Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

1/ 6 LỜI KHUYÊN :để dạy trẻ vâng lời mà không cần quát mắng

Dạy trẻ nhỏ biết vâng lời cần rất nhiều kiên nhẫn cũng như tình yêu thương của cha mẹ, nhưng không phải bậc phụ huynh nào cũng dạy đúng phương pháp.
Dạy con nghe lời – nhắc nhở con trước khi con phạm lỗi
Khi giáo dục trẻ, nếu bạn có những nguyên tắc riêng và luôn kiên trì thực hiện thì trẻ sẽ biết cái gì nên làm, cái gì không nên làm. Như thế, trẻ sẽ tuân theo những nguyên tắc của bố mẹ mà thể hiện sự ngoan ngoãn, việc giáo dục của bạn sẽ thành công được một nửa.

 
 
Ví dụ: Bạn không muốn cho trẻ ăn đồ ngọt trước bữa ăn nhưng bé kiên quyết đòi ăn bằng được, hãy biểu hiện rõ thái độ của bạn: “Mẹ không cho con ăn đồ ngọt trước bữa ăn vì chắc chắn con sẽ không muốn ăn cơm nữa”. Nếu trẻ không chịu đánh răng, bạn không cần dọa nạt hay thúc ép, chỉ cần đưa ra lời nhắc nhở: “Nếu con không đánh răng, ngày mai sẽ không được ăn sáng đó, bởi vì sau khi ăn mà không đánh răng thì răng con sẽ bị con sâu ăn mất đấy!”
Như vậy, trước khi trẻ phạm lỗi hay không nghe lời, bạn đã đưa ra lời nhắc nhở khẳng định sự trừng phạt mà trẻ sẽ bị nếu không ngoan, tự nhiên trẻ sẽ biết nghe lời bạn hơn.
Dạy con nghe lời - Nói theo “tầm” của trẻ
Sớm hay muộn bạn cũng nhận ra, việc la hét con to tiếng hiếm khi mang lại kết quả như mong đợi. Hãy ngồi xuống ngang tầm nhìn của con hoặc bế con bạn lên, khi đó bạn có thể nhìn vào mắt trẻ và thu hút sự chú ý. Trẻ sẽ vâng lời nếu bạn bạn thân tình hơn, ngồi cạnh trẻ tại bàn ăn sáng nhắc nhở trẻ nên ăn hết phần bánh của mình, hoặc ngồi trên giường của trẻ vào buổi tối nói với trẻ rằng bạn sắp tắt đèn đi ngủ…
Dạy con nghe lời – Phạt trẻ bị mất một số quyền lợi
Với bất cứ chuyện gì, bạn hãy đưa ra nguyên tắc nhất định trước khi trẻ làm sai và nghiêm khắc tuân thủ nó, như thế sẽ khiến trẻ ý thức được uy nghiêm “nói một là một” của bố mẹ.
Ví dụ: Mỗi tháng bạn đều cho trẻ một món đồ chơi nhất định và nhắc nhở trước rằng con phải có được 5 ngôi sao do cha mẹ thưởng thì mới có được món đồ chơi Nếu trẻ phạm lỗi hoặc không nghe lời thì bạn sẽ giảm đi một ngôi sao coi như phạt.
Tuy nhiên, những hành vi thưởng phạt này phải có nguyên tắc và công bằng. Nếu bạn dùng việc giảm những ngôi sao thưởng để uy hiếp, ép buộc con làm những chuyện mà trẻ không muốn thì những nguyên tắc bạn đưa ra, trẻ sẽ không có hứng thú, càng không muốn tuân thủ.
Thêm một ví dụ khác như: Nếu mỗi buổi trưa trẻ đều được ăn bánh, nhưng nếu trẻ phạm lỗi, sau khi nhắc nhở rồi, bạn có thể thay đổi thời gian đã định, có thể phạt trẻ trưa hôm đó không được ăn bánh, để trẻ mất đi một đãi ngộ có nguyên tắc.
Dạy con sống tốt - Bố mẹ hãy làm gương
Trẻ mẫu giáo thường nghe lời hơn khi bé thấy rằng bố mẹ cũng rất hay lắng nghe con. Hãy biến việc nghe con nói thành thói quen, tôn trọng bé như tôn trọng bất kỳ người lớn nào. Trả lời bé thật lịch sự, dịu dàng và để bé nói hết câu chứ đừng cắt lời.
Việc này nghe có vẻ rất khó khăn đặc biệt là khi bạn đang bận nấu bữa tối mà con lại “thích tám chuyện” nhưng đừng bỏ đi hoặc quay lưng khi bé đang nói chuyện. Câu nói “Làm theo lời mẹ, chứ đừng làm theo mẹ” hoàn toàn nên loại bỏ khi bạn đang dạy con.Khen ngợi ngay khi con ngoan
Nhấn mạnh lợi ích của việc làm thay vì biến nó thành một nghĩa vụ. (Thay vì nói “Con phải đánh răng nếu không con sẽ bị sâu răng” hoặc “Con phải đánh răng NGAY BÂY GIỜ!”, sao bạn không thử “Con đánh răng đi rồi mẹ sẽ cho con chọn áo ngủ tối nay”). Khen bé khi bé đánh răng xong, ví dụ như “Con ngoan lắm!”.
Sự hài hước, tình cảm và sự tin tưởng bạn bộc lộ với con khi dặn dò bé sẽ làm bé muốn nghe lời bạn, vì bé biết bạn yêu bé và nghĩ bé rất đặc biệt. Đây là một phần rất quan trọng kể cả khi bạn cần nghiêm khắc với bé.
Đưa ra những yêu cầu thẳng thắn, đầy uy quyền không đồng nghĩa với việc bạn phải thô lỗ với bé - lời nói của bạn sẽ có hiệu lực hơn khi đi kèm với một cái ôm hoặc một nụ cười. Có vậy thì bé mới thấy nghe lời bạn là một việc rất vui.
Nếu bạn thường xuyên nhắc con về những sai lầm thì hãy nghĩ xem chính mình có muốn nghe sếp chỉ đạo bằng những chỉ trích tiêu cực không? Con bạn thường sẽ nghe lời hơn nếu bạn chú ý đến những lần bé ngoan ngoãn và khen: “Con cất đồ chơi ngay khi mẹ bảo. Ngoan lắm!” hoặc “Vừa nãy con rất nhẹ nhàng với em chó cún. Mẹ tự hào về con!”. Nếu bạn càng cho trẻ nhiều lời nhận xét tích cực thì bé càng lắng nghe kỹ hơn khi mẹ muốn nhắc nhở.
Quan tâm tới sự lựa chọn của con
Ngoài việc vô tình, có những khi trẻ cố tình làm trái với mong muốn của người lớn để chứng tỏ “cái tôi” của bản thân. Lúc này, thay vì hỏi “Con có đội mũ không?”, mẹ có thể hỏi “Con thích đội mũ xanh hay mũ hồng”? Trẻ sẽ cảm thấy mình được tôn trọng, có cơ hội được lắng nghe, bày tỏ chính kiến và sẽ sẵn sàng hợp tác.
Khi gặp người lớn, muốn trẻ chào hỏi, thay vì nhắc con “Con chào bác đi”, mẹ sẽ chào bằng tên của con: “Cháu Tít chào bác ạ”. Và về nhà, mẹ sẽ cùng con chơi trò đóng vai. Quy ước rằng cách chào cúi đầu, khoanh tay là cách chào “ngọt ngào” và cách cười tươi, đưa bàn tay bé xíu lên vẫy vẫy là cách chào “hóm hỉnh”. Sau khi tập một vở kịch vui khi ở nhà, khi ra đường, gặp người quen, mỗi khi mẹ thì thầm “Chào cách nào con nhỉ?”, con sẽ tự “giải quyết” phần còn lại.
Khi trẻ hành động không hay, đừng khắc sâu vào tâm trí trẻ
Đôi khi trẻ không hiểu hết ý nghĩa của những câu mình nói hay những việc mình làm. Vì thế khi thấy Tít sờ tay vào vùng kín theo bản năng tò mò, mẹ sẽ đùa “Con thỏ ơi, nhảy ra đây với mẹ”. Và Tít sẽ giơ tay lên đầu, giả làm tai thỏ, quên ngay hành động không hay vừa làm.
Theo cách đó, mẹ cũng nghĩ, một câu nói bậy là không tốt nhưng cũng không phải là lí do để bố mẹ hay thầy cô nổi nóng. Nổi nóng chỉ khiến trẻ nhập tâm hơn và ghi nhớ lại câu nói bậy của mình.
Theo VietQ

Trở lại      In      Số lần xem: 4723
Tin tức liên quan
  • NGƯỜI NHẬT DẠY CON MÌNH THẾ NÀO . GIUSE LUCA
  • LÀM SAO CHA MẸ HIỂU ĐƯỢC CON ?
  • CHA MẸ DẠY CON MÌNH TRƯỚC, THẦY DẠY TRÒ SAU
  • DẠY CON NÓI SAI, HIỂU SAI, LÀM SAI
  • LỜI ƯỚC CỦA ĐỨA CON TRAI .
  • DẠY CON NÊN NGƯỜI
  • HÃY TRỞ NÊN MỘT NGƯỜI BẠN VỚI CON MÌNH .
  • CHIỀU CON VÀ HỆ QUẢ
  • HÃY YÊU THƯƠNG CÁC CON CỦA BẠN .
  • CÁCH DẠY CHO CON LỚN KHÔN
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  11
 Hôm nay:  119
 Hôm qua:  2593
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11405528
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top