Website:https://ditimchanly.org/videosbaigiangWWW.YOUTUBE.COM/DinhNghiTruong / CHÚNG CON KÍNH THỜ CUỘC TỬ NẠN CỦA CHÚA GIESU KYTO  / XIN HÃY CANH TÂN GIÁO HỘI / THÁNH HÓA THẾ GIỚI / CHO MỌI DÂN TỘC ĐỪNG ĐỐI XỬ ÁC ĐỘC VỚI NHAU / XIN CHÚA THAY ĐỔI LÒNG CON NGƯỜI ,ĐỂ HỌ SẴN SÀNG TRAO CHO NHAU CƠ HỘI SỐNG TỐT / XIN CHÚA HÃY CỨU THẾ GIỚI CHÚNG CON ĐANG SỐNG AMEN . (GIUSE LUCA)**R

HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH - DÀNH CHO CÁC BẠN TRẺ - BÀI SỐ : 053

HẠNH PHÚC TRONG HÔN NHÂN 

BÀI SỐ :   053 

    ĐỀ TÀI :  MỘT CUỘC PHIÊU LƯU CÓ ĐỊNH HƯỚNG.

Thứ tư,   27 / NOV / 2019

1. Vì sao người Do Thái cứ tìm cách gài bẫy Chúa? Họ luôn ganh ghét vì thấy Chúa làm được rất nhiều chuyện lạ, rao giảng những lý thuyết thật cao siêu, rất được dân chúng mến mộ, nhưng họ lại không hề biết xuất thân của Chúa thuộc môn phái nào. Hơn nữa họ cũng muốn tìm hiểu xem sự hiểu biết của Chúa cao rộng tới đâu. Ganh ghét luôn là căn bệnh nan y của con người.

2. Họ đang gài Chúa vào vấn đề gì? Ly dị và ngoại tình chính là vấn nạn của mọi thời. Bọn họ muốn đưa ra một cái bẫy về luật hôn nhân để mong Chúa bị bẽ mặt. Họ thử hỏi Chúa có được phép ly dị hay không? Đây chính là vấn nạn, là khía cạnh bất công mà người đàn ông luôn muốn dành phần phải về mình. Cho nên người phụ nữ luôn chịu khổ đau và thua thiệt.
3. Quan niệm của người Do thái về luật ly dị như thế nào? Luật ly dị thời đó chỉ ghi nhận ý kiến của cánh đàn ông, của người chồng mà thôi. Người vợ không được ai bênh đỡ cho cả. Ngay luật pháp cũng lấn lướt quyền lợi của phụ nữ. Họ chỉ xử làm sao để cho người chồng luôn được thoải mái, còn việc người vợ có bị thua thiệt thế nào thì họ cũng chẳng quan tâm.
4. Người thời đó có mấy lập trường về hôn nhân? Luật Moisen cho phép ly dị nhưng lại không đưa ra những lý do cụ thể (Đnl 24, 1-4). Vì thế giữa họ có sự bất đồng / một phe theo cách phóng khoáng, hở một chút là ly dị, nhiều khi chẳng có lý do gì chính đáng / ví dụ: người vợ nấu ăn không ngon . Còn phe nghiêm khắc thì khắt khe hơn, chỉ cho phép ly dị trong số ít trường hợp nặng. Ví dụ như phạm tội ngoại tình / Phe Hillel thì rộng rãi, phe Shammai thì khắt khe.
5. Họ gài bẫy, nhưng Chúa tháo gỡ cách nào? Chúa trưng ra 2 đoạn kinh thánh để thiết lập định chế cho hôn nhân / đó là hôn nhân vĩnh viễn: Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân ly (Mt 19, 6).
6. Thời Moisen, muốn ly hôn người chồng phải làm gì? Theo sách Đệ Nhị Luật, ông Moisen cho phép ly dị, với điều kiện người chồng phải trao cho vợ một chứng thư ly hôn .
7. Chúa Giêsu giải thích điều này như thế nào? Chúa giải thích hành động của Moisen chỉ là chuẩn, miễn trong hoàn cảnh lòng họ chai đá, chứ thuở ban đầu Thiên Chúa không cho phép như vậy . Điều này cho thấy lòng dạ của bọn người này chỉ là ích kỷ, chỉ muốn thỏa mãn lòng mình vượt trên cả ý muốn của Thiên Chúa / đó là tội bất trung với Chúa / bất trung với nhau trong đời sống hôn nhân.
 
8. Hai người trở nên một, ta phải hiểu thế nào? Trở nên một, có nghĩa là sau đêm tân hôn, hai người đã trở nên một hoàn toàn. Vì vậy ngày kết hôn chỉ là khởi điểm cho cuộc hành trình / để rồi mỗi ngày hai vợ chồng càng trở nên một nhiều hơn, từ trong tâm tư, đến tình cảm, đến hướng sống. Họ trở nên một trong trách nhiệm gia đình, càng trở nên một trong đức tin và lòng mến, dài suốt cả cuộc đời họ .
9. Vì sao hôn nhân là một hành trình? Hành trình là sự di chuyển từ điểm này sang điểm khác, từ nơi nầy qua nơi khác để đạt đến mục đích. Bao lâu ta còn đi thì ta chưa tới đích. Nếu hôn nhân là hành trình thì ta còn phải đi hoài vì hôn nhân chỉ mới là khởi điểm.
10. Hôn nhân là gì? Hôn nhân là sự kết hợp khắng khít giữa người nam và người nữ. Hôn nhân là cuộc đời hai trong một / sự kết hợp vợ chồng như tình yêu giữa Chúa Kitô và Hội Thánh.
11. Bí tích hôn phối biểu lộ điều gì? Bí tích hôn nhân là sự liên kết trong tình yêu một cách chặt chẽ không thể nào tháo gỡ được. Khi hai người thuộc về nhau thì họ biểu lộ tình yêu như giữa đức Kitô và Hội Thánh của Ngài qua dấu chỉ của bí tích hôn phối.
12. Hội đồng Giám Mục Việt Nam đã chỉ rõ sự kết hợp nầy như thế nào? Trong thư mục vụ năm 2002 về thánh hóa gia đình / các ngài đã chỉ rõ: Chính sự kết hiệp mật thiết trong gia đình là hình ảnh sự hiệp thông giữa Ba Ngôi Thiên Chúa. Yêu nhau là nên một với nhau, nhưng vẫn hoàn toàn tôn trọng sự khác biệt cá tính của nhau giữa hai ngôi vị.
13. Hôn nhân có sự vẹn toàn không? Thưa: không thể vẹn toàn, mà mỗi ngày hai người phải tìm cách kiện toàn / làm cho tình yêu vững bền, phong phú hơn / có những cặp cho dù đã mừng lễ bạc, lễ vàng nhưng họ vẫn chưa có cuộc sống hôn nhân đầy đủ. Họ còn phải nỗ lực nhiều để hoàn hảo hóa. Bởi hôn nhân không ở thế tĩnh, nhưng là ở thế động, nghĩa là có thể thay đổi bất kỳ lúc nào .
14. Tại sao hôn nhân chỉ là khởi điểm? Đây là một hành trình, một chuyến đi xa, ta có thể sẽ ngỡ ngàng thất vọng khi cả hai đã chung sống lâu năm với nhau nhưng vẫn cứ giữ hai quan điểm trong cách sống cũng như trong công việc. Do đó, ta phải bình tĩnh, kiên tâm tháo gỡ từng chút. Từ từ sang bằng những dị biệt, lấp đầy những khoảng cách khó khăn.
 
15. Tuy hai mà một nghĩa là sao? Người ta ví vợ chồng như đũa có đôi, một đôi đũa mà tréo ngoe thì không thể gắp, càng mất tác dụng khi chỉ còn có một chiếc. Một đôi đũa minh họa cho dự hiệp nhất, gắn bó, tương trợ với nhau như hai bạn đời sống trong hôn nhân gia đình / vì ta với mình tuy một mà hai.
16. Vợ chồng thường gọi nhau như thế nào? Ngày xưa người ta gọi nhau là “mình ơi”. Các bạn trẻ ngày nay lại gọi nhau: “một nửa của tôi ơi”.
17. Hôn nhân là một biến cố, tại sao? Hai kẻ độc thân đến với nhau, đánh dấu một biến cố vĩ đại / một sự thay đổi hết sức quan trọng trong đời sống. Bởi vì hiệu lực kỳ diệu của bí tích hôn nhân được cử hành hôm nay sẽ biến hai bạn từ xa lạ ,thành là một / Một xương một thịt (Mt 19, 6) (St 2, 24), nghĩa là kể từ hôm nay hai người sẽ hiệp nhất trong tình yêu nhờ vào giao ước hôn nhân Kitô giáo.
18. Hôn nhân là hành trình, ta phải làm gì? Đã là hành trình thì ta phải đi tới mãi. Vì thế lấy nhau không phải là để dừng chân, để tạm nghỉ, để hưởng thụ. Một triết gia công giáo cho biết: Hôn nhân không phải là một món tiền bỏ vào ngân hàng để lấy lãi, nhưng là một kiến trúc mà hai người cần phải tiếp tục xây dựng, phải chăm chút mỗi ngày.
19. Hôn nhân là cái hộp rỗng, tại sao? Hôn nhân lúc đầu chỉ là cái hộp rỗng, nếu mỗi ngày ta không bỏ vào chút gì, thì đừng hòng sẽ lấy ra được thứ gì. Hôn nhân cũng là một thói quen trao tặng nhau, phục vụ nhau, ngợi khen nhau để làm sao cho chiếc hộp luôn được đầy. Nếu ta bỏ vào ít mà lấy ra quá nhiều thì bảo đảm chiếc hộp ấy sẽ rỗng. Hai người, một người thì bỏ vào, người kia phải biết vun quén, tém dẹp gọn gàng. Hôn nhân là một công việc đòi hỏi cả hai phải cùng làm / cũng như phải có hai người mới nhảy được điệu Tango.
20. Ý Chúa muốn các cặp hôn nhân phải làm gì? Họ phải phấn đấu không ngừng, phải nỗ lực bền bỉ, phải hoàn thiện cách thể hiện tình yêu. Nhờ đó họ có thể trở nên một trong tình yêu và trở nên dấu chỉ của tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa. **R
GIUSE LUCA / KBX / KT EMMAUS
 

Trở lại      In      Số lần xem: 905
Tin tức liên quan
Video
BG CN 25 TN B-TGM GIUSE NGUYEN NANG
Bài Giảng CN LỄ CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG A
Liên kết website
Thống kê
 Trực tuyến :  5
 Hôm nay:  1936
 Hôm qua:  2176
 Tuần trước:  22065
 Tháng trước:  87599
 Tất cả:  11402766
LIKE FACEBOOK
Thông tin liên hệ
- Mọiýkiếnxingửivề:GiuseLucaTrươngĐìnhNghi
- Giáodânbấtxứng /Quảnlýwebsite.
- Email: ditimhanhphuc1974@gmail.com
- Fb:https://www.facebook.com/ditimchanly.org 
-Videos:www.youtube.com/tìmtênDinhNghiTruong
 clickvàologokinhthánh .

Chia sẻ cho bạn bè :
top