Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho Bổn Đạo Mới - bài số: 056

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 056

 ĐỀ TÀI :  THÁI ĐỘ CẦN CÓ KHI ĐI THEO CHÚA .     

          Thứ sáu , ngày 06 / Sept / 2019

 I. ĐỨC TIN KITÔ GIÁO :
 
ĐỀ TÀI:   ĐẶC TÍNH CỦA HỘI THÁNH. (PHẦN I)
 
1. Hội Thánh là gì? Là một cộng đoàn bao gồm những người tin Thiên Chúa, tin vào Đức Kitô là Đấng thiên sai, là Con Thiên Chúa, là Đấng cứu độ trần gian, mà người đại diện đầu tiên chính là thánh Phêrô tông đồ. Sinh thời Đức Kitô đã nói với Phêrô: “Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: Anh là Phêrô, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá nầy Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi (Mt 16, 18). Ngày nay người kế vị Phêrô là những vị giám mục của Giáo đô Rôma tại Vatican.
2. Hội Thánh công giáo có những đặc tính nào? Thưa Giáo Hội Kitô giáo có 4 đặc tính sau đây: Những đặc tính này hằng ngày toàn thể tín hữu vẫn tuyên xưng trong  Kinh Tin Kính, để phân biệt với các giáo phái khác, các đặc tính đó là: “Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền”. Những đặc tính nầy do hồng ân của Thánh Linh ban cho và mọi người chỉ có thể hiểu được nó nhờ vào đức tin.
3. Hội Thánh duy nhất là gì? Nguồn gốc sâu xa của Hội Thánh là Thiên Chúa duy nhất trong Ba ngôi. Vì thế Hội Thánh là một dân tộc thánh xuất hiện từ sự hiệp nhất của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (GH4). Hội Thánh duy nhất do chính Chúa Kitô sáng lập. Chính nhờ mầu nhiệm thập giá mà Chúa Kitô đã tái lập mọi dân tộc thành một dân tộc trong thân thể của Chúa Kitô, cuối cùng Hội Thánh duy nhất do Chúa Thánh Thần tác động. Chính Ngài tạo sự hiệp thông kỳ diệu giữa các tín hữu và liên kết mọi người trong Chúa Kitô một cách mật thiết đến độ Ngài là nguyên lý hiệp nhất của Hội Thánh.
4. Nền tảng chính yếu của Hội Thánh là gì? Hội Thánh duy nhất vì mọi người cùng tuyên xưng một đức tin, mà đức tin ấy xuất phát từ các tông đồ, cùng cử hành một nghi lễ phụng thờ Thiên Chúa, cùng hòa hợp trong tình yêu thương của Thiên Chúa. Cho nên chính Chúa Kitô là dấu chỉ hữu hình của sự duy nhất nầy, đồng thời Ngài đã đặt Phêrô làm thủ lãnh và cũng ở nơi Phêrô. Chúa Giêsu đã đặt nguyên lý cùng nền tảng vĩnh cửu hữu hình cho sự hiệp nhất và hiệp thông trong đức tin (GH 18).
5. Trách nhiệm của Hội Thánh như thế nào đối với sự hiệp nhất của Giáo Hội? Chúa Giêsu đã thiết lập Hội Thánh và mong muốn nó duy nhất. Tuy nhiên qua dòng lịch sử, mọi người chứng kiến tình trạng chia rẽ giữa các Kitô hữu và đây là gương xấu công khai đáng xấu hổ nhất trước mặt thế gian. Những sự rạn nứt trong sự hiệp nhất của Hội Thánh bao gồm những thành phần chính thức sau đây: 
 
a) Lạc giáo là những người có mối nghi ngờ hay cố chấp phủ nhận về một chân lý đức tin. 
b) Bội giáo là thành phần chối bỏ toàn diện đức tin Kitô giáo. 
c) Ly giáo là thành phần tín hữu chối bỏ sự tùng phục Đức Giáo Hoàng hay là những thành phần muốn chối bỏ sự hiệp thông với các thành viên của Hội Thánh dưới quyền của Ngài (Gl 751).
 
6. Nguyện vọng của Đức Kitô là gì? Chúa Giêsu luôn tha thiết cầu nguyện cho các Kitô hữu được nên một. Cho nên mọi Kitô hữu phải nỗ lực cầu nguyện và phục hồi sự hiệp nhất trong Hội Thánh. Giáo Hội gọi đó là nỗ lực đại kết, công đồng Vatican II đã thừa nhận các Kitô hữu không công giáo. Vì họ cũng có đức tin, cũng chịu phép rửa, nên họ cũng có quyền mang danh Kitô hữu và họ xứng đáng được gọi là con cái trong Hội Thánh và được mọi Kitô hữu nhìn nhận họ là anh em (HN 3).
7. Vì sao được gọi là Hội Thánh thánh thiện? Hội Thánh đã được tuyên xưng là thánh thiện, vì sao? Vì Chúa Kitô đã yêu thương Hội Thánh như hiền thê và Ngài đã hiến thân để thánh hóa và kết hợp với Hội Thánh như thân thể của Ngài và ban cho Hội Thánh dư đầy ơn Thánh Thần (Gh 39). Thứ đến, Thánh Thần cũng ban cho Hội Thánh được dồi dào sự thánh thiện và ơn cứu rỗi. Đó là việc rao giảng tin mừng, thiết lập các bí tích, ban các nhân đức luân lý, lòng nhiệt thành phục vụ tha nhân và các đặc sủng khác, mà cụ thể nhất là gương sáng của các vị thánh như là những tấm gương cho đời sống thánh thiện để các Kitô hữu soi và bắt chước.
8. Cuộc lữ hành đức tin kéo theo điều gì? Sự thánh thiện của Hội Thánh là hành trình tăng trưởng, một cuộc lữ hành phải vượt qua chứ không phải ở trong tình trạng an nhàn thư thái, cũng có nghĩa là Hội Thánh vừa đi vừa thanh tẩy mình ,vừa sám hối để tìm phương thế canh tân đổi mới. Chúa kêu gọi chúng ta phải luôn đổi mới, đổi mới lòng trí, đổi mới các hành động trong con người chúng ta noi theo sự thánh thiện và công chính của Thiên Chúa, mà bản thân chúng ta là những con người yếu đuối, luôn vấp ngã luôn cần có ơn tha thứ của Thiên Chúa.
9. Đời sống viên mãn của Kitô giáo là gì? Giáo Hội muốn mọi người phải nên thánh mà Đức bác ái là tâm điểm của đời sống thánh thiện. Cho nên mọi người phải tiến tới đời sống trọn lành bằng đức ái, và đức ái chính là mối dây liên kết của sự trọn lành và cũng là cùng đích của đời sống Kitô hữu. Vì thế ai thi hành đức ái đối với Thiên Chúa cũng như đối với tha nhân thì dấu chỉ người đó là môn đệ chân chính của Chúa Kitô.
10. Hội Thánh công giáo là gì? Công giáo là đạo chung, đạo phổ quát, bao gồm tất cả được áp dụng cho Hội Thánh theo 2 hướng: Hội Thánh mang tính công giáo vì có Chúa Kitô đang hiện diện và là đầu của Hội Thánh. Vì Hội Thánh có Chúa Kitô hiện nên Hội Thánh cũng có đầy đủ các phương tiện để mang lại ơn cứu rỗi. Cho nên Hội Thánh công giáo như là công cụ để Chúa Ki-tô sai đến và mang ơn cứu rỗi cho nhân loại (Mt 28, 19).
11. Giáo Hội địa phương mang ý nghĩa nào? Mỗi giám mục là một Giáo Hội. Giáo Hội tại địa phương đều mang đặc tính công giáo. Giáo Hội địa phương cũng có Chúa Kitô hiện diện nên cũng là giáo hội hợp pháp. Cho dù cộng đoàn ấy nhỏ bé, nghèo hèn hay bị tản mác khắp nơi. Nhưng nhờ thần lực của Chúa Giêsu thì giáo hội ấy cũng hiệp thành, duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền (Gh 26). Đặc tính nầy được thể hiện một cách hữu hình qua việc Giáo Hội địa phương hiệp nhất với Giáo Hội Rôma.  **R
 
II. TÔN VINH LỜI CHÚA:  CN XXIII  TN / C  
 
PHÚC ÂM:  Lc 14, 25-33
Ai không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được.
 
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
25 Khi ấy, có rất đông người cùng đi đường với Đức Giê-su. Người quay lại bảo họ:
26 "Ai đến với tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em, và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ tôi được. 27 Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được.
28 "Quả thế, ai trong anh em muốn xây một cây tháp, mà trước tiên lại không ngồi xuống tính toán phí tổn, xem mình có hoàn thành nổi không? 29 Kẻo lỡ ra, đặt móng rồi lại không có khả năng làm xong, thì mọi người thấy vậy sẽ lên tiếng chế diễu mà bảo: 30 "Anh ta đã khởi công xây, nhưng chẳng có sức làm cho xong việc. 31 Hoặc có vua nào đi giao chiến với một vua khác, mà trước tiên lại không ngồi xuống bàn tính xem mình có thể đem một vạn quân ra, đương đầu với đối phương dẫn hai vạn quân tiến đánh mình chăng? 32 Nếu không đủ sức, thì khi đối phương còn ở xa, ắt nhà vua đã phải sai sứ đi cầu hoà. 33 Cũng vậy, ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được.
Đó là lời Chúa.
 
 
ĐỀ TÀI:   THÁI ĐỘ CẦN CÓ KHI ĐI THEO CHÚA .     
 
1. Dân chúng nghĩ gì khi đi theo Chúa? Bấy giờ có rất đông dân chúng đi theo Chúa Giêsu lên Giêrusalem. Ở đây có sự trùng hợp với cuộc hành hương của người Do Thái khi họ cũng đi lên để dự lễ vượt qua tại đền thánh. Cho nên cả hai nhóm người họp lại trở thành một đám rất đông, trong số này cũng có nhiều người mang ảo tưởng là Người lên đây để lãnh đạo cuộc cách mạng chống lại đế quốc Rôma giành lại độc lập theo chủ nghĩa thiên sai mà người Do Thái đang mơ tưởng.
2. Điểm nổi bật nơi Đức Giêsu trong bài Tin Mừng hôm nay là gì? Hôm nay Chúa Giêsu cương quyết chấp nhận số phận bằng cách nhất định tiến về Giêrusalem. Trên đường đi có rất đông người đi theo, họ muốn ở với Người, họ bị Người thu hút. Chúa Giêsu không muốn xua đuổi họ, nhưng Chúa cũng không muốn họ đi theo Chúa với một nỗi mong chờ sai lệch .
3. Tại sao Chúa phải đưa ra 3 điều kiện? Chính vì họ đang ảo tưởng về sứ vụ cứu thế của Chúa. Họ tưởng Chúa cũng đánh đông dẹp bắc như Alexander Đại đế, như hoàng đế César, như Thành Cát Tư Hãn. Cho nên Chúa đã đưa ra 3 điều kiện để những ai muốn theo thì cần phải nắm cho rõ: 
 
a) Là phải yêu Chúa trên mức tình cảm gia đình và trên cả mạng sống của mình. 
b) Là phải sẵn sàng từ bỏ ý riêng, vui lòng vác thập giá của mình mà theo Chúa. 
c) Là phải khôn ngoan, suy tính kỹ lưỡng trước khi có quyết định đi theo Chúa như một người trước khi xây tháp hay trước khi đi giao chiến với địch thù.
 
4. Ý nghĩa của việc từ bỏ cha mẹ là gì? Giới răn thứ 4 là phải thảo kính cha mẹ. Từ bỏ ở đây không có nghĩa là dứt bỏ, nhưng là phải yêu ít hơn / lối văn của Luca là lối văn song đối, là lối văn so sánh. Chúa Giêsu có cách nói cứng rắn hơn như là từ bỏ cha mẹ, nhưng ý nghĩa ở đây mà Chúa muốn dạy: Chúa đòi những ai muốn đi theo Chúa thì phải dành mọi thứ quý giá nhất, trân trọng nhất cho Chúa. Nhưng cách diễn tả ở đây cũng khiến cho nhiều người hiểu lầm là Chúa muốn họ bỏ Chúa ,thay vì lôi kéo họ đến với Chúa.
5. Điều quý giá nhất nơi mỗi con người là gì? Mạng sống chính là thứ quý giá nhất mà ai cũng muốn bảo vệ nó, ai đi theo Chúa thì ngoài những hy sinh, những từ bỏ. Chúa còn đòi hỏi mạng sống của mỗi người, điều này cho thấy muốn theo Chúa, chúng ta phải chiến đấu quyết liệt biết bao (Lc 14, 26).
6. Thập giá của mỗi người đang ở đâu? Thập giá của mỗi người mang tính cách vô hình, là những dục vọng của bản thân, là những trách nhiệm trong gia đình, ngoài xã hội, là những va chạm trong đời sống hằng ngày, là những thử thách mà Chúa cho xảy đến. Nếu muốn chu toàn, nếu muốn bình an, đòi hỏi người môn đệ phải từ bỏ, phải hy sinh, phải chấp nhận mọi điều trái ý khi đi theo Chúa.
 
7. Tại sao khi đi theo Chúa, ta phải đắn đo suy nghĩ? Đương nhiên trước tiên người môn đệ phải cầu nguyện, phải suy nghĩ, phải đắn đo, so sánh thật kỹ. Cũng giống như câu Chúa Giêsu trả lời cho Phêrô: Sẽ được gấp 10 lần cộng với những khốn khó bách hại và sự sống đời đời ở mai sau. Việc đi theo Chúa thật quan trọng, vì nó chỉ mang đến thành công cho những ai bền lòng bền chí, có suy tính trước sau, không nản lòng thối chí, thì mới có thể làm môn đệ cho Chúa được.
8. Điều kiện tiên quyết khi đi theo Chúa là gì? Là từ bỏ của cải, từ bỏ chính mình, từ bỏ hết những gì mình có. Đây chính là điều kiện khó nhất, cũng chính vì nó khiến cho nhiều người phải mất tất cả.
9. Theo Chúa có phải là một con người bất hiếu không? Ngay ở điều răn thứ bốn, Thiên Chúa dạy ta phải yêu mến cha mẹ, nhưng ở đây Chúa Giêsu yêu cầu những ai muốn theo Chúa thì phải ghét bỏ cha mẹ, nhưng ý nghĩa của từ ghét bỏ ,như cách nói …(Mt 10, 37). Điều này có nghĩa là: Ai muốn đi theo Chúa Giêsu, thì phải yêu mến Người hơn tất cả những kẻ khác. Kể cả những người gần gũi, thân cận của mình nhất. Chúa Giêsu yêu cầu mọi người phải dành cho Chúa một ví trí thật đặc biệt và duy nhất. Vì thế mà chữ ghét ở đây phải được thay bằng chữ dứt khoát nếu cần, để ta có thể trung thành với Chúa, với Tin mừng, với ơn cứu rỗi của mọi người 
10. Trở ngại lớn nhất khi đi theo Chúa là gì? Đó không phải là cha mẹ, anh em, hay của cải vật chất, mà chính là cái tôi ích kỷ, là thứ tình yêu chỉ dành cho chính mình. Chúa Giêsu phải vác thập giá, phải đi con đường thập giá không phải là do ý Chúa thích như thế. Nhưng là vì Chúa muốn đáp ứng sự trung thành đối với Thiên Chúa chỉ vì đức vâng lời, Ngài vâng lời cho đến chết, còn ta, ai trái ý ta thì ta nhất định không chịu .
11. Hai Dụ ngôn mà Chúa đưa ra, muốn dạy cho ta điều gì? Bài học mà Chúa muốn dạy ta đã rất rõ: Hãy đừng tự lừa dối chính mình, chúng ta không thể là môn đệ của Chúa Giêsu, chỉ vì chúng ta ham thích và thường xuyên đọc Tin mừng và có cảm thấy hứng thú với những bài Tin mừng ấy hay không. Và sau đó chúng ta đã làm được điều gì mà Tin mừng đòi hỏi chưa . Cho nên không phải ai nói: Lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào nước trời cả đâu, nhưng chỉ những ai đã làm theo ý của Cha Ta. Chúng ta đã nghiệm ra tại sao 5 cô khờ dại không được đón tiếp vào tiệc cưới, là vì lý do gì ? là vì họ không có dầu , mà dầu chính là việc lành , việc bác ái /
12. Chúa Giêsu muốn khuyên chúng ta thế nào? Đừng vội quyết định, nhưng hãy cân nhắc thật kỹ, ta phải xét đến những điều Chúa đòi hỏi, mà còn phải xét đến những hậu quả tiếp theo, để chúng ta không bỏ dở dang vì không có đủ sức để đi tới cùng. Vì thế chúng ta phải xem lại mình có nguồn sức mạnh hay tài nguyên nào. Cho nên nước trời không phải là chỉ bỏ ra một ít tiền để làm việc bác ái, mà Chúa Giêsu đòi chúng ta phải bỏ hết mọi sự, có rất nhiều người không chịu buông bỏ. Thế nhưng rốt cuộc rồi họ cũng đâu mang được thứ gì theo / trắng tay cơ mà.
13. Người ta thường hiểu sai ý Chúa, vì sao? Có nhiều người muốn giải quyết những khó khăn nầy bằng cách chia những người tin Chúa ra làm hai nhóm. Nhóm thánh thiện bao gồm các linh mục, tu sĩ, người lành. Nhóm còn lại là những Kitô hữu bất toàn. Nhưng lệnh Chúa đã ban ra cho tất cả / còn chúng ta lại muốn có một lối sống đạo vừa tầm, vừa ý chúng ta theo cách nửa nạc nửa mỡ. Nhưng Chúa nói: Không ai có thể làm tôi hai chủ. Đèn không để ở đáy thùng/ Muối không còn vị mặn. Cho nên ai muốn theo Chúa thì phải quyết định theo Chúa hoàn toàn / là phải đi trọn vẹn con đường mà Ngài đã đi. **R
 
KẺ BẤT XỨNG  / GIUSE LUCA / CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 651
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  6
 Hôm nay:  1122
 Hôm qua:  7763
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11349612
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top