Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

Cách tham dự Thánh Lễ sốt sắng

1/ Thánh Lễ Misa là gì? Mỗi Thánh Lễ là một sự thần bí, kỳ diệu phi thường, vì ở đó quy tụ tất cả các công nghiệp của Con chiên Thiên Chúa trên Thập Giá ,được diễn tả lại như lần đầu ,cuộc tử nạn của Chúa Yesus trên đồi Canve, là một hy tế Thánh Thể không đổ máu chứ không phải là một màn kịch tưởng nhớ, được lập đi, lập lại .

2/ Thái độ cần có của người Ki-tô hữu: Nhiều Ki-tô hữu không coi trọng Thánh Lễ, họ chỉ tham dự cách dửng dưng, lạnh nhạt. Họ chỉ chú ý nhìn người ra kẻ vào, họ chỉ đọc kinh ngoài miệng, họ có quỳ gối nhưng lòng thì thờ ơ, thậm chí chẳng có tin tưởng gì vào bí tích Thánh Thể. Những kẻ đáng chết, tội lỗi kia chẳng tỏ ra có chút gì là tôn kính Thiên Chúa, Đấng đã làm bao điều kỳ diệu trước mắt họ.

3/ Đừng bối rối vì mình không có chút nào sốt mến: Giáo hội dạy ta phải có lòng cung kính, bởi vì không có việc lành phúc đức nào sinh nhiều ơn ích thiêng liêng cho bằng việc tham dự mầu nhiệm này. Dĩ nhiên khi đến đây, chúng ta cần phải có thái độ chăm chỉ, cần mẫn, một tâm hồn sạch tội và có dấu hiệu bày tỏ một tâm hồn sốt mến, đạo đức. Tuy nhiên, không nhất thiết phải có một cảm giác nồng nàn, say đắm, nhưng chỉ cần có lòng ao ước tham dự Thánh Lễ   với sự chú tâm và lòng kính trọng.

4/ Thị kiến của Thánh nữ Mechilda: Người ta có ghi lại rằng: Trong khi Thánh Mechilda tham dự Thánh Lễ, bà thấy Chúa Ki-tô đang ngự trên ngai tòa cao chót vót làm bằng pha-lê, bên dưới bệ có 2 dòng nước trong suốt, lấp lánh chảy vọt ra. Đang khi bà còn phân vân chưa biết 2 dòng nước ấy có nghĩa gì, thì bà được mạc khải cho biết rằng: Một cái tiêu biểu cho ơn tha tội, còn cái kia tiêu biểu cho ơn an ủi và yêu mến. Đây là ơn sủng thông ban cách đặc biệt cho mọi người tham dự Thánh Lễ, nhờ quyền năng của Chúa Ki-tô đang hiện diện trên bàn thờ.

5/ Những đặc ân mà Chúa Ki-tô ban cho chúng ta qua Thánh Lễ: Thánh Mechilda kể tiếp: Vào lúc Linh Mục dâng Mình thánh lên, bà thấy Chúa Ki-tô rời khỏi ngai pha-lê, hai tay nâng trái tim thánh thiện của Người. Trái tim Người trong suốt, đang trào ra thứ dầu chữa lành, tuôn trào ra khắp nơi. Bên dưới đang lởn vởn những trái tim của những người hiện diện, một số tim có đầy dầu đang cháy sáng, một số khác không có dầu cũng không có lửa cháy. Bà Thánh được báo cho biết: Những trái tim cháy sáng thuộc về những người tham dự Thánh Lễ với lòng sung sướng và yêu mến nồng nàn, còn những trái tim kia là của những kẻ thờ ơ, nguội lạnh.*

6/ Chúa Yesus dâng lễ như thế nào? Chúng ta nên nhớ: Chúa Yesus bị treo trên Thánh Giá, Người dâng lễ tế trong nỗi đau đớn chứ đâu phải trong sự sốt mến, ta có thể áp dụng lời Chúa đã khuyên nhủ Thánh Nữ Gertrude: Khi bị chia trí và không cảm thấy có chút say đắm nồng nàn trong Thánh Lễ / thì hãy thưa lên cùng Chúa rằng: “Lạy Chúa dịu hiền, con là kẻ mê muội và thất thường, hay lo ra chia trí, nhưng con không muốn vậy, xin Trái tim cực Thánh thương ban cho con những gì con thiếu sót trong sự thiếu chú ý và những lời cầu nguyện lơ là của con”.*

7/ Hôm nay ta đến đây để làm gì? Ta hãy mượn lời vua Thánh Đavit mà thưa với Chúa rằng: Con đến đây tự nguyện dâng lên Chúa lễ tế/ Lạy Chúa, con xưng tụng danh Ngài, con sẽ dâng lễ tế tạ ơn và kêu cầu Thánh danh Đức Chúa.

8/ Tham dự Thánh Lễ đúng cách: Việc tham dự Thánh Lễ không phải là việc cầu nguyện mà là một hành vi tế tự, là dâng lễ vật quý giá lên Thiên Chúa. Vì thế khi muốn tham dự Thánh Lễ đúng cách, ta phải kết hiệp với Linh Mục qua hành vi tế tự của Ngài. Việc dâng Thánh Lễ là một hành vi cao trọng nhất, hay là sự thực hành cùng một lúc tất cả mọi nhân đức. Vì khi dâng lễ tế, ta có ý minh chứng rằng: Thiên Chúa là chủ tế tối cao, mọi vinh quang và danh dự đều thuộc về Ngài, vì ta là thần dân thuộc trọn về Ngài, việc tế lễ là hành vi làm vui lòng Chúa nhất và đồng thời cũng mang lại nhiều ơn ích cho loài người nhất.

9/ Nếu ta có hứa cầu nguyện cho ai đó, ta phải làm sao? Ta hãy xem việc ta sắp làm khi dâng lễ tế trên bàn thờ là việc tuyệt diệu chừng nào, để từ đó ta sẽ thực hành sao cho hoàn hảo hết sức có thể. Nếu có hứa đọc kinh cho ai thì chỉ nên đọc trước hay sau Thánh Lễ, bởi vì các bài Kinh Thánh nuôi dưỡng ta bằng Lời Chúa, các kinh nguyện tiến lễ, thánh hiến và hiệp lễ, thanh tẩy, nuôi dưỡng và làm cho linh hồn ta thêm vững mạnh khi phải đối phó hằng ngày với ma quỷ, xác thịt, thế gian. Ta phải cùng với Linh Mục dâng lễ tế hy sinh lên Thiên Chúa và cúi mình thờ lạy Thánh Thể Ngài và dâng tiến Mình Máu Chúa Ki-tô lên Thiên Chúa Cha để cầu cho kẻ sống, người chết.

10/ Kinh thường và kinh đọc trong Thánh Lễ, kinh nào quan trọn hơn? Nhiều người phân vân khi phải bỏ đọc kinh hằng ngày để đi tham dự Thánh Lễ, thực ra không nên lơ là với các kinh nguyện trong Thánh Lễ, nó quan trọng hơn những kinh mà họ thường đọc riêng rất nhiều, tựa như vàng đem so với đồng. Bởi vì kinh nguyện thường ngày lúc nào đọc cũng được, còn kinh nguyện trong Thánh Lễ chỉ có giá trị đầy đủ khi dâng cùng với hiến lễ, ngay cả khi ta bỏ hết những kinh đọc hằng ngày, ta cũng chẳng bị thiệt nhiều như khi ta bỏ sót các hành vi phụng tự trong Thánh Lễ, vì Thánh Lễ vượt trội hơn hết những việc đạo đức khác.*

11/ Những lời kinh quan trọng nhất: Lúc đọc lời Kinh “Xin Chúa thương xót”, ta đấm ngực 3 lần, tỏ lòng sám hối về những tội ta trót phạm, như khi Chúa Ki-tô sấp mặt xuống đất trong vườn cây dầu/ trong nước mắt đắng cay và mồ hôi nhuộm Máu vì tội của ta.

12/ Ý nghĩa của kinh “Thánh, Thánh, Thánh”: Đây là lúc ta hết lòng khiêm cung thờ lạy Ba ngôi Thiên Chúa, vì theo ngôn sứ Isaia, những lời này được các Thiên Thần xướng lên.

13/ Tiếp đến là phần lễ qui (đền tạ tình thương): Thánh Giacobe Tông Đồ dạy ta phải ngậm miệng và run lên vì sợ hãi, lòng trí không được tơ tưởng những gì ở dưới đất này nữa, vì Vua các Vua, Chúa các Chúa sắp ngự đến để tự hiến tế trên bàn thờ và sẽ trở nên thần lương nuôi sống linh hồn các tín hữu /ca đoàn các thiên thần tiến bước trước Nhan Thánh Người, họ che mặt lại không dám nhìn và miệng luôn ca lên những lời vui mừng hoan hỷ.**

14/ Sự kỳ diệu của Thánh Lễ Misa: Là một kho tàng chứa đầy những mầu nhiệm cực kỳ huyền diệu, trên trái đất không có gì có thể so sánh được, và trên Thiên Đàng cũng không có gì lớn lao hơn Thánh Lễ Misa.

15/ Vì sao người Công Giáo quá hửng hờ với Thánh Lễ Misa? Khi tới dự lễ với một tâm hồn sốt sắng, chúng ta sẽ được hưởng chứa chan những ân huệ, những lời chúc lành và những đặc ân của Thiên Chúa, nhưng tiếc thay có biết bao người công giáo quá hửng hờ, quá thờ ơ với Thánh Lễ. Sự hy sinh hiến tế trên đồi Canve được thực hiện ngay bên cạnh nhà họ, nhưng họ lại quá lười biếng đến dự lễ.**

16/ Những thắc mắc của người ngoại giáo: Tại sao người công giáo chúng ta không chịu đi lễ hằng ngày, nếu chúng ta tin thật khi cử hành Thánh Lễ đến đoạn vị chủ tế đọc lời truyền phép thì sự chết của Chúa Yesus lại tái diễn như xưa trên đồi Canve, nếu chúng ta tin thì tại sao chúng ta không đi dự Thánh Lễ?

17/ Tại sao người ngoại giáo lại châm biếm?: Thánh Augustino phàn nàn rằng: Có nhiều kẻ tà giáo và ngoại giáo đã châm biếm những người công giáo vào thời của thánh nhân rằng: nếu thật sự các ông tin tưởng Thiên Chúa của các ông là Đấng tốt lành, là tình thương vô biên cao cả, Ngài hằng ngự trên bàn thờ, thế thì tại sao các ông lại khinh rẽ, không đến thờ phượng Đấng mà các ông cho là Thiên Chúa thật? Trong khi đó các ông lại buộc tội chúng tôi là thờ bụt thần, nhưng ít ra là chúng ta tin các vị ấy là những Đấng tốt lành và chúng tôi đến tôn kính họ chứ không giống như thái độ của các ông đối với Thiên Chúa của các ông.

18/ Gương Thánh Louis, vua nước Pháp: Vua Louis nước Pháp, một vị hoàng đế tốt lành, Ngài siêng năng làm việc hơn bất cứ người nào trong nước của Ngài, thế mà Ngài vẫn dành thời giờ để dự 2-3 Thánh Lễ mỗi ngày. Các quan cận thần than phiền rằng Ngài đã dành quá nhiều thời giờ cho những thánh lễ / Vua trả lời rằng: Nếu ta dành thời giờ để săn đuổi những thú vui, tham dự những bữa tiệc linh đình, có thể các ngươi than phiền ta là đúng / Thế nhưng các ông bạn tốt ơi, các người đừng quên rằng: Ta tham dự Thánh Lễ mỗi ngày là để ta cầu nguyện cho bản thân, mà ta còn cầu nguyện cho cả đất nước của ta nữa.**

19/ Vua Louis chỉ trích các Ki-tô hữu: Họ có thể tham dự Thánh Lễ mỗi ngày, nhưng họ không làm, chỉ hy sinh một chút thời giờ mà được nhận lãnh muôn vàn ơn sủng. Họ không hiểu được bao ơn huệ tuyệt vời và những lợi ích nhận được qua Thánh Lễ.

20/ Câu chuyện của Thánh Simon De Monfort: Ngài là một vị tướng, một anh hùng lừng danh. Một ngày kia Ngài đang dự lễ thì có người hầu cận báo cáo có quân địch đang tấn công thành, Ngài bình tĩnh trả lời: “Thánh Lễ xong ta sẽ tới!”. Sau Thánh Lễ, Ngài vội đến với đội quân đang tập trung sẵn, Ngài bảo họ phải có lòng trông cậy Chúa / Với con số 800 bộ binh và kỵ binh, Ngài ra trận mà không hề nghĩ là mình sẽ bị lọt vào tay địch vì bên địch đông hơn với quân số 40.000 người/ bọn họ là thành phần tào giáo của Thành Loulouse, cố tình gây chiến tranh. Khi Ngài mở cổng thành ra, đám địch quân chạy tán loạn hàng ngũ, sau đó Ngài đã thắng trận vẻ vang.

21/ Câu chuyện về công tước Bohemia: Một buổi sáng sớm, vị hoàng đế Otto, Đức quốc, triệu tập những sĩ quan và cố vấn lãnh tụ vô họp trong cung điện Worms. Công tước Bohemia là người có chân trong thượng hội đồng. Ngài có thói quen đi dự lễ mỗi ngày nên hôm đó tới trễ. Sự chậm trễ này khiến cho Hoàng Đế giận dữ; thay vì chờ công tước, ông bắt phải khai mạc sớm; ông còn ra lệnh cho những người có mặt tại buổi họp đó không cần phải tỏ ra lễ phép chào hỏi khi công tước tới. Không bao lâu, thì công tước bước vô; những người có mặt tại đó đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy vị Hoàng Đế là người đầu tiên đứng dậy tỏ vẻ rất cung kính đối với vị công tước này. Sau buổi họp, Hoàng Đế thấy mọi người rất ngạc nhiên về sự thay đổi đột ngột của mình đối với công tước. Nhà vua giải thích: “Các vị có biết không? Ông ta bước vô với hai Thiên Thần, mỗi người một bên, thì làm sao ta dám tỏ vẻ giận dữ với ông ta?”.

22/ Thiên Thần và những bông hồng: Một nông dân có thói quen đi lễ mỗi ngày, một sáng sớm, ông băng ngang những cánh đồng đầy tuyết phủ để tới nhà thờ, bỗng dưng ông nghe có tiếng chân người phía sau, ông quay lại thì thấy Thiên Thần bản mệnh đang cầm một giỏ đựng đầy những bông hồng tuyệt đẹp, thơm ngào ngạt. Thiên Thần chỉ vào giỏ và nói: “Đây là những bông hồng tượng trưng cho những bước chân của con bước tới nhà thờ, đây chính là phần thưởng trên thiên đàng đang đợi chờ con .

23/ Hồng ân từ Thánh Lễ: Có hai người cùng làm ăn buôn bán, một người giàu có phát đạt, còn người kia thì không ngóc đầu lên nổi. Ông ta đem thắc mắc này hỏi bạn mình, người bạn cho anh lời khuyên rằng: “Tôi cũng giống như anh, anh thì thức khuya dậy sớm, còn tôi thì đi lễ mỗi ngày, anh hãy đi lễ, Thiên Chúa sẽ chúc phúc cho anh chứ không có bí mật nào cả”.

24/ Những ơn ích trọng đại nhất từ Thánh Lễ: Thánh Lễ được coi như ngang hàng với những hy sinh của Chúa Yesus trên đồi Canve. Trong Thánh lễ, Chúa Yesus cũng chết như lần đầu vào ngày thứ sáu Tuần Thánh. Thánh Lễ có giá trị vô biên như cái chết trên đồi Canve. Trong mỗi Thánh Lễ, Mình Máu Chúa lại đổ ra cho chúng ta thêm một lần nữa.

25/ Điều nhiệm màu từ Thánh Lễ: Theo Thánh Gioan Damascene: Trong Thánh Lễ, Chúa Thánh Thần bao trùm lấy vị Linh Mục và tác động lên Linh mục như đã tác động lên Đức Mẹ đồng trinh xưa kia khi Thiên Thần truyền tin cho Đức Mẹ. Nói như Thánh Bonaventura: Thiên Chúa đã ngự xuống trên bàn thờ, không khác gì Ngài ngự xuống lần đầu tiên trong lòng Đức trinh nữ Maria.

26/ Lời tạ ơn hoàn hảo nhất: Trên trái đất và trên Thiên Đàng, không có gì hoàn hảo hơn là tham dự Thánh Lễ, đồng thời chúng ta cũng nhận lãnh biết bao ơn lành từ Thiên Chúa. Lúc dâng Thánh Lễ, chúng ta dâng lên Chúa lời chúc tụng lớn lao nhất làm vinh danh Chúa nhất, Chúa mong chúng ta dâng lên Chúa lời tạ ơn hoàn hảo nhất, và tất cả những ân huệ Chúa ban cho chúng ta là cách chúng ta ăn năn sửa đổi những lỗi lầm.

27/ Thánh Lễ và hạnh phúc gia đình: Không còn cách nào tốt hơn là dâng Thánh Lễ để cầu nguyện cho chồng, cho con. Chồng lầm lạc, con bê bối, khô khan, nguội lạnh/ thì Thánh Lễ Misa là cách cầu nguyện tốt nhất.

28/ Lời cầu nguyện đắc lực nhất: Không còn lời cầu nguyện nào đắc lực hơn là dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho các linh hồn, vì ở luyện ngục có thể là ông bà, cha mẹ, là anh em, thân bằng quyến thuộc của chúng ta đang đau đớn .đang rên xiết . Chúng ta có thể giúp họ thoát khỏi những đớn đau một cách dễ dàng bằng cách tham dự nhiều Thánh Lễ để cầu nguyện cho họ . Chúng ta thường có thói quen bỏ tiền ra xin lễ rồi phó thác cho linh mục làm gì thì làm , còn mình thì ở nhà ngủ ,hoặc tán phét ở quán cafe / Sẽ không tác dụng nếu chúng ta lười biếng như thế !!!  Chúng ta phải xưng tội ,dâng lễ , rước lễ ,cầu nguyện cho họ thì ân ích mới thật sự có nhiều , mới cứu được họ / xin mọi người hãy lưu ý / ****


Trở lại      In      Số lần xem: 17319
Tin tức liên quan
  • THỊ KIẾN VỀ THÁNH LỄ MI SA / BÀI 001 / GIUSE LUCA
  • Mạc Khải về Thánh Lễ
  • CÁCH DÂNG LỄ NÊN
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  18
 Hôm nay:  2270
 Hôm qua:  8431
 Tuần trước:  19180
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11428535
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top