Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - DÀNH CHO CÁC BẠN TRẺ - BÀI SỐ : 036

HẠNH PHÚC TRONG HÔN NHÂN 

BÀI SỐ :   036 

      ĐỀ TÀI : HÃY TẬP VÁ TẤM LƯỚI TÌNH .

Thứ tư,   31 / JULY / 2019
 
 

 
1. Tại sao mỗi vị tôn sư đều phải có học trò? Bất cứ một ông thầy giáo, một nhà hiền triết hay một vị tôn sư nào cũng đều phải chọn cho mình những người học trò. Chọn học trò để sau khi mình chết đi, sẽ có người nối dõi, nối nghề, nối sự nghiệp.
2. Nghề của Chúa chúng ta là gì? Nghề của các ông thuyền chài là đi bắt cá, nghề của các thầy giáo là dạy học trò, ông thầy truyền cho chúng những kiến thức mà mình đang có. Nghề của Chúa Giêsu là Đấng cứu độ, là Đấng chuyên đi cứu người, là Đấng chuyên đi cứu sống người khác ở lĩnh vực tâm linh. Cho nên Chúa cũng cần chọn cho mình một số đồ đệ.
3. Tiêu chuẩn tuyển chọn đồ đệ của Chúa Giêsu như thế nào? Các nhà hiền triết, các tôn sư khác thì luôn chọn cho mình những học trò có tính tình tốt, có kiến thức, có đầu óc thông minh để nối nghiệp. Riêng Chúa Giêsu thì Ngài tự cho mình là Đấng chuyên đi lưới người. Cho nên tiêu chuẩn chọn đồ đệ của Chúa không cao như là : giàu sang thông thái, nhưng Chúa chỉ chọn những người dân chài nghèo hèn, khiêm tốn và có lòng tin để làm nồng cốt cho cho công cuộc rao truyền những giáo thuyết của Ngài.
4. Chúa Giêsu chọn học trò ở đâu? Chúa không chọn họ ở trường học, không chọn họ ở những đô thị văn minh, giàu sang mà chỉ chọn ở những làng xóm xa xôi, nghèo khó. Chúa chỉ chọn những người có sự hiểu biết thông thường, Ngài ra các bờ biển để chọn những ông thuyền chài, ít học, chất phát.
5. Chúa chọn những ai? Đầu tiên Chúa chọn 4 người, là 4 ông thuyền chài đang giặt và vá lưới, các ông đã cảm mến con người và đường lối sống của Chúa. Nên chỉ mới nghe lời Chúa kêu gọi, là họ liền vất bỏ mọi sự mà đi theo ngay, mà không hề có chút tính toán nào .
6. Tại sao các ông phải vá lưới? Tôi đã từng làm thợ lặn lơ mơ cho một ông cậu chuyên đi chài cá ở ven sông, nhiều khi chụp vào những chỗ có cá, có khi chụp vào chỗ không có chút gì, có khi chụp phải một gốc cây, có khi bao trùm cả một bụi tre, vất vả ở chỗ là tôi không thể gỡ từng chút vì lưới dính nhiều góc cạnh quá, hơn nữa hơi thở của tôi không được dài. Cho nên giải pháp nhanh nhất là lặn xuống bứt cho đứt rồi nhanh chân mà trồi lên, có khi cả tiếng đồng hồ mới xong. Lúc này lưới rách nhiều quá nên sáng hôm sau đành phải ngồi đó mà vá lưới. Học vá lưới để không phải tốn them tiền mướn người vá. Vì thế mỗi khi đi chài về là tôi lại phải kiểm tra lưới và vá những lỗ thủng, để tấm lưới của mình luôn luôn kín đáo để cho những lần sau.
 
7. Tâm tình của kẻ vá lưới như thế nào? Đương nhiên là vừa buồn, vừa mỏi. Khi làm việc này chúng ta mới hiểu được cuộc đời của người chài lưới như thế nào: Vất vả nguy hiểm vì sóng to gió lớn, có khi còn gặp cá dữ, có khi còn bị chuột rút, có khi còn bị rong rêu quấn vào chân, nếu không khéo sẽ mất mạng như chơi. Ở đời ai cũng mong có tương lai tươi sáng, nhưng làm nghề chài lưới quá nguy hiểm, có biết bao người vợ hôm nay tiễn chồng, tiễn người thân ra đi, nhưng người thân không bao giờ quay trở về. Biển cả như con quái vật khổng lồ, nó rất ác độc và không có chút tình người.
8. Mục đích của bí tích hôn phối là gì? Là để hai người chọn lựa chung sống với nhau, yêu thương và nâng đỡ nhau, sau đó là sinh sản con cái / gia đình nào cũng có một đích nhắn là hạnh phúc. Nhưng hôn nhân chỉ là cái hộp rỗng, hai đứa phải tìm ra thứ gì rồi bỏ vào đó .
9. Đời sống hôn nhân chứa đựng những gì? Đúng là hôn nhân như một chiếc hộp trống rỗng, đừng ai nghĩ hôn nhân là một huyền thoại hay một cái hồ lô đựng phép màu. Thật ra hôn nhân là cái hộp khao khát: Khao khát sự thủy chung, khao khát hạnh phúc, khao khát về tình dục, sự thân mật, tình bạn nồng ấm. Nhưng vì nó chỉ là chiếc hộp rỗng nên ta không có gì để lấy ra nếu như ta không tìm cách bỏ nhiều vào. Hôn nhân tuyệt đối không phải là chuyện tình lãng mạng mà chúng ta phải biết biến những sự lãng mạng ấy trở thành thực tế.
10. Chúng ta phải học điều gì từ hôn nhân? Hôn nhân là một nghệ thuật. Nghệ thuật ấy được hình thành từ những thói quen tốt, xấu, yêu nhau, chung thủy, phục vụ nhau, tha thứ cho nhau, hay là những điều ngược lại. Nếu chúng ta không bỏ gì vào thì cái hộp ấy sẽ rỗng, nếu ta chỉ bỏ vào những điều xấu thì hôn nhân sẽ rất tệ hại. Ngược lại nếu ta bỏ vào toàn những niềm vui, tình yêu, thì hộp ấy sẽ chứa đầy hạnh phúc.
11. Ta có thể so sánh thế nào về hôn nhân và tấm lưới bắt cá? Hôn nhân như là phương tiện, như là tấm lưới để hai người vây bắt nguồn hạnh phúc. Hôn nhân tự bản chất nó không thể cung cấp hạnh phúc ,nhưng hôn nhân chỉ là phương tiện để chúng ta đánh bắt nguồn hạnh phúc. Hôn nhân có hạnh phúc hay không là do cách mà 2 vợ chồng đánh bắt, giữ lấy và nuôi sống hạnh phúc.
12. Thế nào là một cuộc hôn nhân rách nát? Hôn nhân không phải là cùng đích của hạnh phúc, mà nó chỉ là con đường vào có 1 ngã ba: hoặc đi tới thiên đàng hay đi vào hỏa ngục.
 
13. Tại sao tấm lưới hôn nhân có thể rách? Gia đình ly dị, tan vỡ với tỷ lệ 50 %. Tại sao hôn nhân không có hạnh phúc / vì vợ chồng không chịu tạo ra, hoặc có tạo ra nhưng không chịu nắm giữ hoặc không biết nuôi sống nó. Ví như vợ chồng không chịu dung hòa những khác biệt, xung khắc về tính tình, về học vấn, ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, kinh tế khó khăn / trở ngại lớn nhất là do bảo thủ ý kiến riêng, nhất là đừng để cho người thứ ba chen chân vào ..vì ...ta không còn yêu nhau nữa, nhưng cứ liếc nhìn vào người thứ ba, đây là điều vô cùng nguy hiểm mà ta gọi đích danh nó là kẻ phản bội. Cho nên việc khó nhất là yêu lại một kẻ mà mình đã từng là kẻ phản bội.
14. Hôn nhân rách, có vá được không? Hai người thay vì vá lỗ rách thì lại muốn xé cho to ra. Vậy thì làm sao có được hạnh phúc? Muốn vá, muốn hàn gắn thì hai người phải nhẫn nhục, phải tha thứ và nhất là phải nhận ra lỗi lầm của mình.
15. Đổ vỡ do nguyên do bên ngoài là sao? Cha mẹ, gia đình bà con bên chồng. Cha mẹ gia đình bà con bên vợ cũng là nguyên nhân của sự đổ vỡ, mà nguồn nguy hiểm lớn nhất chính là nàng dâu mẹ chồng. Cha vợ và anh con rể. Cha mẹ chồng mà thương dâu như con gái, hay cha mẹ vợ mà thương rể như con trai thì gia đình có vô số phúc. Người ta nói: Không ưa thì dưa có giòi . Bà cô bên chồng cũng là một nguyên nhân đưa đến xích mích. Một trăm ông chú không đáng lo bằng một mụ o lắm mồm. Hàng xóm, bạn bè, người quen cũng là nguyên do gây ra đổ vỡ. Họ vô tình là những người tham gia vào việc làm đổ vỡ hạnh phúc cho bạn mình .
16. Lưới rách có thể vá lại được mà. Nguyên nhân thì có rất nhiều dù là chủ quan hay khách quan. Nó đều là những thứ đang rình rập hạnh phúc nhà bạn. Vợ chồng phải hết sức cảnh giác. Dù là một vết nứt nhỏ, hai người cũng phải nỗ lực hàn gắn, công việc này đòi hỏi nhiều thiện chí của cả hai bên, hãm dẹp tự ái, nhìn nhận khuyết điểm: Tại anh, tại ả, tại cả hai bên.
17. Thánh Phaolô khuyên chúng ta thế nào? Anh em hãy có lòng thương cảm, khiêm nhu, nhân hậu, tha thứ, hiền hòa, nhẫn nại, chịu đựng nhau, đừng ai trách móc ai, Chúa tha thứ cho anh em thì anh em cũng phải tha thứ cho nhau.
18. Cách thức hòa giải hữu hiệu nhất là gì? Hai người có thể tố khổ nhau, nhưng phải viết ra bằng giấy, cần có một người uy tín, đạo đức, đứng giữa làm trọng tài / nhiều khi chúng ta kết tội nhau, nhưng không nhớ rõ những gì mình đã nói. Vì thế tờ giấy sẽ là nhân chứng sống động mà cả hai không thể nào chối cãi. Ta hãy thử xem.
 
19. Chúng ta cầm thêm điều gì? Muốn cho tấm lưới hôn nhân không bị rách thê thảm, chúng ta rất cần ơn trợ lực của Thiên Chúa, Chúa sẽ không từ chối lời chúng ta cầu xin, mà lời cầu xin ấy lại hợp với ý Chúa, thì chắc chắn Chúa sẽ nhậm lời (Mt 7, 7).
20. Muốn là được, nghĩa là gì? Người xưa có câu: Mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên. Thật ra có công mài sắt, có ngày nên kim. Nếu muốn là được nhưng cần phải hết sức cố gắng. Ta cầu xin Thiên Chúa sẽ ban ơn trợ giúp.
21. Một câu chuyện để đời: Nhà vua có một viên ngọc to, quý, nhưng tiếc thay nó lại bị một vết nứt làm mất đi giá trị. Nhà vua tuyền lệnh cho các thợ kim hoàn trên khắp cả nước, làm sao để hàn lại vết nứt trên viên ngọc, mọi thợ kim hoàn đều chào thua. Một hôm có một người đến yết kiến và cho vua biết: Anh ta có thể chữa được vết nứt đó, vì dù sao viên ngọc cũng đã bị giảm giá trị rồi . Anh nầy nhận về, sau ít lâu sau, anh ta đem đến cho vua, thay vì vết nứt của viên ngọc thì anh chạm trổ vào đó một bông hoa ngay trên vết nứt của viên ngọc, khiến viên ngọc đẹp lên gấp bội, ai xem qua cũng đều trầm trồ khen ngợi.
22. Làm sao để hàn gắn đổ vỡ trong hôn nhân? Gia đình nào mà không có lúc bất hòa, nhưng đừng bao giờ thất vọng vì những vết nứt đó, nhưng hai người hãy biết lợi dụng những khiếm khuyết của nhau để sao cho cuộc sống vợ chồng thêm tươi đẹp hơn, nhất là đừng bao giờ tìm vui trên chính nỗi đau của người mà mình đã từng yêu thương .
 
Lời khuyên:   Hãy nỗ lực rồi cậy trông và Chúa sẽ ra tay cứu giúp . **R
GIUSE LUCA /KBX /CỘNG ĐOÀN KT EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 871
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  10
 Hôm nay:  869
 Hôm qua:  1814
 Tuần trước:  27315
 Tháng trước:  97734
 Tất cả:  11351173
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top