Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Phần 3: Cầu Nguyện

I/ Định nghĩa cầu nguyện là gì?(+)
 
Cầu nguyện là gặp gỡ, trò chuyện thân mật với Thiên Chúa, giống như một đứa trẻ trò chuyện với cha mẹ. Là đối thoại, là lắng nghe tiếng Chúa.

II/ Phương pháp cầu nguyện:

Trên lý thuyết, có nhiều phương pháp cầu nguyện, nhưng mỗi người phải tự tìm lấy cho mình một phương pháp phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của mình.

Cầu nguyện không phải là việc dễ dàng, nhưng cũng không phải là điều không có thể được. Vấn đề căn bản là lòng tin. Nếu ta thực sự tin Thiên Chúa là Cha đầy yêu thương, ta sẽ tìm được thời giờ thuận tiện và phương pháp thích hợp để tỏ lòng biết ơn, để thân thưa với Chúa cách chân tình, tự nhiên và tin tưởng về mọi nhu cầu của cuộc sống ta. Ta biết rằng Ngài quan tâm đến ta và mỗi người chúng ta đều quan trọng đối với Chúa!.

* Cầu nguyện trong Tin Mừng:

CẦU NGUYỆN

I/ Định nghĩa:

Cầu nguyện là hướng tâm hồn lên với Chúa để yêu mến, tôn thờ, cảm tạ và xin ơn, bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu cũng cầu nguyện được.

Chỉ cần một ánh nhìn yêu đương, một nhịp đập của trái tim trìu mến, một cử chỉ khiêm nhu với ý tôn thờ, một lời ngợi khen cảm tạ, một lời cầu khẩn tha thiết dâng lên Chúa. Đó là cầu nguyện.

II/ Có mấy cách cầu nguyện? Có 3 cách: Lời cầu nguyện phát ra từ môi miệng, rung động trong tâm tình, biểu lộ qua đời sống.

1. Khẩu nguyện: Là họp nhau dâng lời ngợi khen, cảm tạ và cầu xin Chúa qua lời kinh, tiếng hát, có khi cộng đồng, có khi riêng tư. Chúa Yesus đã dạy các môn đệ khẩu nguyện khi dạy họ đọc kinh Lạy Cha. Còn Chúa Yesus thì cầu nguyện bằng các lời kinh phục vụ trong Hội đường. Chúa Yesus cũng cầu nguyện bằng cách phát biểu riêng trong vườn Cây Dầu / (Cat 2701)

a. Công nguyện: Cầu nguyện cộng đồng thì có giá trị hơn, đáng cho Chúa chấp nhận hơn. Chúa dạy: Ở đâu có 2-3 người họp nhau… (Mt 18-20). Cộng đồng tập họp cử hành Thánh Lễ, suy tôn Lời Chúa, tôn thờ Thánh Lễ, cử hành nhiệm tích, phụng vụ giờ kinh, bao giờ cũng có giá trị đặc biêt, xứng đáng hơn => đó là việc nhân danh Chúa Kitô và làm đại diện cho Giáo Hội.

Giáo Hội dạy rằng: Cầu nguyện lên tiếng bên ngoài mang tính con người đầy đủ, là việc cầu nguyện tuyệt hảo nhất. Chúng ta không được bỏ qua việc cầu nguyện thành tiếng.

b. Tư nguyện: Ngoài việc cầu nguyện công, còn cần phải cầu nguyện tư tùy theo mỗi tâm hồm, hoặc do luật buộc, hoặc do tự tình. Chúa Yesus đã truyền dạy: "Khi cầu nguyện, các con hãy vào phòng đóng kín cửa lại…" ( Mt 6,6).

2. Tâm nguyện: Là bản chất, là linh hồn của việc cầu nguyện. Nếu miệng đọc mà trí khôn không suy tưởng, trái tim không rung động hòa nhịp, lời kinh tiếng hát không phát sinh do lòng yêu mến, thì lời cầu nguyện đó như "xác chết vô hồn".

Chúa Kitô đã khiển trách bọn Pharisiêu: “Dân này thờ kính Ta ngoài môi miệng…” (Mt 15, 8). Chúa cũng phán với thiếu phụ Samaria: Đã đến lúc người ta phải tôn thờ Thiên Chúa bằng chân lý (Yn 4, 23). Bằng tinh thần với lòng yêu mến, bằng chân lý là nhận ra mình là thụ tạo thấp hèn, nên khiêm tốn đặt niềm tin tưởng cầu xin Thiên Chúa ban ơn trợ giúp.

Giáo Hội dạy rằng: Thiên Chúa tìm kiếm những kẻ tôn thờ Ngài trong tinh thần và chân lý. Thiên Chúa muốn có lời cầu nguyện xuất phát từ những chỗ sâu thẳm nhất của con người một cách sống động, Thiên Chúa cũng muốn thân xác chúng ta phụ họa với lời cầu nguyện nội tâm. Nếu chúng ta cầu nguyện đầy đủ như thế, sẽ mang lại cho Thiên Chúa sự kính tôn hoàn hảo mà Ngài có quyền đòi hỏi chúng ta  (Catechismus 2703)

3. Hành nguyện: Là sống theo tinh thần của việc cầu nguyện. Nếu việc làm không đi đôi với lời cầu xin, thì đời sống nhịp nhàng, không ăn khớp. Nếu đời sống không hòa nhịp với lời chúc tụng, nếu các hành động không thấm nhuần tinh thần Chúa, không phát xuất từ tâm tình yêu mến tràn đầy, thì cũng chưa mang lại cho linh hồn thành quả tốt đẹp nào.

Linh hồn có tinh thần cầu nguyện luôn kết hợp với Chúa bằng tình con ngoan thảo với Cha nhân từ. Họ luôn lấy việc làm chứng minh lòng yêu mến Chúa, luôn ý hợp tâm đầu với Chúa, đến nỗi họ chỉ muốn điều Chúa muốn và làm điều Chúa muốn. Đó là đỉnh cao của việc cầu nguyện.

II/ Cần thiết của việc cầu nguyện:

Muốn tránh mưu mô của quỷ dữ, muốn mau tiến tới đỉnh trọn lành, thì cần thiết phải cầu nguyện. Con người cần phải có ơn trợ giúp mới có thể đạt được sự thánh thiện, đạt được ơn cứu độ => đó chính là lệnh truyện của Chúa.

1.  Lệnh Chúa truyền: "Phải cầu nguyện"

Con hãy đến, Cha sẽ cứu con, con hãy kêu cầu, Cha sẽ nhậm lời con (Jer 33, 3).

Con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn kẻo sa…. (Mt 26, 41).

Con hãy xin thì sẽ được….. (Mt 7, 7).

Các con hãy cầu nguyện luôn… (Lc 21, 36).

Thánh Paulô cũng dạy: Anh chị em hãy cầu nguyện luôn (1 Thes 5, 17).

Thánh Toma dạy rằng: Cầu nguyện là lệnh Chúa truyền, ai không tuân giữ thì mắc tội trọng, đó không phải là lời khuyên, nhất là trong 3 trường hợp sau đây:

- Đang trong tình trạng tội lỗi.

- Lúc nguy tử.

- Khi gặp nguy hiểm có thể phạm tội trọng lỗi luật Chúa. Các ngài còn dạy thêm: "Ai bỏ cầu nguyện một tháng và tối đa 3 tháng thì mắc tội trọng".

Chỉ có lời cầu nguyện là phương thế được các ơn cần thiết để lo cho sự thánh thiện và phần rỗi linh hồn.

2. Con người cần ơn trợ giúp:

Vì sao? Vì con người yếu đuối, bất lực, nhiều đam mê, tội lỗi, lắm kẻ thù, gặp nhiều cạm bẫy. Tự mình không thể đạt được đích thánh thiện và ơn cứu rỗi nếu không có ơn Chúa trợ giúp.

Thánh Alfonsô nói: Phần rỗi của chúng ta tùy thuộc vào sự cầu nguyện, phải cầu nguyện, bắt buộc, Không được nhàm chán. Nếu không cầu nguyện, linh hồn ta sẽ hư đi. Các Thánh nhờ cầu nguyện mà được hưởng hạnh phúc Thiên đàng. Nhân loại nếu bỏ cầu nguyện sẽ bị trầm luân.

3. Phương thế thần diệu: Cầu nguyện là cách hay nhất giúp chúng ta nên Thánh, được ơn bền đỗ. Giải thoát ta khỏi những vương vấn của tạo vật. Kết hợp ta với Chúa, giúp chúng ta nên giống Chúa hơn. Ai lơ là cầu nguyện là điều rất đáng sợ.

Đức Phaolô 6 dặn rằng: Ai trung thành hay bỏ việc cầu nguyện là bản trắc nghiệm cho thấy đời sống tu trì có còn linh hoạt hay đã bị băng hoại rồi. (Evang Testificatio 42).

III/ Đời sống cầu nguyện:

Chúa Kitô dạy rằng: Các con phải cầu nguyện luôn. Lệnh truyền đó cho ta thấy chúng ta phải kết hợp với Chúa bằng lời cầu nguyện. Đức Phaolô 6 dạy rằng: Kinh nguyện giúp ta giữ được tình thân mật với Chúa, đáp ứng được yêu cầu phải tôn thờ Chúa,  khiến Chúa mau ban ơn cho chúng ta. Nhờ đó Chúa luôn ngự trị trong tâm trí chúng ta / giúp chúng ta nhận ra Thiên Chúa tình yêu.

Các con hãy học cho biết cách chăm chỉ cầu nguyện cách quảng đại. Đối với các tu sĩ: Điều khẩn thiết là các con phải cầu nguyện hằng ngày, ưu tiên trong đời sống đạo của các con (E.T 43-45).

Giáo huấn của Giáo Hội nhấn mạnh: Cầu nguyện là sự sống của linh hồn, không khí là sự sống của thể xác, cầu nguyện làm cho linh hồn ta luôn sống động => Vậy mà chúng ta luôn tỏ ý quên lãng không muốn nhớ đến Đấng là nguồn mạch sự sống cho chúng ta. Chính vì thế mà các Tiên tri, các Giáo phụ luôn nhấn mạnh: Cầu nguyện là tưởng nhớ đến Chúa, là luôn đánh thức trí nhớ cõi lòng. Phải nhớ đến Chúa như là luôn nhớ đến khí thở.

Catechismus 2697

Chúng ta chu toàn tinh thần tận hiến khi chúng ta luôn luôn cầu nguyện. hoàn toàn tín thác vào Thiên Chúa noi gương Mẹ Maria.

Xin Mẹ giúp chúng ta sống đời nội tâm, biến nó thành tập quán tốt đẹp, một kiểu sống cao quý không thể thiếu trong đời sống Thánh là kết hợp mật thiết với Chúa. Thi hành mọi bổn phận hằng ngày vì lòng yêu mến Chúa, nhờ ơn trợ giúp của Mẹ Maria.


Trở lại      In      Số lần xem: 12045
Tin tức liên quan
  • GIÁO LÝ KYTO GIÁO / NHÂN ĐỨC VÀ NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN / GIUSE LUCA
  • NHÂN CHI SƠ, TÍNH BẢN THIỆN
  • NHỮNG PHÚT THÂM THÚY CỦA CUỘC ĐỜI
  • Tìm biết Thánh ý Chúa
  • Kẻ thật lòng yêu Chúa
  • 4 Chiến Thuật của Satan
  • Phần 2 (Bài 8): Đức Mến
  • Phần 2 (Bài 7): Đức Cậy
  • Phần 2 (Bài 6): Đức Tin
  • Phần 2 (Bài 5): Đức Tiết Độ
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  10
 Hôm nay:  3709
 Hôm qua:  2155
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11421543
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top