Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Tim hiểu Ơn Kính Sợ

7  / ƠN KÍNH SỢ

Ơn thứ nhất của Chúa Thánh Thần

Ai kính sợ Đức Chúa thì chuẩn bị tâm hồn và hãy hạ mình xuống trước mặt Người (Hc 2, 20)

1. Linh hồn quyết tâm thánh hóa bản thân, trước hết phải chuẩn bị tâm hồn mình trở nên nơi xứng đáng cho Thiên Chúa ngự. Đấng là toàn trong sạch, là toàn thánh thiện, để Người đến cư ngụ và trị vì.

2. Linh hồn ấy phải được thanh tẩy khỏi mọi tội lỗi, tâm hồn phải hoàn toàn dứt bỏ và chứng tỏ một sự gớm ghét khôn nguôi đối với tội lỗi. Chỉ với ơn kính sợ này Linh hồn mới có thể làm một bước dứt khoát.

3. Đối với Linh hồn nào mới khởi sự, kính sợ Thiên Chúa là điều tối cần thiết không thể có các ơn khác của Chúa Thánh Thần nếu người ta chưa có ơn kính sợ.

4. Tiên tri Isaia khi kể ra các ơn lành đã làm cho Linh hồn Đức Chúa quá dồi dào, phong phú, Ngài đã kể ra theo thứ tự giá trị của chúng. Ngài bắt đầu bằng ơn hoàn hảo và cao cả nhất, đó là ơn khôn ngoan và đi xuống tới ơn kính sợ là ơn cuối cùng. Nên theo thứ tự này khi nói về con Thiên Chúa, bởi vì ngay từ lúc ban đầu của việc nhập thể, Người đã sở hữu các ơn của Chúa Thánh Thần cách trọn vẹn nhất. Nhưng đối với những kẻ tội lỗi như chúng ta, chúng ta phải xin cho được những ơn quý giá này, và phải theo một thứ tự ngược lại, nghĩa là trước tiên phải bắt đầu bằng Ơn Kính Sợ, rồi mới đến ơn cao cả nhất là Ơn Khôn ngoan.

5. Như vậy vị thánh tiên tri đã đi xuống để dạy chúng ta đi lên. Ngài khởi sự từ nơi chúng ta phải đạt tới là ơn khôn ngoan và Ngài đi xuống tới ơn mà từ đó chúng ta phải đi lên. Đó là ơn Kính sợ.

6. Quả vậy, kính sợ Thiên Chúa là khởi sự của ơn khôn ngoan (Hc 1,16). Giám Mục Gaume nói: Ơn Kính sợ là thung lũng nước mắt mà Davit đã nói (Tv 83,6-7) “Phúc thay kẻ lấy Ngài làm sức mạnh, ấp ủ trong lòng giấc mộng hành hương. Lúc trẩy qua thung lũng khô cằn, họ biến thành suối nước, mưa đầu mùa đổ phúc lộc chứa chan”.

7. Thánh Ambrosio thì nói: Chính trong thung lũng nước mắt này mà Đức Yesus ngự xuống để tìm những kẻ đau ốm mà chữa lành họ. Vì những kẻ này không thể lên cao để thấy Người. Chính ở nơi này mà Người nâng đỡ và giải thoát họ. Vì trước hết linh hồn phải được chữa lành, để sau đó nó mới có thể lên cao từng bậc một cho đến đỉnh núi. Chúng ta đừng sợ phải ở trong thung lũng này. Bởi những ký ức hổ thẹn và sự sám hối chân thành những tội lỗi của chúng ta.

8. Thiên Chúa không khinh chê một con tim thống hối tội lỗi mình. Trong trái tim đau buồn này, Người đã chuẩn bị những sự vực dậy nhiệm mầu để nâng cao chúng ta lên tới Người. Cho tới nơi mà ở đó Người ngự trị với sự khôn ngoan thần linh chói chang rực rỡ.

9. Chúng ta hãy học hỏi về ơn quý giá kính sợ Thiên Chúa này.

a/ Bản chất và sự cần thiết của nó.

b/ Những hoa trái tuyệt vời mà nó sản sinh trong linh hồn.

c/ Những phương pháp để đạt tới và phát triển nó trong ta.

Ôi Mẹ Maria! Mẹ đã mời chúng con đến dưới chân Mẹ, để Mẹ dạy chúng con biết kính sợ Thiên Chúa (Tv 33,12). Xin Mẹ thực hiện cho chúng con trong lúc này, lời hứa của Mẹ. Xin Mẹ ban cho chúng con, nhờ lời cầu bầu rất có quyền thế của Mẹ. Được ơn ngàn lần đáng mơ ước hơn vàng bạc châu báu này.

 

I.    BẢN CHẤT VÀ SỰ CẦN THIẾT CỦA ƠN KÍNH SỢ.

Để hiểu được bản chất của ơn kính sợ, chúng ta phải biết phân biệt với Thánh Toma. Sự kính sợ của kẻ nô lệ và sự kính sợ của tình con thảo.

Theo Thánh Toma -> sự kính sợ của kẻ nô lệ chỉ nhìn thấy hình phạt phải chịu vì tội lỗi và vì chính Thiên Chúa là tác giả của hình phạt này nên linh hồn sợ phải chịu hình phạt ấy. Chạy đến và bám chặt lấy Thiên Chúa, và coi đó như phương tiện chắc ăn nhất để thoát khỏi hình phạt.

Như vậy, Nhờ ơn kính sợ này, linh hồn không dứt bỏ Thiên Chúa khỏi ý định của mình. Nó vẫn còn thấy Người, nhưng cách gián tiếp. Sự kính sợ này không phải là xấu (nhìn thấy Chúa qua hình phạt). Nhưng không còn là vậy, khi linh hồn đặt Thiên Chúa ra một bên, để sao cho nó dễ dàng phạm tội. Nếu nó có thể làm được mà không bị trừng phạt. Trong trường hợp này sự kính sợ không chỉ là của kẻ nô lệ, mà nó đơn thuần là nô lệ. Nó làm cho con người đặt cùng đích của mình không phải vào Thiên Chúa mà vào chính mình. Một sự kính sợ như thế, thay vì để tôn kính Thiên Chúa, nó lại xúc phạm đến Người. Thay vì nó chỉ dẫn cho linh hồn lầm lạc, nó lại làm cho linh hồn xa rời Thiên Chúa nhiều hơn.

Sự kính sợ của kẻ nô lệ đến từ Chúa Thánh Thần, nhưng nó không phải như người ta gọi là ơn của Chúa Thánh Thần.

Nó đến từ Chúa Thánh Thần, đây là điều công đồng tiên tổ khẳng định như sau: Sự lo buồn mà người ta thấy được trong sự sợ hãi hoả ngục, là một ơn của Thiên Chúa và một hiệu quả của sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần. Người muốn nhờ phương thế này chuẩn bị con người cho việc tha tội cho nó.

Vì thế Suarès kết luận: Sự sợ hãi hoả ngục là một yếu tố của sự đau đớn đến thế, cũng là một ơn của Thiên Chúa và một hiệu quả của sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần.

Tuy nhiên, cho dù đến từ Chúa Thánh Thần, sự kính sợ của kẻ nô lệ không thể được tính vào số bảy ơn của Chúa Thánh Thần. Bởi vì theo thánh Toma: Sự kính sợ này không thể đi đôi với ý muốn phạm tội vì ơn Chúa Thánh Thần loại bỏ ý muốn tinh ranh này (Hãy suy tư cho kỹ ý tưởng này)

Ơn Kính sợ của tình con thảo, Vị tiến sĩ Thiên Thần còn gọi là ơn kính sợ tinh khiết (Timor castus) thì hoàn hảo hơn nhiều. Đối tượng của nó không phải là hình phạt mà sự xúc phạm, sự làm buồn lòng mà nó gây ra cho Thiên Chúa. Đây chính là sự kính sợ của tình con thảo đó được cảm hứng do tình yêu, đây mới là ơn thứ nhất của Chúa Thánh Thần. Người ta đạt được đến đây thường là phải ngang qua bởi sự kính sợ của kẻ nô lệ. Sự kính sợ này dùng làm tiền sảnh (Căn bản, nền móng) chúng ta sẽ không tách rời chúng ra.

Sự cần thiết của ơn kính sợ.

Cho một sự quay về với Chúa.

Đích thực và vững chắc.

Việc đầu tiên Chúa Thánh Thần muốn làm trong một linh hồn mà Người muốn thánh hoá là việc đổi mới tận gốc, được gọi là sự quay về đích thực, vững chắc.

19 Hãy đọc cuộc đời các thánh, các bạn sẽ thấy không có 1 thánh nào mà không có hoán cải quay về ở giai đoạn này hay giai đoạn khác trong cuộc đời của họ. Sự hoán cải quay về không phải giống nhau cho mọi người. Có những vị đi từ một cuộc đời tội lỗi sang một cuộc đời ăn năn đền tội.

20 Có những vị khác, từ một cuộc đời nguội lạnh, ngang tàng, sang một cuộc đời đạo đức, sốt sắng và trầm lắng. Những vị khác nữa, từ tình trạng đạo đức kém cỏi, sang tình trạng sốt sắng đạo đức nhiều hơn.

21 tất cả các vị thánh này đều đã đau buồn khóc lóc tội lỗi và những trễ nãi trong quá khứ, tất cả đều hướng về ký ức hiện tại của họ. Tỏ lòng tri ân đối với Thiên Chúa, lòng quảng đại phục vụ người và lòng nhân hậu thông cảm với tha nhân. Nhưng ta phải làm gì để có một sự quay về đích thực và vững chắc.

22 Phải có 2 điều : 1) Tội lỗi phải thật sự ra khỏi Linh hồn. 2) Không bao giờ cho phép nó trở lại. Chính nhờ ơn kính sợ mà Chúa Thánh Thần ban cho ta có 2 kết quả trên

23 .1) Ơn kính sợ Thiên Chúa làm cho Linh hồn thoát khỏi tội lỗi: Chính Chúa Thánh Thần nói với chúng ta trong sách Huấn ca (1,27) “Timor Domini Expellit Peccatum” Ơn  kính sợ được nói ở đây là sự kính sợ của kẻ nô lệ, mà theo công đồng Trente là một ơn của Thiên Chúa và một hiệu quả của sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, để chuẩn bị cho con người ơn tha tội. Tình cảm đầu tiên xuất hiện trong trái tim kẻ tội lỗi khi nó quay về với Thiên Chúa. Chính là lòng kính sợ.

24. Sự công thẳng của Người: Thiên Chúa khi muốn cho thành Ninivê quay về với Người, đã giữ tiên tri Yona đến để đe doạ nó với những cơn báo thù của Người, và báo cho nó biết những hình phạt đã được dành cho nó. Khi được biết tin này, tất cả dân trong thành đều mang nặng một sự kinh hãi có lợi cho họ. Họ đã dốc lòng ăn năn sám hối và đã làm nguôi cơn giận của Đức Chúa và được Người tha thứ cho.

25. Bà Margarite De Cortone đã sống trong tình trạng trọng tội. Bất chợt bà nhìn thấy xác chết của người tòng phạm với bà, bà liền nghĩ tới sự phán xét của Thiên Chúa, tới hình phạt hoả ngục đang chờ bà. Bà đã tuôn trào nước mắt và đã từ bỏ tội lỗi cho đến cùng.

26. Hyacinthe Marisscotti, con gái của một vị công tước, quan lớn của triều đình đã sống cuộc đời phàm trần trong đan viện. Trong 10 năm bà đã gây ra bao gương xấu trong cộng đoàn và bao nỗi thất vọng cho bề trên của bà. Bà đã ngã bệnh trầm trọng. Trước cái chết đang đe doạ, bà run sợ nghĩ tới số phận đang chờ đợi mình ở đời sau. Bà xin xưng tội với một nhà truyền giáo đang giảng đạo ở tỉnh lân cận. Vị Linh Mục tới và khi biết cuộc đời đáng buồn của bà, Ngài đã nghiêm giọng nói với bà về cuộc phán xét của Thiên Chúa. Bà lạnh băng người lên vì sợ hãi, người nữ tu bất trung bắt đầu khóc lóc, ăn năn thống hối về những lỗi lầm của mình và xin xưng tội cách chung và hứa nếu khỏi bệnh, bà sẽ sống một cuộc đời thánh thiện. Khi được lành bệnh, bà đã giữ lời hứa và sống tập nhân đức đến mức anh hùng, bà đã trở nên một Madalena thứ hai. Ơn kính sợ Thiên Chúa đã làm nên cuộc đổi đời này. Giáo hội đã đặt bà vào số các vị thánh.

27. Thánh Jérôme đã viết cho Đức trinh nữ tại Eutochie rằng: Chính vì sợ hoả ngục mà Ngài đã chọn sống trong sự cô quạnh, và đã dứt khoát sống một cuộc đời khổ hạnh đến thế.

28. Cha Lejeune một nhà truyền giáo gương mẫu vào thế kỷ thứ 17, đã luôn luôn cống hiến nhiều bài giảng về các sự thật kinh khủng nhất. Khi Ngài giảng tĩnh tâm và trong các tuần đại phúc, kinh nghiệm này đã cho Ngài thấy: Các đề tài này đã đem lại nhiều lợi ích cho các linh hồn hơn là các đề tài khác.

29. Thánh Philippe se Neri bắt buộc cái hối nhân của Ngài, những người quyết tâm sống một đời sống trọn lành, họ phải thật siêng năng suy ngẫm về những sự thật phát sinh lòng sợ hãi và chê ghét tội lỗi, và Ngài cũng nhấn mạnh đến yếu tố là trước tiên phải thanh tẩy linh hồn.

30. Thánh Bênadô trong các bài giảng của Ngài về sách Diễm ca, cũng diễn tả những cảm nghĩ như trên. Đây hầu như là những lời Người diễn tả: Linh hồn nào còn mang tội lỗi, còn hướng nhiều về những đam mê xác thịt, đừng mong rằng mình có thể đạt tới những ân phúc mà các linh hồn trong sạch được hưởng, nhưng họ sẽ có lòng sợ hãi thánh thiện để sấp mình dưới chân Đức Chúa, và họ hãy run lên mà nhìn xuống đất cùng với người thu thuế (Lc 18,13) mà không dám ngước mắt lên trời. Vì sợ rằng con mắt họ đã quen trong bóng tối của tội lỗi, sẽ bị chói loà bời ánh sáng quá rực rỡ (như những tử tù bị biệt giam).

31. Dù các bạn là ai, nếu các bạn là kẻ tội lỗi. Hãy quỳ gối dưới chân Chúa Yesus và chớ gì từ vị trí này, nơi bà thánh đã tước bỏ mọi tội lỗi của mình và mặc lấy sự thánh thiện, cũng được các bạn không cho là quá ô nhơ và đáng khinh chê. Chính nơi này mà vị thánh thành Etiopi đã được biến đổi, được mặc lấy sự tinh tuyền trắng tinh, đã có thể nói lên rằng: Hỡi các con gái thành Yerusalem, da tôi đen nháy, nhưng hồn tôi xinh đẹp. Nếu các bạn hỏi tôi: làm thế nào mà bà đã xứng được một ơn quá lớn lao như vậy, xin hãy học điều đó chỉ qua một lời này: Bà đã khóc lóc đau đớn vì tội lỗi mình và rút ra từ thẳm sâu cõi lòng những tiếng khóc than da diết và đã ói mửa ra khối mật đắng đã làm ô nhiễm con tim bà.

32. Noi gương vị thánh sám hối ăn năn này, bạn hãy cũng sấp mình xuống, vì bạn cũng là những kẻ quá khốn nạn. Để được thoát ra khỏi tình trạng ấy, bạn hãy sấp mình xuống đất ôm lấy chân Chúa Yesus và hãy rửa chân người bằng nước mắt của bạn. Nhưng cũng để rửa cho chính linh hồn bạn.

33. Nếu trong số biết bao linh hồn có lòng đạo đang sống giữa đời, hoặc những linh hồn đã dâng hiến cho cuộc đời hoàn thiện mà có quá ít người tập sống nhân đức vững bền và có thể đạt tới sự thánh thiện, phải chăng là vì họ không quan tâm nhiều, hoặc quá hời hợt trong việc tẩy uế linh hồn. Người ta không đi sâu đủ vào việc thống hối tội lỗi mình, người ta không rút ra được sự khiêm nhường phải có, người ta không duy trì đủ trong tâm hồn mình tinh thần sám hối, vốn là điều rất quý cho các thánh và lòng biết ơn đối với Thiên Chúa hay thương xót đã quá nhiều lần tha thứ tội lỗi cho chúng ta. Phải chăng đó cũng là nguyên nhân mà người ta bê trễ kinh khủng trong đời sống đạo và cuộc đời dâng hiến của họ.

35. 2 Nhưng để thực sự quay về đàng lành thì chưa đủ khi người ta chỉ xoá bỏ tội lỗi khỏi tâm hồn, mà còn phải không được để cho nó quay trở lại. Ơn kính sợ Chúa như là kẻ cảnh gác chăm chú không cho tội lỗi bén mảng tới linh hồn.

36. Thánh Bênadô nói: Khi chính Chúa Yesus nói với tôi: Tội con đã được tha, thì điều đó có ích gì cho tôi. Nếu tôi vẫn không ngừng phạm tội, có ích gì cho tôi, khi vừa rửa chân xong tôi lại làm dơ ngay? Tôi đã lâu năm sống trong bùn nhơ của các tính mê tật xấu. Nhưng nếu tôi lại sa ngã nữa, chắc chắn tôi sẽ ở trong tình trạng còn tệ hơn trước, vì tôi nhớ lại Đấng đã chữa lành tôi, nói với tôi: Này, anh đã được chữa khỏi bệnh rồi, hãy đi và đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước (Yn 5, 14). Đấng đã ban cho tôi ý chí để tôi ăn năn đền tội. Người cũng sẽ ban cho tôi sức mạnh để tôi xa lánh tội lỗi, vì sợ rằng tôi lại sa vào vòng trọng tội, và tình trạng sau này còn khốn hơn tình trạng trước. Vậy thì đây là những điều tôi cần xin và phải có, trước khi tôi muốn bước lên cao hơn. Vì sự bất cần của một tội nhân làm mất lòng Chúa bao nhiêu, thì sự khiêm tốn của một kẻ ăn năn sám hối sẽ làm đẹp lòng Chúa bấy nhiêu. Hơn nữa, một tội nhân sống trong bùn nhơ tôi lỗi mà dám cho mình được hưởng tình thân âu yếm Chúa ban dành cho những linh hồn trinh trong, thì quả là một sự quá táo bạo. Mới hôm qua đây bạn bước ra khỏi đám đông sình lầy, mà bạn đã mong được ngay hôm nay hưởng được những yêu thương trìu mến của Thiên Chúa sao?

39. Vì thế, Thánh Bênadô muốn rằng: Linh hồn khi đã trở về với Chúa, phải kiên vững trong việc trở lại này bằng cách luôn giữ mình khiêm tốn và canh chừng cẩn mật kẻo tái phạm tội. Và không gì hữu hiệu bằng cách giữ cho linh hồn luôn có cảm giác kính sợ Thiên Chúa. Ở đâu có kính sợ, ở đó có khiêm nhường, ở đó có siêng năng cầu nguyện. Thánh Yoan Kim Khẩu nói như thế: Ubi timor Ibi Humilitas, Ibi Studium Orationis.

40. Linh hồn có lòng kính sợ Thiên Chúa, hãy cảnh giác với chính mình, có canh chừng những cảm giác của thân xác, những đam mê của con tim. Nó xa lánh những dịp nguy hiểm, vì biết rằng: Tự bản thân nó không thể làm gì, nó phải cần đến Thiên Chúa. Nên nó chạy đến với Chúa bằng cầu nguyện, với suy niệm về những sự thật vĩ đại của ơn cứu chuộc. Đến với ơn hoà giải (xưng tội) và rước lễ hằng ngày. Tóm lại, nó không bỏ qua một phương thế nào mà ơn kính sợ đem lại cho nó. Để giữ gìn linh hồn mình, để thánh hoá nó (Hc7, 19) Qui timet Dominum Nihil Negligit.

41. Vế phía Thiên Chúa, khi Ngài thấy một linh hồn thật lòng quyết tâm tận hiến cho người, rất quảng đại đi tới mục đích mình đã chọn, thì người đến ngay để trợ giúp và làm cho nó trở nên bất khả chiến bại.

42. Vì thế, chẳng có gì là lạ khi nghe các thánh tổ phụ và các tiến sĩ hội thánh ca ngợi sức mạnh mà ơn kính sợ đem lại cho linh hồn thánh Émphrem nói: Ơn kính sợ Thiên Chúa bảo vệ linh hồn như một thành luỹ kiên cố. Thánh Laurent Justinien nói: Ơn kính sợ Thiên Chúa là sức mạnh của linh hồn, là ánh sáng của trí tuệ, là hy vọng của ơn cứu chuộc, nhờ ơn kính sợ, thánh Richard de S.victor nói Tâm hồn được vững vàng trước những tấn công của tà dục, các kẻ thù của ơn cứu chuộc tha hồ kích động, thế gian tha hồ xuất hiện với những nguyên tắc phương châm và những quyến rũ của nó. Các bản năng xác thịt có thể nổi loạn, nhưng không gì có thể làm rung chuyển kẻ có lòng kính sợ Thiên Chúa, giữa những thử thách lớn lao nhất, kẻ ấy luôn trung thành và tuân giữ các giới luật (Hc 2,21).

43 Cái gì đã nâng đỡ ông Tobit và khiến ông kiên trì trong đức bác ái để chôn cất những xác chết của dân tộc ông. Mặc dù sự cấm cách và đe doạ của nhà Vua? Đó là lòng kính sợ Thiên Chúa (Tb 2, 9).

Tobit kính sợ Thiên Chúa hơn sợ vua, ông đã vác về những xác người đã bị giết và chôn cất họ ban đêm. Và ông đã bị Thiên Chúa thử thách dữ dội -> sau khi đã mất hết của cải, sự tự do của mình, ông cũng mất luôn cả sự sáng của đôi mắt, và lúc đó vợ con ông quay lưng lại với ông. Đó là những gì ông đã kiếm được khi chôn cất những người chết sao? Tất cả những của bố thí của ông đã làm ích gì cho ông? Đâu rồi những hy vọng tốt đẹp mà ông ấp ủ trong lòng?

44. Ông Tobit đã làm gì? Ông không cấm cản họ nói với ông như vậy, ông không buồn bã nhưng vẫn luôn kính sợ Thiên Chúa đến trọn đời ông (Tb2,14). Một sức mạnh kiên cường biết bao. Sức mạnh của ông Gióp còn hơn thế nữa. Không thể thử thách hơn được nũa, ma quỷ đã đem hết tài ba ra để bắt ông khuất phục nhưng đã không thành công. Tại sao vậy? Vì ông Gióp là người công chính và kính sợ Thiên Chúa (Gióp 1,1). Tại sao bà Suzama trinh khiết đã thắng được những mưu chước của những kẻ cáo gian? Vì bà sợ làm phiền lòng Thiên Chúa. Bà đã nói vào tai hai bà lão già bỉ ổi kia rằng: Tôi thà bị chết oan dưới bàn tay của các người hơn là phạm tội trước mặt Thiên Chúa. (Danien 13,23). Làm sao ông Elêxa đã vượt được qua nỗi sợ chết mà người ta đe dọa ông. Nếu ông đã không giả bộ ăn những thứ thịt cấm? Vì lòng kính sợ Thiên Chúa  đã tràn ngập linh hồn ông, ông nói: Vì tuy tôi thoát được hình phạt tạm thời của nhân loại, nhưng trước sau tôi cũng không tránh khỏi khổ hình nơi tay Đấng toàn năng (II Macabêo 6, 26).

Ông Abraham thà giết con một rất yêu dấu của mình là Isa-ác còn hơn là không vâng lời Thiên Chúa. Vì Người đã muốn ông dâng của lễ đó cho Người. Nhưng Thiên Thần giữ ông lại khi tay ông đã giơ lên sẵn sàng giết chết con mình. Lúc đó Chúa mới nói với ông: Bây giờ Ta biết ngươi là kẻ kính sợ Thiên Chúa, vì đối với Ta, thì đối với ngươi, người con một của ngươi, ngươi cũng chẳng tiếc (St 22, 12). Tất cả những sự kiện trên đây, cho chúng ta thấy một cách hiển nhiên, rõ ràng: Ơn kính sợ đem lại cho linh hồn một sức mạnh to lớn chừng nào, để nó luôn trung thành với Thiên Chúa, bất kể mọi thử thách và mọi khó khăn.

46. Thánh Ambrosiô đã có lý để gọi ơn kính sợ là nền tảng của mọi ơn nghĩa. Thánh Yoan Kim Khẩu: là cái khuôn để linh hồn tự bảo vệ. Thánh Ciprianô: Là nơi cho  linh hồn nương tựa. Bỏ cái nền tảng này đi, thì linh hồn sẽ sụp đổ. Đấng tác giả rất đáng kính.

47. Cuốn Gương Chúa Yesus cảnh báo chúng ta: Kẻ nào không có lòng kính sợ Thiên Chúa thì sẽ mau sa ngã phạm tội. Và tòa nhà thiêng liêng của ơn cứu chuộc, sẽ nằm trên nền tảng nào. Nếu nó không có sự kính sợ như cột đỡ nâng nó trân cái nền cát hay di chuyển của những cảm tưởng và cảm giác? Gặp mưa sa nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành (Mt 7,27). Và lời của Thánh Isodore được thực hiện: “Ở đâu thiếu lòng kính sợ, ở đó chỉ có sự hư mất và tội lỗi tràn trề.”

48. Cần có ơn kính sợ, để xa tránh sự nguội lạnh và để thánh hóa bản thân.

Linh hồn quyết tâm thánh hóa bản thân, không những xa lánh tội trọng, mà còn phải được đốt cháy bởi ngọn lửa của lòng sốt sắng. Và giữ gìn không bị sa vào sự nguội lạnh và sự bê trễ. Chính nhờ ơn kính sợ sẽ giữ cho linh hồn ở trong tình trạng này.

49. Quả vậy, hai nguyên nhân thường sản sinh ra sự nguôi lạnh trong việc phụng sự Thiên Chúa  là: 1) Những tỗi nhẹ cố tình. 2) Thói quen thành nếp. Vì tính chất của lòng kính sợ chính là tránh xa khỏi linh hồn, hai nguyên nhân của sự bê trễ này, và ở đây không chỉ sự kính sợ của kẻ nô lệ đang hoạt động, mà chính lòng kính sợ của ngưởi con thảo vốn là ân ban của Chúa Thánh Thần.

50. 1) Linh hồn khi thoát ra khỏi bóng tối của tội lỗi, nhìn thấy Thiên Chúa  tốt lành biết bao và xứng đáng được yêu mến, và tội lỗi làm buồn lòng Người biết bao và làm cho con tim Người phải đau khổ. Lúc ấy linh hồn cảm thấy chan chứa một tình yêu bao là đối với một Thiên Chúa quá tốt lành. Và cảm thức một nỗi lo sợ kinh khủng cho tất cả những gì xúc phạm đến Người. Linh hồn càng cảm thấy yêu mến Chúa mình, thì càng sợ làm phiền lòng Người, và càng cho tội lỗi là một điều ghê tởm. Linh hồn sẽ cảm thấy sung sướng được chịu những đau khổ đời này, hơn là chỉ phạm một tội nhẹ cách tự do. Nó sẽ thà mất cả hạnh phúc trên trời và chịu mọi hình phạt trong hỏa ngục, còn hơn là nỗi bất hạnh vì đã xúc phạm đến Chúa.

51. Và nếu trong quá khứ, nó đã phạm tội, tội trọng hay tội nhẹ, thì không còn gì có thể an ủi được nó. Nó không ngừng khóc lóc về tội mình đã phạm. Nó muốn được thanh tẩy bằng chính máu mình, cuộc đời các thánh có đầy những ví dụ để xác minh sự thật đó.

52. Thánh Stanislas đã kinh tởm tội lỗi đến nỗi chỉ nghe thấy một vài lời nhẹ dạ, đã đủ làm cho Ngài phải ngất xỉu. Thánh Alfonso một ngày kia, đã bị tố cáo là nói dối, Ngài đã trả lời: Tôi thà bị người ta chặt đầu còn hơn là nói một điều dối trá. Thánh nữ Catarina thành Gênes có một sự kinh tởm tội lỗi, đến nỗi Ngài nói: Để tránh không phạm một tội nhẹ thôi, bà sẽ sung sướng được ném vào vạc dầu sôi. Và nếu giả như bà vẫn còn sống trong vạc dầu sôi đó, người ta bản bà chỉ cần phạm một tội nhẹ, thì sẽ được kéo ra khỏi đó, bà vẫn muốn thà ở đó mãi mãi còn hơn.

53. Đó là sự gớm ghét tội lỗi mà Chúa Thánh Thần soi sáng cho các linh hồn nhờ ơn kính sợ, và Người còn làm cho họ biết hối cải ăn năn, biết hạ mình khiêm nhường chừng nào. Khi họ nhớ tới những tội đã qua và ngay cả những tội bất trung nhẹ nhất của họ nữa.

54. Thánh Phêrô không ngừng khóc lóc tội chối Chúa 3 lần của ông. Nước mắt chảy ròng đã làm nên hai rãnh sâu trên đôi má ngài.

55. Thánh Phaolô tự xưng mình là kẻ hèm kém nhất trong các tông đồ. Là rác rưởi của thế gian. Thánh Augustinô khóc suốt đời về những tội lỗi trụy lạc của mình. Ngài viết cuốn sách về các tội lỗi của mình để tự hạ mình trước thế giới và trước mọi thế kỷ trong tương lai.

56. Thánh Magarita thành Cortone đã khóc lóc những lầm lạc của mình và không có gì an ủi được ngài. Cha giải tội của bà đã bảo đảm với bà Thiên Chúa đã xóa mọi tội cho bà rồi. Để bà khỏi khóc, nhưng bà vẫn trả lời: Ôi, tôi cũng tin như vậy lắm. Thiên Chúa đã lấy lòng thương xót vô bờ của Người mà tha mọi tội cho tôi. Nhưng sự thật vẫn luôn là tôi đã xúc phạm và làm đau lòng cho Đấng cứu chuộc tôi.

57. Thánh Luis de Gonzaga đã cảm nghiệm  một lòng ăn năn hối cải sâu sắc về hai tội nhỏ đã phạm trong tuổi thơ vì chưa có ý thức đến nỗi Ngài cứ xưng tội đó mỗi lần đến tòa giải tội. và sự đau đớn Ngài cảm thấy thì quá lớn đến nỗi đã có lần Ngài ngất đi.

58. Thánh Alfonse Rodriguez đã cho phép mình một cái nhìn đơn giản vì tò mò, trái với sự soi sáng của Chúa Thánh Thần. Trong 40 năm sau, mỗi lần đi ngang qua chỗ Ngài đã làm điều bất trung đó, Ngài liền quỳ sụp xuống và khóc lóc tội mình và xin Chúa tha thứ.

59. Trong các sách do Thánh Alfonso, Thánh Terexa, và các Thánh khác viết, khi người ta đọc được những tình cảm mà các Ngài nói về các tội lỗi mình đã phạm, người ta tưởng như đó là những trọng tội kinh khủng. Tuy họ luôn giữ vững cho mình tấm áo trắng tinh của một linh hồn vô tội và những trọng tội duy nhất của họ chỉ những lỗi nhẹ mà mắt chúng ta thường không trông thấy.

2/ Nguyên nhân thứ 2: Về sự bê trễ mà ơn kính sợ giữ gìn ta tránh khỏi, đó là thói quen. Những linh hồn do bởi tình huống mà phải vươn tới sự trọn lành, và những linh hồn vì lựa chọn, dấn thân vào cuộc đời lành thánh trong trần thế rất thường sa vào cảnh rất tồi tệ của những thói quen. Người ta làm quen dễ dàng với những sự thánh, như việc cầu nguyện, nhất là cầu nguyện bằng đọc kinh, như việc dự thánh lễ, việc xưng tội, rước lễ, nghe Lời Chúa. Người ta quen nói về hang đá, về đồi Canve, về nhà tạm, về lòng nhân hậu và quyền năng của Đức trinh nữ Maria. Từ đó, dễ dàng đi đến một sự dửng dưng và vô cảm. Đến nỗi không còn gì  có thể làm người ta xúc động nữa. Các thói quen đáng nguyền rủa này làm cho các ân sủng người ta lãnh nhận ra khô héo, làm tê liệt hiệu quả của các phép bí tích, làm cho việc cải cách các lề thói và việc tiến bước trên con đường nhân đức trở nên bất khả thi. Cả những cuộc tĩnh tâm cũng không thể đánh thức Linh hồn mê ngủ trong tình trạng đáng buồn này. Vì thế, chúng ta rất cần phải lưu tâm canh chừng kẻo mắc phải những thói quen tai hại này. Chúa Thánh Thần cũng bằng mọi giá muốn cho Linh hồn tránh xa chước hiểm nghèo này, và người làm việc đó bằng cách ban cho chúng ta ơn kính sợ.

Quả vậy, đặc tính của Ơn kính sợ là soi sáng cho Linh hồn một sự kính trọng sâu thẳm đối với Thiên Chúa và những gì thuộc về Người, một sự kính trọng không thể đi đôi với thói quen, ngay khi sự kính trọng này biến mất, tức thì thói quen sẽ xâm nhập.

Linh hồn được thấm nhuần bằng tinh thần kính sợ, nó cảm thấy được thấm đẫm lòng tôn kính trước sự hiện diện của Thiên Chúa. Bất kỳ ở nơi nào nó cũng cảm thấy sự hiện diện của Đấng tối cao, nhưng nhất là ở nơi thánh và khi Linh hồn tiếp xúc trực tiếp với người ở thánh lễ, lúc rước lễ, lúc xưng tội, khi cầu nguyện.

Đây là một việc làm liên tục mà các thánh càng cao về nhân đức, người ta càng thấy họ mất hút đi trong sự kính trọng và một thứ sợ hãi khiêm tốn khi họ đang ở trong nhà thờ. Lúc đó họ càng biến mình ra không trước mặt đấng cao cả và họ chứng tỏ lòng kính trọng đó ở mọi nơi bằng một phong cách khiêm nhã, một thứ ngôn ngữ đàng hoàng, một đời sống không thể chê trách và luôn luôn họ đối xử với Chúa theo đúng nghĩa Thiên Chúa nghĩa là với một cách tôn giáo trọn hảo. Cho dù đó chỉ là một kinh vắn tắt, một dấu thánh giá đơn giản trên mình. Họ cũng có một sự kính trọng đối với tất cả những gì có liên quan đến Thiên Chúa, những nơi Thánh, những bình thánh, những vật dụng đã được Giáo Hội làm phép, những lễ nghi, những sách thánh mà Thánh Carolo chỉ quỳ gối đọc và để đầu trần run lên vì kính sợ, Abraham nói với Thiên Chúa, khi người hiện ra với ông dưới hình một Thiên Thần: Con xin cả dám nới với Chúa con, dù con chỉ là bụi tro. Sau khi Thiên Thần Raphael hiện ra với Tobi và tất cả gia đình ông, họ đều kính sợ và sắp mặt xuống đất, và sau khi thiên thần đã biến đi, họ còn giữ nguyên thái độ, mặt sấp xuống trong 3 giờ đồng hồ. Sau đó, ông Tobi đầy Chúa Thánh Thần, cất lời tạ ơn Chúa và nói: Lạy Đức Chúa! Ngài quả thật vĩ đại trong cõi hằng sống. Hỡi con cái Israel hãy tạ ơn Thiên Chúa , hãy ca tụng Người với lòng kính sợ (Tb 13, 6) Tiên tri David đã thốt lên với lòng kính trọng và tin tưởng biết bao trong các bài thánh ca của Ngài: Lạy Chúa, xin lắng nghe lời con nói, hiểu thấu điều con thầm nghĩ, nguyện xin. Lạy đức vua là Thiên Chúa con thờ, xin Ngài nghe tiếng con đang cầu cứu. Vâng lạy Chúa, chính Ngài là đấng con van xin, ngay từ sớm Ngài đã nghe tiếng con, ngay từ sớm con tỏ bày ước nguyện *****rồi chăm chú đợi trông. Ngài không phải là vị thần ưa điều ác, phần con đây, nhờ tình Chúa bao la, được bước vào nhà Chúa, con hết lòng kính sợ, hướng về đền thánh mà phải phủ phục tôn thờ (Tv 5,2-8), cũng như người ta thường biết trong vị vua thánh này có hình ảnh Đức Chúa Yesus Ki-tô mà Thánh Phao-lô nói rằng : Trong những ngày cuối đời Ngài, Ngài đã dâng lên Chúa cha những lời cầu xin tha thiết kèm với nước mắt và Ngài đã được nhậm lời. Vì có lòng tôn kính sâu xa đối với Thiên Chúa (Dt 5,7).

Thật vậy, một Linh hồn đầy những tình cảm tôn kính này, không thể sa ngã vào thói quen. Họ lắng nghe và làm như Chúa dạy bảo: Trước khi cầu nguyện, hãy dọn lòng ngươi (Hc 18, 23) Linh hồn sẽ chăm chú cầu nguyện và ý thức mình đang ở trước mặt Chúa. Nó càng chăm chú hơn khi bước gần các bí tích, khi nó rước vào lòng mình chính đấng là toàn thể trời và đất. Nó cũng bày tỏ một sự tôn kính theo tôn giáo đối với tất cả những ai mang một chức vụ nào đó, là đại diện cho Thiên Chúa. Sự tôn kính này cũng lan tỏa trên mọi tạo vật, vì mọi sự đều bởi Thiên Chúa mọi sự đều nói về Người. Mọi sự đều phải giúp chúng ta phục vụ Người và yêu mến Người. Ơn kính sợ thật sự làm cho đạo giáo chúng ta là một tôn giáo thánh của sự tôn kính hoặc theo Guizot là : Một trường học lớn về sự tôn kính.

Ôi, Lạy Chúa Thánh Thần, chúng con nài xin Ngài thấm nhập vào Linh hồn chúng con bằng ơn Thánh kính sợ của Người, để chúng con hiểu được sự to lớn của những lỗi nhỏ mọn nhất. Và không gì ở đời này có thể làm cho chúng con ưng thuận lỗi phạm nữa. Xin cho ơn quý giá này luôn soi sáng chúng con ưng thuận lỗi phạm nữa. Xin cho ơn quý giá này luôn soi sang chúng con, sự tôn kính sâu xa nhất trong những tương quan chúng con với Đấng là vua cao cả và gìn giữ chúng con khỏi sa vào thói quen coi thường vốn là một tính xấu đáng nguyền rủa, là nguồn gốc của sự nguội lạnh và sự bê trễ. Xin Chúa đập vào trái tim chúng con còn cứng hơn đá tảng, bằng ơn kính sợ cứu chuộc của Chúa, và từ đó sẽ chảy ra một dòng sông nước mát để trong đó Linh hồn chúng con được tắm rửa mỗi ngày và nó sẽ trở nên trong sạch và đẹp mắt Chúa. Lúc đó trái tim chúng con được mở ra bởi một niềm tin cậy vô bờ bến và luôn luôn tôn kính. Chúng con được vui mừng chạy mau trên con đường các giới răn Chúa (Tv 118, 32).

 

II- HOA TRÁI QUÝ GIÁ CỦA ƠN KÍNH SỢ.

Vua Thánh David nói: kẻ kính sợ Đức Chúa thì không thiếu thốn gì (Tv 33, 10), những hoa trái mà ơn kính sợ mang lại cho Linh hồn thì rất dồi dào và quý giá và cũng là những lời khuyên răn cuối cùng của ông Tobit cho con trai ông : Hỡi con, đừng sợ gì, chắc hẳn là chúng ta nghèo khó, nhưng chúng ta sẽ dư thừa mọi của cải. Nếu chúng ta kính sợ Thiên Chúa (Tb 4, 23).

 Thánh Toma nói: có 3 thứ của cải; 1) Của cải hữu ích, 2) Của cải liêm chính, 3) Của cải tuyệt vời.

Của cải hữu ích là những của cải giàu sang của cải liêm chính là sự vinh quang của cải tuyệt vời là những thú vui.

Ơn kính sợ Thiên Chúa ban cho chúng ta ngay tự đời này, trong trật tự siêu nhiên, cả 3 thứ của cải này, nhất là ở đời sau.

1. Ở đời này: Những của cải thật sự của Linh hồn là những nhân đức công giáo, sự thánh thiện hay sự trọn lành, cũng gọi là Đức khôn ngoan, ơn kính sợ Thiên Chúa ban cho chúng ta những của cải dồi dào trên đây. Chúa Thánh Thần nói đó là những khởi sự của ơn khôn ngoan (Hc 1,16)

Ơn kính sợ không chỉ là khởi sự của ơn khôn ngoan mà nó chính là Đức khôn ngoan (Gióp 28, 28) Ơn kính sợ còn gọi là sự tròn đầy, triều thiên của Đức khôn ngoan (Hc 1, 20).

Còn sự vinh quang mà ơn kính sợ chiếu giải trên linh hồn và nâng nó lên sự cao cả mà người ta suy ngẫm trên những lời này của sách thánh: Không ai lớn hơn kẻ có lòng kính sợ Thiên Chúa (Hc 10, 27). Và ơn kính sợ Thiên Chúa chính là sự vinh quang, chính nó đem lại cho linh hồn niềm tự hào và hân hoan. Đó là triều thiên của sự vui mừng (Hc 1, 11).

Niềm êm ái dịu dàng ẩn náu trong sự kính sợ thì khôn tả. Đavit khi đã được nếm Thầy, đã không thể nói lên được sự dịu dàng của nó. Ngài đã kêu lên trong niềm ngây ngất “Cao cả biết bao. Lạy Chúa, sự dịu dàng sâu thẳm của Người mà Người đã dấu và dành riêng cho những ai kính sợ Người. Chúa đã đổ tràn đầy trên những ai tin cậy vào Người. Chúa còn dấu đi dưới gương mặt và ánh mắt của Người nữa. Chúc tụng Người và Người đã tỏ bày lòng thương xót của Người cho con cách lạ lùng (Tv 30,20- 22). Sách thánh tràn đầy những lời nói như vậy, ở nhiều chỗ toàn là những lời ca ngợi niềm vui trong trắng và thân tình mà ơn kính sợ làm cho những con tim trung tín được nếm thử. Ơn kính sợ Thiên Chúa là niềm khoái lạc của con tim, nó đem đến hạnh phúc và niềm hoan lạc và cuộc đời trường thọ (Hc 1,12).

Hoa trái của ơn kính sợ nó dồi dào đến nỗi nó đem lại sự no đầy và tràn ngập con tim. Tuy vậy, con tim loài người sâu thẳm biết chừng nào. Nó cũng hầu như vô tận. Dù sâu thẳm đến đâu nó cũng được đổ tràn đầy bằng hoa trái của ơn kính sợ. Và từ đây người ta không còn mong muốn gì nữa trên đời này. Người ta tận hưởng sự bình an, người ta sở hữu một sự bảo đảm an lành của ơn cứu chuộc (Hc 1, 20- 22).

Có gì lạ đâu, ơn kính sợ Thiên Chúa loại trừ tội lỗi, giữ gìn trái tim trong sạch và mặc nhiên đem lại sự thanh bình đến cho lương tâm. Đây là lợi ích to lớn nhất. Hơn nữa, những ai kính sợ Thiên Chúa, luôn tìm cách làm đẹp lòng Chúa (Hc 2, 19), luôn tìm cách làm đẹp lòng Chúa hơn mãi, là một nguồn bình an, công đức và hoàn thiện lớn lao biết bao.

2. Đến khi qua đời: Ơn kính sợ sau khi đã đem lại cho con người biết bao lợi ích đời này, còn đặt một triều thiên xứng đáng cho các công đức của nó. Do một ân sủng vượt trên mọi ân sủng. Đó là ơn được một cái chết thánh thiện, và hạnh phúc. Điều đó rất đúng. Với ơn kính sợ, người ta đã sống xa lánh tội lỗi, với ơn kính sợ, người ta luôn tìm cách làm vui lòng Chúa. Do đó, một cuộc sống nào thì cái chết đó. Với ơn kính sợ, người ta sẽ chắc chắn được ơn chết lành, chết trong Đức Chúa.

Chính Thiên Chúa đã hứa với chúng ta điều đó (Châm ngôn 23,17-18), gìn giữ mình suốt đời trong sự kính sợ Chúa, và bạn sẽ đạt được niềm hy vọng vào cuối đời. Nghĩa là theo các nhà chú giải, vào ngày cuối đời, các bạn sẽ được điều mình mong muối khi còn sống. Và để chúng ta không một chút nghi ngờ, Thiên Chúa đã giải thích rõ hơn (Hc 1, 19).

Kẻ nào kính sợ Đức Chúa, sẽ được hạnh phúc vào cuối đời, và nó sẽ được chúc phúc trong giờ lâm tử. trong những giờ phút cuối đời, trong khi biết bao người khác phải khiếp sợ hãi hùng, họ bị những lo âu liên tục dày vò, thì người kính sợ Chúa chỉ có thanh bình và an ủi, vào những giờ phút này, họ bị hỏa ngục tấn công dữ dội, còn kẻ kính sợ Chúa luôn thanh thản. Vì nó được cánh tay Thiên Chúa đỡ nâng, sẽ luôn vững vàng và tin cậy vào Chúa.

Vào giờ phán xét, lúc đó kẻ tội lỗi run sợ trước mặt Chúa, biết rằng mình sắp phải nghe một án phạt đời đời. Còn kẻ công chính, biết kính sợ Chúa sẽ không sợ vì nó sẽ được bảo đảm. Và chỉ nhận lãnh những phúc lành của Thiên Chúa. Nó sẽ được Đức Kitô chúc phúc và nói: “Hãy đến đây, hỡi những kẻ đã được Cha ta chúc phúc, và hãy vào trong vương quốc đã được dọn sẵn cho người từ thuở đời đời. Nó cũng được người đời chúc phúc, sẽ kể lại và nhớ mãi những nhân đức của họ.

Thánh Bênadô, một trong những người bạn đầu tiên của Thánh Phanxicô đã nói lúc ông gần chết: Bây giờ tôi sung sướng được chết, tôi cảm thấy hạnh phúc vì đã sống trong sự kính sợ Thiên Chúa, với vàng bạc của cả thế giới này, tôi cũng không muốn đổi một cuộc sống như thế. Thánh Eloi cũng nói với các môn đệ ông khi ông sắp chết: Từ bây giờ tôi sẽ không nói gì với anh em nữa, thôi chào tạm biệt, anh em hãy bình an và ngước mắt lên trời, Ngài kêu lên: Lạy Đức Chúa, bây giờ Ngài sẽ để tôi tớ Ngài ra đi bình an. Ôi tay Chúa đã dẫn dắt tôi đến nơi mà Chúa đã dọn sẵn cho những ai kính sợ Chúa.

Tất cả những điều này cho ta thấy, kẻ nào kính sợ Thiên Chúa thì chắc chắn sẽ được vào nước Thiên Đàng.

3. Sau khi chết: Người kính sợ Thiên Chúa không còn được giáo hội phong cách, họ đã được  Thiên Chúa phong thánh cho rồi, Người không thể lầm lẫn và không thể đánh lừa chúng ta. Chúa Thánh Thần đã tuyên bố điều đó cho họ ở rất nhiều chỗ: “Phúc cho người kính sợ Thiên Chúa” (Tv 111,1)

“ Phúc cho ai được Thiên Chúa ban cho ơn kính sợ Người” (Tv 28,14).

Chúa Thánh Thần đã đọc những lời đó cho chúng ta, để chúng ta biết rằng: Ơn kính sợ Thiên Chúa không chỉ là một sự chúc phúc ngay từ ở đời này, và là ơn trọng hơn hết các ơn (Hc 28, 37). Nhưng nó còn là một sự bảo đảm vững chắc cho cuộc đời hạnh phúc vĩnh cửu (Hc 40, 26). Sau khi đã cho linh hồn nếm thử một thiên đàng diễm phúc ngay từ đời này, nó còn đưa chúng ta sau cuộc đời này lên chốn vinh quang hạnh phúc trên trời.

 

III- NHỮNG PHƯƠNG THẾ ĐỂ ĐẠT TỚI ƠN KÍNH SỢ.

Phương thế thứ nhất: Để đạt được ơn quý giá đến thế, đó là nuôi dưỡng trong linh hồn tinh thần đền tội hoặc thống hối ăn năn. Phải duy trì trong tâm trí ký ức đau thương và thường xuyên về những lỗi phạm trong quá khứ. Noi gương vua Thánh Davit đã nói: Tội lỗi tôi luôn hiện diện trước mắt tôi (Tv1,50). Không gì tốt hơn điều đó để gìn giữ ta không tái sa ngã. Làm sao người ta có thể quyết tâm tái phạm khi đã hết lòng hối cải tội mình đã phạm. vậy chúng ta hãy thường xuyên đọc kinh ăn năn tội và nghĩ đến những tội đã qua. Chúng ta hãy hết sức giục lòng khiêm nhường và thống hối khi đi xưng tội. hãy thường xuyên đọc kinh của vua thánh thống hối: “Xin rửa sạch mọi tội lỗi con đã phạm. ôi, Lạy Chúa của con, xin tạo cho con một trái tim trong sạch (Tv 50, 4). Tinh thần thống hối luôn được các thánh ưa chuộng.

Phương thế thứ hai: Là thường xuyên và chăm chú suy ngẫm về những sự thật của ơn cứu chuộc:

Sự chết, sự phán xét, hỏa ngục và sự đời đời kiếp kiếp. Tại sao trong những tuần đại phúc hoặc tĩnh tâm, người ta thấy nhiều kẻ tội lỗi quay trở về với Chúa và bắt đầu một cuộc sống thật sự Kitô giáo. Bởi các nhà truyền giáo đã giảng dạy cho họ những sự thật về đức tin một cách ráo riết. Do đó, họ đã quá sợ hãi, như họ đã nhìn thấy vực thẳm ngay bên dưới chân họ và đã quyết tâm ra khỏi vòng tội tỗi và bảo đảm cho mình được ơn rứu rỗi. Nhưng những sự thật này không phải là những sự thật tùy cơ hội, chỉ là trong những tuần đại phúc và tĩnh tâm, nhưng đó là những sự thật muôn đời, không hề bị phôi phai đi. Vì thế, nếu Chúa đủ sức mạnh để lôi kéo các linh hồn ra khỏi vòng tội lỗi, Chúa cũng có đủ sức mạnh để sau đó ngăn cản họ không còn phạm tội nữa. Nhưng khốn thay người ta hầu như không bao giờ nghĩ đến điều đó. Bởi nếu người ta thường xuyên nghĩ đến, người ta sẽ không bao giờ ưng thuận phạm một tội trọng. Chúa Thánh Thần nói với chúng ta trong sách Huấn ca:7,40. Các con hãy nghĩ tới những cùng đích cuối cùng của chúng con và chúng con sẽ không bao giờ phạm tội.

Vị tiên tri cũng gán cho sự lãng quên tai hại kia về những sự thật cứu rỗi -> là tất cả những tội trọng và tất cả những sự vô phước, có thể có trên thế gian này.

Giêremia thì nói: (12,11) Cả trái đất đã ra tiêu điều vì không ai để tâm đến nó.

Thánh Alfonso một tiến sĩ rất thực tế, trong tuần đại phúc, Ngài muốn cho các linh hồn mà ngài giảng dạy, phải thường xuyên nhớ đến những sự thật vĩ đại này. Trước khi rời bỏ họ, Ngài dặn dò: Đừng bao giờ quên rằng các bạn có một linh hồn để cứu rỗi, một thiên đàng để xứng đáng, một hỏa ngục để tránh xa. Khi các bạn lên giường, trước khi ngủ hãy nói những lời sau đây:

Tôi phải chết, nhưng không biết khi nào,

Tôi phải chết, nhưng không biết ở đâu.

Tôi phải chết, nhưng không biết cách nào.

Tất cả những gì tôi biết là nếu tôi chết trong tội trọng. Tôi sẽ tức khắc bị xô xuống hỏa ngục đời đời kiếp kiếp.

Một bà giàu có, sau khi đã chống lại với ân sủng của tuần đại phúc, đã làm theo lời khuyên này, vài ngày sau đó, bà đã quyết tâm thay đổi đời sống, vì những ý nghĩ này đã dày vò tâm hồn bà biết bao!

Một phương thế thứ ba: Cũng tất có thế lực -> Đó là luôn nhắc mình về gương mẫu của biết bao người khác. Sau khi đã sống trung thành với Chúa trong một thời gian, đã vô phước bị sa ngã phạm tội và lăn xuống vực thẳm. Điều vô phước này không thể xảy đến cho chúng ta sao? (1Cor 10,12).

“Kẻ nào đang đứng, hãy coi chừng bị té ngã” Thánh Augustino nói: Không một tội nào mà con người có thể phạm, mà một giờ khác lại không thể nếu Ơn Thiên Chúa không gìn giữ nó, Ngài còn nói: tôi đã nhìn thấy những cây bá hương của núi Li-băng đã đổ xuống. Tôi đã thấy những người dường như đã đạt tới đỉnh cao của sự thánh thiện, đã sa xuống vực thẳm của tội lỗi và bị hư mất đời đời. Chúng ta hãy run sợ cho chính chúng ta, Thánh Terexa đã nói: Bao lâu tôi còn sống, tôi còn có thể bị hư mất và bị trầm luân trong hoả ngục.

Một phương thế bảo đảm gia tăng chúng ta lòng kính sợ và thành toàn nó đến mức nó không còn là của kẻ nô lệ, mà nó trở nên hoàn toàn của người con thảo, đó là: Yêu mến Chúa mỗi ngày một hơn. Thánh Toma nói : Lòng kính sợ của người con thảo cần phải lớn lên song song với lòng mến, cũng như hiệu quả đến từ một nguyên nhân nào thì cũng lớn lên cùng với nguyên nhân đó. Như vậy khi người ta càng yêu mến ai, thì người ta càng sợ mất lòng người ấy, và cũng không muốn xa người ấy. Tình yêu Thiên Chúa làm cho sự kính sợ của kẻ nô lệ một hệ quả ngược lại. Vì tình yêu ấy càng lớn lên, thì càng làm cho sự kính sợ của kẻ nô lệ kia giảm đi, và khi tình yêu trở nên hoàn hảo, thì nó càng biến mất hoàn toàn hay đúng hơn, nó biến thể và trở nên thuần tuý của người con thảo. Chính trong ý nghĩa này Thánh Yoan đã nói: Lòng mến hoàn hảo loại bỏ sự kính sợ (1Yn 4,18).

Sau cùng phương thế chính yếu để đạt được ơn kính sợ đó là xin Chúa Thánh Thần ban cho, như Vua David hằng cầu xin: Lạy Chúa! Xin thấm nhuần con bằng ơn kính sợ của Chúa (Tv 118,120). Thiên Chúa người đã nói: Hãy xin thì sẽ được, không thể từ chối chúng ta một ơn quá cần thiết vô giá đến thế, nếu chúng ta hết lòng tin tưởng kêu xin Người. Chúng ta cũng cầu xin Đức trinh nữ Maria, Đấng luôn kêu mời chúng ta đến với Người để xin ơn kính sợ Thiên Chúa (Tv 33,12). Mẹ được gọi là mẹ của ơn kính sợ (Hc 24,24). Chính mẹ là Đấng ban ơn đó vào trong tâm hồn chúng ta.

* Cầu nguyện:

Ôi lạy thánh thần Thiên Chúa, Đấng hằng gớm ghét sự đồi bại và điều gian dối, con nài xin Chúa nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria là vị hôn thê rất thánh của Chúa. Đức trinh nữ vô nhiễm nguyên tội, ban cho con một trái tim tràn đầy ơn kính sợ, để không bao giờ con làm mất lòng Chúa. Xin cho con biết luôn luôn thống hối về những lỗi lầm đã qua của con, xin biến đôi mắt con nên hai dòng suối, để con không ngừng khóc than về những tội lỗi xấu xa của con. Nhất là xin Chúa đừng bao giờ để con vô phước làm mất lòng Chúa, nhưng ngược lại con luôn tìm mọi cách để làm vui lòng Chúa, để con luôn lắng nghe và làm theo những lời Chúa dạy bảo. Để con luôn sống một cuộc đời viên mãn đầy phúc đức và một ngày kia được hưởng lời Chúa hứa ban ơn chết lành cho những ai đã sống trọn cuộc đời kính sợ Thiên Chúa.


Trở lại      In      Số lần xem: 2896
Tin tức liên quan
  • Ý NGHĨA CỦA 3 LOẠI DẦU THÁNH / GIUSE LUCA
  • Tìm hiểu Ơn Đạo Đức
  • Tìm hiểu Ơn Sức Mạnh
  • Tìm hiểu Ơn Lo Liệu
  • Tim hiểu Ơn Hiểu Biết
  • Tìm hiểu Ơn Thông Hiểu
  • Tìm hiểu Ơn Khôn Ngoan
  • Xin 7 Ơn CHÚA THÁNH LINH
  • Tuần 9 Ngày
  • Chúng Ta Phải Làm Gì Khi Biết Có Chúa Thánh Thần?
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  9
 Hôm nay:  137
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11405546
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top