Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Giáo lý Sống Đạo - Khóa II / Dành cho bổn Đạo Mới - Bài số:017

 

TẤT CẢ CHO VINH DANH CHÚA 

BÀI SỐ: 017

   ĐỀ TÀI :     HẢY DỌN SẴN CON ĐƯỜNG ĐỂ ĐÓN CHỜ CHÚA ĐẾN .   

             CN II MV C  /   Lc 3, 1-6.

             Thứ sáu , ngày 07-12- 2018

I. BÁC ÁI KITÔ GIÁO:
 
ĐỀ TÀI:    ĐỪNG BÔI NHỌ NGƯỜI KHÁC.
 
1. Miệng lưỡi dùng để làm gì? Chúa ban cho con người có tiếng nói là để mọi người hiểu nhau, chúng ta nhớ lại câu chuyện tháp Baben, người ta muốn dùng sức mình để chống lại Thiên Chúa bằng cách xây một cái tháp thật cao, lên tới tận trời. Thế nhưng con người với bản chất chia rẽ, bè phái nên mới phát sinh nhiều thứ ngôn ngữ, ý kiến. Từ đó không còn ai muốn nghe ai nên hậu quả là tan rã và tháp Baben đã bị dang dở.
2. Nếu không muốn phạm vào tội xét đoán, thì ta phải làm gì? Tiếp theo việc xét đoán sẽ là làm mất danh giá kẻ khác. Tội này rất nặng khi ta dùng lưỡi mình để nói xấu kẻ khác. Thánh Giacôbê bảo: Ai không lỗi phạm trong lời nói. Đó là con người hoàn thiện (Gb 3, 2).
3. Thế nào là bôi nhọ người khác? Dùng miệng mình để nói xấu anh em mình, là thứ người máy miệng, bạ thứ gì cũng nói. Trường hợp anh em có lỗi, thì là ta nói hành. Trường hợp anh em không có lỗi, mà ta dựng đứng kịch bản, là ta đã bỏ vạ anh em.
4. Hậu quả từ lời nói xấu là gì? Lời nói như dao có thể giết chết, làm giảm uy tín, làm thiệt hại, làm sụp đổ gia đình, làm tan nát cộng đồng, miệng người này chuyền sang miệng người kia, chỉ cần tam sao là thất bổn, càng đi qua nhiều miệng thì câu chuyện càng bị bóp méo.
5. Thứ gì do tính nhẹ dạ phát sinh? Người ta coi thường danh thơm tiếng tốt của người khác rồi tự bào chữa một cách ngây ngô, mà không hề lường trước sự thiệt hại, có nhiều người thề hứa sẽ trung thành giữ kỹ điều bí mật, nhưng sau đó họ chẳng giữ gì. Sau đó vì hở miệng nên câu chuyện đã có nhiều người biết, thật phiền, chỉ vì cái lưỡi quá dài, cái miệng quá rộng, đâu ai ngờ một nắm tuyết tung ra, sau đó thành một cơn băng tuyết khủng khiếp. Cho nên tôi không còn cách nào để chuộc lỗi, ly nước đổ ra thì không có cách nào thu lại được.
6. Sự thật mà mình nói ra sẽ bi đát thế nào? Danh dự nhân phẩm, sự thật bi đát. Lời nói độc địa, tại sao tôi không biện hộ cho cô bạn vắng mặt, tại sao tôi nói ra để người khác bị mổ xẻ. Tại sao tôi lại nói chuyện đó ra để người khác mổ xẻ đủ thứ, để rồi người bạn ấy khóc ròng, người ấy tưởng rằng thật khó sống trên đời nầy. Ôi giá mà tôi lường trước được.
7. Hành vi xét đoán bất công sẽ đem lại điều gì? Chính vì vô tình nói ra mà đoàn thể muốn lung lay, cũng chỉ vì xét đoán bất công, mà vô tình hại người. Tôi cảm nhận mình thật dã man, làm như cố tình hại người. Vậy là tôi đã hành động phản bội lại Chúa Giêsu.
 
8. Cha Philiphê Neri dạy thế nào? Ngài đưa ra một ví dụ cụ thể để răn dạy người có tật nói hành: Hãy đem chiếu gối nhồi bông đem hắt ra đường. Sau đó Ngài bảo hãy đi nhặt lại, nhặt cho đủ. Họ thưa: Không thể nào. Lúc đó thánh nhân mới nói: Kẻ nói hành, khi tung điều xấu ra rồi nhặt lại cũng sẽ vô cùng khó như vậy.
9. Người ta khéo léo trong cách bôi nhọ như thế nào? Khi người khác nói ra một điều cao đẹp, trong tất cả bài nói: Chỉ cần khi ta thuật lại, ta rút bớt đôi câu là bài nói đó sẽ mất hết ý nghĩa ngay. Có những câu nói lập mưu gài bẫy, có những thái độ ẩm ờ, có những thái độ giả vờ cảm động, rồi đặt ra những câu hỏi khéo léo, tự nhiên. Như thế có biết bao tội ác người ta phạm phải chỉ vì những câu nói có ý tưởng khắc nghiệt của mình, cũng không khác gì việc người ta phạm tội mà lại nhân danh mình.
10. Tội nói hành nói xấu có thể xảy ra ở đâu? Thứ tội này nó quá phổ cập, cho nên có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu, cho dù là trong tu viện hay ở đời thường, nó là thứ hay lây, cho nên không có chỗ nào là thanh sạch, miễn nhiễm. Hai thứ tội luôn đi đôi với nhau đó là xét đoán và nói hành.
11. Ông Tobia cha đã khuyên con mình thế nào? Ông bảo Tobia con: Sự gì con không muốn kẻ khác làm cho con, thì con đừng làm cho họ.
12. Cạm bẫy cuối cùng của ma quỷ là gì? Tật nói hành là căn bịnh hay lây, nó luôn xâm lấn tâm trí con người một cách mãnh liệt, cho dù ai đó tránh được các nết xấu khác, thì họ cũng dễ sa vào tội nói hành. Như là cạm bẫy cuối cùng mà ma quỷ dùng để huỷ hoại tâm hồn kẻ khác. Thánh Toma tiến sĩ dạy rằng: Kẻ nói hành người khác luôn vấp phạm trực tiếp đến luật yêu người, điều mà mình cố tình tránh né.
13. Điều hại chung của tật nói hành là gì? Nói ra giữa nơi chung còn chưa ưng ý, phải nói cho thật kỹ, nói trống chưa hả dạ, còn phải nói kín, cẩn mật mới vừa lòng, nói những chuyện thông thường, còn thích nói những chuyện hệ trọng nữa, có khi còn cố tình thêu dệt thêm, hoa lá thêm với giọng thật quả quyết, thật tác hại.
14. Sách triết ngôn đã nói gì về tội này? Nhiều người đã ngã chết vì gươm, nhưng nhiều người hư hỏng chỉ tại vì cái lưỡi của mình.
15. Nói hành sẽ tai hại tới đâu? Nó tai hại cả 3 bề: Hại chính người nói vì vương tội / Hại người nghe vì thích thú, được đeo tội vào mình / Hại người bị nói xấu vì danh dự bị tổn thương. Theo thánh Phanxicô Salesio: Nói hành sẽ làm tổn hại 3 đời sống: Đời sống linh hồn mình / Đời sống tâm linh kẻ khác / Đời sống nạn nhân vì tổn thương danh giá của họ.
16. Nói hành tổn hại ai nhiều nhất? Bề ngoài người ta sẽ rất hớn hở khi nghe mình nói, nhưng lòng họ sẽ sợ hãi miệng lưỡi của mình. Họ đinh ninh rằng: Biết đâu người này lúc này đang nói xấu kẻ khác, nhưng lúc khác sẽ nói xấu mình. Cho nên tôi phải luôn coi chừng, họ có thể nói xấu tôi trước bao nhiêu người khác y như vậy. Như thế là mình bị nghi kỵ rồi.
 
 
II. GIÁO LÝ HÔN NHÂN:
ĐỀ TÀI:    THỜI KỲ NÀO ĐỂ CHUẨN BỊ .
 
1. Ý muốn của Thiên Chúa như thế nào? Chúa muốn tất cả chúng ta phải nên thánh, Chúa bảo chúng ta phải xa lánh tội tà dâm, phải biết làm chủ bản thân mình, đừng buông theo dục tính mà đánh mất phẩm chất và danh dự, đừng sống theo kiểu dân ngoại.
2. Hôn nhân hệ trọng như thế nào? Hôn nhân chính là tương lai và hạnh phúc của cả đời người, cho nên cả hai cần phải chín chắn trước khi quyết định. Vì vậy thời gian đính hôn là để chuẩn bị, giúp cho hai bạn có được hạnh phúc. Kinh nghiệm cho thấy ai có thời gian chuẩn bị thì gia đình ấy sẽ thành công.
3. Có mấy giai đoạn chuẩn bị? Có 3: a) chuẩn bị xa; b) Chuẩn bị gần; c)Chuẩn bị khi lãnh nhận bí tích.
4. Thế nào là chuẩn bị xa? Từ thời còn thơ ấu trong gia đình, đó là giúp các em hình thành nhân cách, được đào tạo về nhân bản, biết làm chủ bản thân, biết tôn trọng người bạn đời, các em còn phải hiểu hôn nhân là một ơn gọi, một bậc sống đạo, các em phải hiểu về hai cách tận hiến. Tận hiến trong bậc tu trì và tận hiến trong bậc hôn nhân gia đình.
5. Thế nào là chuẩn bị gần? Là học các lớp giáo lý thích hợp, hiểu rõ hơn về mặt tính dục, bổn phận làm vợ, làm chồng, trách nhiệm phải nuôi dạy con cái, đồng thời họ tự tìm cho mình những điều kiện thuận lợi để có một cuộc sống gia đình ổn định.
6. Ngoài ra, đôi bạn còn cần điều gì thêm? Họ cũng cần biết cách làm việc tông đồ trong gia đình, sống tình huynh đệ hài hoà giữa bà con và với các gia đình chòm xóm. Họ cũng cần được khuyến khích để tham gia các nhóm, các hội đoàn, để học hỏi các sáng kiến nhằm mục đích giúp họ cách sống nhân bản cũng như cách sống đức tin.
7. Điều nào cần chuẩn bị trước khi lãnh nhận bí tích hôn phối? Họ cũng cần biết rõ về mầu nhiệm Đức Kitô và Hội Thánh, về ý nghĩa của các ân sủng do các bí tích mang lại nói chung và bí tích hôn phối nói riêng, về ý nghĩa các thủ tục và các nghi thức trong phụng vụ này. Việc chuẩn bị này quá cần thiết, nhất là những đôi bạn trẻ chưa hiểu rõ về giáo lý cũng như chưa biết phải sống đạo sao cho đúng.
 
8. Tại sao phải cần có thời kỳ đính hôn? Đây chính là thời gian chuẩn bị, giúp cho đôi bạn trẻ chín chắn hơn khi đưa ra lời thề hứa và cam kết, giúp cho hôn ước của họ có nền tảng vững chắc và lâu dài. Giáo hội muốn đôi bạn trẻ phải học hỏi để biết sống sao cho hợp thời, hợp cách, hợp phẩm giá, chu toàn bổn phận và thể hiện đúng với tình yêu vợ chồng trong gia đình mình cũng như bên ngoài xã hội. Họ cũng cần hiểu rõ tính cách để rèn luyện đức khiết tịnh để khi đã đến tuổi thích hợp để tiến tới một cuộc hôn nhân trong sáng.
9. Thời kỳ đính hôn cần thiết như thế nào? Giúp họ có nhiều cơ hội thích hợp, danh chính ngôn thuận để tìm hiểu nhau, và về gia đình của cả 2 bên. Hai bên có thể chứng tỏ rõ về tình yêu trong sáng của mình, để họ có thể đánh giá xem: Tình yêu ban đầu này có giúp họ chung thuỷ với nhau suốt đời không. Có tâm đầu ý hợp không, nói chung hôn nhân không nên vội vàng, hấp tấp, cũng đừng nên kéo dài thời kỳ đính hôn quá lâu.
10. Đôi bạn nên làm gì trong thời kỳ đính hôn? Muốn cho hôn nhân tốt đẹp, hạnh phúc, đôi bạn cần gia tăng lời cầu nguyện, xin ơn soi sáng, lắng nghe ý Chúa để đôi bạn sáng suốt và chọn lựa cho đúng, cần học hỏi rõ về giáo lý hôn nhân, cần hiểu mục đích sống và những đòi hỏi của đời sống gia đình, cũng cần xét xem tính tình có hợp với nhau không, cũng nên giúp nhau sửa đổi những thiếu sót khiếm khuyết trong tinh thần khiêm tốn và phục thiện.
11. Những gì đôi bạn trẻ cần trao đổi? Họ cần trao đổi về vấn đề sinh sản, giáo dục con cái, công ăn việc làm, cách sử dụng tiền bạc, cách sống đạo, các việc làm tông đồ, những chuyện tình cảm trong dĩ vãng, thà rằng nói cho nhau nghe bây giờ, còn hơn là dấu diếm để sau này có nguy cơ đổ vỡ hạnh phúc.
12. Đôi bạn cần chứng tỏ điều gì? Họ cần chứng tỏ cho nhau về một tình yêu tha thiết, chân thành, trong sáng và thuỷ chung. Họ cần phải biết tự chủ trong thời gian này và hy vọng đón nhận nhau như là một món quà mà Thiên Chúa trao tặng.
13. Họ cần quyết tâm như thế nào? Trong thời gian này, họ phải quyết tâm vượt qua, họ phải giúp nhau sống khiết tịnh, từ chối mọi sự dễ dãi và mọi cách nhượng bộ, xa tránh tất cả những cám dỗ có thể làm cho 2 người vấp ngã. Đây chính là món quà ý nghĩa nhất trong ngày cưới. Đó là giúp nhau giữ được sự trong sạch trong thời kỳ đính hôn, đừng buông mình theo các phim ảnh khiêu dâm, nói chung họ cần làm chủ tư tưởng, đôi mắt và những cám dỗ của cảm xúc cũng như trí tưởng tượng.
14. Làm sao họ có thể vượt thắng được cám dỗ ? Họ phải sống trước nhan thánh Chúa trong tâm tình kính sợ, tin yêu, tự sức riêng họ rất yếu đuối nên cần có nhiều ơn trợ giúp. Vì thế họ cần cầu nguyện nhiều, vì họ rất cần ơn Chúa trợ giúp trong thời gian này.
15. Điều cần làm nhất là gì? Nên nhớ, thời kỳ đính hôn là để cho hai bạn chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, hai bạn hãy cố gắng giữ mình trong sạch để xứng đáng được Thiên Chúa chúc phúc. Nếu lỡ sa ngã là hãy mau mắn lãnh nhận bí tích tha thứ, hai bạn nên nhớ là phải giúp nhau đứng vững và giữ được hạnh phúc lâu bền. Bởi vì bao lâu họ chưa lãnh nhận bí tích hôn phối, thì họ vẫn có thể chia tay nhau trong bình an. Vì thế, đừng làm tổn thương và thiệt hại cho nhau nếu như hôn nhân không thành sự. Đó mới là yêu thương nhau thật tình và trọn nghĩa.
 
 
III. TÔN VINH LỜI CHÚA :      CN 2  MV  C  / 
 
ĐỀ TÀI:          HÃY CHUẨN BỊ TÂM HỒN ĐỂ ĐÓN CHỜ CHÚA ĐẾN
 
PHÚC ÂM :   Lc 3, 1-6
"Hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa"
 
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca:
1 Năm thứ mười lăm dưới triều hoàng đế Ti-bê-ri-ô, thời Phong-xi-ô Phi-la-tô làm tổng trấn miền Giu-đê, Hê-rô-đê làm tiểu vương miền Ga-li-lê, người em là Phi-líp-phê làm tiểu vương miền I-tu-rê và Tra-khô-nít, Ly-xa-ni-a làm tiểu vương miền A-bi-lên, 2 Kha-nan và Cai-pha làm thượng tế, có lời Thiên Chúa phán cùng con ông Da-ca-ri-a là ông Gio-an trong hoang địa. 3 Ông đi khắp vùng ven sông Gio-đan, rao giảng, kêu gọi người ta chịu phép rửa tỏ lòng sám hối để được ơn tha tội, 4 như có lời chép trong sách ngôn sứ I-sai-a rằng: Có tiếng người hô trong hoang địa: hãy dọn sẵn con đường cho Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi. 5 Mọi thung lũng, phải lấp cho đầy, mọi núi đồi, phải bạt cho thấp, khúc quanh co, phải uốn cho ngay, đường lồi lõm, phải san cho phẳng. 6 Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.
Đó là lời Chúa.
 
SUY NIỆM : 
1. Bài Tin Mừng hôm nay mô tả điều gì? Mô tả thời gian và không gian mà ông Gioan tẩy giả bắt đầu thi hành sứ vụ làm tiền hô cho Đấng Thiên Sai.
2. Ông tự giới thiệu mình là ai? Ông nói về lời sấm ngôn của tiên tri Isaia về việc dọn đường cho Đức Chúa đến để cứu thoát dân Israel, đã được ứng nghiệm nơi ông là người tiền hô. Ông tự nhận mình là tiếng kêu trong hoang địa, loan báo rằng: Đấng Thiên Sai đang đến, ông kêu gọi mọi người hãy chuẩn bị tâm hồn bằng việc chịu phép rửa để tỏ lòng sám hối.
3. Thân thế của vị tiền hô như thế nào? Ông là con trai của tư tế Giacaria và bà Isave, mẹ ông mang thai khác thường, từ nhỏ ông đã sống khắc khổ, chay tịnh trong hoang địa. Sau đó ông làm ngôn sứ loan báo về Đấng Thiên Sai. Ông thi hành sứ mệnh rao giảng và làm phép rửa tại sông Giođan, chính ông làm phép rửa cho Chúa Giêsu và là người đã được chứng kiến Thánh Thần đã hiện thân là bồ câu để làm chứng, từ đây ông đã nhận ra Chúa Giêsu là ai, nên đã giới thiệu với mọi người: Đây là Chiên Thiên Chúa.
4. Ông nói về mình như thế nào? Ông khiêm tốn nói rằng: Tôi không phải là Đức Kitô, mà chỉ là kẻ được sai đi trước mặt Người, Người phải nổi bật lên, còn tôi phải lu mờ đi (Ga 3, 28-30).
5. Gioan đã kết thúc sứ vụ của mình như thế nào? Cuối cùng ông đã chết vì lẽ công chính khi đang ở trong ngục (Lc 3, 19). Chúa Giêsu đã khen ông: Không có người nam nào được sinh ra mà cao trọng hơn Gioan (Lc 7, 28).
6. Lịch công nguyên là gì? Trong các sách cổ xưa thường tính lịch trước Chúa hoặc sau Chúa Giêsu. Từ xưa, chưa có lịch thống nhất vì mỗi nước chỉ tính lịch theo kiểu của nước mình, nên rất khó khăn khi muốn giao thương buôn bán với nhau. Do đó các nguyên thủ đều muốn có một cuốn lịch chung, một kỷ nguyên chung, gọi là công nguyên cho toàn thế giới.
7. Ai phát minh ra lịch công nguyên? Vào thế kỷ thứ sáu, có một tu sĩ tên là Dionysi-us Exigu-us đã đặt ra kỷ nguyên chung khi ông tính lịch bắt đầu từ lễ phục sinh, ông đã chọn Chúa Giêsu làm nhân vật trung tâm của lịch sử nhân loại, ông dựa vào thông tin của các sách Tin Mừng khi diễn tả thời gian Chúa Giêsu sinh ra dưới thời Herode đại vương. Quirino làm toàn quyền xứ Syria, khi ra giảng đạo, Chúa Giêsu được khoảng 30 tuổi (Lc 3, 23). Còn Gioan tẩy giả thi hành sứ mệnh vào năm thứ 15 dưới triều hoàng đế Tiberio, ông đã so sánh các chi tiết trên đây với lịch sử của đế quốc Roma để tìm năm sinh tương ứng của Chúa Giêsu. Tính từ ngày thành lập thành Roma và lấy năm sinh của Chúa Giêsu làm năm thứ I của kỷ nguyên chung. Từ đó các nước trên thế giới đều thống nhất dùng lịch chung này. Như vậy năm 2018 là năm thứ 2018 tính từ năm Chúa Giêsu sinh ra.
8. Người ta đã khám phá ra sự sai sót như thế nào? Các học giả Kinh Thánh ngày nay đều cho rằng Dionysi-us đã tính sai, vì trên thực tế Chúa Giêsu sinh ra khoảng năm 748-750 tính từ ngày thành lập thành Roma. Nếu tính ra như vậy thì sự giáng sinh của Chúa Giêsu mới trùng với cái chết của Hêrođê đại đế (Hêrođê cha) vào năm thứ 4 trước công nguyên. Tuy nhiên sự sai sót này không quan trọng nên không ảnh hưởng đến lịch chung của nhân loại hiện nay.
 
9. Có mấy phép rửa và cách phân biệt ra sa sao? Tin Mừng Gioan cho thấy có 2 phép rửa: Phép rửa trong nước do Gioan tiền hô (Ga 1, 26-31) và phép rửa bằng Thánh Thần do Chúa Giêsu (Ga 1,32-34). Phép rửa của Gioan tiền hô chỉ là một nghi thức sám hối, để cầu xin ơn tha tội. Còn phép rửa của Chúa Giêsu mang lại ơn cứu độ cho người lãnh nhận.
10. Phép rửa mang lại ơn cứu độ như thế nào? Phép rửa do Chúa Giêsu lập mang lại:     a) Một là tha tội tổ tông truyền, tha tội riêng ta phạm từ khi có trí khôn, nhờ công nghiệp trên thập giá của Chúa Giêsu. b) Hai là được ơn tái sinh làm con Thiên Chúa nhờ vào quyền năng của Chúa Thánh Thần, giống như Chúa Giêsu sau khi chịu phép rửa (Mt 3, 17)
11. Chúa đến và đã hoàn tất ơn cứu độ, ta sẽ được gì? Dù Chúa đã làm xong sứ vụ, nhưng không phải vì thế mà chúng ta đương nhiên được ơn cứu độ, theo lời của Thánh Augustino: Khi tạo dựng nên chúng ta, Chúa không cần hỏi ý kiến chúng ta, nhưng khi muốn cứu chúng ta, Chúa cần chúng ta đồng ý, cùng cộng tác, chính Chúa Giêsu cũng đã bảo: Không phải ai nói lạy Chúa, lạy Chúa mà được vào Nước Trời cả đâu, mà chỉ những ai làm theo ý Cha ta.
12. Chúng ta cần phải làm gì? Chúng ta cần phải nối mạng liên thông, cành nho phải dính liền với thân nho, nghĩa là chúng ta phải cộng tác với Chúa, muốn đón nhận ơn cứu độ, chúng ta phải điều chỉnh lại cách sống đạo, ơn cứu độ là Đức Kitô. Chúng ta phải mở cửa lòng mình ra để đón nhận Ngài, uốn nắn lối sống đạo của mình sao cho phù hợp với giáo huấn của Chúa.
13. Tại sao chúng ta có thể bị lạc lối? Thế gian có lắm mê cung, tiền bạc, thú vui, quyền lực, danh vọng. Đây chính là khu rừng rậm của cám dỗ, dễ khiến cho ta lạc lối, chúng ta phải loại bỏ mọi đam mê ham muốn, chỉ nhắm đến Chúa là cùng đích thì mới mong khỏi bị lạc lối.
14. Sứ điệp mà Gioan tiền hô muốn gởi tới là gì? Ông kêu gọi mọi người hãy ăn năn xám hối, từ bỏ kiểu sống lội lỗi, mau trở về với Chúa, vì sao, vì cái rìu đã kề sẵn gốc cây.
15. Giáo Hội mời gọi chúng ta điều gì? Hãy gia tăng niềm hy vọng, hãy chuẩn bị tâm hồn  mình, cho dù cuộc sống lắm bon chen, chúng ta cũng phải dành chút thời gian để xét mình, để cầu nguyện, để gặp gỡ Chúa và xin ơn trợ giúp.
16. Muốn trở về với Chúa, chúng ta cần phải làm gì? Con người bị tội lỗi là sự dữ phân tán khắp nơi. Giờ đây muốn trở về với Chúa một cách dễ dàng thì chúng ta phải tự nguyện san bằng mọi núi cao, lấp đầy những hố sâu, hãy uốn thẳng những con đường quanh co, trước là giúp chính mình, gia đình mình và tất cả anh em mình được dễ dàng đến để gặp được Chúa và nhận lãnh ơn cứu độ.
 
IV. MƯỜI GIỚI RĂN:  (NĐV)
 
ĐỀ TÀI:   ĐIỀU RĂN THỨ 4:     HÃY THẢO KÍNH CHA MẸ
 
1. Bia đá mà ông Moisen mang xuống núi được khắc ghi như thế nào? Thiên Chúa ban 10 điều răn được ghi trong 2 phiến đá, một phiến đá ghi 3 điều răn dành để kính Thiên Chúa, phiến đá còn lại ghi 7 điều dành cho loài người bằng các giới luật yêu thương / Nhiều người vẫn lầm tưởng mỗi phiến đá ghi 5 điều.
2. Giới răn thứ 4, Thiên Chúa muốn dạy gì? Từ giới răn thứ 4 trở đi ,thì dành cho con người, 3 giới răn đầu Chúa dạy chúng ta phải tôn thờ kính mến Thiên Chúa. Giới răn thứ 4 Chúa mời gọi mọi người chúng ta phải thảo kính cha mẹ / Chúa Giêsu đã nói thế nào? Cứ dấu này, người ta sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thầy: là các con phải yêu thương nhau, đó là sống bác ái. Như vậy, trước tiên là chúng ta phải thảo kính cha mẹ, cả 10 điều răn Chúa Giêsu chỉ tóm lại có 2 điều: Kính mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu thương người khác như chính mình / 
3. Thảo kính cha mẹ, mà cha mẹ là ai ? Là những người rất gần gũi, là ruột thịt, là những người đã sinh ra ta ,đã có công dưỡng dục, dạy dỗ chúng ta. Nhờ các ngài mới có chúng ta / ta mới khôn lớn thành người như hôm nay, ai còn cha mẹ thì người ấy rất có diễm phúc, vì còn dịp để hiếu thảo, đền đáp. Cha mẹ không sinh ra chúng ta, thì làm gì có chúng ta trên cõi đời nầy?
4. Thảo kính cha mẹ là gì? Có phải là xây nhà cho cha mẹ ở, là mua phở mua xôi cho cha mẹ ăn, là chăm sóc, an ủi, vâng lời, kính trọng các ngài, là luôn cầu nguyện cho các ngài. Vậy có khi nào chúng ta nhăn nhó, khó chịu khi phải chăm sóc các ngài không? Ngày xưa lúc còn bé, chúng ta như thế nào? Có trái gió trở trời, có mè nheo, khóc nhè không? Ai cũng có thể hiểu những điều căn bản này, nhưng xem ra rất khó diễn tả. Cho nên hôm nay Chúa mời gọi chúng ta hãy thảo kính cha mẹ / để chi / để báo hiếu, để trả ơn, và cũng để hiểu ra bổn phận của mình ,hầu có kinh nghiệm để dạy dỗ, giáo dục cho con cái chúng ta sau nầy .
5. Thảo kính là gì? là yêu mến, là biết ơn, ai không yêu mến thì không thể biết ơn, cả hai điều này phải đi đôi với nhau, không thể tách biệt. Trong đời ta còn phải biết ơn nhiều người. Ví dụ: Cha mẹ mất sớm, ta phải làm con nuôi, phải ở với ai đó như cô dì, chú bác, anh chị, nhờ thế mà chúng ta khôn lớn nên người, vậy ta cũng phải biết ơn họ như biết ơn cha mẹ ta vậy.
6. Thế giới hôm nay, người trẻ trả ơn cha mẹ như thế nào? Những người con hôm nay, đa số họ không biết ơn cha mẹ, vì sao? Vì họ không yêu mến, vì họ chưa nghĩ ra, vì họ chưa làm cha mẹ, vì họ chưa thấm thía lúc đang ở trong tuổi già, họ coi cha mẹ như những người có bổn phận phải nuôi họ. Họ luôn đòi hỏi cha mẹ phải thế này, phải thế kia / cho dù cha mẹ phải vất vả nhiều , phải đầu tắt mặt tối vì cơm áo, vì nghèo. Nhưng chúng vẫn không hiểu, không quan tâm, vì chúng không có lòng yêu cha mẹ, vì chúng không được dạy dỗ kỹ càng về nhân bản, về cách sống làm người. Vì chúng không nhận ra những thứ mà chúng đang có, đang được thụ hưởng, là do xương máu, là do mồ hôi nước mắt của cha mẹ mới có / những điều này chúng phải biết, nhưng chúng lại không….. muốn biết.
 
7. Chúng ta đang thấy gì từ thế hệ trẻ hôm nay? Thử nhìn một đôi bạn trẻ hôm nay, chúng lập gia đình, chúng có con, những đứa con sau này không tôn trọng ông bà, không biết ơn người lớn, vì sao? Vì cha mẹ trẻ không biết ơn cho nên không sống hiếu thảo, không sống điều đó, cho nên cha mẹ trẻ lấy đâu kinh nghiệm để mà dạy con? Ngày xưa, trước giải phóng, cha mẹ dạy con cái lễ nghĩa, phép tắc rất kỹ lưỡng, nhưng thế hệ trẻ hôm nay dạy con rất lỏng lẻo, chúng có thể có những lý do biện minh cho việc này.
8. Những lý do khách quan nào chi phối? Có hai lý do: a) Quá bận bịu với công việc, họ đi làm suốt ngày, sáng đem con đi gởi, tối rước về, họ cho rằng không có giờ để dạy con, tối đi làm về mệt, còn phải xem ti vi, đọc báo, xong rồi đi ngủ, sáng mai lại dậy sớm đi làm tiếp. Họ không gần con cái, không dạy dỗ chúng, cứ như thế con cái nó lớn lên, nó sẽ biết được điều gì / khi đến trường chúng học được chút gì đó, có khi tốt, có khi xấu, mà đa số là những điều xấu như : ích kỷ, tàn ác, xấu xa, bội bạc.
9. Lý do thứ 2 là gì? Cha mẹ trẻ không biết dạy con làm sao. Vì ngày xưa họ cũng bướng bỉnh, cũng không vâng lời, cũng không kính trọng thương yêu cha mẹ mình nên bây giờ lấy gì để dạy con mình, nhiều người khi sinh con ra, cứ đem con đến trường gởi, phó thác mọi việc cho nhà trường, cho nên các bạn bè tốt thì ít, mà xấu thì nhiều. Học bán trú, nội trú, rồi cứ thế mà lên đại học, ra trường là xong, cho nên chúng làm gì có kinh nghiệm, làm gì có sự cảm thông, làm gì biết phải thương yêu ai, phải kính trọng ai, phải hiếu thảo, phải nhớ ơn ai. Ngày xưa đám cha mẹ trẻ này chẳng biết nghe lời ông bà, thì bây giờ làm sao chúng biết cách dạy con của chúng . Ôi! Một nền giáo dục thật nguy hiểm.
10. Con hư thì tại ai? Mình không thể cho người khác những thứ mà mình không có. Bây giờ cứ trách trẻ là không biết vâng lời, nhưng phải hỏi lại cha mẹ trẻ ngày xưa sống với ông bà thế nào, đây có phải là do ảnh hưởng xấu từ người lớn.
11. Cha mẹ nên sống thế nào để cho con cái nó yêu mến? Cha mẹ phải làm gương, phải sống tốt, phải lo chăm chút cho con cái cả vật chất lẫn tinh thần. Ông bà xưa dạy con cái rất kỹ, ngày thì đốc thúc việc sống đạo, việc học hành, tối thì kiểm tra bài, nhắc nhở cách sống, dạy đọc kinh, cầu nguyện / Giờ cầu nguyện trong gia đình tất quan trọng vì nó cũng là như một bữa cơm tinh thần. Đây chính là nền tảng đạo đức, luân lý, đừng coi thường giờ cầu nguyện, vì muốn hoán cải một con người, chúng ta phải nhờ vào ơn Chúa / con người có thể cố gắng nhưng nếu không có ơn Chúa thì ta không thể nào thành công / ta dạy nó mà còn phải luôn cầu nguyện cho nó, thì nó mới trở nên tốt được. Nhờ ơn Chúa chứ không phải do sức riêng mình / cũng vì yếu đuối nên ta mới luôn phạm tội. Vậy nên sức riêng ta không thể biến đổi được chính mình .
12. Ta nên thảo kính cha mẹ như thế nào? Thảo kính là tỏ lòng biết ơn và yêu mến / Cha mẹ mình dù có thế nào thì cũng vẫn là cha mẹ mình, đừng coi thường cha mẹ. Trước đây có thể là ta không vâng lời cha mẹ nhưng giờ đây phải hiểu cho nên không được coi thường cha mẹ. Cha mẹ đã rất vất vả để nuôi dạy chúng ta khôn lớn, chúng ta phải luôn yêu mến và biết ơn, cụ thể bằng cách vâng lời, giúp đỡ cha mẹ và cố gắng sống thật tốt.
 
13. Cha mẹ là những người già, thường thì thế nào? Già thì hay trở chứng, tính hay khó chịu, tự ái, vì cảm thấy mình vô dụng nên hay có những suy nghĩ thất thường, ví dụ : cho ăn rồi thì bảo rằng : “nó chẳng cho tao ăn”/ khi giúp đỡ mà lỡ mạnh tay thì lại bảo là nó hành hạ tao / có khi đứa con nóng tính hay đang bận nhiều việc, không chăm sóc êm ái, thì các cụ lại tủi thân: Nó coi tao như đồ bỏ / Khó chịu, tự ái là bệnh thường xuyên của người già .
14. Chúng ta phải có thái độ như thế nào? Cha mẹ dù có chướng khí thế nào thì chúng ta vẫn phải thương, phải kính trọng, phải đùm bọc. Nếu cha mẹ có gì không đúng, thì mình chịu khó giải thích / cha mẹ cũng có ý riêng, ta phải thông cảm, đừng xét nét, phải hiểu người già thường trở lại tánh con nít / Ta phải luôn nhớ : đây là cha mẹ mình. Vì cha mẹ không sinh ra mình thì làm gì có mình trên đời nầy. Cho nên ơn sinh thành dưỡng dục lớn lắm, cha mẹ có như thế nào, thì cũng là hạnh phúc của gia đình chúng ta, cho nên những gì mình báo hiếu được cho cha mẹ thì trời sẽ ghi công / sẽ không uổng phí đâu. Vì ai còn cha còn mẹ trên đời này là diễm phúc lắm rồi. Cho nên hãy chăm sóc cho cha mẹ cách tốt nhất  / cha mẹ già, thường có tâm lý sợ hãi khi phải sống cô đơn / các ngài nhớ lại ngày xưa, mình  đã một thời tung hoành ngang dọc, mà nay xem ra vô dụng, thì cảm thấy sợ sự đơn côi lắm, ta phải thấu hiểu điều đó .
15. Tại sao ta phải vâng lời cha mẹ? tại vì cha mẹ là thầy cô đầu đời, sẽ không bao giờ có một thầy cô lo cho chúng ta về mọi mặt, lại không công và hết lòng như vậy / tập cho ta ăn, tập cho ta nói, tập cho ta đi, chịu đựng mọi chướng khí ngang bướng của ta, không ai có thể dạy ta những tháng đầu đời như vậy cả, thời gian này dạy ta rất vất vả. Vì lúc đó ta còn quá bé nhỏ, phải cưng như trứng, phải hứng như hoa. Vậy nên ta phải vâng lời, vì gia đình là trường học đầu tiên và cha mẹ chính là người cô thầy tốt nhất, dạy ta cười, dạy ta nói, lúc bé không vui thì nó không cười, lúc nó ốm đau thì cha mẹ lo sốt vó, khi bé nằm viện thì cha mẹ càng vất vả hơn, nhiều khi ta cứ nghĩ đó là những chuyện bình thường, nhưng đó là khoảng thời gian đầy nước mắt. Đây chính là bài học đầu tiên ,mà ta cần ghi nhớ .
16. Nhiều người nghĩ sao khi không biết công lao của cha mẹ? Nhiều người cứ nghĩ: Tới trường mới là học, nhưng thật ra con người phải học từ lúc đang còn trong bụng mẹ. Học từ cha mẹ trong những năm tháng đầu đời, nhiều người cứ phó thác chuyện dạy con cho thầy cô. Nên khi con về nhà thì không lo dạy. Rồi khi con mình có sai sót gì thì cứ đổ lỗi cho nhà trường, con cái thì bướng bỉnh còn cha mẹ thì không nhận ra lỗi thiếu sót của mình. Đó là cách suy nghĩ sai.
17. Sổ liên lạc dùng để làm gì? Là để liên lạc giữa cha mẹ với Thầy Cô, để biết rõ về sự tiến triển của đứa nhỏ. Cho nên gia đình cũng rất quan trọng, cho nên cha mẹ phải hiểu sâu để cùng chung tay dạy con mình nên người. Dạy về nhân bản con người trong xã hội, dạy về nhân bản trong cộng đồng Ki-tô hữu nữa, để cho bé biết sống đạo, biết phân biệt tốt xấu. Điều nào tội, điều nào phúc, điều nào không nên làm. Hôm nay chúng ta học để biết, xong về nhà còn phải dạy lại cho con cháu, để con cháu biết mà dạy lại cho các thế hệ mai sau.
18. Bổn phận của chúng ta hôm nay là gì? Làm cha mẹ là một chức năng rất vinh dự, cho nên phải làm cho thật tốt, dạy con là công việc mà cha mẹ phải chu toàn / trách nhiệm này là do Chúa giao, Chúa sẽ hỏi tội chúng ta. Vì một người được giáo dục tốt, sau này sẽ có một gia đình tốt. Nhiều người con sẽ tốt và giáo hội, xã hội sẽ tốt dần lên. Cha mẹ phải cầu nguyện để biết cách dạy con, không phải chỉ sinh nó ra là hết nhiệm vụ mà còn phải nuôi nấng dạy dỗ chúng cho thật tốt nữa, cho nên chúng ta phải vâng lời cha mẹ mình .
 
19. Bậc con cái ngày nay thường suy nghĩ như thế nào? Ngày nay con cái rất bướng bỉnh, nhiều đứa con thích ăn nói lung tung, chúng bảo rằng : Cha mẹ chỉ sinh ra chứ không dạy gì, mọi thứ chúng có là do chúng tự học được. Thử hỏi cha mẹ không dạy tiếng nói thì làm sao chúng biết nói, làm sao chúng biết đi, làm sao chúng có căn bản để sống, cho dù cha mẹ không xây nhà cho con nhưng cha mẹ đã xây móng cho con, từ đó con cái mới có thể tiếp tục xây nhà lên trên nền móng ấy.
20. Hiếu thảo phải cụ thể như thế nào? Hiếu thảo là yêu mến và tỏ lòng biết ơn, hiếu thảo còn là vâng lời và giúp đỡ. Bố mẹ lúc còn trẻ đã nuôi mình, nay các ngài già cả, chúng ta phải sớm thăm tối viếng, người già rất thích được con cái chăm nom và rất sợ phải sống đơn côi. Tiền thì cũng cần, nhưng các ngài cần cái tình cảm hơn, thấy con cái thường xuyên lui tới họ rất mừng. Cha mẹ nhớ lại một thời từng bôn ba ngang dọc, giờ thì yếu đau, bất lực, vô dụng nên buồn, đứa con phải biết ý khi thăm viếng và vâng lời, được như vậy thì cha mẹ hạnh phúc lắm. Cha mẹ sẽ cảm thấy mình còn giá trị sống, còn được con cái tôn trọng.
21. Hiếu thảo như vậy để làm gì? Con cái hiểu, đối xử tốt, cha mẹ sẽ vui vẻ, hạnh phúc, sống lâu. Hiếu thảo là biết lắng nghe, vâng lời y như là lúc các ngài còn khoẻ mạnh, người già mà buồn thì chóng chết. Ta đối xử tốt tốt thì cha mẹ sẽ sảng khoái, khi chết thì an lành / còn các con mà xào xáo thì cha mẹ làm sao chết êm ái cho được.
22. Sự khốn khổ của cha mẹ già là gì? Bệnh tật đau đớn, cô đơn đã khổ, lại còn bị ma quỷ làm khổ thêm / con cái lại tranh giành của cải, xào xáo, chia rẽ, thì cha mẹ làm sao yên tâm nằm đó cho được? Cha mẹ có chết thì cũng chết buồn, chết khổ mà thôi.
23. Bổn phận con cái lúc này là gì? Sao không để cho cha mẹ sống những năm tháng cuối đời một cách an lành ? Đừng làm hại tâm trí cha mẹ, đừng tranh giành chia của, đừng gây hại nhưng hãy tạo bầu khí an lành.
24. Ta nên cầu xin lễ cho cha mẹ đến lúc nào? Hãy cầu xin nhiều cho cha mẹ / có khi cha mẹ bị phạt vì ta, có khi vì lo cho ta mà cha mẹ đã phạm sai lầm nào đó, rồi giờ đây phải bị phạt. Bổn phận ta là phải báo hiếu suốt đời, chứ không phải chỉ 3 năm mãn tang là thôi  / cha mẹ đã nuôi dạy chúng ta cả đời thì chúng ta cũng phải cầu xin cho các ngài cả đời. Đó mới là sự công bằng chứ chưa nói đến bác ái / ta làm điều tốt cho cha mẹ bây giờ / thì sau này con cái ta mới có cái để mà bắt chước  / hiếu thảo là như vậy đó các bạn trẻ  ạ /  **R
 
GIUSE LUCA / TRƯỞNG NHÓM KT EMMAUS 
GX TÂN THÁI SƠN / TGP SAIGON /VN
 
 

 


Trở lại      In      Số lần xem: 749
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  9
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11405418
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top