Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tìm hiểu Ơn Đạo Đức

6  / ƠN ĐẠO ĐỨC 

 (SÙNG HIẾU)

Thiên Chúa đã sai Thần Khí của con mình đến ngự trong lòng anh em và kêu lên rằng: ABBA, Cha ơi! (Gl 4, 16).

Khi Đức Chúa Thánh Thần, nhờ ơn kính sợ của Người, đã quyết định cho một Linh hồn vĩnh viễn ly dị với tội lỗi, Người không thể để Linh hồn ấy sống trong nhút nhát và luôn sợ hãi. Người lôi nó ra khỏi vòng tội lỗi là để nó kết hợp với Thiên Chúa và biến đổi nó trong Người. Vì thế Người đặt vào Linh hồn tội lỗi đó một sự lôi cuốn êm dịu và mãnh liệt để đem nó đến với Người. Giúp nó sẵn sàng sà vào vòng tay của Người và tin tưởng nghỉ ngơi bên trái tim Người. Để làm được việc đó, Thần khí thánh hóa đổ tràn đầy vào Linh hồn này ơn Đạo Đức. Đây là bậc thứ 2 của cái thang nhiệm mầu mà chúng ta phải leo lên để trở về với Chúa.

Ơn này làm nên sự dịu dàng êm ái của đời sống Ki-tô hữu, nó đem đến cho Linh hồn những lợi ích bao la. Nó nâng đỡ, nó an ủi, nó giúp tập các nhân đức một cách kỳ diệu, nó chuẩn bị cho Linh hồn một phần thưởng tuyệt vời trên trời.

Thánh Phao-lô cũng luôn dặn dò các môn đệ Timothe của Ngài: Hãy tập luyện sống đạo đức, vì luyện tập thân thể thì chẳng lợi ích là bao, còn luyện tập nhân đức thì lợi ích mọi bề. Bởi Chúa hứa ban sự sống hiện tại cũng như tương lai cho người nào có lòng đạo đức (1 Tm 4, 7-8).

Trong bài này: Chúng ta hãy học:

Bản chất của ơn đạo đức, hiệu lực chính yếu của nó, và những cản trở chống lại nó. Sau cùng, hiệu lực phụ của nó liên quan đến những người chung quanh.

Ôi, Mẹ Maria, Mẹ chính là sự đạo đức thật, xin cầu cho chúng tôi.

 

I- BẢN CHẤT CỦA ƠN ĐẠO ĐỨC.

Ơn Đạo Đức là gì? Theo Thánh Toma, ơn này không là gì khác ngoài một sự sẵn sàng thường xuyên, nhờ đó Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta bày tỏ một sự trìu mến, của người con thảo đối với Thiên Chúa. Bằng cách coi người như cha tốt lành hơn hết mọi người cha.

Lý do nền tảng chúng ta phải có ơn này là vì: Nhờ ơn thánh hóa, Thiên Chúa trở nên thật sự là cha của chúng ta và chúng ta trở nên con thật của Người.

Thiên Chúa là Cha chúng ta: Thiên Chúa rất muốn giữ lại tước vị này, đến nỗi dưới luật của sự Kính Sợ, người tỏ ra ưa thích biểu lộ quyền năng của Người và chứng tỏ mạnh mẽ sự công bằng của Người, Người cũng không thể nào cam chịu đặt mình trong bóng tối của bản chất làm cha của mình.

Qua tiếng nói của Giêremia, Thiên Chúa kêu mời dân Isarel quay về với Người, Người nói: Hãy mau gọi Ta và kêu nài Ta, ít ra là bây giờ hãy nói với Ta: Người là thân phụ của con, chẳng lẽ Người cứ kéo dài, cứ mãi nổi giận với chúng con sao? Và cơn giận Người cứ kéo dài mãi đến muôn đời sao? (Gr 3,4) Trở về đi hỡi lũ con phản bội, hãy quay về với Cha các ngươi (Gr 3, 14). Đối với Ta, Ta đã nói rồi, Ta coi các ngươi như con cái Ta, và các ngươi sẽ gọi Ta là Cha các ngươi (Gr 3,19).

Qua miệng tiên tri Isaia, Thiên Chúa còn nói lên lòng trìu mến khôn tả của trái tim Người, có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau. Cho dù nó có quên đi nữa thì ta, ta cũng sẽ chẳng quên ngươi bao giờ. Hãy xem, ta đã ghi khắc ngươi trong lòng bàn tay ta, để luôn nghĩ tới ngươi (Is 49,15-16). Lòng trìu mến phụ tử này của Thiên Chúa chúng ta, vua thánh Đavit đã chẳng ngây ngất hát lên trong các Thánh Vịnh của Ngài sao?

Ngài nói: Người cha chạnh lòng thương con cái, Chúa cũng chạnh lòng thương kẻ kính tôn Người, Người quá biết ta được nhào nặn bằng gì, hẳn người nhớ ta chỉ là cát bụi (Tv 102, 13-14).

Tiên tri Malakia còn nói rõ hơn nữa. Đây là những lời Thiên Chúa nói với dân người qua miệng Ngài: Một người con phải kính tôn cha mình…. Vậy nếu ta là Cha của các ngươi, thì vinh dự ta phải có đó là ở đâu (Mt 1, 6).

Nhưng chính dưới lề luật mới mà Thiên Chúa bày tỏ rõ chức năng là Cha của Người, và tất cả sự trìu mến của trái tim Người, Người đã sai Con người dạy ta về điều đó, và đấng cứu chuộc nhân lành đã luôn nói cho chúng ta về cha trên trời của Người. Dường như Người không biết gọi tên nào khác cho người. Khi Người muốn kêu gọi chúng ta nên hoàn thiện : Các con hãy nên hoàn thiện như Cha các con ở trên trời là Đấng hoàn thiện (Mt 5,48). Khi Người muốn dạy chúng ta cầu nguyện, Người nói: Các con hãy vào phòng mà cầu nguyện, nơi thầm kín và cha các con ở trên trời, Người thấy tất cả, sẽ ban ơn cho các con. Và khi cầu nguyện các con hãy nói như thế này: Lạy Cha chúng con ở trên trời! (Mt 6, 9) khi Người muốn mở lòng chúng ta để tin cậy vào Người, Người nói: Vậy các con đừng lo lắng cho của ăn, áo mặc, bởi Cha các con ở trên trời thừa biết các con cần tất cả các thứ đó (Mt 6, 32). Sau cùng khi Người muốn dạy chúng ta tha thứ cho nhau, Người cũng dùng những lời đó: Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, thì cha anh em trên trời cũng tha lỗi anh em (Mt 6,14).

Vậy, Thiên Chúa đúng là cha chúng ta, Thánh Augustino nói: Không ai là Cha hơn Người, và ai cũng biết rằng, Thiên Chúa không chỉ là Cha. Bởi vì Người còn là tác giả dựng nên ta, Người gìn giữ ta. Và nhờ sự quan phòng của Người, Người cai quản và chăm sóc ta (Kn 14,3). Vì thế, Người là cha của tất cả những gì hiện hữu. Nhưng Người làm cho chúng ta điều mà Người đã không làm cho các tạo vật khác. Người đã tự ý dùng lời chân lý mà sinh ra chúng ta và bởi lòng nhân hậu thuần túy của người (Gc 1, 18), Người đã cho chúng ta thông phần bản tính Thiên Chúa (2Pr 1, 4). Qua các bí tích nhất là phép thánh thể, Người đã cho Linh hồn chúng ta được thấm nhuần máu và đời sống của con người. Cũng vậy, Thánh Phao-lô đã không sợ tuyên xưng trước tòa án sự cao cả vượt qua mọi cao cả kia.

Chúng tôi, thuộc dòng giống của Thiên Chúa (Cv 17, 28-29) Thiên Chúa đúng là Cha của chúng ta, vì thế chúng ta thực sự là con cái của Người. Chúng ta được sinh ra từ Người, Thánh Yoan nói thế: Ex deo Nati (1, 13)/ mầu nhiệm tình yêu này làm cho người môn đệ được Chúa yêu thương phải nhảy mừng. “Anh em hãy xem” Chúa yêu thương chúng ta dường nào, Người yêu đến nỗi chúng ta được gọi là con Thiên Chúa, mà thực sự chúng ta là con Thiên Chúa (1Yn 3, 1). Vậy đây không phải chỉ đơn thuần là một danh xưng bề ngoài, một tước vị danh dự mà thôi. Nhưng đó là một chức vị làm con thật sự, vốn không khác gì một sự thông phần làm con, cũng như con Thiên Chúa là Đức Yesus Ki-tô. Chúng ta không chỉ được gọi là con, nhưng thật sự, đích thực chúng ta là con Thiên Chúa. Quá sung sướng đứng trước một sự cao cả như thế, Thánh Yoan nói tiếp: Anh em thân mến, Hiện giờ chúng ta là con Thiên Chúa. Nhưng chúng ta sẽ như thế nào? Điều ấy chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Đức Ki-tô xuất hiện, chúng ta sẽ nên giống như người. Vì Người thế nào, chúng ta sẽ thấy như vậy (1Yn 3,2).

Vậy, rõ ràng chúng ta là con Thiên Chúa, Người Cha vô cùng nhân hậu đó đã cho chúng ta vào gia đình của Người, chúng ta vốn là những kẻ xa lạ đối với Người và còn là thù địch của Người. Do tội của chúng ta nhưng với một kẻ xa lạ bỗng nhiên được vào làm con nuôi trong một gia đình danh giá. Như vậy có dễ dàng cho nó để nó có được những tình cảm, những tư tưởng mà địa vị mới này đòi hỏi nó không? Có bao giờ nó có thể như một người con đẻ, cảm nhận được tận đáy lòng mình; cái tình yêu con thảo, tình cảm yêu thương, niềm tin tưởng dịu dàng mà thiên nhiên phú vào con tim những đứa con, đối với cha mẹ chúng không? Vậy làm sao chúng ta, là những kẻ xa lạ đối với Thiên Chúa thậm chí đang là địch thù của người. Chúng ta lại cảm thấy mình được cất nhắc lên hàng con cái của Thiên Chúa, nhờ vào ân sủng để chúng ta có thể cảm nghiệm được những tình cảm phù hợp với một địa vị qúa cao trọng đến thế?

Đức khôn ngoan và lòng nhân hậu của Thiên Chúa đã cung cấp cho sự bất lực của chúng ta.

Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai thần khí của Con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên rằng: ABBA, Cha ơi! (Gl 4,6).

Sứ mạng của thần khí, tình yêu đó là cho chúng ta cảm hứng được những tình cảm trìu mến và tin cậy như con thảo đối với cha trên trời, mà bản tính tự nhiên không thể làm điều đó. Cũng vậy chính thần khí Thiên Chúa cho tâm trí chúng ta hiểu rằng: Chúng ta là con cái Thiên Chúa (Rm 8, 16). Hơn nữa, lại có thần khí giúp đỡ chúng ta là những kẻ yếu hèn, vì chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải, nhưng chính thần khí sẽ cầu thay nguyện giúp chúng ta bằng những tiếng rên xiết khôn tả (Rm 8,26).

Chính vì lý do đó mà ơn đạo đức được ban cho chúng ta -> Vì Thiên Chúa là Cha thật của chúng ta và chúng ta là con thật của Người. Nên nhất thiết phải có một trật tự trong mối tương quan mới này, phù hợp với địa vị mới của chúng ta, vừa mới được thiết lập giữa chúng ta và Thiên Chúa, và những tương quan này là một sự hiền dịu, một sự êm ái yêu thương không thể diễn tả, mà chỉ có một Thiên Chúa mới có thể tạo nên: Đó là điều Người đã thương tình ban cho chúng ta nhờ thần khí của Người.

Trước một diễm phúc như thế, làm sao chúng ta có thể không kêu lên như Thánh Phao-lô: Chúc tụng Thiên Chúa là thân phụ ĐứcYesus Ki-tô, Chúa chúng ta. Trong Đức Ki-tô từ cõi trời, Người đã thi ân giáng phúc cho ta hưởng muôn vàn ơn sủng của Thánh Thần.

Trong Đức Ki-tô, Người đã chọn ta trước cả khi tạo thành vũ trụ, để trước thánh thần Người, ta trở nên tinh tuyền thánh thiện nhờ tình thương của Người, theo ý muốn và lòng nhân ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử nhờ Đức Yesus Ki-tô, để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời, ân sủng mà Người ban tặng cho ta trong thánh tử yêu dấu (Ep 1, 3-6).

 

II- HIỆU NĂNG CHÍNH YẾU CỦA ƠN ĐẠO ĐỨC

Liên quan đến Thiên Chúa, đến con người và các sự thuộc về Thiên Chúa.

1- Liên quan đến Thiên Chúa: Ơn đạo đức như chúng ta đã nói, đặt vào trái tim chúng ta, đối với Thiên Chúa, những tình cảm mà con cái thường có đối với Cha của chúng. Nó kết hợp chúng ta với Người bằng một sợi dây tình yêu của Người con thảo, và cũng bằng chính mối dây này, nó kết hợp chúng ta với loài mọi thụ tạo. Bởi vì chúng cũng thuộc về Thiên Chúa và ít nhiều cũng có mối tương quan đến Người.

Do đó, Linh hồn được trang điểm bằng ơn Thánh này không chỉ nhìn thấy nơi Thiên Chúa cái oai nghi cao cả đáng sợ mà ngay cả các trụ cột trên trời cũng lay chuyển và các thượng đẳng thiên thần cũng phải che mặt dưới đôi cánh của họ. hoặc là sự công thẳng của Người mà chỉ nghĩ tới thôi, cũng đã phải rụng rời kinh khủng. Nhưng Linh hồn ấy chỉ nhìn thấy một tình phụ tử hoàn toàn nhân hậu. Nó kích thích lòng tin tưởng và đốt cháy trái tim yêu thương, cho đến lúc này, Linh hồn hạ mình trước cái hư vô của mình đang bị dày xéo trước sức nặng của tội lỗi của mình, chỉ dám ngước trông lên Chúa. Còn bây giờ, với một niềm tin tưởng, Linh hồn dám nhìn lên Người, lòng tràn đầy mến thương. Linh hồn nhìn ở nơi Chúa một Người Cha dịu hiền và tràn trề mến thương, đang giang tay ra mời nó sà vào lòng Người. Lúc đó trái tim nó phập phồng tin tưởng, yêu mến và quá vui mừng nên nó thốt lên: Ôi! Thiên Chúa của con, Người là Cha của con (Is 64,8). Chúa là một Người Cha đầy lòng xót thương, Thiên Chúa của mọi niềm an ủi (2 Cor 1,3). Còn Thánh Phao-lô thì viết cho Giáo đoàn Roma: Không, anh em đã không nhận thần khí khiến anh em trở thành nô lệ, và phải sợ sệt như xưa, nhưng là thần khí làm cho anh em nên con cái, nhờ đó chúng ta được kêu lên: ABBA, Cha ơi! (Rm 8, 15).

Dưới sự thúc đẩy của ơn đạo đức, Linh hồn cảm thấy ước muốn lạ lùng vì được yêu mến Cha trên trời, được làm vui lòng người, dù trong những điều nhỏ nhặt nhất. Lòng ước muốn này trở nên như một đam mê không thể cưỡng lại. Thánh Alphonsô đã phải thốt lên: Tôi làm vui lòng Thiên Chúa rồi sau đó chết cũng được.

Linh hồn này cũng khao khát cầu nguyện, những giây phút được cống hiến cho việc cầu nguyện. Đối với họ, là những giây phút hạnh phúc nhất đời. Lúc đó linh hồn cảm thấy sung sướng vì được ở gần bên Cha nhân lành, một cách đơn sơ, nó ngã mình vào lòng Chúa, nó nói với Người những vui buồn, những sợ hãi, những điều hy vọng của mình, chia sẻ với Người những khó khăn đã gặp. Nói lên những nhu cầu của mình với một niềm tin tưởng của lòng con thảo và hoàn toàn phó thác trong tay của Người. Lời nguyện nói lên với lòng yêu mến, là lời nguyện thích hợp nhất với họ. Hơn nữa nó không tìm kiếm trong lời nguyện sự thỏa mãn riêng tư, nhưng chỉ một mực làm vui lòng Cha trên trời của nó. Nếu họ chỉ tìm thấy trong đó sự khô khan nguội lạnh, hay những cám dỗ, họ cũng không xao xuyến, không phàn nàn. Họ sẽ tự bảo: Đó là do Cha tôi muốn như vậy, và đó là điều tốt nhất cho tôi, với tôi như thế là đủ, để biết rằng Người muốn tôi ở trong tình trạng này. Đó là một niềm hạnh phúc quá lớn lao, một hồng ân mà tôi không đáng được, để Người muốn cho tôi đau khổ ở bên Người, tôi không đòi hỏi gì khác. Tôi sẽ bình yên ngủ và nghỉ ngơi trong trái tim Người (Tv 4, 9). Nếu linh hồn có lỡ phạm một lỗi nào đó, nó cũng không bối rối và nhất là không ngã lòng, chán nản, nhưng với tấm lòng khiêm hạ, nó âu yếm xin lỗi Chúa. Nó sẽ nói: Ôi! Cha của con, con thật là đứa con tồi tệ, con đã phạm lỗi với trời và với Cha, con không còn xứng gọi Cha là Cha của con nữa và xưng Ngài là Cha của con nữa, xin Cha đoái thương đến con, con xin hứa với Cha, con sẽ sống tốt hơn. Sau khi đã hạ mình như vậy, nó không còn nghĩ đến tội lỗi của nó nữa, nếu không phải là để đền vì tội đó, bằng một sự tỉnh táo hơn, sốt sắng hơn.

Chỉ một điều làm nó đau buồn nhất là nhìn thấy biết bao nhiêu cảnh vô đạo đức, những gương Người xấu, những tội đủ loại mà người thế gian đang ngụp lặn trong đó. Phải chăng Người Cha tốt lành nhất trong các Người Cha đang bị lăng  nhục, phải chăng tình yêu của Người không được biết đến, phải chăng lòng nhân hậu của Người bị trả giá bằng những vô ơn bất nghĩa? Linh hồn đó mong muốn biết bao được đền bù, cho những xúc phạm đó. Thánh Alfonso nói: Ôi! Thiên Chúa của con, chớ gì con có thể rửa sạch tất cả những gì mà người ta đã lăng nhục, bằng chính nước mắt và máu của con. Thánh Madalena thành Pazzi thì khóc than: Ôi! Tình yêu đã không được chấp nhận, một Linh hồn tràn đầy ơn đạo đức, chắc phải với một lòng nhiệt thành và ước muốn cháy bỏng, để đọc lên những lời nguyện bắt đầu của kinh lạy cha.

-> “Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước cha trị đến, ý cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”. Đây chính là lời nguyện ưa thích của Linh hồn ấy.

2/ Liên quan đến Đức Yesus Ki-tô: Ơn đạo đức cũng soi dẫn cho chúng ta một tình thương cảm sâu sắc đối với những đau khổ vì những ô nhục mà Đức Yesus phải chịu, và từ bỏ một sự tôn sùng đặc biệt cho cuộc khổ nạn của Chúa.

Nếu Thiên Chúa là Cha của chúng ta, thì Chúa Yesus là Anh chúng ta, một người anh tràn đầy yêu thương, đến nỗi, dù tự thân là Thiên Chúa, Ngài đã xuống thế làm người như chúng ta, gánh lấy hết mọi tội lỗi chúng ta. Lấy máu mình mà xóa đi những tội lỗi trong đó, để giải thoát chúng ta khỏi hỏa ngục đời đời. Tình yêu quá độ đó, Người đem đến cho chúng ta, và vì tình yêu đó, Người trải qua suốt cuộc đời trong lam lũ, trong nhọc nhằn, trong khinh miệt, trong đau khổ. Sau cùng Người đã minh chứng tình yêu cao cả đó cho chúng ta bằng cái chết dã man nhất. Sau khi đã chịu những hình phạt kinh khủng trong cuộc khổ nạn của Người.

Một con tim được thúc đẩy bởi ơn thánh thần đạo đức, không thể nào quên một tình yêu quá độ đến thế, cũng không thể vô cảm trước những đau khổ nhiều đến thế!

Thánh Alfonso tự hỏi: Làm sao chúng ta là người yêu tha thiết của Chúa Yesus Ki-tô chịu đóng đinh, lại có thể, khi thấy một Thiên Chúa, trở thành người anh của chúng ta chết một cách quá nhục nhã và quá đau thương đến thế chỉ vì yêu chúng ta mà lại không một chút cảm động tận đáy lòng mình, và không cảm thấy cháy lên một tình yêu sâu thẳm và một lòng biết ơn bao la!

Thánh Ambrosio thì kêu lên: Hỡi ơi! Những tảng đá còn biết vỡ ra trước cái chết của Đấng cứu thế, nhưng con tim loài người lại trở nên cứng hơn đá.

Chúa Thánh Thần muốn bảo vệ chúng ta khỏi sự cứng lòng quá tráo trợn và quá tai hại đến thế. Vì thế, Người mới ban cho ta ơn đạo đức, để nó làm mềm những con tim và biến chúng trở nên nhạy cảm và biết thương xót. Chính Người đã hành động như thế đối với hết thảy các thánh.

Thánh Phaxico Assisi đã thường xuyên thương khóc khi nghĩ đến cuộc tử nạn của Chúa Yesus đến mức hầu như người hoàn toàn bị mù. Một hôm người ta nghe người kêu lên những tiếng than khóc, người ta đã hỏi Ngài vì sao, Ngài trả lời: Tôi khóc vì Chúa tôi bị đau khổ và bị lăng nhục, và tôi càng đau khổ vì thấy người ta quá vô ơn và chẳng yêu mến Người. Họ chẳng nghĩ đến Người, mỗi lần Ngài nghe thấy một con chiên kêu bebe, Ngài lại nghĩ đến cái chết của Chúa Yesus, và cảm thấy xót thương cho Người. Con chiên vô tì tích, bị hiến tế trên Thập Giá vì tội lỗi của nhân loại. Mỗi lần thầy tu Yean de Laverne nhìn lên Chúa Yesus mình đầy thương tích, Thầy đã không thể kiềm được, nước mắt chảy ròng ròng. Còn khi thầy Yacobe nghe đọc sự thương khó Chúa Yesus thì khóc nức nở và rên rỉ. Thánh nữ Catherine de Gènes cũng quá cảm động mỗi khi nhìn lên hình Ecce Homo (này là người) treo ở trong phòng, đến nỗi Ngài không đứng vững được nữa, Ngài nói: Nỗi đau của Linh hồn Người đã truyền sang đến toàn thân tôi. Thánh Gerado quá cảm thương cho những đau khổ của vị thầy chí thánh của Ngài, đến nỗi Ngài muốn mình trở nên một hình ảnh sống động của Chúa Yesus bị đánh đòn, đầu đội mão gai, bị treo lên Thập Giá, Ngài đã nhờ một người bạn tâm giao, giúp Ngài tự tra tấn mình bằng những hình phạt dữ dằn và chỉ có Đức vâng lời mới bắt được Ngài phải ngưng. Thánh Alfonso xác quyết rằng: Tất cả các thánh đều lấy việc suy gẫm về những sự thương khó Chúa như một việc làm rất được ưa chuộng và thường xuyên. Việc làm rất thánh này đương nhiên cũng được Ngài yêu mến và Ngài dùng nhiều giờ cho nó. Ngài đã viết rất nhiều sách về đề tài này với đầy lòng sốt mến và yêu thương.

Sau cùng, Ngài đã để lại sự tôn sùng tốt đẹp này như một gia tài cho các con cái của Ngài. Bởi Ngài đã truyền lệnh cho họ phải suy niệm mỗi ngày một nửa giờ về sự thương khó và cái chết của Đấng cứu chuộc. Và nói với tất cả những Linh hồn đã quyết tâm đi trên con đường thánh thiện Ngài nói: Vậy chúng ta hãy cố gắng, hỡi các Linh hồn trung tín, để bắt chước vị hôn thê trong Sách Diễm Ca. Người đã nếm được vị ngọt lịm hoa trái của chàng khi ngồi nghỉ dưới bóng chàng (Dc 2, 3). Chúng ta hãy thường xuyên, nhất là vào ngày thứ 6, đặt mình trước Chúa Yesus chịu chết trên Thập Giá. Chúng ta hãy âu yếm và dừng lại vài phút dưới chân Đấng cứu chuộc, và chiêm ngưỡng những đau khổ Người phải chịu, và tình yêu của Người đã bày tỏ cho chúng ta trong cơn hấp hối của Người trên cái giường khổ đau đó. Chúng ta có thể nói rằng: Chúng ta cũng đang ngồi nghỉ ngơi dưới bóng cây Thập tự chăng? Ôi một sự nghỉ ngơi diễm phúc cho các Linh hồn đang yêu mến Chúa.

3/ Tương quan với những Người và những sự thuộc về Thiên Chúa: Tình yêu con thảo mà Chúa Thánh Thần soi dẫn nhờ ơn đạo đức, cũng liên quan đến những gì trực tiếp thuộc về Thiên Chúa trên trời hay dưới đất.

Trên trời: Đó là các thiên thần và các thánh, nhất là rất thánh trinh nữ Maria, mẹ Thiên Chúa và là mẹ chúng ta -> Nữ vương thiên đàng và trái đất.

Linh hồn được dồi dào ơn đạo đức cảm thấy một tình yêu dịu dàng đối với Mẹ Maria và một lòng tin tưởng trọn vẹn vào sự che chở của Mẹ. Maria là một danh xưng rấy quý mến đối với Linh hồn ấy: Đó là tên của mẹ mình, tên ấy nhắc đến lòng nhân từ, tình xót thương và tất cả những ân phúc mà Linh hồn đã lãnh nhận qua Mẹ.

Thánh Gioan Tẩy Giả vừa nghe tiếng Mẹ Maria, đã nhảy mừng trong lòng mẹ mình và cảm thấy tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần. Chính bà Elizabet cũng cảm thấy hoàn toàn xúc động ngay khi mẹ vừa cúi chào bà, và cả bà cũng được tràn đầy Chúa Thánh Thần. Cũng vậy, chính bởi mẹ Maria mà chúng ta có được sự sống siêu nhiên và Chúa Thánh Thần, vì Người không thể xa cách sự sống ấy. Vâng, chính nhờ Mẹ mà chúng con được lãnh cái kho báu vô cùng quý giá ấy. Vì thế, chúng con gọi mẹ là Mẹ của chúng con, cũng như chúng con gọi Thiên Chúa là Cha chúng con vậy, và cũng bằng cách ấy Chúa Thánh Thần hình thành trong chúng con những tình cảm đích thực của những người con Thiên Chúa. Thì Người cũng thực hiện trong trái tim chúng con những tình cảm đích thực của những người con của Mẹ. Đó cũng là điều cắt nghĩa tại sao tất cả các thánh đều xuất sắc trong sự tôn sùng đối với Rất Thánh Trinh Nữ. Có những vị rất đặc biệt trong việc này như Thánh Bênatô, Thánh Bonaventura, Thánh Louis Gon Zaga, Thánh Stamnislas, Thánh Alfonsô, Thánh Alfonsô đã nói: Ngài không muốn ai qua mặt Ngài trong việc yêu mến Đức Mẹ.

Ôi, biết bao nết đẹp tuyệt vời và cảm động về tình yêu đối với Đức Trinh Nữ Maria mà đời sống các thánh trên đây đã trải qua. Hình như họ chỉ sống để yêu mến Mẹ và làm cho Mẹ được yêu mến. Chỉ cần nghe tên Mẹ, họ đã bừng cháy lên tình yêu. Họ không ngừng ca tụng và kêu xin Mẹ, chúng ta hãy bắt chước những gương sáng ngời và tuyệt diệu này. Chúng ta hãy là những người con đích thực của Mẹ Maria. Chúng ta hãy đáp lại Mẹ. Tình yêu đáp lại tình yêu.

Ơn đạo đức lôi kéo chúng ta bằng một sức mạnh và sự êm dịu đến với tất cả các thánh hiển vinh trên Thiên Quốc. Đặc biệt với Thiên Thần bản mệnh của chúng ta, với Thánh cả Yuse và với các thánh quan thầy. Ơn đạo đức cũng làm cho chúng ta chạy đến với sự cầu bầu quyền thế của các Ngài với một lòng tin tưởng mãnh liệt.

Dưới đất này -> Đó là Đức Thánh Cha, vị đại diện trực tiếp của Thiên Chúa ở dưới đất này. Đó là các Giám Mục các Linh Mục, các bề trên của mọi cấp bậc và mọi danh xưng. Sau cùng đó là tất cả mọi người, bất kỳ ai, và mọi người đều là con cái Thiên Chúa, được tạo dựng bởi Người, để được cùng với Người hưởng phúc trên trời. Và vì: Trong mọi hiệu năng của ơn đạo đức, hiệu năng này hầu như là hiệu năng quý trọng nhất. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này sau.

Thánh Augustinô nói: Ơn đạo đức cũng làm chúng ta yêu mến lời của Cha trên trời, qua lời giảng hay chữ viết, hiểu được hay không hiểu được. Thánh Phanxicô de Sales rất thông thái và là giám mục, nhưng vẫn ưa thích nghe Lời Chúa cách chăm chú và suy tư như một đứa trẻ chú ý nghe lời cha nó. Ngài nói: Ngài chưa bao giờ nghe một bài giảng mà không rút ra một điều ích lợi dù bất kỳ người giảng là ai.

Thánh Charles Borroméc luôn quỳ gối khi đọc sách thánh, những Kitô hữu đầu tiên luôn mang theo trên mình cuốn Phúc âm, các thánh tử đạo khi chết đã ôm ghì nó vào lòng.

Sau cùng, Chúa Thánh Thần soi dẫn cho linh hồn biết yêu mến cả những tạo vật không có lý trí. Bởi tất cả chúng cũng đều là công trình của Thiên Chúa, và chúng mang trong mình những dấu tích của Người. Chính vì thế mà người ta thấy một thánh Phanxicô Assisi đối xử với các tạo vật này với một sự dịu dàng khôn tả. Ngài gọi chúng là các anh chị của Ngài đến nỗi một ngày kia Ngài đi lượm một con sâu đang bò ở giữa đường và đặt nó sang một bên kẻo người đi đường dẫm lên nó.

Vậy quả thật ơn đạo đức làm mềm lòng con người đến mức làm cho nó chảy tan ra vì lòng yêu mến. Trái tim con như tan dần ra nước, mềm như sáp chảy trong hồn con (Tv 21, 15)

Những chướng ngại vật đầu tiên cho hiệu năng ơn đạo đức. Nếu chúng ta muốn ơn đạo đức đem lại cho linh hồn ta những hoa trái tốt đẹp như chúng ta vừa thấy. Chúng ta cần phải loại bỏ đi những chướng ngại vật chống lại các hành động của Chúa trong chúng ta. Đó là những tư tưởng, tình cảm, xu hướng nột tâm làm bóp nghẹt trái tim chúng ta, cất đi khỏi nó lòng tin tưởng, sự hăng say và bình an.

Cản trở thứ nhất: Cho ơn đạo đức đến từ những sự sợ hãi thái quá do bởi những ký ức về tội lỗi trong quá khứ và dẫn đến mất niềm tin nơi Thiên Chúa. Linh hồn phải chiến đấu chống lại những quấy rối này (của ma quỷ), bằng cách nghĩ tới lòng thương xót vô bờ bến của Thiên Chúa, và luôn nhớ đến những lời hứa tha thứ của Người đối với những kẻ tội lỗi biết ăn năn. Một ngày nọ, Chúa nói với Thánh Catarina Sienna: Những kẻ tội lỗi thất vọng về lòng thương xót của Cha, vì tội lỗi chúng quá nhiều và quá lớn, thì chỉ cần một tội thất vọng này thì đã nặng hơn tất cả những tội nặng đã phạm khác. Nhưng, nếu thay vì chúng thả mình vào sự thất vọng, thì chúng hãy tin tưởng hơn vào lòng nhân hậu của Cha, chúng sẽ cảm thấy ngay những hiệu quả tốt và sẽ được giải thoát khỏi sự dữ của tội lỗi. Bởi vì tình thương xót của Cha thì vô vùng lớn, lớn hơn những tội lỗi đã phạm và còn có thể phạm.

Thánh Gioan Kim Khẩu nói: Giả như thế giới này đang bị đốt cháy, mà nếu người ta bỏ vào đó một cọng rơm, thì cọng rơm ấy sẽ bị cháy ngay tức khắc. Đối với tất cả tội lỗi của con người cũng vật, nếu chúng được ném vào lòng thương xót của Thiên Chúa bằng sự thống hối ăn năn và sự tin cậy thì tội lỗi cũng sẽ bị đốt sạch như vậy. Chớ gì linh hồn bị cám dỗ mất tin tưởng và thất vọng khi nghĩ đến những tội lỗi xa xưa của nó, thì linh hồn ấy hãy luôn nhắc lại câu (Thánh vịnh 30,1): “Con ẩn náu bên Ngài, Lạy Chúa, xin đừng để con phải tủi nhục bao giờ”.

Cản trở thứ hai: Của ơn đạo đức: Đó là quá sợ phạm tội trong tất cả những gì người ta làm. Đây là điều các Cha giải tội gọi là “Bối rối lương tâm”. Và cũng là điều trái ngược với ơn đạo đức.

Chúng ta hãy lắng nghe lời khôn ngoan của Thánh Phanxicô de Sales: “Các bạn đừng để ý quá tỉ mỉ về chính mình, các bạn coi chừng đừng quá xét nét, xác minh tranh cãi trên những chuyện lặt vặt, những thứ này đối với một vài Linh hồn -> Là những quả núi bằng cát trước con mắt tưởng tượng của họ, cuộc đời của họ đi qua là để quan sát hạt cát. Chúng ta đừng đùa với việc tìm bới, có những tâm hồn được sinh ra như thế, nhưng bản tính hay quá nghĩ ngợi, tìm bới mọi thứ, đến phải mệt nhọc vì những lo lắng tìm kiếm tỉ mỉ, rồi chẳng đi đến đâu. Nhưng phải đi cho tròn đầy một cách đơn giản vào đúng việc phục vụ Thiên Chúa. Không ai phạm tội mà không biết và cũng không muốn.

Thánh Terexa nói: Tội trọng là một con quỷ dữ quá ghê tởm, đến nỗi nó không thể đi vào một Linh hồn mà Linh hồn ấy không nhận ra nó rõ ràng. Vậy Linh hồn hay bị bối rối lương tâm phải chiến đấu chống lại cái xu hướng tệ hại đó, nó vốn chỉ sản sinh ra trong Linh hồn nỗi buồn phiền, bồn chồn, lo âu và sợ hãi. Linh hồn ấy hãy thôi nhìn Thiên Chúa như một tên bạo Chúa hay một tên đao phủ, mà nó hãy nhìn Ngài như một người Cha tốt lành nhất đang nhìn nó với sự thích thú, và đang chuẩn bị cho nó một gia tài tuyệt vời. Sau cùng, nó hãy đổ hết lo âu cho cha giải tội, và tỏ ra sẵn sàng vâng lời Ngài một cách mù quáng trong mọi sự.

* Thánh Philipper Neri nói: Chúng ta không phải trả lời với Thiên Chúa về những gì chúng ta đã làm vì vâng lời Cha giải tội. Và nếu giả như Cha giải tội có sai lầm cách nào khi đưa ra cho chúng ta quyết định này hay quyết định kia, thì chúng ta cũng chắc chắn là đã không lầm khi vâng lời Ngài.

Nhưng không có sự gì chống lại ơn đạo đức bằng sự vô cảm về tinh thần, lòng đạo đức làm cho con tim rạo rực yêu mến Chúa như sáp mềm chảy ra. Sự vô cảm làm con tim ra chai cứng, càng ngày càng chai hơn chẳng khác gì một hòn đá. Tuy nhiên, phải phân biệt hai thứ vô cảm: Có thứ vô cảm đến từ Thiên Chúa để thử thách. Thứ vô cảm này chỉ làm cho lòng đạo đức nên trọn vẹn hơn. Có thứ vô cảm đến từ chúng ta, nó phá hoại toàn lòng đạo đức. Thứ vô cảm đầu tiên được cảm nghiệm bởi những Linh hồn đạo đức sốt sắng. Loại vô cảm sau là của những Linh hồn nguội lạnh, bê trễ.

Có những Linh hồn tốt lành, rất đạo đức, đôi khi cảm thấy trong một thời gian khá dài, bị lâm vào tình trạng vô cảm, không còn gì có thể làm cho họ xúc động: Cả những sách đạo, cả cầu nguyện, cả rước lễ, cả những lễ hội trong hội thánh, cả những mầu nhiệm cảm động nhất trong tôn giáo chúng ta. Ơn đạo đức đã có trong các Linh hồn này với một sự trọn hảo cao độ. Nhưng họ không cảm thấy gì nữa, ơn đó vẫn hoạt động nhưng rất tế nhị, cao siêu, âm thầm, và vì Linh hồn bị thử thách như thế, họ vẫn yêu Chúa như một người cha nhân lành, nó không còn cảm thấy được ân sủng thúc đẩy hay được những an ủi của Chúa vỗ về. Nhưng nó sợ làm mất lòng Chúa và vì thế Chúa đã bỏ mặc nó… và đây là một trong những thử thách cam go nhất của đời sống nội tâm. Ma quỷ sẽ không bỏ qua để lợi dụng tình trạng tối tăm của nội tâm Linh hồn đáng thương này. Nó sẽ gợi lên những tư tưởng chán nản, những tình cảm thất vọng, gợi lên những lời nói phạm thượng. Còn có khi vì thấy Linh hồn bị tước đi mọi tình cảm êm ái và yên ủi, nó không ngại gì để gợi lên những mơn trớn hiểm độc của xác thịt, bằng cách làm nổi lên tận đáy Linh hồn kia. Sự hỗn loạn của các đam mê nhục dục, một cơn bão táp thật sự của các cơn cám dỗ. Lúc đó Linh hồn bị vùi dập trong lo âu ghi ngại và cả những hoang mang trầm trọng như một thứ tử vì đạo, một cơn hấp hối nội tâm. Chính vì thế mà Thiên Chúa thử thách các Linh hồn người yêu mến. Chính bằng những gian truân này mà người uốn nắn, chẳng khác gì những nhát búa, những lưỡi đục để biến họ một ngày kia trở nên những viên đá sống động của Thành Thánh Yerusalem trên trời.

Loại vô cảm thứ 2 đến từ chính chúng ta và nó huỷ hoại hoàn toàn tinh thần đạo đức trong ta. Nó phát sinh từ hàng loạt những bất trung cố tình và do đó nó đem lại những hình phạt xứng đáng.

Linh mục Lancicius nói rằng: Ngày nay, người ta bỏ nguyện ngẫm, rồi ngày mai người ta bỏ đọc sách thiêng liêng, không làm việc xét mình. Và chẳng bao lâu sau, người ta sẽ bỏ tất cả hoặc người ta làm cho lấy xong tất cả những gì phải làm một cách vội vàng, cẩu thả. Sau cùng, người ta quen thói phạm tội nhẹ và mỗi ngày một nhiều hơn. Do đó, việc sát cánh với tội nhẹ, lấy đi khỏi Linh hồn họ sự quy hướng về Thiên Chúa và sự tế nhị của tình yêu. Sẽ không còn gì làm họ xúc động nữa, ngay cả những khiển trách của lương tâm, những cổ vũ của các thầy dạy, những cảnh cáo của các bề trên, cả những mục tiêu phải nhắm để chỉ sống cho Thiên Chúa. Thật là một sự vô cảm tổng thể, Linh hồn này liên tục chống lại Chúa Thánh Thần, thật đáng sợ cho nó, và sau cùng nó sẽ bị loại bỏ, và một khi đã sa vào những bất ổn trầm trọng, nó sẽ bị hư đi đời đời (khủng khiếp).

Mỗi người chúng ta phải tự canh chừng để khỏi sa vào tình trạng đáng buồn là chống lại ơn đạo đức đến thế. Ai trong chúng ta cũng ít nhiều có chiều hướng đó. Bản tính tự nhiên thường muốn được ưu tiên, thói quen coi thường, dễ bị xâm nhập vào những hành động cao thượng nhất. Tính lo toan, sự quá tải trong công việc, chi phối tinh thần và không còn nghĩ gì đến Thiên Chúa. Cũng có khi sự nhát đảm xâm chiếm, làm mất đi mọi hứng thú. Sau cùng những tội nhẹ thường phạm một vài dính bén tự nhiên, những thiện cảm hay những ác cảm bị coi thường. Tất cả những thứ đó đều góp phần làm yếu đi trong ta đời sống nội tâm, làm nhạt đi lòng đạo đức, làm chai đá con tim chúng ta.

Ôi, chúng ta cần biết bao, được Thần Khí đạo đức đến thăm viếng chúng ta, chúng ta phải van xin Người biết dường nào. Xin Người cất đi khỏi chúng ta quả tim chai đá, và ban cho chúng ta một quả tim bằng thịt, nghĩa là một trái tim biết nhạy cảm với những đụng chạm tế nhị và ân sủng, một trái tim với một tinh thần đổi mới. Để chúng ta luôn mãi vững bước trên con đường của lề luật Thiên Chúa (Ezekiel 36, 26-27).

Vậy, chúng ta hãy không ngừng xin ơn đạo đức mà Chúa Thánh Thần cũng luôn ước muốn ban cho chúng ta, với một tấm lòng sốt sắng. Chúng ta hãy luôn nhắc lại lời van xin, khẩn cầu này của Giáo hội: Lạy Chúa, xin ban Thần Khí xuống trên chúng con và bộ mặt trái đất này sẽ được đổi mới và lòng trí chúng con cũng được hoàn toàn đổi mới.

Chúng con xin Chúa khứng ban, nhờ ơn đạo đức làm cho trong lòng chúng con biến đổi những chai đá trở nên dịu dàng. Biến những lạnh giá trở nên nồng ấm, biến những cong queo trở nên ngay thẳng. Như thế chúng con sẽ có thể vững tin hơn bao giờ hết. Khi ngước mắt lên trời mà nói: Ôi Lạy Chúa chúng con! Chúa thật là Cha chúng con và chúng con thật là con của Cha, chúng con không dám ước mong gì hơn nữa.

 

III/  HIỆU NĂNG "PHỤ" CỦA ƠN ĐẠO ĐỨC:

Tương quan với người đồng loại:

Ơn đạo đức không chỉ có đối tượng là Thiên Chúa, được coi như người Cha, nhưng theo thánh Toma, thì nó còn trải ra trên mọi người, bao lâu họ còn ở trong tương quan với Thiên Chúa. Do đó nó cũng thúc đẩy chúng ta đến với những ai đang thiếu thốn để giúp đỡ họ.

Hiệu năng này của ơn đạo đức dường như cũng dễ lẫn lộn với đức bác ái. Tuy nhiên, chúng có một nét riêng khác nhau. Đức bác ái cho chúng ta yêu đồng loại và Chúa, bởi vì họ là hình ảnh của Thiên Chúa và họ có quyền được hưởng vinh phúc đời đời. Ơn đạo đức cho chúng ta thấy và yêu mến họ vì họ là con Thiên Chúa và vì thế là anh em của chúng ta. Thiên Chúa vì là Cha tất cả chúng ta, chúng ta hợp thành cùng một gia đình duy nhất. Ngay khi Chúa Thánh Thần nhờ ân sủng, cho chúng ta bước vào gia đình ấy. Người cũng cho chúng ta tinh thần của những người con Thiên Chúa. Tinh thần gia đình làm cho chúng ta khi yêu mến Thiên Chúa như Cha, thì cũng yêu anh em đồng loại như anh em, chúng ta cùng có với họ chỉ một con tim và một linh hồn.

Hiệu năng này của ơn đạo đức là cần thiết.

Sau khi nhắc lại chức năng làm con Thiên Chúa của chúng ta, Thánh Gioan, vị tông đồ của tình yêu, cho chúng ta thấy ngay những bổn phận của chúng ta đối với anh em.

Anh em thấn mến! Chúng ta hãy thương yêu nhau, vì tình yêu ấy bắt nguồn từ Thiên Chúa, phàm ai yêu thương, là đã chứng tỏ mình được Thiên Chúa sinh ra, và người ấy biết Thiên Chúa (1Yn 4, 7). Ai không yêu thương anh em mình thì không phải là con Thiên Chúa (1Yn 3, 10).

Thánh Gioan còn cho chúng ta biết bằng cách nào chúng ta từ cõi chết bước vào cõi sống và được trở thành con cái Thiên Chúa. Vậy phương cách đó là gì? Đó là tình yêu mà chúng ta đem đến cho anh em chúng ta, kẻ nào không yêu thương anh em mình thì kẻ ấy ở trong sự chết (1 Yn 3,14), chúng ta phải yêu thương anh em đến thí mạng vì anh em (1 Yn 3,16). Hơn nữa khi thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu mà chẳng động lòng thương, thì làm sao tình yêu của Thiên Chúa ở lại trong người ấy được. Hỡi anh em là những người con bé nhỏ, chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương cách chân thật và bằng việc làm (1 Yn 3,17-18).

Đó là những huấn từ thiết tha của vị tông đồ được Chúa yêu dấu, Ngài dựa tất cả trên tính cách chúng ta đều là anh em của nhau và tính cách đó đòi hỏi những tình cảm trên và những hành động tốt đới với nhau.

Bây giờ, chúng ta hãy nhớ lại những lời của Thầy Chí Thánh nhất là những gương sáng của Người, Chúa hoàn toàn là một Thiên Chúa, nhưng Người đã không hổ thẹn để gọi chúng ta là anh em của Người: Này tôi đây với những người con mà Thiên Chúa đã ban cho Tôi. Như thế, vì con cái thì đều chung một huyết nhục, nên Đức Yesus đã mang huyết nhục đó. Bởi thế, Người đã nên giống anh em của mình về mọi phương diện, để có thể giúp những ai bị thử thách (Dt 2,11-17).

Sau khi đã chỉ cho chúng ta biết Đức bác ái đã trở nên cho con người một tình yêu hoàn toàn huynh đệ. Thánh Phaolô kết luật: Vị thượng tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, vì Người đã chịu mọi thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội. Bởi thế, ta hãy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lãnh ơn trợ giúp mỗi khi cần (Dt 4,15-16).

Ôi! Thầy chí Thánh đã yêu thương loài người biết bao, người nói: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11, 28). Ôi Chúa cảm thương, Chúa dịu dàng biết bao, Người yêu những kẻ bé mọn và thấp hèn: Hãy để những trẻ nhỏ đến với Ta, và đừng ngăn cản chúng (Mc 10,14). Người yêu thương những kẻ đói nghèo, Người đến với họ, an ủi họ và hứa Nước Trời cho họ (Mt 5,3) và Người cũng đã chẳng nên nghèo hèn như họ sao? Người đã thương cảm những kẻ đau buồn (Mc 8, 2), Người đã khóc trước một của Lazaro.

Người cảm thương nhất đối với những kẻ tội lỗi, chính vì họ mà Người tuyên bố đã xuống trần gian này (Mt 9, 13) Khi Người thấy họ sám hối, Người liền tha hết mọi tội cho họ dù là tội trọng, mà không một lời trách móc. Người nói với Thánh Phêrô: Con không chỉ tha cho kẻ mắc lỗi với mình bảy lần mà là những bảy mươi lần bảy, nghĩa là một con số vô kể. Mỗi lần họ thật sự thống hối về những tội trọng của mình, khi thấy thành Yerusalem cố chấp trong tội lỗi của nó, Người đã khóc trên nó: (Lc 19,41)

Đó ơn đạo đức nơi Chúa Yesus với tất cả sự tròn đầy của nó. Đã hoạt động trên trái tim Người là thế. Đó là những tình cảm dịu dàng và chân thành của lòng thương cảm mà Chúa Thánh Thần đã không ngừng soi dẫn cho vị Thầy Chí Thánh của chúng ta. Và chính là với một sự vui thích vô cùng, mà Người đã nghe theo sự thúc đẩy thánh thiên này, làm điều tốt cho anh em mình, nâng đỡ họ, an ủi họ, giải cứu họ là những thú vui của trái tim Người.

Vậy thì, những tình cảm dịu dàng của ơn đạo đức và lòng thương cảm của Đức bác ái, Chúa Yesus muốn đến lượt chúng ta cũng phải có như vậy. Thầy đã nêu gương cho anh em, để anh em cùng làm như Thầy đã làm cho anh em (Yn 13,15).

Và để cho chúng ta làm điều đó cho có hiệu quả, Người đã muốn cách nào đó, đồng nhất hóa với mỗi người trong anh em chúng ta: Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy (Mt 15,40). Người chỉ muốn nhận ra các người môn đệ của Người khi họ chứng tỏ đức bác ái đó (Yn 13,35).

Sau cùng, người không muốn chúng ta đến gần bàn thờ để dâng lễ vật cho Người, mà nếu khi chúng ta nhớ mình có điều gì mất lòng anh em. Vậy nếu khi anh sắp dâng lễ vật trước bàn thờ mà sực nhớ có người anh em đang có chuyện bất bình với anh, thì hãy để của lễ lại đó trước bàn thờ, đi làm hòa với người anh em ấy đã, rồi trở lại dâng lễ vật của mình (Mt 5,23).

Bởi vì của lễ đẹp lòng Người nhất, là một trái tim được trang điểm bằng ơn đạo đức, tràn đầy tình xót thương và lòng bác ái. Và nếu chúng ta không có một trái tim như thế, thì Thiên Chúa quay mặt đi và không nghe lời ta cầu xin.

Lời cầu nguyện để được Người chấp nhận, phải được tỏa hương thơm của lòng đạo đức. Người nói: Khi các con cầu nguyện, hãy nói: “Lạy Cha chúng con ở trên trời….xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày, và tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con” (Mt 6,9-12). Phải chăng cũng như Người nói: Các con sẽ nhớ rằng khi cầu nguyện, vì tất cả chúng con cùng là con của một Cha trên trời, nghĩa là các con tất cả đồng thời là anh em với nhau, và nếu các con muốn được ơn nghĩa với Cha, nhất là được Cha tha tội cho, thì các con cũng phải tha thứ cho anh em đã có lỗi với các con, và nếu các con không tha thứ cho anh em, thì Cha các con ở trên trời cũng không tha thứ cho các con về những lỗi của các con đã phạm đến Người (Mt 6,15).

Thánh Toma liên kết ơn đạo đức với mối phúc thứ năm “Phúc cho kẻ có lòng xót thương”. Chính là vì nó khiến con người biết chạnh lòng thương những đau buồn của người khác, những con người này luôn thấy trong giáo hội từ khi Chúa Thánh Thần hiện xuống trên các tông đồ.

Từ khi Thánh Phaolô nói: “Có ai khóc mà tôi lại không khóc với họ” cho đến nay đã có biết bao chứng nhân cao cả chết cho đức ái quả cảm. Đó chẳng phải do sự thúc đẩy của tinh thần đạo đức đã làm nảy sinh dồi dào những việc làm của lòng thương xót cho thân xác và tinh thần của tha nhân, mà chúng ta chiêm ngưỡng ngày này đó sao? Đó chẳng phải là tất cả những dòng tu nam nữ, mà mục đích là xoa dịu vết thương đồng loại, chăm sóc những người yếu đau, che chở những người già nua, mồ côi, dưỡng dục những trẻ em nghèo, bay đến tận những chân trời xa lạ để giúp đỡ những bộ tộc hoang dã và mọi con người bị bỏ rơi và sẽ còn như thế mãi cho đến tận thế. Chúa Thánh Thần sẽ còn mãi tạo ra trong lòng hội thánh những việc làm tận tụy đáng kính nể, những tâm hồn cao quý và quảng đại. Sẽ còn tìm thấy niềm hạnh phúc của họ trong việc cống hiến cuộc đời họ, để xoa dịu những đau thương thể xác và tinh thần cho tha nhân đồng loại.

Bằng cách nào Chúa Thánh Thần làm cho ơn đạo đức sinh hoa trái trong ta liên quan đến đồng loại?

1/ Bằng cách làm cho chúng ta trở nên kiên nhẫn và dịu dàng đối với tha nhân.

Cũng như nhờ ơn đạo đức, Chúa Thánh Thần làm cho những cuộc tiếp xúc của chúng ta với Thiên Chúa trở nên êm ái dịu dàng, cho ta nhận ra Thiên Chúa là người Cha tốt lành nhất, thì cũng vậy, Người làm cho chúng ta nên dễ dãi và dịu dàng đối với mọi người là anh em chúng ta và nhất là đối với những người cùng chung sống với chúng ta.

Giám Mục Landriot nói: Chúng ta phải biết điều này là cuộc sống ở mọi nơi đều đầy những gian truân, những tranh đấu, những cọ xát và vì thế hãy chịu đựng lẫn nhau.

Ở đâu có 2 người sống với nhau, đều có thể gây cho nhau đau khổ nếu họ đến gần nhau sẽ có va chạm. Thánh Augustino nói: Chúng ta là những cái bình bằng đất, khi đến gần nhau, thường xảy ra những va chạm, có thể gây ra đổ vỡ. Đó là nguyên nhân của hầu hết những đau khổ của trái đất này, nhiều khi những người hay ca thán hơn cả lại là những người có lỗi nhiều nhất. Đó là những người có tính khí khó chịu với hết mọi thứ, họ gây đổ vỡ nhiều nhất. Chỉ có dầu thơm của Chúa Thánh Thần mới làm dịu được mối tương giao này và làm cho chúng trở nên có thể chấp nhận được. Nó không làm cho biến mất hoàn toàn những điều khó khăn, nhưng nó làm giảm đi, nó vo tròn các góc cạnh sắc bén, gai góc. Nó đặt vào con tim một tình bác ái tha thứ và nhờ dầu thơm sẽ đem lại sự dịu dàng, mềm mại. Nhưng dầu thơm thì không cưỡng lại. Cũng không nhượng bộ nhưng nó đem lại chiến thắng, do có sức bôi trơn trong các khía cạnh bị cọ xát.

Khi một chìa khóa không hoạt động dễ dàng vì nó có một sự trục trặc nào đó, người ta bỏ vào trong ổ khóa một giọt dầu, liền đó có một biến đổi trong các khớp răng cưa hoặc các lò xo trong đó và kết quả là nó hoạt động dễ dàng trở lại.

Phải chăng đó cũng là một hình ảnh của đời sống nhân loại, của các mối tương quan bạn bè, của những người thân quen biết và trong các môi trường thân cận đủ mọi thành phần. Có biết bao các guồng máy khác nhau, có biết bao bánh xe, lò xo còn mau bị rỉ sét hơn cả kim loại. Tuy nhiên, những lớp răng cưa nhân loại này phải cùng đi với nhau, nhưng biết bao lần những bánh xe này thiếu dầu, nghĩa là thiếu đức bác ái yêu thương nhân hậu. Biết bao lần chúng va chạm vào nhau, chúng la lối, chúng phản đối, chúng từ chối gặp nhau, từ chối giúp đỡ nhau. Biết bao lần chúng bẻ gãy chìa khóa, vì người ta muốn dùng sức mạnh, dùng áp lực.Người ta thiếu giọt dầu kia, đó là giọt dầu của Chúa Thánh Thần, khi giọt dầu đó được nhỏ vào linh hồn, nó thấm sâu vào một cách rất tài tình. Nó làm mềm những thớ thịt của trái tim, nó làm dịu đi những tiếp xúc, nó làm thư giãn các bánh xe, vận hành cách trơn tru và không làm cho chúng chống đối nhau để bị gãy, nó làm biến mất những va chạm và nhiều khi còn giảm thiểu những ngọn lửa đang chực chờ đốt cháy các bánh xe, do các bánh xe chạy quá tốc độ, đang đuổi theo các đam mê của phàm tục.

2/ Bằng cách làm cho trái tim chúng ta biết chạnh lòng thương trên những khổ đau của tha nhân.

Đối với tha nhân cũng như đối với Thiên Chúa, có thể có sự vô cảm của con tim, điều này đối lập hẳn với ơn đạo đức. Thánh Phao-lô nói: Sẽ đến một lúc nào đó, con người chỉ còn yêu chính mình. Chỉ còn vẻ đạo đức bề ngoài và từ chối những hy sinh cho tha nhân mà đạo đức đòi hỏi. Quả thế, người ta sẽ ra ích kỷ, ham tiền, khoác loác, kêu ngạo, nói lộng ngôn, không vâng lời cha mẹ, vô ơn bạc nghĩa, phạm thượng, vô tâm, vô tình, tàn nhẫn, nói xấu, thiếu tiết độ hung dữ, ghét điều thiện, phản trắc, nông nổi, lên mặt, kiêu căng. Yêu khoái lạc hơn yêu Chúa, hình thức của Đạo Thánh thì họ còn giữ, nhưng cái chính yếu của niềm tin thì họ đã chối bỏ (2 Tm 3, 2-5).

Biết bao linh hình đã trưng bày cái chân dung đó trên họ, một sự ích kỷ đê hèn xâm chiếm họ, họ chỉ còn chăm sóc cho bản thân, cho thú vui, cho lợi ích riêng tư. Họ hoàn toàn dửng dưng và vô cảm trước những đau khổ của kẻ khác. Nhiều khi sự đố kỵ ghen ghét, cái tính xấu đáng nguyền rủa này là nguyên nhân cho biết bao sự tàn phá trên thế giới và sau cùng làm cho con tim họ ra chai đá. Thay vì cảm thương cho những đau khổ của kẻ khác, họ còn tỏ ra vui sướng. Sự vui mừng tinh quái được thể hiện trên nét mặt của họ, cả trong ánh mắt và lời nói của họ. Nhưng họ cũng không thể dấu được sự căm ghét lo buồn khi thấy kẻ khác thành công và thịnh vượng, làm như chính họ bị thiệt thòi vì điều ấy. Với những tình cảm như thế, ơn đạo đức tỏ ra bất lực, thay vì lòng nhân hậu, sự cảm thương, lòng tận tụy thì chỉ còn lại sự lạnh lẽo, dửng dưng, chai đá. Từ đó phát sinh ra biết bao sự dữ, làm rối ren và đảo lộn trong các gia đình và xã hội.

Chính Chúa Thánh Thần muốn làm biến đi các tình trạng xấu xa của con tim này. Người muốn dẫn đưa linh hồn đến chỗ tự quên mình, để chỉ còn biết tận tụy trong việc phục vụ và nâng đỡ tất cả những ai đang đau khổ.

Trước hết người làm cho chúng ta trở nên nhạy cảm đối với những người nghèo. Họ thường là những người bị miệt thị và bỏ rơi Người đã chẳng phải được gọi là Cha kẻ đói nghèo sao?

“Veni pater Pamperum” Ai được đầy Chúa Thánh Thần, cũng tự cho mình là Cha của kẻ nghèo khó, vì Chúa Thánh Thần đang ở trong họ, họ sẽ cố gắng cứu giúp những người nghèo, họ sung sướng gia nhập vào những hội đoàn để phục vụ người nghèo. Họ khuyến khích lòng bác ái của những người giàu để hỗ trợ cho những người nghèo. Họ sẵn sàng bớt đi của ăn, quần ào, nhà cửa để hỗ trợ cho những ai đang thiếu thốn, họ luôn kèm theo của bố thí bằng một lời nói tâm tình, nó làm tăng gấp đôi giá trị của công đức. Thánh Gregorio đã tự phạt mình ăn bánh mì với nước lã trong 6 tháng. Vì Ngài đã biết có một người nghèo đã chết vì đói ở gần nơi Ngài đang ở.

Chúa Thánh Thần nhờ ơn đạo đức của Người, làm cho chúng ta trở nên nhạy cảm đối với những người tật nguyền và đau ốm. Chúa Yesus được hướng dẫn trong mọi việc nhờ Chúa Thánh Thần. Bấy giờ Đức Yesus được thần khí dẫn vào hoang địa để chịu cám dỗ (Mt 4, 1). Thế rồi Đức Yesus đi khắp miền Galile giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước trời và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân (Mt 4, 23). Ơn đạo đức làm cho con tim chúng ta thổn thức, thương cảm tất cả những ai đau đớn trên thể xác. Nhưng không phải chỉ những đau khổ thể xác mới làm cho người ta đau đớn hơn cả, mà là chính sự cô đơn và bị người ta bỏ mặc. Và chẳng có gì an ủi họ bằng sự thăm viếng của một người bạn. Để khuyên chúng ta có tấm lòng thương cảm đó, Chúa đã hứa cho chúng ta phần thưởng như chính chúng ta đã làm việc đó cho chính bản thân Người -> An ủi, thăm viếng một bệnh nhân, là an ủi thăm viếng chính Chúa Ki-tô (Mt 25,36).

Sau cùng ơn đạo đức đem đến cho linh hồn nhu cầu an ủi những tâm hồn đang gặp nhiều nỗi buồn phiền. Giáo hội gọi Chúa Thánh Thần là Đấng hay an ủi, là khách trọ dịu hiền của linh hồn, là sự mát mẻ êm ái của con tim. Tất cả những điều này người Ki-tô hữu đều có khi họ có ơn đạo đức. Cũng như Thánh Phao-lô, Ngài đã khóc với những kẻ khóc, trái tim hay thương cảm của Ngài thường dẫn Ngài đến với những ai đang buồn đau, để đem đến cho họ dầu thơm dịu dàng của những lời nói an ủi và nâng đỡ. Thà đến với  một nhà đang có tang, còn hơn đến với một nhà đang có tiệc (Hc 7,3). Vâng, điều đó có ích hơn cho bản thân và có lợi hơn cho tha nhân.

Nhưng trong mọi nỗi khốn cùng mà người ta có thể gặp được ở trên trần gian, không có gì sâu thẳm bằng, trầm trọng bằng, đáng buồn bằng nỗi khốn cùng của tội lỗi. Không gì làm cho con tim chúng ta xúc động bằng khi thấy những Linh hồn đang bị hư mất đời đời. Nếu như bạn thấy một ngôi nhà đang bốc cháy, và bạn bỗng thấy ở một cửa sổ có một ông già và những đứa trẻ nhỏ kêu cứu khi người ta còn có thể đến cứu họ, thì hỏi rằng bạn có thể dửng dưng vô cảm và để cho ngọn lửa thiêu cháy tất cả những con người vô phước đó không?

Vậy thì hằng nghìn nghìn những Linh hồn đang mang trọng tội, cũng bị đe dọa chết cháy đời đời trong những ngọn lửa còn khủng khiếp hơn thế nữa. Vậy bạn đang có trước mắt rất nhiều các Linh hồn như thế, có thể trong số đó cũng có những người rất thân thương đối với bạn, vậy bạn có một chút ơn đạo đức nào không? Nếu bạn không có được một lòng thương cảm vô bờ đối với những Linh hồn khốn khổ kia. Nếu bạn không cảm thấy một sự ước muốn mãnh liệt để lôi họ ra khỏi cái hoàn cảnh vô cùng tang thương đó.

Chúng ta hãy nghe thầy chí thánh là gương mẫu tuyệt vời của chúng ta nói trong Tin Mừng Luca (lc 4,18-19); Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi đi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn, người đã sai tôi đi công bố kẻ bị giam cầm biết: Họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại sự tự do cho người bị áp bức, công bố năm hồng ân của Thiên Chúa.

Rồi sau đó chúng ta hãy nhìn người đang chạy theo con chiên lạc, bày tỏ một lòng thương cảm nhân hậu cho Madalena tội lỗi, cho người phụ nữ Samari đáng thương, cho người đàn bà ngoại tình, cho người trộm lành trên thập giá. Chúng ta hãy nhìn lên xem các công việc Người làm, những vất vả nhọc nhằn, những đau khổ và cái chết nhục nhã của Người. Người nói: Người chăn chiên lành thí mạng mình cho con chiên, khi gần chết người kêu la: Ta khát, người khát cái gì? Đó là các Linh hồn mà người đã ban cho họ máu và sự sống của người. Trái tim người cháy bỏng một niềm mơ ước vĩ đại là kéo tất cả các Linh hồn ấy ra khỏi vòng tội lỗi và lửa hỏa ngục.

Cơn khát này Chúa Thánh Thần cũng làm cho các Linh hồn người đã ban ơn cho ơn đạo đức, được cảm thấy cũng như Chúa Yesus (Pl 2,5), phải chăng cũng là cơn khát này đã làm đốt cháy linh hồn Thánh Phao-lô khi Ngài nói: Phần tôi, tôi rất vui mừng tiêu phí tiền của, tiêu phí cả sức lực lẫn con người của tôi vì Linh hồn anh em. (2 Cor 12,15). Tất cả các tông đồ, tất cả các thánh truyền giáo, các vị thánh chiêm niệm đều đã cảm nghiệm được những cơn khát khao vĩ đại này.

Thánh Augustino nói: Chỉ có một con tim quá chai đá và cứng cỏi như kim cương mới có thể dửng dưng, vô cảm trước một Linh hồn sắp hư đi. Còn Thánh Phaxico de Sales thì nói: Niềm vui cao cả nhất của tôi trên đời này là cứu được một Linh hồn cho Chúa của tôi. Tôi thà bỏ mọi vinh dự và mọi của cải ở đời này để được chăm sóc cho các tội nhân. Thánh Phaxico Savie không ngừng đọc lời nguyện này: Lạy Chúa! Xin ban cho con các Linh hồn và chỉ các Linh hồn thôi

Thánh Grimgnon de Monfort khi nghĩ đến các Linh hồn trong vòng tội lỗi, Ngài đã kêu lên: Cháy cháy, cấp cứu, cấp cứu. Cháy trong các Linh hồn, xin cấp cứu anh em chúng ta đang sắp cháy trong hỏa ngục.

Thánh Alfonso trong các điều luật Ngài viết ra cho các tu sĩ của Ngài, đã nói với họ rằng: Một nhà truyền giáo không coi ra gì, tất cả những cái đói, cái khát, cái thiếu tiện nghi, cái vất vả mệt nhọc và cả cái chết, nếu như họ có thể vì cái giá đó mà cứu được một Linh hồn về cho Chúa.

Thánh Terexa đã ước ao leo lên ngọn núi cao nhất thế giới để kêu lên cho mọi người: Hãy ngừng lại, ngừng lại, đừng đi xuống hỏa ngục nữa. Hãy nguyện cầu, cầu nguyện đi, hãy cứu lấy Linh hồn mình. Và bà nói khi nhìn thấy những ngọn lửa hỏa ngục rừng rực bốc lên, nơi đó hằng hà sa số các Linh hồn chen chúc nhau sa xuống. Làm sao tôi có thể dùng thời gian để nghỉ ngơi cho dù vài ba phút. Làm sao tôi có thể sống thoải mái, trong khi biết bao linh hồn sa xuống hỏa ngục. Ôi, tôi xin được ngàn lần chết đi để có thể cứu được một Linh hồn trong số đó không có nguồn ơn nào khác ngoài những lời cầu nguyện và nước mắt bà không ngừng trào tràn ra tất cả trong thầm kín để kêu xin cho những kẻ rối đạo quay về với Chúa và cho kẻ có tội được thống hối ăn năn.

Chúa Thánh Thần không chỉ hài lòng với việc khích lệ chúng ta có những ước muốn tha thiết cứu các Linh hồn. Người còn cho chúng ta lòng can đảm để hành động, người thúc đẩy chúng ta vào các việc mục vụ tông đồ, mỗi người làm theo cách riêng của mình. Đối với các linh mục, các nhà truyền giáo mà nhiệm vụ trực tiếp ơn gọi của họ là công việc cứu rỗi các Linh hồn, thì người gieo vào lòng họ một sự tận tụy vô bờ, một lòng nhiệt thành khôn nguôi, để họ xông pha vào các chức vụ khác nhau của công cuộc mục vụ thánh. Nhất là việc rao giảng, giải tội hay việc thành lập các hội đoàn, với mục đích giáo dục đức tin, nhất là cho các em thiếu nhi, chăm sóc giới trẻ, thánh hóa đời sống cho mọi thành phần trong xứ đạo, trong xã hội.

Đối với một tín hữu bình thường cũng như đối với các tu sĩ nam nữ, vì họ không phải là linh mục, được gọi dấn thân trực tiếp vào việc cứu rỗi các Linh hồn. Chúa Thánh Thần lại hướng dẫn họ việc mục vụ bằng cầu nguyện mà sự phong phú của nó thật diệu kỳ. Việc mục vụ bằng gương sáng mà hiệu quả của nó thì không thể chối cãi, và trong một vài mức độ việc mục vụ bằng lời nói và lời khuyên tốt lành cũng rất có hiệu quả trong việc đưa dẫn các Linh hồn về cho Chúa. Khi người ta biết sử dụng nó với sự khôn ngoan, hợp lý và đúng lúc.

Còn có việc mục vụ bằng hy sinh mà Chúa Thánh Thần dành cho các Linh hồn quảng đại hơn, muốn bước theo sát chân thầy chí ái, đấng cứu chuộc bằng giá máu của Ngài.

Dù không phải là linh mục hay nhà truyền giáo, người ta cũng có thể cứu được biết bao linh hồn ra khỏi vòng tội lỗi và khỏi xuống hỏa ngục. Bằng cách dấn thân vào các công việc mục vụ bằng cách này hay cách khác. Thiên Chúa đã muốn nó thành khả thi cho mọi người và tinh thần đạo đức khiến cho các công việc đó trở nên êm ái và dễ dàng. Vào ngày phán xét, chúng ta sẽ ngạc nhiên biết bao khi thấy những kẻ được chọn, vốn xưa kia ở dưới trần gian, chỉ sống cuộc đời như mọi người và không làm điều gì phi thường, vậy mà họ đã giúp được cho nhiều Linh hồn trở về với Chúa bằng lời cầu nguyện và hy sinh. Còn hơn cả những nhà truyền giáo lỗi lạc bởi các công việc mục vụ của các ngài.

Ôi, ơn đạo đức quả là một kho tàng vĩ đại. Bởi nó giúp chúng ta làm được bao nhiêu việc cho Thiên Chúa và các Linh hồn. Thánh Phao-lô đã rất có lý khi khuyên nhủ thường xuyên các môn đệ Thimothe của Ngài: Anh hãy luyện tập sống đạo đức bởi nó có lợi ích mọi bề, bởi Chúa hứa ban sự sống hiện tại cũng như tương lai cho người có lòng đạo đức (1 Tm 4,7-8). Lòng đạo đức ban cho đời sống được hạnh phúc nhờ những tiếp xúc thân tình giữa Linh hồn với Thiên Chúa và những phúc lộc dồi dào người đổ xuống từ trời. Và nhờ những nâng đỡ, những an ủi mà lòng đạo khiến chúng ta đi tới với tha nhân. Rồi những phúc lành Linh hồn nhận được từ những ai nó đã làm ích cho. Và nhất là lòng đạo ban cho Linh hồn những lời hứa cho đời sống tương lai. Quả vậy, phàm ai được thần khí Thiên Chúa  hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa (Rm 8,14). Vậy đã là con thì cũng là thừa kế, mà được Thiên Chúa cho thừa kế thì tức là được đồng thừa kế với Đức Ki-tô (Rm 8,17). Đâu còn sự bảo đảm nào tốt hơn nữa mà một ngày kia chúng ta có thể có, đó là những của cải của Nước Trời.

Còn về những việc làm phục vụ tha nhân, chúng ta cũng được hưởng những lời hứa tốt đẹp nữa. Vào ngày phán xét, Đức Ki-tô sẽ nói với những kẻ được chọn rằng: Ta bảo thật các ngươi, mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh chị em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính mình Ta vậy (Mt 25,40).

Chúa còn nói: và ai cho một trong những kẻ bé mọn này uống, dù một chén nước lã thôi, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu (Mt 10,42). Kẻ nào làm cho một tội nhân bỏ đường lầm lạc trở về, thì đã cứu được Linh hồn ấy khỏi chết và che lấp được muôn vàn tội lỗi của mình (Gc 5,20). Nào ta có thể có được một bảo đảm nào lớn hơn cho phần rỗi của mình chăng?

Ôi, ơn đạo đức, ngươi thật đáng mơ ước là dường nào. Ôi Thánh thần Thiên Chúa, con khiêm tốn nài xin Chúa, nhờ công nghiệp của Đức Ki-tô, ban cho con kho tàng vĩ đại đó. Xin Chúa đến và làm cho trái tim quá chai đá, quá vô cảm của con trở nên mềm mại hơn. Xin Chúa đổ đầy cho nó bằng những tình cảm hoàn toàn tin tưởng, phó thác và một tình yêu con thảo đối với Thiên Chúa. Xứng đáng với con cái của một người cha quá tốt lành. Xin Chúa làm cho trái tim con nhạy cảm đối với những đau khổ của anh em con, nhất là đối với các Linh hồn.

Tóm lại, xin Chúa hãy sở hữu hoàn toàn trái tim con, xin Chúa hãy biến đổi nó. Xin làm cho nó nên giống trái tim rất hiền lành của Chúa Yesus để bằng gương sáng của Người, con chỉ làm những gì đẹp lòng Cha con ở trên trời và con sẽ trở nên hữu ích cho anh em con.

Ôi, Mẹ Maria, hiền thê của Chúa Thánh Thần, mẹ đã có một lòng đạo đức ở một độ cao quá hiển nhiên, xin cho con cũng được nhờ vào thần thế và lời cầu bàu của Mẹ được ơn cao quý và cần thiết này, để con yêu mến và phục vụ Thiên Chúa là Cha của con. Con cũng yêu mến và phục vụ Mẹn như là mẹ hiền tốt lành của con. Xin cho con, nhờ bởi ơn thánh này, cũng có được những nét giống mẹ hơn, và cho con trở nên ngày càng trở nên đối tượng của lòng mẹ yêu thương nhiều hơn. 


Trở lại      In      Số lần xem: 3391
Tin tức liên quan
  • Ý NGHĨA CỦA 3 LOẠI DẦU THÁNH / GIUSE LUCA
  • Tim hiểu Ơn Kính Sợ
  • Tìm hiểu Ơn Sức Mạnh
  • Tìm hiểu Ơn Lo Liệu
  • Tim hiểu Ơn Hiểu Biết
  • Tìm hiểu Ơn Thông Hiểu
  • Tìm hiểu Ơn Khôn Ngoan
  • Xin 7 Ơn CHÚA THÁNH LINH
  • Tuần 9 Ngày
  • Chúng Ta Phải Làm Gì Khi Biết Có Chúa Thánh Thần?
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  2351
 Hôm qua:  1986
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11405167
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top