỗ cao hơn của ai đó, để được gần với trung tâm hơn.
3. Tính cách của người Pharisêu thì thế nào? Nhóm người Pharisêu với bản chất kiêu ngạo, nên cứ chọn cỗ nhất mà ngồi vào. Họ chỉ tìm kiếm hư danh trước hết nên thích xuất hiện  trước mặt mọi người .
4. Tại sao ta nên ngồi vào chỗ cuối? Điều kiện để được vào dự tiệc trong nước Thiên Chúa là phải trở nên trẻ nhỏ (Mt 18, 3-4) Chúng ta cần ý thức thân phận tội lỗi, bất xứng của mình, chỉ nên coi mình là tên đầy tớ vô dụng (Lc 17, 10) để ta không cậy dựa vào sức riêng, mà chỉ nên trông cậy vào ơn Chúa (Ga 15, 5). Đây cũng là bài học khôn ngoan và phép xã giao ở các buổi tiệc mà Chúa muốn dạy cho đám Pharisêu và các môn đệ.
5. Mối quan tâm hàng đầu của con người là gì? Mối quan tâm chính của con người là đạt được vinh quang, danh tiếng, là xác định địa vị, đạt được vị trí / mỗi người cứ muốn ở cao hơn người khác, xa hơn người khác, ai cũng có khuynh hướng muốn ngồi vào cỗ nhất. (Bàn số 1)
6. Chúa Giêsu muốn khẳng định như thế nào? Dụ ngôn hôm nay cũng nhắc nhớ chúng ta về dụ ngôn người Pharisêu và người thu thuế (Lc 18, 14) , cũng có câu kết tương tự. Hôm nay Chúa đưa ra một quy luật ứng xử khôn khéo, đó là khi đi dự tiệc thì cứ chọn cỗ thấp, không phải do khiêm tốn, nhưng là do tính toán và cứ để cho chủ nhà sắp xếp bố trí chỗ cho khách mời. Như thế ta sẽ đỡ bị xấu hổ khi chủ nhà mời lùi xuống mà nhường chỗ cho người quan trọng hơn, hoặc sẽ được nở mày nở mặt khi được chủ nhà mời ngồi lên trên. Chúng ta biết rằng nếu cứ đi tìm chỗ danh dự thì sẽ thất bại thôi / tốt nhất cứ để cho chủ nhà định đoạt. Điều này đúng theo cách của loài người , nhưng Chúa Giêsu muốn đưa chúng ta đi đến một khẳng định: Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống... (câu 11).
 
7. Tội nào xem ra nặng nhất? Tội nặng nhất là kiêu ngạo và ngược lại. Nhân đức lớn nhất là đức khiêm nhường, như lời Đức Maria ca ngợi Thiên Chúa: Chúa hạ bệ những ai quyền thế, và nâng cao mọi kẻ khiêm nhường (Lc 1, 52). Chính Chúa Giêsu cũng hạ mình xuống rửa chân cho các môn đệ khi muốn thể hiện tình Ngài yêu thương (Ga 13, 14).
8. Chúa Giêsu dạy ta cách mời khách như thế nào? Khi nào ông đãi khách thì đừng chỉ mời bạn bè....Lời Chúa dạy đi ngược lại với lối ứng xử của người đời. Những người mà Chúa Giêsu muốn nói đến, đều là những người nghèo, những kẻ nghèo khó, bé mọn ( Lc 10,21), khiêm hạ (Lc 18,14). Chính Chúa Giê-su khi sinh ra cũng là một người nghèo. Qua câu này Chúa muốn kêu gọi mọi người hãy đối xử tốt với người nghèo, với những ai đang lâm cảnh khốn cùng, làm ơn cho những ai không có khả năng đáp trả. Đó cũng là điều kiện để vào nước trời.
9. Sự khiêm tốn lợi ở chỗ nào? Khiêm tốn là phương cách gây thiện cảm hữu hiệu, người có nhan sắc mà chảnh thì ai cũng ghét, còn người xấu tự mình biết mình xấu mà quên đi cái xấu, khiến không còn ai nhìn thấy cái xấu của mình nữa. Cho nên giỏi mà bỏ được cái thói tự cho mình là giỏi, thì đi đâu cũng được người khác yêu quý, tôn trọng.
10. Ai là kẻ thường bị loại trừ? Một thực tại mà chúng ta cần lưu ý: Người ta có thói quen thiết lập quan hệ với những người ngang tầm với mình, người bị loại trừ thường là những người bần cùng khốn khổ / xu hướng này do họ chỉ đi tìm cái tôi và muốn bao bọc cái tôi. Ở đây Chúa đưa ra hai nhóm người: Nhóm có lợi và nhóm không có lợi. Bạn bè anh em, bà con hay láng giềng giàu có, và nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Nhóm thứ nhất thường được ta mời họ đến ăn uống với ta, còn quan hệ với nhóm người sau chẳng đưa lại điều lợi lộc nào cho ta cả.****
11. Ai là kẻ phải được mời? Những người tàn tật, đui mù còn không được phép đi vào đền thờ Đức Chúa (Lv 21, 18) và (2 Sm 5, 8), nhìn thân phận họ cho thấy họ đầy tội lỗi, người Do thái quan niệm bệnh, tật là do tội. Trong khi cộng đồng dân Chúa gồm toàn những người hoàn thiện, thế nhưng chính họ là những người phải được mời, chính họ là người mà ta phải hiệp thông với họ. Chính họ là những người có phẩm giá ngang bằng với chúng ta. Chúa Giêsu không ngăn cản việc ta mời bà con thân hữu vào dự tiệc, nhưng Chúa phản đối chủ nhà không được loại trừ những người thất thế, cùng khổ và Chúa nói: Họ sẽ được đáp trả trong ngày các kẻ lành sống lại, Chúa không muốn chúng ta tính toán theo kiểu trần gian, nhưng phải nghĩ đến những lợi lộc mai sau.
12. Lý do Chúa phản đối là gì? Chúa đề nghị chúng ta khi cư xử, thì hãy nghĩ đến giai đoạn kết thúc, lúc mọi người sống lại, khi đó không còn ai bị loại trừ nữa. Khi đó những người nghèo, người khốn khó, sẽ hoàn toàn bình đẳng với mọi kẻ khác. Nếu như bây giờ tại trần gian, chúng ta loại trừ họ, thì đó cũng là lý do mà chúng ta đã tự loại trừ chính mình ra khỏi danh sách những người được ban sự sống nước trời.
13. Chúa muốn nhắc chúng ta điều gì? Chúa đề nghị chúng ta khi cư xử với người khác thì hãy nghĩ đến giai đoạn kết thúc, lúc đó mọi người sẽ sống lại, lúc đó cũng không còn các nhóm bị loại trừ. Khi đó cả hai nhóm người đều bình đẳng với nhau. Cho nên ngay bây giờ chúng ta hãy tìm cách hiệp thông với họ.
 
14. Cách nhìn của Thiên Chúa như thế nào? Khi đọc bài tin mừng, tác giả muốn nhắc rằng: Chúng ta đang sống dưới cái nhìn của Thiên Chúa, Ngài không phân biệt đối xử cho nên Ngài cũng muốn những đứa con của Ngài đừng phân biệt đối xử với nhau mà chúng ta phải trọn tình bác ái bằng việc sống phục vụ lẫn nhau.
15. Người đời thường ước muốn điều gì? Cuộc sống chung của con người với thiên hình vạn trạng và ai cũng nhắm lên một địa vị cao là muốn đè đầu cỡi cổ người khác. Chúng ta luôn muốn người khác phải thấp kém hơn chúng ta. Chúng ta chỉ nhìn ra giá trị của mình khi được đứng trên cao nhìn xuống và định lượng rằng họ kém giá trị hơn chúng ta. Chúng ta chỉ có thể thấy mình hơn người khác khi chúng ta có một căn hộ lớn, có chiếc xe hơi đẹp, có một địa vị khả quan, có một người vợ đảm đang, có những đứa con thông minh và chúng ta cảm thấy mình có giá trị khi đem đi so sánh với người khác. Ta có thể ganh đua nhau để tìm uy thế, tìm danh vọng ngay trong lễ an táng, thậm chí ở nơi nghĩa trang nữa. 
16. Cái xấu của con người nằm ở đâu? Con người luôn khao khát danh vọng, chức tước, uy quyền, nhưng những thứ này đều không đáng kể đối với Thiên Chúa. Chúng ta không nên dành chú tâm cho những thứ nầy. Tất cả đều là nguyên do của tính ích kỷ, chúng ta nên để cho Thiên Chúa phân phối chỗ ngồi, giá trị của chúng ta đều đang nằm trong bàn tay của Thiên Chúa chứ không tùy vào tham vọng của chúng ta.
17. Dựa vào giáo huấn của Chúa, chúng ta nhận ra điều gì? Thiên Chúa luôn bảo chúng ta phải quan tâm đến lợi ích của kẻ khác qua việc phục vụ, Chúa bảo đừng lưu tâm củng cố hào quang cho mình nhưng hãy nỗ lực cho vinh quang Thiên Chúa và mang lại lợi ích cho anh em thì hơn.
18. Chúa lưu ý chúng ta điều gì? Chính cái vòng tròn bà con thân hữu đã giới hạn những người khác, tức là ở đây luôn có việc loại trừ. Thiên Chúa chỉ lưu ý chúng ta một điều: Sau này khi sống lại, chúng ta phải ra trình diện trước mặt Thiên Chúa. Nếu bây giờ chúng ta loại trừ họ, thì coi chừng sau này chúng ta có nguy cơ không được sống chung với họ / khi kẻ lành sống lại.
19. Chúng ta nên rút ra điều gì? Chúng ta phải sống yêu thương kẻ khó nghèo để mai sau chúng ta sẽ được một chỗ trên thiên đàng. Nếu không, chúng ta không xứng đáng để lãnh nhận điều gì cả. Thiên Chúa yêu thương chúng ta không vì một điều lợi nào cả, cũng không có mối liên hệ nào, Ngài cũng không mong gì được chúng ta đáp trả, chỉ là Ngài muốn ban cho chúng ta một phần thưởng cao quý, đó là được giống Cha, được ở với Cha trên trời, được sống hạnh phúc với Ngài (Lc 6, 35)   **R
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS
 
 
 
 

                                             

 


Trở lại      In      Số lần xem: 673
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  1817
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11352121
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top